CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
DAM BAO TRAT TY AN TOAN GIAO THONG; PHONG CHAY, CHUA CHAY; PHONG, CHONG TO! PHAM VA MA TUY
HOI- DAP PHAP LUAT
SO TU PHAP
Bình Định, tháng 3 năm 2020
Trang 2LỜI GIỚI THIỆU
Phòng, chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, thường xuyên, liên tục và lâu dài nhằm thực
hiện Hiến pháp, pháp luật; góp phần bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Thực hiện Quyết định số 121/QĐ-UBND ngày 10/01/2020
của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo
dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn
tiếp cận pháp luật năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định; và trong khn khổ Chương trình mục tiêu đảm bảo trật tự an tồn
giao thơng; phịng cháy, chữa cháy; phòng, chống tội phạm
và ma túy, Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức biên soạn và
phát hành tài liệu “Hồi - đáp pháp luật” Tài liệu được biên
soạn gồm 02 phần với nội dung là các câu hỏi - đáp pháp luật
ngắn gọn, dễ hiểu Phần ! - Pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia tập trung vào các quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 Phần II - Pháp luật về phòng, chống
tội phạm xâm hại trễ em và người chưa thành niên vi phạm pháp
Trang 3Mặc dù, có nhiều cố gắng trong việc biên soạn, thẩm định nhưng tài liệu không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong bạn đọc góp ý để các tài liệu tiếp theo được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc./
Bình Định, tháng 3 năm 2020
GIÁM ĐỐC SỞ TƯ PHÁP
Phan 1
PHAP LUAT VE ĐẤU TRANH PHONG, CHONG
TOI PHAM CO TO CHUC, TOI PHAM XUYEN QUOC GIA
Câu hỏi 1: Pháp luật hiện hành quy định các hành vi bi
nghiêm cấm trong xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam như thế nào?
Trả lời: Điều 4 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân
Việt Nam quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
“1 Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh
2 Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh,
nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ỗ nước ngoài
J3 lặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh
4 Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích
của Nhà nước
5 Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân
6 Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ
tục theo quy định
Trang 48 Nhũng nhiễu, gây phiền hà, tự đặt thêm các loại giấy tờ, phí, lệ phí, kéo dài thời hạn khi giải quyết các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh; cản trở công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo
quy định của Luật này
9 Cấp giấy tờ xuất nhập cảnh không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng; không ngăn chặn theo thẩm quyền hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
10 Hủy hoại, làm sai lệch, làm lộ thông tin trong Cơ sở dữ
liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam trái quy định của pháp luật
11 Thu giữ, không cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh, giải quyết xuất cảnh trái quy định của pháp luật.”
Câu hỏi 2: Pháp luật hiện hành quy định quyền và nghĩa
vụ của công dân Việt Nam trong xuất cảnh, nhập cảnh như thế nào?
Trả lời: Điều 5 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam trong xuất cảnh, nhập cảnh như sau:
“1 Công dân Việt Nam có các quyền sau đây:
a) Được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định của Luật này; b) Người từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền lựa chọn cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc hộ chiếu khơng gắn chíp điện tử;
c) Được xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của Luật này; d) Được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong Cơ sở
dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt
Nam, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định
của pháp luật;
đ) Yêu cầu cung cấp thông tin về xuất cảnh, nhập cảnh của mình; yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, giấy tờ xuất nhập cảnh của mình để bảo đảm đầy đủ, chính xác;
e) Sử dụng hộ chiếu của mình để thực hiện giao dịch hoặc
thủ tục khác theo quy định của pháp luật;
g) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, yêu cầu bồi thường theo quy
định của pháp luật
2 Cơng dân Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh,
nhập cảnh của công dân Việt Nam và pháp luật của nước đến
khi ra nước ngoài;
b) Thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, gia
hạn hộ chiếu, khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu theo quy định
của Luật này;
c) Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để xuất cảnh, nhập cảnh;
d) Chấp hành yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc kiểm tra người, hành lý, giấy tờ xuất nhập cảnh khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh;
đ) Nộp lệ phí cấp giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định của
pháp luật
3 Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân
sự, người chưa đủ 14 tuổi thông qua người đại diện hợp pháp của mình thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.”
