1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hệ thống giao thông và phương tiện giao thông thông minh

304 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 304
Dung lượng 7,09 MB

Nội dung

Trang 1

TS NGUYEN TUAN ANH ©

“HE THONG GIAO THONG | VA PHƯƠNG TIỆN GIAO THONG

THONG MINH

"TRƯỜNG ĐẠI HQ GIÁO THỐNG VẬN TÀI | - PHAN HIEU TAI THANH PHO HO CHI MINH

THU VIEN

= (573

Trang 3

LOI NOI DAU |

Giao thong vận tải đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tễ - xã hội

của mỗi quốc gia Nền kinh tế càng phát triển thì tốc độ đơ thị hóa và nhu cầu đi lại của

con người càng tăng, kéo theo sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng và chúng loại phương tiện Trong khi mạng lưới đường hiện có chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của hệ thống giao thông, hiện tượng ùn tắc xảy ra thường xuyên, liên tục trên hầu khắp

các tuyến phô, ai nan giao thông gia tăng, môi trường ngày càng ô nhiễm Để giải

quyết những vấn đề cấp bách này, cùng với việc đầu tư nâng cap và mở rộng mạng

lưới đường, cần phải khai thác tối đa tiềm năng của hệ thống giao thơng hiện có bằng cách ứng dụng các công nghệ hiện đại trong việc giám sát, quản lý, tổ chức và điều

hành hoạt động của hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông thông minh ITS (ntelligent Transport System) cung cấp tập hợp các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống giao thông vận tai, hạn chế ùn tắc và tai nạn giao thông, giảm thiểu ô ộ nhiễm môi trường giao thông nhờ kết hợp các ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trong quản lý và khai thác đối với tất cả các loại hình của hệ thống giao thơng vận tải Ngồi ra, cơng nghệ IIS cịn tạo ra mơi trường kết nƠi giữa các phương tiện giao thông, giữa cơ sở hạ tầng giao thông với phương tiện và các thiết bị không dây của hành khách, cho phép người lái gửi và nhận thông tin một cách liên

tục vỆ các nguy cơ xảy ra tai nạn và tình trang giao thơng thực tế

Giáo trình #£ thống giao thông và phương tiện giao thông thông minh cụng cấp cho người học những, kiến thức cơ bản về chức năng và hoạt động của hệ thông giao thông thông minh, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các hệ thống an toàn chủ động và bị động trên ô tô thông minh, cũng như sự tương tác giữa phương tiện và cơ sở hạ tầng trong việc nâng cao hiệu quả khai thác hệ thông giao thông vận tải, giảm ùn tắc, tai nạn và ô nhiễm môi trường giao thông

Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực an tồn giao thơng và điều khiển động lực học ô tô, chúng tôi hy vọng giáo trình sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin và kiến thức bổ ích trong quá trình học tập và nghiên cứu về hệ thống giao thông và phương tiện giao thông hiện đại

Do được xuất bản lần đầu tiên, giáo trình chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Chúng tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc để hoàn thiện giáo trình trong lần xuất bản tiếp theo Mọi ý kiến phê bình xin được gửi về Bộ môn Kỹ thuật an toàn giao thông, Trường Đại học Giao thông Vận tải hoặc địa chỉ email: nguyentuananh@utc edu vn

Xin chân thành cảm ơn

Tác giá

Trang 5

Chương 1

TONG QUAN VE HE THONG GIAO THONG

THONG MINH

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO 2015), mỗi năm có khoảng

1,2 triệu người thiệt mạng và hàng chục triệu người bị thương vì tai nạn giao thông đường bộ trên toàn thế giới Thương vong do tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong của thanh niên trong độ tuổi từ 15 - 29 và là nguyên nhân thứ hai đối với thiếu niên nhi đồng từ 5 -14 tuổi Nếu khơng có những cải thiện đáng kế và kịp thời đối với hệ thông giao thông đường bộ, thảm họa này sé còn khủng khiếp hơn nữa, [10] Các giải pháp truyền thống như nâng cấp mạng lưới đường bộ, giáo dục tuyên truyền và đào tạo lái xe có thể giảm được số vụ tai nạn nhưng cũng không đủ khả năng để đối phó với sự đe dọa này Hệ thống giao thông thông minh ITS (welligemt Transportation Systems) là giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề về tai nạn và ùn tắc giao thông, nâng cao hiệu quả khai thác mạng lưới đường bộ hiện có, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao

thông vận tải gây ra

1.1 KHÁI NIỆM VẺ HỆ THONG GIAO THONG THONG MINH

Hệ thống giao thông thông minh (ITS) tích hợp các ứng dụng cơng nghệ máy tính, điện tử, truyền thông và các chiến lược quản lý nhằm cung cấp cho'người đi đường những thông tin cân thiết để tăng mức độ an toàn và hiệu quả khai thác của hệ thống giao thông vận tải Trong hệ thông ITS tất cả các bộ phận cấu thành của hệ thống giao thông bao gồm phương tiện, con người (lái xe, hành khách, nhà quản lý và điều hành giao thông) và cơ sở hạ tầng giao thông, đều được kết nối và tương tác với nhau nhằm mục đích cải thiện an toàn, năng suất và ô nhiễm môi trường của mạng lưới giao thông đường bộ, [5, 8] ¡

ITS duge ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ các hệ thống quản lý cơ bản trong kết cấu hạ tầng giao thông như hệ thống dẫn đường cho phương tiện, hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông, biển báo điện tử hay camera giam sat tốc độ, đến các hệ thống an toàn chủ động trên ô tô như hệ thống ôn định điện tử, hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp, hệ thống cảnh báo đi chệch làn đường, và các ứng dụng cao cấp hơn tích hợp đữ liệu và phản hồi trực tuyến giữa cơ sở:hạ tầng và phương tiện giao thông như hệ thống thông tin và chỉ dẫn đỗ xe, hệ thống cảnh báo va chạm tại các nút giao,

ITS được phát triển dựa trên các trang thiết bị thông minh lắp đặt bên đường và trên phương tiện, thông tin liên lạc giữa hệ thống này với người đi đường, chủ yếu là lái xe, cho phóp giải quyết nhiều vẫn đề tai nạn, ùn tắc và ô nhiễm môi trường giao thông

Trang 6

Tăng tính kinh tế An tồn - Giảm chỉ phí lưu giao thông

thông T i - Tạo thói quen

- Giảm chí phí _ chấp hành luật

quản lý, bảo trì giao thơng

thiệt bj - Phịng tránh tai

~ Tiết kiệm năng nạn giao thơng

lượng ii

-Hình 1.1: Mơ hình khái qt về hệ thống giao thông thông minh 1S 1.1 1, Cơ sở bạ tầng giao thông thông minh

Cơ sở hạ tầng giao thông là khu vực đầy tiêm năng dé phat trién các ứng dụng của công nghệ ITS Hệ thống thông tin du lịch tiên tiến có thê cung cấp cho lái xe và hành khách những thông tin cần thiết về tuyến đường và lịch trình di chuyển, thông tin về sự chậm trễ do ùn tắc, tai nạn, điều kiện thời tiết hoặc thông tin sửa chữa đường Các hệ thống thông tin du lịch có thê thông báo cho lái xe vị trí chính xác của phương tiện, điều kiện đường và giao thông hiện thời trên các tuyến đường đang di

chuyén và các tuyến đường lân cận, giúp lái xe lựa chọn được lộ trình tối ưu

Hệ thống quản lý giao thông vận tải tiên tiễn bao gồm các ứng dụng ITS tập trung vào các thiết bị điều khiển giao thông như hệ thống điều khiển đèn tín hiệu, hệ thống quản lý đường gom và hệ thống tín hiệu giao thông trên đường cao tốc cung cập cho lái xe những thơng tin: về tình trạng giao thông:theo thời gian thực trên đường Trung tâm điều khiến giao thông quản lý tập trung các: trung tâm điều hành giao thông khu vực dựa trên công nghệ thông tin kết nỗi các cảm biến và thiết bị bên đường, phương tiện thăm dò, camera, tín hiệu giao thơng và các thiết bị khác tạo thành một mạng lưới giao thông tổng hợp nhằm phát hiện tại nạn, các điều kiện thời

tiết nguy hiêm hoặc các sự cô khác

Trang 7

phố đưa ra hệ thống thu phí ùn tắc tại chỗ để giảm ùn tắc giao thơng, khói bụi và các

khí nhà kính

Hệ thống vận tải công cộng tiên tiến bao gồm các ứng dụng như giám sắt hành trình cho phép các nhà quản lý xây dựng một lộ trình thời gian của tắt cả các thành phần trong hệ thống giao thông công cộng, làm cho giao thông công cộng trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn cho hành khách bằng cách cung cấp cho hành khách các thông tin về thời gian đến và xuất bến của xe-buýt và xe lửa Hệ thống này cũng bao gdm các hệ thống thanh toán tiền vé điện tử cho hệ thống giao thông công cộng, chang han như Suica ở Nhật Bản hoặc T- -Money tại Hàn Quốc, hành khách có thê

thanh tốn tiền vé từ thẻ thông minh hay điện thoại di động có sử ử dụng cơng nghệ

thông tin liên lạc

1.1.2 Phương tién giao thong thong minh

An toàn phương tiện là chiến lược then chốt nhằm giảm thiểu tai nạn và thương vong giao thông đường bộ, đảm bảo an toàn cho tất cả các đối tượng tham gia giao thông bằng, cách ngăn ngừa tai nạn hoặc giảm thiêu mức độ chân thương khi tai nạn Xây Ta Thiết kế phương tiện đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với an toàn của hệ thống giao thông, trong đó địi hỏi sự tương tác an toàn giữa con người, phương tiện ' và môi trường giao thông Trên ô tô thông minh, các yếu tố rủi ro liên quan đến khả năng vật lý vả hành vi của người lái được xem xét trong quá trình thiết kế nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn cũng như mức độ nghiêm trọng của tai nạn

Trong khi các hệ thống an toàn chủ động trên ô tô thông minh thực hiện chức năng cảnh báo và hồ trợ lái xe phòng tránh tai nạn, các hệ thơng an tồn bị động có nhiệm vụ giảm thiêu mức độ chân thương cho hành khách trên xe khi tai nạn xây ra

Hệ thống an toàn chủ động trên ô tô bao gồm các hệ thống hỗ trợ người lái, các hệ thống điều khiển động lực học phương tiện và các hệ thống tránh va chạm Các hệ thống hỗ trợ người lái sử dụng các cảm biến có khả năng phát hiện những nguy hiểm xung quanh phương tiện trong quá trình chuyển động, đồng thời hỗ trợ người lái trong việc nhận biết và ứng phó với những tình huống nguy hiểm nhằm tránh xảy ra tai nạn Ví dụ hệ thống hỗ trợ đỗ xe thông mỉnh có khả năng phát hiện các chướng ngại vật ngoài tầm nhìn của người lái,:cung cấp cho người lái dữ liệu về quỹ đạo chuyển động khi đỗ hoặc lùi xe nhằm tránh xảy ra.va chạm Hệ thống điều, khiển hành trình thích ứng có khả năng theo dõi phương tiện ở phía trước trong cùng một làn đường nhằm duy trì hoặc lựa chọn khoảng cách an toàn với phương tiện phía trước bằng cách tự động điều chỉnh tốc độ phù hợp Hệ thống giám sát điểm mù và hỗ trợ chuyển làn cảnh báo nguy hiểm và giúp lái xe thực hiện quá trình chuyên làn một cách an toàn

Trang 8

hành trên dốc hoặc chuyển động xuống dốc Hệ thống én định điện tử tích hợp hệ thống chống bó cứng bánh xe khi phanh và hệ thống chống trượt quay bánh xe khi

kéo đảm bảo ổn định hướng chuyên động cho phương tiện khi vào cua hay chuyển

làn gấp Hệ thống treo điều khiển điện tử kiểm soát dao động của phương tiện theo phương thắng đứng, đảm bảo phương tiện chuyển động êm dịu và an toàn trong mọi điều kiện khai thác

Các hệ thống tránh va chạm có khả năng giám sát và phân tích chuyển động của phương tiện và người đi bộ ở phía trước nhăm cung cấp các thông tin cân thiết cho người lái đồng thời hỗ trợ người lái bằng việc kích hoạt hệ thống phanh nhằm hạn chế tối thiểu mức độ nghiêm trọng của tai nạn Hệ thống cảnh báo va chạm thông báo cho lái xe những nguy hiểm xung quanh qua màn hình hiển thị, âm thanh cảnh báo hay các tin higu rung động giúp lái xe giảm căng thắng và mệt mỏi trong quá trình điều khiển phương tiện và giảm thiểu khả năng xảy ra tai nạn khi tham gia

giao thông Hệ thống cảnh báo chệch làn đường giúp lái xe tránh các tai nạn liên

quan đến chuyển động chệch hướng không lường trước của ôtô Hệ thống cảnh báo tốc độ trong đường cong đưa ra ước tính về tốc độ cho phép di khi chuyển trong đường cong giúp lái xe giảm khả năng tai nạn khi vào cua Hệ thong giám sát và hỗ

trợ chuyển làn cảnh báo cho lái xe về sự xuất hiện của một chiếc xe khác đang đến

gan giúp quá trình chuyển làn diễn ra một cách an toàn Khơng chỉ có chức năng cảnh báo, một số hệ thống cịn có khả năng can thiệp trực tiếp vào quá trình điều khiển phương tiện để đưa xe trở lại quỹ đạo chuyên động an tồn nếu người lái khơng có hành động đáp lại các cảnh báo được đưa ra

Các thiết bị an toàn bị động được biết đến đầu tiên trên ô tô bao gồm kính chắn gió an toàn ba lớp, trụ lái tự sập, dây đai bảo hiểm, đệm tựa đầu và hệ thống túi khí

Ngày nay cùng với sự phát trién của công nghệ cảm biến và điều khiển điện tử ứng

dụng trên ô tô, khái niệm an toản trước va chạm (Pre-crash Sa/eiy) ra đời với hệ

thống đai bảo hiểm thông minh, túi khí thơng minh và ghế ngồi thông minh

Dai bao hiểm thông minh không chỉ có nhiệm vụ giữ người lái và hành khách lao về trước mà cịn có khả năng tự động xiết chặt cơ thể vào ghế ngồi với lực xiết được khống chế để giảm nguy cơ chấn thương ngực do đai bảo hiểm gây ra khi xe bị va chạm trực diện Ở hệ thống túi khí thông minh, bộ điều khiển điện tử có khả năng điều chỉnh tốc độ giãn nở của túi khí theo từng giai đoạn va chạm và giá trị của gia tốc va chạm giúp người lái và hành khách tránh được tổn thương khi va đập vào túi khí Ghế ngồi CĨ Vai trò quan trọng trong việc hấp thụ năng lượng khi xe bị va chạm từ phía sau hoặc va chạm bên Ghế ngồi thông minh thế hệ mới có kết cầu hấp thụ năng lượng va chạm ở lưng ghế, đồng thời cho phép đệm tựa đầu đi chuyên vê phía 4rước khi lưng ghế bị biến dạng, nhờ đó hạn chế được chan thương cổ cho người lái

và hành khách khi xe bị va chạm đột ngột từ phía sau

1.1.3 Hệ thống giao thơng tích hợp giữa cơ sở hạ tầng và phương tiện

Hệ thống giao thơng tích hợp giữa phương tiện và cơ sở hạ tầng VII (ehicle Infrastructure Integration) la nguyên mẫu cho một hệ thống giao thơng thơng minh tích hợp toàn diện Hệ thống giao thơng tích hợp VII cho phép cơ sở hạ tầng hỗ trợ thông tin liên lạc giữa phương tiện với cơ sở hạ tầng cũng như phương tiện với

