- Báo cáo nghiên cứu Ý nghĩa văn học sử của tiểu thuyết truyền kỳ Hàn - Trung - Việt: Sự thực Kim Ngao tân thoại của Hàn Quốc chịu ảnh hưởng Tiễn đăng tân thoại Trung Quốc từ khi được công nhận đã trở thành đối tượng quan trọng trong việc nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ Hàn - Trung hoặc Hàn - Trung – Nhật(1). Thế nhưng, Truyền kỳ mạn lục(2) của Việt Nam cũng được đề cập là chịu ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại và ngay trong lời Tựa của Truyền kỳ mạn lục cũng ghi: "Xem văn từ thì không ngoài phên dậu của Tông Cát"(3), vì thế, có thể xác nhận được sự thực ấy.
Báo cáo nghiên cứu: Ý nghĩa văn học sử của tiểu thuyết truyền kỳ Hàn - Trung - Việt 1. Mở đầu Sự thực Kim Ngao tân thoại của Hàn Quốc chịu ảnh hưởng Tiễn đăng tân thoại Trung Quốc từ khi được công nhận đã trở thành đối tượng quan trọng trong việc nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ Hàn - Trung hoặc Hàn - Trung – Nhật(1). Thế nhưng, Truyền kỳ mạn lục(2) của Việt Nam cũng được đề cập là chịu ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại và ngay trong lời Tựa của Truyền kỳ mạn lục cũng ghi: "Xem văn từ thì không ngoài phên dậu của Tông Cát"(3), vì thế, có thể xác nhận được sự thực ấy. Kim Ngao tân thoại hay Truyền kỳ mạn lục cùng chung một đặc điểm là chịu ảnh hưởng từng tác phẩm của một nước thứ ba, và đều được coi là hai tác phẩm truyền kỳ đầu tiên của thể loại truyền kỳ trong văn học sử của hai nước Hàn Quốc và Việt Nam. Bởi vậy, ở bài viết này, trên cơ sở tiếp thu những thành quả nghiên cứu từ trước đến nay, dưới góc độ so sánh tiểu thuyết ba nước Hàn – Trung – Việt, đặc biệt là thông qua Truyền kỳ mạn lục của Việt Nam, tôi muốn xem xét lại ý nghĩa văn học sử của ba tác phẩm. Nhưng ta có thể thấy Kim Ngao tân thoại và Truyền kỳ mạn lục chỉ chịu ảnh hưởng một chiều của Tiễn đăng tân thoại mà không tìm thấy ghi chép nào nói về mối quan hệ cho - nhận, ảnh hưởng qua lại (4) . Bởi vậy, Kim Ngao tân thoại và Truyền kỳ mạn lục được sáng tác trên những vùng thổ nhưỡng khác nhau, nên thay vì đi tìm những điểm giống nhau để so sánh từng truyện trong tác phẩm và luận bàn về sự sáng tạo hay mô phỏng, tôi muốn nhìn nhận cả hai tác phẩm trong một tổng thể hoàn chỉnh để so sánh tác phẩm với tác phẩm. Lý do nêu ra như vậy là vì, khi đối chiếu thực tế các truyện trong ba tác phẩm Kim Ngao tân thoại, Truyền kỳ mạn lục, Tiễn đăng tân thoại, ta thấy mô típ chung là các truyện của Kim Ngao tân thoại và Truyền kỳ mạn lục chịu ảnh hưởng có tính chất phức hợp của Tiễn đăng tân thoại nhưng cũng thấy rất nhiều phần sáng tạo không thể bỏ qua. Bởi vậy, trong bài viết này, có thể thấy nhiều điểm khác biệt về số lượng các truyện của Kim Ngao tân thoại với Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục nhưng đây cũng là đặc trưng của Kim Ngao tân thoại, chính vì thế, tôi sẽ so sánh cả ba tác phẩm, lấy tiêu điểm là yếu tố truyền kỳ, một đặc điểm của thể loại truyền kỳ mà ta có thể thấy được ở trong cả ba tác phẩm. Phương pháp so sánh là theo phương pháp phân loại truyện truyền kỳ đời Đường (5) , chia theo loại hình chung là loại diễm tình, loại kỳ quái và loại biệt truyện rồi lựa chọn phương pháp phân tích so sánh, tìm ra điểm giống nhau, khác nhau của loại hình để rồi rút ra kết quả so sánh nội