KHÁI QUÁT CHUNG VỀ IC PSOC

31 671 0
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ IC PSOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ IC PSOC

Khái quát chung về các IC họ PSoC 2.1. Kiến trúc cơ bản các IC họ PSoC PSoC là một từ viết tắt của cụm từ tiếng anh Programmable system on chip, nghĩa là hệ thống khả trình trên một chíp. Các chíp chế tạo theo công nghệ PSoC cho phép thay đổi được cấu hình bằng cách gán chức năng cho các khối tài nguyên có sẵn trên chíp. Hơn nữa nó có thể kết nối tương đối mềm dẻo các khối chức năng với nhau hoặc giữa các khối chức năng với các cổng vào ra. Chính vì vậy mà PSoC có thể thay thế cho nhiều chức năng nền của một hệ thống cơ bản chỉ bằng một chíp đơn. Thành phần của chíp PSoC bao gồm: Các khối ngoại vi số và ngoại vi tương tự có thể cấu hình được, một bộ vi xử lý 8 bit, bộ nhớ chương trình (EEROM) có thể lập trình được và bộ nhớ Ram khá lớn. Để lập trình hệ thống, người sử dụng được cung cấp một phần mềm lập trình, ví dụ như cho các chíp PSoC của Cypress người lập trình phải có phần mềm PSoC Designer. Ngoài ra để cài được chương trình điều khiển vào chíp thì người lập trình phải có một kit phát triển do hãng chế tạo chíp cung cấp (hoặc một bộ nạp). Phần cứng thiết kế được xây dựng trên cơ sở hướng đối tượng với cấu trúc module hoá. Mỗi một khối chức năng là một module mềm. Việc lập cấu hình cho chíp như thế nào là tuỳ thuộc vào người lập trình thông qua một thư viện chuẩn. Người lập trình thiết lập cấu hình trên chíp chỉ đơn giản bằng cách muốn chíp có chức năng gì thì kéo chức năng đó và thả vào khối tài nguyên số hoặc tương tự, hoặc cả hai tuỳ theo chức năng (phương pháp lập trình kéo thả). Việc thiết lập ngắt trên chân nào, loại ngắt là gì, chân vào ra hoạt động ở chế độ như thế nào đều phụ thuộc vào việc thiết lập của người lập trình khi thiết kế và lập trình cho PSoC. Với khả năng đặt cấu hình mạnh mẽ này, một thiết bị đo lường có thể được gói gọn trên một chíp đơn duy nhất. Chính vì lý do đó, hãng Cypress Microsystems đã không gọi sản phẩm của mình là vi điều khiển ( µ C) như truyền thống, mà gọi là hệ thống có thể lập trình trên một chip và họ hi vọng rằng, với khả năng đặt cấu hình mạnh mẽ, người sử dụng sẽ có được những thiết bị điều khiển, những thiết bị đó có giá rẻ, kích thước nhỏ gọn, và sản phẩm PSoC của họ sẽ thay thế được các thiết bị dựa trên vi xử lý hoặc vi điều khiển đã có từ trước đến nay. Chíp PSoC (CY8C26443) cung cấp: 2.1.1. Bộ vi xử lý với cấu trúc Harvard - Tốc độ của bộ vi xử lý lên đến 24MHz; - Lệnh nhân 8 bit x 8 bit, thanh ghi tích luỹ là 32 bit; - Hoạt động ở tốc độ cao mà năng lượng tiêu hao ít; - Dải điện áp hoạt động ở tốc độ cao từ 3,0 đến 5,25V; - Điện áp hoạt động có thể giảm xuống 1V sử dụng chế độ kích điện áp; - Hoạt động trong dải nhiệt độ từ - 40 o