Lý do chọnđềtài
Trong sự phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quyết định đến sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước Ở nước ta, công tác phát triển nguồn nhân lực luôn được xem là quốc sách hàng đầu.
Dân số nước ta hiện nay có trên 96,4 triệu người, trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 53,1 triệu người (Theo Tổng cục thống kê, đến quý II/2020) Trong đó, thanh niên Việt Nam (16-30 tuổi) có khoảng 24 triệu người, chiếm 25,8% dân số và trên 44% lực lượng lao động cả nước Hằng năm, có khoảng 1,2-1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động Tuy nhiên, trên thực tế, theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng nguồn nhân lực trước tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 Nguyên nhân là do trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nước ta còn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao cũng như năng suất lao động thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập kinh tế quốctế. Đứng trước nhiều thách thức về chất lượng nguồn nhân lực, song đa số thanh niên Việt Nam lại rất ít lựa chọn con đường học nghề Một thống kê cụ thể là hằng năm có hàng triệu học sinh tốt nghiệp phổ thông thì có đến 90% thi vào các trường Đại học và Cao đẳng, số học sinh lựa chọn học nghề chỉ chiếm khoảng 3,5% Rất nhiều học sinh cho rằng việc đậu vào Đại học là cơ hội bước qua cánh cửa cuộc đời để hướng đến tương lai Song, thực tế là sau những năm miệt mài trên ghế nhà trường, bản thân và gia đình đã mất bao công sức, tiền bạc và thời gian nhưng khi tốt nghiệp ra trường thì rất nhiều sinh viên không tìm được việc làm hoặc phải làm trái ngành nghề được đào tạo Điều này gây lãng phí lớn không những chỉ cho bản thân sinh viên, gia đình mà còn cho toàn xãhội.
Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã xây dựng, triển khai nhiều cơ chế, chính sách, đề án, chương trình nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên Tuy nhiên, nhìn chung, các hoạt động vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn Ngoài ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh trong thời gian gần đây thì một trong những yếu tố ảnh hưởng dẫn đến tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm trong thanh niên, thậm chí sinh viên tốt nghiệp đại học là do việc huy động các lực lượng xã hội tham gia vào công tác định hướng nghề nghiệp cho thanh niên chưa có nhiều đổi mới; hình thức tổ chức giáo dục định hướng nghề nghiệp chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn, thiếu các mô hình cụ thể, sáng tạo; mới chỉ dừng lại ở hoạt động tư vấn tuyển sinh trước kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh Đại học – Cao đẳng (ĐH-CĐ) hằng năm Mặc dù không thể phủ nhận việc nhận thức của một bộ phận thanh niên và xã hội về đào tạo nghề, tạo việc làm, nghề nghiệp chưa đầy đủ; nhưng việc sử dụng và khai thác các nguồn nhân lực – vật lực – tài lực cho công tác định hướng nghề nghiệp vẫn tác động rất lớn đến hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanhniên. Đối với thanh niên, khi công tác định hướng nghề nghiệp được thực hiện tốt thì không chỉ giúp các bạn tìm được việc làm phù hợp với khả năng, khơi gợi sự hứng thú trong công việc, thúc đẩy các bạn sáng tạo, cải tiến phương cách lao động mang lại hiệu quả cao mà còn giúp các bạn gắn bó với công việc nhiều hơn; từ đó lan tỏa tác động đến cộng đồng xã hội.
Như vậy, để đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì cần đẩy mạnh việc đổi mới cả nội dung, hình thức, trong đó huy động hợp lý các lực lượng xã hội cùng tham gia công tác định hướng nghề nghiệp cho thanh niên Trong đó, vai trò truyền thông của các cơ quan báo chí là đặc biệt quan trọng, vì báo chí là công cụ chính trị của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức đoàn thể xã hội và là diễn đàn của Nhândân. Đối với thanh niên ngày nay, việc tiếp cận thông tin qua internet vẫn là kênh tiếp cận phổ biến, hấp dẫn và nhanh chóng Do đó, so với các phương tiện truyền thông truyền thống như báo in, phát thanh, truyền hình thì báo điện tử thể hiện ưu thế nổi bật nhờ khả năng lan tỏa thông tin nhanh, không giới hạn dung lượng thông tin chuyển tải, nội dung hấp dẫn và khả năng phản biện xã hội cao nhờ tích hợp đa phương tiện,
Qua khảo sát, tác giả nhận thấy có nhiều kênh thông tin giúp định hướng nghề nghiệp cho thanh niên nhưng nghiêncứuvề vai trò của các kênh thông tin đó, cụ thể là kênh báo chí, đặc biệt là báo điện tử trong định hướng nghề nghiệp cho thanh niên còn hạn chế Từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu “Vấn đề định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên báo điện tử” làm đề tài luận văn thạc sĩ, nhằm đánh giá lại thực trạng việc định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên các báo điện tử trong thời gian qua; từ đó đề ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trong giai đoạn tiếp theo, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốctế.
Lịch sử nghiên cứuvấnđề
Trên thế giới, hoạt động tư vấn hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên nói chung, cho đối tượng học sinh trung học phổ thông nói riêng đã được đề cập từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX và lồng ghép thực tế vào hầu hết các hoạt động của xã hội Theo Lê Thị Thanh Hương (2010), hoạt động tư vấn hướng nghiệp đã thực sự trở thành một lĩnh vực khoa học độc lập và được đề cập trong rất nhiều chương trình ở các nước trên thế giới Điển hìnhnhư: Ở Tây Ban Nha, Hội nghị Quốc tế về Tâm lí học năm 1938 ở Barcelona đã phổ biến rộng rãi khái niệm “Hướng nghiệp” đến các nước phương Tây và các nước này đã ứng dụng những thành tựu nghiên cứu về lĩnh vực hướng nghiệp vào thực tế cuộcsống. Ở Mỹ, chương trình tư vấn hướng nghiệp được lồng ghép hoặc triển khai thực tế trong rất nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, hướng đến 3 lĩnh vực: Những kiến thức về bản thân; Giáo dục và khám phá nghề nghiệp và kế hoạch nghề nghiệp.
Tại Pháp, hoạt động hướng nghiệp được tổ chức và quản lý chặt chẽ thông qua
Bộ Luật Tư vấn hướng nghiệp và đào tạo nghề suốt đời 2009 và được áp dụng đến nay. Ở Malaysia, từ những năm 1960, Bộ Giáo dục của nước này đã quy định giáo viên làm công tác hướng dẫn nghề nghiệp phải nắm qua về 25 môn học, khả năng làm việc nhóm và nhiều hoạt động tập thể khác của họcsinh. Ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu về vấn đề hướng nghiệp, định hướng nghề cho học sinh đã được tiến hành từ những năm 1980 qua các nghiên cứu chuyên sâu của tác giả Đặng Danh Ánh và tác giả Phạm Tất Dong về hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường phổ thông Tuy nhiên, nghiên cứu về vấn đề định hướng nghề nghiệp trên các phương tiện truyền thông còn khá mới mẻ Trong đó, các đề tài nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Hà Nội và Học viện Báo chí Tuyên truyền, một số luận văn, công trình nghiên cứu đã được triển khai có liên quannhư: Đề tàiBáo chí với vấn đề hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên hiệnnay(khảo sát báo giáo dục và thời đại, Thanh niên, Sinh viên Việt Nam 2006-
2009) của tác giả Cấn Thị Hải Yến (2011) đã tìm hiểu chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên Đánh giá, nhận xét về nội dung và hình thức thông tin về vấn đề hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên trên báo in Qua đó, rút ra ưu - nhược điểm, nguyên nhân của những hạn chế trong công tác thông tin hướng nghiệp trên báo in Đề xuất giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm khắc phục những hạn chế về nội dung, hình thức thông tin, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin hướng nghiệp cho họcs i n h
- sinh viên trên báo in trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo Đề tài chưa đề cập đến vấn đề định hướng nghề nghiệp cho đối tượng là thanh niên trên báo điệntử. Đề tàiVấn đề thông tin giáo dục hướng nghiệp trên báo in hiện naycủa tác giảNguyễn Thị Việt Hưng (2014) đã nghiên cứu thực trạng báo chí tuyên tuyền hướng nghiệp cho thanh niên, đặc biệt là học sinh phổ thông và sinh viên năm nhất, đánh giá hiệu quả đạt được và những hạn chế, nhằm đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng tuyên truyền giáo dục hướng nghiệp trên báo Thanh Niên, báo Tiền Phong nói riêng và báo chí nói chung Đề tài này triển khai trên các báo in nên hướng nghiên cứu trên báo điện tử của tác giả là không trùng lặp. Đề tàiVấn đề hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn trên kênh truyền hìnhVTV6của tác giả Lê Thị Nhung (2015) đã nghiên cứu thực trạng hoạt động truyền thông hướng nghiệp cho thanh niên trên báo chí nói chung và truyền hình của Ban Thanh thiếu niên (VTV6) để nâng cao chất lượng chương trình và hiệu quả thông tin về vấn đề hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn Đây là đề tài thuộc chuyên ngành Báo chí học nhưng được triển khai khảo sát trên kênh truyềnhình. Đề tàiTổ chức hoạt động truyền thông hướng nghiệp cho học sinh trung họcphổ thông của các cơ quan báo chí ở Việt Namhiện nay của tác giả Sử Thu Trang (2016) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động truyền thông hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp khắc phục ứng dụng PR để nâng cao hiệu quả truyền thông hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tại các cơ quan báo chí Việt Nam trong thời gian tới Đây là đề tài được triển khai theo lĩnh vực PR và Truyền thông đại chúng, hướng nghiên cứu không nghiên về lĩnh vực Báo chí học như đề tài của tác giả đềxuất. Đề tàiVấn đề giáo dục hướng nghiệp cho thanh niên dân tộc thiểu số trênbáo điện tử hiện naycủa tác giả Lê Thị Hồng Nhung (2020) khảo sát trên báo Dân tộc và phát triển, báo Vĩnh Phúc, báo Hà Giang và đưa ra các vấn đề còn tồn tại trong việc thông tin về giáo dục hướng nghiệp cho thanh niên dân tộc thiểu số trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng Đề tài cũng đưa ra giải pháp khuyến nghị cho báo điện tử về cách thức tổ chức đưa tin, nội dung viết bài, về hình thức thể hiện, về đào tạo phóng viên, biên tập viên chuyên cho giáo dục hướng nghiệp trên các tờ báo điện tử nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp của báo điện tử cách hiệu quả nhất Đây là đề tài được triển khai nghiên cứu trên báo điện tử nhưng dành cho đối tượng là thanh niên dân tộc thiểusố.
Nhìn chung, các nghiên cứu đã triển khai đề cập khá cụ thể về vai trò của báo chí trong việc tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên, cụ thể là cho học sinh và sinh viên; đồng thời đưa ra nhiều kinh nghiệm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp Tuy nhiên, nghiên cứu về hoạt động định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên báo điện tử là một hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng và không trùng lặp với các đề tài trước đó đã thực hiện Do đó, tác giả lựa chọn đề tài“Vấn đề định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên báo điện tử”làm đề tài luận văn thạc sĩ củamình.