Trang 9

phương tiện, đồng thời cung cấp thông tin cho một loạt ứng dụng an toàn trong xe Va,

các hoạt động giao thông vận tải Thẻ thông tin tầm ngăn chuyên dụng DSRC

(Dedicated Short Range Communications) hoặc các loại cảm biến khác nếu được

triển khai rộng rãi trên xe, đường cao tốc, bên đường hoặc các thiết bị tại nút giao sẽ cho phép các hệ thống giao thông thông minh giao tiếp với nhau để tạo ra một loạt lợi ích Ví dụ, tín hiệu từ thiết bị DSRC trên các phương tiện tại một nút giao sẽ được truyền liên tục với nhau hoặc với các thiết bị bên đường để dự báo khả năng xảy ra _ va chạm giữa hai phương tiện dựa trên tốc độ và quỹ đạo chuyển động của các phương tiện, hệ thống sẽ cảnh báo cho lái xe hoặc tác động trực tiếp lên phương tiện để phanh xe lại

Bằng cách kết hợp giao tiếp giữa phương tiện với phương tiện và tích hợp phương tiện với cơ sở hạ tang sẽ cho phép bổ sung thêm một số ứng dụng khác của ITS, bao gồm cả hệ thống điều khiển tín hiệu thích nghĩ, tự động truy cập thông tin về lưu lượng giao thông thông qua các biển báo điện tứ, cảnh báo làn đường, cảnh

báo tốc độ khi vào đường cong và tự động phát hiện các mối nguy hiểm đường bộ

như ỗ gà hoặc các điều kiện thời tiết có liên quan

Một ứng dụng tích hợp khác giữa phương tiện với cơ sở hạ tầng khác là hệ

thống thích ứng tốc độ thong minh hỗ trợ các lái xe trong việc đảm bảo tốc độ giới hạn thông qua các thông tin về vị trí của xe và tốc độ cho phép trên các tuyến đường, các phương tiện sẽ tự động giảm tốc độ khi vượt quá giới hạn tốc độ ấn định Hệ thống có thê cảnh báo lái xe giảm tốc độ hoặc được thiết kế để tự động làm giảm tốc độ của xe Pháp hiện đang thử nghiệm triển khai một hệ thống thích ứng tốc độ thông minh tự động làm giảm tốc độ của xe khi chuyển động nhanh trong điều kiện thời tiết xấu như bão tuyết hoặc đóng băng Các tỉnh của Victoria, Úc, đang thử nghiệm một hệ thống điều khiển từ xa và có thê tự động phanh xe lại khi lái xe cố ý vượt qua đường ngang trong lúc tàu đang đến

1.2 LỢI ÍCH CỦA HỆ THĨNG GIAO THƠNG THƠNG MINH

Nhờ ứng dụng cơng nghệ thông tin, hệ thống ITS không chỉ tạo ra những lợi

ích đối với hệ thống giao thông vận tải “truyền thống Về cơ bản, hệ thống ITS tạo ra hai lợi ích: một là giải quyết các vẫn đề về giao thông như ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và ô nhiễm không khí; hai là cải thiện các dịch vụ cho người sử dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống giao thong van tai, [6, 7]

1.2.1 Giải quyết vẫn đề ùn tắc, tai nạn và ô nhiễm môi trường giao thông

1.2.1.1 Cải thiện sự đi lại

Đối với những quốc gia có nền kinh tế vững chắc và linh hoạt, con người ‹ cần có khả năng di chuyển một cách thuận tiện, tin cậy và nhanh chóng giữa nơi ở và chỗ làm việc Người đân cũng cần phải đến trường, đi mua săm và vui chơi giải trí Sự di chuyên dân cư, đô thị hóa và những thay đổi trong cuộc sống, công việc và nhu cầu thư giãn của con người ngày nay khiến cho sự đi lại càng trở nên phức tạp hơn

Trang 10

t

cuộc sống và khả năng đóng góp cho xã hội của những đối tượng này Trong nền

kinh tế toàn cầu, quá trình vận tải hàng hóa qua các châu lục và quôc gia bằng đường

thuỷ, đường sắt hay đường bộ thường hay thay đổi loại hàng hoá chuyên chở trên

đường đến điểm cuối của hành trình Vì vậy điều quan trọng là phải đâm bảo cho quá trình vận chuyển được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời phải theo dõi vị

trí và hàng hóa chun chở trong suốt quá trình vận chuyển để bảo vệ các loại hàng hóa nguy hiểm Hệ thống ITS tích hợp nhiều giải pháp khác nhau nhằm tăng cường sự đi lại của con người và quá trình lưu thơng hàng hóa trong tất cả các loại hình giao thơng vận tải

Hệ thống thông tin du lịch giúp lái xe tránh được tình trạng ùn tắc và có thể cải

thiện các điều kiện giao thông, Hệ thống quản lý giao thông giúp nâng cao hiệu quả

hoạt động của hệ thông giao thơng nhờ điều khiển thích ứng hệ thống tín hiệu giao

thông Hệ thống quản lý nhu cầu vận tải giúp giảm thiểu ùn tắc giao thông trong khu vực đô thị thông qua hệ thống thu phí đường bộ Hệ thống quản lý đoàn xe thương mại giúp tăng cường an ninh và hiệu quả không chỉ đối với hàng hóa được chuyên

chở mà cả đối với các đơn vị liên quan 1.2.1.2 Giảm ùn tắc giao thông

Un tac giao thông là vẫn đề bức xúc ở mọi nơi trên toàn thế giới, đặc biệt là ở

những quốc gia đang phát triển, nơi mà tốc độ đơ thị hóa và sử dụng xe máy tăng

trưởng nhanh nhất ÙỦn tắc gây ra sự chậm trễ và giảm độ tin cậy của hệ thống giao thông, gây lãng phí nhiên liệu dẫn đến làm tăng mức độ ô nhiễm không khí và gián tiếp gây ra một số lượng lớn các vụ tai nạn giao thông

Giảm ùn tắc giao thông là một trong những lợi ích chính của IT5 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Mỹ kết luận Tang tốn thất do tắc nghẽn giao thông của nên kinh tế Mỹ lên đến 168 tỷ USD môi năm Tai MY, phi un tac tang 8% mỗi năm Trong 20 năm tới, phí ùn tắc cớ thể lên tới 890,5 tỷ USD, tương đương 4,3% giá trị của toàn bộ nên kinh tế quốc dân (GDP) Các nước EU ước tính có 7.500km un tắc giao thông mỗi ngày trên tất cả các các tuyến đường với 10% mạng lưới đường bộ của EU bị ảnh hưởng bởi sự ủn tắc Trong thực tế, 24% thời gian lái xe của người dân Châu Âu là trong tình trạng tắc nghẽn giao thơng với chỉ phí hàng năm khoảng 1% GDP của EU Hàng năm, Úc mất 12,5 ty USD chi phi do tn tắc giao thông đô

thị Tại Nhật Bản, chỉ phíù ùn tắc trị giá gần 11 nghìn tỷ Y (tương đương 109 ty USD)

mỗi năm, [6]

Hệ thống TS giúp lái xe nâng cao khả năng thông hành và tiện lợi bằng cách giảm un tắc và tối đa hóa hiệu quả hoạt động của hệ thông giao thông vận tải, cung cập cho lái xe và người sử dụng phương tiện giao thông công cộng thơng tin lịch trình, lựa chọn hành trình và khả năng thay đôi tuyên đường Trong thực tế, công nghệ ITS quen thuộc nhất là viễn thông thông qua các ứng dụng như dẫn đường bằng vệ tỉnh hoặc các dịch vụ cung cấp thông tin về giao thông theo thời gian thực để lái xe thu nhận thông tin khi đang di chuyển hoặc lập kế hoạch trước chuyến đi Các dịch vụ này giúp lái xe xác định kế hoạch và hướng đi hiệu quả nhất, biết được thông tin về các tuyến đường không thu phí hay tuyên đường đang xảy ra sự cố để giảm các

Trang 11

tổn thất về thời gian di chuyển Lợi ích của ITS trong việc giảm ùn tắc giao thông -_ được thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Cung cấp thông tin về các tuyến đường vịng và tình trạng giao thông thực t tế để lái xe chọn tuyến đường tối ưu;

- Không cần dừng xe để nộp phí tại các trạm thu phí trên những tuyến đường phải thu phí;

- Thay đổi tín hiệu giao thơng tùy theo tình hình thực tế của các tuyến đường, giảm thời gian chờ đèn tín hiệu tại các nút giao khiên lái xe cảm thây thoải mái dê chịu;

- Có thể di chuyên một cách nhanh chóng và an toàn đến nơi cần đến nhở những thông tin được cung cập như tuyên đường và phương tiện giao thông phù hợp nhât;

- Tăng khả năng thông hành và cải thiện tâm lý lái xe nhờ cung cấp thông tin giao thông trực tuyến;

- Nâng cao sự thuận tiện và chủ động cho hành khách nhờ cung cấp thông t tin thời điểm xe buýt khởi hành và đến bến

1.2.1.3 Giảm ô nhiễm môi trường

Đảm bảo chất lượng khơng khí được xem như yêu cầu bắt buộc đối với các nước phát triển đo dễ dàng hơn trong việc gánh chịu chi phí cơng nghệ để duy trì lượng phát thải ở dưới mức cho phép Tuy nhiên tác động của không khí kém chất lượng đến sức khỏe và năng suất lao động ngày nay đòi hỏi một lượng chi phí đáng kê đối với nền kinh tế của mọi quốc gia Hệ thông ITS giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do giao thông đường bộ gây ra nhờ tối ưu hóa hành trình di chuyên, giảm ùn tắc và tai nạn giao thơng, cải thiện tính năng của phương tiện và hành vi của lái xe, và quản lý hiệu quả hoạt động của hệ thống giao thông

Giao thông vận tải là một trong những nguyên nhân chính gây phát thải khí nhà kính Ở Anh, giao thơng vận tải chiếm khoảng một phần tư tổng lượng phát thải khí carbon (CO¿), 93% trong số đó là do vận tải đường bộ Tại Pháp, giao thông vận tải chiếm 31% mức tiêu thụ năng lượng và 26,4% phát thải khí nhà kính Trên tồn thế giới, lượng phát thải khí nhà kính do giao thông vận tải chiếm đến 33% Nguyên nhân chủ yêu gây ra lượng lớn phát thải khí nhà kính là do ùn tắc giao thông Hệ thống giao thông thông minh được sử dụng dé mang lai loi ich về môi trường bằng cách giảm ùn tắc, giúp giao thông hoạt động thông suốt hơn, giúp lái xe điều khiển phương tiện một cách hiệu quả nhất và giảm sự cần thiết phải xây dựng các tuyến đường bổ sung thông qua việc tối đa hóa năng lực của hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có

“Lái xe sinh thái” là một ứng dụng ITS nhằm tối ưu hóa hành vi lái xe mang lại lợi ích cho mơi trường Phương tiện được trang bị các tính năng lái xe sinh thái cung cấp các thông tin phản hồi tới người lái, giúp người lái vận hành phương tiện ở tốc độ tiết kiệm nhiên liệu nhất trong tất cả các điều kiện khai thác, các phiên bản hiện đại nhất có khả năng hướng dẫn cho người lái biết cần phải lái xe thế nào để tăng tốc nhưng vẫn tiết kiệm được nhiên liệu Tại Nhật Bản, Đức và Mỹ, nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm lái xe hiệu quả đến các trang web

Trang 12

Kỹ thuật [TS có định hướng giao thông vận tải năng lượng thấp và ít carbon Các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Anh, đã xúc tiễn chiến lược tăng trưởng xanh ít carbon ở phạm vi tồn quốc Chính phủ Hàn Quốc cũng đã thơng qua chính

sách xây dựng môi trường xanh và tăng trưởng xanh ít carbon để giảm lượng carbon

sinh ra từ các tuyến đường

1.2.1.4 Giâm tai nạn và thương vong

Hé théng ITS cé thé mang lai lợi ích to lớn đối với an toàn giao thông đường

bộ Mỗi năm trên thế giới có 1,2 triệu người tử vong vì tai nạn giao thơng Năm

2013, tại Mỹ có tơng cộng hơn 6 triệu vụ tai nạn giao thông, trung bình cứ 5 giây xảy ra một vụ tai nạn, 13 phút có một tử vong, làm chết 41.059 người và khoảng 2,6 triệu người bị thương Ở các nước Liên minh châu Âu (EU) cũng có số vụ tai nạn và tử vong tương tự, với 42.500 ca tử vong (800 người mỗi tuần) và 3,5 triệu người bị thương hàng năm, gây thiệt hại kinh tế trên 160 tỷ Euro, gâp hai lần ngân sách và xấp xỉ 1% GDP của EU Ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với các nước có thu nhập cao, chiếm 90% tổng số tử vong trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ, [10]

Một loạt ứng dụng công ngh¢ ITS trong kết cấu hạ tầng và phương tiện giao thơng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thay đổi căn bản ý thức và hành vi của người tham gia giao thông Ảnh hưởng của công nghệ ITS đến an tồn giao thơng có thể liệt kê như sau:

- Trực tiếp tác động đến quá trình lái xe nhờ các thiết bị hỗ trợ trên xe cung cấp

các thông tin, chỉ dân giúp người lái chú ý khi cân thiệt, giảm căng thăng và đưa ra quyêt định phù hợp;

- Trực tiếp ảnh hưởng đến người lái nhờ hệ thống các thiết bị thông tin và chỉ dẫn bên đường như biển báo điện tử;

- Gián tiếp thay đổi hành vi của người tham gia giao thông theo nhiều cách khác nhau, hình thành sự thích ứng hành vi theo chiêu hướng tích cực, ví dụ như hệ thống tự động xử lý vi phạm luật giao thông;

- Thay đổi sự tương tác giữa lái xe và người đi bộ thông qua hệ thống thông tin liên lạc và cảnh báo va chạm;

= Thay đổi lựa chọn hành trình, tuyến đường, loại hình phương tiện của người tham gia giao thông bằng các thông tin, gợi ý, hạn chế hoặc cắm lưu hành;

- Giảm thiểu hậu quá của các vụ tai nạn giao thông nhờ các hệ thống cảnh báo va chạm và báo động tai nạn, giúp quá trình cứu hộ cứ nạn nhanh chóng và chính xác

Theo nghiên cứu của Mỹ, các hệ thống theo đõi phương tiện và người lái, hệ thông cảnh báo va chạm, hệ thống quản lý sự cố và hệ thống kiểm soát tốc độ có thể giảm tý lệ thương vong từ 10 - 15% ở khu vực ngoại ô và 30% ở khu vực đô thị, [6] 1.2.1.5 Quản ly hiệu quả cơ sở hạ tầng giao thông

Các hệ thống giao thông hiện đại ngày càng trở nên phức tạp và quan hệ giữa các bộ phận của chúng ngày càng chặt chẽ hơn Quản lý quá trình khai thác và bảo trì hệ