C đến 85 o C. 2.1.2. Các khối ngoại vi có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp - 12 khối ngoại vi tương tự được thiết lập để làm các nhiệm vụ: + Các bộ ADC lên tới 14 bit; + Các bộ DAC lên tới 9 bit; + Các bộ khuếch đại có thể lập trình được hệ số khuếch đại; + Các bộ lọc và các bộ so sánh có thể lập trình được. - 8 khối ngoại vi số có thể được thiết lập để làm nhiệm vụ: + Các bộ định thời đa chức năng, đếm sự kiện, đồng hồ thời gian thực; bộ điều chế độ rộng xung có và không có dải an toàn ; + Các module kiểm tra lỗi (CRC module); + Hai bộ truyền thông nối tiếp không đồng bộ hai chiều; + Các bộ truyền thông SPI Master hoặc Slave có thể cấu hình được; + Có thể kết nối với tất cả các chân vào ra. P 0 P 1 P 2 P 3 P 4 P 5 I/O Port Global I/O Programbale interconect Analog output drivers Analog input muxing Clock to analog Comparator outputs Plash Program Memory Oscillator And PLL SRAM memory MAC Multiply Accumlate M8C CPU Core Decimator Watchdog Sleep Timer LVD/POR Interrupt Controller D B A 0 0 Array of Digital PSoC blocks Internal system bus D B A 0 1 D B A 0 2 D B A 0 3 D B A 0 4 D B A 0 5 D B A 0 6 D B A 0 7 A C A 0 0 A C A 0 1 A C A 0 2 A C A 0 3 A S A 1 2 A S B 1 3 A S A 1 0 A S B 1 1 A S B 2 2 A S A 2 3 A S B 2 0 A S A 2 1 Array of Analog PSoC blocks Hình 2.1. Sơ đồ khối cấu trúc của PSoC (CY8C26443) 2.1.3. Bộ nhớ linh hoạt trên chíp - Không gian bộ nhớ chương trình Flash từ 4K đến 16K, phụ thuộc vào từng loại chíp với chu kỳ ghi xóa cho bộ nhớ là 50.000 lần; - Không gian bộ nhớ RAM là 256byte; - Chíp có thể lập trình thông qua chuẩn nối tiếp (ISP); - Bộ nhớ Flash có thể được cung cấp từng phần; - Chế độ bảo mật đa năng tin cậy; - Có thể tạo được không gian bộ nhớ Flash trên chíp lên tới 2.304 byte. 2.1.4. Có thể lập trình được cấu hình cho từng chân của chíp - Các chân vào ra ba trạng thái sử dụng Trigger Schmit; - Đầu ra logic có thể cung cấp dòng 25mA với điện trở treo cao hoặc thấp bên trong; - Thay đổi được ngắt trên từng chân; - Đường ra tương tự có thể cung cấp dòng tới 40mA; - Đường ra đa chức năng có thể từ 6 đến 44 tuỳ thuộc vào từng loại chíp. 2.1.5. Xung nhịp của chíp có thể lập trình được - Bộ tạo xung dao động 24/48MHz ở bên trong (độ chính xác là 2,5% không cần thiết bị ngoài); - Có thể lựa chọn bộ dao động ngoài lên tới 24MHz; - Bộ tạo dao động thạch anh 32,768KHz bên trong; - Bộ tạo dao động tốc độ thấp bên trong sử dụng cho Watchdog và Sleep. 