dung của từng truyện trong ba tác phẩm. Tiêu chuẩn phân loại là dựa vào khái niệm của tiểu thuyết diễm tình – loại tiểu thuyết miêu tả sự ly hợp trong tình yêu nam nữ, khái niệm của tiểu thuyết kỳ quái – miêu tả sự vật trong bối cảnh thế giới khác và khái niệm của loại hình "biệt truyện" – loại hình tiểu thuyết hoá dật sự đối với nhân vật đặc biệt. Có điều là, Kim Ngao tân thoại không có loại biệt truyện nên không được so sánh trong bài viết này. Tài liệu cơ bản là Kim Ngao tân thoại; NXB Ất Dậu; tác giả là Kim Thời Tập, Lý Tái Hạo dịch, Tiễn đăng tân thoại. Toàn tập văn học thế giới, 62, NXB Ất Dậu; tác giả Cù Hựu, Lý Khánh Thiện dịch; Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ; Học viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp xuất bản, Đài loan học sinh thư cục ấn hành… 2. So sánh loại hình của Kim Ngao tân thoại - Tiễn đăng tân thoại - Truyền kỳ mạn lục 1. Loại diễm tình Như đã nêu ở phần lời Tựa, trên cơ sở tham khảo phương pháp phân loại của truyền kỳ đời Đường, trước hết, ta hãy so sánh số lượng truyện loại diễm tình viết về tình yêu ly-hợp của các nam nữ nhân vật chính. Kim Ngao tân thoại (sau đây viết tắt là Kim Ngao) có 5 truyện, trong đó có 2 truyện loại diễm tình (6) là Vạn Phúc tự hu bồ ký và Lý Sinh khuy tường truyện; Tiễn đăng tân thoại (sau đây viết tắt là Tiễn đăng) có 21 truyện (gồm thêm một truyện phụ lục) trong đó có 8 truyện loại diễm tình (Vị Đường kỳ ngộ ký, Liên Phương lâu ký, Thu Hương đình ký, Thúy Thúy truyện, Ái Khanh truyện, Kim Phượng thoa ký, Đằng Mục túy du Tụ Cảnh viên ký, Lục y nhân truyện); Truyền kỳ mạn lục (sau đây viết tắt là Truyền kỳ) tổng cộng có 20 truyện, trong đó có 5 truyện loại diễm tình (Thúy tiêu truyện, Lệ nương truyện, Tây viên kỳ ngộ ký, Khoái Châu nghĩa phụ truyện, Nam Xương nữ tử lục) (7) . Nếu tìm điểm chung để so sánh một cách có hiệu quả các truyện loại diễm tình của ba tác phẩm thì theo các tình huống cuộc gặp nam nữ nhân vật chính, ta có thể chia làm ba trường hợp sau: Một là, chùm truyện viết về sự ly-hợp của nam nữ ở thế giới hiện thực. Hai là, chùm truyện viết về sự ly-hợp của nam nữ ở thế giới hiện thực rồi chuyển sang thế giới phi hiện thực. Ba là, chùm truyện viết về sự ly-hợp của nam và nữ hồn ma cùng ở thế giới hiện thực và phi hiện thực. Bảng so sánh loại diễm tình Tác phẩm Diên mạo cuộc gặp Kim Ngao Tiễn đăng Truyền kỳ 1 Nam + Nữ Vị Đường kỳ ngộ ký Thu Hương đình ký Liên Phương lầu ký Thuý Tiêu truyện. Khoái Châu nghĩa phụ truyện. Nam Xương nữ tử lục 2 Nam + Nữ Nam + Nữ hồn ma Lý Sinh khuy tường truyện Ái Khanh truyện. Kim Phượng thoa ký Lệ Nương truyện. Nam hồn ma + Nữ hồn ma Thuý Thuý truyện. 3 Nam + Nữ hồn ma Vạn Phúc tự hu bồ ký Đằng Mục tuý du Tụ Cảnh viên ký. Lục y nhân truyện. Tây viên kỳ ngộ ký. Khi xem xét bảng trên, ta thấy Kim Ngao có loại hình (2) (3). Tiễn đăng và Truyền kỳ đều có (1) (2) (3). Nếu Kim Ngao và Truyền kỳ chịu ảnh hưởng Tiễn đăng thì Truyền kỳ cũng có loại hình (1) nhưng Kim Ngao không có (1). Đây là điểm có thể thấy rõ là đặc điểm riêng của Kim Ngao. Ở đây, ta có thể thấy loại hình (1), điểm chung của Tiễn đăng và Truyền kỳ thuộc loại diễm tình mà bỏ đi yếu tố truyền kỳ (8) , nhưng Truyền kỳ có hai truyện (9) kết hợp giữa loại diễm tình với loại truyện ký (nhân vật lịch sử) nên có điểm