Trang 13

thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải rất tốn kém Quản lý hiệu quả hệ thống giao

thông hiện đại địi hỏi phải có thơng tin toàn diện và nhanh chóng, hơn về tình trạng hiện thời và tương lai của hệ thống cũng như cần có các cơng cụ kiểm sốt và quản lý tốt hơn Hệ thống quản lý bảo trì đường bộ với các cảm biến lắp đặt bên đường và trên | xe có thé theo đối liên tục tình trạng mặt đường giúp cho q trình chẩn đốn và bảo

dưỡng hư hỏng kịp thời, giảm chỉ phí sửa chữa do phát hiện muộn

Quản lý tốt cơ Sở hạn tầng cũng giúp tiết: kiệm chỉ phí nhờ nâng cao hiệu quả của |

ké hoach va vi tri cần duy tu sửa chữa đường bộ, đồng thời cũng cung cấp một bức

tranh chính xác và tồn diện về khía cạnh tài chính trong quản lý tài sản đường bộ

1.2.2 Nâng cao chất lượng sử dụng và hiệu quả khai thác hệ thống giao thông 1.2.2.1 Đảm bảo lịch trình vận ch uyén

Mot trong những van dé trong tâm c của các dự án quy hoạch giao thông trong

những năm gân đây không chỉ là thu hút được nhiều người sử dụng hơn và đưa họ đến đích nhanh hơn, mà quan trọng là đạt được lợi ích chính mang lại độ tin cậy và khả năng dự báo cao hơn trong giao thông vận tải Tuy nhiên nhược điểm của hầu hết các hệ thống giao thông vận tải hiện nay là thời gian di chuyển của ca van tai hành

khách và hang hoa đều có thể thay đổi từ ngày này sang ngày khác do điều kiện thời _

tiết, nhu cầu, sự cố giao thông hay nhiều yêu tố ngoại cảnh khác Sự không chắc chắn

này khiến hành khách và người vận chuyên ' hàng hóa cần dự phòng thêm thời gian cho tình huống xấu nhất có thê: xây Tả Điều này khó có thể chấp nhận đối với hành

khách và lầm tăng chỉ phí vận chuyển hàng hóa

Hệ thống 1TS có thể đảm bảo độ tin cậy của lịch trình nhờ tô chức giao thong

êm thuận, giảm sai lệch thời gian di chuyển Hệ thống ÏTS cũng cung cấp các thơng tin hữu ích theo thời gian thực và thông tin dự báo cho phép hành khách cũng như

các công ty vận tải lên kế hoạch lịch trình tốt hơn

Các đơn vị vận tải hành khách cơng cộng cũng có thể đưa ra lịch trình chuyến

đi chính xác hơn dựa trên các thông tin hiện thời và dự báo về thời gian và chuyển tiếp hành trình Các hệ thống dẫn đường trên xe có thê kết hợp với các thông t tin giao

thông thực tế để người lái điều chỉnh lộ trình một cách linh động nhằm tối ưu hành trình đi chuyền

1.2.2.2 Đảm bảo an nình vận tải hành khách và hàng hóa

Trong những năm gần đây vấn đề an ninh hệ thống giao thông (bao gồm phương

tiện và cơ sở hạ tầng) Và an ninh vận tải hàng hóa và hành khách ngày càng được quan

tâm Đặc biệt là vận chuyển hàng hóa bằng container do các container được xếp đỡ và niêm phong ở các địa điểm có khoảng cách rất xa Các container chứa các loại vật liệu nguy hiểm như chất nỗ hay chất phóng xạ nếu khơng được quản lý một cách thỏa đáng có thể trở thành mục tiêu phá hoại của lực lượng khủng bố Các loại vật liệu nguy hiểm hợp pháp khác cũng có thé bị cướp trên đường vận chuyển

Tương tự, hành khách cũng có nguy cơ gặp rủi ro an ninh, đặc biệt tại các bến xe hay nhà ga, trên xe buýt và tàu hỏa Hệ thông ITS tăng cường: giám sát quá trình vận chun hàng hóa và hành khách nhờ sử dụng công nghệ GPS (hoặc các công

Trang 14

nghệ định vị khác), truyền thông không dây, hệ thống thông tin và cảm biến Hệ thống ITS có thể theo dõi hàng hóa bên trong và vị trí của các container, lộ trình của hàng hóa được chuyên chở bằng đoàn xe, giám sát vi tri va tình trạng của các phương

tiện vận tải hành khách công cộng, hỗ trợ phát triển logistic vận tải Đây là lĩnh vực

mà sự tăng cường an ninh có thê nâng cao-hiệu quả và năng suất vận chuyển nhờ việc tiêu chuẩn hóa và kết hợp các quá trình quản lý vận tải hành khách và hàng hóa 1.2.2.3 Tăng biệu quả hoạt động của hệ thống giao thông

Việc phát huy tối đa năng lực thông hành của mạng lưới đường bộ đóng Vai trị rất quan trọng vì ở hầu hết các quốc gia công suất sử dụng đường ngày cảng tăng Hệ

thống ITS góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới giao thông bằng

cách khai thác tối đa năng lực của hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có, giảm sự cần thiết

phải đầu tư xây dựng thêm mạng lưới đường bộ

Một trong những ứng dụng phổ biến và thành công nhất là hệ thống thu phí

điện tử ETC Với hệ thống ETC, các lái xe thiết lập một tài khoản với đơn vị thu phí

và nhận một thiết bị thu phát điện tử để nhận dạng phương tiện và tài khoản của mình Khi phương tiện đi qua trạm thu phí, hệ thơng tự động trừ lệ phí trong tài khoản của lái xe Ưu điểm đối với đơn vị thu phí là giảm được chi phí nhân cơng,

tăng độ tin cậy và hiệu quả của quá trình thu phí Triển khai hệ thống thu phí điện tử

ETC có thê làm giảm đáng kê tình trạng ùn tắc giao thông trên đường cao tốc Về lâu dài hệ thống ETC mở ra khả năng thu phí linh hoạt hơn, ví dụ như mức phí thay đổi theo thời gian trong ngày, mức độ ùn tắc hay nhu cầu giao thông,

Ứng dụng của ITS trong điều khiển đèn tín hiệu giao thơng có thê cải thiện

đáng kể lưu lượng giao thông, giảm 40% số điểm dừng, giảm 10% tiêu hao nhiên

liệu, giảm 22% lượng khí thải và giảm 25% thời gian đi lại Ứng dụng truy cập đữ

liệu giao thông theo thời gian thực có thể nâng cao 10% hiệu quả hoạt động của đèn tín hiệu giao thơng, tiết kiệm ],I triệu gallon xăng và giảm 9.600 tấn khí thải CO; hàng ngày trên toàn nước Mỹ Hệ thống: quản lý đường gom có thể tăng từ 8 - 22% số lượng phương tiện đi trọng một làn đường và tăng từ 8 - 60% tốc độ chuyên động của phương tiện trên đường, [S] :

Tổng quát hơn, hệ thống ITs cung cấp cho những người điều hành hệ thống giao thông những thông tin hiện thời về trạng thái của hệ thống giao thông và những cơng cụ hữu ích hơn để lập kế hoạch, vận hành và duy trì hệ thống Hệ thống ITS cũng cho phép các cơ quan quản lý thu thập các dữ liệu cần thiết theo thời gian để đo lường và cải thiện hiệu suất hoạt động của hệ thống giao thơng vận tải Ví dụ như các - đữ liệu trước và sau khi xây dựng dy an để đănh giá hiệu quả của các dự án trong việc làm giảm ùn tắc giao thông

1.2.2.4 Tăng hiệu quả cho người sử dụng -

Hệ thống ITS cũng giúp nâng cao hiệu quả cho.người đi đường Chẳng hạn như

hệ thống ETC mang lại lợi ích trực tiếp cho các lái xe khi họ không phải dừng xe để trả

phí Ưu điểm gián tiếp là giảm thời gian trễ do dừng thu phí cho tất cả các phương tiện,

kê cả các phương tiện không sử dựng ETC Việc sử dụng thẻ thông minh đề thanh toán các loại phí khác nhau cũng mang lại nhiều tiện lợi cho hành khách Ở nhiều nước trên

Trang 15

thé giới, thẻ thơng minh có thê được sử dụng thay cho vé vận tải hành khách cơng

cộng, dé tra phí đỗ xe và cho, nhiều mục đích khác Thẻ thơng minh là một: giải pháp

thuận lợi để chính phủ trợ cấp vận tải cho những người nghèo và người cao tuổi Điều

này được thực hiện bằng cách lưu trữ tiền điện tử vào thẻ thông minh hoặc sử dụng hệ thông thu phí có khả năng điều chỉnh mức phí theo loại thẻ

Một ứng dung ITS phổ biến ở các nước phát triển là hệ thống dẫn đường trên xe Hệ thống này tính tốn và chỉ đường cho phương tiện đi đến đích theo ân định của người lái Hệ thống dẫn đường trên xe bao gồm bản đồ cơ sở đữ liệu, các cảm biến định vị phương tiện, máy tính và giao diện với người sử dụng bằng màn hình tinh thé long LCD Giao diện sử dụng cho phép người lái xác định điểm đến và dẫn đường cho lái xe Hệ thống dẫn đường có thé chi ra lộ trình hiệu quả và giúp các lái xe không bị lạc đường Trong tương lai, hệ thông dẫn đường sẽ nhận các thông tin giao thông theo thời gian thực và tự động điều chỉnh lộ trình dựa trên các điều kiện

giao thơng thực tế

Nhìn chung, hệ thống ITS có thể cung cấp nhiều hơn thơng tin về tình trạng giao thông hiện thời cho cả lái xe và hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng Các thông tin này sẽ giúp người đi đường lập kế hoạch chuyến đi tốt hơn, tăng khả năng chuyển tiếp giữa các phương tiện và độ tin cậy ‹ của hành trình |

1.3 HIỆN TRẠNG PHAT TRIEN HE THONG GIAO THONG THONG MINH Có thể nhận thấy có sự khác biệt đáng kể trong việc triên khai hệ thống ITS giữa các quốc gia và giữa các thành phố có qui mơ khác nhau trong cùng một quốc gia Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì các thành phố nhỏ có các đặc điểm và nhu cầu khác biệt khi so sánh với các thành phố lớn hơn Nói chung tại các thành phố lớn, các ứng dụng của [TS đã được triển Khai d để trở thành hệ thống duy nhất được phát triển bởi các cơ quan khác nhau

1.3.1 Tình hình phát triển hệ thống ITS trên thể giới 1.3.1.1 Kinh nghiệm triển khai hệ thong ITS |

Thông thường các dự án ITS được hợp tác triển khai cùng các dự án cơ sở hạ tầng qui mô lớn Trong các mơ hình chiến lược hoạch định và triên khai hệ thống ITS, cac ung dung cua ITS tuong tác và làm việc cùng nhau Nếu khơng có sự liên kết, việc triển khai ITS có thể gặp phải một số khó khăn trong thực tế như sau:

- Người sử dụng thẻ thanh toán điện tử khi tham gia các phương tiện vận tải công cộng phải mua vé mới khi chuyên từ xe buýt này sang xe buýt khác hoặc từ xe buýt sang di tau;

- Hành khách có nhu cầu di chuyền chỉ có thê tiếp cận thơng tin về thời gian biểu của một công ty vận tải công cộng, không biết được tất cả các lựa chọn có thể, -

bao gồm cả những hành trình đa phương tiện; |

- Mỗi thành phố có một hệ thống thu phí điện tử riêng biệt sử dụng các nguyên - tặc thu phí khác nhau, vì thê người lái xe phải mua các loại vé khác nhau với chi phí cao và bât tiện, thêm vào đó là ln xảy ra sự chậm trễ

Trang 16

Các ứng dụng của [TS có thé tạo ra một hệ thống giao thơng an tồn hơn, an’

ninh hơn, thuận tiện hơn và giảm tác động đến môi trường Điểm nhắn ở đây là vận -tải đường bộ trong thành phố, ví dụ như đường sắt là một cơng nghệ hồn thiện và là

cơ hội lớn nhất có thể được tạo ra trong việc cải thiện vận tải đường bộ và kết nối với những phương thức khác, Tuy nhiên [IS không phải là giải pháp có thể khắc phục

mọi vân đề giao thông của các vùng và trong đô thị [T5 không thé thay thé nhu cau can phải có một chính sách giao thông đúng đắn và sự chuân bị của các cơ quan có

thẩm quyền và hệ thống cơ sở hạ tầng tương xứng -

Thách thức đối với các thành phố đã và đang phát triển là phải hiểu được ITS

có thể trợ giúp việc quản lý hệ thống giao thông của họ như thê nào để đưa ra nền

tảng cho sự phát triển tiến bộ và đồng bộ của ITS, và để phát triển kinh nghiệm và

năng lực thực tê của TS, vừa là người mua công nghệ TTS, cũng là nhà quản lý một hệ thống giao thơng có sử dụng một vài ứng dụng cua ITS

Khi nhìn vào kinh nghiệm quy hoạch và thực hiện ITS ở rất nhiều thành phố của các nước phát triển chúng ta hồn tồn có thể tin vao ITS Tuy nhiên, cũng có

khả năng cho nhiều thành phố đang phát triển triển khai các phương án tiếp cận riêng

tận dụng được ưu điểm hay thích hợp hơn với những điều kiện của riêng mình, ví dụ

như có thể học hỏi kinh nghiệm từ nơi khác và tạo ra bước nhảy trong sự phát triển

bằng: các triển khai có hiệu quả hơn về mặt kinh tế

Công nghệ xác định vị trí phương tiện và người đi bộ bằng điện thoại di động _ hay các thiết bị GPS chuyên dụng có mặt ở khắp mọi nơi Ứng dụng của những chiếc

thẻ thông minh ngày cảng phổ biến giúp việc sử dụng hệ thống giao thông công cộng ở các thành phố đã và đang phát triển cũng như cơ chế chỉ trả của các hệ thống cho thuê ô tô và xe đạp ở các thành phố phát triển trở nên thuận tiện hơn

Có rất nhiều điểm khác biệt giữa cơ sở hạ tầng giao thông thông thường với ITS Điều đầu tiên là kết cầu hạ tầng truyền thông là công nghệ dễ sử dụng hơn nhiều, trên lý thuyết luôn sẵn sàng về mặt thiết kế và thi cơng và đã có ti đời hàng thập kỷ, hơn nữa cịn có một nên công nghiệp phù hợp với nguồn cung ứng và liên hệ đủ năng lực Mặt khác, các sản phẩm và dịch vụ của ITS liên tục được cập nhật và

phát triển, vì thế nó có tuổi đời ngắn hơn và khó hơn trong việc miều tả và định dạng, thị trường các nhà cung cấp và nhà thầu đa dạng hơn

Khi quyết định mua và sử dụng các ứng dụng của ITS cần phải cân nhắc đến những khác biệt này vì các thiết bi ITS có liên quan đến các khác biệt địi hỏi trí óc và kỹ năng nhiều hơn các công việc tay chân, và khi đi vào vận hành cùng nhau các nhà thầu phụ của ITS có thể sẽ gặp phải khó khăn khi tiếp cận và quản lý hệ thống này

Sự phát triển của công nghệ ITS chịu ảnh hưởng từ chính phủ hoặc từ chính thị trường đã tạo ra sự thay đổi Khu vực tư nhân sẽ phát triển các công nghệ ITS, đây là nơi được kỳ vọng sẽ là thị trường cho sản phẩm hoặc dịch vụ của công nghệ này, ví dụ như việc sử dụng tích hợp giữa viễn thông và tin học lắp đặt trên các phương tiện, tìm kiếm L phương tiện dé cai tiến hiệu suất cung ứng dịch vụ và mở rộng các thị trường viễn thông Thông thường sự phát triển này có thể nhận được