Trang 5Trả lời: Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định giấy tờ xuất nhập cảnh như sau:
“1, Giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm: a) Hộ chiếu ngoại giao;
b) Hộ chiếu công vụ;
c) Hộ chiếu phổ thông;
d) Giấy thông hành
2 Hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc khơng gắn chíp điện tử cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn
3 Thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân
hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ
chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.” Điều 7 Luật này quy định thời hạn của giấy tờ xuất nhập
cảnh như sau:
“‡ Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm
2 Thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau: a) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;
b) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời
hạn 05 năm và không được gia hạn;
c) Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn
khơng q 12 tháng và không được gia hạn
3 Giấy thông hành có thời hạn khơng quá 12 tháng và không được gia hạn.”
Câu hỏi 4: Pháp luật hiện hành quy định việc cấp hộ chiếu
phổ thông ở trong nước như thế nào?
Trả lời: Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân
Việt Nam quy định việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước
như sau:
“1, Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền
đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan theo quy định tại Khoản 2 Điều này; xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ
căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng
2 Giấy tờ liên quan đến việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với
người chưa đủ 14 tuổi;
b) Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất
hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm
quyền quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công
dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất;
d) Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự,
người chưa đủ 14 tuổi Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu
Trang 6trú; trường hợp có Thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi
4 Người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể lựa chọn thực hiện tại Cơ quan Quản
lý xuất nhập cảnh Bộ Cơng an:
a) Có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra
nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh;
b) Có căn cứ xác định thân nhân ỗ nước ngoài bị tai nạn,
bệnh tật, bị chết;
c) Có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với
cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
d) Vi ly do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu Cơ
quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an quyết định
5 Đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an
6 Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai, ảnh chân dung, giấy tờ liên quan; kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công
dân Việt Nam; chụp ảnh, thu thập vân tay của người đề nghị cấp
hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đâu; cấp giấy hẹn trả kết quả 7 Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh trả kết quả cho
người đề nghị Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp
nhận, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trả kết quả
cho người đề nghị Đối với trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này, thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày
10
tiếp nhận Trường hợp chưa cấp hộ chiếu, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả lời bằng văn bản, nêu lý do
8 Người đề nghị cấp hộ chiếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với co quan theo quy định tại Khoản 7 Điều này thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát.”
Câu hỏi 5: Pháp luật hiện hành quy định việc cấp hộ chiếu
phổ thông ở nước ngoài như thế nào?
Trả lời: Điều 16 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định việc cấp hộ chiếu phổ thơng ở nước ngồi như sau:
“1, Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung, giấy tờ liên quan theo quy
định tại Khoản 2 Điều 15 của Luật này và xuất trình hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp
Trường hợp không có hộ chiếu Việt Nam, giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp thì xuất trình giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ làm căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật
về quốc tịch
2 Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước người đó cư trú Đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi thuận lợi
3 Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận tờ
Trang 7nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu; cấp giấy hẹn trả kết quả
4 Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu và 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu lần thứ hai trở đi, nếu đủ căn cứ để
cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tại nơi
tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu trả kết quả cho người đề nghị và
thông báo bằng văn bản cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong trường hợp
chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh
của công dân Việt Nam
Trường hợp chưa đủ căn cứ để cấp hộ chiếu hoặc cần kéo
dài thời gian để xác định căn cứ cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện
Việt Nam ở nước ngoài trả lời bằng văn bản cho người đề nghị,
nêu lý do
5 Thời gian kéo dài để xác định căn cứ cấp hộ chiếu theo quy định tại Khoản 4 Điều này được quy định như sau:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi văn bản theo mẫu về Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cơ quan Quản lý xuất
nhập cảnh Bộ Công an để xác minh theo thẩm quyền;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản
trao đổi, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trả lời bang van ban cho co quan dai diện Việt Nam ở nước ngoài;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả lời của Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp hộ chiếu và trả kết quả cho người đề nghị; trường hợp chưa cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tra Idi bằng văn bản cho người đề nghị, nêu lý do
12
6 Người đề nghị cấp hộ chiếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với cơ quan theo quy định tại Khoản 2 Điều này thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát.”
Câu hỏi 6: Pháp luật hiện hành quy định đối tượng nào
được cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn?
Trả lời: Điều 17 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân
Việt Nam quy định đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông
theo thủ tục rút gọn gồm có:
“‡, Người ra nước ngồi có thời hạn bị mất hộ chiếu phổ thông, có nguyện vọng về nước ngay
2 Người có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại nhưng khơng có hộ chiếu
3 Người phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về việc nhận trở lại công dân
4 Người được cấp hộ chiếu phổ thơng vì lý do quốc phòng,
an ninh.”
Câu hỏi 7: Pháp luật hiện hành quy định những đối tượng
nào được cấp giấy thông hành?