2.1.6. Ngoại vi được thiết lập sẵn - Bộ định thời Watchdog và Sleep phục vụ chế độ an toàn và chế độ nghỉ; - Module truyền thông I 2 C Master và I 2 C Slave tốc độ lên tới 400KHz; - Module phát hiện điện áp thấp được cấu hình bởi người sử dụng. 2.1.7. Công cụ phát triển - Phần mềm phát triển miễn phí (PSoC TM Designer); - Bộ lập trình và bộ mô phỏng với đầy đủ tính năng; - Mô phỏng tốc độ cao. 2.2. Các thanh ghi 2.2.1 Các thanh ghi của CPU Các họ chíp PSoC dựa trên bộ vi xử lý mạnh mẽ 8 bit với cấu trúc Harvard (cấu trúc Harvard là cấu trúc mà bus địa chỉ, bus dữ liệu và tín hiệu điều khiển bộ nhớ chương trình và bộ nhớ dữ liệu độc lập nhau). Nó gồm có 5 thanh ghi điều khiển hoạt động chính của CPU. Những thanh ghi này bị tác động bởi những lệnh khác nhau. Người sử dụng có thể truy cập trực tiếp vào các thanh ghi này thông qua không gian bộ nhớ các thanh ghi. A X PC SP F Registers RAM ROM Bank 0 256 byte Bank 1 256 byte Page 0 256 byte SROM Flash Mx64 Byte bloCks IOW IOR XIO MW MR ID [7;0] PC [15;0] LEGEND M: Total number of Flash blocks in device XIO: Register bank selection IOR: Register Read IOW: Register Write MR: Memory Read MW: Memory Write Hình 2.2. Cấu trúc liên kết của CPU với bộ nhớ (cấu trúc Harvard) DB [7;0] DA [15;0] Bộ đếm chương trình là một thanh ghi 16 bit (CPU_PC), nó cho phép người lập trình truy cập trực tiếp vào toàn bộ không gian bộ nhớ chương trình trên chíp (16 kbytes đối với thành viên lớn nhất). Đây là một không gian nhớ liên tục và không cần phải tạo thành trang. Các thanh ghi của CPU được cho trong bảng sau: Bảng 2.1. Các thanh ghi của CPU Thanh ghi Mã gợi nhớ Flags (Thanh ghi cờ) CPU_F Program Counter (Thanh ghi đếm chương trình ) CPU_PC Accumulator (Thanh ghi chứa) CPU_A Stack Pointer (Thanh ghi con trỏ) CPU_SP Index (Thanh ghi chỉ số) CPU_X - Thanh ghi của CPU + Thanh ghi chứa (Accumulator) là một thanh ghi đa mục đích, nó thường được sử dụng để lưu giữ kết quả của bất cứ một lệnh nào sử dụng chế độ địa chỉ nguồn. + Thanh ghi chỉ số được dùng để lưu giữ giá trị Offset trong chế độ địa chỉ chỉ số. Tiêu biểu là nó được dùng để địa chỉ một khối dữ liệu bên trong không gian nhớ dữ liệu. + Thanh ghi con trỏ Stack (Stack Pointer) lưu giữ địa chỉ của đỉnh ngăn Stack trong không gian dữ liệu. Nó bị tác động bởi những lệnh như là PUSH, POP, LCALL, RETI và RET. Nói chung là tất cả những lệnh có liên quan đến Stack của phần mềm, nó cũng có thể ảnh hưởng bởi lệnh SWAP và lệnh ADD. + Thanh ghi cờ (Flags) có ba bit trạng thái: Bit cờ không - Zero Flag bit [1]; bit cờ nhớ - Carry Flag bit[2]; bit Supervisory State[3]. Bít cho phép ngắt toàn cục - Global Interrupt Enable bit[0] được dùng để cho phép hoặc cấm toàn bộ các ngắt. Các cờ trên bị ảnh hưởng bởi lệnh toán học, những lệnh logic - Định dạng của lệnh + Lệnh 1 byte Lệnh 1 byte là lệnh không dùng địa chỉ hay dữ liệu như toán hạng. Lệnh 1 byte sử dụng một mã lệnh 8 bit ví dụ như RET, ASR, INC, DEC Bảng 2.2. Dạng lệnh 1 byte Byte 0 8-Bit Opcode + Lệnh 2 byte Lệnh 2 byte là lệnh dùng duy nhất một toán hạng là dữ liệu hay địa chỉ. Lệnh 2 byte sử dụng byte đầu tiên để chứa mã lệnh, byte thứ hai để chứa dữ liệu hoặc địa chỉ hoặc nó sử dụng 