Đôi Điều Về Việc Xây Dựng Hệ Thống Tiêu Đề Đề Mục Việt Ngữ
Đôi Điều Về Việc Xây Dựng Hệ ThốngTiêu Đề Đề Mục Việt NgữNguyễn Cửu Sà, BA., Nguyên Cán bộ Thư viện ĐH Khoa Học Huế(Trích Bản Tin Điện Tử - Câu Lạc Bộ Thư Viện, Số 7-1999)Hệ thống tiêu đề đề mục (TĐĐM) là một công cụ tham khảo quan trọng và hữu hiệu trong hệ thống mục lục của thư viện. Đó là điều đã được khẳng định. Từ đó hiện hửu của một bản danh mục TĐĐM Việt ngữ là một thiết yếu cấp bách nhằm cung ứng công cụ cho quá trình cải tiến công tác chuyên môn thư viện hiện nay. Sau đây là một số suy nghĩ sơ khởi liên quan đến vấn đề nảy sinh trong quá trình công tác. Trước hết là những phương thức thực hiện. Đành rằng có một số thư viện do hoàn cảnh đặc thù, độc giả của họ không có những trở ngại về ngoại ngữ, đã chọn sử dụng một bảng danh mục TĐĐM ngoại ngữ, thí dụ bản Anh ngữ của Quốc hội Mỹ hay bản của Sears. Đó chỉ là cách giải quyết có thể chấp nhận trong một hoàn cảnh riêng biệt, hiển nhiên không thể coi là mẫu mực. Ngành thư viện Việt Nam phải có bản danh mục TĐĐM Việt ngữ cho riêng mình. Các thư viện ở miền Nam trước đây từ khoảng 1969 đã bắt tay xây dựng hệ thống TĐĐM Việt ngữ. Phần lớn các thư viện thực hiện mục lục đề mục theo phương thức tiệm tiến theo cách tằm ăn dâu; hệ thống TĐĐM được tích lũy dần dần theo số sách đến thư viện. Dĩ nhiên TĐĐM được thực hiện theo cấu trúc và các nguyên tắc thiết lập của nó. Và thường thường các thư viện này căn cứ vào các bản danh mục TĐĐM Anh ngữ của Sears hoặc của thư viện Quốc hội Mỹ. Tuy cùng sử dụng các bản này nhưng khi chuyển sang Việt ngữ bởi những nhân viên phân loại riêng lẻ nên mạnh ai nấy làm, thiếu tính thống nhất. Điều hạn chế lớn nhất của phương thức này là trên nguyên tắc hệ thống không bao giờ được xác định là hoàn tất. Không có một bản danh mục TĐĐM hoàn chỉnh, ổn định nên trong quá trình tổng kê đề mục, phân loại viên dễ nhầm lẫn, không thống nhất, tạo nên mâu thuẫn trong hệ thống mục lục đề mục gây khó khăn thiệt thòi cho độc giả. Tình trạng đó khó tránh khỏi nhất là ở những thư việ có nhiều nhân viên phân loại hoặc thay đổi qua thời gian. Dù sao phương thức này dễ được chấp nhận sử dụng vì tính thực dụng cấp thời của nó. Do đó trước đây ở miền Nam cũng chưa có một bản danh mục TĐĐM Việt ngữ hoàn chỉnh nào được ban hành. Có thể là thời gian từ 1969 -1975 chưa đủ để các thư viện tích lũy và hoàn tất một hệ thống TĐĐM hoàn chỉnh. Thật ra tình trạng đó là do không có một kế hoạch bổ sung hợp lý cho cách làm này. Chẳng hạn song song với việc tích lũy TĐĐM, có một kế hoạch kiểm định kỳ vốn TĐĐM đã có để tiến đến tổng kếtdứt điểm trong một thời gian hạn định: 3 năm hoặc 5 năm. Sau đó bổ sung số TĐĐM còn thiếu trong các vùng đề tài. Cuối cùng thư viện có được bản danh mục TĐĐM hoàn chỉnh để ấn hành sử dụng và phổ biến cùng độc giả. Phương thức tổng kê các TĐĐM theo từng vùng đề tài căn cứ vào một khung phân loại. Chất liệu cấu tạo TĐĐM là ngôn ngữ nên căn cứ vào một ngôn ngữ ta có thể liệt kê toàn bộ những đề mục tương ứng với các lĩnh vực kiến thức nhân loại biểu hiện qua sách