16 * HTGT & PTGTTM

Trang 17

sự khuyến khích tốt nhất từ chính phủ, ví dụ như việc đảm bảo đường truyền truy

cập mạng lưới viễn thông thông qua sự điều tiết và cùng: cập quyên truy cập bản đồ kỹ thuật số quốc gia

Cũng có một số trường hợp cần có sự can thiệp của chính phủ để định hướng cho sự phát triển công nghệ một cách đúng, dan, ví dụ đề ra các tiêu chuẩn để đảm bảo khả năng tương tác giữa việc cung cập các thông tin khách hàng về sự chênh lệch thời gian thực hoặc giữa các hệ thống thu phí cầu đường

"Thời gian gần đây, hệ thống thu phí điện tử ETC đưa ra những ưu tiên cho cả

các quốc gia phát triển và đang phát triển ETC được mong đợi là nền tảng để phát triển những ứng dụng ITS tỉnh vi và hiện đại hơn Công nghệ ETC nâng cao hiệu quả vận hành của trạm thu phí, nâng cao khả năng thương mại của việc phát triển đường

bộ và tại những nơi tiềm: năng thương mại cao, công nghệ này sẽ thu hút các doanh

nghiệp tài chính tư nhân tiếp quản hoạt động của công thu phí Có thể dễ dàng nhận thấy khi những công nghệ độc quyền được cung cập bởi các công ty riêng biệt đều đã được đi vào sử dụng thì người ta lại bước đến một giai đoạn mới là đặt ra tiêu chuẩn

và qui ước để đảm bảo tính tương tác của sản phẩm

Ngân hàng Thế giới, ngân hàng phát triển Châu Á và các tổ chức quốc tế khác CÓ vai tro hét sức quan trọng trong việc cung cấp viện trợ cho các dự án xây dựng đường cao tốc Ở nhiều nước đang phát triển, chính vì thế trong các dự án thi công đường cao tốc cấp quốc gia (bao gôm cả đường hầm và các trục đường nối chính khác) thì những yêu câu về tiêu chuẩn kỹ thuật và qui trình đấu thâu là rất khắt khe (các công ty phải tham gia đấu thầu quốc tế) -

Tại những dự án có vốn đầu tư của địa phương và không yêu cầu tham gia đấu thầu quốc tế thì khơng có bất cứ điều gì có thể đảm bảo răng dự án được thực hiện theo đúng yêu câu kỹ thuật và qui trình đầu thầu, mình bạch Tại các khu vực kiểm soát giao thông đô thị, gan day cac tô chức quốc tế đã hạn chế một số ảnh hưởng Trên thị trường có rất nhiều cơng ty quốc tế có hệ thống kiểm sốt giao thơng đơ thị riêng Điều này thường gây ra tình huống: khi một hệ thơng kiểm sốt giao thong dé thi UTC (Urban Traffic Control) cu thê nào đó được thiết lập trong thành phó, những người mua hàng bị bó buộc trong một danh sách giới hạn các nhà

cung cap và phải chịu chị phí bảo trì cao hơn khi có một hệ thống mới Thời điểm

này các hệ thống đã có tuổi đời lên tới i 20 năm, cái giá phải trả cho việc sở hữu công nghệ riêng là quá lớn

Tại các nước đang phát triển, quản lý giao thông thường là công việc của cảnh sát giao thông, các nhân viên cảnh sát thường chỉ tập trung nỗ lực trong việc cố gắng vận hành và cưỡng chế giao thông Tại rất nhiều thành phố, người ta thường, rat it chú ý đến những khía cạnh rộng lớn hơn của việc lập kế hoạch quản lý, thiết kế giao thông, đồng thời cảnh sát có xu hướng sử dụng các biện pháp dé dé dang điều tiết và kiểm soát giao thông như sử dụng hệ thong duong mot chiều và các biển cắm đỗ xe

Tại nhiều thành phó, mọi người dần nhận ra rang cần có một biện pháp quản lý giao thơng tồn diện hơn Sự chú ý tập trung vào hệ thống UTC và các hệ thống khác liên kết với IT PSR ARIES tas -Ch6 8 ONG VANE va man hinh CCTV (Closed

PHAN HIỆU TẠI FHÀNH PHỔ HỖ GHÍ MINH

Trang 18

Circuit Televison) Lý do ở đây là cảnh sát không phải kỹ sư giao thông nên họ có

thể khơng nhận ra rằng hệ thống UTC không thể hoạt động hiệu quả nếu chỉ vận hành một mình mà khơng có các biện pháp trợ giúp hữu hình khác như vạch kẻ đường và thiết kế nút giao thích hợp Tại một vài thành phố phát triển ở một số nước

như Trung Quốc, Brazil, sự chú ý được đặt vào hệ thông quản lý giao thông công cộng tiên tiến Ví dụ như xe buýt sử dụng hệ thống điều phối và quản lý đội xe hay hệ thống tự dong dinh vi phuong tign AVL (Automatic Vehicle Location) do dia

phương sản xuất Tương tự, hệ thông cung cấp thông tin trực tuyến cho hành khách

sử dụng các tín hiệu thơng tin khác nhau (thường là sử dụng màn hình cơng nghệ LED) hiện đang được triển khai ở một vài thành phố Trung tâm điều phối xe buýt đầu tiên của Trung Quốc đã được hoàn thiện năm 2004

Hình 1.2: ITS giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống giao thông đô thị Một số hệ thống AVL quy mô nhỏ đang được thực hiện ở một số đội xe taxi và xe tải ở một số địa điểm khác nhau Nhìn chung, có một tình trạng khá phổ biến là

những chủ sở hữu IIS thường miễn cưỡng trả phí cho phụ tùng và bảo dưỡng Khi

hợp đồng phát triển các cơ sở hạ tầng ITS quan trọng được gửi đến các cơng ty qua

q trình đấu thầu không minh bạch hay khơng cạnh tranh (ví dụ như thẻ thông

minh), một loạt những vấn đề có thé xây ra như:

- Khi tiến độ thực hiện công việc bị chậm trễ, người đương nhiệm với quyển hạn phát triển những dự án này có thé sẽ cố găng ngăn cản nhằm không để những biện pháp thi công thích hợp được tiễn hành ở những thành phố này;

- Tương tự, những công ty có độc quyền về.sản phẩm thường sử dụng sự ảnh hưởng của mình để sản phẩm của họ được thông qua là sản phẩm có tiêu chuẩn quốc gia hay khu vực Trong một khoảng thời gian ngắn (từ 3 - 5 năm), những ứng dụng ITS d& duoc mong đợi sẽ có khả năng giống với những gì đã được triển khai từ trước đến nay, đặc biệt là hệ thống UTC, ETC và hệ thống điều khiển đường cao tốc Tuy nhiên, đang có sự quan tâm không ngừng gia tăng đối với các dịch vụ sử dụng ITS mới (như thu phí ùn tắc và giao thông công cộng tiên tiến) và sự phát triển của hệ

thống thông tin hành khách đã rất rõ ràng ở những thành phố lớn đang phát triển Vì

Trang 19

vậy những người lập kế hoạch « cần phải phát triển khả năng và phương thức trước khi kế hoạch triển khai hệ thống ITS thực sự có hiệu lực :

1.3.1.2 Hệ thống ITS ở Nhật Bản

Với số lượng lớn công dân được hưởng lợi từ việc triển khai một loạt ứng dụng

cua ITS va su phat triển của các ứng: dụng đó, Nhật Bản là một trong những nước

dẫn đầu thế giới về hệ thống giao thông thông minh Một trong những mục tiêu trọng tâm của Nhật Bản đối với ITS là cung cấp thông tin theo thời gian thực về tình trạng giao thông trên đường cao tốc và các tuyến đường chính ở Nhật Bản Thông tin giao thông theo thời gian thực có thé được thu thập thông qua hai thiết bị chính: 1) các thiết bị cố định hoặc các cảm biến trên xe hay bên đường, hoặc 2) các thiết bị di động như xe taxi, điện thoại di động, đang tham gia giao thơng có gắn phương tiện liên

lạc để báo cáo về lưu lượng giao thông

Trong việc thu thập và phố biến thông tin về giao thông theo thời gian thực, Nhật Bản bắt đầu với một hệ thống cố định có tên gọi là hệ thống truyền thông và thông tin phương tién VICS (Vehicle Information and Communications System) được giới thiệu vào năm 1996, Hình 1.3 Bắt đầu từ năm 2003, Nhật Bản đã bắt đầu sử dụng rộng rãi các thiết bị thăm dò để nắm bắt thông tin về giao thông theo thời gian thực

VICS của Nhật Bản là hệ thống thông tin liên lạc trên xe đầu tiên trên thế giới, làm giảm bình quân khoảng 20% thời gian đi lại cho các hành trình dài Năm 1996,

Bộ đất đai, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và du lich (Ministry of Land,

Infrastructure, Transport and Tourism), Bộ nội vụ va truyền théng (Ministry of Internal Affairs and Communication), va Co quan canh sat quoc gia (National Police

Agency) của Nhật Bản đã được triệu tập để hình thành VICS, một hệ thống truyền

thông kỹ thuật số trong xe với dữ liệu được cập nhập từng phút, cung câp thông tin giao thông cho lái xe thông qua hệ thông định vị trên xe của họ Chiếc xe đầu tiên trên thế giới được trang bị hệ thống thông tin liên lạc đã bắt đầu hoạt động tại Nhật

Bản vào tháng 4 năm 1996, và từ năm 2003 các dịch vụ này đã được cung cấp trên

toàn quốc Các thông tin VICS của Nhật Bản được thu thập bởi Trung tâm thông tin giao thông đường bộ của Nhật Bản về điều kiện đường bộ, tai nạn, ùn tắc và đóng cửa hoặc sửa chữa đường; xử lý, chỉnh sửa, và số hóa các thơng tin này; sau đó gửi đến hệ thống định vị phương tiện theo ba kênh truyền thông: radio, hồng ngoại và EM; dữ liệu được hiển thị trên thiết bị dẫn đường theo một trong ba mức độ: thông báo, đồ họa đơn giản hoặc bản đồ

Trang 20

thập thông tin thông qua việc sử dụng các phương tiện thăm dò, đặc biệt VICS cho phép các phương tiện tự thăm dò

Hệ thống VICS sử dụng công nghệ truyền thông chuyên dụng tam ngắn DSRC (Dedicated Short Range Communications) tần số 5,8 GHz Tại Nhật Bản, dữ liệu lưu lượng giao thông được coi như một nguồn thông tin quan trong Trung tam VICS,

bao gôm các hoạt động dịch vụ VICS, là một co quan đối tác liên doanh, như một tổ

chức phi lợi nhuận được hỗ trợ bởi Cơ quan cảnh sát, Bộ nội vụ và truyền thông và Bộ đất đai, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và du lịch Tuy nhiên, Trung tâm VICS

hoạt động khơng có tài trợ của chính phủ mà được hễ trợ bởi 90 công ty tham gia sản xuất thiết bị điện tử ITS trênxe

Đến 8022 khách hàng của VICS đánh giá dich \ vụ này là “thiết yếu” và “tiện ¡” Ở cấp quốc gia, Nhật Bản đánh giá các lợi ích thu được khi triển khai VICS như sau: 1) cung cap các cải tiến tiện lợi cho người sử dụng, 2) góp phần làm cho cuộc sống thoải mái hơn thông qua cải thiện môi trường, nâng cao an toàn và tránh tổn

thất thời gian, 3) thúc đây nên kinh tế công nghiệp thông qua doanh số bán hàng tăng

và phát triển công nghệ, và 4) góp phần vào sự phát triển của xã hội Tính đến tháng - 12 năm 2008, 23,2 triệu VICS đã được bán tại Nhật Bản Kết hợp với hệ thống định vị trên xe, 33,9 triệu hệ thống dẫn đường trên xe đã được bán tại Nhật Bản vào tháng

12 năm 2008

Quan điểm phương tiện thăm dò của Nhật Bản là một hệ thống giám sát và

thu thập dữ liệu chính xác về lưu lượng giao thông, hành vi giao thơng, vị trí,

hoạt động của phương tiện, thời tiết và các điều kiện tự nhiên bằng cách sử dụng

các phương (iện giao thông trang bị các thiết bị theo dõi, Hình 1.4 Thơng tin của VICS được truyền đến lái xe theo một trong ba cách sau: 1) thông qua các thiết bị phát sóng radio, chủ yếu lắp đặt trên đường cao tốc của Nhật Bản, cung cấp thông tin giao thông trong phạm vi khoảng 200 km ở phía trước vị trí phương tiện; 2) thông qua các thiết bị hồng ngoại bồ trí trên các trục đường chính, cung cap thơng tin VICS trong phạm vi khoảng 30 km trước vị trí phương tiện; và 3) thông qua thiết bị phát sóng FM tổng hợp, cung cấp thông tin VICS diện rộng đến các khu vực tỉnh

Nhật Bản sử dụng phương tiện thăm dị khơng chỉ để hỗ trợ việc cung cấp thông tin về giao thông theo thời gian thực, mà còn cho phép quản lý các dịch vụ đường phức tạp bằng cách giám sát và đánh giá hiệu suất của hệ thống giao thông và nâng cao hiệu quả hoạt động của giao thông công cộng Nhờ sử dụng các dữ liệu thăm dò trước và sau khi thực hiện một dự án có thể xác định được tổng số thời gian giảm ùn tắc giao thông và chỉ phí tiết kiệm tương ứng của dự án đó

Nhật Bản tăng cường trách nhiệm của các nhà quản lý đường bằng cách minh họa tác động của các dự án xây dựng và nâng cấp đường bộ trong việc giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông qua bản đồ ba chiều về ùn tắc giao thông dựa trên các dữ liệu vê lưu lượng giao thông và thời gian đi thu thập từ các phương tiện thăm đò

Trang 21

Trụ sở công an

Trung tâm thông tin giao thông đường bộ

fy Thiết bị phát sóng \QV ¡ FM tong hop

Thông tin giao

Co quan quan ly đường bộ † , - M Í Thiết bị phát =m ae hồng ngoại Thiết bị phát ——— | ¬ sóng radio ta | ^ và ".— Thu FM tổng hợp Ì xã „at \ ` Ty 2

ve | Euan "À "Thu VICS

| ẵ : ~“— ~

hong ngoai LOS martes

Thiết bị phát sóng radio

trên đường cao tốc Š / Thiết bị phát hồng ngoại trên trục đường chính

( Thông báo (Mức 1) Bản đồ (Mức 3) | Sey]

Hong ngoai , FM tổng hop

Hinh 1.3: Hé thong thông tin liên lạc trên xe VICS của Nhật Bản

Tương tự như VICS, dựa trên một thiết kế kiến trúc kỹ thuật vào đầu những năm 1990, có thể coi là phiên bản đầu tiên của hệ thống định vị trên xe, hiện nay Nhật Bản đang phát triển hệ thống Smartway, Hinh 1.5 Théng qua mét thiết bị trên xe, Smartway sé cung cấp cho người sử dụng ba loại dịch vụ: 1) thông bao và hỗ trợ trực tiếp cho lái xe các thông tin liên quan đến an toàn, 2) dịch vụ kết nối Internet, và 3) dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại các trạm thu phí, bãi đỗ xe, trạm xăng, cửa hàng tiện ích, Smartway cũng sẽ áp dụng các công nghệ hiện đại như hệ thống hỗ trợ lái xe tự động trên đường cao téc AHS (Automated Highway Systems) để loại trừ các nguyên nhân tiềm năng xảy ra tai nạn khi chạy ở tốc độ cao và hệ thống an toàn tiên tiến ASV (Advanced Safety Vehicle) nham nâng cao an tồn thơng qua sự giao tiếp giữa các phương tiện