4 bit đầu cho mã lệnh và 12 bit sau cho địa chỉ. Bảng 2.3. Dạng lệnh 2 byte Byte 0 Byte 1 4-Bit Opcode 12 Bit relative address 8-Bit Opcode 8 Bit data 8-Bit Opcode 8 Bit address + Lệnh 3 byte Lệnh loại này sử dụng 3 byte bởi vì nó được sử dụng để di chuyển dữ liệu giữa hai địa chỉ trong không gian địa chỉ mà người sử dụng có thể truy nhập. Hoặc nó dùng để lưu giữ một giá trị địa chỉ tuyệt đối 16 bit trong các lệnh LCALL và LJMP. Bảng 2.4. Dạng lệnh 3 byte Byte 0 Byte 1 Byte 2 8-Bit Opcode 16- Bit address (MSB, LSB) 8-Bit Opcode 8- Bit Data 8- Bit Data 8-Bit Opcode 8- Bit Address 8- Bit address 2.2.2. Thanh ghi ngắt Bộ điều khiển ngắt cho phép một đoạn mã của người lập trình được thực hiện mỗi khi có một ngắt sinh ra từ các khối chức năng trong chíp PSoC. Mỗi một khối số có một ngắt riêng và mỗi cột khối tương tự cũng có một ngắt riêng. Mỗi một ngắt cho nguồn cấp, chế độ ngủ, xung nhịp thay đổi, và một ngắt toàn cục cho các chân vào ra đa chức năng. Dẫy các sự kiện xẩy ra khi một ngắt được thi hành như sau: - Khi một ngắt được kích hoạt, có thể là do một điều kiện ngắt được sinh ra (do tràn bộ đếm chẳng hạn) và trước đó thông báo ngắt cho phép bởi thanh ghi mặt nạ che ngắt, hoặc có một ngắt đang chờ được xử lý và GIE (global Interrupt enable - cho phép ngắt toàn cục) được đặt từ 0 sang 1 trong thanh ghi cờ của CPU. - Lệnh thi hành hiện thời kết thúc ở biên giới lệnh (biên giới lệnh là thời điểm CPU chuyển từ lệnh này sang lệnh khác). - Thủ tục ngắt bên trong được thực hiện, tiêu tốn 13 chu kỳ máy. Trong khoảng thời gian này CPU thực hiện những công việc sau: + Lưu byte cao, byte thấp của bộ đếm chương trình (PCH và PCL) và thanh ghi cờ (CPU_F) vào trong Stack theo thứ tự trên. + Thanh ghi cờ được xóa trắng và từ đó bit GIE bị xóa về 0 và những ngắt mới sinh ra tạm thời bị cấm. + Byte cao của bộ đếm chương trình (PC[15:8]) được xóa về 0. + Vector ngắt được đọc từ bộ điều khiển vector ngắt và giá trị của nó được đặt vào trong byte thấp của bộ đếm chương trình trỏ vào địa chỉ thích hợp trong bảng vetor ngắt. Bảng 2.5. Bảng vector ngắt của CY8C26443 Mức ưu tiên ngắt Địa chỉ Tên ngắt 0(Cao nhất) 0000h Reset 1 0004h Supply Voltage Monitor 2 0008h Analog Column 0 3 000Ch Analog Column 1 4 0010h Analog Column 2 5 0014h Analog Column 3 6 0018h VC3 7 001Ch GPIO 8 0020h PSOC Block DBB 00 9 0024h PSOC Block DBB 01 10 0028h PSOC Block DBB 02 11 002Ch PSOC Block DBB 03 12 0030h PSOC Block DBB 10 13 0034h PSOC Block DBB 11 14 0038h PSOC Block DBB 12 15 003Ch PSOC Block DBB 13 24 0060h I 2 C 25(Thấp nhất) 0064h Sleep Timer - Chương trình sẽ thi hành vector trong bảng vector ngắt. Nhìn chung thì một lệnh LJMP trong bảng vector ngắt sẽ chuyển sự thi hành của CPU tới trình phục vụ ngắt của người dùng để phục vụ ngắt này. - Trình phục vụ ngắt được thi hành. Lưu