báo, tư liệu. Một khung phân loại được dùng ở thư viện trên nguyên tắc là biểu hiện toàn bộ các lĩnh vực kiến thức. Từ đó ta có thể tìm được những vùng đề tài rồi đến những đề mục trực thuộc. Và căn cứ vào hình thức cấu trúc và các nguyên tắc xây dựng ta có được các TĐĐM. Bản danh mục của LC có ghi số phân loại của các đề mục chính cho ta thấy điều đó. Tuy nhiên phương thức tổng kê đề mục căn cứ theo một khung phân loại dễ vấp phải thiếu sót nhất là đối với những TĐĐM tập hợp tương quan hay liên hệ không có một vị trí thật sự trong khung phân loại. Như thế cuối cùng phương thức này phải căn cứ hoặc tham khảo ở một sưu tập hoàn chỉnh của một thư viện tầm cỡ. Phương thức chuyển ngữ từ một bản danh mục TĐĐM ngoại quốc. Đây là phương thức thực dụng lợi dụng được những thành tựu trong công tác chuyên môn của những nền thư viện học tiên tiến trên thế giới. Trong hệ thống thư viện Anh - Mỹ thường thấy có hai bản danh mục: LC Subject headings và Sears list of subject headings, hai bản này ở hai mức độ phân tích khác nhau. So sánh số trang của hai bản cũng thấy rõ điều đó. Bản LC có mức độ phân tích cao hơn đủ cung ứng cho một thư viện lớn tầm cỡ quốc gia. Bản của Sears mức độ phân tích thấp hơn, thường được dùng cho các thư viện nhỏ và trung bình. Như thế mỗi bản tương ứng với một cấp độ riêng nên cả hai đều có giá trị sử dụng. Việc chọn một bản TĐĐM để sử dụng hoặc để chuyển sang Việt ngữ tùy thuộc vào tầm cỡcủa thư viện. Trong quá trình cải tiến công tác thư viện hiện nay việc có được cả hai mức độ là cần thiết để áp dụng cho các thư viện. Nhưng điều cần lưu ý trước tiên là nói chuyển ngữ nhưng không thể dịch nguyên, dịch trọn mà trong từng TĐĐM chỉ khảo sát, tham khảo để thực hiện một TĐĐM Việt ngữ với những tiểu phân mục, những đề mục tương quan . hợp lý, thỏa đáng. Thí dụ đối với đề mục VIỆT NAM -- LịCH SỬ ta không thể theo cách phân chia thời kỳ của bản LC - với một số bất hợp lý như: đã gộp chung các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần vào một tiểu phân mục 639-1428 VIETNAM -- HISTORY, 939-1428 hoặc ở một nơi khác chỉ đề cập đến cuộc khởi nghĩa của Trương Định, 1862-1864 mà không có những cuộc khởi nghĩa khác trong thời kỳ 1858-1945, hoặc chỉ có INDOCHINESE WAR, 1946-1954 CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG, 1946-1954 mà không có trận Điện Biên Phủ Như thế dù là chuyển ngữ từ một bản TĐĐM ngoại quốc nhưng ở một số vùng đề tài ta phải cải biên để có một bản danh mục Việt ngữ thích hợp với nguồn tư liệu của thư viện Việt nam - Đó không chỉ là thể diện quốc gia mà còn là tinh thần khoa học và quyền lợi của độc giả. Có một hệ thống TĐĐM Việt ngữ hoàn chỉnh để cải tiến công tác chuyên môn thư viện hiện nay là mong ước của những ai muốn được thấy một nền thư viện học Việt nam chuẩn mực và tiêu biểu. . Đôi Điều Về Việc Xây Dựng Hệ ThốngTiêu Đề Đề Mục Việt NgữNguyễn Cửu Sà, BA., Nguyên Cán bộ Thư viện ĐH. Viện, Số 7-1999 )Hệ thống tiêu đề đề mục (TĐĐM) là một công cụ tham khảo quan trọng và hữu hiệu trong hệ thống mục lục của thư viện. Đó là điều đã được khẳng