1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề xuất giải pháp khai thác và quản lý vận hành an toàn cho hệ thống cấp nước chi nhánh dĩ an thành phố dĩ an tỉnh bình dương

148 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Xuất Giải Pháp Khai Thác Và Quản Lý Vận Hành An Toàn Cho Hệ Thống Cấp Nước Chi Nhánh Dĩ An, Thành Phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương
Tác giả Nguyễn Thị Bảo Trân
Người hướng dẫn TS. Khương Thị Hải Yến
Trường học Trường Đại Học Thủy Lợi
Chuyên ngành Kỹ Thuật Cấp Thoát Nước
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 1,19 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết củađềtài (11)
  • 2. Mục đích nghiên cứu củađềtài (12)
  • 3. Đối tượng và phạm vinghiêncứu (12)
  • 4. Cáchtiếpcận (12)
  • 5. Nội dungnghiêncứu (13)
  • 6. Phương phápnghiêncứu (13)
  • 7. Kết quả dự kiếnđạtđược (13)
  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẤP NƯỚC TRONG NƯỚC VÀ KHUVỰCNGHIÊNCỨU (14)
    • 1.1 Khái quát về tình hình cấp nước ởnướcta (14)
      • 1.1.1 Lịch sửpháttriển (14)
      • 1.1.2 Cấp nước sinh hoạtđô thị (15)
    • 1.2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu Thành phố Dĩ An, tỉnhBình Dương (17)
      • 1.2.1 Điều kiệntựnhiên (17)
      • 1.2.2 Tình hình kinh tế -xãhội (23)
    • 1.3 Tổng quannguồn nước (25)
      • 1.3.1 Nguồnnước mặt (25)
      • 1.3.2 Nguồn nướcdướiđất (27)
      • 1.3.3 Đánh giá khả năng đáp ứng của nguồn nước đối vớinướccấp (29)
    • 1.4 Kết luậnchương1 (31)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁPTÍNHTOÁN (32)
    • 2.1 Cơ sở lý thuyết về quản lý vận hành an toàn hệ thốngcấpnước (32)
      • 2.1.1 Vai trò và đặc điểm của hệ thốngcấpnước (32)
      • 2.1.2 Công tác quản lý hệ thốngcấpnước (32)
      • 2.1.3 Các quy định trong quản lý hệ thốngcấpnước (33)
    • 2.2 Phương hướng phát triển của Thành phốDĩAn (34)
      • 2.2.1 Định hướng phát triển cơ sởhạtầng (34)
      • 2.2.2 Định hướng phát triển không gianđôthị (38)
      • 2.2.3 Định hướng phát triển cấp nước chotươnglai (39)
    • 2.3 Hiện trạng nhà máy nước Dĩ An và đánh giá các tồn tại bất cập trong quản lývận hànhhệthống (40)
      • 2.3.1 Đánh giá hiện trạng nguồn nước khai thác phục vụ cấp nước sinh hoạt tạiThành phốDĩAn (40)
      • 2.3.2 Đánh giá hiện trạng các công trình xử lý nước cấp tại Thành phố Dĩ An31 (41)
      • 2.3.3 Đánh giá hiện trạng mạng lưới đường ống tại Thành phốDĩAn (48)
    • 2.4 Tính toán nhu cầu sử dụng nước hiện tại và dự báo nhu cầu sử dụng nướctrong tương lai củakhu vực (50)
      • 2.4.1 Phạm vinghiêncứu (50)
      • 2.4.2 Khu vực phục vụcấpnước (50)
    • 2.5 Phân tích và lựa chọn mô hình tính toán thủy lực cho hệ thống cấp nước tậptrung Thành phốDĩAn (59)
      • 2.5.1 Cơ sở lý thuyết lựa chọn mô hình tính toánthủylực (59)
      • 2.5.2 Giới thiệu các chương trình tính toán thủy lực mạng lướicấp nước (63)
    • 2.6 Áp dụng phần mềm EPANET để mô phỏng mạng lưới cấp nước phục vụtrong công tác quản lý vận hành an toàn hệ thống cấp nước TP.Dĩ An (71)
      • 2.6.1 Tính toán thủy lực mạng lưới đường ống cấp nước Dĩ An vào giờ dùngnước lớn nhất trongnăm2025 (72)
      • 2.6.2 Tính toán thủy lực mạng lưới đường ống cấp nước Dĩ An vào giờ dùngnước lớn nhất trongnăm2030 (73)
    • 2.7 Kết luậnchương2 (74)
  • CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀQUẢN LÝ VẬN HÀNH AN TOÀN CHO HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHI NHÁNHDĨAN (75)
    • 3.1 Các kết quả tính toán phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp khai thác vàquản lývậnhành (75)
      • 3.1.2 Kết quả tính toán thủy lực mạng lưới đường ống cấp nước Dĩ An vào giờdùng nước lớn nhất trongnăm2030 (76)
    • 3.2 Đề xuất giải pháp khai thác và quản lý vận hành an toàn cho hệ thống cấpnước (78)
      • 3.2.1 Đề xuất giải pháp nâng công suất nhà máy nước hiện có tại TP. Dĩ An đápứng nhu cầu sử dụng cho tương lainăm2025 (78)
      • 3.2.2 Đề xuất các giải pháp quản lý kỹ thuật cho hệ thống cấp nước Chi nhánhcấp nướcDĩAn (99)
      • 3.2.3 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lýcấpnước (107)
    • 3.3 Kết luậnchương3 (112)

Nội dung

Tính cấp thiết củađềtài

Nước là nguồn tài nguyên hữu hạn, nó là nhu cầu thiết yếu để duy trì sự sống trên toàn Trái đất và đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của một Quốc gia Nước sạch góp phần hạn chế bệnh dịch, nâng cao đời sống sức khỏe cho con người, thúc đẩy Kinh tế - Xã hội phát triển ở mỗi nước Quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước là chiến lược của mỗi Quốc gia trên toàn Thế giới, để đối phó với những tác động tiêu cực đến phát triển Kinh tế - Xã hội, đời sống và sức khỏe con người như tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, suy kiệt nguồn nước, ô nhiễm các tầng nước ngầm Nước ngọt ngày càng trở nên khan hiếm và đang là vấn đề nóng bỏng của các quốc gia trên Thếgiới.

Tùy theo điều kiện thực tế của mỗi nước, chiến lược về quy hoạch, quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước có khác nhau Hiện nay, việc cung cấp nước sạch ở các nước trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chủ yếu là thông qua các hệ thống cấp nước tập trung (HTCN), đơn vị quản lý là các công ty Cấp nước (ở khu vực đô thị) và Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn (ở khu vực nông thôn). Ngoài ra có một số Nhà đầu tư tham gia theo hình thức xã hội hóa trong lĩnh vực cấpnước.

Bình Dương hiệnnayđang đối mặt vớiáplực tăng dân số rất lớn, điều này dẫn tới việc gia tăng các yêu cầu cơ bản trong cuộc sống của người dân, trong đó nhu cầu dùng nước sạch là nhu cầu cơ bản nhất trong việc duy trì đời sống bảo vệ sức khỏe và đáp ứng điều kiện sinh hoạt cho conngười.

Thành phố Dĩ An có 7 phường với tổng diện tích 60km 2 , theo quy hoạch phát triển của tỉnh trong tương lai gần TP Dĩ An sẽ trở thành trung tâm hành chính, kinh tế, thương mại và có tuyến đường sắt Metro kết nối TP Dĩ An với TP Hồ Chí Minh nên tốc độ đôthịhóa nh an h, m ạ n h m ẽ , là mgiatăngdânsố,các côngtrình côn gcộng, thương mại, … một cách nhanh chóng Kéo theo đó là nhu cầu sử dụng nước tăng nhanh mạng lưới không đủ đáp ứng kịp Do đó, cần có giải pháp tổng thể quản lý và khai thác hiệu quả hệ thống cấp nước Chi nhánh Dĩ An là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại đồng thời thực hiện chính sách của nhà nước đối với cấp nước đô thị. Đó là lí do tôi chọn đề tài “Đề xuất giải pháp khai thác và quản lý vận hành an toàn cho hệ thống cấp nước Chi nhánh Dĩ An, Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương” là hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn trong việc quản lý hệ thống cấp nước đảm bảo được nhu cầu dùng nước của người dân trong khu vực nghiêncứu.

Mục đích nghiên cứu củađềtài

Đánh giá thực trạng, khả năng cấp nước của hệ thống cấp nước TP Dĩ An. Đề xuất các giải pháp khai thác và quản lý vận hành an toàn cho hệ thống cấp nước Chi nhánh Dĩ An, TP Dĩ An , Tỉnh BìnhDương.

Đối tượng và phạm vinghiêncứu

Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống cấp nước khu vực Dĩ An.

Phạm vi nghiên cứu: 5 Phường của TP.Dĩ An với đường kính ống D300 trở lên (Phường Tân Bình, Phường Tân Đông Hiệp, Phường Dĩ An, Phường Đông Hòa, Phường Bình An).

TP Dĩ An có 7 phường nhưng 2 phường hiện chưa có hệ thống cấp nước là Phường AnBình và Phường Bình Thắng đang trong phạm vi mởrộng.

Cáchtiếpcận

Tiếp cận các thành tựu nghiên cứu và công nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tiếp cận theo định hướng phát triển cấp nước đô thị đến năm 2025.

Tiếp cận thực tế: đi khảo sát thực địa, tìm hiểu các hồ sơ, tình hình hoạt động của các công trình cấp nước sinh hoạt trong TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Tiếp cận đáp ứng nhu cầu: tính toán đánh giá nhu cầu nước sinh hoạt TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Nội dungnghiêncứu

Nghiên cứu thực trạng khả năng cấp nước của hệ thống cấp nước TP Dĩ An.

Nghiên cứu những tồn tại và bất cập trong thiết kế và quản lý vận hành trong hệ thống cấp nước TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Nghiên cứu các giải pháp khai thác và quản lý an toàn cho hệ thống cấp nước Chi nhánh

Dĩ An, Thành Phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.

Phương phápnghiêncứu

Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập, thống kê phân tích và tổng hợp

Kết quả dự kiếnđạtđược

Đánh giá được hiện trạng khả năng cấp nước của hệ thống cấp nước TP Dĩ An

Kết quả dự báo nhu cầu nước sinh hoạt của TP Dĩ An trong tương lai.

Mô phỏng thủy lực cho hệ thống cấp nước TP Dĩ An. Đề xuất các giải pháp khai thác và quản lý vận hành an toàn cho hệ thống cấp nước Chi nhánh Dĩ An, TP Dĩ An, Tỉnh BìnhDương.

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẤP NƯỚC TRONG NƯỚC VÀ KHUVỰCNGHIÊNCỨU

Khái quát về tình hình cấp nước ởnướcta

Theo lịch sử ghi nhận, hệ thống cấp nước đô thị xuất hiện sớm nhất tại La Mã vào năm

800 TCN Điển hình là công trình dẫn nước vào thành phố bằng kênh tự chảy Trong thành phố nước được đưa đến các bể tập trung, từ đó theo đường máng dẫn đến các nhà quyền quí và bể chứa công cộng cho người dân sử dụng Ba trăm năm trước công nguyên người ta đã biết khai thác nước ngầm bằng cách đào giếng Người Babilon có phương pháp nâng nước lên độ cao khá lớn bằng ròng rọc, guồngnước.

Thế kỷ XIII, các thành phố ở châu Âu có hệ thống cung cấp nước Thời đó chưa có các loại hóa chất làm keo tụ xử lý nước mặt Người ta phải xây dựng các bể lắng có kích thước rất lớn Do đó, công trình cồng kềnh, chiếm diện tích và kinh phí xây dựng lớn.

Vào những năm 1600 việc dùng phèn nhôm để làm keo tụ nước được các nhà truyền giáo Tây Ban Nha phổ biến tại Trung Quốc.

Vào những năm 1800 các thành phố ở châu Âu, châu Mỹ đã có hệ thống cung cấp nước khá đầy đủ thành phần như công trình thu, trạm xử lý, mạng lưới,v.v…

Năm 1810 hệ thống lọc nước cho thành phố được xây dựng tại Paisay- Scotlen.

Năm 1908, việc khử trùng nước uống với qui mô lớn đã có tại Niagara Falls, phía Tây nam New York.

Từ thế kỷ XX, kỹ thuật cấp nước đã đạt tới trình độ cao và còn tiếp tục phát triển Các loại thiết bị cấp nước ngày càng đa dạng, phong phú và hoàn thiện Thiết bị dùng nước trong nhà luôn được cải tiến để phù hợp và thuận tiện cho người sử dụng tiết kiệm nước.

Kỹ thuật điện tử và tự động hóa kết hợp với công nghệ thông tin cũng được sử dụng rộng rãi trong ngành cấp nước.

Có thể nói, cho đến nay kỹ thuật cấp nước đã đạt đến trình độ rất cao về công nghệ xử lý, máy móc, trang bị thiết bị và hệ thống cơ giới hóa, tự động hóa hiện đại hóa trong vận hành, quản lý Ở Việt Nam, hệ thống cung cấp nước đô thị được bắt đầu bằng việc khoan giếng mạch nông tại Hà Nội, Sài Gòn cũ vào năm 1894 Hiện nay, hầu hết các khu đô thị đã có hệ thống cung cấp nước Nhiều trạm cấp nước cho các thành phố lớn đã áp dụng công nghệ tiên tiến và tự động hóa cao [10].

1.1.2 Cấp nước sinh hoạt đôthị

Tính đến năm 2016, cả nước có khoảng 100 doanh nghiệp cung cấp nước sạch, quản lý vận hành trên 500 hệ thống cấp nước tại các đô thị với tổng công suất cấp nước đạt hơn 7 triệu m 3 /ngày đêm; tỷ lệ dân cư thành thị được cung cấp nước qua hệ thống cấp nước tập trung đạt hơn 80%, tỷ lệ thất thoát, thất thu bình quân khoảng 25.5%; mức sử dụng nước sinh hoạt bình quân đạt 105lít/người/ngày.đêm.

Mạng lưới đường ống cấp nước: Tổng chiều dài đường ống làm nhiệm vụ truyền tải và phân phối nước trên toàn bộ hệ thống cấp nước trong cả nước vào khoảng 15.000 km. Trong đó, có tới trên 30% đã được lắp đặt trên 30 năm Ống cũ mục là vấn đề lớn nhất hiện nay của mạng lưới cấp nước các đô thị Mạng lưới cấp nước hiện tại đáp ứng được 80% nhu cầu dùng nước Nhiều đường ống vẫn tiếp tục xuống cấp và hư hỏng Tình trạng đục đấu trái phép đường ống vẫn chưa chấm dứt Thêm vào đó, mạng lưới đường ống xây dựng trước đây phần lớn chưa có quy hoạch hợp lý, đồng bộ còn chồng chéo qua một số giai đoạn nâng cấp, cải tạo Chất lượng ống không đồng đều, nhiều tuyến ống cũ đã xuống cấp nghiêm trọng xen kẽ với các đường ống mới lắp đặt, gây khó khăn cho công tác quảnlý.

Thiết bị kỹ thuật sử dụng trên mạng lưới còn thiếu và lạc hậu Các thiết bị trên mạng lưới như: van xả khí, van xả cặn, họng cứu hoả, gối đỡ, van khoá, đồng hồ khu vực còn thiếu và chưa đảm bảo chất lượng, lạc hậu Các thiết bị điều khiển từ xa chưa được tăng cường, nên việc quản lý mạng lưới hầu hết mang tính chất thủ công Chưa có nhiều giải pháp hữu hiệu trong quản lý và vận hành tự động hoá mạng lưới cấpnước.