ý rằng tất cả các ngắt đều bị vô hiệu hóa kể từ khi bit GIE = 0. Các ngắt khác có thể được mở lại trong trình phục vụ ngắt nếu cần thiết bằng cách đặt bit GIE =1. - Khi phục vụ ngắt kết thúc với lệnh RETI thì thanh ghi cờ (CPU_F), byte thấp và byte cao của bộ đến chương trình được lấy ra khỏi Stack theo đúng trình tự trên. Từ khi thanh ghi cờ (CPU_F) được khôi phục lại giá trị thì nó sẽ cho phép các ngắt (GIE =1). - Chương trình sẽ bắt đầu thi hành ở lệnh kế tiếp, ngay sau khi lệnh được thực hiện trước khi xẩy ra ngắt. Tuy nhiên, nếu như có ngắt đang chờ được phục vụ thì nó sẽ được thực hiện trước. 2.2.3. thanh ghi của các cổng vào ra đa chức năng Cổng vào ra đa chức năng cung cấp cho CPU một giao diện với bên ngoài. Chúng đòi hỏi một số lượng lớn thanh ghi cấu hình để hỗ trợ cho nhiều hoạt động vào/ ra bao gồm cả số và tương tự. Các cổng vào đa chức năng đều có độ rộng là 8 bit/1cổng. Mỗi một cổng vào/ra bao gồm 8 khối GPIO giống hệt nhau. Mỗi một khối GPIO đều được kết nối với bit có số thứ tự tương ứng trong địa chỉ và thanh ghi. Bởi vậy, những thanh ghi thực sự chỉ dành cho một cổng (bao gồm 8 khối GPIO). Trong đó thì vị trí của các bit sẽ chỉ rõ là khối GPIO nào trong 8 khối được điều khiển với cổng vào ra. Mỗi một khối GPIO có thể được sử dụng cho những kiểu vào ra sau: + Vào ra số (Vào ra số điều khiển bởi phần mềm) + Vào ra toàn cục (Vào ra cho các khối PSoC số) + Vào ra tương tự (Vào ra cho các khối PSoC tương tự) Mỗi một chân vào ra đều có vài chế độ hoạt động cũng như là khả năng tạo ngắt. Trong khi tất cả chân đều được nối vào đường vào ra số, thì một vài chân lại không được kết nối với chức năng vào ra của khối tương tự hoặc bus toàn cục. - Vào ra số Một trong những chức năng hoạt động cơ bản của cổng vào ra đa chức năng là cho phép CPU gửi thông tin ra ngoài chíp và lấy thông tin từ bên ngoài vào. Điều này được thực hiện nhờ thanh ghi dữ liệu cổng (Port Data Register- PRTxDR). Việc viết dữ liệu vào thanh ghi PTRxDR sẽ lưu lại trạng thái dữ liệu, mỗi bit cho một chân GPIO. Trong chế độ thường thì mỗi chân GPIO sẽ lập lại bit dữ liệu đó. Nghĩa là khi ta viết một giá trị vào trong thanh ghi dữ liệu PRTxDR thì ở đầu ra của cổng tương ứng sẽ có giá trị giống như trong thanh ghi dữ liệu. Điện áp thực ở chân ra phụ thuộc vào chế độ hoạt động của chân tại bên ngoài được nối vào chân đó. CPU có thể đọc giá trị của một cổng bằng cách đọc giá trị của thanh ghi PRTxDR. Khi CPU đọc giá trị của PRTxDR thì giá trị điện áp hiện thời của chân vào ra sẽ được chuyển đổi sang giá trị logic và được trả về cho CPU. Hoạt động này sẽ đọc giá trị điện áp của chân vào ra chứ không phải là đọc về giá trị chốt của thanh ghi PRTxDR. - Vào ra toàn cục (Global IO) Các cổng vào ra đa chức năng cũng được nối liền với các khối số thông qua các vào ra toàn cục. Tính