Trả lời: Điều 19 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định đối tượng được cấp giấy thông hành như sau:
“1 Công dân Việt Nam cư trú ö đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giéng
2 Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp của tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giéng
J3 Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc co quan, tổ chức, doanh nghiệp ở trung ương, địa phương khác nhưng có trụ sở đóng tại tỉnh có chung đường biên giói với nước
láng giéng
4 Chính phủ quy định chỉ tiết Điều này.”
Trang 8Câu hỏi 8: Pháp luật hiện hành quy định việc cấp giấy thông hành như thế nào?
Trả lời: Điều 20 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định việc cấp giấy thông hành như sau:
“{, Người đề nghị cấp giấy thông hành nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này Trường hợp không cấp giấy thơng hành, cơ quan có thẩm quyền
hoặc người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm trả lời và nêu rõ lý do
cho người đề nghị biết
2 Công an xã, phường, thị trấn, công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh tiếp giáp đường biên giới với nước láng giêng cấp giấy thông hành cho các trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này 3 Chính phủ quy định chỉ tiết trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy thông hành; quy định việc thu hồi, hủy giá trị sử dụng của giấy thông hành.”
Câu hỏi 9: Pháp luật hiện hành quy định những trường hợp
nào bị thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu?
Trả lời: Điều 27 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định các trường hợp thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu như sau:
“1, Hủy giá trị sử dụng hộ chiếu còn thời hạn bị mất
2 Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu của người được thôi
quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho
nhập quốc tịch Việt Nam
3 Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu cơng vụ cịn thời hạn đối với trường hợp không còn thuộc đối
tượng được sử dụng
4 Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu đã cấp cho người thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Luật này.” 14
Câu hỏi 10: Pháp luật hiện hành quy định việc thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu đối với người được thôi quốc tịch,
bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam như thế nào?
Trả lời: Điều 29 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định việc thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu đối với người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam,
bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam như sau: “1, Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định cho thơi quốc tịch, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp gửi văn bản thông báo đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an nếu người được thôi
quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho
nhập quốc tịch Việt Nam đang cư trú ở trong nước hoặc gửi văn bản thông báo đến cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nếu
người được thôi quốc tịch, bj tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ
quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài
2 Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản thông báo, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an
kiểm tra, thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu còn thời hạn
3 Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản thông báo, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài kiểm tra,
thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu cịn thời hạn, thơng báo kết quả cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.”
Trang 9Phần II
PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM
XÂM HẠI TRẺ EM VÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ PHỊNG, CHƠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH, MUA BÁN NGƯỜI
Câu hỏi 11: Pháp luật hình sự hiện hành quy định hình
phạt đối với tội giết người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có
thai như thế nào?
Trả lời: Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đối,
bổ sung năm 2017) quy định về tội giết người như sau:
“1 Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử
hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cơ giáo
của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trong;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
I) Thực hiện tội phạm một cach man ro;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
I) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; 16
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất cơn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn
2 Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1
Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
3 Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
4 Người phạm tội cịn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc
cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm
Như vậy, người phạm tội giết người dưới 16 tuổi, phụ nữ
mà biết là có thai thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung
thân hoặc tử hình Ngồi ra, người phạm tội cịn có thể bị cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm
Câu hỏi 12: Pháp luật hình sự hiện hành quy định về tội
giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ như thế nào?
Trả lời: Điều 124 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi,
bổ sung năm 2017) quy định về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
như sau:
“1, Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu
hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình
dé ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm 2 Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do
mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03
tháng đến 02 năm.”
Trang 10Câu hỏi 13: Pháp luật hình sự hiện hành quy định hình
phạt đối với tội bức tử người dưới 16 tuổi như thế nào?
Trả lời: Điều 130 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội bức tử như sau:
“1 Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị
phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.”
Như vậy, người phạm tội bức tử người dưới 16 tuổi thì bị
phạt tù từ 05 năm đến 12 năm
Câu hỏi 14: Pháp luật hình sự hiện hành quy định hình phạt đối với tội đe dọa giết người dưới 16 tuổi như thế nào?
Trả lời: Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi,
bổ sung năm 2017) quy định về tội đe dọa giết người như sau: “1 Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm
khác ”
18
Như vậy, người phạm tội đe dọa giết người dưới 16 tuổi thì
bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
Câu hỏi 15: Pháp luật hình sự hiện hành quy định hình phạt đối với tội hành hạ người dưới 16 tuổi như thế nào?
Trả lời: Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đối,
bổ sung năm 2017) quy định về tội hành hạ người khác như sau: “1 Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc
phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người
già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên.”
Như vậy, người phạm tội hành hạ người dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm
Câu hỏi 16: Pháp luật hình sự hiện hành quy định hình phạt đối với tội dâm ô người dưới 16 tuổi như thế nào?