Trang 22

r— Thu thập dữ liệu —— — Xử lý và tập hợp dữ liệu

o> Xe taxi, xe buyt, Tính tốn thời gian di chuyển từ oh: 4 xe tai, phuong tién đữ liệu vị trí :

z É Cổng cỘng, Kết hợp với dữ liệu lưu lượng |° : yy, (vi tri, téc d6, ) giao thông

<7

` Ta v3) ` Trung tâm giảm sát

ee sone * thực hiện X —— Sử dụng dữ liệu

We Tổn thất do ùn tắc giao thông tại Nhật Bản

e Đánh giá chính sách NS Re —

e Đánh giá dự án “pacaar fl

« Diéu tra giao théng Sử dụng trong quản lý TA ø Hỗ trợ lập kế hoạch đường bộ tiên tiền - ;

i ° Quản lý đường bộ tiên j tién, Đánh giá dự án Trước dự án Sau dự án

Aneta Cxutod tự ratte Đôngczpcn | “ate estculaled ard published every pus?

me Be ee ee en ee ce ee cane ae

Hình 1.4: Thu thập đữ liệu bằng phương tiện thăm đồ, xử lý, tập hợp và sử dụng đữ liệu Smartway tiến bộ nhanh hơn so với các dịch vụ VICS nhờ giải pháp cung cấp thông tin gig thông bằng âm thanh cũng như định dạng hình ảnh và thông qua nhiều ứng dụng để ¿cung câp thông tin về vị trí và các điều kiện đường cụ thể cho lái xe Hệ

thơng có thể liên kết các thông tin về vị trí của phương tiện trên đường với thông tin

lưu lượng giao thông cụ thể, ví dụ như cảnh báo cho lái xe thơng qua hướng dẫn bằng giọng nói “Bạn dang di chuyển vào đường cong hiện đang có ùn tắc phía sau, hãy giảm tốc độ ngay lập túc”

Trang 23

nhanh chong Thanh cơng này có được một phần là do cách tiếp cận hệ thông kỹ thuật mạnh mẽ và sự nỗ lực trong việc nghiên cứu về công nghệ Nhật Bản đã triển khai rộng rãi Smartway trên toàn quốc từ năm 2010

Cơ quan quản lý đường

và BE Bê ng sơ —— Quản lý Cung cấp ‹ dịch vụ

° „ đường; Đa dạng hóa

; § Cung capt thơng thơng tin

tin an toàn

Hệ thống dẫn đường Mạng lưới đường Sử dụng thông Cung cấp thông

tin phương tiện tin cho lái xe

thông tin

eo Người lái

Giao tiếp giữa các

i : phương tiện 'Phương tiện

Hình 1.5: Sơ đô cầu trúc của hệ thống Smariway - Nhật Bản

(GPS - Hệ thống định vị toàn cầu; RSU - Thiết bị bên đường; OBU - Thiết bị trên xe)

Công dân Nhật Bản cũng có thể truy cập qua Internet tồn bộ thơng tin về giao thông theo thời gian thực và thông tin du lịch trên tất cả các tuyến đường cao tốc trong cả nước thông qua một hệ thống tích hợp cung cấp thơng tin giao thông đường bộ trên toàn quốc Các trang web có tính năng bản đồ (ở hầu hết các nước) hiển thị một loạt các thông tin giao thông, trong đó có cảnh báo trước các giới hạn tốc độ, dữ liệu ùn tắc, thông tin thời tiết trên đường và các hoạt động sửa chữa đường bộ Nhiều người dân Nhật Bản truy cập các bản đồ thông qua điện thoại di động của họ Nhật: Bản cũng đã tập trung vào việc cung cấp thông tin về giao thông theo thời gian thực trong các thảm họa tự nhiên, đặc biệt là động đất, lở đất, sóng thần và đã thiết kế co chế để tự động cung cấp đữ liệu qua các tín hiệu báo động trên đường bộ (bao gồm cả hệ thống VICS và Smartway)

Nhật Bản cũng là một nước dẫn đầu trong việc phát triển hệ thống thu phí điện tử với 25 triệu xe (khoảng 68% các xe thường xuyên sử dụng đường cao tốc của Nhật Bản) được trang bị thiết bj ETC (Electronic Toll Collection) trên xe Nhat Ban đưa ra một tiêu chuẩn quốc gia duy nhất cho việc thu phí điện tử dé làm cho hệ thống tương thích trên tồn qc và các giao dịch có thé tiến hành trên tất cả các đường

điện thoại quốc gia, không giống như ở Mỹ, người dùng cần nhiều thẻ thu phí cho

Trang 24

Bản đã đưa ra một phương pháp chủ động để giao tiếp hai chiều dựa trên các hệ thống băng tần 5,8GHz cho phép các thiết bị bên đường và các thiết bị trên xe tương

tác với nhau thay vì phương pháp thụ động trong đó các thẻ điện tử trên xe chỉ có phản ứng khi thiết bị thu phí bên đường phát tiếng kêu “ping” Thiết kế này rất quan trọng để mở rộng phạm vi ứng dụng của ETC, có thể cung câp các tùy chọn thu phí tự động, chẳng hạn như trong gara bãi đỗ xe Nhật Bản cũng thường xuyên sử dụng thu phí tự động như một phương tiện để quản lý luồng giao thông và ùn tắc tại khu vực đơ thị ˆ

_ Tích cực áp dụng ITS vào hệ thống giao thông công, cộng, Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện hệ thống định vị xe buýt trên toàn quốc Cả quốc gia đã xây dựng các tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu thông tin xe buýt vào tháng 3 năm 2006 Nhiều thành phố của Nhật Bản đã thực hiện cập nhật tình trạng xe buýt theo thời gian thực thông qua các trang web và thiết bị di động, điều này chưa được áp dụng trên toàn quốc

1.3.1.3 Hệ théng ITS & Han Quéc

Thé manh cua Han Quốc trong các lĩnh vực ứng dung ITS bao gồm: 1) hệ thống cung cấp thông tin về giao thông theo thời gian thực, 2) hệ thống thông tin giao thông công cộng tiên tiến, và 3) hệ thống thanh toán và thu phí điện tử

ITS là một trong những lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu của Hàn Quốc ké tir

cuối những năm 1990 Khi nhận ra sự cần thiết phải hình thành một hệ thống giao thông thông minh, Hàn Quốc đã xây dựng cơ sở pháp lý và thể chế cho ITS bằng việc xây dựng quy hoạch tổng, thể ITS quốc gia đầu tiên trong năm 1997 và thông qua luật hệ thống giao thông vận tải năm 1999, cùng đó thiết lập các tiêu chuẩn ITS, phát triển kỹ thuật kiến trúc của ITS và vạch ra kế hoạch thực hiện trong tùng khu vực Hàn Quốc giao cho Bộ xây dựng và giao thông vận tải (Ministry oƒ Construction and Transportation) phy trach viéc phat trién ITS Trong thang 12 năm 2000, Hàn Quốc đã công bố quy hoạch tổng thê quốc gia về ITS cho thế kỷ 21, một kế hoạch chi tiết 20 năm phát triển ITS & Han Quốc cung cấp phương châm chiến lược phát triển cụ thể trong bảy lĩnh vực ứng dụng của ITS và là một phần của dịch vụ ITS quốc gia với lịch trình thời gian và ngân sách chỉ tiết Dịch vụ ITS quốc gia giúp quản lý và điều hành giao thơng, thanh tốn điện tử, tích hợp thơng tín, phổ biến, nâng cao chất lượng giao thông công cộng, nâng cao an toàn và lái xe tự động, xe thương mại hoạt động hiệu quả và kiểm sốt ơ nhiễm Một nhiệm vụ trọng tầm của dich vu ITS quốc gia là tạo ra một mạng lưới các hệ thống giao thông, tạo điều kiện tương tác và kết nỗi giữa các thành phố lớn của Hàn Quốc

Kế hoạch tổng thể xác định ITS tại Hàn Quốc trải qua ba giai đoạn phát triển Hàn Quốc cần một chỉ phí ngân sách đáng kê cho sự phát triển của 7 dịch vụ cốt lõi T5 với từng giai đoạn phát triển cho đến năm 2020, ước tính chi phí dự kiến cho tồn bộ kế hoạch khoảng 8,34 nghìn tỷ % (6,67 tỷ USD) Những khoản đầu tư có được do đóng góp từ chính quyền trung ương, chính quyên địa phương và các đơn vị tư nhân Tính đến năm 2007, Hàn Quốc cam kết đầu tư tổng cộng 3,2 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2007 - 2020 (trung bình 230 triệu USD mỗi năm) cho các hệ thống g1ao thông thông minh

Trang 25

Han Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng TTS trên cơ sở thành phố ~ thành phố, thành

lập “thành phố ITS điển hình” bắt đầu vào năm 1998 với thí điểm tại thành phố Kwachon, sau đó Bộ xây dựng và giao thông vận tải đầu tư 90,8 tỷ % (75 triệu USD)

để thiết lập thêm ba thành phố mô hinh Ja Daejon, Jeonju va Jeju trong năm 2000 - 2002 dé phat triển các tiêu chuẩn cấu trúc và thực hiện ITS Nhờ ứng dụng 1) hệ thống tín hiệu điều khiển thích ứng, 2) hệ thống thông tin về giao thông theo thời gian thực, 3) hệ thống quản lý giao thông công cộng, và 4) hệ thống xử lý vi phạm tốc độ trong những thành phố mơ hình, tốc độ chun n động tăng bình quân 20,33% và

thời gian trễ giảm trung bình 39%

- Qua những khu vực thí điểm đã thay’ duge lợi ích cha ITS, chinh pha Han Quốc tiếp tục hỗ trợ ngân sách quốc gia để triển khai hệ thống ITS tại hơn 25 thành phố của Hàn Quốc vào năm 2007 Công nghệ thông tin được á áp dụng trong tất cả các dịch vụ thành phố (bao gồm cả các dịch vụ giao thông) và điều hướng thông tin đến các dịch vụ cơng cộng (bao gồm chính phủ, cứu hỏa, cảnh sát), đồng thời cho phép người dân tiếp cận và sử dụng thong tin bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào và từ bắt kỳ thiết bị nào thông qua một hệ thống thống nhất

Hệ thống quản lý đường cao tốc giao thông của Hàn Quéc ETMS (Expressway Traffic Management System) thu thap théng tin về thời gian giao thông thông qua ba cơ chế chính: 1) hệ thông phát hiện phương tiện VDS (ehicle DetecHon Systems) stt dụng các vòng cảm ứng từ trên đường cao tốc trong phạm vi khoảng 1 km để phát hiện các thông tin như lưu lượng giao thông và tốc độ, 2) camera giám sát trong phạm vi từ 2 - 3km, và 3) dữ liệu từ các phương tiện thăm do Những thông tin này được truyền đến Trung tâm thông tin giao thông vận tải quốc gia Hàn Quốc NTIC (National Transport Information Center) thông qua một mạng viên thông cáp quang

tốc độ cao để hỗ trợ các ứng dụng ITS (bao gồm cả hệ thống thu phí điện tử Hi-Pass

và hệ thống thanh toán vé điện tử) Các trung tâm thông tin giao thông vận tải quốc gia và dịch vụ thông tin giao thơng tích hợp của Hàn Quốc tập hợp dữ liệu từ 79 cơ quan vận tải khác nhau

Thông tin giao thông được thu thập và xử lý để cung cấp cho các công dân Hàn Quốc miễn phi bằng các phương thức khác nhau bao gôm thông tin bằng tin nhắn, dịch vụ phản hổi tự động, Internet và phát thanh truyền hình Trang web NTIC cung cấp một bản đồ đồ họa tương tác giúp người dân có thê truy cập để xem tình trạng lưu lượng giao thông trên các tuyến đường của đất nước Hàn Quốc cũng đưa thông tin giao thông trên các đài phát thanh giao thông, đài phát thanh truyền hình đặc biệt chuyên cung cấp thông tin giao thông, bao gồm cả các thông báo trực tiếp, hình ảnh truyền hình, tin nhắn, âm thanh và phat song 24 gid moi ngày Ngồi việc cung cấp thơng tin giao thông trên đường cao tốc, vào tháng 2 năm 2008, chính phủ thành lập Tổng công ty đường cao tốc Hàn Quốc KEC (Korea Expresswway Corporation) co

nhiệm vụ xây dựng và quản lý đường cao tốc của Hàn Quốc, cung câp thông tin giao

thơng tích hợp khơng chỉ trên đường cao tốc mà trên tất cả mạng lưới đường bộ toàn quốc KEC cung cấp dịch vụ thông tin giao thơng thanh tốn qua điện thoại di động, thiết bị viễn thông, phát thanh truyền hình vệ tỉnh và truyền hình kỹ thuật số Trong số 16 triệu xe tại Hàn Quốc, 5 triệu xe (31%) sử dụng hệ thống định vị trên xe

Trang 26

mee

be

fag

Trung tâm mua

sắm, siêu thị tiện lợi, mua sắm qua mạng

Hình 1.6: Phạm vi sử dụng thẻ thanh toán điện tử thơng mình T-Money ở Hàn Quốc Hệ thống thông tin giao thông công cộng, đặc biệt đối với xe buýt, cũng được đánh giá cao tại Hàn Quốc Thủ đơ Seoul có 9.300 thiết bị trên xe buýt trang bị modem không dây và thiết bị dò vị tri GPS, 300 điểm dừng xe buýt có khả năng liên lạc với trung tâm quản lý hoạt động giao thông của Seoul thông qua thông tin liên lạc không dây Dịch vụ này bao gồm thời gian xe buýt đến, vị trí hiện tại của xe buýt và thống kê hệ thống Tại các điểm dừng xe buýt trang bị màn hình thơng báo LCD hay man hinh LED dé thông báo cho hành khách vệ tình trạng xe buýt và lịch trình Người dân Hàn Quốc thường xuyên sử dụng các tính năng theo dõi vị trí GPS trên điện thoại, cho phép họ truy cập một trang web tự động đưa ra danh sách các tùy chọn có sẵn về giao thông công cộng (xe buýt hoặc tàu điện ngầm); hệ thống xác định vị trí của người sử dụng trong thành phố và hướng dẫn các lựa chọn di chuyển bằng phương, tiện công cộng gần nhất

Trang 27

ngam) Nam trong khu vực đô thị Seoul, 18 triệu thẻ thong minh T-Money da được

phát hành, thẻ T-Money đã thanh toán được trên 19.750 lượt xe buýt; hơn 8.000 luot

tàu điện ngầm; 73.000 lượt taxi; 21.000 lượt trên các máy bán hàng tự động và 8.300 lượt ở các cửa hàng tiện ích, cửa hàng thức ăn nhanh và gara để xe Khi hệ thống tàu điện ngầm của Seoul chuyên từ vé giấy sang sử dùng thẻ thông minh đã loại bỏ được 450 triệu vé giấy, tiết kiệm 3 ty W (2,4 trigu USD) mỗi năm, [4] -

Hình 1.7: Hệ thơng thu phí điện tử Hi-pass ở Hàn Quốc

Lắp đặt hệ thống thanh toán điện tử trên phương tiện giao thơng ở Hàn Quốc được hồn thành vào cuối năm 2011 Hệ thống thu phí điện tử Hi-pass của Hàn Quốc, sử dụng công nghệ DSRC băng tần 5,8 GHz cho phép thanh tốn khơng dừng

và không dùng tiền, bao gồm 260 trạm thu phí và hơn 3.200 km đường cao tốc ở Hàn

Quốc Khoảng 5 triệu xe ở Hàn Quốc sử dụng Hi- -pass, trong đó tý lệ sử dụng đường cao tốc trên 30% Hàn Quốc cũng có thể sử dụng thẻ Hi-pass cho các thanh tốn khác ngồi phí sử dụng đường cao tốc như bãi đỗ xe, trạm xăng và các cửa hàng tiện ích 1.3.1.4 Hệ thống ITS ở Singapore

Singapore được biết đến là một trong những quốc gia dẫn đầu thế

giới trong việc ứng dụng các công

nghệ ITS trong: l) sử dụng các

phương tiện thăm dị để thu thập

thơng tin giao thông, 2) sử dụng thu phí điện tử (thu phí ùn tắc), 3) triển khai tín hiệu giao thơng thích nghỉ bằng ¡ máy tính trên toàn quốc, và 4) sử dụng các ứng dung ITS quan ly luu luong giao théng Co quan giao thông vận tải đường bộ Singapore (Land Transport Authority) quan ly | | tât cả các phương thức vận tải trong

cả nước và giám sát hoạt động của hệ

thông giao thông thông minh tại

_Hì nh 1.8: Hệ thông thu 1 phi điện tử tự động

ERP của Singapore

Trang 28

Singapore Ké hoach tong thé ITS trên tồn quốc được hình dung như một mạng lưới giao thông đường bộ tối ưu và hiệu quả, tận dụng ITS để nâng cao kinh nghiệm du

lịch của hành khách Ba mục tiêu chiến lược của kế hoạch tổng thể ITS của

Singapore bao gồm: 1) triển khai và tích hợp ITS trên khắp Singapore, 2) phát triển quan hệ đối tác giữa các công ty tư nhân và các cơ quan chính phủ (cũng như các bên liên quan khác), và 3) xem ITS là một nên tảng cho sự phát triển công nghiệp

Singapore thu thập thông tin về giao thông theo thời gian thực thông qua một thiết bị lắp đặt trên 5.000 xe taxi giống như phương tiện thăm đò Thiết bị

sẽ truyền thông tin về tốc độ và vi tri cha xe cho trung tâm quan

lý hoạt động giao thông của Singapore để tạo ra một bức tranh chính xác về dịng giao

thơng và vị trí tắc nghẽn trên

các con đường của Singapore

Việc lấp đặt các thiết bị trên taxi Hình 1.9: 9: Thơng tin giao thông vận tải công cộng

là một trong những hoạt động theo thời gian thực tại các điểm đừng xe buýt ở

thương mại Singapore phô biên Singapore

thong tin giao thong qua hé

théng tu vấn và giám sát đường cao tốc EMAS (Expressway Monitoring and Advisory

System), trén các bảng hiệu

thông báo được đặt dọc theo đường cao tốc Singapore cũng

đang bắt đầu triển khai các hệ

thống tin nhắn giao thông trên các tuyến đường huyết mạch

Singapore là một trong

những nước dẫn đầu thế giới “3 A ae ates ee me

trong thanh toán điện tử và đã Hình 1.10: Hệ théng ck chỉ dẫn đỗ xe tại Singapore

có một số hình thức thu phí ùn

tắc giao thông ở trung tâm thành phố từ năm 1975, ban đầu các hệ thống dựa trên các giấy phép dán trên kính chắn gió và tại vị trí cảnh sát kiểm tra Năm 1998, Singapore đã thực hiện hệ thống thu phí điện tử tự động hoàn toàn ERP (jectronic Road Pricing) có sử dụng DSRC với một thiết bị cài đặt trong xe cho phép kết nội với thẻ thông minh gọi là “Cashcard” Các chỉ phí sử dụng một con đường cụ thể được tự động trừ vào Cashcard khi xe đi ngang qua giản thiết bi ERP Hệ thống sử dụng các

thông tin thực tế để quản lý nguồn cung cấp và nhu cầu sử dụng các con đường của

Singapore Singapore hiện đang nghiên cứu một thế hệ tiếp theo của hệ thống ERP (ERP II) có thể sẽ sử dụng công nghệ vệ tinh GPS để giảm ùn tắc Singapore tin rằng

Trang 29

chuyén sang công nghệ dựa trên GPS sẽ giúp hệ: thống hoạt động linh hoạt và hiệu

quả hơn để quản lý ùn tắc và tạo cơ hội dé phát triển các hệ thống phổ biến thông tin

và hệ thống dẫn đường thông minh hon cho lái xe Cơ quan giao thông vận tải đường

bộ Singapore ước tính các lợi ích kinh tế do tiết kiệm thời gian trễ trên đường cao

tốc, phân lớn đạt được thông qua việc sử dụng thụ phí ùn tắc, lên tới ít nhất 40 triệu

USD môi năm

Singapore đã khiến giao thông công cộng trở thành một lựa chon hap dan hon

cho hành khách bằng cách lắp đặt bảng thông tin về thời gian đến của xe buýt vào tháng 1 năm 2008 tại hầu hết tất cả các điểm dừng xe buýt trên toàn quốc, Tính đến tháng 3 năm 2010, cơ quan giao thông vận tải đường bộ Singapore sẽ bắt đầu phô biến thông tin thời gian đến của tất cả các tuyến xe buýt tại các điểm dừng thông qua bảng điện tử di động khác nhau Trong tháng 7 năm 2008, cơ quan giao thông vận tải đường bộ Singapore đưa ra kế hoạch cơ bản với tính năng bản đồ hảnh trình giao thơng vận tải cơng cộng, tư vẫn cho hành khách di chuyển trên các tuyến giao thông cộng cộng một cách tối ưu nhất từ điểm đầu đến điểm cuối Điều này được hỗ trợ

bằng hệ thống thông tin du: lịch tích hợp đa phương thức IMTI (Integrated Multi Modal Travel Information System) cung cấp cho hành khách các thơng tin du lịch

tồn diện trên các thiết bị khác nhau như điện thoại di động vị và Internet (thông qua

GPRS, WAP va WIFI)

Thang 4 nam 2008, Singapore đưa ra hướng dan vé Hé thong chi dẫn đỗ xe

(Parking Guidance System) bao gôh các bảng thông báo bên lề đường hướng dẫn

cho lái xe vị trí của các địa điểm đỗ xe công cộng trên toàn thành phố và SỐ VỊ tri trống tại mỗi địa điểm (Hình 1.10) Singapore hiện đang mở rộng dịch vụ này trên toàn quốc Singapore đang triển khai các kế hoạch phát triển ITS viễn thông tiên tiễn

nhằm mang lại các dịch vụ tiện ích dựa trên vi trí của hành khách và các thông tin

giao thông theo thời gian thực, đồng thời phát triển các hệ thống quản lý ùn tắc tiên

tiên áp dụng mơ hình dự đoán lưu lượng giao thông dựa trên dữ liệu lưu lượng lịch

sử và thời gian giao thông

Tháng 9 năm 1997, chính phủ Singapore đã phê chuẩn dự án hệ thống quản lý vận tải tích hợp ITMS (Integrated Transport Management System), mục tiêu của dự án nhằm tích hợp tật cả các hệ thong ITS, bao gém cả việc năm bắt được thông tin

thời gian thực về lộ trình di chuyển của các hệ thống vận tải đường bộ và đường

thủy, mặt bằng các bãi đỗ xe, phương tiện vận tải công cộng cỡ lớn, vận tải xe buýt Và các điểm trung chuyển Hệ thống này cịn có thể bao gồm cả các dữ liệu được cung cấp từ hệ thống quản lý đồn xe của các cơng ty tư nhân và có thể từ các hệ thống khác thuộc quyên sở hữu của tư nhân Từ năm 1999, hệ thống quản ý giao thơng tích hợp ITMS đã được đổi tên thành I-transport

Qua trinh trién khai J-transport gdm bén giai doan: |

- Giai dogn 1: tich hgp cac thông tin giao thông (hệ thống giao thông thông

minh) Hệ thống sẽ thu thập đữ liệu từ cơ chế giám sat va tu van đường bộ để phat hiện và kiểm tra các phương tiện thông qua máy quét phương tiện, công thu phí điện: tử ERP, hệ thống tín hiệu giao thơng và hệ thống quản lý thông tin đường bộ Những

Trang 30

đữ liệu nay | sẽ được xử ly qua may chu 6 trung tâm thông tin vận tải của hệ giao -

thơng tích hợp I-transport Ké tir thang 8 năm 1999 dữ liệu giao thông đã được phô

biến rộng rãi đến công chúng thông qua trang web của cơ quan giao thông vận tải

đường bộ Singapore, sau đó là qua mạng lưới thông tin liên lạc không dây;

- Giai đoạn 2: tích hợp thơng tin vận tải công công (hệ thống vận tải hành khách thông minh) Hệ thống thông tin lộ trình xe buýt được mở rộng trên toàn quốc cung câp những thơng tin có độ chính xác cao về thời gian hoạt động thực tế của hơn 40.000 xe buýt và 1.000 trạm dừng xe buýt Điều này liên quan đến việc xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc tư nhân đầu tiên và lớn nhất tại Châu Á Hệ thống vận tải hành khách thơng minh hỗ trợ tích hợp dữ liệu từ các hệ thống phụ như hệ thơng quản lý đồn xe trực tuyến, hệ thống thông tin lộ trình tàu hỏa và thiết bị hướng dẫn

du lịch điện tử (mục đích cung cấp cho du khách lộ trình tốt nhất cả về thời gian và

chi phí di chuyển trên các phương tiện vận tải công cộng), tất cả sẽ được nghiên cứu và phát triển tại chính giai đoạn này và các dự án liên kết khác Thêm vào đó, khoảng 1.000 trạm dừng xe buýt được trang bị biển báo điện tử đã tỏ ra khá hiệu quá trong

việc cung cập thông tin các chuyến đi cho hành khách Các địa điểm được định vị nhờ hệ thống GPS cung cấp bởi dự án thẻ thông minh của Singapore (hệ thống thu

phí tích hợp tăng cường) Theo thăm dò trên 3.800 xe buýt đô thị của Singapore, ở

giai đoạn này cứ mỗi 25 giây mạng lưới thông tin liên lạc radio dành riêng lại được

- sử dụng;

- Giai đoạn 3: hệ thông tư vấn lộ trình đa phương tiện (lộ trình thơng minh) Giai đoạn này liên quan đến việc tích hợp thơng tin thời gian thực của phương tiện vận tải công cộng và thông tin giao thông để đưa ra những thông tin tư vấn lộ trình Hệ thống này được thiết kế để cung cấp thông tin du lịch đa phương tiện trên khắp

đất nước Singapore, đồng thời đưa ra những gợi ý dựa trên tiêu chí lựa chọn của hành khách, điều kiện giao thông thực và thông tin vận tải công cộng;

- Giai đoạn 4: quản lý thông minh Hệ thống quản lý giao thông tích hợp được sử dụng để quản lý và giám sát kể từ năm 2000

1.3.1.5 Hệ thống ITS ở Hồng Kơng

Hồng Kơng có đồn vận tải xe buýt khá lớn, bao gồm khoảng 13.300 xe buýt

cỡ lớn và vài nghìn xe buýt mini (xe buýt công cộng hạng nhẹ) Năm 2003, tất cả các

công ty xe buýt đã cam kết sẽ sử dụng GPS, tuy nhiên việc triển khai khá chậm chạp

Tính khả thi của việc sử dụng hệ thơng quản lý đồn xe vận tải trực tuyến dựa trên

công nghệ GPS đã được kiểm chứng gân đây trong một cuộc thử nghiệm tiến hành bởi công ty Citybus Một liên doanh điều hành bởi công ty trách nhiệm hữu hạn truyền thông Châu Á Marconi đã sử dụng hệ thong tich hop ba phuong phap dé tinh toán xác định vị trí của một phương tiện, bao gồm: GPS, định vị có sai sơ, dự đốn vi trí và phương hướng

Trang 31

dac biét 1a tai khu vực New Territories, nơi mà các dự án tầu điện đô thị có qui mơ

lớn đang được tiến hành

Công ty xe buýt KMB (Kowloon Motor Bus) đã lắp đặt hệ thống màn hình thơng tin dịch vụ xe buýt tích hợp tại 19 bến xe buýt vào cuối năm 2004 Hệ thống hiển thị các loại thông tin như thời điểm khởi hành tiếp theo, lộ trình các điểm đến của xe và tiền vé xuất hiện trên màn hình LED rat lớn hoặc trên các bảng điện tử màn hình plasma Thơng tin khân cấp hay những sự cố về giao thông cũng có thê

được hiển thị trên màn hình để thông báo cho hành khách Hệ thống camera CCTV

va hé théng dia chi công cộng được lắp đặt tại các bến xe buýt để có thể giám sát giao thông khu vực và điều kiện lưu thơng từ phịng điều khiển của bến xe và cả ở phòng điều khiển tại trụ sở chính của cơng ty KMEB Ngồi ra cịn có ba trạm xe buýt ảo tại Star Ferry, đường Canton và đường Nathan bên ngoài Grand Tower, những trạm này được trang bị một máy tính gắn vào tường, một màn hình cảm ứng LCD khuyến khích hành khách ghé thăm trang web của KMB và xem chỉ tiết lộ trình di chuyên của các tuyến xe buýt Mỗi trạm xe buýt ảo đều có hệ thống quảng cáo chỉ tiết về lộ trình hoạt động của các tuyến xe buýt bằng tiếng Quảng Đông, tiếng Anh và tiếng phổ thông Những trạm xe buýt ảo đa tác dụng da duge cap bằng sáng chế bởi cục sở hữu trí tuệ Hồng Kơng đã cài đặt hệ thống hỗ trợ bản đồ GIS cho hệ thống đường dây nóng của KMB và New World First Bus Cá hai cơng ty này đã có những thảo luận sơ bộ nhằm thống nhất đưa ra một dịch vụ cung cấp thông tin và hỗ trợ khách hàng chung cho cả hai bên vào năm 2006 Trang web của công ty KMB đã đạt được những bước tiến xa hơn trong sự phát triển của mình, trong đó có việc phát hành thơng cáo báo chí về trạm dừng xe buýt tự động cùng những thông tin du lịch trên tuyến xe số 15 được xây dựng bởi hệ thống định vị phương tiện tự động AVL (Automatic Vehicle Location) Hang KG Intell của Hồng Kông cũng là nhân tố tích cực trong việc xây dựng và phát triển các thiết bị tích hợp cung cấp thông tin thời gian thực cho khách hàng, quan lý đoản xe trực tuyến

và đưa ra các giải pháp bán vé cho xe buýt cũng như các loại phương tiện vận tải

khác, và hiện tại công ty này đang góp phân tạo ra những thành tựu tiên phong cho Trung quốc