năng vào ra toàn cục của mỗi cổng được mặc định ở trạng thái tắt. Để sử dụng được tính năng này thì có 2 thông số cần phải thay đổi. Thứ nhất để cấu hình cho một chân GPIO hoạt động như là một đầu vào toàn cục thì bit lựa chọn cổng toàn cục cần phải được set để yêu cầu GPIO sử dụng thanh ghi PRTxGS. Thứ hai là chế độ hoạt động của GPIO cần phải đưa về trạng thái cao trở. Để cấu hình cho chân GPIO hoạt động như là một đầu ra toàn cục thì bit lựa chọn cổng toàn cục cần phải được set lần nữa. Nhưng trong trường hợp này thì chế độ hoạt động của GPIO là bất kỳ trừ chế độ cao trở. - Vào ra tương tự Tín hiệu tương tự có thể được truyền dẫn giữa CPU và chân của chíp thông qua chân AOUT của khối. Chân này được nối với khối thông qua một điện trở (khoảng 300Ω). Chân vào ra đa chức năng cần phải đưa về chế độ cao trở trong trường hợp này. 2.2.4. thanh ghi của các bộ tạo dao động - Bộ tạo dao động chính bên trong [...]... thống tương tự trong PSoC Các khối PSoC là những tài nguyên có thể cấu hình được Các khối tương tự trên chíp PSoC sẽ giảm thiểu sự cần thiết cho nhiều loại chíp và những thiết bị ngoại vi bên ngoài Các khối PSoC tương tự được cấu hình để cung cấp những chức năng ngoại vi đa dạng Phần mềm PSoC Desiger tích hợp với môi trường phát triển sẽ cung cấp cho ta cấu hình tự động của các khối PSoC bằng cách lựa... Port1 Port0 Global Digital Interconnect Digital system Digital PSoC Block Array DB DB Digital Clocks From Core DC DC DB DB DC DC Hình 2.4 Sơ đồ khối hệ thống số To Analog System Những ngoại vi được tạo bởi khối PSoC số - Các bộ định thời 8, 16, 24, 32 bit với các đặc điểm sau: + Độ rộng thanh ghi 8, 16, 24, 32 bit, sử dụng 1, 2, 3, 4 khối PSoC số theo thứ tự; + Xung nhịp nguồn lên tới 48 MHz; + Tự động... so sánh cung cấp mức logic có thể được System bus dẫn tới các chân Hoặc các module khác Một ngắt có thể được bật lên khi bộ đếm đạt Analog đến giá trị giới hạn hoặc khi đầu ra so sánh được xác định Driver Port2 Port0 2.4 Hệ thống tương tự Hình 2.6 dưới đây cho thấy kiến trúc của hệ thống tương tự trong PSoC Global Analog Interconnect Analog system Digital Clock From Core Analog PSoC Block Array CT CT... anh 32KHz 2.3 Hệ thống số Hình 2.4 dưới đây mô tả cấu trúc cao nhất của hệ thống số trong PSoC - Liên kết số toàn cục Bảng 2.6 Sự sắp xếp bus toàn cục tới các cổng Global Bus GIO[7: 0], GOE[7: 0] GIO[7: 0], GOE[7: 0] Ports P1, P3, P5 P0, P2, P4 GDI là một cấu hình kết nối trong dãy tín hiệu hỗn hợp PSoC có mật độ chung nhất GID bao gồm bốn đường bus 8 bit Hai đường bus là bus đầu vào cho phép tín hiệu... liền kề 12 khối PSoC tương tự có thể hoạt động độc lập hoặc kết hợp với các khối số để có được những chức năng thích hợp Với điện áp tham chiếu chính xác sẽ cho phép việc so sánh tương tự rất chính xác; 2.4.1 Mô tả cấu trúc Data output