Mục đích và nhiệm vụnghiêncứu
Trên cơ sở hình thành khung nhận thức lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu, luận văn sẽ tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên 03 tờ báo điện tử: báo Tuổi Trẻ Online, báo Thanh Niên Online và báo Tiền Phong Online trong khoảng thời gian từ tháng 01/2019 đến hết tháng 12/2020 Từ đó, rút ra những vấn đề từ thực tế và đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên báo điện tử trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiêncứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản trong chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề định hướng nghề nghiệp; những lý luận có liên quan và xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiêncứu.
- Khảo sát, thống kê, phân tích và đánh giá thực trạng thông tin về định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên báo Tuổi Trẻ Online, báo Thanh Niên Online và báo Tiền Phong Online trong khoảng thời gian từ tháng 1/2019 đến hết tháng12/2020.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên báo điện tử trong thời giantới.
Đối tượng và phạm vinghiêncứu
4.1 Đối tượng nghiêncứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên báo điện tử.
Phạm vi thời gian: từ tháng 01 năm 2019 đến hết tháng 12 năm 2020.
Phạm vi khảo sát: Nội dung tin, bài, tác phẩm về vấn đề định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên các báo: Tuổi Trẻ Online, Thanh Niên Online và Tiền Phong Online.
Bên cạnh việc khảo sát nội dung các tin, bài, tác phẩm, tác giả sẽ thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi trực tuyến đối với độc giả của 03 trang báo điện tử (Tuổi TrẻOnline, Thanh Niên Online và Tiền Phong Online) về việc họ tiếp nhận thông tin định hướng nghề nghiệp cho thanh niên hiện nay như thế nào; tác động của thông tin định hướng nghề nghiệp trên báo điện tử đến việc lựa chọn nghề nghiệp của họ và những ý kiến của độc giả về nâng cao chất lượng thông tin định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên báo điệntử.
Cơ sở lý luận và phương phápnghiêncứu
- Luận văn dựa trên quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về báo chí và công tác định hướng nghề nghiệp cho thanhniên.
- Luận văn cũng dựa trên các lý thuyết chuyên ngành về vai trò, chức năng, nguyên tắc hoạt động của báo chí nói chung và báo điện tử nóiriêng.
5.2 Phương pháp nghiên cứu Đề tài áp dụng nghiên cứu định lượng kết hợp với nghiên cứu định tính, và cụ thể thành 04 nhóm phương pháp nghiên cứu nhưsau:
5.2.1 Phương pháp phân tích nộidung
Phân tích nội dung các tin, bài, tác phẩm viết về định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên các báo điện tử: Tuổi Trẻ Online, Thanh Niên Online và Tiền PhongOnline.
5.2.2 Phương pháp nghiên cứu tàiliệu
- Tổng hợp tài liệu, đọc, phân tích, phân loại tài liệu có liên quan đến công tác định hướng nghề nghiệp cho thanhniên.
- Kế thừa có chọn lọc và phát triển một số kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về những vấn đề có liên quan đến luậnvăn.
5.2.3 Phương pháp điều tra xã hộihọc
Phương pháp này được thực hiện bằng bảng hỏi anket dành cho độc giả của 03 trang báo được khảo sát Nội dung các câu hỏi xoay quanh việc họ tiếp nhận thông tin định hướng nghề nghiệp trên báo điện tử như thế nào, tác động của thông tin định hướng nghề nghiệp trên báo điện tử đến việc lựa chọn nghề nghiệp của họ và những ý kiến của độc giả về nâng cao chất lượng thông tin định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên báo điện tử. Đề tài sử dụng công cụ Google Form và gửi trực tuyến đến nhóm đối tượng độc giả là thanh niên từ 16 đến 22 tuổi đang học tập tại 3 trường Đại học – Cao đẳng và 4 trường phổ thông trên địa bàn tỉnh AnGiang.
Các trường được lựa chọn là: Trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh); Trường Cao đẳng Nghề An Giang; Trường Cao đẳng Y tế
An Giang; Trường THPT chuyên Thủ Khoa Nghĩa – Thành phố Châu Đốc; Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu – Thành phố Long Xuyên; Trường THPT Quốc Thái – huyện An Phú và Trường THPT Tân Châu – Thị xã Tân Châu Trong đó, Trường THPT Quốc Thái và Trường THPT Tân Châu là 2 trường thuộc khu vực biên giới của tỉnh AnGiang.
Tác giả lựa chọn khảo sát các đối tượng công chúng này do đây là lứa tuổi đang tìm hiểu, xác định phương hướng của bản thân trong đào tạo, học tập nghề nghiệp Các trường được lựa chọn nằm ở cả khu vực thành thị và nông thôn, nhằm thu thập được những ý kiến đóng góp có tính đại diện cho thanh niên ở các khu vực có điều kiện sống và học tập khác nhau.
Xin ý kiến của các nhà báo phụ trách về lĩnh vực định hướng nghề nghiệp cho thanh niên về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện tác nghiệp về đề tài định hướng nghề nghiệp cho thanh niên.
Xin ý kiến của lãnh đạo đoàn thể của thanh niên để hiểu rõ hơn về công tác tổ chức định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm đã được các đoàn thể triển khai; công tác phối hợp giữa cơ quan đoàn thể với cơ quan báo chí trong truyền thông về định hướng nghề nghiệp đến với thanhniên.
Xin ý kiến của lãnh đạo cơ sở giáo dục để hiểu rõ hơn về công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên hiện nay tại các trường; công tác phối hợp giữa các trường với cơ quan báo chí trong thông tinvềđịnh hướng nghề nghiệp cho thanhniên.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn củađềtài
Kết quả của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo về mặt lý luận trong công tác nghiên cứu, đào tạo về báo chí và truyền thông đại chúng Luận văn sẽ góp thêm góc nhìn về vai trò báo điện tử trong công tác định hướng nghề nghiệp cho thanh niên nói chung; góp phần đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên báo Tuổi Trẻ Online, báo Thanh Niên Online, báo Tiền Phong Online nóiriêng.
Từ việc nghiên cứu thực tế vấn đề định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên báo điện tử thời gian qua, luận văn là cơ sở để những cơ quan báo chí và các cơ quan quản lý về công tác thanh niên có thể tham khảo, đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trong thời gian tới.
Bố cục củaluậnvăn
Nội dung chính của luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận của vấn đề định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên báo điện tử
Chương 2 Thực trạng vấn đề định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên báo Tuổi Trẻ Online, báo Thanh Niên Online, báo Tiền Phong Online (từ tháng 01/2019 đến hết tháng 12/2020)
Chương 3 Vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao hiệu quả định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên báo điện tử
SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
Các khái niệm liên quan đếnđềtài
Báo điện tử là sản phẩm gắn liền với sự phát triển của công nghệ thông tin Báo điện tử là một loại hình báo chí ra đời muộn hơn báo in, phát thanh và truyền hình. Trong thời đại kỹ thuật số, đặc biệt là trước tác động của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư (4.0), báo điện tử đã phát triển vượt bậc nhờ những đặc trưng ưu thế của nó so với các loại hình báo chíkhác.
Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại rất nhiều cách gọi khác nhau đối với loại hình báo chí này: Báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến (Online Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí internet (Internet Newspaper) và báo mạng điện tử Đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất [35,tr.63]
Tác giả Nguyễn Thị Trường Giang (2014) sử dụng khái niệm “báo mạng điện tử” trong sách Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ bản và cho rằng: “Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web, phát hành trên mạng Internet, có ưu thế trong chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao”.[35,tr.66]
Theo tác giả Nguyễn Văn Dững (2012): “Báo mạng điện tử là loại hình báo chí – truyền thông tồn tại và phát triển trên internet toàn cầu Là kênh truyền thông đặc thù ra đời sau, báo mạng điện tử đã hội tụ được nhiều ưu điểm nổi trội của các kênh truyền thông trước đó, đồng thời cũng bộc lộ những bất cập”.[39, tr.123]
“Báo điện tử” là khái niệm thông dụng nhất ở nước ta Trong Giáo trình Lý luận Báo chí Truyền thông của Dương Xuân Sơn, tác giả cho rằng: “Báo điện tử (Online newspaper) là loại báo xuất hiện trên internet (World Wide Web) Internet là mạng thông tin diện rộng, bao trùm toàn cầu, hình thành trên cơ sở kết nối các máy tính điện tử, cho phép liên kết con người lại bằng thông tin và kết nối nguồn tri thứcđãtíchlũyđượccủatoànnhânloạitrongmộtloạilưuthôngthốngnhất.Quy mô, phạm vi ảnh hưởng của thông tin trên mạng internet rộng lớn hơn nhiều so với các phương tiện thông tin thông thường khác Với internet, mọi người có khả năng và điều kiện rất thuận lợi trong việc tiếp cận trực tiếp các nguồn thông tin” [13, tr.70]
Trong các văn bản pháp quy của Nhà nước cũng sử dụng thuật ngữ “báo điện tử” Điển hình như: Điều 12 Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về quản lý cung cấp dịch vụ Internet: “Dịch vụ thông tin trên Internet là một loại hình dịch vụ ứng dụng Internet, bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo in, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên Internet và dịch vụ cung cấp các loại hình điện tử khác trên Internet”.[6]
Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 22/7/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX
“Về phát triển và quản lý báo chí điện tử ở nước ta hiện nay” nhấn mạnh: “Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tác động của mạng thông tin toàn cầu và các báo điện tử đến sản xuất và đời sống xã hội Đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo, quản lý của các cơ quan nhà nước đối với báo điện tử; xây dựng các tờ báo điện tử ở nước ta có kỹ thuật và công nghệ hiện đại; đúng đắn, chân thực, phong phú về nội dung, sắc bén về định hướng, tính chiến đấu; có tính văn hóa, nghiệp vụ cao, thực sự là vũ khí chính trị tư tưởng quan trọng, sắc bén của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể; phục vụ đắc lực sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.[1]
Chỉ thị cũng xác định rõ: “Báo điện tử ở nước ta phải được phát triển nhanh, vững chắc, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế, kỹ thuật, con người, năng lực quản lý; bảo đảm an ninh, an toàn, kết hợp hài hòa với việc phát triển các loại hình báo chí và các phương tiện thông tinkhác”.
Mặc dù không thống nhất trong một khái niệm nhưng nhìn chung có thể hiểu báo điện tử là loại báo mà người ta đọc thông tin trên các thiết bị có kết nối internet.Trong luận văn này, tác giả đi theo khái niệm của Luật Báo chí năm 2016 quy định tại Điều 3, Chương I: “Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử”.
1.1.2 Định hướng nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho thanhniên
Khái niệm định hướng: Theo Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên
(1998) thì “Định hướng là xác định phương hướng” [30, tr 642]
Theo tác giả Phạm Huy Cường (2009): “Định hướng là xác định phương hướng là việc chủ thể hành động đưa ra một hướng đi cho hoạt động nào đó trên cơ sở cân nhắc kĩ khả năng, tài chính của từng đối tượng Mục đích cuối cùng của định hướng là có được một hướng đi phù hợp với mọi điều kiện, hoàn cảnh khách quan và chủ quan của chủ thể”[43]
Khái niệm nghề nghiệp: Nghề hay nghề nghiệp, Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên (1998) định nghĩa: “Nghề là công việc chuyên môn theo sở trường hoặc theo sự phân công của xã hội” hay “Mức độ thành thạo trong một công việc nào đó”; “Nghề nghiệp là nghề nói chung để sinh sống và phục vụ xã hội” [30, tr. 1192]
Như vậy, nghề nghiệp trong xã hội phải được coi như một cơ thể sống, có sự hình thành, phát triển và thay đổi theo thời gian.
Trong Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam (2005) thì “Định hướng nghề nghiệp là việc lựa chọn cho con người một nghề nghiệp thích hợp nhất, có chú ý tới những đặc điểm tâm sinh lý, lợi ích, khả năng của người đó và cả nhu cầu của nền kinh tế quốc dân về sức lao động thuộc những ngành nghề tương ứng Việc định hướng nghề nghiệp được thực hiện bằng cách giới thiệu cho mọi người, đặc biệt là thanh niên học sinh, các lĩnh vực và các loại hoạt động lao động, các nghề nghiệp, các điều kiện và diện công việc trong phạm vi đó” [21, tr 819]
Theo điều 9, Chương I của Luật Giáo dục năm 2019 do Quốc hội khóa 14 thông qua ngày 14/6/2019 thì “Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài cơ sở giáo dục để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp, khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.”[47]
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu định hướng nghề nghiệp là chỉ hệ thống những hoạt động có mục đích là hỗ trợ các cá nhân đưa ra những lựa chọn và xác định phương hướng của bản thân về đào tạo, học tập nghề nghiệp và quản lý sự nghiệp của mình.
Khái niệm Thanh niên: Theo Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên
(1998) thì “Thanh niên là người còn trẻ, đang ở độ tuổi trưởng thành”.[30, tr 1029] Điều 1, Luật Thanh niên năm 2020 được Quốc hội khóa 14 thông qua ngày 16/6/2020 quy định “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”.[46]
Trong sách Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên trong thời kỳ mới, tác giả
Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt động địnhhướng nghề nghiệp chothanhniên
Ở nước ta, thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Theo Tổng cục thống kê, dân số trung bình cả nước năm 2020 ước tính khoảng 97,58 triệu người, trong đó thì lực lượng lao động từ
15 tuổi trở lên ước tính là 54,8 triệu người (chiếm tỷ lệ 56,15% dân số) Hằng năm có khoảng 1,2 đến 1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động Do đó, hướng nghiệp và đào tạo nghề cho đối tượng thanh niên là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị để bảo đảm yêu cầu nguồn nhân lực cho đấtnước.
Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã nhấn mạnh: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người Chăm lo, phát triển,thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước” và khẳng định “Đảng, Nhà nước và toàn xã hội chăm lo, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; được học tập, có việc làm, nâng cao thu nhập, có đời sống văn hoá, tinh thần lành mạnh”.[3]
Nghị quyết 45/NQ-CP ngày 11/9/2009 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã xác định nhiệm vụ chủ yếu đầu tiên cần thực hiện là “Rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho thanh niên được học tập, đào tạo không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp vươn lên ngang tầm với thanh niên các nước tiêntiến”.[7]
Quyết định 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Chính phủ phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” nêu rõ mục tiêu “Tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, góp Phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốctế”.[9] Đề án đã đề cập đến 7 nhiệm vụ và giải pháp, bao gồm: Nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông; đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông; phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong các trường trung học; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông; Bổ sung, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông; huy động nguồn lực xã hội trong và ngoài nước tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông; tăng cường quản lý đối với giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông.
Quyết định số 1042/QĐ-TTg ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn II (2016
- 2020) đề ra mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp và kỹ năng nghề nghiệp, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thanh niên với một số chỉ tiêu đến năm 2020: 70% thanh niên trong lực lượng lao động được giáo dục nghề nghiệp và kỹ năng nghề nghiệp để thích ứng, hội nhập với thị trường lao động trong nước và quốc tế, trên 80% thanh niên được tư vấn về nghề nghiệp và việc làm, 100% thanh niên là học sinh, sinh viên được giáo dục hướng nghiệp.[8]
Quyết định số2239/QĐ-TTgngày 30/12/2021 của Chính phủ về Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã nêu rõ quan điểm “Nhà nước có chính sách từng bước phổ cập nghề cho thanh niên; ưu tiên phân bổ ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp trong ngân sách giáo dục
- đào tạo và trong các chương trình, dự án của ngành, địa phương; tăng cường xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp ở những địa bàn, ngành, nghề phù hợp” đồng thời xác định nhiệm vụ “Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, ban hành chính sách nhằm đẩy mạnh phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp và từng bước phổ cập nghề cho thanh niên”.[10] Đề án Tư vấn hướng nghiệp và Giới thiệu việc làm cho thanh thiếu niên giai đoạn 2018 - 2022 của Trung ương Đoàn nêu rõ “Hỗ trợ thanh thiếu niên về nghề nghiệp, việc làm là quá trình thường xuyên, liên tục thông qua các hoạt động của ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viênViệt Nam, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và các thiết chế thực hiện chức năng nghề nghiệp, việc làm”.[4]
Một số khung lý thuyết cơ bản để luận giải vấn đềnghiêncứu
1.3.1 Lýthuyết thiết lập chương trình nghịsự
Lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” do Maxwell Mccombs và Shaw khởi xướng năm 1972 Lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự" mô tả khả năng tác động, ảnh hưởng của giới truyền thông đối với công chúng thông qua các phương tiện truyềnthông.
Tác giả Phạm Hải Chung (2019) cho rằng “Theo lý thuyết này, mức độ quan tâm của công chúng đến các vấn đề trong xã hội chủ yếu bắt nguồn từ tần suất và cường độ mà báo chí đưa tin” Nghĩa là trong thực tế, một thông tin nào đó được nhắc đến thường xuyên, liên tục trong hoạt động truyền thông sẽ làm cho công chúng nhớ tới nó và coi nó quan trọng hơn các thông tin khác [42]
Tác giả Nguyễn Thành Lợi (2016) cho rằng “Điểm nổi bật của lý thuyết này là truyền thông đại chúng có một chức năng sắp đặt “chương trình nghị sự” cho công chúng, các bản tin và hoạt động đưa tin của cơ quan báo chí truyền thông ảnh hưởng đến sự phán đoán của công chúng tới những “chuyện đại sự” của thế giới xung quanh và tầm quan trọng của chúng bằng cách phú cho các “chương trình” nét nổi bật khác nhau, từ đó có thể tác động và tạo ra sự dẫn đường trong tương lai” [32]
Theo Phạm Hải Chung (2019), thuyết thiết lập chương trình nghị sự khẳng định rằng truyền thông đại chúng có sức mạnh làm tăng mức độ quan trọng mà khán giả đánh giá về các vấn đề, sự kiện Chúng làm tăng sự nổi bật của các vấn đề hay tạo ra sự tiếp nhận dễ dàng từ phía công chúng Thông thường những vấn đề được các phương tiện truyền thông ưu tiên và dành nhiều thời lượng sẽ có khả năng trở thành tin tức được công chúng quan tâm hơn vì cho rằng đó là những thông tin quan trọng và đáng chú ý [42]
Như vậy, lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” không đánh giá hiệu quả truyền thông trong thời gian ngắn đối với một sự kiện cụ thể, mà đánh giá về hiệu quả xã hội lâu dài, tổng hợp ở tầm vĩ mô của cả ngành truyền thông được tạo ra sau khi đưa ra hàng loạt bản tin trong một quãng thời gian khá dài.
Ngoài ra, lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” còn chỉ ra rằng, việc đưa tin về thế giới bên ngoài của cơ quan truyền thông không phải là sự phản ánh theo kiểu
“soi gương”, mà là một hoạt động lựa chọn có mục đích Các cơ quan báo chí truyền thông dựa vào giá trị quan và mục đích tôn chỉ, đồng thời căn cứ vào môi trường thực tế để “lựa chọn” vấn đề hoặc nội dung mà họ coi là quan trọng nhất để sản xuất và cung cấp cho công chúng những thông tin “đúng sự thật” [32]
Việc áp dụng lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” trong vấn đề định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên báo điện tử nhằm mục đích thay đổi nhận thức và hành vi của công chúng Nghĩa là việc báo điện tử thực hiện truyền thông với tần suất dày đặc, trong một thời gian dài về những thông tin định hướng nghề nghiệp cho thanh niên có tác động vào nhận thức của thanh niên về vấn đề nghề nghiệp, từ đó họ sẽ lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở trường, sở thích của bản thân.
1.3.2 Lýthuyết sử dụng và hàilòng
Lý thuyết sử dụng và hài lòng ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XX trên cơ sở ban đầu là nghiên cứu về phát thanh Học thuyết nghiên cứu xem công chúng có nghe các chương trình phát thanh hay không Khi nghehọcó hài lòng với chương trình đó hay không Nếu có hài lòng thì mức độ hài lòng như thế nào Nếu không hài lòng thì tìm hiểu nguyên nhân vì sao họ không hài lòng Nội dung cốt lõi của học thuyết này là nghiên cứu xem công chúng như thế nào để có được cách đánh giá hiệu quả của truyền thông chính xácnhất.
Lý thuyết sử dụng và hài lòng coi công chúng là người chủ động lựa chọn và sử dụng các phương tiện truyền thông để phục vụ mục đích và thoả mãn nhu cầu của mình Theo lý thuyết này, công chúng sẽ chủ động xác định mức độ hài lòng của họ từ những diễn giải về thông điệp truyền thông.[42]
Lý thuyết sử dụng và hài lòng coi việc đáp ứng được nhu cầu của công chúng hay không là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá hiệu quả truyền thông Trong môi trường truyền thông hiện đại, lý thuyết “sử dụng và hài lòng” đóng vai trò quan trọng, có thể giúp chúng ta hiểu sâu hơn về công chúng hiện đại, từ đó giúp các cơ quan báo chí thay đổi các phương thức tác nghiệp, cung cấp cho xã hội những sản phẩm báo chí truyền thông phù hợp với thời đại.[33]
Việc áp dụng lý thuyết này nhằm đánh giá hiệu quả tác động của hoạt động thông tin định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên báo điện tử sẽ làm rõ mục đích tiếp cận thông tin định hướng nghề nghiệp của công chúng báo điện tử, sự tiếp cận đó mang lại lợi ích gì cho độc giả.
Tóm lại, các lý thuyết tiếp cận vấn đề định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên báo điện tử là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông, là cơ sở để người làm truyền thông trong đó có các nhà báo vận dụng và đáp ứng nhu cầu thông tin của côngchúng.
Vai trò và thế mạnh của báo điện tử trong định hướng nghề nghiệp cho thanhniên 26 1.5 Tiêu chí đánh giá chất lượng truyền thông về vấn đề định hướng nghềnghiệp
Báo điện tử ra đời và phát triển muộn hơn các loại hình báo chí khác, nhờ đó báo điện tử kế thừa những công cụ chuyển tải thông tin vốn có của các loại hình báo chí đi trước như: Chữ viết, hình ảnh tĩnh, biểu đồ (báo in), âm thanh audio (truyền thanh), video và ảnh động (truyền hình) Nhờ sự kế thừa đó, cùng với cách thức truyền thông qua mạng internet mà báo điện tử có những đặc trưng riêng biệt và nổi bật, tạo nên thế mạnh trong họat động phản biện xã hội Những thế mạnh của báo điện tử được thể hiện qua các đặc trưng như sau:
Thứ nhất, báo điện tử cho phép cập nhật thông tin tức thời, thường xuyên và liên tục.
Nhờ sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là mạng internet toàn cầu, thông tin trên báo điện tử được cập nhật nhanh chóng, tức thời, ở mọi lúc mọi nơi. Đặc điểm này giúp cho báo điện tử có được ưu thế vượt trội so với các loại hình báo chí truyền thống về tốc độ thông tin, đảm bảo tính thời sự và tính phi định kỳ, tạo sự thuận tiện cho độcgiả.
Thứ hai,báo điện tử được tích hợp đa phương tiện. Điểm độc đáo của báo điện tử so với các loại hình báo chí khác là có thể kết hợp cùng lúc nhiều thức thể hiện thông tin như: Chữ viết, âm thanh, hình ảnh, đồ họa,video, Khi đọc báo điện tử, độc giả có thể tiếp nhận thông tin đồng thời bằng những hình thức thể hiện nêu trên, đồng thời có thể chủ động xem những tác phẩm mình quan tâm ở bất kỳ trang nào mà không bị phụ thuộc vào thời gian và không gian Nhờ đó,báo điện tử tạo ra sự sinh động, hấp dẫn đối với người đọc.
Thứ ba, báo điện tử có tính tương tác đa chiều.
Tính tương tác là một trong những đặc trưng quan trọng của báo chí Ở bất kỳ loại hình báo chí nào thì tính chất này cũng được những người làm báo lưu tâm Ở báo điện tử, nhờ những đặc trưng nổi bật của mình về công nghệ, công chúng của báo điện tử không chỉ đơn thuần tiếp nhận thông tin mà còn còn phản biện thông tin thông qua ra nhiều hình thức: Gửi bình luận hay nhận xét ngay trong bản tin hoặc bài viết, gửi email cho tòa soạn, tham gia các chương trình tương tác (truyền hình trực tiếp trên giao diện của báo điện tử, thăm dò ý kiến, bình chọn, ), chia sẻ thông tin từ trang báo lên mạng xãhội,
Tính tương tác của báo điện tử không dừng lại giữa độc giả với tòa soạn, với người làm báo mà còn được thể hiện giữa độc giả với độc giả, giữa độc giả với nhân vật trong tác phẩm báo chí.
Thứ tư, báo điện tử có khả năng lưu trữ thông tin dễ dàng và tìm kiếm thông tin nhanh chóng.
Báo điện tử cho phép lưu trữ các bài viết lâu dài nhưng có hệ thống khoa học, với dung lượng lưu trữ khổng lồ Bên cạnh đó, khả năng tìm kiếm thông tin trên báo điện tử được thực hiện dễ dàng nhờ vào chức năng tìm kiếm và các từ khóa (hastag) được đính kèm ở mỗi trang báo Người đọc có thể theo dõi các tin bài bài theo ngày tháng, theo chủ đề hoặc có thể lưu lại bài viết với những thao tác đơn giản Đây là thế mạnh khó cạnh tranh của loại hình báo chínày.
Thứ năm, báo điện tử có tính liên kết lớn.
Báo điện tử có khả năng kết nối diện rộng nhờ vào tính năng siêu liên kết (hyperlink) và các từ khóa Nhờ vào tính năng này, từ một tác phẩm báo chí, độc giả có thể tìm kiếm những thông tin liên quan thông qua các liên kết Khả năng kết nối liên thông này mở ra kho thông tin vô hạn, giúp người đọc tiết kiệm được thời gian mà vẫn có được những thông tin cần thiết về chủ đề mình quantâm.
Thứ sáu, báo điện tử có khả năng cá thể hóa thông tin.
Tính cá thể hóa thông tin của báo điện tử được thể hiện ở chỗ: Người đọc được chủ động lựa chọn tờ báo, trang báo, tác phẩm báo chí theo nhu cầu của mình và có thể đọc bao lâu tùy theo ý muốn; người đọc còn có thể thay đổi màu sắc, thứ tự hiển thị của các chuyên mục; sử dụng bộ lọc thông tin theo sở thích để có thể đọc nhanh… Nhờ đó, báo điện tử giúp cho người đọc có thể nắm bắt được nhiều thông tin nhất trong khoảng thời gian ngắnnhất.
Trong đời sống chính trị xã hội, báo chí giữ vai trò hết sức quan trọng Ở nước ta, báo chí là công cụ chính trị của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức đoàn thể xã hội và là diễn đàn của nhân dân Báo chí cũng tạo điều kiện để mọi người dân có thể tham gia vào đời sống chính trị của đất nước Vì vậy, báo chí có vai trò cung cấp, chuyển tải thông tin về các sự kiện, hiện tượng trong đời sống xã hội đến với công chúng Trong việc truyền thông về về định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, báo điện tử thể hiện các vai trò như sau:
Thứ nhất,báo điện tử là kênh thông tin nhanh chóng, nhiều chiều giúp cho thanh niên có cái nhìn tổng thể, khách quan về định hướng nghề nghiệp.
Nội dung thông tin về định hướng nghề nghiệp trên báo điện tử được cập nhật nhanh chóng, chính xác, đa dạng về nhiều mặt như: Thông tin về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác định hướng nghề nghiệp; thông tin về tuyển sinh, đào tạo của các cơ sở giáo dục; nhu cầu nhân lực đối với các ngành nghề, giới thiệu hoặc dự báo sự xuất hiện các ngành nghề mới; Từ đó, báo điện tử giúp cho thanh niên có cái nhìn tổng thể, khách quan về nghề nghiệp, có thể lựa chọn tham gia vào thị trường lao động hoặc tiếp tục được đào tạo ở các bậc tiếp theo.
Bên cạnh việc đưa tin phản ánh, báo điện tử còn có các bài viết chuyên sâu, ý kiến tư vấn, nhận định của các chuyên gia về định hướng nghề nghiệp, những thay đổi trong chính sách pháp luật liên quan đến nghề nghiệp, dự báo xu hướng nghề nghiệp trong tương lai, Nhờ đó, báo điện tử không chỉ giúp cho các thanh niên mà còn có các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn ý nghĩa của việc chọn nghề, chọn ngành, chọn trường và đưa ra những quyết định chính xác về nghềnghiệp.
Thứ hai, báo điện tử góp phần hợp lý hóa nguồn nhân lực.
Những thông tin phân tích thị trường lao động, nhu cầu nghề nghiệp, thông tin tuyển sinh và đào tạo, trên báo điện tử vai có vai trò phân luồng lao động cho xã hội ở hiện tại và tương lai Nghĩa là thông tin định hướng nghề nghiệp trên báo điện tử giúp cho thanh niên có được quyết định chính xác về nghề nghiệp của mình, góp phần tích cực vào việc hợp lý hóa nguồn nhân lực, tránh hiện tượng “thừa thầy, thiếu thợ” và tránh lãng phí trong đào tạo nguồn nhân lực.
Bên cạnh việc giúp cho thanh niên chọn đúng nghề nghiệp của bản thân, thông tin định hướng nghề nghiệp trên báo điện tử còn góp phần giúp cho thanh niên nhận thức sâu sắc về giá trị về ngành, về nghề mà mình đang theo đuổi Từ đó hình thành trong thanh niên lòng yêu nghề, sự say mê chuyên môn nghềnghiệp.
Thứ ba, báo điện tử góp phần hoàn thiện chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về công tác định hướng nghề nghiệp cho thanh niên.
Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác định hướng nghề nghiệp cho thanh niên khôngchỉchuyển tải nhanh chóng, chính xác trên báo điện tử mà tính tương tác nhiều chiều của loại hình báo chí này đã góp phần phát huy tính phản biện của xã hội của côngchúng.
Hoạt động phản biện xã hội của công chúng có thể được thực hiện trên báo điện tử qua hệ thống công cụ bình luận, trả lời tự động, tương tác trực tuyến, tích hợp trong mỗi bài viết Từ đó, giúp các nhà quản lý tổng hợp ý kiến, nhất là các ý kiến đóng góp, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác định hướng nghề nghiệp cho thanh niên.
Thứ tư,thông tin định hướng nghề nghiệp trên báo điện tử giúp cho thanh niên thay đổi nhận thức và hành vi.
TRẠNG VẤN ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHOTHANH NIÊN TRÊN BÁO TUỔI TRẺ ONLINE, BÁO THANH NIÊN ONLINE,BÁO TIỀNPHONGONLINE
Khái quát chung về các cơ quan báo chí được lựa chọnkhảosát
Báo Tuổi Trẻ là tờ báo của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, báo ra số đầu tiên ngày 2/9/1975 Số thứ hai của tờ báo với măng - séc “Tuổi Trẻ - Tiếng nói của Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh” chính thức khẳng định đây là cơ quan ngôn luận của Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1983, Tuổi Trẻ đã có thể tự đứng vững bằng tiềm lực tài chính của mình Đây cũng là một trong những tờ báo in có lượng phát hành lớn nhất Việt Nam (có thời điểm báo Tuổi Trẻ đã phát hành tới 500.000 bản/ngày) Báo Tuổi Trẻ hiện có một số ấn phẩm như: Tuổi Trẻ Cuối tuần, Tuổi Trẻ Cười, Tuổi Trẻ Online, Tuoitrenews, Áo trắng, Tuổi Trẻ Mobile, Tuổi Trẻ Media Online.
Tuổi Trẻ Online được cấp giấy phép chính thức hoạt động ngày 1/12/2003 Chỉ trong một thời gian ngắn, tờ báo này đã nhanh chóng đứng trong top những trang web tiếng Việt được truy cập nhiều nhất ở Việt Nam.
Hiện nay, Tuổi Trẻ Online hướng đến việc phát huy các yếu tố đa phương tiện của báo điện tử, kết hợp các phương tiện chuyển tải thông tin của cả báo in, phát thanh và truyền hình Để làm được điều đó, Tuổi Trẻ Online phải xây dựng một đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên nghiệp, phát huy được thế mạnh đa phương tiện trên trang báo điện tử của mình.
Trong xu thế phát triển chung của báo chí hiện đại, Tuổi Trẻ đã tái cơ cấu tòa soạn báo giấy thành tòa soạn hội tụ để chuyên tâm sản xuất nội dung, như một công xưởng sản xuất tin, bài, ảnh, đồ họa, video, chương trình truyền hình, chiến dịch truyền thông… cho các sản phẩm đa phương tiện (báo giấy, báo mạng, audio,v i d e o và nội dung cho mạng xã hội), vừa đáp ứng nhu cầu đa dạng của bạn đọc vừa cung cấp cho các báo đài khác.
Hiện nay, Tuổi Trẻ Online đã vượt tầm vóc của một đoàn thể, phạm vi của một địa phương trở thành một trong những tờ báo tốp đầu của cả nước về lượng phát hành và khả năng chi phối thông tin đối với công chúng Tuổi Trẻ Online có lượng bạn đọc ổn định ở Việt Nam với lượt truy cập trung bình hằng tháng khoảng 87 triệulượt.
Tròn 10 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhu cầu thông tin của người dân về các sự kiện của đất nước và quốc tế, kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục ngày càng cao Nhu cầu về một tờ báo dành cho mọi tầng lớp thanh niên trong xã hội: trí thức, doanh nhân trẻ, sinh viên học sinh, Việt kiều trở nên cấpthiết.