khác với Tiễn đăng. Loại hình (2) và (3) là loại hình kết hợp yếu tố giữa truyền kỳ với diễm tình và cũng là điểm chung của Tiễn đăng, Kim Ngao, Truyền kỳ. Như vậy, Tiễn đăng và Truyền kỳ có một phần mô típ của tiểu thuyết diễm tình, ngược lại, Vạn Phúc tự hu bồ ký và Lý Sinh khuy tường truyện của Kim Ngao thuộc về loại tiểu thuyết truyền kỳ diễm tình điển hình. Do đó, ta có thể đặt nghi vấn là Kim Ngao thuộc về loại tiểu thuyết truyền kỳ có mô típ diễm tình mà chưa thể hiện thể loại tiểu thuyết diễm tình, nếu không thì bỏ đi loại hình (1) (tiểu thuyết diễm tình) không phù hợp với ý đồ sáng tác của tác giả Kim Thời Tập, tức cốt truyện tình yêu nam nữ ở thế giới hiện thực. Ở đây, ta lấy loại hình (2) (3) làm đối tượng so sánh, sau đó, thông qua bối cảnh không gian hiện thực và phi hiện thực cùng với mô típ “người và hồn ma giao hoan” được coi là đặc điểm nổi bật nhất trong yếu tố truyền kỳ. 1) Lý Sinh khuy tường truyện (Kim Ngao) - Nhị Khanh truyện, Kim Phượng thoa ký (Tiễn đăng) - Lệ Nương truyện (Truyền kỳ) 2) Vạn Phúc tự hu bồ ký (Kim Ngao) - Đằng Mục túy du Tụ Cảnh viên ký, Lục y nhân truyện (Tiễn đăng)- Tây viên kỳ ngộ ký (Truyền kỳ) Bởi vì Kim Ngao không có loại hình (1) và trong loại hình (2), Thúy Thúy truyện của Tiễn đăng khác với Kim Ngao và Truyền kỳ nên không bàn tới. Trước hết, ta xem xét động cơ xây dựng mô típ “người và hồn ma giao hoan” trong ba tác phẩm thì có thể phỏng đoán được ý đồ sáng tác của tác giả. Từ đó, ta chia ra làm hai phần là nguyên nhân biến thành nữ hồn ma và quan hệ giữa người và hồn ma, tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa các tác phẩm. Để tiện so sánh, ta có thể tham khảo bảng sau: Tác phẩm Kim Ngao tân thoại Tiễn đăng tân thoại Truyền kỳ mạn lục Nguyên nhân biến thành nữ hồn ma Quan hệ giữa người với hồn ma Trinh tiết Vợ chồng Lý Sinh khuy tường truyện Ái Khanh truyện Đính hôn Lệ Nương truyện Chưa kết hôn Vạn Phúc tự hu bồ ký Bệnh tương tư Đính hôn Kim Phượng thoa ký Nhân duyên dang dở Nhân duyên kiếp trước Đằng Mục tuý du Tụ Cảnh viên ký Lục y nhân truyện Tình cảm dan díu Hoa yêu mộc quái Tây viên kỳ ngộ ký Xem ở cột so sánh quan hệ người và hồn ma, ta có thể thấy Tiễn đăng có quan hệ người và hồn ma đa dạng như vợ chồng, đính hôn (nguyên nhân bệnh tương tư), nhân duyên kiếp trước, còn Kim Ngao thì có quan hệ vợ chồng, trai chưa kết hôn và nữ hồn ma chưa kết hôn, Truyền kỳ thì có quan hệ đính hôn (nguyên nhân trinh tiết) và tình cảm của hoa yêu mộc quái. Vì thế, Tiễn đăng miêu tả quan hệ của nhân vật đa dạng theo loại tiểu thuyết truyền kỳ, còn Kim Ngao và Truyền kỳ có quan hệ nhân vật tỏ rõ tín ngưỡng bản địa riêng biệt tức Kim Ngao miêu tả nữ hồn ma chưa kết hôn, Truyền kỳ miêu tả tình cảm của hoa yêu mộc quái. Nhưng ta có thể thấy điểm khác nhau như đã nêu ở bảng trên là chứng cứ rõ rệt của tính sáng tạo của Kim Ngao và Truyền kỳ. Nếu so sánh theo cột nguyên nhân biến thành nữ hồn ma, ta thấy tác giả xây dựng các nhân vật hồn ma không kết duyên được ở thế giới hiện thực mà giữ gìn trinh tiết hoặc mắc bệnh tương tư (ở Tiễn đăng); xây dựng nhân vật hồn ma giữ trinh tiết và tình cảm của hoa yêu mộc quái (ở Truyền kỳ) và xây dựng nhân vật giữ trinh tiết trong lúc loạn lạc (ở Kim Ngao). Vì thế, thông qua so sánh nguyên nhân biến thành hồn ma và