From DBBxx Data output From DCBxx Incremental Gate Input Multiplexer, One per Divice ( From Digital Blocks ) One analog column analog comparator Bus Slice Continuous... Block Incremental Gate, One per Column ( From Digital Blocks ) CMP Latch Transparent, PHI1 or PHI2 INC SEL From col ( i+1) CBUS Driver Destinations Swiched Capacitor Block LUT Latch CMP Latch CBUS Driver PHI1 or PHI2 PHI2 BYPASS From col ( i -1) PHI2 Swiched Capacitor Block CMP PHI1 or PHI2 Output to Sar Accelerator Input Mux Latch 1 Comparator Register 2 Data Inputs For Digital Block 3 Input to Decimator... cho một cột Mỗi cột có đầu vào xung nhịp riêng và nguồn xung nhịp này sử dụng chung cho các cột Có bốn lụa chọn xung nhịp đầu vào đó là 24V1, 24V2, ACLK0, ACLK1 nguồn xung nhịp 24V1, 24V2 là nguồn xung nhịp hệ thống Hai nguồn xung nhịp ACLK0, ACLK1 là hai đầu vào lựa chọn nguồn P0[7] P0[6] P0[4] xung nhịp lấy từ P0[5] khối PSoC số nhằm có được một nguồn xung nhịp thích hợp các 8 Pin Part P0[3] P0[2]... động ở mức năng lượng cao - nguồn tham chiếu điện áp cho các khối tương tự PSoC là thành phần sử dụng nguồn đơn, vì vậy nó không có điện áp âm một vấn đề đặt ra là tạo một đất giả là khoảng điện áp là Vcc/2 Đất này sẽ được nối tới tất cả các khối tương tự và được đệm ngăn cách giữa các khối Lưu ý rằng có thể có một độ lệch về điện áp giữa các bộ đệm đất cho các tín hiệu tương tự Đất giả này được tạo... có thể được sinh ra dựa trên tín hiệu đếm kết thúc hoặc điều kiện so sánh - Các bộ đếm 8, 16, 24, 32 bit với các đặc điểm sau: + Độ rộng thanh ghi đếm 8, 16, 24, 32 bit, tương ứng chiếm 1, 2, 3, 4 khối PSoC số theo thứ tự; + Xung nhịp nguồn lên tới 48 MHz; + Tự động nạp lại chu kỳ sau khi đếm kết thúc; + Độ rộng xung có thể lập trình được; + Có đầu vào cho phép, không cho phép hoạt động đếm liên tục... tương tự với bus dữ liệu hệ thống Điều này đòi hỏi phải tạo ra một hệ thống bus tương tự nội bộ - Giao diện bus với so sánh tương tự Mỗi một cột tương tự có một bus so sánh kết hợp với nó Tất cả các khối PSoC tương tự đều có một đầu ra so sánh có thể trực tiếp kích thích bus so sánh này Tuy nhiên tại một thời điểm chỉ có một khối duy nhất trong một cột được phép kích thích cho bus so sánh này Đầu ra của . Khái quát chung về các IC họ PSoC 2.1. Kiến trúc cơ bản các IC họ PSoC PSoC là một từ viết tắt của cụm từ. ghi cờ được xóa trắng và từ đó bit GIE bị xóa về 0 và những ngắt mới sinh ra tạm thời bị cấm. + Byte cao của bộ đếm chương trình (PC[15:8]) được xóa về 0. + Vector ngắt được đọc từ bộ điều khiển. vào ra sẽ được chuyển đổi sang giá trị logic và được trả về cho CPU. Hoạt động này sẽ đọc giá trị điện áp của chân vào ra chứ không phải là đọc về giá trị chốt của thanh ghi PRTxDR. - Vào ra toàn

Ngày đăng: 21/05/2014, 15:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan