CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ,MÔI TRƯỜNG CỦA RỪNG TRỒNG KEO,BẠCHĐÀN
Một số khái niệm cóliênquan
1.1.2 Khái niệm về rừng, tài nguyên rừng và hệ sinh tháirừng
Rừng và tài nguyên rừng là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên hữu hạn có khả năng phục hồi, bao gồm có rừng và đất rừng.
Rừng là hệ sinh thái gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặcdụng. Đất rừng trong tài nguyên rừng được chia làm hai loại: Đất chưa có rừng và đất có rừng Đất chưa có rừng cần phải được quy hoạch để gây trồng rừng Đất có rừng bao gồm đất có rừng trồng và đất có rừng tự nhiên.
Mặt khác tài nguyên rừng là một loại tài sản đặc biệt của quốc gia nên để hiểu TNR cần phải hiểu qua các góc độ khácnhau:
- Dưới góc độ sinh vật học: Tài nguyên rừng (TNR) là khái niệm để chỉ hệ sinh thái thống nhất, hoàn chỉnh giữa sinh vật và ngoại cảnh Theo Atenslay (1935) rừng là hệ sinh thái (hệ sinh thái rừng) bao gồm hai thành phần: Thành phần sống (động vật, thực vật, vi sinh vật); thành phần không sống (hoàn cảnh sống, ánh sáng, nhiệt độ, nước ) hai bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ và nhân quả với nhau qua sơ đồsau:
- Dưới góc độ kinh tế: TNR là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu của ngành lâm nghiệp. Với tư cách là đối tượng lao động, TNR là đối tượng tác động của con người thông qua việc trồng, khai thác lâm sản cung cấp cho nhu cầu xã hội Với tư cách là tư liệu lao động, khi tài nguyên rừng phát huy các chức năng phòng hộ: giữ đất, giữ nước, điều hoà dòng chảy, chống cát bay, bảo vệ đồng ruộng, bảo vệ khu công nghiệp, bảo vệ đôthị
- Dưới góc độ pháp lý: TNR là tài sản quốc gia do nhà nước thống nhất quản lý và sử dụng.
Hệ sinh thái rừng là một hệ sinh thái mà thành phần nghiên cứu chủ yếu là sinh vật rừng (các loài cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, hệ động vật và vi sinh vật rừng) và môi trường vật lý của chúng (khí hậu, đất) Nội dung nghiên cứu hệ sinh thái rừng bao gồm cả cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái, về mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa cáccây rừngvà giữa chúng với các sinh vật khác trong quần xã đó, cũng như mối quan hệ lẫn nhau giữa những sinh vật này với hoàn cảnh xung quanh tại nơi mọc của chúng. Trong hệ sinh thái rừng luôn diễn ra các quy luật vận động, các quá trình chức năng với những đặc thù riêng của một hệ sinh thái mà thành phân chính là những loài cây gỗ lớn, sự phong phú về tổ thành, tầng tán, cấu trúc…, có quá trình tái sinh quá trình sinh trưởng phát triển phù hợp với quy luật của thiên Do đó có thể khẳng định rừng là một hệ sinh thái có tính ổn địnhcao.
Sự quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ Không có một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọng của rừng trong cuộc sống Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nơi con người đã không bảo vệ được rừng, còn chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng khó được phục hồi và ngày càng bị cạn kiệt, nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo thành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng gây thiệt hại nhiều về tài sản, tính mạng ngườidân.
Rừng giữ không khí trong lành: Do chức năng quang hợp của cây xanh, rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2và cung cấp O2… Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, vai trò của rừng trong việc giảm lượng khí CO2là rất quan trọng.
Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa).
Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì Rừng lại liên tục tạo chất hữuc ơ Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt.
Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, quá trình đất mất mùn và thoái hóa dễ xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha Đồng thời các quá trình feralitic, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên, làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi đá Thể hiện một qui luật cũng khá phổ biến, đối lập hẳn hoi với qui luật trên, tức là rừng mất thì đất kiệt, và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong Điều đó đã giải thích vì sao trong việc phá rừng khai hoang trước đây ở miền đồi núi, dù đất đang rất tốt cũng chỉ được một thời gian ngắn là hưhỏng.
Ngoài ra Rừng có vai trò rất lớn trong việc: chống cát di động ven biển, che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng chua phèn, cung cấp gỗ, lâm sản, Rừng nơi cư trú của rất nhiều các loài động vật: Động vật rừng nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da lông, sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Như trên chúng ta đã biết rừng có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi trường Để môi trường sống của chúng ta không bị hủy hoại thì chúng ta phải bảo vệ và phát triển trồng rừng nhiều hơnnữa.
1.1.3 Giới thiệu về hai loại cây nghiên cứu – Keo tai tượng và BạchĐàn
Keo tai tượng(Acacia mangium), còn có tên khác là Keo lá to, Keo đại, Keo mỡ, Keo hạt là một cây thuộcphân họ Trinh nữ(Mimosoideae) Địa bàn sinh sống của chúng ởÚcvà châu Á Người ta sử dụng Keo tai tượng để quản lý môi trường và lấy gỗ Cây keo tai tượng có thể cao 30 m với thân thẳng.
Cây Bạch Đàn hay Khuynh Diệplà một chi thực vật có hoaEucalyptustrong họĐàokim nương (Myrtaceae) Các thành viên của chi này có xuất xứ từ Úc Có hơn 700 loàibạchđàn, hầu hết có bản địa tại Úc, và một số nhỏ được tìm thấy ở New Guinea vàIndonesiavà một ở vùng viễn bắc Philippines và Đài Loan Các loàibạchĐàn đã được trồng ở các vùng nhiệtđớivà cận nhiệt đới gồmchâuMỹ,châuÂu, châu Phi,vùngĐịaTrung Hải, Trung Đông, Trung Quốc, Có nhiều loại Bạch Đàn,songchỉ phổ cập khoảng 3-4 loài được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới nói chung và Việt Nam nói riêng Dovậy,để trồngBạchĐàn có hiệu quả, vấn đề cầnquantâm và chú ý là chọnloàiphù hợp với từng loại đất và từng vùng sinh thái Trong chươngtrìnhtrồngmới5triệuha rừng của Chínhphủ,Bộ Nôngnghiệp&Pháttriển Nông thôn đã đưa cây bạch đànlàmộttrongnhữngcâytrồngrừngsảnxuất,làmvùngcungcấpnguyênliệuchocác nhà máygiấy.Ngoài ưu điểm về sinh trưởng nhanh, bạch đàn còn cho hàm lượngcellulozkhá cao (E.camal 7 tuổi có: 48,1%),chiềudài sợi gỗ từ0,6-1,4mm Hiệusuấtbột củabạchđàn
Giống cây Keo tai tượng Rừng Keo lai ở Bắc Cạn
Cây Bạch Đàn trắng Rừng cây Bạch Đàn trắng
Hình 1.1: Giới thiệu cây Keo và cây Bạch Đàn
(Nguồn: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2014)
1.1.4 Khái niệm chung về kinh tế rừng và môitrường
Phát triển kinh tế và tài nguyên thiên nhiên luôn có một mối quan hệ với nhau. Hoạt động của hệ kinh tế luôn tác động đối với tài nguyên.
Hình 1.2 Sơ đồ hoạt động của hệ thống kinh tế [17]
Từ sơ đồ trên cho thấy mối quan hệ hoạt động kinh tế đã tác động đến tài nguyên thiên nhiên cụ thể:
- Khai thác tài nguyên thiênnhiên.
- Thải các chất thải vào môi trường và làmsuythoái các nguồn tài nguyên thiênnhiên.
- Vai trò của hệ thống tàinguyên
+ Cung cấp tài nguyên cho hệ kinh tế
+ Quan hệ giữa khai thác và khả năng hồi phục tài nguyên Môi trường, tài nguyên thiên nhiên tạo lên không gian sống của con người Các nguồn tài nguyên thiên nhiên là nơi cung cấp các thôngtin.
- Thông tin từ thiên nhiên là kinh nghiệm và có cơ sở khoahọc.
- Thông tin từ các hoáthạch
- Thông tin từ sự đa dạng về hệ sinh thái động thực vật và nguồngen…
- Môi trường, tài nguyên thiên nhiên là nơi làm giảm nhẹ những tác động bất lợi từ thiênnhiên:
- Chốnglạibấtlợitừthiênnhiên(vaitròkhôngkhícótầngôzôn,vòngtuầnhoàncủa nước, độ ẩm thích hợp, thạch quyển…).
- Các quan điểm cơ bản kết hợp giữa tài nguyên và phát triển kinhtế
Hiệu quả kinh tế và môi trường củarừngtrồng
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế và môi trường của rừngtrồng
Trong bối cảnh mọi nguồn lực của thế giới có hạn, đòi hỏi người sản xuất rừng trồng phải khai thác có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra một lượng hàng hóa có giá trị sử dụng cao với hao phí lao động xã hội thấp nhất Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế (HQKT) về rừng trồng nhưng có thể tóm tắt thành 3 quan điểm như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng HQKT rừng trồng được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và các chi phí bỏ ra (các nguồn nhân lực, con giống, vốn,…) để đạt được kết quả đó.
Quan điểm thứ hai cho rằng HQKT rừng trồng được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Quan điểm thứ ba xem xét HQKT rừng trồng trong phần biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất Theo quan điểm này, HQKT rừng trồng biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, hay quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung.
Bản chất của HQKT rừng trồng xuất phát từ mục đích sản xuất và sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia hay mỗi vùng thuộc quốc gia đó nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng tăng cho mỗi thành viên trong xã hội Đánh giá kết quả sản xuất rừng trồng là đánh giá về cả mặt số lượng sản phẩm sản xuất ra đã thỏa mãn được nhu cầu của xã hội hay không, còn đánh giá hiệu quả sản xuất tức là xem xét tới mặt chất lượng của quá trình sản xuất đó.
Trong quá trình sản xuất rừng trồng của con người không đơn thuần chỉ chú ý tới HQKT mà còn phải xem xét đánh giá hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường sinh thái. HQKT rừng trồng không phải là mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận thì phải quan tâm tới HQKT, phải tìm mọi cách nâng cao HQKT Đây cũng chính là ý nghĩa thực tiễn quan trọng của phạm trù HQKT rừng trồng.
Từ quan niệm trên chúng ta có thể hiểu bản chất của hiệu quả kinh tế rừng trồng như sau:
- HQKT là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế rừng trồng Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong hoạt động kinh tế rừng trồng Đây là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội Như vậy, do yêu cầu của công tác quản lý kinh tế cần thiết phải đánh giá nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế đã làm xuất hiện phạm trùHQKT.
- HQKT là mối tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đối giữa lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra trong sản xuất rừng trồng Mục tiêu của các nhà sản xuất và quản lý là một lượng dự trữ tài nguyên nhất định muốn tạo ra khối lượng sản phẩm lớn nhất Điều đó cho thấy quá trình sản xuất rừng trồng là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra, là sự biểu hiện kết quả của các mối quan hệ thể hiện tính hiệu quả của sảnxuất.
- HQKT là vấn đề trung tâm nhất của mọi quá trình kinh tế, có liên quan đến tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tếkhác.
- HQKT đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí cho sản xuất rừng trồng, tức là giảm đến mức tối đa chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tạora.
- Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội, nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xãhội.
1.2.2 Phân loại hiệu quả kinh tế và môi trường rừngtrồng
Phân loại hiệu quả kinh tế và môi trường là việc làm hết sức thiết thực, nó là phương cách để các tổ chức xem xét đánh giá kết quả mà mình đạt được và là cơ sở để thành lập các chính sách, chiến lược, kế hoạch trong sản xuất rừng trồng.
Căn cứ vào nội dụng có thể phân biệt:
Hiệu quả kinh tế: Được thể hiện ở mức độ đặc trưng quan hệ giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra Khi xác định HQKT phải xem xét đầy đủ mối quan hệ, kết hợp chặt chẽ giữa các đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối HQKT ở đây được biểu hiện bằng tổng giá trị sản phẩm trong rừng trồng, tổng thu nhập, lợi nhuận vàtỷsuất lợi nhuận, mối quan hệ giữa đầu vào và đầura.
- Hiệu quả xã hội: Là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra Hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với các loại hiệu quả khác và thể hiện bằng mục tiêu hoạt động kinh tế của conngười.
- Hiệu quả môi trường: Là hiệu quả vừa mang tính lâu dài vừa đảm bảo lợi ích trước mắt Gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ trồng rừng và môi trường sinhthái.
Theo phạm vi, HQKT rừng trồng chia thành:
- HQKT quốc dân: Là xem xét HQKT chung cho toàn bộ nền kinh tế Dựa vào chỉ tiêu này chúng ta đánh giá một cách toàn diện tình hình sản xuất và phát triển sản xuất của nền kinh tế, hệ thống luật pháp, chính sách của nhà nước tác động đến nền kinh tế xã hội nóichung.
- HQKT ngành: Tác động trực tiếp đến ngành lâmnghiệp.
- HQKT vùng: Phản ánh hiệu quả của một vùng trồngrừng.
- HQKT theoquymô tổ chức sản xuất: Đánh giá hiệu quả của các quy mô khác nhau trong trồng rừng sản xuất như: quy mô lớn, quy mô vừa vàquymônhỏ.
Căn cứ vào quy mô cấu thành HQKT chia thành:
Tình hình tài nguyên rừng và hiệu quả tài nguyên rừng ởViệtNam
1.3.1 Thực trạng của tài nguyên rừng ở ViệtNam
1.3.1.1 Thực trạng tài nguyên rừng ở ViệtNam
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có diện tích khoảng 311.690km 2 chạy dài theo hướng Đông Nam từ Hà Giang tới Cà Mau Có ắ diện tớch là đồi nỳi, độ che phủ rừng cao với nguồn sinh vật phong phỳ và đa dạng. Trước những năm 1995 thì diện tích rừng ngày càng giảm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng từ 1995 đến nay thì diện tích rừng đã ngày được nâng lên nhưng chất lượng rừng vẫn còn khá thấp Thực trạng của tài nguyên rừng Việt Nam trong những năm qua nhưsau:
Bảng 1.6: Sự biến động diện tích rừng Việt Nam giai đoạn 2002-2013.
Năm Tổng (Ha) Rừng tự nhiên (Ha) Rừng trồng (Ha)
(Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp; Cục Kiểm lâm, 2013)
Qua Bảng 1.6 ta thấy diện tích rừng tự nhiên qua các năm hầu như không biến động nhiều, nhưng diện tích rừng trồng ngày càng tăng lên, trong 10 năm (2002-2012) diện tích rừng trồng tăng lên 1.518.631 ha ( trung bình mỗi năm tăng 151.863 ha),tăng mạnh nhất từ năm 2010-2012 trong 2 năm tăng lên 365.141ha Diện tích rừng trồng tăng lên chủ yếu do chính sách khuyến lâm đặc biệt là giao đất giao rừng cho nông dân, ngoài ra trong hoạt động trồng rừng nhà nước còn hỗ trợ vốn, cây giống, phân bón, … nên khuyến khích người nông dân trồng rừng nhiềuhơn.
1.3.1.2 Thực trạng rừng trồng Keo và Bạch Đàn ở Việt
Tại Đồng Nai nhóm đất Xám phù sa cổ 10,45% diện tích; Đất Bazan 7,68% diện tích; Đất Ferralit xám 81.87% diện tích Độ sâu tầng đất 50-100cm có 100% diện tích Địa hình tương đối bằng phẳng, sử dụng được cơ giới chiếm 96,92%; Đất ngập úng có 3,08% diện tích.
Tại Bình Phước đất feralit xám phát triển trên nền phù sa cổ chiếm khoảng 83.64% diện tích; còn lại là đất nâu vàng phát triển trên nền đá phiến Độ sâu tầng đất >50cm có khoảng 82.2% diện tích, phần còn lại sâu từ 30-50cm Địa hình sử dụng được cơ giới chiếm 100% (độ dốc từ 50 – 60). Đối chiếu phân hạng đất cấp vi mô cho cây Keo và Bạch Đàn thì đa số đất đang được trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam bộ có điều kiện lập địa khá thuận lợi Rừng sẽ có kết quả sinh trưởng từ khá trở lên. b Vùng Duyên hải miềntrung
Tại Bình Định nhóm đất Xám chiếm 100% diện tích Độ sâu tầng đất >50 cm chiếm 100% diện tích Địa hình tương đối bằng phẳng chiếm 0,12% diện tích, đất dốc nhưng sử dụng được cơ giới chiếm 28,79%; đất dốc không sử dụng được cơ giới chiếm 71,09% diện tích.
Tại Quảng Trị nhóm đất Feralit chiếm 100% diện tích Độ sâu tầng đất