Trong bối cảnh đó, Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam chỉ định xây dựng tờ báo Thanh Niên Ngày 3/1/1986, báo Thanh Niên ra số đầu tiên với tên gọi Tuần tin Thanh Niên trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
Trước sự phát triển nhanh, mạnh mẽ của các trang tin điện tử - báo điện tử ở Việt Nam đầu thế kỷ XXI, ngày 25/9/2003, Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép số 14/GP-BC thiết lập trang tin điện tử trên internet cho báo Thanh Niên Ngày 1/12/2003,thanhnien.vnchính thức khai trương.
Thời gian đầu, trang tin điện tử Thanh Niên đảm nhận khá tốt việc chuyển tải các tin, bài, ảnh từ báo in lên Nhưng do báo Thanh Niên có nguồn thông tin rất dồi dào, phong phú, đa dạng; đồng thời nhu cầu thông tin của bạn đọc ngày càng cao nên việc xin phép ra báo điện tử Thanh Niên là điều tất yếu 10 năm sau, báo điện tử Thanh Niên được cấp phép (Ngày 29/7/2013, Bộ Thông tin - Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 298/GP-BTTTT cho báo Thanh Niên) Đồng thời một số website trực thuộc cũng được phép hoạtđộng.
Ngày 5/9/2013, một bước tiến mới nữa trong quá trình phát triển của ThanhNiên được ghi dấu ấn là Thanh Niên phiên bản mobile chính thức khai trương, đi vào hoạt động (m.thanhnien.vn) Thanh Niên mobile cung cấp đến bạn đọc tiện ích đọc báo trên điện thoại di động và máy tính bảng thông qua nền tảng web trên di động tại địa chỉ m.thanhnien.vn và ứng dụng đọc báo dành cho các máy sử dụng hệ điều hành iOS và Android.
Theo đánh giá của trang webrank.vn, báo Thanh Niên Online đứng thứ 23 trong tổng số website ở Việt Nam.
Xuất phát từ yêu cầu của cách mạng Việt Nam, thế hệ trẻ Việt Nam cần có một diễn đàn, một tiếng nói, được sự quan tâm của Đảng và Bác Hồ, Đoàn Thanh niên Cứu quốc (nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) đã quyết định thành lập một tờ báo - Cơ quan ngôn luận của mình Báo Tiền Phong ra đời ngày 16/11/1953 Đại chiến khu Việt Bắc.
Với chặng đường phát triển hơn 65 năm, báo Tiền phong đã góp phần động viên hàng triệu thanh niên lên đường làm nhiệm vụ cứu nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Ngày 9/1/2005, báo điện tử Tiền Phong ra đời với tên miền tienphongOnline.com.vn, sau đó đổi tên thành tienphong.vn Tiền Phong Online được thành lập theo giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp ngay 30/7/2013 Cơ quan chủ quản Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tờ báo là nơi quy tụ chuyên nghiệp với sự đầu tư lớn về cả nội dung và hình thức.
Theo đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến 2025, ngày 19/2/2020, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quyết định sáp nhập báo Sinh viên Việt Nam vào báo TiềnPhong.
Hiện nay, báo Tiền Phong bao gồm cả báo Sinh viên Việt Nam, báo Hoa HọcTrò và chuyên trang Tâm Việt Lượt truy cập trung bình của của báo Tiền PhongOnline đạt 45 triệu lượt mỗi tháng.
Khảo sát thực trạng nội dung và hình thức chuyển tải thông tin về định hướngnghề nghiệp cho thanh niên trên báođiệntử
Là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với giáo dục Việt Nam nên vấn đề về định hướng nghề nghiệp nhận được sự quan tâm đặc biệt của báo chí. Trong thời gian từ tháng 1/2019 đến hết tháng 12/2020, tác giả đã thực hiện phương pháp thống kê tần suất thông tin về vấn đề định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên
3 báo điện tử: tuoitre.vn, thanhnien.vn, tienphong.vn bằng cách: Nhúng từ khoá có liên quan đến đề tài nghiên cứu vào trang báo (có giới hạn thời gian khảo sát).
Một số từ khóa được sử dụng như:Định hướng nghề nghiệp, định hướngnghề, hướng nghiệp, chọn nghề, chọn ngành, chọn trường, đào tạo nghề,
Sau đó, tác giả thực hiện đọc lướt nhanh về nhan đề, sapo và ghi chép tin và bài có liên quan để chọn lọc các sản phẩm phù hợp với đề tài nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả ghi chú lại tất cả các tên tin, bài, ngày tháng năm đăng tải, tên tác giả, phân loại nội dung và hình thức của tin, bài đã chọn.
Bên cạnh đó, tác giả còn tìm kiếm tin bài theo hệ thống từ khóa (hastag) có liên quan do tòa soạn đề xuất dưới mỗi tin bài được đăng.
Với cách thức tiến hành như trên, từ tháng 1/2019 đến hết tháng 12/2020, tác giả đã tổng hợp trên Báo Tuổi Trẻ Online, báo Thanh Niên Online và báo Tiền PhongOnline được 952 tin bài có liên quan đến vấn đề định hướng nghề nghiệp cho thanh niên Cụ thể như sau:
Báo Tuổi TrẻBáo Thanh NiênBáo Tiền Phong OnlineOnlineOnline
Biểu đồ 2.1 Số lượng tin bài về vấn đề định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trênbáo Tuổi Trẻ Online, báo Thanh Niên Online và báo Tiền Phong Online (từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2020)
Biểu đồ 2.1 cho thấy: Định hướng nghề nghiệp là nội dung được các trang báo điện tử quan tâm phản ánh, với số lượng tin bài lớn Trong đó, từ tháng 1/2019 đến hết tháng 12/2020, báo Tuổi Trẻ đăng tải 429 tin bài; báo Thanh Niên đăng 295 tin bài và Báo Tiền Phong đăng 228 tin bài Tuy nhiên, có thể nhận thấy: Mặc dù đều là những tờ báo của cơ quan đoàn thể dành cho đối tượng thanh niên, nhưng số lượng đưa thông tin định hướng nghề nghiệp cho thanh niên không đồng đều ở các báo, báo Tuổi Trẻ có số lượng nhiều nhất tác phẩm về định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, gấp 1,5 lần báo Thanh Niên và gấp 1,9 lần so với báo TiềnPhong.
Tác giả tiến hành phân loại theo từng tháng đối với số lượng các tin bài về định hướng nghề nghiệp cho thanh niên của mỗi báo Kết quả như sau:
Số lượng tin bài về định hướng nghề nghiệp cho thanh niên năm 2019
Báo Tuổi Trẻ OnlineBáo Thanh Niên OnlineBáo Tiền Phong Online
Bảng 2.1 Thống kê theo tháng đối với tin bài về định hướng nghề nghiệp cho thanhniên trên báo Tuổi Trẻ Online, báo Thanh Niên Online và báo Tiền Phong
Biểu đồ 2.2 Thống kê theo tháng đối với tin bài về định hướng nghề nghiệpchothanh niên trên ba tờ báo khảo sát trong năm 2019
Số lượng tin bài về định hướng nghề nghiệp cho thanh niên năm 2020
Báo Tuổi Trẻ OnlineBáo Thanh Niên OnlineBáo Tiền Phong Online
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
Biểu đồ 2.3 Thống kê theo tháng đối với tin bài về định hướng nghề nghiệp chothanh niên trên ba tờ báo khảo sát trong năm 2020
Bảng 2.1 và Biểu đồ 2.2, Biểu đồ 2.3 cho thấy số lượng các tin bài về định hướng nghề nghiệp được đăng tải trong tất cả các tháng của năm, nhưng tập trung vào tháng 3-4-5 và tháng 7-8/2019, tháng 5-6-7 và tháng 9-10/2020 Đây là thời điểm các em học sinh bước vào giai đoạn đăng ký hồ sơ xét tuyển Đại học - Cao đẳng và các cơ sở giáo dục thực hiện công tác xét tuyển đại học, cao đẳng (ĐH-CĐ) và trung cấp chuyên nghiệp (TCCN).
Số lượng tin bài năm 2020 trên các báo cũng tăng so với năm 2019 Điều này có thể được lý giải do dịch bệnh COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng đến thời gian và công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và công tác xét tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của các trường Đây là lần đầu tiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) thành 2 đợt và lùi thời gian công bố kết quả xét tuyển ĐH-CĐ của các cơ sở giáo dục đến tháng 9-10 (thay vì tháng 7-8 như hằng năm) Đây cũng là năm đầu tiên thí sinh đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng xét tuyển và nở rộ hình thức tư vấn trực tuyến, xét tuyển trực tuyến ở các cơ sở giáo dục Bám sát tình hình thực tiễn, các báo đã gia tăng số lượng và tần suất đăng tải thôngtin.
Số lượng tin bài được đăng tải chưa đồng đều giữa các tháng trong năm cũng thể hiện việc đưa tin của các trang báo còn chạy theo sự kiện, mà chưa có chuyên mục riêng về định hướng nghề nghiệp để phục vụ nhu cầu của độc giả Những bài viết chuyên sâu về định hướng nghề nghiệp chỉ thường xuyên được cập nhật khi đến mùa xét tuyển hoặc khi các cơ quan quản lý ban hành những chính sách mới.
Trong khi đó, tác giả khảo sát độc giả là thanh niên từ 16 đến 22 tuổi, với câu hỏi “Khi tìm kiếm thông tin định hướng nghề nghiệp, bạn thường tìm kiếm qua kênh thông tin nào?” thì có 430/710 lượt ý kiến cho biết, khi muốn tìm kiếm thông tin định hướng nghề nghiệp, các bạn thường tìm kiếm qua kênh thông tin qua báo điện tử, đứng thứ hai trong số các kênh thông tin mà thanh niên tiếp cận thông tin (Đứng đầu trong các kênh thông tin mà thanh niên thường tìm kiếm thông tin là mạng xã hội với 530/710 ýkiến).
Bên cạnh đó, tác giả cũng khảo sát về mức độ thường xuyên tiếp cận với thông tin định hướng nghề nghiệp trong thanh niên từ 16 đến 22 tuổi, với câu hỏi “Mức độ thường xuyên mà bạn tìm kiếm thông tin về định hướng nghề nghiệp?”, kết quả cho thấy: thanh niên từ 16 đến 22 tuổi có nhu cầu cao về tìm kiếm thông tin về định hướng nghề nghiệp, với 42% thanh niên được khảo sát cho biết mình rất thường xuyên và thường xuyên tìm kiếm thông tin về định hướng nghềnghiệp.
Như vậy, dưới sự phát triển của khoa học công nghệ và những đặc trưng nổi trội của báo điện tử so với các loại hình báo chí khác, cộng với tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn ra phức tạp trên toàn cầu thì việc thông tin về định hướng nghề nghiệp cho thanh niên qua các kênh trực tuyến là cần thiết và cần được thực hiện thường xuyên, đều đặn.