Trả lời: Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội dâm ô người dưới 16 tuổi
như sau:
“1, Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không
nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
Trang 11a) Phạm tội có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với người mà người phạm lội có trách nhiệm chăm Sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tý lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
e) Tái phạm nguy hiểm
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tý lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát
4 Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chúc vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm.”
Câu hỏi 17: Pháp luật hình sự hiện hành quy định hình phạt đối với tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm như thế nào?
Trả lời: Điều 147 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội sử dụng người dưới 16 tuổi
vào mục đích khiêu dâm như sau:
“1, Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diện khiêu dâm dưới mọi hình thức, thì bị phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Phạm tội có tổ chức; 20
b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Có mục đích thương mại;
e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
g) Tái phạm nguy hiểm
3 Pham tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát
4 Người phạm tội cịn có thể bị cấm đảm nhiệm chúc vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 nam.”
Câu hỏi 18: Pháp luật hình sự hiện hành quy định hình
phạt đối với tội đánh tráo người dưới 01 tuổi như thế nào? Trả lời: Điều 152 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội đánh tráo người dưới 01 tuổi
như sau:
“1 Người nào đánh tráo người dưới 01 tuổi, thì bị phạt tù từ 02
năm đến 05 năm
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chúc vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;
c) Đối với người dưới 01 tuổi mà mình có trách nhiệm chăm Sóc, ni dưỡng;
Trang 12d) Pham téi 02 lần trở lên
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Tái phạm nguy hiểm
4 Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Câu hỏi 19: Pháp luật hình sự hiện hành quy định hình
phạt đối với tội bắt, giữ hoặc giam người dưới 18 tuổi trái pháp luật như thế nào?
Trả lời: Điều 157 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đối,
bổ sung năm 2017) quy định về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật như sau:
“1, Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu
không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của
Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc
phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ;
d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Đối với 02 người trỗ lên;
e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người khơng có khả năng tự vệ;
g) Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;
22
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối
loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;
b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc
hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho súc khỏe hoặc gây rối
loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
4 Người phạm tội còn có thể bị cấm đâm nhiệm chúc vụ
nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, người phạm tội bắt, giữ hoặc giam người dưới 18 tuổi trái pháp luật thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm Ngoài
ra, người phạm tội cịn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Câu hỏi 20: Pháp luật hình sự hiện hành quy định hình phạt
đối với tội cướp tài sản của người dưới 16 tuổi như thế nào?
Trả lời: Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội cướp tài sản như sau:
“1, Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị
phạt tù từ 03 năm đến 10 năm
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chúc;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
Trang 13c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
đ) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới
200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người khơng có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; h) Tái phạm nguy hiểm
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh
4 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sắn trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01
người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
đ) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp 5 Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến
05 năm
6 Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng 24
đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Như vậy, người phạm tội cướp tài sản đối với người dưới
16 tuổi thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm Ngoài ra, người
phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản
Câu hỏi 21: Pháp luật hình sự hiện hành quy định hình
phạt đối với tội bắt cóc người dưới 16 tuổi nhằm chiếm đoạt
tài sản như thế nào?
Trả lời: Điều 169 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi,
bổ sung năm 2017) quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt
tài sản như sau:
“1, Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm
đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chun nghiệp;
c) Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
d) Đối với người dưới 16 tuổi; đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới
200.000.000 đồng;
g) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối
loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
h) Gây ảnh huỗng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
¡) Tái phạm nguy hiểm
Trang 143 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối
loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
4 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Làm chết người;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
5 Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến
05 năm
6 Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến
05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Như vậy, người phạm tội bắt cóc người dưới 16 tuổi nhằm
chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm Ngoài
ra, người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm
đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản
Câu hỏi 22: Pháp luật hình sự hiện hành quy định hình
phạt đối với tội cưỡng đoạt tài sản người dưới 16 tuổi, phụ nữ
mà biết là có thai như thế nào?
Trả lời: Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi,
bổ sung năm 2017) quy định về tội cưỡng đoạt tài sản như sau:
“1 Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác 26
uy hiếp tính thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chúc;
b) Có tính chất chun nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người khơng có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới
200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; e) Tái phạm nguy hiểm
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh
4 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp 5 Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ
tài sản.”
Như vậy, người phạm tội cưỡng đoạt tài sản đối với người
dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm Ngoài ra, người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền
từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản
Trang 15Câu hỏi 23: Pháp luật hình sự hiện hành quy định hình
phạt đối với tội sử dụng người dưới 16 tuổi để tàng trữ, vận
chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc
sản xuất trái phép chất ma túy như thế nào?