quan hệ giữa người và hồn ma, ta có thể thấy Tiễn đăng đã miêu tả tình yêu thông qua các nữ hồn ma có thân phận khác nhau nên đã gây hứng thú cho độc giả. Ở Truyền kỳ, trong truyện Lệ Nương, ý niệm “trinh tiết” thể hiện lòng trung thành và thăng hoa thành ý chí bảo vệ tổ quốc; truyện Tây viên kỳ ngộ ký có nguyên nhân tình cảm của hoa yêu mộc quái nên ta có thể đoán được ý đồ sáng tác của tác giả theo bối cảnh lịch sử Việt Nam và đồng thời cũng biểu lộ rõ yếu tố tín ngưỡng bản địa. Ở Kim Ngao, tác giả đã thể hiện ý niệm giữ gìn trinh tiết đến mức phải chết và hy vọng muốn nối lại nhân duyên dang dở và xây dựng mối nhân duyên mới hòa quyện với nhau nên ta có thể thấy ý đồ sáng tác của tác giả Kim Ngao là nổi bật nhất trong ba tác phẩm. Dưới đây, để xem xét bối cảnh không gian của thế giới hiện thực và phi hiện thực, ta hãy so sánh bối cảnh không gian và thời gian xây dựng “người và hồn ma giao hoan” trong các truyện miêu tả nhân vật nam giao hoan với nữ hồn ma như quan hệ vợ chồng hay đã đính hôn. Đó là Lý Sinh của Kim Ngao, Ái Khanh và Kim Phượng của Tiễn đăng, Lệ Nương của Truyền kỳ. Trong đó, các truyện nói tới nguyên nhân biến thành nữ hồn ma do muốn giữ gìn trinh tiết là các truyện Lý Sinh, Ái Khanh, Lệ Nương. So sánh thời gian người và hồn ma giao hoan trong ba tác phẩm như bảng sau: Bảng so sánh bối cảnh không gian, thời gian người và hồn ma giao hoan Bối cảnh không gian Bối cảnh thời gian Tác phẩm Kim Ngao Tiễn đăng Truyền kỳ Thế giới phi hiện thực Một ngày Ái Khanh truyện Lệ Nương truyện Dưới 10 ngày Vạn Phúc tự hu bồ ký Đằng Mục túy du Tụ Cảnh viên ký Một tháng rưỡi Kim Phượng thoa ký Lục y nhân truyện Mấy tháng Tây viên kỳ ngộ ký Thế giới hiện thực Một năm Kim Phượng thoa ký 3 năm Đằng Mục túy du Tụ Cảnh viên ký Lục y nhân truyện Vài ba năm Lý Sinh khuy tường truyện Căn cứ vào bảng trên ta thấy Ái Khanh, Lệ Nương có bối cảnh không gian là thế giới phi hiện thực (được xây dựng trên cơ sở không gian mà ngoài nam nhân vật chính ra, người khác không thể nhìn thấy được) và bối cảnh thời gian là một ngày, còn Lý Sinh có bối cảnh không gian là thế giới hiện thực và thời gian là vài ba năm, qua đó thấy rõ điểm khác biệt của Kim Ngao. Các truyện miêu tả nhân vật nam giao hoan với nữ hồn ma lần đầu là Vạn Phúc, Đằng Mục, Lục y, Tây viên nhưng vì Tây viên miêu tả nữ hồn ma hóa thân vào hoa nên không bàn tới mà chỉ so sánh Vạn Phúc, Đằng Mục và Lục y. Vạn Phúc viết về nhân vật nam và nữ hồn ma gặp gỡ giao hoan trong thời gian một ngày ở hành lang ngôi chùa, 3 ngày ở nhà mồ của nữ hồn ma. Khi phải ly biệt, họ còn gặp gỡ một ngày ở trong màn trướng trong chùa nhưng 3 ngày ở nhà mồ hồn ma bằng thời gian 3 năm ở thế giới hiện thực. Hai ngày họ gặp nhau ở chùa cũng được miêu tả là người khác không thể nhìn thấy bóng dáng nữ hồn ma mà chỉ nghe thấy tiếng. Lại nữa, câu chuyện đã xây dựng mô típ xác nhận ở thế giới hiện thực nữ hồn ma trao tín vật cho nhân vật nam, cho nên sự miêu tả ở đoạn trên không có ranh giới rõ ràng về nhân vật, không gian, thời gian của thế giới hiện thực và phi hiện thực. Nhưng Đằng Mục và Lục y, sau khi đã xây dựng nhân vật hồn ma gặp người ở không gian phi hiện thực và trong thời gian khoảng từ 10 ngày đến một tháng rưỡi thì mới xây dựng tình tiết người và hồn ma sống với nhau 3 năm ở thế giới hiện thực. Vì thế, Lý Sinh và Vạn Phúc của Kim Ngao xây dựng nhân vật nữ hồn ma nhưng cốt truyện cấu tạo ở thế giới hiện thực. Ngược lại, Ái Khanh, Đằng Mục, Kim Phượng, Lục y của Tiễn đăng và Lệ Nương, Tây viên của Truyền kỳ thì có ranh giới rõ rệt giữa yếu tố hiện thực và phi hiện thực về mặt nhân vật và bối cảnh không gian, hơn nữa, thời điểm gặp gỡ còn được miêu tả rõ ràng hơn. Để xác nhận chứng cứ cho phần trên, ta còn phải xem xét quá trình ly hợp giữa người và hồn ma, tức là cần phải xem xét hơn nữa quá trình tiếp xúc giữa hai yếu tố hiện thực và phi hiện thực. Sự gặp gỡ và ly biệt của nhân vật nam với nữ hồn ma có mấy điểm chung. Trước hết, so sánh sự gặp gỡ giữa nam nhân vật chính với nữ hồn ma có quan hệ vợ chồng hoặc đính hôn ở thế giới hiện thực thì ta thấy ở Tiễn đăng và Truyền kỳ đều làm tang lễ chu đáo và ở chỗ gần nhà mồ, xuất hiện cảnh như thực như mơ (truyện Ái Khanh) hoặc gặp gỡ trong giấc mộng (truyện Lệ Nương) hoặc gặp gỡ nhờ tín vật (truyện Kim Phượng). Nhưng, Lý Sinh của Kim Ngao miêu tả nữ hồn ma xuất hiện ở nhà ngoại vào một đêm trăng mờ ảo khi chàng Lý Sinh hồi tưởng chuyện đã qua và nghe tiếng bước chân của nữ hồn ma. Còn nếu xem xét sự gặp gỡ giữa nam nhân vật chính với nữ hồn ma có quan hệ lần đầu, ta thấy Đằng Mục, Lục y, Tây viên đều có sự gặp gỡ trong trạng thái mơ màng với nữ hồn ma ở ngôi nhà cũ, còn trong Vạn Phúc của Kim Ngao, Lương Sinh núp dưới Phật đài chờ đợi, nữ hồn ma hiện ra trước Phật đài cầu khấn mong được kết duyên. Vì vậy, sự gặp gỡ giữa nhân vật nam với nữ hồn ma trong Tiễn đăng và Truyền kỳ được xây dựng ở một địa điểm cụ thể hoặc một vật làm cầu nối tượng trưng cho thế giới phi hiện thực, còn Kim Ngao không có sự khác biệt về sự gặp gỡ giữa nam và nữ ở thế giới hiện thực. Sau đây, ta hãy so sánh tình huống ly biệt của nhân vật nam với nữ hồn ma. Trong truyện Ái Khanh và truyện Kim Phượng của Tiễn đăng thì sự ly biệt với nữ hồn ma có quan hệ vợ chồng hoặc đính hôn ở thế giới hiện thực được miêu tả là vào lúc gà gáy sáng, nhân vật nam phải ly biệt với hồn ma (truyện Ái Khanh) hoặc nhân vật nam ly biệt với hồn ma mà đã nhập vào thân thể em gái mình (truyện Kim Phượng); Lệ Nương của Truyền kỳ thì miêu tả sự ly biệt khi nhân vật chính tỉnh giấc mộng; còn Lý Sinh của Kim Ngao miêu tả nữ hồn ma nói rằng hãy thu dọn hài cốt rồi dần dần biến mất. Xem xét sự ly biệt nữ hồn ma có quan hệ lần đầu tuy chưa bao giờ gặp ở thế giới hiện thực, ta thấy Đằng Mục của Tiễn đăng miêu tả là khi gà gáy sáng, họ chia tay nhau và để lại tín vật, Lục y của Tiễn đăng thì miêu tả nữ hồn ma bị bệnh chết nhưng không có hài cốt mà chỉ làm tang lễ cho chiếc quan tài trống không; Tây viên của Truyền kỳ miêu tả nam nữ khi ly biệt có để lại tín vật và tín vật biến thành cánh hoa bay lên không trung ở thế giới hiện thực. Vạn Phúc của Kim Ngao đã miêu tả sau khi linh hồn của nữ hồn ma được cúng lễ ở chùa, lúc đưa tiễn hồn ma mọi người không nhìn thấy bóng dáng nhưng vẫn nghe thấy tiếng khóc rồi dần dần mất đi. Vì thế, thông qua so sánh sự gặp gỡ và ly biệt của nhân vật nam và nữ hồn ma, Tiễn đăng và Truyền kỳ xây dựng trang trí sự tiếp xúc tượng trưng giữa bối cảnh không gian hiện thực và phi hiện thực; Ngược lại, Kim Ngao thì không chia rõ thế giới hiện thực và phi hiện thực mà nhấn mạnh việc đưa yếu tố hiện thực vào thế giới phi hiện thực. Vì vậy, ở bảng phân loại theo so sánh loại hình diễm tình ở trên, vì Kim Ngao không có loại hình (1) (tác phẩm miêu tả tình yêu nam nữ ở thế giới hiện thực) nên trong ba tác phẩm, về mặt so sánh ngoại hình thì Kim Ngao mang đậm yếu tố truyền kỳ nhất. Nhưng có điều là về cốt truyện, ta có thể thấy có nhiều yếu tố hiện thực và bối cảnh không gian hiện thực và bỏ đi nhiều yếu tố phi hiện thực. Vì thế, ta có thể thấy Kim Ngao có chủ ý bỏ đi cốt truyện tình yêu nam nữ ở thế giới hiện thực để ngụ ý động cơ sáng tác của tác giả Kim Thời Tập và mượn mô típ truyền kỳ xây dựng cốt truyện triển khai câu chuyện trên thế giới hiện thực. Ở đây, ta có thể thấy tác phẩm đã phản ánh quan niệm về kiếp sau (10) trong tiềm thức của người Hàn Quốc rất quan trọng ở ngay kiếp này. Như vậy, trong ba tác phẩm, ta thấy Kim Ngao thể hiện rõ nhất động cơ sáng tác của tác giả và có cách triển khai câu chuyện rõ nét hơn. Đây là căn cứ rõ rệt chứng minh tính sáng tạo của Kim Ngao về mặt phương thức sáng tác. Như đã trình bày ở trên, Tiễn đăng là tác phẩm điển hình của tiểu thuyết truyền kỳ loại diễm tình đa dạng, gây hứng thú cho độc giả, ngược lại, Kim Ngao khắc họa nhân vật hồn ma thiếu nữ để giải mối hận trong tình yêu dang dở ở kiếp trước cũng như mối hận của tác giả đối với cuộc đời ngang trái, bất công và đen bạc; còn Truyền kỳ miêu tả tình cảm của hoa yêu mộc quái, cho thấy sự biến đổi theo ý đồ sáng tác của tác giả và mang yếu tố tín ngưỡng bản địa. Ngoài ra, bên cạnh chủ đề tình yêu nam nữ, Kim Ngao hòa quyện các chủ đề như ý chí giải hận ở thế giới hiện thực và đề cao sự trinh tiết của phụ nữ; Truyền kỳ thì hòa quyện giữa các chủ đề như bài trừ yêu quái, giữ gìn trinh tiết của phụ nữ và nêu cao tinh thần yêu nước, phê phán thói xấu của kẻ quyền thế với chủ đề tình yêu nam nữ để thể hiện ý đồ sáng tác của tác giả. Về phương thức sáng tác, ta có thể thấy Truyền kỳ đã chịu ảnh hưởng nhiều mặt của Tiễn đăng (như mô típ mộng du, trang trí sự tiếp xúc giữa thế giới hiện thực và thế giới phi hiện thực). Ngược lại, về mặt phương pháp sáng tác của Kim Ngao ta thấy tính sáng tạo cao được thể hiện nổi bật hơn. 2. Loại kỳ quái Khi xem xét các truyện loại kỳ quái của ba tác phẩm theo tiêu chuẩn phân loại xây dựng khái niệm của tiểu thuyết kỳ quái miêu tả nhân vật thế giới khác trong bối cảnh thế giới khác, ta thấy Kim Ngao có 3 truyện trong tổng số 5 truyện, Tiễn đăng có 13 truyện trong tổng số 21 truyện, Truyền kỳ có 15 truyện trong tổng số 20 truyện. So sánh nội dung các truyện loại kỳ quái của Tiễn đăng, Kim Ngao, Truyền kỳ, ta thấy có hai điểm chung như sau: Một là, truyện đề cập đến sự giao du với nhân vật ở thế giới khác. Hai là, truyện viết về sự diệt trừ của các nhân vật ở thế giới khác. Để so sánh thực tế theo hai điểm chung, tôi lập bảng chia ra bối cảnh không gian và mô típ giao du hay diệt trừ như sau: Phân loại không gian Kim Ngao tân thoại Tiễn đăng tân thoại Truyền kỳ mạn lục Giao du Diệt trừ Giao du Diệt trừ Giao du Diệt trừ Thế giới long cung -Long cung phó yến lục -Long đường linh hội lục - Thuỷ cung khánh hội lục -Long đình đối tụng lục Địa giới -Nam Viêm phù châu chí - Lệnh hồ sinh minh mộng lục. - Phú quý phát tích ty chí. - Hoa Đình phùng cố nhân ký. - Thái hư tư pháp truyện. - Vĩnh Châu dã miếu ký. - Mẫu đơn đăng ký. - Hạng Vương từ ký. - Kim Hoa Thi thoại ký. - Lý tướng - Dạ xoa bộ soái lục. - Tản viên từ phán sự lục. - Mộc miên thụ truyện. - Đào thị - Tu Văn Xá nhân truyện. quân truyện. nghiệp oan ký. - Đông triều phế tự truyện. - Xương Giang yêu quái lục. Thế giới thần tiên - Tam sơn phúc địa chí. - Thiên thai phỏng ẩn lục. - Na sơn tiều đối lục. - Đà Giang dạ ẩm ký. - Từ Thức tiên hôn lục. Thiên giới - Tuý du Phù Bích đình ký. - Giám Hồ dạ phiếm ký. - Phạm Tử Hư du thiên tào lục. - Trà đồng giáng đản lục. Ngoại lệ -Thân Dương động ký Khi xem xét bảng trên, Tiễn đăng và Truyền kỳ đều xây dựng bối cảnh không gian như thế giới long cung, địa giới, thế giới thần tiên, thiên giới nhưng Kim Ngao không có thế giới thần tiên. Truyện Túy du Phù Bích đình ký của Kim Ngao đã miêu tả Hồng sinh gặp một thiếu nữ vốn là con cháu họ Cơ biến thành thần tiên rồi được lên Thiên giới làm tiên nữ nên có thể cho rằng đã bao gồm cả thế giới thần tiên. Vì thế, một số nhà nghiên cứu cho rằng số truyện của Kim Ngao có lẽ là 4 quyển 20 truyện nhưng xem xét bảng so sánh bối cảnh không gian ở trên thì có lẽ ít có khả năng vượt hơn 5 truyện. Xem xét so sánh theo mô típ giao du và diệt trừ trong bối cảnh không gian đã nêu ở bảng trên, ta thấy thế giới khác ở các truyện loại kỳ quái của Tiễn đăng được xây dựng chủ yếu là không gian giao du với nhân vật thế giới khác (9 truyện trong số 13 truyện) và có 4 truyện được viết trong bối cảnh không gian địa giới miêu tả sự diệt trừ nhân vật ở thế giới khác. Ba truyện loại kỳ quái của Kim Ngao đều xây dựng bối cảnh không gian là thế giới khác để viết về sự giao du giữa văn nhân với nhân vật thế giới khác và không thấy có mô típ diệt trừ. Đây là điểm có thể cho ta thấy ý đồ sáng tác của tác giả và tính sáng tạo của tác phẩm. Truyền kỳ có mô típ giao du [...]... hình của tiểu thuyết truyền kỳ của đời Minh - Trung Quốc Khi xem xét ý nghĩa văn học sử của ba tác phẩm, ta cũng có thể nhận định ý nghĩa văn học sử của Tiễn đăng là đóng vai trò người ban phát, ảnh hưởng quan trọng tới sự hình thành tiểu thuyết truyền kỳ Đông Á Tuy Kim Ngao và Truyền kỳ đã cùng chịu ảnh hưởng của Tiễn đăng nhưng ta cũng có thể nhận rằng Kim Ngao là tác phẩm thể hiện động cơ sáng tác của. .. thêm sự sáng tác của tác giả Bởi thế, khi xem xét dòng chảy của lịch sử tiểu thuyết trong sự phát triển về mặt thể loại, nếu coi sự mở đầu của tiểu thuyết là tiểu thuyết truyền kỳ với chất liệu là những câu chuyện kỳ lạ được lưu truyền và mục đích là gây hứng thú và giáo huấn thì quan điểm cho rằng Kim Ngao là sự mở đầu của tiểu thuyết Hàn Quốc vẫn còn là điều nghi vấn Tác giả Truyền kỳ đã tiếp nhận... sáng tác của tác giả 3 Kết luận Ở trên, ta đã chia ra các loại hình trong ba tác phẩm Kim Ngao tân thoại, Tiễn đăng tân thoại, Truyền kỳ mạn lục, những tiểu thuyết truyền kỳ mang tính tiêu biểu của ba nước Hàn - Trung – Việt để nghiên cứu so sánh Cụ thể là trong truyện loại diễm tình, bài viết này đã đối chiếu yếu tố truyền kỳ (ranh giới giữa bối cảnh hiện thực và phi hiện thực, nguyên nhân biến thành... Ngao là tiểu thuyết truyền kỳ có mục đích giáo huấn hoặc gây hứng thú cho độc giả Vì tác giả của Tiễn đăng và Truyền kỳ đã từng làm quan trong thực tế nên không xây dựng mô típ làm quan ở thế giới khác trong tác phẩm của mình, còn tác giả của Kim Ngao Kim Thời Tập tuy có học vấn và tài năng văn chương nhưng không thể làm quan để có dịp thi thố tài năng nên đã thông qua tác phẩm của mình, ngụ ý giải... thức sáng tác của Tiễn đăng để rồi sáng tác nên tác phẩm trên cơ sở truyện cổ dân gian kỳ lạ của Việt Nam Qua đó, ta có thể thấy Truyền kỳ có hình thái của thể loại tiểu thuyết truyền kỳ đầu tiên Đồng thời, ta có thể nói rằng Tiễn đăng được sáng tác nhằm mục đích gây nhiều hứng thú và giáo huấn cho độc giả và đã được tác giả kết hợp một cách tự nhiên giữa yếu tố truyện cổ và yếu tố tiểu thuyết Như vậy,... hiện thực làm trung tâm (trong đa số các tác phẩm) với bối cảnh không gian và chủ đề đa dạng Thông qua việc so sánh động cơ sáng tác và phương thức sáng tác của ba tác phẩm nêu trên, tác giả Kim Ngao đã mượn mô-típ truyền kỳ từ Tiễn đăng để rồi sáng tác nên tác phẩm để ngụ ý ý đồ sáng tác của mình Vì vậy, ta khó có thể nói Kim Ngao là tiểu thuyết truyền kỳ được phát sinh một cách tự nhiên, nghĩa là dựa... không nhận được chức quan gì ở thế giới hiện thực (các nhà nghiên cứu Hàn Quốc cho rằng điều này đã ngầm thể hiện lòng trung thành của tác giả đối với nhà vua thời trước đó) Truyền kỳ ngoài chủ đề diễm tình, kỳ quái còn thể hiện ý đồ sáng tác của tác giả như nêu cao lòng yêu nước, diệt trừ yêu quái, giáo huấn con người, nêu cao trinh tiết của phụ nữ, phê phán hiện thực Tiễn đăng đã xây dựng được nhân... trường hợp xác nhận tài năng văn chương của nhân vật chính rồi nhận chức quan ở thế giới khác) nên ta có thể coi Tiễn đăng mang hình thái của tiểu thuyết truyền kỳ điển hình trên cơ sở các câu chuyện được lưu truyền trong dân gian, đặc biệt là những câu chuyện ở thế giới khác để sáng tác truyện mang lại cho độc giả nhiều hứng thú Truyền kỳ không có các truyện nhờ có tài năng văn chương và đức hạnh mà... không gian loại kỳ quái) nên có lẽ đã không phù hợp với ý đồ sáng tác của tác giả Vì thế, có thể Kim Thời Tập chỉ sáng tác 5 truyện mà thôi Khác với Tiễn đăng và Truyền kỳ, Kim Ngao chỉ có truyện xác nhận tài năng văn chương của nhân vật chính rồi nhận chức quan ở thế giới khác nên ta có thể thấy điểm này là điểm cho biết rõ hơn ý đồ sáng tác của tác giả và bằng chứng cho tính sáng tạo của Kim Ngao Vì... loại kỳ quái Nếu xem xét loại diễm tình của Tiễn đăng và Truyền kỳ thì thấy rằng hai tác phẩm này đều có chùm truyện viết về sự gặp gỡ giữa nam và nữ ở thế giới hiện thực và phi hiện thực khác với Kim Ngao Đồng thời cũng thấy được cấu tạo mộng du và cấu tạo lấy thế giới hiện thực làm trung tâm (có sự rõ ràng giữa ranh giới của thế giới hiện thực và phi hiện thực) Loại kỳ quái của Tiễn đăng và Truyền kỳ . Báo cáo nghiên cứu: Ý nghĩa văn học sử của tiểu thuyết truyền kỳ Hàn - Trung - Việt 1. Mở đầu Sự thực Kim Ngao tân thoại của Hàn Quốc chịu ảnh hưởng Tiễn đăng tân thoại Trung Quốc. tiểu thuyết. Như vậy, Tiễn đăng là điển hình của tiểu thuyết truyền kỳ của đời Minh - Trung Quốc. Khi xem xét ý nghĩa văn học sử của ba tác phẩm, ta cũng có thể nhận định ý nghĩa văn học sử của. công nhận đã trở thành đối tượng quan trọng trong việc nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ Hàn - Trung hoặc Hàn - Trung – Nhật(1). Thế nhưng, Truyền kỳ mạn lục(2) của Việt Nam cũng được