Qua thống kê tin bài từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2020 trên báo Tuổi TrẻOnline, báo Thanh Niên Online và báo Tiền Phong Online, tác giả phân chia các nội dung thông tin được các báo tập trung chuyển tải thành một số chủ đề chính như sau:
Bảng 2.2 Thống kê số lượng tin bài theo nội dung thông tin về định hướng nghềnghiệp cho thanh niên trên ba tờ báo khảo sát
Biểu đồ 2.4 Biểu đồ cơ cấu nội dung về định hướng nghề nghiệp cho thanh niêntrên ba tờ báo khảo sát (từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2020)
Ý kiến của công chúng về vấn đề định hướng nghề nghiệp trên báo điện tử đốivớithanhniên
Để đánh giá tác động của việc truyền thông về định hướng nghề nghiệp trên báo điện tử đối với công chúng, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến các thanh niên từ 16 đến
22 tuổi trong tỉnh An Giang bằng hình thức bảng hỏi trực tuyến Kết quả, thu được 710 lượt tham gia của bạn đọc trong lứa tuổi khảo sát.
2.3.1 Đánh giá về chất lượng nộidung
Với câu hỏi “Bạn đánh giá về chất lượng nội dung của các thông tin định hướng nghề nghiệp trên báo điện tử như thế nào” (vui lòng đánh giá mức độ đối với mỗi yếu tố nội dung), các ý kiến đánh giá mức độ tác động của từng nội dung thông tin về định hướng nghề nghiệp trên báo điện tử đối với công chúng được thống kê trong bảng số liệu và biểu đồ sau: Đánh giá Nội dung
Hoàn toàn đáp ứng yêu cầu
Cơ bản đáp ứng yêu cầu
Trung lập Đáp ứng rất ít
Hoàn toàn không đáp ứng
Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề định hướng nghề nghiệp 182 347 161 20 0
Hoàn toàn đáp ứng yêu cầuCơ bản đáp ứng yêu cầu Bình thường/Đáp ứng rất ít
Trung lập Hoàn toàn không đáp ứng
Thông tin tuyển sinh, đào tạo của các cơ sở giáo dục 243 315 136 11 5
Giới thiệu chi tiết về nghề nghiệp, học bổng trong và ngoài nước 198 293 197 9 13
Phân tích và nhận định về nhu cầu nhân lực, thị trường lao động 207 303 169 24 7
Giới thiệu nhân vật điển hình 175 279 222 23 11 Ý kiến tư vấn, giải đáp thắc mắc, nhận định của các chuyên gia 184 316 175 26 9
Bảng 2.5 Số liệu thống kê ý kiến đánh giá chất lượng nội dung của độc giả về cácthông tin định hướng nghề nghiệp trên báo điện tử
Biểu đồ 2.7 Biểu đồ thể hiện ý kiến đánh giá chất lượng nội dung của độc giả vềcác thông tin định hướng nghề nghiệp trên báo điện tử
Nhìn vào bảng 2.5 và biểu đồ 2.7, ta thấy: các nội dung định hướng nghề nghiệp cho thanh niên được đăng tải trên báo điện tử được độc giả đánh giá cao, với mức độ
“Hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của bạn đọc” và “Cơ bản đáp ứng yêu cầu của bạn đọc” chiếm 71% trong số các đánh giá Có 25% ý kiến của bạn đọc đánh giá nội dung thông tin ở mức “Bình thường/Trung lập” và có 4% ý kiến kiến bạn đọc đánh giá nội dung thông tin định hướng nghề nghiệp ở mức “Đáp ứng rất ít” và “Hoàn toàn không đáp ứng” yêu cầu của bạn đọc.
2.3.2 Đánh giá về hình thức thểhiện
Biểu đồ 2.8 Biểu đồ thể hiện mức độ đánh giá về hình thức trình bày thông tin địnhhướng nghề nghiệp trên báo điện tử
Qua khảo sát và thể hiện kết quả ở biểu đồ 2.8, có 52% ý kiến bạn đọc đánh giá hình thức trình bày các thông tin định hướng nghề nghiệp trên báo điện tử là “sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu” Trong đó, có 11,3% ý kiến đánh giá hình thức trình bày các thông tin là “Rất sinh động hấp dẫn dễ hiểu”; có 40,7% ý kiến đánh giá hình thức trình bày thông tin là “Khá sinh động hấp dẫn dễ hiểu” 38,5% ý kiến bạn đọc đánh giá hình thức thể hiện các tin bài ở mức “bình thường/trung lập” và 9.5% lượt ý kiến đánh giá hình thức thể hiện ở mức “kém hấp dẫn, khóhiểu”. Điều này phản ánh rằng: Báo điện tử đã khai thác được những ưu thế của mình so với các loại hình báo chí khác trong việc chuyển tải thông tin bằng cách kết hợp ngôn ngữ văn bản với ngôn ngữ phi văn tự và ngôn ngữ đa phương tiện Tuy nhiên,hình thức thể hiện tin bài vẫn cần cải tiến không ngừng để thu hút độc giả Mặt khác,khi đánh giá về dung lượng của các bài viết, có 33,1% ý kiến bạn đọc cho rằng dung lượng các bài viết “hơi dài” và 7,9% bạn đọc cho rằng dung lượng các bài viết “rất dài” Đối với yêu cầu nhanh chóng, tức thời về thông tin thì dung lượng bài viết cần súc tích hơn, nhất là đối với độc giả trẻ - những người có quá nhiều sự quan tâm khác ngoài việc đọcbáo.
Biểu đồ 2.9 Biểu đồ đánh giá về mức độ tác động của thông tin về vấn đề địnhhướng nghề nghiệp trên báo điện tử đối với bạn đọc
Khi được hỏi về “Mức độ tác động của thông tin về vấn đề định hướng nghề nghiệp trên báo điện tử đối với bản thân”, 710 bạn đọc tham gia khảo sát cho ý kiến ở biểu đồ 2.9: có 76,8% ý kiến bạn đọc đánh giá rằng thông tin về vấn đề định hướng nghề nghiệp trên báo điện tử đã có tác động đến họ Trong đó có 12% bạn đọc cho rằng họ học cách làm theo những thông tin được chuyển tải trên báo điện tử; 13,7% bạn đọc cho biết thông tin về định hướng nghề nghiệp trên báo điện tử đã làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của họ; 51% ý kiến của bạn đọc cho rằng thông tin định hướng nghề nghiệp trên báo điện tử có tác động một chút đến suy nghĩ của họ 20,8% ý kiến bạn đọc đánh giá mức độ tác động của thông tin ở mức “Bình thường/Trung lập” và 2,4% ý kiến bạn đọc đánh giá ở mức “hoàn toàn không có tác động”.
Từ những phân tích trên cho thấy rằng: truyền thông đại chúng là kênh thông tin quan trọng giúp công chúng tiếp nhận thông tin về định hướng nghề nghiệp cho thanh niên Trong đó báo điện tử là một trong những hình thức mà công chúng mong muốn thu được thông tin nhiều nhất Cả nội dung và hình thức thể hiện thông tin định hướng nghề nghiệp trên báo điện tử đã đáp ứng yêu cầu của độc giả và có tác động giúp thay đổi nhận thức và hành vi chọn nghề của thanhniên. Điều này có thể nhận thấy qua tỷ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng trong năm 2019 và 2020 Theo thống kê của Cục Quản lý chất lượng Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2019, cả nước có hơn 886.000 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia, trong đó có hơn 650.000 thí sinh xét tuyển đại học, chiếm gần 73.3% Trong khi đó, ở kỳ thi năm 2017 và 2018, tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào đại học, cao đẳng luôn giữ ở mức ổn định: gần 75% Sang năm 2020, cả nước có tổng số 900.152 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, trong đó có 643.122 em đăng ký xét tuyển đại học (chiếm 71,45%), giảm 9.878 thí sinh so với năm 2019 Mặc dù cũng có thể giải thích việc giảm số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển đại học là do nhiều trường đại học mở rộng hình thức xét tuyển theo học bạ hoặc đánh giá năng lực Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng khi thông tin về định hướng nghề nghiệp đã tác động đến việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai của thanhniên.
Theo ThS B.N.V – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tân Châu “Công tác truyền thông về định hướng nghề nghiệp đối với các em rất quan trọng Vì sau khi được lựa chọn thì nghề nghiệp sẽ gắn với các em hầu như cả đời Do đó, các em cần nhiều thông tin giới thiệu chi tiết về các ngành nghề, các bài tập giúp các em phân tích, nhận định được ngành nghề phù hợp với bản thân Tuy rằng ngành giáo dục rất quan tâm đến công tác định hướng nghề nghiệp nhưng không có chuyên gia về vấn đề này Ở các trường phổ thông, công tác hướng nghiệp được giảng dạy thông qua giáo viên bộ môn, mà các giáo viên thì cũng không phải chuyên gia để có thể đưa ra những bài tập giúp học sinh phân tích, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp Hiện nay, có một mâu thuẫn là học sinh cũng như các bậc phụ huynh có nhu cầu chính đáng là được tiếp cận với những thông tin chính thống, đầy đủ và hữu ích từ các cơ quan hữu quan như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ ngành liên quan, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp… Trong khi đó, các cơ quan này tuy nắm giữ nhiều thông tin nhưng lại không có ưu thế và kinh nghiệm về mặt truyền thông để truyền thông đến đúng đối tượng những điều các em cần; cũng như không có kinh nghiệmtổchứchiệuquảcáchoạtđộngtruyềnthôngmangtínhtươngtáccaonhư chương trình tư vấn tuyển sinh Như vậy, vai trò của cơ quan báo chí trong hoạt động truyền thông đối với công tác định hướng nghề nghiệp nói chung và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên nói riêng là hết sức cần thiết” [PVS6, 3]
Trong chương 2, tác giả đã nghiên cứu thực trạng thông tin về vấn đề định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên báo Tuổi Trẻ Online, báo Thanh Niên Online và báo Tiền Phong Online trong năm 2019 và2020.
Qua khảo sát cho thấy báo điện tử kịp thời cung cấp thông tin về vấn đề định hướng nghề nghiệp cho thanh niên khá liên tục, thường xuyên, nhưng số lượng tin bài có sự chênh lệch giữa các tờ báo, tần suất đăng tải thông tin trên mỗi tờ báo cũng chưa đều giữa các tháng trongnăm.
Về nội dung: báo chí đã tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về định hướng nghề nghiệp cho thanh niên; thông tin về tuyển sinh và đào tạo của các cơ sở giáo dục; thông tin giới thiệu chi tiết về nghề nghiệp, giới thiệu học bổng trong và ngoài nước; phân tích và nhận định về nhu cầu nhân lực, thị trường lao động; giới thiệu nhân vật điển hình và đăng tải ý kiến tư vấn, giải đáp thắc mắc, nhận định của các chuyên gia về định hướng nghềnghiệp.
Về hình thức thể hiện thông tin: các trang báo đã khai thác ưu thế các loại hình báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng trong việc chuyển tải thông tin bằng nhiều thể loại: tin, bài phản ánh, phóng sự, phỏng vấn… Bên cạnh đó, các yếu tố đa phương tiện của báo điện tử cũng được các tờ báo sử dụng để làm nổi bật vấn đề định hướng nghề nghiệp cho thanh niên.
Tác giả cũng đã tiến hành khảo sát 710 độc giả là thanh niên từ 16 đến 22 tuổi trên địa bàn tỉnh An Giang để lấy ý kiến đánh giá về nội dung và hình thức thể hiện thông tin về định hướng nghề nghiệp trên báo điện tử, cũng như những tác động của các tin bài định hướng nghề nghiệp trên báo điện tử đối với độcgiả.