Trả lời: Điểm g, Khoản 2, Điều 253 Bộ luật Hình sự năm
2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định phạt tù từ 06
năm đến 13 năm đối với người phạm tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất
trái phép chất ma túy trong trường hợp: “Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm lội.”
Ngoài ra, người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản theo quy định tại Khoản 6 Điều này
Câu hỏi 24: Pháp luật hình sự hiện hành quy định hình phạt
đối với tội sử dụng người dưới 16 tuổi để sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy như thế nào?
Trả lời: Điểm g, Khoản 2, Điều 254 Bộ luật Hình sự năm
2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với người phạm tội sản xuất, tàng trữ,
vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy trong trường
hợp: “Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội.”
Ngoài ra, người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản theo quy định tại Khoản 3 Điều này
28
Câu hỏi 25: Pháp luật hình sự hiện hành quy định hình phạt đối với tội cưỡng bức người dưới 13 tuổi sử dụng trái
phép chất ma túy như thế nào?
Trả lời: Điểm c Khoản 3, Điều 257 Bộ luật Hình sự năm
2015 (được sửa đối, bổ sung năm 2017) quy định phạt tù từ 15 năm đến 20 năm đối với người phạm tội cưỡng bức người
khác sử dụng trái phép chất ma túy trong trường hợp: “Đối với người dưới 13 tuổi.”
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 5 Điều này Câu hỏi 26: Pháp luật hình sự hiện hành quy định về tội
dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp
như thế nào?
Trả lời: Điều 325 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp như sau:
“1 Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Hủ rê, lơi kéo, mua chuộc, kích động hoặc xúi giục người
dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;
b) Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép
buộc người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa; c) Chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức;
b) Đối với 02 người trở lên; c) Đối với người dưới 13 tuổi;
d) Chứa chấp, rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục, đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người
Trang 16dưới 18 tuổi thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm
3 Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”
Câu hỏi 27: Pháp luật hình sự hiện hành quy định hình phạt đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy cho người
dưới 18 tuổi như thế nào?
Trả lời: Điểm e, Khoản 2, Điều 326 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong trường hợp: “Phổ biến cho người dưới 18 tuổi.”
Ngoài ra, người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm theo quy định tại Khoản 4 Điều này
Câu hỏi 28: Pháp luật hình sự hiện hành quy định hình phạt đối với tội chứa mại dâm đối với 02 người trở lên từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi như thế nào?
Trả lời: Điểm a, Khoản 4, Điều 327 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với người phạm tội chứa mại dâm trong trường hợp: “Đối với 02 người trở lên từ đủ
13 tuổi đến dưới 16 tuổi.”
Ngoài ra, người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế từ 01
năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản
theo quy định tại Khoản 5 Điều này
Câu hỏi 29: Pháp luật hình sự hiện hành quy định về tội
mua dâm người dưới 18 tuổi như thế nào?
Trả lời: Điều 329 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi,
30
bổ sung năm 2017) quy định về tội mua dâm người dưới 18 tuổi như sau:
“1, Người nào đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 142 của Bộ luật
này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Mua dâm 02 lần trở lên;
b) Mua dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới
16 tuổi;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên
4 Người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Câu hỏi 30: Pháp luật hình sự hiện hành quy định hình
phạt đối với tội truy cứu trách nhiệm hình sự người khơng có tội đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai như
thế nào?
Trả lời: Điểm c, Khoản 2, Điều 368 Bộ luật Hình sự năm
2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với người phạm tội truy cứu trách nhiệm
hình sự người khơng có tội trong trường hợp: “Đối với người
dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu.”
Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm theo quy định tại Khoản 4
Điều này
Trang 17ate
HOI - DAP PHAP LUAT THUC HIEN CHUONG TRINH MUC TIEU
DAM BAO TRAT TV AN TOAN GIAO THONG; PHONG CHAY,
CHUA CHAY; PHONG, CHONG TOI PHAM VA MA TUY
Chịu trách nhiệm xuất ban:
LÊ VĂN TOÀN
Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định Trưởng Ban biên tập:
TRƯƠNG ĐÌNH HY
Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định
Biên tập:
Hồ Mỹ Ngọc Chân, Nguyễn Ngọc Hiền, Tô Thị Cẩm
Tham gia biên soạn:
Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật
Trình bày:
Nguyễn Ngọc Hiền
In 1.000 cuốn, 36 trang (cả bìa), khổ 14,5 x 20,5 cm, tại Công ty TNHH MTV In Nhân Dân Bình Định, 339 - 341 Trần Hưng Đạo,
TP Quy Nhơn Giấy phép xuất bản số: 15/GPXB-STTTT ngày 31/3/2020