Công suất thiết kế của một số nơi chưa phù hợp với thực tế: Nhiều nơi thiếu nước, nhưng cũng có đô thị thừa nước, không khai thác hết công suất, như tại một số thị xã chỉ khai thác khoảng 15-20% công suất thiết kế. Áp lực nước: Chỉ có một số ít đô thị hiện nay cung cấp nước cho người dân đảm bảo áp lực và lưu lượng cho 24 giờ trong ngày Còn lại, đa số các đô thị áp lực trong mạng lưới mới đạt được cấp nước cho tầng 1, còn các tầng cao phải sử dụng bơm vàbồn.

Chất lượng nước: Chất lượng nước cấp của các nhà máy nước hiện nay tuân thủ theo QCVN 01:2009/BYT với tổng số 109 chỉ tiêu xét nghiệm Ngoài Hà Nội và Hồ Chí Minh, các tỉnh/thành phố khác chưa có phòng thí nghiệm hoặc có nhưng không đủ các trang thiết bị để xét nghiệm 109 chỉ tiêu, nếu đầu tư các trang thiết bị thì đòi hỏi một nguồn kinh phí lớn để trang bị các máy móc, thiết bị cũng như hoá chất, nhân lực, đào tạo có thể gây biến động về giá nước do tăng chi phí xét nghiệm Phần lớn nước cung cấp cho người dân chưa đạt tiêu chuẩn cho phép, một số chỉ tiêu lý, hoá và vi trùng còn cao hơn giới hạn cho phép (như: hàm lượng cặn, sắt, amôniăc, nitrit, coliform…) Hiện nay, vấn đề ô nhiễm nguồn nước đang gia tăng, đặc biệt là hàm lượng amôni xuất hiện và gia tăng trong nhiều nguồn nước, dẫn đến chất lượng nước ăn uống sinh hoạt ở nhiều đô thị chưa thể kiểm soát được Ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhândân.

Tỷ lệ thất thoát thất thu nước còn cao như: Thái Bình (15-20%), Hà Nội (15%), TP Hồ Chí Minh (18,2%), Nam Định (18%), Hà Tĩnh (24%),….

Quản lý cấp nước còn chịu thách thức do tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh, sự gia tăng dân số, sự tập trung, chuyển dịch dân số từ nông thôn vào thành thị, gây mất cân bằng, phá vỡ quy hoạch nên việc đầu tư phát triển cấp nước chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu, tỉ lệ dân cư thành thị được cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung còn thấp (chỉ có khoảng 80%), chất lượng dịch vụ cấp nước cũng chưa ổn định Chất lượng nước của một số trạm cấp nước quy mô nhỏ tại khu đô thị mới, khu chung cư hay tại giếng khoan khai thác quy mô nhỏ lẻ còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu quy định như: chỉ số clo dư thấp, ô nhiễm asen, amôni, chỉ tiêu vi sinh và một số chỉ tiêu khác Mạng lưới đường ống cấp nước đô thị trải qua nhiều giai đoạn đầu tư đã cũ, rò rỉ, gây tỷ lệ thất thoát nước cao, thậm chí có thể có sự xâm nhập của chấtthải.

Nguồn nước đã và đang bị suy thoái cả về chất lượng và trữ lượng Nguồn nước mặt bị ô nhiễm do chất thải, nước thải sinh hoạt và đặc biệt là nước thải công nghiệp Nước dưới đất (nước ngầm) đang bị cạn kiệt do khai thác nước quá mức dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, gây sụt lún.

Ngoài ra, do sự biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đặc biệt trong mùa khô, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt cũng như đất canh tác, sản xuất nông nghiệp của người dân, các khu vực chịu ảnh hưởng mạnh là vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng duyên hải miền Trung.

Giá nước sạch ở các đô thị được ban hành theo hướng tính đúng, tính đủ, nhưng nhìn chung giá nước còn thấp so với yêu cầu đặt ra Giá bán nước sạch chưabaogồmđầyđủ các chi phí đầu tư đảm bảo cấp nước an toàn, giảm thất thoát nước, khấu hao một số hạng mục đầu tư công trình; lợi nhuận doanh nghiệp thấp; việc điều chỉnh giá nước chưa phù hợp với sự biến động giá của thị trường Nhìn chung, giá tiêu thụnướcsạch chưa thực sự khuyến khích được các doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư phát triển cấpnước.

Công tác khảo sát nguồn nước chưa sát với tình hình thực tế, chưa dự báo được những biến động về mặt trữ lượng cũng như về mặt thuỷ địa hoá.

Tổng quan về khu vực nghiên cứu Thành phố Dĩ An, tỉnhBình Dương

1.2.1.1 Khái quát về lịch sử hìnhthành

Theo sách “Gia Định thành công chí” của Trịnh Hoài Đức thì thời kỳ mở vùng đất Nam

Bộ Năm 1698, Dĩ An thuộc tổng Bình An, huyện Phước Long, dinh Trấn Biên.

Năm 1808, Dinh Trấn Biên đổi thành trấn Biên Hòa, huyện Phước Long nâng lên thành phủ Phước Long, tổng Bình An nâng thành huyện BìnhAn.

Năm 1832, nhà Nguyễn đổi Ngũ trấn thành Nam Kỳ lục tỉnh, trấn Biên Hòa thành tỉnh Biên Hòa (gồm 4 huyện: Phước Chánh, Bình An, Long Thành, Phước An), vùng đất Dĩ

Năm 1880, thực dân Pháp sắp xếp lại cơ cấu hành chính, vùng đất Dĩ An ngày nay một phần thuộc tỉnh Biên Hòa, một phần thuộc quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định.

Thời kỳ 1954-1975, chính quyền Ngụy thành lập quận Dĩ An trực thuộc tỉnh Biên Hòa gồm các xã: Bình Trị, Tân Hiệp, An Bình, Tân Đông Hiệp, Bình An, Đông Hòa, Tân Hạnh, Hóa An.

Năm 1976, sáp nhập các tỉnh Thủ Dầu Một, Bình Phước và xã An Bình, Bình An, Đông Hòa thuộc huyện Thủ Đức thành tỉnh Sông Bé Tháng 3/1977, huyện Lái Thiêu và Dĩ An của tỉnh Sông Bé sáp nhập thành huyện Thuận An. Đến năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 58/1999/NĐ-CP (23/07/1999) và chính thức từ ngày 01/09/1999.

Dĩ An là một thị xã thuộc phía Nam của tỉnh Bình Dương, tiếp giáp với hai thành phố là

TP Biên Hòa và TP Hồ Chí Minh Đồng thời cũng là cửa ngõ quan trọng để đi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc.

Thị xã Dĩ An có tổng diện tích đất tự nhiên là 60.1 km 2 , chiếm 2.2% diện tích tự nhiên của tỉnh Bình Dương Và có tọa độ địa lý 10 o 54’58” vĩ độ Bắc và 106 o 47’11” kinh độ Đông, ranh giới cụ thể như sau:

+ Phía Bắc giáp thị xã Tân Uyên (Bình Dương).

+ Phía Nam giáp quận Thủ Đức, quận 9, TP Hồ Chí Minh.

+ Phía Đông giáp TP Biên Hòa (Đồng Nai) và quận 9 (TP Hồ Chí Minh).

+ Phía Tây giáp quận Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) và TP Thuận An (Bình Dương).

Hiện tại, Thành phố Dĩ An Bình Dương có 7 đơn vị hành chính bao gồm: An Bình, Bình

An, Bình Thắng, Dĩ An, Đông Hòa, Tân Bình, Tân Đông Hiệp và TP Dĩ An cũng là 1 trong 8 thành phố chỉ có phường, không có xã trựcthuộc.

(Nguồn: UBND Thành phố Dĩ An)

Hình 1.1 Bản đồ hành chính Thành phố Dĩ An Địa hình khu vực Dĩ An nói chung bằng phẳng Khoảng 85% diện tích của thành phố là bằng phẳng với cao độ trung bình khoảng 34-38m, 15% diện tích còn lại thuộc khu vực phía Đông-Bắc và một phần phía Nam có địa hình phức tạphơn.

Núi Châu Thới là ngọn núi cao tại khu vực Nam Bình Dương, TP Hồ Chí Minh và Biên Hòa Núi có độ cao so với mặt nước biển khoảng 85m Tuy nhiên, diện tích của núi không đáng kể (khoảng 23ha).

Khu vực phía Đông giáp với TP Biên Hòa tại phường Tân Bình có địa hình dốc về phía Đông từ cao độ 18m xuống khoảng 2-3m Khu vực ven TP Biên Hòa là khu vực đất thấp hiện đang trồng lúan ư ớ c

Khu vực phía Đông-Bắc của phường Tân Đông Hiệp có cao độ từ 5-6m hiện đang là công trường khai thác đá.

Khu vực phía Bắc thuộc phường Bình An và phường Bình Thắng giáp với TP Biên Hòa là khu vực đất thấp, cao độ khoảng 2-3m.

Khu vực giữa phường Đông Hòa thuộc trường Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh cũng là khu vực chân các gò cao thuộc phường Đông Hòa Khu vực này trước đây là công trường khai thác đá.

Dĩ An mang đặc trưng của khí hậu vùng núi phía Tây, chia thành hai mùa rõ rệt gồm mùa hè nóng ẩm - mưa nhiều và mùa đông lạnh - khô hạn Có các trị số khí hậu đặc trưng như sau:

+ Nhiệt độ bình quân cao đều trong năm: 25 0 C-27 0 C.

+ Tổng lượng bức xạ cao và ổn định 75-80 Kcal/cm 2 /năm Nhiệt độ và ánh sáng ở khu vực Dĩ An được xếp vào loại cao, đây chính là ưu thế khi trồng cây nhiệt đới ưa sáng. Đặc trưng nổi bật của khí hậu là tổng lượng mưa khá cao, trung bình là 2910mm/năm, số ngày mưa bình quân từ 115-165 ngày/năm Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 84% tổng lượng mưa cả năm từ 1641-2147mm/năm, song lại phân bố không đồng đều trong năm.

Nhiệt độ trung bình hàng năm: 27.55 0 C

Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất tháng 4: 29.0-30.3 0 C

Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất tháng 12: khoảng 25.2 0 C

Nhiệt độ tối cao: 39.20 0 C Nhiệt độ tối thấp: 15.5 0 C

 Độ ẩm khôngkhí: Độ ẩm không khí trung bình trong năm: 77.5% Độ ẩm không khí trung bình của tháng cao nhấttháng 8: 85% Độ ẩm không khí trung bình của tháng thấp nhấttháng 4: 70%

Lượng mưa trung bình hàng năm: 2100mm

Lượng mưa trung bình tháng cao nhất tháng 8 và tháng 9: 300-400mm

Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất - tháng 1, 2 và 3: 0-10mm

Lượng mưa tập trung trên 90% vào các tháng từ tháng 6-11 Các tháng còn lại chiếm chưa đầy 10%.

Tổng số giờ nắng trong năm: 2500 giờ.

Thịnh hành 3 hướng chính Về mùa mưa gió thịnh hành Đông Nam và Nam, về mùa khô gió thịnh hành Tây Nam Tốc độ gió trung bình 2-3m/s trong vùng không có bão.

Tại TP Dĩ An có rất ít sông, suối chảy qua Tuy nhiên, có một số sông suối nằm về phía Đông giáp ranh với TP.Biên Hòa Đáng chú ý là các sông, suối sau đây:

Sông Đồng Nai chảy qua khu vực Đông-Nam của thành phố Khu vực này hiện đang có cầu Đồng Nai, cảng Bình Dương Đoạn sông qua khu vực này có chiều rộng khoảng 200m và có độ sâu tại mép bờ thuộc địa phận Dĩ An khoảng6-8m.

Tổng quannguồn nước

Nguồn nước mặt chính đang được sử dụng và khai thác sông Đồng Nai làm nguồn nước thô cung cấp cho nhà máy xử lý Sông Đổng Nai là con sông có trữ lượng lớn và ổn định Chất lượng nước tốt, khai thác dễ dàng, tại khu vực dự án nước ngọt quanh năm. Tuy nhiên, độ đục của nước sông Đồng Nai lớn (nhất là về mùa lũ) phải dùng nhiều hóa chất trong quá trình xử lý nhìn chung chất lượng nước tốt vẫn đảm bảo tiêu chuẩn A theo QCVN 08:2015/BTNMT.

Sông Đồng Nai là hệ thống sông lớn thứ hai ở phía Nam, và đứng thứ ba toàn quốc, lưu vực rộng lớn của nó gần như nằm trọn trong địa phận nước ta, chỉ có một bộ phận nhỏ nằm ở nước ngoài (Campuchia) Đồng Nai là con sông chính của hệ thống sông Đồng Nai, một số phụ lưu lớn của nó như: Đa Hoai, La Ngà (ở tả ngạn), sông Bé, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ (ở hữungạn).

Tổng diện tích lưu vực phần trong nước khoảng 37.330km 2 , nằm trên địa phận các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắc, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Bình Thuận, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh.

Hệ thống sông Đồng Nai phát triển trên cao nguyên Di Linh, Lâm Viên, Bảo Lộc và một phần của đồng bằng Nam Bộ Đây là một vùng kinh tế phát triển có nhiều thế mạnh với loại cây công nghiệp nhiệt đới như: cao su, trà, cà phê, thuốc lá, v.v Trong lưu vực nhiều nơi có thể xây dựng thành các trung tâm thủy điện như: Trị An, Thác Mơ, Đa Mi, Hàm Thuận v.v Cửa sông Đồng Nai rộng và sâu, mực nước lên xuống theo chế độ bán nhật triều, giao thông đường thủy rất thuận tiện ở khúc hạ lưu (từ Trị An ra biển).

Lưu vực sông Đồng Nai nằm trong khu vực đón gió mùa Tây Nam, lượng mưa lớn,trung bình từ 2000-2800 mm/năm Tâm mưa nằm ở khu vực thượng nguồn sông La Ngà,mạng lưới sông suối tương đối phát triển, song không đều giữa các vùng Mật độ lưới sông vào khoảng từ 0,5-1,0km/km 2 , vùng có mật độ cao là khu vực Bảo Lộc,vùngcómậtđộthấplàkhuvựchạlưusôngLaNgà,sôngBév.v Hệsốdòngchảy bỡnh quõn trong toàn lưu vực vào loại trung bỡnh (à = 0,5), hệ số phõn tỏn Cv= 0,20- 0,25.

Bảng 1.1 Kết quả phân tích chất lượng nước Sông Đồng Nai

STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính

(cột 2) Kết quả Nhóm A Nhóm B

4 Oxy hòa tan (DO) mg/l ≥ 5 ≥2 5,94

5 Tổng chất rắn lơ lửng

22 Thủy Ngân (Hg) mg/l 0,001 0,002 KPH

24 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,2 0,5 KPH

28 Tổng Dichloro diphenyl trichloroethane (DDTs) àg/l 1,0 1,0 KPH

32 Tổng cacbon hữu cơ mg/l - - KPH

33 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1 KPH

34 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0 KPH

38 Hàm lượng nhôm (Al) mg/l.CaCO3 KQĐ KQĐ 0,04

39 Độ cứng tổng cộng mg/l KQĐ KQĐ 20,

40 Tổng chất rắn hòa tan

41 Độ đục NTU KQĐ KQĐ 159

42 Độ màu Pt-Co KQĐ KQĐ 326

(Nguồn: Phòng Thí nghiệm Chi nhánh Cấp nước Dĩ An)

KQĐ: không quy định, KPH: không phát hiện

Hiện tại, khu vực Dĩ An đang phải đối mặt với nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm tài nguyên nước dưới đất Theo kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường thì mực nước dưới đất tại những khu vực sản xuất tập trung có xu hướng hạ thấp trung bình 2m/năm làm ảnh hưởng đến trữ lượng, chất lượng và khả năng khai thác của nước ngầm.