Việc nghiên cứu về nội dung và hình thức thể hiện ở chương 2 là cơ sở, nền tảng để tác giả có ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng truyền thông về vấn đề định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trong thời gian tới ở chương 3.
ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO THANH NIÊN TRÊN BÁOĐIỆNTỬ
Đánh giá chung về vấn đề định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên cáctrang báokhảosát
Ba tờ báo điện tử: Tuổi Trẻ Online, Thanh Niên Online, Tiền Phong Online là cơ quan ngôn luận của đoàn thể chính trị xã hội nên nội dung thông tin về định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên các báo đã bám sát chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước, coi đó là một nội dung quan trọng của chiến lược phát triển nguồn nhân lực của quốc gia Các báo cũng đã nỗ lực sáng tạo, có góc nhìn mới mẻ khi khai thác các chủ đề nội dung định hướng nghềnghiệp. Đối với cơ quan quản lý, các tin bài được đăng tải trên ba tờ báo đã khai thác thông tin đa dạng, phong phú về các vấn đề, hoạt động liên quan đến vấn đề định hướng nghề nghiệp cho thanh niên Có thể kể đến những đề tài nổi bật như: Công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông, công tác tưvấn
– đào tạo nghề, chính sách ưu đãi cho các học viên trường nghề… Trên cơ sở thông tin phản ánh, báo chí đã phân tích, đặt vấn đề, đưa ra giải pháp nhằm định hướng suy nghĩ tích cực cho quần chúng; đồng thời cũng giúp các cơ quan quản lý có cơ sở đánh giá, xây dựng nên các chính sách, công cụ quản lý phù hợp với tình hình thực tế Từ đó, góp phần xây dựng, hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về vấn đề định hướng nghềnghiệp. Đối với cá nhân thanh niên, các chủ đề liên quan đến vấn đề định hướng nghề nghiệp như: Công tác tuyển sinh, đào tạo, hỗ trợ đào tạo của các trường đại học cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, nhu cầu nguồn nhân lực, thị trường lao động, cũng được ba báo điện tử thông tin đầy đủ Từ đó giúp hình thành nên bức tranh toàn cảnh về nghề nghiệp, cung cấp cho độc giả cái nhìn đa chiều về đặc điểm củamỗinghềnghiệp,đểtừđóhọcónhữnghướngđivàlựachọnnghềnghiệpphù hợp với sở thích, sở trường và điều kiện của bản thân Bên cạnh đó, thông tin về những mô hình tiêu biểu, những nhân vật điển hình trong nghề nghiệp đã giúp cổ vũ ý chí và tinh thần lao động của giới trẻ Từ đó, báo điện tử hình thành cho công chúng, đặc biệt là tầng lớp thanh niên tâm lý lành mạnh, thái độ chủ động trong việc đánh giá năng lực cá nhân để tìm kiếm hướng đi nghề nghiệp cho tương lai. Đối với xã hội, ba tờ báo điện tử được khảo sát đã xây dựng, triển khai nhiều diễn đàn tư vấn - hướng nghiệp - chọn nghề - chọn trường, thu hút được sự quan tâm của đông đảo quần chúng, tạo thành diễn đàn dân chủ, phản ánh được nhiều vấn đề
“nóng” trong dư luận Qua đó giúp các nhà hoạch định chính sách cũng như toàn xã hội có cái nhìn toàn diện, đa chiều hơn về chọn ngành, chọn nghề, chọn trường Từ việc đánh giá đúng bản chất thực tế của công tác định hướng nghề nghiệp hiệnnay. Đối với các tổ chức xã hội, các cơ sở giáo dục, các đơn vị doanh nghiệp, nguồn thông tin về định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên báo điện tử là kênh tham khảo hữu ích, giúp xây dựng chính sách tuyển dụng, đào tạo nhân sự, thu hút nhân tài hợp lý Hiểu một cách đơn giản là báo điện tử đã làm tròn chức năng cầu nối, gắn kết 3 chủ thể: người học - nhà trường - doanh nghiệp, tổ chức xã hội nhằm mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Đối với mỗi gia đình, thông tin định hướng nghề nghiệp được đăng tải trên các trang báo đã thu hút sự quan tâm chú ý của các bậc phụ huynh, giúp cho họ có cái nhìn đầy đủ hơn về tầm quan trọng của việc chọn ngành, chọn nghề, chọn trường; từ đó có tác động tích cực, phù hợp đối với con em của mình trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
Thông tin về định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên báo điện tử đã được thể hiện linh hoạt, phù hợp với nội dung vấn đề cần chuyển tải Cụ thểnhư:
Từng chủ đề nội dung định hướng nghề nghiệp trên báo điện tử được chuyển tải dưới góc nhìn mới mẻ, sáng tạo của người làm báo và sử dụng linh hoạt các thể loại báo chí như tin, bài phản ánh, phỏng vấn, phóng sự, ký chân dung cho phù hợp đối với từng chủ đề nội dung, tạo nên sức hấp dẫn cho các tác phẩm.
Mỗi tin bài được đăng tải trên báo điện tử được thể hiện tích hợp ngôn ngữ đa phương tiện: chữ viết, hình ảnh, video, tương tác trực tuyến, liên kết giúp người đọc tiếp nhận thông tin đồng thời bằng nhiều giácquan.
Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, hình thức thể hiện thông tin định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên báo điện tử được hiển thị linh hoạt trên các thiết bị khác nhau như: máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại di động, và dễ dàng liên kết, chia sẻ, theo dõi qua các đường nối giữa trang báo với các mạng xã hội.
Bên cạnh những thành công kể trên, công tác thông tin về định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên báo điện tử vẫn còn hạn chế.
Thông tin về định hướng nghề nghiệp có tính chất lặp lại qua các năm và tần suất cập nhật thông tin thiếu tính cân đối giữa từng thời điểm trong năm Kết quả khảo sát ở chương 2 cũng đã cho thấy các trang báo còn chạy theo sự kiện, chưa có kế hoạch và chuyên mục riêng về định hướng nghề nghiệp để phục vụ nhu cầu của độc giả. Để tiếp nhận ý kiến của độc giả về những nội dung định hướng nghề nghiệp mà báo điện tử ít hoặc chưa khai thác, tác giả khảo sát bạn đọc từ 16 đến 22 tuổi và thu được các ý kiến đóng góp như sau:
Những điềuCác bài tập, các kiện, những lưu phân tích hỗ trợ ý mà người học cho người học cần chuẩn bị khichọn trường, chọn trường,chọn ngành,
Các bài viết phân tích, dự báo về nghề nghiệp mới trong tương lai chọn ngành, chọn nghề chọn nghề được chính xác
Chia sẻ kinh Chính sách hỗ nghiệm thực tiễn trợ của các tổ của người học chức, đơn vị đối sau khi tốtvới người học nghiệp ngànhsau khi tốt nghề cụ thểnghiệp
Biểu đồ 3.1 Thống kê ý kiến đóng góp của độc giả về những nội dung định hướngnghề nghiệp mà báo điện tử ít hoặc chưa khai thác Ở biểu đồ 3.1, một số nội dung mà độc giả cho rằng báo điện tử còn ít hoặc chưa khai thác là: Các bài tập hỗ trợ cho người đọc phân tích về sở trường bản thân để chọn ngành chọn nghề được chính xác; những điều kiện, lưu ý mà người học cần chuẩn bị khi chọn trường – chọn ngành – chọn nghề; chính sách hỗ trợ của các tổ chức, đơn vị đối với người học sau khi tốt nghiệp; chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của cựu sinh viên, cựu học viên.
Việc chọn góc độ tiếp cận đề tài về định hướng nghề nghiệp cho thanh niên tuy có đổi mới nhưng vẫn còn khô cứng, chưa thực sự hấp dẫn Nội dung thông tin định hướng nghề nghiệp cũng còn mang nặng tính phản ánh, ít thông tin dự báo, gợi mở hướng giải pháp thiết thực cho vấn đề có liên quan Qua khảo sát 710 độc giả ở biểu đồ
3.1, có 219 ý kiến nhận xét là thông tin trên báo điện tử còn chưa có nhiều bài về dự báo xu hướng biến đổi của thị trường lao động, nguồn nhân lực và dự báo các ngành nghề mới xuất hiện trong tương lai.
Hiệu quả tác động của thông tin đến các nhóm độc giả ở từng địa phương khác nhau cũng không đồng đều Do phát triển dựa trên nền tảng công nghệ nên báo điện tử chưa tiếp cận sâu sát, thường xuyên đến nhóm đối tượng độc giả ở các vùng sâu vùng xa là điều khó tránh khỏi.
Do theo đuổi các sự kiện có tính chất lặp lại qua các năm nên dễ dàng nhận ra nhất là các tít và ngôn ngữ tin bài trên báo điện tử có sự lặp lại, tương tự nhau và chưa tạo được ấn tượng nhiều cho độc giả Ví dụ như phản ánh về nội dung kỳ thi tuyển sinh đại học - cao đẳng, các tin bài thường tập trung vào việc thông báo điểm sàn, điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường với ngôn ngữ diễn đạt không có sự khácbiệt.
Hình thức thể hiện thông tin trên báo điện tử còn chưa khai thác hết tính năng đa phương tiện - một trong những đặc trưng nổi bật của báo điện tử Việc khai thác tính năng đa phương tiện cũng không đồng đều ở mỗi tòa soạn Qua khảo sát và phân tích ở chương 2 thì trongsố952 tin bài về thông tin định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trong năm 2019 và 2020 trên ba trang báo điện tử thì chỉ có 69 tin bài có tích hợp video, đồ họa, tương tác trực tuyến; chỉ có 3 bài thể hiện dưới dạng Megastory, e- Magazine và không có tin bài nào được thể hiện dưới dạng ảnh động hay âm thanhaudio.
Các giải pháp vàkhuyếnnghị
Từ những kết quả khảo sát, phân tích thực tế về nội dung và hình thức các tin bài phản ánh vấn đề định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên ba trang báo điện tử Tuổi Trẻ Online, Thanh Niên Online và Tiền Phong Online trong thời gian 2 năm
(2019 và 2020), cũng như qua tìm hiểu, khảo sát ý kiến của độc giả, tác giả xin đề xuất một số ý kiến giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin về định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên báo điện tử hiện nay.
3.2.1 Nhóm giải pháp về nhânlực
Trong bất kì hoạt động nào, lĩnh vực nào của đời sống xã hội, con người luôn là yếu tố quyết định Vì vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động thông tin về định hướng nghề nghiệp thì trước hết cần phải chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ nhân lực chuyên môn về lĩnh vực này, nhất là trong các cơ quan báo chí. Đối với lãnh đạo các cơ quan báo chí: Cần có sự quan tâm, chỉ đạo, đánh giá đúng vai trò về thông tin định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, từ đó có sự đầu tư thích đáng về nhân lực, vật lực cho các tin bài. Đặc biệt, các tòa soạn cần tập trung đầu tư vào công tác nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu, khả năng tiếp nhận thông tin của nhóm công chứng mục tiêu - đối tượng thanh niên Thanh niên là nhóm công chúng trẻ nên nhu cầu và thị hiếu thông tin luôn thay đổi không ngừng Để một tác phẩm báo chí thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng thì việc nghiên cứu tìm hiểu khảo sát nhu cầu của độc giả, nhất là khả năng tiếp nhận các tác phẩm báo chí hoặc đề xuất ý kiến về các các chủ đề mới cần được triển khai thường xuyên Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở thực tiễn để các cơ quan báo chí đổi đổi mới, cải tiến về nội dung và hình thức thể hiện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng trẻ Đối với người làm báo, kết quả nghiên cứu còn là căn cứ quan trọng giúp họ phát huy được mặt mạnh của công việc mình đang làm và khắc phục điều chỉnh những mặt còn hạn chế trong kỹ năng chuyên môn, để tạo ra tác phẩm báo chí ngày càng chất lượng hơn gần gũi với công chúng hơn Truyền thông về định hướng nghề nghiệp là một trong những hoạt động quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho thanh niên và có tác động trực tiếp đế chất lượng nguồn nhân lực - một trong những vấn đề Đảng và nhà nước quan tâm chú trọng Do đó, việc nghiên cứu công chúng là hoạt động rất cần thiết để nâng cao hơn nữa chất lượng các bài viết về định hướng nghề nghiệp cho thanhniên. Đánh giá về công tác nghiên cứu nhu cầu công chúng trẻ, đồng chí P.D.B - Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh An Giang đề xuất: “Cần thực hiện khảo sát đối tượng thanh niên về mong muốn, sở thích, hạn chế, việc định hình tư duy khuôn khổ về nghề nghiệp, tạo môi trường cho thanh niên tự do trình bày những ý kiến về nghề nghiệp mong muốn” [PVS5,3]
Bên cạnh việc lên kế hoạch sản xuất tin, bài theo năm, theo quý, theo tháng, lãnh đạo các cơ quan báo chí cần có những kế hoạch sản xuất đột xuất và có kế hoạch liên kết với các cơ quan báo chí khác trong việc thông tin về định hướng nghề nghiệp cho thanh niên Cụ thể, các cơ quan báo chí từ trung ương đến địa phương cần xây dựng kế hoạch phối hợp để có những tuyến bài tuyên truyền vấn đề định hướng nghề nghiệp đồng bộ Hệ thống báo chí địa phương với ưu thế gần gũi, sát thực với công chúng tại vùng miền sẽ mang đến những thông tin phân tích, dự báo về nguồn nhân lực, cơ cấu ngành nghề tại địa phương chính xác, phù hợp với công chúng vùng miền.
Hệ thống báo chí trung ương phủ sóng toàn quốc sẽ mang thông tin đến mọi nơi và cung cấp nhanh chóng các nguồn tin mang tầm vĩ mô, nhất là những chính sách của Đảng và Nhà nước về định hướng nghề nghiệp đến với địa phương.
Các cơ quan báo chí cũng có thể liên kết để xây dựng chiến lược truyền thông mạnh mẽ nhằm tạo hiệu ứng về một cuộc đổi mới trong lĩnh vực định hướng nghề nghiệp nói riêng và trên phạm vi toàn ngành giáo dục nói chung Vấn đề định hướng nghề nghiệp hiện nay ở các báo còn thông tin rời rạc, chạy theo sự kiện nên khó làm thay đổi nhận thức của công chúng Các tờ báo có thể liên kết để tổ chức thường xuyên những tuyến bài về vấn đề này theo một hệ thống, một quá trình nhằm tạo nên dư luận về các vấn đề nổi cộm như: Tình trạng đua nhau học ngành "hot"; tình trạng thừa thầy - thiếu thợ;… Ngoài việc phản ánh hiện trạng vấn đề, các bài viết cần phân tích nguyên nhân và chỉ ra hậu quả của các vấn đề trên Chỉ khi tạo được làn sóng dư luận mạnh mẽ thì các vấn đề của truyền thông mới có thể giải quyết một cách triệt để và hiệuquả. Đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên: Phải là người am hiểu và không ngừng tự học, tự trau dồi về mọi khía cạnh đời sống nói chung và lĩnh vực định hướng nghề nghiệp cho thanh niên nói riêng, từ đó đưa ra hướng tiếp cận, khai thác đề tài,định hướng vấn đề một cách hợp lý, có tính khả thi Đồng thời, để khai thác hết những ưu điểm của báo điện tử trong chuyển tải thông tin, đội ngũ nhà báo cần không ngừng rèn luyện chuyên môn, nhất là kỹ năng tác nghiệp đa phương tiện để nâng cao hình thức thể hiện thông tin.
Theo phóng viên H.A - báo Thanh Niên “Hầu hết các cơ quan báo đài không có ban chuyên môn hoặc một người phụ trách riêng về lĩnh vực định hướng nghề nghiệp. Những người đang làm công việc này đều không chuyên, họ còn làm nhiều công việc khác Tôi nghĩ nếu thêm khoá tập huấn hoặc đào tạo chuyên sâu hơn về truyền thông định hướng nghề nghiệp cho thanh niên sẽ giúp đội ngũ nhà báo làm việc tốt hơn”. [PVS2, 4]
Vì nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là giải pháp hàng đầu, nên đối với các phóng viên, tòa soạn cần có chính sách đãi ngộ nhiều hơn nữa và cần quan tâm đào tạo đội ngũ phóng viên chuyên trách, có kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực định hướng nghề nghiệp cho thanh niên Công tác định hướng nghề nghiệp thực chất liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như: Giáo dục, tư vấn tâm lý, kinh tế… Để có được những bài viết chất lượng về vấn đề này thì người phóng viên phải có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực Do đó, để nâng cao chất lượng thông tin về vấn đề định hướng nghề nghiệp trên báo điện tử thì lãnh đạo các tòa soạn cần quan tâm công tác bồi dưỡng cho đội ngũ phóng viên.
Cụ thể, lãnh đạo cơ quan báo chí có thể tạo điều kiện để đội ngũ phóng viên được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ hoặc học thêm những chuyên môn khác có liên quan đến lĩnh vực định hướng nghề nghiệp bằng kinh phí của Nhànước. Đánh giá về sự cần thiết của việc tổ chức cho người làm báo tham gia các khóa tập huấn hay chương trình đào tạo truyền thông về định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, Nhà báo N.V.H – Thư ký Báo Tuổi Trẻ cho rằng:“Tôi nghĩ việc này rất cần thiết,giúp các nhà báo nắm vững “background”, các kiến thức, kỹ năng về công tác định hướng nghề nghiệp, các cách thức tiếp cận, khai thác vấn đề, kỹ năng xử lý và thể hiện phù hợp, hiệu quả với đối tượng người trẻ (cả về nội dung và hình thức) [PVS1,5]
Bản thân mỗi người làm báo cũng phải không ngừng tự rèn luyện, tự đào tạo và dấn thân với nghề; thường xuyên trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, thông thạo ngoại ngữ và am hiểu về công nghệ thông tin để có thể tác nghiệp đa phương tiện, thể hiện và chuyển tải thông tin một cách hấp dẫn, thu hút trong môi trường báo chí hiệnđại.
Các tòa soạn cũng có thể từng bước tổ chức, thành lập bộ phận chuyên theo dõi, thực hiện kế hoạch truyền thông về định hướng nghề nghiệp, phối hợp linh động với các cơ sở giáo dục để khai thác thông tin thiết thực nhất chuyển tải đến công chúng. Ngoài ra, các tòa soạn có thể mở rộng đội ngũ cộng tác viên từ cơ sở, cụ thể là mạng lưới cộng tác viên làm công tác hướng nghiệp ở các địa phương với đặc thù kinh tế - xã hội khác nhau để có những bài viết, cách nhìn nhận, đánh giá chân thật và sát thực tế hơn. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông về định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, ThS B.N.V – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tân Châu, An Giang kiến nghị “Các cơ quan báo chí nên mở rộng mạng lưới cộng tác viên đến các trường phổ thông để tiếp cận gần hơn với các em học sinh - là đối tượng chính cần được tư vấn hướng nghiệp thường xuyên Nhu cầu tìm hiểu thông tin định hướng nghề nghiệp ở các em học sinh là thường xuyên, nên hoạt động tư vấn hướng nghiệp do cơ quan báo chí phối hợp với các trường tổ chức thì cần diễn ra thường xuyên trong năm, chứ không chỉ tập trung vào giai đoạn tuyển sinh như hiện nay.” [PVS6,6]
3.2.2 Nhóm giải pháp về đổi mới nội dung và hìnhthức
Về nội dung, cần mở rộng các đề tài về định hướng nghề nghiệp cho thanh niên,nhất là các tin bài phân tích chuyên sâu về thị trường lao động, dự báo xu hướng ngành nghề trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Trong đó, cần chú ý tới việc đánh giá xu hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai để tăng cường các tin bài về mảng đề tài này Vì cơ cấu thị trường lao động hiện đang biến đổi rất nhanh, nhất là từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát trên toàn cầu thì đã làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới chưa từng có trước đây Muốn có được những bài báo hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc, ngoài việc phóng viên phải am hiểu, tìm tòi về chủ đề này, người làm báo cũng cần được tạo điều kiện lấy các nguồn tin phục vụ đề tài từ các cơ quan chức năng, các đơn vị quản lý, cũng như tham vấn ý kiến của các nhà lãnh đạo, chuyên gia thuộc lĩnh vực này, nhằm đảm bảo các dự báo là chính xác và phù hợp với xu hướng phát triển.
Thông tin định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trên báo điện tử cũng cần tăng cường tính chỉ dẫn, nhất là các thông tin về việc làm, các chương trình học bổng của chính phủ và địa phương, thông tin tuyển dụng, cần được đăng tải chi tiết, dễ hiểu, hướng dẫn cụ thể để bạn đọc có thể nắm bắt và thực hiện Bên cạnh đó, cần có thêm các tin bài khai thác về chủ đề mà độc giả tham gia khảo sát đóng góp ý kiến (Biểu đồ 3.1), như: Bài tập hỗ trợ cho người đọc phân tích về sở trường bản thân để chọn ngành chọn nghề được chính xác; chia sẻ kinh nghiệm chọn trường chọn ngành của cựu sinh viên, cựu học viên; chính sách hỗ trợ cho người học sau khi được đào tạo; giới thiệu về nghề nghiệp đào tạo của các trường cao đẳng nghề; nghề nghiệp dành cho thanh niên nông thôn;… Ngoài ra, đề tài phản ánh về những bất cập trong hoạt động định hướng nghề nghiệp cũng là mảng đề tài cần được quan tâm phản ánh cũng như tạo thành diễn đàn trong công chúng, để từ đó tìm ra những giải pháp hiệu quả, thu nhận những ý kiến đóng góp cho các dự thảo chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến định hướng nghềnghiệp.
ThS N.T.H – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề An Giang đề xuất “Các cơ quan truyền thông cần phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo, chuyển tải nhiều thông tin về nghề nghiệp đến với thanh niên từng vùng miền, nhất là về chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của các trường nghề, về nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động, để thanh niên có thể định hướng chọn ngành nghề phù hợp với bản thân” [PVS4,4]
ThS B.N.V – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tân Châu đề xuất ý kiến “Các cơ quan báo chí có thể phối hợp với các chuyên gia giáo dục khai thác mảng đề tài về bài tập phân tích, đánh giá mức độ phù hợp của học sinh đối với từng lĩnh vực nghề nghiệp Các bài tập phân tích cũng cần phù hợp với điều kiện xã hội và điều kiện kinh tế gia đình của các em” [PVS6, 5]