Ea oe j

eee oe

Hinh 1.11: Hé thong thong tin thời gian di chuyển JTIS ở Hồng Kông

Trang 32

Công ty vận tải xe buyt NWFB (New World First Bus) đã ứng dụng chạy thử ŒPS trên hệ thống cung cấp thông tin theo thời gian thực và quản lý đoàn xe trực tuyến năm 2006 Một bản đồ lộ trình điện tử tương tác (hướng dẫn hành trình của NWFB) đã được cho phép đi vào thử nghiệm tại điểm dừng xe buýt Immigration

Tower (tòa nhà của bộ giao thông vận tải) Thiết bị này bao gồm một bản đồ lộ trình

và một hệ thống thông báo thông tin lịch trình của NWEFB cho hành khách sử dụng

vé tháng và hướng dẫn họ đến đúng bến xe buýt của NWFB để đón xe Hệ thống

théng tin thdi gian di chuyén JTIS (Journey Time Indication System) duoc để xuất hoạt động từ năm 2002 với phương châm “lộ trình thông minh cho chuyến đi an toàn và hiệu quả”, `

Ban đầu người ta dự định sử dụng hệ thống JTIS để hỗ trợ người lái lựa chọn được tuyến đường hợp lý nhất khi di chuyển từ đảo Hồng Kông đến Kowloon (phải đi qua ba đoạn đường hầm liên kết giữa các cảng) bằng cách cung cấp thông tin thời gian thực về tình trạng giao thông thực tế tại tất cả các đoạn giao cắt Thời gian chạy thử tín hiệu chỉ dẫn điễn ra từ tháng 6 năm 2003 đến tháng 12 năm 2003 Thời gian di chuyển trên màn hình được tính tốn từ vị trí hiển thị đến đường ra Kowloon tại vị trí trạm thu phí đường hầm Vị trí phương tiện được cập nhật liên tục ít nhất 5 phút mỗi lần Đặc trưng của hệ thống là bộ phận tiếp nhận dữ liệu bao gồm một mạng lưới thông tin liên lạc, màn hình LED điều khiển tại chỗ và một trung tâm điều khiển trung ương Ngoài các thiết bị camera đị tìm giúp thu thập dữ liệu giao thông, hệ thống cịn có các thiết bị GPS được gắn trên 82 xe buýt để cung cấp dữ liệu GPS hỗ trợ viỆc phân tích Lịch trình di chuyển đến Kowloon ngang qua đường hầm giao cảng, đoạn giao cắt cảng phía đơng và đoạn giao cắt cảng phía tây được thể hiện thơng qua tín hiệu chỉ thị màu xanh (ùn tắc nhỏ, không đáng kể), màu hỗ phách (ùn tắc vừa phải) hay màu đỏ (đã xây ra tắc nghẽn) Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải thông minh Hồng Kông đã tiến hành lắp đặt và hiện đang quản lý hệ thống

JTIS cho bộ giao thông vận tải Họ cũng đã từng cộng tác trong giai đoạn đầu dự án

của KMB năm 2002 và tham gia hệ thống trợ giúp văn phòng cho dịch vụ hỗ trợ khách hàng tai KMB

1.3.1.6 Hệ thống ITS tại Ấn Độ

Hệ thống : xe buýt nhanh BRT (Bus Rapid Transit) đang được quảng bá ở nhiều

thành phố của Ấn Độ với việc thực hiện tiếp nôi sự trợ giúp từ phái đồn đổi mới đơ

thị qc gia Jawaharlal Nehru (nNURM), cung cấp ngn tài chính lớn ở chín thành phố Những điều kiện để chính phủ Ấn độ phê chuẩn đề án BRT và các vẫn đề tài chính đó là mỗi thành phố phải thực hiện những đôi mới quan trọng sau:

- Thành lập một Sở giao thông đô thị thống nhất UMTA (Unjied Metropolitan Transport Authority);

- Thành lập một quỹ giao thông đô thị cấp quốc gia và thành phố;

- Thực hiện chính sách quảng bá sử dụng xe buýt để sau này hỗ nâng cao doanh thu cho hoạt động của xe buýt

Trang 33

(National Urban Transport Policy) ¢ ở tất cả các tiành phố trên một triệu người Mục đích cuỗi cùng cuả UMTA là quảng bá giao thôrig công cộng trong khu vực đơ thị qua việc hình thành những chính sách, chương trình và quy định thích hợp Chức năng của UMTA bao gồm sự trợ giúp, phối hợp, lên kế hoạch và thực hiện những

chương trình và dự án giao thông đô thị trỏng một khuôn khổ quản lý tích hợp

Hình 1.12: Un tắc giao thông ở New Delhi do triển khai hệ thống BRT không phù hợp Theo kế hoạch, hệ thống ITS dưới hình thức theo dõi xe buýt và thông tin hành

khách (ở những điểm dừng xe buýt chính) và những xe buýt trong bãi đỗ sẽ được đưa ra cùng với BRT, nhưng chi tiết về việc làm thế nào thì chưa đưa ra cụ thể Tương tự,

cũng có một số kế hoạch liên quan đến việc điều chỉnh thời gian của tín hiệu giao thông cho xe buýt ở những điểm giao cắt, cụ thể là nơi chúng phải rẽ trái qua những luồng giao thông khác Khi lần đầu hoạt động, hệ thống BRT sẽ phải đổi mặt với những khó khăn ban đầu khơng thể tránh khỏi Thiết kế của hệ thống này có thé chứng minh không thật.sự tốt, không gian đợi xe buýt bị giới hạn, kỷ luật điều hành xe buýt đòi hỏi phải tăng cường, thời gian biểu của xe buýt hoạt động có thể chưa đáp ứng được những khoảng thời gian mà nhu câu hảnh khách lớn Những thành phố đang có kế hoạch đưa hệ thống xe buýt mở vào hoạt động (xe buýt BRT cũng chạy trên những tuyến đường bình thường) có thể tạo ra những lo ngại đáng kể do khoảng cách trong dịch vụ của hệ thống BRT và nhóm xe buýt ở những vùng khác Hệ thống ITS được đề xuất có thể không hoạt động như dự tính và thậm chí nếu hoạt động suôn sẻ cũng có khả năng khơng thê giải quyết những vẫn đề vận hành khác

1 3 1.7, Hé thong ITS ở Anh

Mơ hình thu phí ở London thủ đô nước Anh là mô hình quy mơ nhất thế giới hiện nay, đòi hỏi các phương tiện khi di chuyển: vào trung tâm thành phố London mức phí 8£ (khoảng 9,5 USD) một ngày, áp dụng trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 18 giờ 30 phút từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần s

Khu vực thu phí có diện tích 21 km”: , phụ trách v việc giám sát và thu phí hơn 200.000 lượt phương tiện mỗi ngày Điều kiện giao thông cũng như.các dịch vụ giao thông công cộng đã xuống cấp đến mức các cuộc khảo sát ý kiến khác nhau đã

Trang 34

chỉ ra rằng đa số người dân London mong muốn giảm thiêu phương tiện cá nhan va

có được hệ thông giao thông công cộng chất lượng tôt hơn Đây chính là sự nhất trí chung của cộng đồng về những về những điều cần phải làm Vì thế điều này trở

thành vấn đề trọng tâm trong bài diễn thuyết của Ken Livingstone trong cudc chay

đua chức thị trưởng thành phố năm 1999/2000 Mô hình qui hoạch của London

được thông qua bởi pháp lệnh giao thông vận tải (năm 2000) đã cho phép chính

quyền địa phương triển khải việc thù phí người tham gia giao thông và thu thuế đỗ

xe tại nơi làm việc

Pháp lệnh giao thông vận tải đảm bảo tổng số tiền thu được sẽ được giữ lại trong ngân sách địa phương và lưu giữ trong ít nhất 10 năm đề tạo ngân sách nâng cap giao thong địa phương Các bộ trưởng đã tuyên bố rằng nguồn ngân quỹ này sẽ

được bổ sung bởi những người đóng thuế Quy hoạch London được phát triển như

một phần của gói tô hợp nhằm cải tạo giao thông được de Ta Ở pháp lệnh giao thông vận tải năm 2000

Hoạt động thu phí được tiến hành trên cơ sở công nghệ tự

động nhận dạng biển so xe st dụng camera được gắn ở đường bao phía ngồi và khắp bên trong khu vực thu phí Tiền phí có thê được thanh tốn bằng cách sử,

dụng các hình thức online (ví dụ như internet), điện thoại, tin nhắn văn bản SMS, bưu điện hoặc các trạm bán lẻ Các: phương tiện thanh toán được đăng kí trên một ;

cơ sở dữ liệu mà hệ thống có thể ed :

truy cập dé kiểm tra các hình ảnh Hình 1.13: Lời nhắc đóng phí ùn tắc ở mot tram thu giữ được vê biên kiêm soát xe buýt ở London

của phương tiện khi đi vào khu

vực Công nghệ này là mơ hình thu phí lần đầu tiên được đưa vào sử dụng ở London,

sau đó chỉ một khu vực nhỏ ở trung tâm London có thê bị thu phí do hầu hết phương

tiện ở các khu vực còn lại của London đều thường xuyên đến đây Bản thiết kế của

dự án sẽ cho phép di chuyển đến một hệ thống mới với công nghệ hiện đại hơn và cước phí phù hợp hơn Kế hoạch đã được triển khai ở một vài nơi thuộc trung tâm London năm 2003 và đã được mở rộng tại một số khu vực khác ở phía tây London năm 2007 Các phương tiện muốn lưu thông trong khu vực qui định trong khoảng thời gian từ 7 giờ sáng đến 6 giờ chiều phải trả khoản phí bắt buộc là 8£, một khoản tiền phạt nằm trong khoảng từ 60 - 180£ sẽ được áp dụng cho những trường hợp khơng trả phí

Trang 35

phí Các báo cáo chỉ ra rằng trong vòng 6 tháng đầu đưa vào sử dụng, dự án đã tạo được những lợi ích sau đây:

- Làm giảm được lượng giao thông trong khu vực từ 10 -15%;

- Làm giảm được 30% tình trạng tắc đường bên trong các khu vực thu phí; - Thời gian di chuyên được rút ngắn trung bình khoảng 30%;

- Giảm 60.000 lượng ô tô đi vào khu vực;

- Lệ phí tắc đường khiến khoảng 4.000 người không còn đi vào khu vực trung tâm London;

- Giao thông công cộng phục vụ lượng lớn hành khách không dùng ô tô cá nhân chuyên sang sử dụng phương tiện công cộng

1.3.1.8 Hệ thong 115 ở Đức

INVENT là cụm từ viết tắt tiếng Đức “Intelligenter Verkehr und nutzergerechte Technik’, nghia là công nghệ hướng tới giao thông và người sử dụng Dự án hoàn thành năm 2005 và là một sáng kiến nghiên cứu trong bốn năm được tài trợ bởi 24 công ty, tất cả đều nhằm mục đích cải thiện dịng giao thơng và an toàn

Dự án được chia thành ba dự án nhỏ, bao gồm:

- Hỗ trợ người láUan toàn chủ động Dự án tập trung sử dụng các cảm biến trên phương tiện một cách hiệu quả để ngăn ngừa tai nạn và cải thiện dòng giao thơng Ví dụ như hệ thống phát hiện xe đạp qua đường, hệ thống cảnh báo nguy hiểm khi chuyển làn và hệ thống tự động “stop-and-go” trên phương tiện Các ứng dụng này không hoạt động kết hợp với cơ sở hạ tầng mà chỉ là giải pháp thông minh trong việc sử dụng đữ liệu cảm biên trên phương tiện

- Quản lý giao thông Dự án chỉ tập trung vào việc cải thiện dịng giao thơng và dựa trên hai khái niệm tích hợp: hỗ trợ hoạt động giao thông và cân bằng mạng lưới giao thông Khái niệm thứ nhất sử dụng giao tiệp giữa các phương tiện V2V (ƒehicle to Vehicle) để giảm thiểu chiều dài ùn tắc giao thông và thích ứng tốc độ để phương tiện chuyên hướng nhanh hơn sang các tuyến đường không bị ùn tắc Khái niệm thứ hai là một ví dụ của hệ thống giao thơng tích hợp giữa phương tiện và cơ sở hạ tầng VII (Vehicle - Infrastructure Integrated)cung cấp chỉ dẫn tuyến đường cho từng lái xe dựa trên phương pháp mở rộng dữ liệu của phương tiện

- Quản lý giao thông trong vận tải và logistic Dự án này cũng chủ yếu dựa trên VI, cung cap lựa chọn sử dụng hiệu quả các tuyến đường vận tải và dịch vụ giám sát để theo dõi hàng hóa chính xác hơn

1.3.1.9 Hệ thống ITS ở Thụy Điễn

Cơ quan quản lý đường bộ Thụy Điển SRA (The Swedish Road Administration) chỉ đạo thử nghiệm hệ thống thích ứng tốc độ thông minh ISA (Untelligent Speed Adaptation) trong khoang thời gian từ 1999 - 2002 Mục đích của ISA là cải thiện an tồn giao thơng bằng cách giúp lái xe không vượt quá giới hạn tốc độ

Trang 36

Ba mơ hình ISA được thử nghiệm bao gồm:

- Cảnh báo ISA: người lái nhận được tín hiệu cảnh báo khi vượt quá tốc độ quy định; ` - Thông tin IS4: ngồi tín hiệu cảnh báo người lái còn nhận được thông tin tốc

độ giới hạn của đường;

- Can thiép ISA: su dung thiết bị-áp lực trên bàn đạp ga để tạo cảm giác cho lái xe khi tốc độ vượt quả giới hạn

Các mơ hình đã được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau ở một số khu

vực Hệ thống GPS và các thiết bị thu phát sóng cố định được sử dụng để xác định vị trí phương tiện Cơ sở hạ tầng giao tiếp với phương tiện qua hệ thông thơng tin di động tồn cầu GSM (Global System for Mobile Communication) nho cac thiét bi truyén sóng lắp trên cột đèn, các thiết bị này không được kết nối với hệ thống trung tâm Ở khu vực Borlange, các phương tiện được kết nối GSM với máy chủ, đây có thể xem như một dạng của VII Cac phuong tiện đăng ký có thể nhận bản đỗ cập nhật

và gửi mã cập nhật

Sáng kiến khác của SRA là phát triển website “TRAFIKEN.nu” Tại đây người đi đường có thê kiêm tra tình trạng giao thông trước mỗi chuyên đi

-_1.3.1.10 Hệ thống ITS ở Mỹ

Ngược lại với Nhật Bán, Hàn Quốc và Singapore, Mỹ đứng đầu thế giới về triển khai ITS tổng hợp, đặc biệt liên quan đến cung cấp thông tin giao thông theo thời gian thực của các cơ quan giao thông vận tải chính phủ, tiễn bộ trong hệ thống tích hợp giữa phương tiện với cơ sở hạ tầng và phương tiện với phương tiện, áp dụng điều khiển tín hiệu giao thơng bằng máy tính và tối đa hóa hiệu quả của các hệ thống

ITS đã được lắp đặt

Mỹ có những thế mạnh về [T5 trọng khu vực bao gồm các ứng dụng: thu phí đường cao tốc, thu phí điện tử, một số hệ thống quản lý giao thông tiên tiến như quản lý đường gom và nhiều công ty tư nhân đang hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và cung câp thông tin du lịch Việc thực hiện hệ thống giao thông thông minh tại Mỹ ln có sự thay đổi theo từng khu vực, do đó có khuynh hướng riêng lẻ và cô lập, [TS của Mỹ chưa được kết nối thành một hệ thống giao thông thông minh tích hợp trên tồn quốc Nhận thức được sự cần thiết phải tổ chức lại cách tiếp cận đối với các hệ thống giao thông thông minh, ngày 08 tháng 1 năm 2010 Cục nghiên cứu và quan lý công nghệ sang tao RITA (Research and Innovative Technology Administration) thugc B6é giao thông vận tải Mỹ DOT (Department of Transport) da cong bố “Kế hoạch nghiên cứu chiến lược ITS, 2010 -2014” Kế hoạch đầu tư nghiên cứu ITS sẽ tiếp tục các nỗ lực cần thiết cho việc nghiên cứu, tạo mẫu, thử nghiệm, đánh giá và chuyển giao thế hệ tiếp theo của công nghệ IIS Hơn nữa, sẽ nghiên cứu về công nghệ, ung dung ITS, va chinh sach để thực hiện Việc tạo ra kế hoạch nghiên cứu [IS cho Mỹ đánh dấu một bước tiến đáng tin cậy trong tương lai Bộ giao thông vận tải Mỹ cân một sự thay đổi cơ bản từ tập trung hoàn toàn vào nghiên cứu ITS sang trọng tâm triển khai ITS và đây nhanh đáng kế tốc độ công nghệ ITS tiếp cận công chúng Mỹ

Trang 37

Mục tiêu của hệ thống ITS tích hợp cơ sở hạ tầng và phương tiện tại Mỹ VI

- (Vehicle - Infrastructure Integrated) la trién khai va cho phép co sé ha tang kết nối thông tin liên lạc để thực hiện một loạt các ứng dụng an toàn phương tiện và hoạt động giao thông vận tải khác

PATH (Partners for Advanced Transit and Highways) được thành lập và hoạt động từ năm 1988 Các hệ thống điều khiển trên xe bắt đầu được thực hiện từ năm 1991 Sau một thời gian nghiên cứu và phát triển, khái niệm đoàn xe tự động đã được thử nghiệm và chứng minh vào năm 1997, trong đó các phương tiện có thể nối đuôi nhau với một khoảng cách có định Đây có thê coi như một khởi đầu của hệ thống ITS tích hợp chỉ sử dụng giao tiếp giữa các phương tiện V2V (ehiele to Vehicle)

PATH chuyên sang phát triển các hệ thống có tính tích hợp nhiều hơn như hệ thống cảnh báo va chạm phía trước và hệ thống tránh va chạm ở giao lộ Hai ứng dụng này liên quan đến giao tiếp giữa các phương tiện V2V và giao tiếp giữa cơ sở hạ tầng với phương tiện I2V (/astructure to Vehicle) Cae ứng dụng khác của PATH bao gom:

- Giám sát tình trạng đường: Sử dụng phương tiện thăm “ phat hién tinh trang và phân loại mặt đường theo ba loại: “bình thường”, “trơn” và “rất trơn” Phương tiện thăm dò sẽ phát tín hiệu cảnh báo cho các phương tiện phía sau qua các thiết bị

bén duong RSU (Road Side Unit)

- Thăm đỏ giao théng: Cac phương tiện gửi thông tin vị trí GPS đến RSU

- Phương tiện cung cấp dữ liệu thời tiết: Các thiết bị trên xe OBU (Onboard mi) gửi dữ liệu hiện thời về nhiệt độ và trạng thái của điều hịa khơng khí đến RSU để nhận biết điều kiện thời tiết trên đường Các thông tin này có thê được gửi đến trung tam diéu khién giao thông dé thực hiện dịch vụ tư vẫn và thông tin cho hành khách

- Báo hiệu trên xe: Thông tin biển báo bên đường được gửi đến OBU va hiển thị trên xe để thông báo cho người lái

Đường dẫn thông tin trong các ứng dụng nói trên chủ yếu là một chiều, vì vậy đây khơng phải là một ví dụ tiêu chuẩn về giao tiếp V2I và 12V trong hệ thống ITS tích hợp Năm 2009, một sáng, kiến VII mới được đặt tên là IntelliDrive Ngày 10 tháng 1 năm 2010, RITA công bố kế hoạch phát triển ITS mới, kế hoạch chiến lược 5 năm để đạt được một hệ thống giao thông vận tải đa phương thức của quốc gia, một môi trường giao thông kết nối giữa các phương tiện, cơ sở hạ tầng và các thiết bị di động có sử dụng công nghệ truyền thông không dây để tối đa hóa an tồn, năng lực thông hành và môi trường giao thơng: Ứng dụng điển hình là IntelliDrive bao gồm các công nghệ và ứng dụng thông tin liên lạc không dây thực hiện các kết nối: 1) giữa các loại phương tiện với nhau V2V, 2) giữa phương tiện và cơ sở hạ tầng giao thông V2I, và 3) giữa phượng tiện, cơ sở hạ tầng với các thiết bị không dây của người sử dụng Tiêu chuẩn kết nối không dây cho IntelliDrive 14 cong nghé DSRC tần số 5,9 GHz Kế hoạch chiến lược ITS nghiên cứu 5 năm để xác định tính khả thi kỹ thuật của IntelliDrive, giá trị của hệ thống, các chính sách và mức độ an toàn của hệ thống,

_ tiến tới triển khai các hệ thong IntelliDrive trên toàn quốc

Trang 38

Dữ liệu trạng thái phương tiện

Giảm tốc độ Ưutiên ee Ì Ce nhệu Y2 fr 1 1 1: i I I Ị | aa \ i 1 Quan ly 5 } 1 r=, I thời tiết | :

1 ve olen Dữ liệu trạng thái ; ;

I ~teopatienges © ~ cơ sở hạ tang 1 _= Thơng tin i

{ ¬ I * hanh trinh i 1 1; ETT sya i I ‘a I TT TT TT TY t Vu t | 1 Quản lý Mi 1 Dữ liệu

! thời tiết { doan xe

{ Diérliéu doan xe 1; - ' ye lị _X# — Điều t } I o 8 nian tin i 1 } hiéu giao a ' tạ Ae 4, i : MT m5 thông i t 1: 5 \ 1; Cảnh báo ì 1 1 an tồn i 1 1: l 1

Hì nh 1.14: Thu thập, quản lý đữ liệu theo thời gian thực và phạm vì ứng dụng của chương

trinh IntelliDrive - My

1.3.2 Ứng dụng ITS ở Việt Nam

Triển khai ứng dụng TS là một lựa chọn để hiện đại hóa mạng lưới giao thông hiện tại và trong tương lai Ở Việt Nam, hệ thông ITS đã bắt đâu được triên khai ứng dụng trong những năm gần đây và đã đạt được những kết quả bước đầu hết sức tích cực, [1]

1.3.2.1 Lộ trình ứng dụng ITS tại Việt Nam

Theo Báo cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải (GTVT) đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến 2030 của Viện Chiến lược và Phát triển GTVT (2013), tính đến tháng 02/2014 có khoảng 300.000km đường các loại, chia thành quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã và đường chuyên dùng Hệ thống quốc lộ của Việt Nam tính đến thời điểm tháng 02/2014 có chiều dài khoảng 19.457km và gần 5.000 cầu đường bộ Đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao và trung bình (cấp I, II, ID chiếm 47%, còn lại 53% là đường cấp thấp (cấp TV chiếm 32%, cấp V chiếm 214) Tỷ lệ đường có chiều rộng nền, mặt đường theo đúng cấp kỹ thuật còn thấp: chiều rộng mặt đường từ 7m trở lên có khoảng 46%, từ 5 - 6,9m khoảng 33%, khoảng 21% còn lại là mặt đường có bề rộng dưới 5m Đến nay mạng

lưới đường bộ ở nước ta đã có nhiều thay đổi và phát triển nhanh chóng, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc, [3]

Đặc thù giao thông trên các tuyến đường ở nước ta là giao thông hỗn hợp với tỷ lệ xe máy cao, tốc độ tăng trưởng phương tiện lớn, ý thức người tham gia giao thơng cịn một số hạn chế nhất định Nhiều vấn đề phát sinh cần phải giải quyết như tỷ lệ tai nạn giao thông cao, ùn tắc giao thơng cịn phổ biến tại các đô thị, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, hệ thống quản lý còn hạn chế, chất lượng và -

Trang 39

hiéu suat phuc vu còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, địi hỏi phải tích cực phát triển và hoàn thiện hệ thong

Dau tu phat triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là một trong những

ưu tiên hàng đầu mà Bộ Giao thông Vận tải đang thực hiện Theo quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam, việc nâng cập, xây dựng và phát triển hệ thống đường quôc lộ được quan tâm và ưu tiên đặc biệt Trong quá trình đó, việc ứng dụng ITS cũng được chú trọng và khân trương tiến hành nhằm xây dựng hệ thống giao thơng an tồn, bền vững

Việt Nam đã có lộ trình ứng ø dụng ITS do Bộ GTVT ban hành, lộ trình được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn đến năm 2015, giai đoạn từ 2015 đến 2020 và giai đoạn từ 2020 đến 2030 Mục tiêu của lộ trình này là l) tiêu chuẩn hoá ITS toản quốc; 2) quy hoạch và xây dựng các trung tâm điều hành và kiểm sốt giao thơng tại ba khu vực Bắc, Trung, Nam; và 3) xây dựng hoàn thiện các ứng dụng, các hệ thống - con ITS Nội dung cụ thê của các giai đoạn được trình bay trong Bang 1.1

Bang 1 1.1: Lé6 trinh wng dung ITS ở Việt Nam

"¬ ` “ , Từ 2015 - 2020 ` Từ 2020 - 2030

- Thống nhất tiêu chuẩn

hóa ITS tồn quôc - Thông tin tắc nghẽn giao

thông do sự cô

- Kiểm sốt thơng tin trên đường

- Hỗ trợ và điều hành giao

thông khi gặp sự cô - Trao đổi thông tin giữa

các trung tâm điêu hành

- Thu phí khơng dừng và một dừng

- Xây dựng hệ thống cân động đê kiêm soát tải

trọng

- Thông tin ủn tắc giao thông (do và không do sự cô) - Thông tin về thời gian đi lại

- Thong tin về thời tiết và tình

trạng mặt đường

- Hỗ trợ kiểm sốt và điều hành giao thơng

- Giám sát xe tải nặng, xe vận chuyên hàng nguy hiêm - Trao đổi dữ liệu giám sát xe

tải giữa các trung tâm

- Cung cấp các thông tin vỀ xe

buýt

- Trao đổi thông tin về xe buýt

từ trung tâm đền trung tâm

- Thông tin về sự cố và tắc

nghẽn thông qua sám sát liên tục trên tồn tun

- Thu phí khơng dùng và cho phép xe chạy tự do

- Thu phí đỗ xe và đỗ xe

đê đi xe buýt

- Trao đổi thông tin về thu

phí đỗ xe và đi xe buýt

giữa các trung tâm điêu

hành đường bộ

- Phối hợp xác định tình

trạng đường tại các khu

đô thị lớn

Một số dự án ITS đã và đang được triển khai tại các thành phố lớn như Hà Nội,

Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Các ứng dụng ITS trên hệ thống đường cao tốc cũng đang được khẩn trương thực hiện Bên cạnh đó một số hệ thông giám sát giao thông phục vụ công tác quản lý đã được đưa vào ứng dụng

-_ Có thể thấy việc ứng dụng TS tại Việt Nam dang-co nhiều điều kiện thuận lợi - liên quan đến hệ thống cơ sở hạ tầng, các chính sách, chiến lược và sự ưu tiên đầu tư phát triển Tuy nhiên, quá trình này cũng còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục, đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục nỗ lực và tăng cường hợp tác, trao đôi với các nước trên thé giới dé hoàn thiện và đây nhanh tiến trình ứng dụng ITS

Trang 40

1.3.2.2 Hiện trạng ứng dụng ITS tại Việt Nam

Các dự án ứng dụng ITS trên hệ thống đường cao tốc

Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều dự á án ứng dụng ITS trên hệ thống đường cao tốc Tiêu biểu là các hệ thống ITS trên tuyến Câu Giẽ - Ninh Bình, Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, Quốc lộ 3 mới (Hà Nội - Thái Nguyên), hệ thống đường cao tốc vành đai Hà Nội Đây là những dự án đầu tiên về ITS trên hệ thống đường cao tốc, có vai trị quan trọng trong quá trình xây dựng [TS sau này Theo dự - kiến, tất cả các tuyến cao tốc khi xây dựng đều phải trang bị hệ thống ITS

Hệ thống quản lý giao thông thông minh tuyến cao tốc Cầu Giế - Ninh Bình đã được đưa vào sử dụng vào đầu tháng 10/2013, trung tâm quản lý, điều hành tuyến đặt tại Vực Vòng, Duy Tiên, Hà Nam Hệ thong nay bao gồm: hệ thống trung tâm điều khiển giao thông, hệ thong thu phi (bao gôm cả thu phí điện tử) hoạt động theo cơ chế thu phí kín, hệ thống giảm sát điều khiển giao thông với 56 camera kỹ thuật số có độ phân giải cao, hệ thơng kiểm sốt tải trọng xe sử dụng thiết bị cân động, Việc khai thác, sử dụng các hệ thông này đã thu được một số hiệu quả nhất định, [1]

Việc ứng dụng ITS tai dy an đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương cũng đã được triển khai thực hiện, tập trung xây dựng hệ thong quan ly ITS cho toan tuyến làm cơ sở xây đựng trung tâm ITS khu vực miễn Nam Việt Nam, kết nối với hệ thống điều hành ITS quốc gia Dự án này triển khai các hệ thông quản lý, điều hành, giám sát giao thông và thu phí điện tử nhằm tăng cường an toàn

và hiệu quả khai thác Tuyến đường Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây cũng đang được triển khai lắp đặt thiết bị do nhà thầu ITOCHU - TOSHIBA thực hiện

Dự án tích hợp IT5 trên tuyến Quốc | ộ 3 mới và các tuyến Quốc lộ phía Bắc Việt Nam đã được triển khai với tổng nguồn vốn đầu tư dự kiến khoảng 2.045 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA của JICA (Nhật Bản) Dự án được triển khai ITS trên các tuyến bao gồm tuyến vành dai 3 Hà Nội (Mai Dịch - Thanh Tri), Lang - Hoa Lac, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Hà Nội - Bắc Ninh, Nội Bài - Bắc Ninh, Nội Bài - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên nhằm tăng cường quản lý, điều hành hệ thống, tăng cường an tồn và tiện ích cho người sử dụng

Hệ thống các trung tâm điều hành giao thông đường cao tốc đang ‹ chuẩn bị xây dựng tại ba khu vực Bắc - Trung - Nam, dự kiến đặt tại Bắc Ninh, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh Đây là ba trung tâm có chức năng điều phối, giám sát, điều hành giao thông trên các tuyên cao tốc trong phạm vi quản lý Dự án được thực hiện VỚI Sự hỗ trợ của JICA (Nhật Bản)

Một số dự án ứng dụng ITS tại các thành phố

Hiện nay, tại các độ thị lớn của Việt Nam (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh) đã và đang triển khai xây dựng hệ thống giám sát, điều hành giao thông Các dự án này sử dụng hệ thống camera giám sát, trung tâm điều khiển giao thông, hệ thống radio để thu thập thông tin, điều hành giao thông và cung cấp thông tin cho người sử dụng

Ngày đăng: 31/05/2023, 13:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w