Việc khai thác quá mức nước dưới đất mà không có sự kiểm soát chặt sẽ gây ra một số tác động như: Làm thấp mực nước dưới đất do việc khai thác nước ngầm tràn lan, không có quy hoạch sẽ làm cho mực nước ngầm tại khu vực cạn kiệt dần và làm thấp mực nước ngầm; ảnh hưởng tới công trình khai thác nước ngầm Cụ thể, khi một công trình khai thác nước ngầm đi vào hoạt động thì ảnh hưởng của nó sẽ lan rộng khá nhanh tới khu vực xung quanh, tác động tới các công trình khai thác lân cận làm cho mực nước trong các công trình này bị hạ thấp, do vậy sẽ làm tăng chi phí và giảm hiệu suất khai thác của công trình, đồng thời khoảng cách giữa các công trình khai thác càng gần nhau thì mực nước hạ thấp càng nhiều.

Khai thác nước ngầm thiếu kiểm soát, không đúng kỹ thuật sẽ tạo cơ hội cho nước bẩn thâm nhập, làm biến đổi chất lượng nguồn nước So với nước mặt, nước ngầm ít bị ô nhiễm hơn, nhưng đối với các vùng mà lớp phủ trên tầng chứa nước mỏng hoặc có tính thẩm thấu lớn, làm cho nước mặt thấm xuống nhiều cũng rất dễ gây nhiễm bẩn tầng chứa nước Bên cạnh đó, ở các lỗ khoan có kết cấu cách ly kém, nước bẩn có thể theo thành lỗ khoan thâm nhập vào tầng chứa nước, làm ô nhiễm nước dưới đất Cùng với đó, quá trình khai thác nước làm cho mực nước hạ thấp sẽ làm tăng độ dốc thủy lực của dòng thấm cũng có thể làm tăng quá trình ô nhiễm… Trên cơ sở này, các nhà khoa học đưa ra cảnh báo, khi nước dưới đất đã bị ô nhiễm thì việc khắc phục rất khó khăn và phức tạp, không những tốn kém kinh phí xử lý mà còn đòi hỏi thời gian khắc phục lâu dài, tốnkém.

Căn cứ vào số liệu nghiên cứu về nước ngầm của các khu vực lân cận, cấu tạo địa tầng các tầng chứa nước từ trên xuống dưới như sau:

+ Tầng chứa nước Pleistoxen là tầng chứa nước không có áp, bề dày tầng chứa nước mỏng vào khoảng 15m, thường gặp độ sâu 5-20m và không có khả năng tàng trữ nước dưới đất lớn.

+ Tầng chứa nước Plioxen trên: đây là tầng chứa nước thường gặp ở độ sâu 22-55m với chiều dày tầng chứa nước vào khoảng 2-28m.Đâylà tầng chứa nước đang được khai thác rộng rãi ở khu vực này, với chất lượng nước khátốt.

+ Tầng chứa nước plioxen dưới: đây là tầng chứa nước có độ sâu tương đối lớn, với bề dày trung bình khoảng 43m, số liệu nghiên cứu về tầng nước này gần như chưa có.

1.3.3 Đánh giá khả năng đáp ứng của nguồn nước đối với nướccấp

Hiện nay, Dĩ An đang sử dụng nguồn nước từ sông Đồng Nai làm nguồn nước thô cung cấp cho nhà máy Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở Đông Nam Bộ,gồm nhiều nhánh sông và chảy qua nhiều thác ghềnh, thác cuối cùng nổi tiếng là thác Trị An Nơi đây có hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, đó là hồ Trị An, cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An Sông Đồng Nai là consông:

+ Vị trí giao thông đường thủy quan trọng.

+ Trữ lượng nước dồi dào, ổn định.

+ Chất lượng nước sông khá tốt và ổn định.

+ Khai thác thuận lợi và ổn định.

 Về nguồn nướcngầm: Đối tượng áp dụng khai thác nguồn nước ngầm: theo Nghị định 167/2018/NĐ-CP gồm các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến việc khoanh định, công bố vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và việc áp dụng các hình thức, biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất Các tổ chức, cá nhân có hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất thuộc trường hợp phải có giấy phép thăm dò, khai thác theo qui định tại khoản 2 Điều 52 của Luật Tài nguyênnước.

Khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất phải đảm bảo các nguyên tắc:

+ Bảo đảm phù hợp với quy mô, tính chất của các khu vực gây sụt, lún, ô nhiễm, xâm nhập mặn, cạn kiệt nguồn nước dưới đất, đặc điểm của các tầng chứa nước; tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan.

Kết luậnchương1

Phần tổng quan, đã khái quát các vần đề cấp nước trong nước và nước ngoài từ trước đến nay Giới thiệu tổng quan về khu vực nghiên cứu và đánh giá được khả năng của nguồn nước đáp ứng cho nhu cầu cấp nước sạch cho khu vực nghiên cứu.

Nguồn nước mặt tại thành phố Dĩ An vẫn đảm bảo trữ lượng và chất lượng trong quá trình khai thác Vì vậy, đề tài “Đề xuất giải pháp khai thác và quản lý vận hành an toàn cho hệ thống cấp nước Chi nhánh Dĩ An, Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương” là hết sức cần thiết.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁPTÍNHTOÁN

Cơ sở lý thuyết về quản lý vận hành an toàn hệ thốngcấpnước

2.1.1 Vai trò và đặc điểm của hệ thống cấpnước

Nước sạch là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người và trong hoạt động của xã hội Vấn đề cung cấp nước sạch cho các đô thị phản ánh mức độ văn minh của mỗi đô thị trong từng thời đại.

Hệ thống cấp nước là hệ tổ hợp các công trình đơn vị, từ nguồn, trạm bơm cấp I, trạm xử lý, trạm bơm cấp II, mạng lưới đường ống truyền tải và phân phối, các thiết bị phụ kiện và thiết bị cấp nước Với quá trình khai thác, vận hành hệ thống cấp nước tạo ra nguồn nước đáp ứng nhu cầu ăn uống sinh hoạt, công nghiệp đảm bảo chất lượng và lưu lượng nước [7].

Hệ thống cấp nước có vai trò hết sức quan trọng đối với các loại đối tượng sử dụng.

2.1.2 Công tác quản lý hệ thống cấpnước

Các yêu cầu cơ bản đối với một hệ thống cấp nước là: Đảm bảo đưa đầy đủ và liên tục lượng nước cần thiết đến các nơi tiêu dùng, bảo đảm chất lượng nước đáp ứng mọi yêu cầu sử dụng, giá thành xây dựng và quản lý rẻ, thi công và quản lý dễ dàng, thuận tiện, có khả năng tự động hóa và cơ giới hóa việc khai thác, xử lý và vận chuyển nước.

Hệ thống cấp nước đô thị cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Đảm bảo đầy đủ và liên tục lượng nước cần thiết đến các nơi tiêu dùng Điều này có nghĩa là, ở mọi điểm trên mạng lưới cấp nước, kể cả vị trí bất lợi nhất, vào bất cứ giờ nào, ban ngày hay ban đêm, mùa lạnh cũng như mùa nóng, lúc nào cũng có đủ nước cho các đối tượng sử dụng.

+ Đảm bảo chất lượng nước cho mọi đối tượng dùng nước: Chất lượng nước ăn uống sinh hoạt phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng do Nhà nước quy định theo tiêu chuẩn chỉ tiêu các thành phần trong nước ăn uống sinh hoạt của Bộ Y tế quy định tại QCVN01:2018/BYT.

+ Chất lượng nước sử dụng cho công nghiệp và việc sử dụng hóa chất để xử lý nước phải phù hợp với yêu cầu công nghệ và phải xét đến yêu cầu của chất lượng nước đối với sản phẩm.

+ Giá thành xây dựng và quản lý rẻ: Để có giá thành xây dựng và quản lý rẻ, khi thiết kế hệ thống cấp nước phải đưa ra các giải pháp kỹ thuật, dựa trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật sao cho toàn bộ giá thành toàn bộ của sản phẩm nước sạch là nhỏ nhất

+ Việc xây dựng, quản lý dễ dàng và thuận tiện, có khả năng tự động hóa và cơ giới hóa việc khai thác, xử lý và vận chuyển nước nhằm giảm bớt sức lao động, đơn giản các quy trình kỹ thuật, công trình thích hợp tính linh hoạt cao.

+ Cơ giới hóa và tự động hóa từng công đoạn trong hệ thống cấp nước: đưa những công nghệ hiện đại để nâng cao khả năng cơ giới hóa, tự động hóa các công đoạn trong hệ thống cấp nước Dây chuyền xử lý thích hợp, thiết bị công nghệ hiện đại độ tin cậy cao, hệ thống điều khiển tự động Cải tạo các công trình quá cũ hoặc hiện nay chưa đảm bảo công suất thiết kế [8].

2.1.3 Cácquy định trong quản lý hệ thống cấpnước

Hệ thống cấp nước đô thị phải đảm bảo phù hợp với sơ đồ cấp nước của quy hoạch vùng, quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, đảm bảo việc bảo vệ và sử dụng tổng hợp các nguồn nước.

Khi cải tạo, mở rộng hệ thống cấp nước, phải đánh giá về kỹ thuật, kinh tế và điều kiện vệ sinh của các công trình cấp nước hiện có và dự kiến khả năng sử dụng tiếp theo phải xét đến khả năng sử dụng đường ống, mạng lưới và công trình theo từng đợt xây dựng.

Chất lượng nước cấp cho ăn uống sinh hoạt phải đảm bảo theo yêu cầu củaquychuẩn về cấp nước cho ăn uống sinh hoạt Hóa chất, vật liệu, thiết bị trong xử lý, vận chuyển và dự trữ nước ăn uống không được ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước và sức khỏe của conngười.

Chất lượng nước dùng trong công nghiệp và việc sử dụng hóa chất để xử lý nước phải phù hợp với yêu cầu của công nghệ và sản phẩm.

Theo QCXDVN 01:2008/BXD “Quy hoạch xây dựng” việc quản lý hệ thống cấp nước đô thị phải tuân thủ theo các quy định sau:

- Quy định về khu vực bảo vệ nhà máy, trạm cấp nước:

+ Trong phạm vi 30m kể từ chân tường các công trình xử lý phải xây tường rào bảo vệ bao quanh khu vực xử lý nước;

+ Bên trong tường rào này không được xây dựng nhà ở, công trình vui chơi, sinh hoạt, vệ sinh, không được bón phân cho cây trồng và không được chăn nuôi súc vật;

+ Khu vực bảo vệ đường ống cấp nước tối thiểu là 0,5m.

- Hệ thống cung cấp nước đô thị phải đảm bảo thoả mãn các yêu cầu về chất lượng, áp lực, lưu lượng nước cấp cho các nhu cầu trong đô thị, gồm:

+ Nước sinh hoạt cho người dân đô thị (gồm dân nội thị và ngoại thị);

+ Nước sinh hoạt cho khách vãng lai;

+ Nước cho các công trình công cộng, dịch vụ;

+ Nước tưới cây, rửa đường;

+ Nước cho sản xuất nhỏ, tiểu thủ công nghiệp;

+ Nước cho các khu công nghiệp tập trung;

+ Nước dự phòng, rò rỉ;

+ Nước cho bản thân khu xử lý.

Phương hướng phát triển của Thành phốDĩAn

2.2.1 Định hướng phát triển cơ sở hạtầng

Theo Quyết định 2481/QĐ-UBND, Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Dĩ An năm 2020, tầm nhìn 2030.

Tới năm 2030, Dĩ An sẽ có cơ cấu ổn định về mặt không gian đô thị để phát triển theo chiều sâu, chuyển đổi hết quỹ đất nông nghiệp sang đất xây dựng đô thị:

+ Đất đường giao thông đối ngoại, đường chính đô thị sẽ chiếm 13% diện tích đất đô thị; + Trồng nhiều cây xanh, mở nhiều công viên để nâng cao đời sống người dân;

+ Duy trì ổn định và phát triển các khu cụm công nghiệp hiện hữu theo hướng thu hút các dự án đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ cao, thu hút ít lao động phổ thông; Không mở thêm các khu, cụm công nghiệp trong đô thị;

+ Từng bước chuyển đổi các cơ sở công nghiệp nằm trong các khu dân cư sang công nghệ sạch Di dời các cơ sở gây ô nhiễm như lò gạch ngói, cơ sở nhuộm, mạ, hóa chất, thuốc trừ sâu, trại chăn nuôi, giết mổ gia súc Chuyển diện tích đất đai các cơ sở này sang mục đích dân dụng;

+ Phát triển trung tâm hành chính tại khu hành chính hiện hữu;

+ Phát triển trung tâm thương mại - dịch vụ dọc theo tuyến quốc lộ 1K gắn với khu đô thị đại học;

+ Phát triển các khu ở gắn với dịch vụ tổng hợp tại phường Dĩ An, phường An Bình, phường Đông Hòa, dọc theo quốc lộ 1A và đường Đông Tây TP Dĩ An;

+ Phát triển các trung tâm dịch vụ cho công nhân và khu công nghiệp tại thành phố Dĩ

An, phường Tân Đông Hiệp, phường Tân Bình,

+ Phát triển khu du lịch tại khu vực núi Châu Thới, hồ Bình An.

Xây dựng, cải tạo và nâng cấp các tuyến đường hiện hữu;

Xây dựng thêm một số tuyến đường giao thông chính khu vực Tân Đông Hiệp và TânBình để hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng của đô thị theo tiêu chuẩn của đô thị loại I;

Tỷ lệ đất của các đường giao thông đối ngoại và đường chính đô thị chiếm tối thiểu 13% diện tích đô thị đã mở rộng với toàn bộ đất nông nghiệp còn lại; Đường sắt Bắc Nam và đường sắt Xuyên Á sẽ được xây dựng;

Xây dựng mới trục đường chính Đông - Tây;

Kết hợp với thành phố Hồ Chí Minh xây dựng bến xe khách Bình Thắng (bến xe miền Đông mới);

Cải tạo ga Sóng Thần theo dự án của ngành giao thông vận tải

Các tuyến giao thông đối ngoại:

+ Đường xuyên Á (hướng tuyến từ khu Sóng Thần đến ngã tư trường đại học quốc gia): tương lai, tuyến đường này cũng sẽ hình thành tuyến metro;

+ Đường Mỹ Phước - Tân Vạn: áp dụng khoảng lùi xây dựng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

+ Các dự án về đường sắt tuân thủ các dự án của Bộ Giao thông Vận tải qua Dĩ An Xây dựng đường và ga đường sắt đi trên cao để ít ảnh hưởng tới giao thông đô thị.

Các đường trục chính đô thị:

+ Xây dựng bến xe miền Đông mới tại phường Bình Thắng (kết hợp với thành phố Hồ Chí Minh) đồng thời giải tỏa bến xe Lam Hồng tại phường An Bình;

+ Phát triển mạng lưới giao thông, bao gồm: Phát triển mạng lưới đường cao tốc, quốc lộ, đường sắt; các tuyến đường thuỷ nội địa và đường hàng hải; các cảng biển, sân bay quốc tế, quốc gia; mạng lưới đường bộ, đương thuỷ liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn, mạng lưới đường tỉnh.

Phát triển mạng lưới cấp điện, bao gồm: phát triển các công trình cấp điện và mạng lưới truyền tải điện đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng;

Hệ thống cấp điện của đô thị Dĩ An được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh;

Các tuyến điện hạ thế, trung thế được đi ngầm.

+ Nguồn điện lưới quốc gia được nâng cấp qua các đường điện cao thế 22KV, 110KV và các trạm cao thế 500/220/100KV tại các khu công nghiệp tập trung, xây dựng trạm biến thế 110KV riêng;

+ Đầu tư xây dựng 3 trạm biến thế mới Tân Bình, Đông Hòa I, II;

+ Tuy nhiên, giai đoạn đầu do nguồn vốn đầu tư chưa đủ, ở các khu dân cư và công nghiệp khác, lưới điện có thể là đường dây trên không;

+ Sử dụng cáp ngầm là ở các khu trung tâm hành chính.

Phát triển mạng lưới cấp nước bao gồm: phát triển mạng lưới cấp nước quy mô vùng, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn, cấp nước liên huyện;

Hệ thống cấp nước của đô thị Dĩ An được đầu tư xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh; Dân cư của đô thị Dĩ An sẽ được cấp 100% nước sạch từ nhà máy nước Dĩ An;

Nguồn nước chủ yếu lấy từ nhà máy nước Dĩ An;

Mạng lưới đường ống: thiết kế theo các mạch vòng khép kín để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của hệ thống dựa trên cơ sở mạng lưới đã có.

Hiện trạng nhà máy nước Dĩ An và đánh giá các tồn tại bất cập trong quản lývận hànhhệthống

2.3.1 Đánhgiá hiện trạng nguồn nước khai thác phục vụ cấp nước sinh hoạt tạiThành phố DĩAn

Bình Dương có 3 con sông chính gồm sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé thuộc hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai, nguồn nước khai thác chủ yếu của nhà máy nước Dĩ An là sông Đồng Nai Tiềm năng nguồn nước mặt khá dồi dào, hàng năm các sông truyền tải đến khu vực một khối lượng nước rất lớn, nhưng do chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều nên dòng chảy mặt có nguy cơ bị xâm nhập mặn, đây là một vấn đề bất lợi cho việc sử dụng nguồn nước mặt cho sinh hoạt và phát triển sản xuất nông nghiệp của thành phố.

Sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế mạnh mẽ tạo nên nhu cầu sử dụng nước lớn trong khi nguồn tài nguyên nước không thay đổi, dẫn đến nguồn nước bị suy giảm cả về chất lẫn về lượng Trong đó, các nguồn thải đi vào hệ thống sông Sài Gòn

- Đồng Nai thì nước thải sinh hoạt và công nghiệp góp tỉ lệ lớn nhất với tải lượng chất gây ô nhiễm cao.

Nước thải sinh hoạt: với số dân khoảng 546916 người và hơn 130 khu dân cư tập trong chủ yếu ở lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai, Bình Dương là tỉnh thứ 3 đóng góp nước thải sinh hoạt trong lưu vực sông này Tốc độ đô thị hóa nhanh, hạ tầng kỹ thuật thoát nước, xử lý đô thị phát triển không tương xứng, làm gia tăng ô nhiễm do nước thải sinh hoạtgâyra.

Nước thải y tế: Hiện nay chất lượng nước thải được xử lý vẫn chưa triệt để, bùn thải từ hệ thống xử lý đều được xử lý sai qui định Tại trạm y tế và phòng khám đa khoa đều không có hệ thống xử lý nước thải Đây là nguồn thải chứa nhiều chất ô nhiễm và có các thành phần nguy hại góp phần suy giảm chất lượng nước mặt của tỉnh.

Nước thải công nghiệp: theo thống kê Bộ Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương đóng góp khoảng 10% tổng lượng nước thải đổ vào lưu vực sống Sài Gòn - Đồng Nai.

Theo kết quả quan trắc qua các năm cho thấy, chất lượng nước sông Sài Gòn, sông Đồng Nai chảy qua địa bàn Bình Dương ở phần thượng nguồn còn khá tốt, trong khi chất lượng nước ở phần hạ lưu có xu hướng xấu đi do nước thải từ các khu công nghiệp đổ vào.

Kết quả quan trắc qua các năm cho thấy chất lượng nước sông Đồng Nai có hiện tượng ô nhiễm dinh dưỡng, do hàm lượng NH3-N vượt giới hạn cho phép Các thông số quan trắc còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy định.

Tuy nhiên so với sông Sài Gòn, sông Bé thì mức độ ô nhiễm dinh dưỡng trên sông Đồng Nai qua các năm thấp hơn.

2.3.2 Đánh giá hiện trạng các công trình xử lý nước cấp tại Thành phố DĩAn

(Nguồn: Chi nhánh Cấp nước Dĩ An)

Hình 2.1 Nhà máy nước Dĩ An

Bể PƯ có tầng cặn lơ lửng

Bể trộn đứng Trạm bơm cấp I

Trạmbơm cấp II Mạng lưới ống chuyển tải và phân phối Bể chứa nước sạch Bể lọc nhanh

Nhà máy nước Dĩ An địa chỉ tại tại số 369B/1 Khu Phố 1A, Phường An Phú, TP Thuận

An, tỉnh Bình Dương công suất cấp nước hiện tại là 190.000m 3 /ngày.đêm

Sơ đồ dây chuyền công nghệ của nhà máy như sau [3]:

Dưới đây là hiện trạng thông số các công trình xử lý đơn vị tại nhà máy nước Dĩ An:

(Nguồn: Chi nhánh Cấp nước Dĩ An)

Nước thô sẽ tự chảy vào mương thu rộng 12m, qua 2 ống D2000 tại cuối mương thu nối vào ống hút của bơm nước thô và sau đó nước được chuyển tải đến nhà máy xử lý, nằm cùng khu vực của nhà máy nước Dĩ An.

Trạm bơm cấp I: công suất 190.000m 3 /ngày Số lượng lắp đặt 05 bơm ly tâm hoạt động luân phiên Thông số kỹ thuật: Q = 2500-2600 m 3 /h, H = 70m Tuyến ống nước thô có D1200 chiều dài4900m. Đánh giá: Trạm bơm cấp I luôn được nhân viên kiểm tra hệ thống chắn rác và bơm để tránh rác và chất bẩn làm nghẹt bơm hằng ngày Trạm bơm nên lắp đặt hệ thống biến tần để dễ dàng trong vận hành, mà công nhân không cần phải đóng mở van bằng tay Lắp biến tần sẽ dễ dàng kiểm soát và giảm chi phí điện năng trong quá trình vận hành.

01 bể hình tròn Kích thước bể: DxH = 8.2mx6.1m Sử dụng 01 ống thép D1500 dẫn nước thô vào bể trộn, ống thép D200 dẫn nước xả tràn và ống thép D100 xả cặn Sử dụng

01 mương dẫn nước có bề rộng 3.4m dẫn nước từ bể trộn qua bể lắng Để đường ống nước thô vào và ống xả tràn, xả cặn sử dụng van bướm điều khiển bằng điện Trên đường ống dẫn nước từ bể trộn qua bể lắng sử dụng van phai điều khiển bằng điện.

(Nguồn: Chi nhánh Cấp nước Dĩ An)

Hình 2.3 Bể trộn đứng Đánh giá: Khó điều chỉnh cường độ khuấy khi cần thiết do tổn thất áp lực lớn nên công trình phải xây cao, quá trình vận hành gặp khó khăn.

 Bể phản ứng lớp cặn lơlửng:

Kích thước mỗi bể: LxBxH = 17.5mx9.0x5.6m Sử dụng mương dẫn tập trung từ bể trộn sang bể phản ứng, nước được dẫn qua ống D1600 phân phối đều cho 04 bể bằng mương tập trung có bề trọng 2.5m Mỗi bể có 01 lỗ thông BxH = 0.5x0.5(m) phân phối nước đều vào từng bể Ống xả cặn và xả đáy bằng ống thép D150 đặt sát đáybể.

(Nguồn: Chi nhánh Cấp nước Dĩ An)

Hình 2.4 Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng

Kích thước mỗi bể: LxBxH = 39.0mx9.0mx6.0m

Phần thu nước bề mặt sử dụng máng răng cưa, máng rộng 2.0m Máng được gia cố bằng các thanh chữ U giằng ngang b, một đầu máng neo vào dầm bể, đầu kia xuyên qua tường của máng thu nước cuối bể Ống D1200 dẫn nước từ bể lắng ngang sang bể lọc Thu bùn bằng ống hút bùn trọng lực D150, bùn lắng được xả ra mương dẫn về sân phơ bùn Và xả bùn là van bướm điều khiển tự động.

(Nguồn: Chi nhánh Cấp nước Dĩ An)

Hình 2.5 Bể lắng ngang Đánh giá: Bể lắng ngang tốn diện tích, thời gian lắng chậm, chi phí đầu tư ban đầu cao nhưng với trạm cấp nước cóquymô công suất lớn thì đánh giá chúng là dễ vận hành, có hiệu quả tốt hơn là bể lắng đứng trong quá trình hoạtđộng.

(Nguồn: Chi nhánh Cấp nước Dĩ An)

Hình 2.6 Bể lọc nhanh trọng lực

Kích thước mỗi bể: LxBxH = 12.0mx6.0mx4.6m Nước được dẫn vào bể lọc nhanh bằng mương phân phối kích thước BxH = 7.8mx2.1m.

Tính toán nhu cầu sử dụng nước hiện tại và dự báo nhu cầu sử dụng nướctrong tương lai củakhu vực

Gồm 5 phường: phường Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, phường Dĩ An, phường Đông Hòa, phường Bình An và 2 phường hiện chưa có hệ thống cấp nước là Phường An Bình, Phường Bình Thắng trong phạm vi mở rộng.

2.4.2 Khu vực phục vụ cấpnước

Vùng cấp nước phục vụ nhu cầu dùng nước của sản xuất của các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cơ quan hành chánh sự nghiệp, thương mại - dịch vụ, người dân trong TP Dĩ An.

Số liệu dân số và nhu cầu dùng nước được thống kê theo các năm, dự báo về khả năng tăng dân số trong tương lai Cơ sở tính toán dân số được xác định hằng năm Việc tính toán dân số được thể hiện như sau:

Cơ sở tính toán dự báo dân số trong tương lai được xác định trên dân số hiện tại và tỷ lệ tăng dânsố.

Quy mô dân số khu vực dự án được tính dựa trên dân số hiện tại và tỷ lệ tăng dân số. Theo niên giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh Bình Dương ban hành và báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương tỷ lệ tăng dân số khu vực nghiên cứu là 7.1% -7.3%.

Theo phạm vi nghiên cứu, nhà máy xử lý nước sẽ cung cấp nước cho 5 phường gồm phường Dĩ An, phường Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, phường Đông Hòa, phườngBình An và 2 phường trong phạm vi mở rộng là phường Bình Thắng, phường AnBình.

Bảng 2.3 Dự báo số dân được theo dõi theo từng giai đoạn

STT Tên Phường Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

I Các Phường thuộc khu vực nghiên cứu (đến năm 2025)

II Các Phường tham gia vào giai đoạn mở rộng (đến năm 2025)

2.4.2.2 Tính toán nhu cầu sử dụngnước

Bao gồm 5 phường của TP.Dĩ An với đường kính ống D300 trở lên (gồm phường Tân Bình, phường Tân Đông Hiệp, phường Dĩ An, phường Đông Hòa, phường Bình An và 2 phường đang phạm vi mở rộng là phường Bình Thắng và phường An Bình).

Phương pháp uớc tính nhu cầu dùng nước của người dân trong khu vực

Căn cứ cuộc điều tra kinh tế xã hội khu vực cho thấy nguồn nước sử dụng không đảm bảo nên người dân hoàn toàn ủng hộ trong việc cung cấp nước sạch và sẵn sàng chi trả các chi phí để được sử dụng dịch vụ cung cấp nước sạch Lượng nước cần để thỏa mãn nhu cầu hằng ngày của người dân.

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn

TCXDVN 33-2006, Tiểu chuẩn cấp nước, mạng lưới đường ống và công trình

QCVN 01:2019/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng.

Quy hoạch tổng thể hệ thống cấp nước Thành phố Dĩ An.

Xác định nhu cầu dùng nước

Nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cơ quan hành chánh sự nghiệp, dịch vụ và lượng nước thất thoát được tính như sau:

Cung cấp nước sinh hoạt: với tỷ lệ nước sinh hoạt chiếm rất cao, tổng lượng nước bán ra rất lớn nênđâylà thị trường tiềm năng mang lại lợi nhuận Các đối tượng dùng nước sinh hoạt là các hộ gia đình, lượng nước được khách hàng sử dụng cho các mục đích ăn uống, tắm giặt và các nhu cầu sinh hoạt khác Trong đó, nguồn nước máy là nguồn nước chủ yếu cho ăn uống Nước mưa, nước giếng khoan là nguồn nước chủ yếu sử dụng cho các hộ gia đình chưa có nước máy, tuy vậy tỷ lệ không nhỏ hộ gia đình sử dụng nguồn nước giếng khoan cho tắm giặt và sinhhoạt.

 Nhu cầu nước sinh hoạt(Qsh):

Nước dùng cho nhu cầu sinh hoạt gồm: ăn uống, tắm giặt và vệ sinh Nhu cầu dùng nước sinh hoạt được tính toán dựa vào qui mô dân số và tiêu chuẩn dùng nước Theo TCXDVN 33-2006, đối tượng dùng nước và thành phần cấp nước sinh hoạt đến năm

2020, 99% dân số được cấp nước với tiêu chuẩn 150 l/người ngày đối với nội đô và 90% dân số được cấp nước với tiêu chuẩn 100 l/người ngày đối với ngoại vi.

Do vậy, tỷ lệ phục vụ và tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho nhà máy nước Dĩ An đề xuất nhưsau:

GĐ1 và GĐ1MR (năm 2025): 95% dân số được cấp nước sạch với tiêu chuẩn 150 l/người.ngày.

GĐ2 (năm 2030): 100% dân số được cấp nước sạch với tiêu chuẩn dự kiến 170 l/người.ngày.

 Nhu cầu dùng nước phục vụ công cộng(Qcc):

Lưu lượng nước dùng cho phục vụ công cộng là lượng nước cấp cho tưới cây, rửa đường, chữa cháy… và được xác định theo %Qsh Theo TCXDVN 33-2006, lượng nước cấp cho nhu cầu này như sau:

+ GĐ1 và GĐ1MR (năm 2025): 10%Qsh

 Nhu cầu dùng nước thương mại, dịch vụ(Qtm):

Lượng nước cung cấp khá lớn cho nhà hàng, quán ăn, trạm rửa xe và cung cấp cho đơn vị hành chính sự nghiệp trong khu vực như trường học, bệnh viện, UBND….

Lượng nước thương mại, dịch vụ được lấy như sau:

+ GĐ1 và GĐ1MR (năm 2025): 10%Qsh

 Nhu cầu dùng nước tiểu thủ công nghiệp(Qtcn): Đối tượng dùng nước cần được xác định đầy đủ nhu cầu hiện tại và tương lai nhằm đảm bảo cấp nước an toàn trong sản xuất, các khách hàng này chiếm tỷ trọng tương đối lớn, giá bán nước cho đối tượng này lớn hơn so với bán nước sinh hoạt Theo TCXDVN 33-

2006, lượng nước cấp cho nhu cầu này nhưsau:

+ GĐ1 và GĐ1MR (năm 2025): 15%Qsh

 Nước thất thoát, rò rỉ và Nước dùng cho bản thân trạm xử lý (Qrr,Qtr):

Tỷ lệ % nước thất thoát và rò rỉ: % tổng lượng nước cấp vào mạng lưới:

+ GĐ1 và GĐ1MR (năm 2025): Qrr= 15%(Qsh + Qcc + Qtm + Qtcn)

+ GĐ2 (năm 2030): Qrr = 12%(Qsh + Qcc + Qtm + Qtcn)

Nước dùng cho bản thân trạm xử lý được tính theo TCXDVN 33-2006:

+ GĐ1 và GĐ1MR (năm 2025): Qtr = 8%( Qsh + Qcc + Qtm + Qtcn+ Qrr)

+ GĐ2 (năm 2030): Qtr = 10%( Qsh + Qcc + Qtm + Qtcn+ Qrr)

 Nước khu công nghiệp(Qcn):

+ Đối với ngành công ngành sản xuất rượu bia, sữa, đồ hợp, chế biến thực phẩm, giấy, đệt: 45m 3 /ha/ngày.

+ Đối với ngành công nghiệp khác: 22m 3 /ha/ngày.

Qcn = Diện tích * % tỉ lệ diện tích cung cấp * tiêu chuẩn cấp nước

Tổng nhu cầu dùng nước hằng ngày gồm lượng nước sử dụng cho sinh hoạt, công cộng, thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, lượng nước thất thoát rò rỉ, khu công nghiệp và lượng nước được phép thất thoát trên mạng lưới.

 Sự biến động về nhu cầu dùngnước

Qua trình bày như trên, thì đây là nguồn sử dụng nước rất lớn do tốc độ tăng nhanh dân số và các thương mại dịch vụ phát triển mạnh nên gây ra sự chênh lệch cao về nhu cầu dùng nước trong các mùa khác nhau Điều này gây rất nhiều khó khăn trong sản xuất,quản lý và vậnhành.

Bảng 2.4 Nhu cầu dùng nước của Khu công nghiệp năm 2020 – 2030

STT Khu công nghiệp Diện tích

Tiêu chuẩn cấp nước (%) Tỉ lệ diện tích cungcấp (%)

Nhu cầu dùng nước (m 3 /ngđ)

I Khu công nghiệp thuộc khu vực cấpnước

1 Khu công nghiệp Sóng Thần 178.01 45 45 45 0.85 6809 6809 6809

2 Khu công nghiệp Sóng Thần 2 279.27 22 22 22 0.85 5223 5223 5223

3 Khu công nghiệp Đông Hiệp A 52.8 22 22 22 0.85 987 987 987

4 Khu công nghiệp Đông Hiệp B 164.92 45 45 45 0.85 6308 6308 6308

II Khu công nghiệp thuộc phạm vi mởrộng

5 Khu công nghiệp Bình An 991 45 45 0.85 991 991

6 Khu công nghiệp Bình Đường 1721 45 45 0.85 1721 1721

Bảng 2.5 Tổng hợp nhu cầu dùng nước

STT Các chỉ tiêu Đơn vị Giai đoạn tính toán

2 Dân số dự báo người 683641 931307 1004610

4 Số người được phục vụ người 649459 884742 1004610

5 Tiêu chuẩn dùng nước lit/người.ngày 150 150 170

6 Nước sinh hoạt (Qsh) m 3 /ng.đ 97419 132711 170784

7 Nước công cộng (Qcc) m 3 /ng.đ 10% 10% 10%

8 Nước thương mại, dịch vụ (Qtm) m 3 10% 10% 15%

9 Nước tiểu thủ công nghiệp (Qtcn) m 3 15% 15% 20%

10 Nước thất thoát và rò rỉ (Qrr) m 3 15.00% 15.00% 12.00%

Qrr = %(Qsh + Qcc + Qtm + Qtcn) 6970 9495 13125

11 Nước dùng cho bản thân trạm xử lý (Qtr) m 3 8.00% 8.00% 10.00%

Qtr = %(Qsh + Qcc + Qtm + Qtcn + Qrr) 13849 18866 26076

12 Nước khu công nghiệp (Qcn) m 3 /ng.đ 19327 22039 22039

13 Công suất trung bình ngày m 3 /ng.đ 171661 229560 308876

Hệ số ngày dùng nước lớn nhất: Kng.max 1.2 1.2 1.2

14 Lưu lượng ngày dùng nước lớn nhất: Q = Qtb×Kng.max 205993 275472 370651

Nhận xét: Dựa vào Bảng 2.5 lưu lượng nước cấp hiện nay, ta thấy:

+ Giai đoạn 1 (năm 2025): cấp nước cho 5 phường gồm Tân Bình, Tân Đông Hiệp, Dĩ

An, Đông Hòa và Bình An với tỉ lệ phục vụ là 95% dân số dự báo.

Phân tích và lựa chọn mô hình tính toán thủy lực cho hệ thống cấp nước tậptrung Thành phốDĩAn

2.5.1 Cơ sở lý thuyết lựa chọn mô hình tính toán thủylực

2.5.1.1 Khái niệm về mạng lưới cấp nước[5]

Mạng lưới đường ống cấp nước là một hệ thống bao gồm các đường ống chính, nhánh và ống phân phối nối với nhau làm nhiệm vụ vận chuyển và phân phối nước từ hệ thống cấp nước đến nơi tiêu thụ Theo hình dạng và phương pháp vận chuyển nước người ta chia làm 2 loại: sơ đồ mạng lưới phân nhánh và sơ đồ mạng lưới vòng…

Hình 2.11 Sơ đồ mạng lưới phân nhánh

Hình 2.12 Sơ đồ mạng lưới vòng

2.5.1.2 Chế độ áp lực của hệthống

Hệ thống cấp nước phải đảm bảo cung cấp nước tới mọi đối tượng dùng nước với áp lực cần thiết do trạm bơm cấp II và đài nước tạo ra để thắng được:

+ Tổng tổn thất áp lực trong hệ thống.

+ Độ chênh lệch hình học giữa nơi đặt đài, với các vị trí dùng nước.

+ Tạo ra áp lực cần thiết tại các điểm dùng.

Hình 2.13 Sơ đồ áp lực cần thiết của công trình Áp lực cần thiết của công trình được tính theo công thức:𝐻 𝑛ℎ = Hhh+ Hml+ Htd

+ Hhh: chiều cao hình học của mạng lưới cấp nước ngoài phố đến miệng vòi cao nhất trong nhà.

+∑ℎ𝑚𝑠: tổng tổn thất áp lực của hệ thống cấp nước bên trong công trình gồm tổn thất theo chiều dài và tổng tổn thất cục bộ.

+ Htd: áp lực tự do cần thiết tại miệng vòi của thiết bị vệ sinh ở vị trí bất lợi nhất.

+𝐻 𝑛ℎ : áp lực cần thiết của công trình (nhà) Chọn áp lực cần tính theo số tầng nhà Nhà

1 tầng thì cột nước cần thiết:𝐻 𝑛ℎ = 8-12m.

Nhà 2 tầng thì cột nước cần thiết:𝐻 𝑛ℎ = 12m.

Khi số tầng nhà lớn hơn 2 tầng ta dùng công thức tính sau:𝐻 𝑛ℎ = 12 + (n-2)×4

Trong đó: n là số tầng của ngôi nhà.

2.5.1.3 Giới thiệu cách tính toán thủy lực mạng lưới cấpnước

 Tính toán thủy thủy lực mạng lưới phânnhánh

Trình tự tính toán thủy lực mạng lưới phân nhánh theo các bước sau:

- Xác định lưu lượng tính toán của toàn mạng lưới theo các trường hợp tính toán:

+𝑄 𝑡𝑡 ,𝑄 𝑡𝑡 , 𝑄 𝑐𝑐 trong giờ dùng nước lớn nhất, xác định từ biểu đồ dùngnước.

+ Quy hoạch mạng lưới: chia mạng lưới thành các đoạn tính toán, ghi chiều dài, ghi các lưu lượng tập trung và đánh số các điểm nút lên sơ đồ, đoạn ống tính toán là đoạn ống nằm giữa các nút có đường kính khôngđổi.

- Xác định lưu lượng dọc đường đơn vị, lưu lượng dọc đường của các đoạn ống Quy lưu lượng dọc đường về cácnút.

- Xác định lưu lượng tính toán của các đoạn ống và ghi lên sơđồ:

- Chọn tuyến tính toán chính là tuyến dài nhất và điểm cuối ở vị trí cao nhất và có cột nước yêu cầu cao nhất (vị trí bất lợinhất).

Tính toán thủy lực tuyến chính.

Chọn đường kính ống theo vận tốc kinh tế (Vkt).

Tính toán tổn thất thủy lực trên các đoạn ống và tính tổng tổn thất trên tuyến chính.

Từ cột nước yêu cầu ở điểm cuối trên tuyến chính Xác định cột nước yêu cầu tại điểm đầu tuyến chính (đầu hệ thống).

Vẽ cắt dọc đường mực nước dọc tuyến chính, trên đó ghi cốt địa hình, đường mực nước từ đó xác định được cột nước bơm (Hb) chiều cao đài nước (Hđ) và áp lực tại các nút trên tuyến chính.

Tính toán thủy lực tuyến phụ (nhánh).

Xác định tổn thất thủy lực cho phép∆𝐻(chênh lệch áp lực giữa điểm đầu và điểm cuối trong tuyến phụ, xác định độ dốc thủylực).

+∑𝑙: tổng chiều dài các đoạn ống trên tuyến phụ.

Từ lưu lượng tính toán (Qtt), và độ dốc thủy lực trung bình (jTB) chọn đường kính D của các đoạnống.

Tính toán kiểm tra tổn thất thủy lực trên tuyến phụ∑ℎ𝑚𝑠tuyến phụ so sánh nếu tổng tổn thất áp lực (∑ℎ𝑚𝑠)trên tuyến phụ lớn hơn tổn thất cho phép (∆𝐻)thì ta phải tăng đường kính (D) của một số đoạn.

Nếu∑ℎ𝑚𝑠tuyến phụ nhỏ hơn [H] thì ta phải giảm đường kính D đi.

 Tính toán thủy lực mạng lướivòng

Trình tự tính toán thủy lực mạng lưới vòng như sau:

- Xác định lưu lượng tính toán của toàn mạng lưới theo các trường hợp cầntính.

- Quy hoạch mạng lưới chia mạng lưới thành các vòng không nên chia thành quá nhiều hoặc quáít.

- Chia những đoạn ống tính toán ghi chiều dài, lưu lượng tập trung, đánh số vòng, số nút lên sơđồ.

- Xác định lưu lượng dọc đường đơn vị, lưu lượng dẫn dòng của các ống, quy lưu lượng dẫn dòng về cácnút.

- Nhận xét lưu lượng ở các nút rồi sơ bộ vạch hướng nước chảy để bao giờ cũng theo hướng ngắn nhất và đánh mũi tên chiều nước chảy lên cácđoạn.

- Xác định tuyến đường ống chính, sơ bộ phân bố lưu lượng từng đoạn ống sao cho thoả mãn phương trình cân bằng tại nút Nước chảy trong đường ống chính lớn hơn lưu lượng trong ống nối và ốngphụ.

- Các tuyến song song thì có lưu lượng tươngđương.

- Xác định đường kính ống theo vận tốc thực tế và lưu lượng kinhtế.

- Tính tổn thất áp lực trên mỗi đoạn ống và kiểm tra theo phương trình cân bằng áp lực cho mỗi vòng Nếu tính∑ℎ𝑣ò𝑛𝑔không thoả mãn điều kiện cho phép nhỏ hơn0,5mđối với vòng nhỏ và nhỏ hơn 1,5m đối với vòng lớn thì lúc này điều chỉnh lưu lượng trên từng vòng và trên cả mạng lưới sao cho thoả mãn điều kiện cho phép.

2.5.2 Giới thiệu các chương trình tính toán thủy lực mạng lưới cấpnước

2.5.2.1 Chương trình tính toán thủy lực mạng lướiLoop

LOOP là chương trình tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước, có khả năng mô phỏng thủy lực của mạng lưới, LOOP tính được lưu lượng trên mỗi đoạn ống và áp suất tại các nút, LOOP được chạy trong NC.

LOOP dùng để tính toán thủy lực mạng lưới vòng, xác định lưu lượng của từng đoạn ống và áp suất tại các nút phục vụ công tác thiết kế và quản lý mạng lưới cấp nước.

Chương trình Loop có ưu điểm là đơn giản dễ sử dụng, tính toán cho kết quả tương đối chính xác Nhược điểm là chỉ mới xác định được lưu lượng của các đoạn ống và áp suất của các nút trong một trường hợp nhất định, chưa đề cập đến thời gian cũng như yếu tố chất lượng nước trong mạng lưới, phần mềm chỉ ứng dụng cho mạng lưới có giới hạn tố đa là 500 đoạn ống và 400 nút, giao diện không trựcquan.

2.5.2.2 Chương trình tính toán thủy lực BentleyWatergems

Phần mềm này là của hãng Bentley (Mỹ), là phần mềm ứng dụng mô hình hóa thủy lực, mô phỏng chất lượng nước trong hệ thống phân phối nước với khả năng tương tác tiên tiến, xây dựng mô hình không gian địa lý và tích hợp các công cụ quản lý WaterGEMS cung cấp một môi trường làm việc dễ dàng cho phép người dùng có thể phân tích, thiết kế, tối ưu hóa hệ thống cấp nước WaterGEMS có thể vận hành trên các phần mềm sau: Micro Station, AutoCAD, chế độ độc lập Stand Alone và đặc biệt là ArcGis Người dùng có thể sử dụng WaterGEMS để giải quyết những vấn đềsau:

Phân tích tính toán thủy lực theo thời gian của hệ thống phân phối nước với các đối tượng như bơm, bể chứa, đường ống, ống nối, cống, kênh hở, van…

Thực hiện dự báo mô phỏng thời gian kéo dài để phân tích khả năng phản ứng của hệ thống thủy lực với những nhu cầu cung và cấp nước khác nhau.

Phân tích lưu lượng chữa cháy trong điều kiện khắc nghiệt của hệ thống Ứng dụng chức năng quản lý kịch bản, so sánh các tình huống khác nhau trong hệ thống thủy lực.

Áp dụng phần mềm EPANET để mô phỏng mạng lưới cấp nước phục vụtrong công tác quản lý vận hành an toàn hệ thống cấp nước TP.Dĩ An

Căn cứ vào Bảng 2.5 Tổng hợp nhu cầu dùng nước giai đoạn 2025-2030 Phương pháp tính toán như sau: Sau khi thực hiện vẽ lại toàn bộ hiện trạng mạng lưới cấp nước trong phần mềm Cad bao gồm mạng cấp 1, 2, 3 đúng tỉ lệ đo vẽ bản đồ hiện trạng (chiều dài của các tuyến ống so với thực tế là chính xác), tiếp theo đó sử dụng phần mềm Epacad để chuyển toàn bộ mạng lưới đường ống từ phần mềm Cad sang phần mềm EPANET.Khi đó ta có hệ thống mạng lưới tương đối chính xác về chiều dài (xác định được chiều dài tính toán của các đoạn ống) và đường kính thực tế trên hệ thống được nhập vào phần mềm EPANET Lựa chọn sử dụng các công thức ứng dụng của Excel để thiết lập và tính toán lưu lượng phân bố vào các nút Sau khi các nút đã có lưu lượng ta cho chạy phần mềm và biết được lưu lượng tính toán trong các đoạn ống (bao gồm cả ống truyền tải và dịch vụ) Khi đã có lưu lượng tính toán của các ống dựa vào bảng vận tốc kinh tế ta có thể hiệu chỉnh được đường kính ống sao cho hợp lý đạt yêu cầu truyền tải Kết quả tính toán được trình bày đối với các năm 2025 và2030.

2.6.1 Tínhtoán thủy lực mạng lưới đường ống cấp nước Dĩ An vào giờ dùng nướclớn nhất trong năm2025

Tính toán thủy lực mạng lưới hiện trạng nhằm mục đính kiểm tra đường kính của các đường ống trong mạng lưới hiện trạng có khả năng đáp ứng được nhu cầu dùng nước giai đoạn 2025 được hay không thông qua các thông số vận thống chảy trong đường ống và áp lực dư tại điểm bất lợi nhất Việc tính toán kiểm tra thuỷ lực mạng lưới hiện trạng được tiến hành qua các bước sau đây:

 Xác định chiều dài tính toán cho mạnglưới

Mỗi đoạn ống làm nhiệm vụ phân phối nước, do đó nhu cầu của các đối tượng dùng nước đòi hỏi khả năng phục vụ khác nhau Để kể đến khả năng phục vụ của các đoạn ống đối với khu vực có tiêu chuẩn dùng nước khác nhau, người ta đưa ra công thức để tính chiều dài tính toán của các đoạn ống: ltt= lthực× m Trong đó:

+ m: hệ số kể đến sự phục vụ của các đoạn ống.

+ lthực: chiều dài thực của đoạn ống (được đo vẽ lại trên bản đồ phần mềm Cad)

 Xác định lưu lượng đơnvị qđv= 𝑄 𝑚𝑎𝑥 −𝑄 𝑡

+𝑄 𝑚𝑎𝑥 : lưu lượng giờ dùng nước lớn nhất,𝑄 𝑚𝑎𝑥 = 11992.77 m 3 /h = 3331.33 l/s

+ qđv: lưu lượng đơn vị dọc đường của khu vực, l/s

+𝑄𝑡𝑡𝑟: lưu lượng nước tập trung,𝑄𝑡𝑡𝑟3037.83 m 3 /h = 843.84 l/s

+∑𝐿𝑡𝑡: chiều dài tính toán của đoạn ống,∑𝐿𝑡𝑡= 34145.5 m

 Xác định lưu lượng dọcđường

Lưu lượng dọc đường theo công thức sau: qdđ= qđv× ltt

Chi tiết tính toán lưu lượng dọc đường xemPhụ lục 1, Bảng 1.2

 Xác định lưu lượng nút

Lưu lượng nút tính theo công thức: q = nút 1 ∑𝑛 𝑞 +q

+ qdđ: lưu lượng dọc đường, tính bằng l/s

+ qnút: lưu lượng nút, tính bằng l/s

Chi tiết tính toán lưu lượng nút xemPhụ lục 1, Bảng 1.3

2.6.2 Tínhtoán thủy lực mạng lưới đường ống cấp nước Dĩ An vào giờ dùng nướclớn nhất trong năm2030

Lắp đặt thêm mạng lưới đường ống truyền tải cho các phường mở rộng gồm phường Bình Thắng và An Bình.

Với hệ thống cấp nước hiện trạng thì lắp đặt đồng hồ đo áp lực tại các nút phân phối nước vào các vùng cấp nước và dùng hệ thống quản trị mạng SCADA kết hợp phần mềm GIS để theo dõi, nhằm điều chỉnh áp lực hợp lý và quản lý thất thoát mạng lưới cấp nước.

 Xác định chiều dài tính toán cho mạnglưới

 Xác định lưu lượng đơnvị qđv= 𝑄 𝑚𝑎𝑥 −𝑄 𝑡𝑡𝑟

+𝑄 𝑚𝑎𝑥 : lưu lượng giờ dùng nước lớn nhất,𝑄 𝑚𝑎𝑥 = 21848.25 m 3 /h = 6068.96 l/s

+ qđv: lưu lượng đơn vị dọc đường của khu vực, l/s

+ Qttr: lưu lượng nước tập trung, Qttr= 5899.50 m 3 /h = 1638.75 l/s

+∑𝐿𝑡𝑡: chiều dài tính toán của đoạn ống,∑𝐿𝑡𝑡= 47781.5 m

 Xác định lưu lượng dọcđường

Lưu lượng dọc đường theo công thức sau: qdđ= qđv× lttChi tiết tính toán lưu lượng nút xemPhụ lục 2, Bảng 2.2

 Xác định lưu lượng nút

Lưu lượng nút tính theo công thức: q = nút 1 ∑𝑛 𝑞 +q

+ qdđ: lưu lượng dọc đường, tính bằng l/s

+ qnút: lưu lượng nút, tính bằng l/s

Chi tiết tính toán lưu lượng nút xemPhụ lục 2, Bảng 2.3

Kết luậnchương2

Theo phương pháp thu thập tài liệu và các số liệu dựa vào kết quả tính toán ban đầu. Trong chương II đã đưa ra những nội dung cơ bản về vai trò, công tác quản lý hệ thống cấp nước, đánh giá được hiện trạng nguồn nước và các công trình xử lý nước cấp của chi nhánh Dĩ An, phản ảnh được những vấn đề ưu – nhược điểm của hệ thống cấp nước sạch cho 5 phường của thành phố hiệnnay. Đưa ra nhu cầu sử dụng nước hiện tại và dự báo nhu cầu sử dụng nước trong tương lai của khu vực Tổng hợp những nhu cầu dùng nước GĐ1 đến 2025 là cấp nước cho 5 phường, phương án mở rộng của giai đoạn 2025 là cấp nước cho 7 phường, và giai đoạn

2 đến 2030 để ước tính nhu cầu dùng nước với các chỉ tiêu dùng nước được quy định trong quy phạm.

Lựa chọn được mô hình tính toán thủy để mô phỏng mạng lưới cấp nước phục vụ trong công tác quản lý vận hành an toàn hệ thống cấp nước TP DĩAn.

KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀQUẢN LÝ VẬN HÀNH AN TOÀN CHO HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHI NHÁNHDĨAN

Các kết quả tính toán phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp khai thác vàquản lývậnhành

3.1.1 Kết quả tính toán thủy lực mạng lưới đường ống cấp nước Dĩ An vào giờdùng nước lớn nhất trong năm 2025

Hình 3.1 Mô hình Epanet mạng lưới cấp nước TP Dĩ An – Giai đoạn 2025

Kết quả phân tích thủy lực được trình bày ở Phụ lục 3, Bảng 3.1 và 3.2

Nhận xét:Sau khi tính toán thủy lực tuyến ống truyền tải của nhà máy nước Dĩ An tại

5 phường (phường Tân Bình, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Đông Hòa, Bình An) với trường hợp tính toán giờ dùng nước lớn nhất Kết quả như sau:

+ Vận tốc nước chảy trên tuyến ống truyền tải cấp 1 nằm trong khoảng cho phép của vận tốc kinh tế.

+ Áp lực tự do tại các điểm tiêu thụ nằm trong khoảng40-55m, tổn thất đơn vị nhỏ hơn 10m/km, đáp ứng nhu cầu sửdụng.

Như vậy, kết quả tính toán cho thấy với đường kính ống truyền tải và phân phối cấp nước hiện tại của mạng lưới có khả năng phục vụ với công suất lớn hơn mà vẫn đảm bảo lưu lượng truyền tải và áp lực cần thiết.

3.1.2 Kết quả tính toán thủy lực mạng lưới đường ống cấp nước Dĩ An vào giờdùng nước lớn nhất trong năm 2030

Hình 3.2 Mô hình Epanet mạng lưới cấp nước TP Dĩ An – Giai đoạn 2030

Kết quả phân tích thủy lực được trình bày ở Phụ lục 4, Bảng 4.1 và 4.2

Nhận xét:Sau khi tính toán thủy lực tuyến ống truyền tải giai đoạn 2 (năm 2030) của nhà máy nước Dĩ An tại 7 phường (phường Tân Bình, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Đông Hòa, Bình An, phường Bình An và phường Bình Thắng) trường hợp tính toán giờ dùng nước lớn nhất Kết quả nhưsau:

+ Vận tốc nước chảy trên tuyến ống truyền tải cấp 1 nằm trong khoảng cho phép của vận tốc kinh tế.

+ Áp lực tự do tại các điểm tiêu thụ nằm trong khoảng40-60m, tổn thất đơn vị nhỏ hơn 10m/km, đáp ứng nhu cầu sửdụng.

Như vậy, kết quả tính toán cho thấy với đường kính ống truyền tải và phân phối cấp nước hiện tại là phù hợp, đảm bảo lưu lượng truyền tải và áp lực cần thiết.

 Phương án khai thác hiệu quả hệthống

Sau khi chạy mô hình tính toán thủy lực của hệ thống cấp nước giai đoạn 1 và giai đoạn

2 Trên cơ sở đó tác giả tiến hành chạy mô hình tính toán thủy lực cho 7 phường trong đó tuyến ống truyền tải cấp 1 từ trạm xử lý đến 5 phường (phường Tân Bình, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Đông Hòa, BìnhAn)vẫn giữ nguyên, chỉ tính toán thêm mạng lưới đường ống cấp nước cho 2 phường còn lại Mở rộng hệ thống cấp nước cho 2 phường số nút, đường ống được thể hiện bản vẽ Kết quả tính toán cho thấy áp lực tự do tại các điểm mở rộng đảm bảo yêu cầu đềra.

Phương án khai thác hiệu quả cho hệ thống cấp nước là xây dựng thêm cụm xử lý với công suất mở rộng từng giai đoạn là 90000 m 3 /ngày.đêm Phát triển mạng lưới cấp nước cho 2 phường mở rộng mà không cần xây dựng tuyến ống truyền tải mới từ trạm xử lý.

Lắp đặt hệ thống quản lý bằng công nghệ SCADA kết hợp phần mềm GIS cho mạng lưới cấp nước hiện nay của Nhà máy cấp nước Dĩ An để thuận tiện cho quá trình kiểm soát về lưu lượng, áp lực trên mạng lưới.

Phân vùng cấp nước, tiến hành lắp đặt hệ thống van giảm áp và đồng hồ thông minh tại các vùng cấp nước Dùng hệ thống quản trị mạng bằng phần mềm kết hợp GPRS để quảnlýhệ thống cấpn ướ c nhằmtheodõivà hạnchếtốiđa thấtthoát,thấtthutrên

Bể PƯ có tầng cặn lơ lửng

Bể lắng Lamen Mạng lưới ống chuyển tải và phân phối

Bể trộn đứng Trạm bơm cấp I

Bể chứa nước sạch Bể lọc nhanh mạng lưới Hệ thống quản trị bằng SCADA giúp ta tiếp cận nhanh tới điểm thất thoát, bằng cách theo dõi áp lực và lưu lượng tiêu thụ của vùng dùng nước và các hộ dùng nước. Đối với mạng lưới cấp nước của Chi nhánh Dĩ An sơ bộ tính toán và chọn lắp đặt van giảm áp và đồng hồ tại các vùng cấp nước Cụ thể tại các nút 35, 20, 30, 63 và 79 (kèm theo bản vẽ).

Đề xuất giải pháp khai thác và quản lý vận hành an toàn cho hệ thống cấpnước

3.2.1 Đềxuất giải pháp nâng công suất nhà máy nước hiện có tại TP Dĩ An đápứng nhu cầu sử dụng cho tương lai năm2025

Sơ đồ dây chuyền công nghệ sau khi cải tạo nâng công suất:

Tính toán kích thước công trình:

Căn cứ vào Bảng 2.5 đã trình bày ở trên ta thấy lưu lượng nước giai đoạn hiện tại, giai đoạn 1 mở rộng (năm 2025) và giai đoạn 2 (năm 2030) có sự chênh lệch nhau về lưu lượng là 90000m 3 /ngđ Vì vậy, đề xuất nâng công suất nhà máy qua các giai đoạn 90000m 3 /ngđ.

Vì công suất trạm xử lý khá lớn Q = 90000m 3 /ngđ, nên chia làm 2 đơn nguyên để xử lý mỗi đơn nguyên có công suất45000m 3 /ngđ.

Kết quả đạt được sau khi tính toán công trình:

Lắp đặt 3 bơm ly tâm (02 hoạt động và 01 dự phòng).

Chọn bể trộn đứng hình tròn Số lượng bể:N = 01

Thể tích bể trộn đứng: W = 𝑄×𝑡

Thể tích toàn phần của bể với thời gian lưu lại của nước trong bể là t = 2 phút (tối đa 2 phút theo điều 6.56 TCXDVN 33-2006).

Tốc độ dòng nước đưa lên từ phía đáy: vd= 1-1.5m/s, chọn vd= 1m/s Tiết diện ngang của đường ống dẫn vào bể: A = Q/vd= 1.04m 2

Kích thước đường ống dẫn vào bể: D = sqrt(Ax4/𝜋) = 1.15m; chọn ống D1400mm Diện tích ngang của phần dưới bể trộn (đáy nhỏ): fd= b 2 = 1.4 2 = 1.96m 2

Nước vào từ đáy dâng lên với tốc độ nước dâng lên vd= 25mm/s = 0.025m/s Diện tích ngang của phần dưới bể trộn (đáy lớn): ft= Q/vd= 1.04/0.025 A.6m 2 Đường kính bể trộn: D =7.2m

Chiều cao phần hình tháp: hd= 1/2 x (bt-bd) x cotg (𝛼/2)/2)= 1/2 x (6.5-1.4) x cotg (40/2) = 6.9mMà bt=√𝑓𝑡=√41.6= 6.5m ; bd= 1.4m

Thể tích phần hình tháp của bể trộn:

Thể tích phần trên của bể: Wt= W - Wd= 125-115 = 10m 3

Chiều cao phần trên của bể: ht= Wt/ft= 10/41.6= 0.25m

Chiều cao toàn phần của bể: h = ht+ hd= 0.25 + 7.0 = 7.25m

Chiều cao bảo vệ hbv=0.3m

Chiều cao của bể: H = 7.6m Chiều rộng máng bm=0.8m

Diện tích tiết diện máng với tốc độ nước chảy trong máng vm= 1m/s fm=qm/vm= 3750/ 1.1×3600 = 1.04m 2

Chiều cao lớp nước tính toán trong máng: hm= fm/bm= 1.04/0.8 = 1.3m

 Bể phản ứng có lớp cặn lơlửng:

Thời gian lưu t -30 phút Chọn thời gian lưu t = 30 phút (Theo điều 6.80 và 6.83 TCXDVN 33-2006).

Thể tích toàn phần của bể phản ứng: W = 𝑄×𝑡

Thể tích của 1 bể phản ứng: W1= W2= W3= W4= W/n = 235m 3 Kích thước bể phản ứng: H = 4.3m; B = 7.50m; L = 7.9m

Chiều cao bảo vệ bể: Hbv= 0.7m Tổng chiều cao bể H = 5.0m

 Bể lắng ngang có máng thu răng cưa và tấm lắngLamen:

Hàm lượng cặn của nguồn nước: Cn= 159 NTU chọn Uo= 0.5mm/s (quy phạm 0,45- 0,5mm/s, theo TCXDVN 33-2006, điều 6.71, bảng 6.9). Độ màu của nguồn nước M = 213,𝛼= 1.4

Chọn chiều cao trung bình vùng lắng Htb= 3.5m (quy phạm 3-4m, theo TCXDVN 33-

Diện tích tổng của vùng lắng: F = 𝛼×𝑄

= 1.4 ×1875 3.6 ×0.5 = 1458m 2 Trong đó:𝛼hệ số sử dụng thể tích của bể lắng Số lượng bể:N = 04

Diện tích mỗi bể lắng ngang:𝑓= F/n = 1458/4 = 365m 2

Trong đó: vtbtốc độ trung bình ở phần đầu bể lắng lấy từ 7-10mm/s (chọn vtb= 7m/s, theo TCVN 33-2006, điều 6.72).

Thể tích vùng chứa nén cặn của một bể lắng:

T: thời gian làm việc giữa hai lần xả cặn, (quy phạm thời gian giữa 2 lần xả cặn chọn từ 6-24h, theo TCXDVN 33-2006, điều 6.73), T $h

Q: lưu lượng nước vào bể;

C: hàm lượng cặn còn lại trong nước sau khi lắng (10-12mg/l), Cmg/l

𝛼: nồng độ trung bình của cặn đã nén chặt,𝛼 000mg/l (lấy theo bảng 6.8 TCXDVN 33-2006)

Cmax: hàm lượng cặn trong nước đưa vào bể lắng;

Cmax= Cn+ KP + 0.25M + v = 159 + 1 x 0.8 + 0.25 × 2.13 + 0 = 220.25mg/l với: Cn: hàm lượng cặn nước nguồn, mg/l

K: hệ số phèn không sạch, chọn K = 1

P: liều lượng P.A.C tính theo không chứa nước, chọn 8mg/l

M: độ màu của nguồn nước tính bằng độ v: liều lượng vôi cho vào nước nếu có, mg/l (TCXDVN 33-2006, điều 6.68)

Diện tích mặt bằng một bể lắng:365m 2

Chiều cao trung bình của vùng chứa nén cặn: Hc= Wc/ F1= 132/365 = 0.4m

Chiều cao phần dự phòng trên vùng chứa nén cặn: Hdp= 0.3m

Chiều cao trung bình của bể lắng: H = H0+ Hc+ Hbv= 3.5 + 0.4 + 0.3 + 1 = 5.2m

Chiều cao bảo vệ: Hbv= 1m

Tính toán kích thước tấm Lamen:

Tấm mỏng: chọn loại tấm nhựa, có phần lượn sóng hình lục giác, khi ghép các tấm lại với nhau thành khối sẽ tạo thành các hình ống Với chiều cao h = 52mm, d = 60mm. Chiều dài mỗi tấm L = 1m.

Tiết diện hình ống:𝑓= (52 × 30) + (52 × 15) = 2340 mm 2 = 0.00234m 2

Hàm lượng cặn của nguồn nước: Cn= 159 NTU chọn Uo= 0.5mm/s (quy phạm 0,45- 0,5mm/s, theo TCXDVN 33-2006, điều 6.71, bảng 6.9).

Chiều cao khối trụ lắng:

Ngăn phân phối đầu bể:để phân phối đều trên toàn diện tích mặt cắt ngang của bể lắng cần đặt các vách ngăn có lỗ ở đầu bể, cách tường 1-2m, chọn vách cách tường là 2m

Ngăn thu nước cuối bể:phần thu nước sau bể lắng dùng máng bằng Inox có xẻ răng cưa để thu nước.

Chiều dài máng: Lm= 1/3 × L = 1/3× 49 = 16.3m chọn Lm= 16m Mỗi ngăn bố trí 4 máng thu nước, tấm máng: a = B/4 = 7.5/4 = 2m

Lượng nước thu qua mỗi máng: qm= Q/(4×n) = 1875/ (4×4) = 117.19m 3 /h

Vận tốc trong máng: qm= 0.6mm/s (tốc độ nước chảy cuối máng 0.6-0.8mm/s, theo TCXDVN 33-2006, điều 6.84)

Tiết diện máng: Fm= qm/ vm= 117.19/ (0.6×3600) 0.05m 2 Chọn chiều rộng máng: Bm= 0.4m

Chiều sâu mực nước trong máng: hm= Fm/bm= 0.05/0.4 = 0.125m, chọn hm= 0.15m

Chiều cao bảo vệ của máng: hbv= 0.15m

Chiều cao của máng: Hm= hm+ hbv= 0.15 + 0.15 = 0.3m

Trên thành máng bố trí vành máng răng cửa hình chữ V, góc 90 độ ở tâm bằng Inox, dày 15mm Cứ 1m dài xẻ 5 chữ V cao 5cm, đáy chữ V rộng 10cm.

Số lượng chữ V được xẻ trên 1 máng: n = (16 + 0.4) ×2×5 =164 chữ V

Lưu lượng nước qua 1 chữ V: qv= qm/n = 117.19/164 = 0.7m 3 /h = 0.0002m 3 /s

Mương tập trung cuối bể:

Vận tốc trong mương: vm= 0.5mm/s (tốc độ nước chảy cuối máng 0.6-0.8mm/s, theo TCXDVN 33-2006, điều 6.84)

Diện tích mặt cắt ngang mương: Fm= Q/ (vm×3600) = 1875/(0.5×3600) 1.041m 2 Chiều dài mương bằng chiều rộng bể lắng: Lm= 7.5m

Chiều cao mực nước trong mương: hn= Fm/Bm= 1.041/1.5 = 0.7m

Chiều cao bảo vệ mương: Hbv= 1.0m, Hm= 1.7m

Vậy kích thước của mương:L m = 7.5m; B m = 1.5m; H m = 1.7m

Quá trình rửa lọc: Rửa gió 15-20 l/s.m 2 trong 1-2 phút, sau đó rửa kết hợp nước với gió trong thời gian 4-5phút với cường độ gió 15-20 l/s.m 2 và nước 2.5-3 l/s.m 2 sao cho cát không bị tuột trôi vào máng thu nước rửa Cuối cùng ngừng rửa gió tiếp tục rửa nước thuần túy với cường độ 5 – 8 l/s.m 2 trong khoảng thời gian4-5phút.

+ Q: công suất hữu ích của trạm (m 3 /ng đêm), Q = 45000m 3 /ngđ

+ T: thời gian làm việc của trạm trong một ngày đêm (h), T = 24h

+ Vbt: tốc độ lọc tính toán ở chế độ làm việc bình thường, vbt= 6m/h (từ 5-7m/h) + a: số lần rửa mỗi bể lọc trong một ngày đêm ở chế độ làm việc bình thường, a =1 + W: cường độ nước rửa (h), W = 6.5l/s.m 2

+ t2: thời gian ngừng bể lọc để rửa, t2= 0.35h

Diện tích các bể lọc của trạm xử lý:

Kiểm tra lại tốc độ lọc tăng cường với điều kiện đóng 1 bể để rửa: vtc

TheoTCXDVN33-2006,vtc=7.2-9.5m/ hđảmbảoyêucầuDiệntích1bểlọc:𝑓=F/N21/6Tm 2

Chiều rộng mỗi ngăn lọc 2.5-5m Bể có thể làm 1 hoặc 2 ngăn

Chọn bể lọc 2 ngăn Kích thước mỗi bể:

Chiều rộng bể: Bb= 5.0m Chiều dài bể: L = 11.0m

Chiều rộng ngăn thu nước rửa lọc (bố trí ở giữa bể lọc): Br= 1.0m

Tổng chiều rộng bể: B = Bb+ Br= 5.0 + 1.0 = 6.0m

Tốc độ lọc tính theo chế độ làm việc tăng cường xác định: v tb

+ vtc: tốc độ lọc tăng cường; m 3 /h

+ vbt: tốc độ lọc bình thường, m/h; vbt= 6m 3 /h

+ H1: chiều cao vật liệu lọc, H1= 1.3m (theo TCVN 33-2006, điều 6.68 chiều cao vật liệu lọc từ 1.3m-1.5m)

+ H2: chiều cao lớp nước trong bể lọc hở (tính từ vật liệu trở lên), H2= 2.1m

+ Hbv: chiều cao bảo vệ, Hbv= 1.0m

+ H3: chiều cao lớp sỏi đỡ, H3= 0.3m

Tổn thất áp lực khi rửa bể lọc nhanh:

Tổn thất áp lực trong hệ thống phân phối có đáy trung gian và có chụp lọc xác định theo công thức: h= 𝛼 2 2×𝑔 ìà

+𝛼: tốc độ chuyển động của nước hoặc hỗn hợp nước và không khí qua lỗ hoặc khe chụp lọc (không nhỏ hơn 1.5m/s),𝛼= 1.5m/s

+ à: hệ số lưu lượng của chụp lọc, đối với đan lọc à = 0.62

2 Tổn thất áp lực qua lớp sỏi đỡ có thể xác định theo công thức: hd= 0.22 × Ls×W = 0.22 × 0.3 × 7 = 0.462m

+ Ls: chiều dày lớp sỏi đỡ, Ls= 0.3m

+ W: cường độ rửa lọc, W = 7 l.s/ m 2 Tổn thất áp lực trong lớp vật liệu lọc: hvl= (a + b×W) × L×e = (0.76 + 0.017×7) × 0.13 × 25% = 0.3m Trong đó:

+ Với kích thước hạt d = 0.5-1mm; a = 0.76; b = 0.017

+ e: độ giãn nở của lớp vật liệu, e = 25% Áp lực để phá vỡ kết cấu ban đầu của lớp cát lọc lấy hbm= 2.0m Vậy tổn thất áp lực trong nội bộ bể lọc là: ht= h + hd+ hvl+ hbm= 0.3 + 0.462 + 0.3 + 2 = 3.1m

Thiết kế bể chứa nước sạch có dung tích 20%

Thể tích bể chứa được tính: Wbc= Wđh+ Wcc+ WbtThể tích điều hòa của bể chứa:

Nước cần cho việc chữa cháy trong vòng 3 giờ, n: số lượng đám cháy

Lượng nước dự trữ cho bản thân trạm xử lý:

Thể tích của bể chứa: W = 18000 + 1080 + 5400 = 24480m 3 , chọn W 25000m 3 Chiều dài bể chứa: L = 83.0m

Chiều cao hữu ích của bể chứ: Hhữuích=4.5m Chiều cao lớp nước bảo vệ: Hbv= 0.2m Chiều cao mực nước:

Số lượng bơm 04 bơm Thông số kỹ thuật:Q = 2300m 3 /h, H = 50m Ống dẫn nước sạch ra mạng là ống thép D1200

Lượng cặn khô cần xả ra mỗi ngày:

+ Q: lưu lượng trạm xử lý, Q = 90000m 3 /ngđ

+ C1: hàm lượng cặn trước khi vào bể, C1= 159mg/l

+ C2: hàm lượng cặn sau khi ra khỏi bể lắng, C2= 10mg/l

Lượng bùn sinh ra mỗi tháng:

Lượng bùn sinh ra trong 4 tháng:

Diện tích hồ cần thiết:

Với: tải trọng nén bùn trong thời gian 3 tháng từ 100-120kg/m 2 tính theo lượng bùn khô, chọn a = 120kg/m 2

Bùn chứa trong hồ 15 ngày, sau đó rút nước ra và bùn được phôi, nồng độ bùn khô đạt 25%, tỷ trọng𝛼=1.2T/m 3

Thể tích bùn khô trong hồ:

Chiều cao bùn khô trong bể: h = 𝑉 = 89.4 = 0.1m k 𝐹 894

Trọng lượng cặn xả ra hằng ngày có nồng độ cặn 0.4%,tỷtrọng𝛼= 1.011T/ m 3 Trọng lượng dung dịch cặn xả ra ngoài:

Thể tích bùn loãng xả ra trong một ngày:

Chiều cao bùn loãng trong hồ:h

Chiều cao phần chứa cặn: hc= hk+ hl= 0.1 + 0.25 = 0.35m Đáy hồ đỗ 3 lớp sỏi đỡ như sau:

Kích thước 3mm-10mm: 100mm

Kích thước 10mm-15mm: 100mm

Chiều sâu hồ: H = 1.6m (chọn 1.2-1.8m) Chiều cao đáy (đáy gồm 3 lớp sỏi): hd= 0.5m

Chiều cao bảo vệ của hồ: hbv= 0.3m (chọn 0.3-0.5m) Tổng chiều cao của phần chứa cặn: hc= H - hđ- hbv= 1.6 – 0.5 – 0.3 = 0.8m

Ta chọn sân phơi bùn hình chữ nhật.

Tiết diện của mỗi bể: f = F/4 4/4 = 224m 2

Chiều dài bằng 4 lần chiều rộng: B = 8.0m, L = 32.0mVậy:L = 32.0m; B = 8.0m; H = 1.6m

Dựa vào kết quả mẫu nước tại sông Đồng Nai, cho thấy độ đục, độ màu vào mùa khô rất thấp, nhưng vào mùa mưa thì rất cao, nên chọn vùng giá trị để tính liều lượng

P.A.C châm vào bể trộn Theo TCXDVN 33-2006, với độ đục và độ màu như trên chọn liều lượng P.A.C châmvào.

+ Liều lượng phèn tính theo sản phẩm không chứa nước, mg/l

+ M: độ màu của nguồn nước tính bằng độ thang màu Pt-Co, M = 326 Pt-Co

Với hàm lượng Al2O3trong P.A.C: 80%

Liều lượng P.A.C cần dùng trong trường hợp này: a = 75 mg/ l = 75.10 -3 g/m 3

Liều lượng P.A.C cần dùng trong một ngày: m1= a × Q = 75.10 -3 × 90000 = 6750kg Liều lượng P.A.C cần dùng trong một tháng: mt= m1× 30 = 6750 × 30 = 202500kg

P.A.C khi sử dụng được pha thành dung dịch có nồng độ cồn: 5% = 0.05

Vậy liều lượng P.A.C cần châm vào:

Vận tốc P.A.C chảy trong ống: v = 0.6m/s

Diện tích mặt cắt ngang ống dẫn P.A.C: A = QP.A.C/ v = 0.0015/0.6 = 0.0025m 2 Đường kính ống dẫn P.A.C: D =√ 4×𝑄 = 0.045m, chọn D = 60mm

Thể tích bể trộn và tiêu thụ:

+ Q: công suất của nhà máy, Q = 3750m 3 /h

+ n: thời gian giữa 2 lần hòa P.A.C theo điều 6.19 TCXDVN 33- 2006 với công suất ≥

+ p: liều lượng P.A.C cho vào nước (g/m 3 ), p = 75 g/m 3 = 0.075kg/m 3

+ b: nồng độ dung dịch P.A.C trong thùng hòa trộn (5-10%) chọn b = 5%

𝛼: khối lượng riêng dung dịch,𝛼= 1 tấn/m 3 Số lượng bồn:N = 09

Thể tích mỗi bồn hòa trộn:

5.0m 3 Chọn bồn có chiều cao: H 1.4m Diện tích của thiết bị: f 3.0m 2 Đường kính của thiết bị: D =√ 4×𝑓 = 1.95m, chọnD = 2.0m

Chiều cao bảo vệ bồn: hbv= 0.3m

Tổng chiều cao bồn:H = 1.7m Để hòa P.A.C thành dung dịch 5% thì dùng máy khuấy có công suất 5kW gắn tại mỗi bể tiêu thụ.

Lắp đặt 2 máy bơm định lượng P.A.C có công suất: q = 5 m 3 /h, H = 50m

Lượng P.A.C sử dụng trong 1 ngày: Lp= 3750×0.05×24 = 4500 kg/ngày = 4.5 tấn/ngày.

Lượng P.A.C sử dụng trong 1 tháng: Lt= Lp×30 = 4500×30 = 13555000kg/ngày 135.5tấn /tháng.

Tính toán liều lượng Clo

Liều lượng clo sử dụng: m = 3mg/l = 0.003kg/m 3

Lượng clo sử dụng trong 1 giờ: Lg= 3750 × 0.003 = 11.25kg

Lượng clo sử dụng trong 1 tháng: L = 11.25 × 24 × 30 = 8100kg/tháng

Kích thước: LxB = 6.1m x 5.9m Trong phòng lắp đặt các thiết bị:

02 máy châm Clo công suất 5-10kg/h Trong đó: 01 bơm hoạt động, 01 bơm dự phòng

02 máy bơm tăng áp có thông số kỹ thuật:Q = 5m 3 /h, H = 20m, N = 1.5kW.

Trong đó: 01 bơm hoạt động, 01 bơm dự phòng.

Tính máy bơm rửa lọc, bơm gió

Tính bơm rửa lọc Áp lực công tác cần thiết của máy bơm rửa lọc:

Hr= hhh+ h0+ hp+ hd+ hvl+ hbm+ hcbTrong đó: ht= hp+ hd+ hvl+ hbm

Tính tổn thất áp lực trong hệ thống phân phối có đáy trung gian và có chụp lọc xác đinh theo côngthức:

+𝛼: tốc độ chuyển động của nước hoặc hổn hợp nước và không khí qua lỗ hoặc khe chụp lọc (không nhỏ hơn 1.5m/s),𝛼= 1.5m/s

+ à: hệ số lưu lượng của chụp lọc, đối với đan lọc à = 0.62 Tổn thất áp lực qua lớp sỏi đỡ có thể xác định theo công thức: hd 0.22 × Ls×W = 0.22 × 0.3 × 7 = 0.462m

+ Ls: chiều dày lớp sỏi đỡ, Ls= 0.3m

+ W: cường độ rửa lọc, W = 7 ls/ m 2 Tổn thất áp lực trong lớp vật liệu lọc: hvl= (a + b×W) × L×e = (0.76 + 0.017×7) × 0.13 × 25% = 0.3m

+ Với kích thước hạt a = 0.5-1mm; a = 0.76; b = 0.017

+ L: chiều dày lớp vật liệu, L = 1.3m

+ W: cường độ rửa lọc, W = 7 l.s/m 2 e: độ giãn nỡ của lớp vật liệu, e %% Áp lực để phá vỡ kết cấu ban đầu của lớp cát lọc lấy hbm= 2.0m

Vậy tổn thất áp lực trong nội bộ bể lọc là: ht= hp+ hd+ hvl+ hbm= 0.3 + 0.462 + 0.3 + 2.0 = 3.1m

+ hhh: độ cao hình học từ code mực nước thấp nhất trong bể chứa đến mép máng thu nước rửa, hhh= 5.7m

Chiều sâu mực nước trong bể chứa: 3.8m Độ chênh mực nước giữa bể lọc và bể chứa: 3.2m

Chiều cao lớp nước trong bể lọc: 2.0m

Khoảng cách từ lớp vật liệu lọc đến mép phễu: 0.66m

Tổn thất áp lực trên đường ống dẫn nước từ trạm bơm nước rửa đến bể lọc thô: 0.5m Tổn thất áp lực cục bộ ở các bộ phận nối ống và van khóa, xác định theo công thức: hcb=∑𝛼 𝛼 2; Trong đó:

+ h =∑𝛼tổng số hệ sức kháng cục bộ trên đường ống dẫn nước rửa lọc có các thiết bị phụ như sau: 6 cút 90 0 , 2 van khóa, 3 ống ngắnhcb= 1.1m

Chọn cột áp bơm Hr.0m

Tính công suất bơm rửa lọc:

+𝑓: diện tích bể lọc,𝑓54m 2 Vậy:Q r = 1300m 3 /h,

H r 0mTính hệ thống dẫn gió rửa lọc:

Chọn cường độ gió rửa bể lọc: Wgió= 16 l/s.m 2 Lưu lượng gió tính toán:

Chọn loại bơm Qg= 55m 3 / phút = 3300m 3 /h

Chọn bơm gió có thông số kỹ thuật:Q g = 3300m 3 /h, H g = 6.0m

Lấy tốc độ gió trong ống dẫn gió chính: 16m/s (quy phạm 15-20m/s) Đường kính ống gió chính:D =√ 4×𝑄 𝑔𝑖ó √ 4×0.86 =0.262m.ChọnD = 300mm g × 𝑔𝑖ó 𝛼×16 g

3.2.2 Đềxuất các giải pháp quản lý kỹ thuật cho hệ thống cấp nước Chi nhánh cấpnước DĩAn

3.2.2.1 Giải pháp quản lý kỹ thuật các công trình xử lýnước.

Lắp đặt Ampe kế đo dòng điện ở các pha để tính toán kiểm tra độ lệch của dòng điện giữa 3 pha, nếu trị số lệch nhau quá 5% thì phải khắc phục.

Lắp đặt hệ thống biến tầng cho trạm bơm cấp I để dễ dàng điều chỉnh lưu lượng nước cho trạm xử lý và giảm chi phí điện năng sản xuất. Đề xuất lắp đặt đồng hồ áp lực cho máy bơm nếu áp lực máy bơm không đủ áp thì tiến hành kiểm tra khắc phục.

Bể trộn đứng Đề xuất lắp đặt thiết bị cảm ứng mực nước. Điều chỉnh cường độ khuấy, lượng vôi và phèn đạt tối ưu nhất bằng phương pháp lắp đặt hệ thống định lượng phèn Jatest kết hợp với vận hành xác định được pH tối ưu để các hạt cặn keo tụ.

Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng, bể lắng ngang Đảm bảo vận tốc nước trong bể phản ứng sao cho quá trình keo tụ đạt tối ưu nhất

Vận hành thời gian nước lưu lại trong bể phản ứng một cách hợp lý.

Lắp đặt các thiết bị gạt xả cặn, van đóng, mở tự động ở bể lắng. Đề xuất lắp đặt thiết bị kiểm tra độ đục trước và sau bể lắng, đảm bảo chất lượng nước sau bể lắng đạt yêu cầu.

Lắp đặt hệ thống tự động để xác định vận tốc lắng và khống chế vận tốc trong bể lắng phù hợp với chất lượng nước đầu vào.

Tối ưu hóa hệ thống xả cặn, lắp đặt hệ thống xả cặn tự động trong bể lắng Đề xuất lắp đặt thiết bị đo mực nước.

Quá trình lọc phụ thuộc vào tốc độ lọc: tốc độ lọc được xác định bằng cách chia lưu lượng nước đi vào bể Q Tốc độ lọc ở giá trị 2-3m/h trong khoảng thời gian 15-20 phút, sau đó tăng dần đến tốc độ lọc bình thường muốn thay đổi tốc độ lọc cần thay đổi từ từ không được phép thay đổi độtngột.

Kết luậnchương3

Để đảm bảo nhu cầu cung cấp nước đến 2025, tính toán nâng công suất nhà máy hiện có lên đến 90000 m 3 /ngày.đêm, việc chia nhà máy làm 2 đơn nguyên giúp công việc vận hành được thuận lợi hơn.

Mô phỏng bằng phần mềm EPANET để tính toán thủy lực mạng lưới của hệ thồng cấp nước của chi nhánh Dĩ An theo 2 giai đoạn đã nêu ở chương 2, trên cơ sở mạng đường ống cũ được giữ nguyên, chỉ tính toán thêm mạng lưới đường ống cấp nước cho 2 phường còn lại. Đưa ra những giải pháp kỹ thuật để quản lý vận hành hệ thống cấp nước như: Lắp đặt hệ thống quản lý bằng công nghệ SCADA kết hợp phần mềm GIS, tiến hành lắp đặt hệ thống van giảm áp và đồng hồ thông minh tại các vùng cấp nước, giải pháp tiết kiệm điện bằng các bơm biến tần cho các trạm bơm cấp I và cấp II, van tự động, lắp đặt thiết bị cảm ứng mực nước ở một số vị trí đầu vào, đầu ra, của bể lọc, bể nước, bể lắng,…

Các giải pháp quản lý cũng được đưa ra như: vận hành đúng quy trình, nâng cao kỹ năng vận hành; theo dõi mức nước; Quy trình vận hành hợp lý; Sửa chữa thiết bị và bảo dưỡng thường xuyên; Chống thất thoát trên mạng lưới và trong quản lý và đề xuất mô hình quản lý hệ thống cấp nước có sự tham gia của chính quyền địa phương và người dân.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Hiện nay, nhu cầu nước sạch rất cần thiết đối với cuộc sốngcủangười dân trên đất nước.

Sử dụng nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh dẫn đến hệ quả không nhỏ đối với cuộc sống, sức khỏe thậm chí ảnh hưởng đến kinh tế đối với ngườidân. Đề tài “Đề xuất giải pháp khai thác và quản lý vận hành an toàn cho hệ thống cấpnước Chi nhánh Dĩ An, TP Dĩ An, Tỉnh Bình Dương”có ý nghĩa rất lớn đến việc đảm bảo an toàn cho hệ thống cấp nước, đáp ứng đủ về lưu lượng, chất lượng nước cho hiện tại và tương lai, đảm bảo về sức khỏe của người dân trên địa bàn Dĩ An, tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và sự phát triển của khu vực DĩAn. Đáp ứng được mục tiêu 100% người dân trên địa bàn được sử dụng nguồn nước sạch, góp phần phát triển công cuộc xây dựng và phát triển TP Dĩ An trong tương lai.

Luận văn đã đề xuất khai thác và quản lý an toàn cho hệ thống cấp nước, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn cấp nước sinh hoạt và chống thất thoát nước ở mạng lưới nhằm giảm chi phí quản lý, mạng lưới cấp nước vận hành an toàn để giảm thiểu tác hại đến việc cấp nước liên tục, an toàn cho người dân cũng như doanh thu cho Chi nhánh.

Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, trong thời gian ngắn thực hiện cũng như trình độ năng lực thực hiện đề tài khá rộng chưa khai thác hết được phần tính toán tổng kinh phí giá thành cải tạo các tuyến ống, kinh phí xây dựng phần mở rộng nhà máy xử lý mới của Chinhánh.

Do tính chất sông Đồng Nai chảy qua tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, ĐồngNai, Bình Dương nên khả năng ô nhiễm có thể xảy ra, ảnh hưởng đến chất lượng nước thô nhà máy Vì vậy, đòi hỏi Nhà máy nước Dĩ An cần phối hợp với các cơ quan Môi trường Trung Ương và địa phương tổ chức thực hiện các quy chế, quy định về xả thải và xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành quy định để hạn chế mức tối đa ô nhiễm nguồn nước thô. Đề xuất lắp đặt các van khóa cần thiết để vận hành cấp nước được an toàn và hiệu quả hơn Phát triển hệ thống quản lý mạng lưới bằng phần mềm Google Earth để kiểm soát được những đoạn ống bị vỡ, van bị hư hỏng, van đóng mở tự động, những đoạn ống mất áp … là rất cần thiết để vận hành mạng lưới cấp nước đem lại hiệu quả cao. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân sử dụng nước sạch trên địa bàn thành phố thông qua phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, đài phátthanhđể đảm bảo sức khỏe cũng như bảo vệ môi trường không còn hiện tượng khoan giếng để gây ônhiễm.

[1] Bộ Xây dựng, Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam “TCXDVN 33:2006 Cấp nước, Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế”,2006.

[2] Chi cục thống kê Dĩ An, “Tình hình Kinh tế - Xã hội năm2020”.

[3] Chi nhánh cấp nước Dĩ An,“Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm

2020 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm2021”.

[4] Chi nhánh cấp nước Dĩ An, “Báo cáo Quản lý khu vực công tác quản lý tài sản mạng lưới và dịch vụ khách hàng năm2020”.

[5] Dương Thanh Lượng, “Giáo trình hệ thống cấp nước”, Nhà xuất bản Xây dựng,

[6] Dương Thanh Lượng, “Giáo trình mô phỏng mạng lưới bằng phần mềmE p a n e t ” , Nhà xuất bản Xây dựng, 2010

[7] Đoàn Thu Hà, “Giáo trình và Bài giảng môn Vận chuyển và phân phối nước”, Trường Đại học ThủyLợi.

[8] Nguyễn Ngọc Dung, “Cấp nước đô thị”, Nhà xuất bản Xây dựng,2003.

[9] Nguyễn Ngọc Dung, “Xử lý nước cấp”, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội,1999.

[10] Nguyễn Lan Phương, “Bài giảng Cấp nước sinh hoạt và côngnghiệp”.

[11] Trnịh Xuân Lai, “Quản lý vận hành và nâng cấp nhà máy nước, Nhà xuất bản Xây dựng”, Hà Nội,2012.

Phụ lục 1: Bảng tính toán công suất và thông số đầu vào chạy chương trình Epanet - Giai đoạn2025

Phụ lục 2: Bảng tính toán công suất và thông số đầu vào chạy chương trình Epanet - Giai đoạn2030

Phụ lục 3: Kết quả chạy Epanet Giai đoạn 2025

Phụ lục 4: Kết quả chạy Epanet Giai đoạn 2030

Bảng 1.1 Phân phối lưu lượng trong ngày dùng nước lớn nhất – Giai đoạn năm 2025

Giờ Sinh hoạt Công cộng Tiểu thủ CN Công nghiệp Dịch vụ Rò rỉ Bản thân Công suất

Kh=1.5 Qsh (m 3 /h) Qcc (m 3 /h) Qtcn (m 3 /h) Qcn (m 3 /h) Qdv (m 3 /h) Qrr (m 3 /h) Qtr (m 3 /h) Q tổng %Qngđ

Bảng 1.2 Chiều dài tính toán, lưu lượng đơn vị, dọc đường – Giai đoạn 2025 Đoạnố ng Từ

Nút Chiều dài thực tế (m) Hệ số phục vụ

Nút Chiều dài thực tế (m) Hệ số phục vụ

Nút Chiều dài thực tế (m) Hệ số phục vụ

Bảng 1.3 Tổng hợp lưu lượng nút tính toán - Giai đoạn 2025

Tên nút Số đoạn ống Đoạn ống q dđ

Tên nút Số đoạn ống q dđ

Tên nút Số đoạn ống Đoạn ống q dđ

Bảng 2.1 Phân phối lưu lượng trong ngày dùng nước lớn nhất – Giai đoạn năm 2030

Giờ Sinh hoạt Công cộng Tiểu thủ CN Công nghiệp Dịch vụ Rò rỉ Bản thân Công suất

Kh=1.5 Qsh (m 3 /h) Qcc (m 3 /h) Qtcn (m 3 /h) Qcn (m 3 /h) Qdv (m 3 /h) Qrr (m 3 /h) Qtr (m 3 /h) Q tổng %Qngđ

Bảng 2.2 Chiều dài tính toán, lưu lượng đơn vị, dọc đường – Giai đoạn 2030 Đoạnố ng

Nút Chiều dài thực tế (m) Hệ số phục vụ

Nút Chiều dài thực tế (m) Hệ số phục vụ

Nút Chiều dài thực tế (m) Hệ số phục vụ

Bảng 2.3 Tổng hợp lưu lượng nút tính toán - Giai đoạn 2030

Tên nút Số đoạn ống Đoạn ống q dđ

Tên nút Số đoạn ống q dđ

Tên nút Số đoạn ống Đoạn ống q dđ

Tên nút Số đoạn ống Đoạn ống q dđ

Bảng 3.1 Kết quả tính thủy lực các nút trong giờ dùng nước lớn nhất - Giai đoạn 2025

Node ID Elevation( m) Base Demand

Node ID Elevation( m) Base Demand

Node ID Elevation( m) Base Demand

Bảng 3.2 Kết quả tính toán thủy lực tại các đoạn ống trong giờ dùng nước lớn nhất -

Link ID Lengtht( m) Diameter( m) Roughness Velocity( m/s) Unit Headloss

Link ID Lengtht( m) Diameter( m) Roughness Velocity( m/s) Unit Headloss

Link ID Lengtht( m) Diameter( m) Roughness Velocity( m/s) Unit Headloss

Bảng 4.1 Kết quả tính thủy lực các nút trong giờ dùng nước lớn nhất - Giai đoạn 2030

Node ID Elevation( m) Base Demand

Node ID Elevation( m) Base Demand

Bảng 4.2 Kết quả tính toán thủy lực tại các đoạn ống trong giờ dùng nước lớn nhất -

) Diameter( m) Roughness Velocity(m/ s) Unit Headloss

) Diameter( m) Roughness Velocity(m/ s) Unit Headloss

Ngày đăng: 07/06/2023, 18:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bộ Xây dựng, Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam “TCXDVN 33:2006 Cấp nước, Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế”,2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: TCXDVN 33:2006 Cấp nước, Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế
[2] Chi cục thống kê Dĩ An, “Tình hình Kinh tế - Xã hội năm2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình Kinh tế - Xã hội năm2020
[3] Chi nhánh cấp nước Dĩ An,“Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm2021” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm2020 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm2021
[4] Chi nhánh cấp nước Dĩ An, “Báo cáo Quản lý khu vực công tác quản lý tài sản mạng lưới và dịch vụ khách hàng năm2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Quản lý khu vực công tác quản lý tài sản mạng lưới và dịch vụ khách hàng năm2020
[5] Dương Thanh Lượng, “Giáo trình hệ thống cấp nước”, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội,2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình hệ thống cấp nước
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây dựng
[6] Dương Thanh Lượng, “Giáo trình mô phỏng mạng lưới bằng phần mềmE p a n e t ” , Nhà xuất bản Xây dựng, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình mô phỏng mạng lưới bằng phần mềmE p a n e t
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây dựng
[7] Đoàn Thu Hà, “Giáo trình và Bài giảng môn Vận chuyển và phân phối nước”, Trường Đại học ThủyLợi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình và Bài giảng môn Vận chuyển và phân phối nước
[8] Nguyễn Ngọc Dung, “Cấp nước đô thị”, Nhà xuất bản Xây dựng,2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấp nước đô thị
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây dựng
[9] Nguyễn Ngọc Dung, “Xử lý nước cấp”, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội,1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý nước cấp
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây dựng
[10] Nguyễn Lan Phương, “Bài giảng Cấp nước sinh hoạt và côngnghiệp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Cấp nước sinh hoạt và côngnghiệp
[11] Trnịh Xuân Lai, “Quản lý vận hành và nâng cấp nhà máy nước, Nhà xuất bản Xây dựng”, Hà Nội,2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý vận hành và nâng cấp nhà máy nước, Nhà xuất bản Xây dựng
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây dựng”

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w