1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

VỐN KINH DOANH và sự cần THIẾT PHẢI tạo vốn KINH DOANH của DOANH NGHIỆP

55 272 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 261,02 KB

Nội dung

VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TẠO VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHQL KD Hà Nội VỐN KINH DOANH SỰ CẦN THIẾT PHẢI TẠO VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHQL KD Hà Nội MỤCLỤC LỜIMỞĐẦU CHƯƠNG I VỐNKINHDOANHVÀSỰCẦNTHIẾTPHẢITẠOVỐNKINHDOANHCỦAD OANHNGHIỆP I. KHÁINIỆMVÀĐẶCĐIỂMCỦAVỐNKINHDOANH 1. Khái niệm về vốn kinh doanh Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp nào cũng cần phải có vốn. Vốn làđiều kiện cần thiết, cơ bản với mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vậy vốn kinh doanh là gì? Đó là lượng tiền vốn nhất định cần thiết ban đầu nhằm đảm bảo cho các yếu tốđầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh (mua sắm nguyên vật liệu, trang bị tài sản cốđịnh, trả tiền công cho người lao động …). Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình tài sản vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Trong nền kinh tế thị trường, vốn kinh doanh còn được coi là một qũy tiền tệđặc biệt không thể thiếu của doanh nghiệp. Tiền được gọi là vốn khi nó thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: - Một là, tiền đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định hay nói cách khác tiền phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực. - Hai là, tiền phải được tích tụ tập trung một lượng nhất định, đủđể tiến hành kinh doanh. - Ba là, tiền phải được vận động bằng mục đích sinh lời. Từ cách định nghĩa này có thể thấy điều kiện 1,2 được coi làđiều kiện ràng buộc để trở thành vốn, điều kiện 3 được coi làđặc trưng cơ bản nhất của vốn.Thử hình dung chúng ta có tiền nhưng lượng tiền lớn đó chỉ nằm một chỗ, không vận 2 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHQL KD Hà Nội động quay vòng thìđó chỉ là những đồng tiền "chết". Theo Mác thì "tiền không tựđẻ ra tiền". Một lượng tiền nhất định trở thành vốn chỉ khi nóđược vận động nhằm mục đích sinh lời, tức là cho vay phải có lãi. Các Mác đã khái quát hoá phạm trùvốn qua phạm trù tư bản: "Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư" định nghĩa như vậy đã bao hàm đồng thời bản chất vàtác dụng của vốn. 2. Vai trò của vốn kinh doanh Vốn kinh doanh luôn làđiều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới thiết bị công nghệ, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp… vai trò của vốn chỉđược phát huy trên cơ sở thực hành tiết kiệm hiệu quả. Do đó doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý vốn để tăng vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3. Những đặc trưng của vốn kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường, vốn là yếu tố số 1 của mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Vốn của doanh nghiệp mang các đặc trưng sau: - Vốn đại diện cho một lượng giá trị tài sản:điều đó có nghĩa là vốn được biểu hiện bằng những giá trị tài sản như: nhà xưởng, đất đai, máy móc thiết bị… - Vốn được vận động sinh lời.Để tiền biến thành vốn thìđồng tiền đó phải được vận động sinh lời. Trong quá trình vận động, đồng vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện, nhưng điểm xuất phát vàđiểm kết thúc của vòng tuần hoàn phải là giá trị - là tiền; đồng tiền phải quay vềđiểm xuất phát với giá trị lớn hơn (T-T' ), (T' > T). Trường hợp tiền có vận động nhưng bị thất tán, quay về vạch xuất phát nhưng với giá trị nhỏ hơn ban đầu (T' < T) thìđồng vốn không được đảm bảo. Chu kỳ vận động tiếp theo của nó bịảnh hưởng. - Vốn phải được tích tụ tập trungđến một lượng nhất định mới có thể phát huy được tác dụng. Do đó các doanh nghiệp phải tìm cách thu hút nguồn vốn như góp vốn, hùn vốn, phát hành cổ phiếu… 3 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHQL KD Hà Nội - Vốn có giá trị về mặt thời gian:điều này cũng có nghĩa là phải xem xét yếu tố thời gian của đồng vốn bởi vì:"đồng tiền có giá trị về mặt thời gian, đồng tiền ngày nay khác với đồng tiền ngày mai". - Vốn phải gắn với chủ sở hữu: Mỗi một đồng vốn phải được gắn liền với một chủ sở hữu nhất định. Trong nền kinh tế thị trường không thể có những đồng vốn vô chủ. Cũng cần phân biệt quyền sử dụng quyền sở hữu vốn.Tùy theo hình thức đầu tư mà người sở hữu vốn có thểđồng nhất với người sử dụng vốn hoặc người sở hữu vốn được tách khỏi người sử dụng vốn. - Vốn phải được quan niệm là hàng hoáđặc biệt: những người dư thừa vốn có thểđầu tư vốn vào thị trường. Những người cần vốn tới thị trường vay nghĩa làđược sử dụng vốn của người chủ nợ. Quyền sở hữu vốn không di chuyển nhưng quyền sử dụng vốn được chuyển nhượng qua sự vay nợ. Người vay được quyền sử dụng trong một thời gian nhất định, phải trả cho một khoản chi phí nhất định cho chủ sở hữu đó là lãi vay. - Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của những tài sản hữu hình mà còn được biểu hiện bằng những tài sản vô hình như: bản quyền phát minh sáng chế, bí quyết công nghệ, thương hiệu Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, những tài sản vô hình ngày càng giữ vai trò quan trọng, tạo khả năng sinh lời của doanh nghiệp. 4. Phân loại vốn kinh doanh Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp thường được chia thành nhiều phần khác nhau tuỳ theo mục đích tính chất sử dụng vốn. 4.1. Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn Vốn kinh doanh được chia thành 2 loại: Vốn cốđịnh vốn lưu động 4.1.1. Vốn cốđịnh Vốn cốđịnh của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tưứng ra hình thành TSCĐ của doanh nghiệp. Là một khoản đầu tưứng trước để mua sắm TSCĐ có hình thái vật chất TSCĐ không có hình thái vật chất nên quy mô của vốn cốđịnh sẽ quyết định đến quy mô TSCĐ. Song đặc điểm vận động của TSCĐ lại quyết định đến đặc điểm tuần hoàn chu chuyển của vốn cốđịnh. Từ mối quan 4 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHQL KD Hà Nội hệđó ta có thể khái quát sự vận động của vốn cốđịnh trong sản xuất kinh doanh như sau: - Vốn cốđịnh tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, cóđặc điểm này là do TSCĐ tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp phát huy tác dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất. Vì thế vốn cốđịnh hình thái biểu hiện bằng tiền của TSCĐ cũng tham gia vào các chu kỳ sản xuất tương ứng. - Vốn cốđịnh được luôn chuyển giá trị dần dần từng phần: Khi tham gia vào quá trình sản xuất, TSCĐ không bị thay đổi hình thái hiện vật ban đầu nhưng tính năng công suất giảm dần, tức là nó bị hao mòn cùng với sự giảm dần về giá trị sử dụng thì giá trị của nó cũng giảm đi. Theo đó vốn cốđịnh được tách thành 2 phần: + Một phần tương ứng với giá trị hao mòn được chuyển vào giá trị của sản phẩm dưới hình thức của sản phẩm dưới hình thức chi phí khấu hao vàđược tích luỹ lại thành quỹ khấu hao sau khi sản phẩm hàng hoáđược tiêu thụ. + Phần còn lại của vốn cốđịnh được "cốđịnh" ngày càng giảm đi thì phần vốn luân chuyển lại càng tăng lên tương ứng với sự suy giảm dần giá trị sử dụng TSCĐ. Kết thúc quá trình vận động đó cũng là lúc TSCĐ hết thời hạn sử dụng vốn cốđịnh cũng hoàn thành một vòng luân chuyển. Vốn cốđịnh là một bộ phận quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm luân chuyển của nó lại tuân theo quy luật riêng. Do đó, việc quản lý sử dụng vốn cốđịnh cóảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 4.1.2. Vốn lưu động Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành lên tài sản lưu động đảm bảo cho quá trình sản xuất tái sản xuất của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động tham gia quá trình sản xuất kinh doanh dưới nhiều hình thức khác nhau. Đặc điểm luân chuyển là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất toàn bộ giá trị sẽ chuyển dịch giá trị sản phẩm sản xuất ra. Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh . 5 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHQL KD Hà Nội Đặc điểm luân chuyển vốn lưu động đòi hỏi công tác tổ chức quản lý sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp phải thực sự có hiệu quả. Phải luôn chú trọng nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động, sử dụng vốn tiết kiệm nhằm bảo toàn phát triển vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4.2. Căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn Nếu căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn người ta chia vốn kinh doanh thành hai loại: vốn bằng tiền vốn hiện vật 4.2.1. Vốn bằng tiền Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, vốn trong thanh toán các khoản đầu tư ngắn hạn. Ngoài ra vốn bằng tiền của doanh nghiệp còn bao gồm cả những giấy tờ có giá trịđể thanh toán. 4.2.2. Vốn hiện vật Là các khoản vốn có hình thái biểu hiện cụ thể bằng hiện vật như tài sản cốđịnh, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hoá. 5. Nguồn vốn kinh doanh Vốn kinh doanh của một doanh nghiệp thường được hình thành từ các nguồn khác nhau tuỳ thuộc vào loại hình, điều kiện mục đích kinh doanh của từng doanh nghiệp. Dựa vào những tiêu thức nhất định có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành nhiều loại, ởđây chúng ta đi nghiên cứu một số phương pháp phân loại chủ yếu sau: 5.1. Căn cứ vào quan hệ sở hữu vốn Theo cách phân loại này nguồn vốn kinh doanh có thể chia thành 2 loại: Vốn chủ sở hữu nợ phải trả 5.1.1. Vốn chủ sở hữu: Bao gồm vốn điều lệ do chủ sở hữu đầu tư, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế từ các quỹ của doanh nghiệp; vốn tài trợ của Nhà nước (nếu có). 5.1.2. Nợ phải trả Là các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như tiền vay ngân hàng các tổ chức khác, tiền vay từ phát hành trái phiếu, các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước, các khoản phải trả cho người bán… 6 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHQL KD Hà Nội Đểđảm bảo cho các hoạt động kinh doanh bình thường, doanh nghiệp phải phối hợp giữa 2 nguồn vốn chủ sở hữu vốn vay một cách hợp lý. 5.2. Căn cứ vào thời gian huy động sử dụng Theo các phân loại này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành 2 loại: Nguồn vốn thường xuyên nguồn vốn tạm thời. 5.2.1.Nguồn vốn thường xuyên Là tổng thể là nguồn vốn có tính chất ổn định dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng.Nguồn vốn thường xuyên bao gồm vốn chủ sở hữu các khoản vay dài hạn. Vốn được xác định bằng cách: Vốn thường xuyên = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu 5.2.2. Nguồn vốn tạm thời Là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm), nhằm đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn. Vốn tạm thời = tổng giá trị tài sản - vốn thường xuyên Việc phân loại này giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố trong quá trình kinh doanh . 5.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn kinh doanh Theo cách phân loại này vốn kinh doanh có thể chia thành 2 nguồn: Nguồn vốn bên trong nguồn vốn bên ngoài 5.3.1. Nguồn vốn bên trong Là nguồn vốn có thể huy động từ hoạt động của bản thân doanh nghiệp bao gồm tiền khấu hao tài sản cốđịnh, lợi nhuận để lại các khoản dự trữ dự phòng, các khoản thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cốđịnh. 5.3.2. Nguồn vốn bên ngoài Là nguồn vốn có thể huy động như vay vốn của ngân hàng các tổ chức kinh doanh khác,phát hành trái phiếu nợ người cung cấp các khoản nợ khác. Cách phân loại này chủ yếu giúp cho việc xem xét huy động nguồn vốn cho doanh nghiệp đang hoạt động. Doanh nghiệp cần chủđộng tích cực huy động vốn, 7 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHQL KD Hà Nội duy trì nguồn vốn cũ, tìm kiếm thêm nguồn vốn mới, có biện pháp hữu hiệu để khai thác được các lợi thế từ bên ngoài tận dụng khả năng sẵn có. II. SỰCẦNTHIẾTVÀCÁCHÌNHTHỨCCHỦYẾUTẠOVỐNKINHDOANHCỦADOANHNG HIỆP+- 1. Sự cần thiết phải tạo vốn kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có một lượng vốn nhất định đủ lớn như là một tiền đề quyết định cho sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp. Không có vốn sẽ không có bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Sự cạnh tranh trên thị trường sự tiến bộ trong khoa học công nghệ là những nhân tố cóảnh hưởng mạnh mẽđến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp phải có chất lượng tốt, mẫu mãđẹp, hợp thị hiếu người tiêu dùng giá cả phải chăng so với doanh nghiệp khác trên thị trường. Trong quá trình cạnh tranh để tồn tại phát triển chỉ bằng cách là không ngừng tự cải tiến hoàn thiện mình.Doanh nghiệp rất cầnvốn để thực hiện mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, đểđi đến quyết định đầu tư, doanh nghiệp không thể không tính đến khả năng tài chính. Mỗi doanh nghiệp chỉ có nguồn tài chính đầu tư có giới hạn nhất định, bao gồm vốn tự có vốn có khả năng huy động. Doanh nghiệp không thể quyết định đầu tư những dựán vượt quá khả năng tài chính của mình. Do vậy, các nguồn vốn riêng lẻ nhàn rỗi trên thị trường đãđược tập trung lại để hình thành một thế lực tiền vốn nhằm tạo điều kiện cho lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh lớn; tập trung đầu tư chiều sâu. Trong nền kinh tế thị trường, các khoản bao cấp về vốn qua cấp phát của ngân sách Nhà nước không còn nữa. Các doanh nghiệp phải tự trang trải mọi chi phí dảm bảo kinh doanh có lãi, phải tổ chức sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Mặt khác, doanh nghiệp phải bảo toàn số vốn cóđược kể cả khi có trượt giá; phải chủđộng tìm kiếm bạn hàng, đầu tưđổi mới trong hoạt động kinh doanh. Nếu không làm cho vốn sinh sôi nảy nở, không bảo toàn phát triển vốn tất yếu sẽảnh hưởng đến sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp, nguy cơ phá sản là khó tránh khỏi. Cũng phải nói thêm rằng, một thực tế hiện nay là các doanh nghiệp đều trong tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng. Do đó, đểđảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải chủđộng đi tìm các nguồn vốn bên ngoài. Huy động đảm bảo 8 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHQL KD Hà Nội vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề lớn. Song vấn đề quan tâm hơn cả là hiệu quả của đồng vốn được sử dụng như thế nào.Việc thất thoát tham ô, lãng phí vốn đang là vấn đề lớn mà xã hội quan tâm. 2. Các hình thức chủ yếu tạo vốn kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có thể liên tục nhịp nhàng được chính là nhờ có vốn. Doanh nghiệp có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau (nguồn bên trong nguồn bên ngoài). 2.1. Vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước Theo chếđộ hiện hành, nếu là doanh nghiệp Nhà nước thì khi mới được thành lập, thì Nhà nước sẽđầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ ban đầu, số vốn này không nhỏ hơn tổng mức vốn pháp định của các ngành nghề mà doanh nghiệp đó hoạt động kinh doanh. 2.2. Vốn tự huy động của doanh nghiệp 2.2.1. Nguồn vốn bên trong: Bao gồm tất cả những nguồn vốn có thể huy động được từ nội bộ doanh nghiệp, đó là các nguồn lợi nhuận để lại, quỹ khấu hao một số quỹ dự trữ… - Nguồn thứ nhất: Lợi nhuận để tái đầu tư: Đây là nguồn giữ vị trí vai trò quan trọng trong các nguồn vốn bên trong doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa thu nhập chi phí mà doanh nghiệp đó bỏ ra trong một khoảng thời gian nhất định. Số lợi nhuận được để lại là số lợi nhuận còn lại sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước. Phần lợi nhuận để lại này được doanh nghiệp sử dụng vào để bùđắp bảo toàn vốn trích lập các quỹ: Quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng thất nghiệp, quỹđầu tư phát triển… Phần lợi nhuận để lại được trích cho quỹđầu tư phát triển là một nguồn vốn quan trọng mà doanh nghiệp có thể huy động để phục vụ cho các mục tiêu phát triển của mình. - Nguồn thứ hai: Quỹ khấu hao cơ bản Giá trị hao mòn được tính chuyển vào giá trị sản phẩm được tiêu thụ, số tiền này được trích lại tích luỹ thành quỹ khấu hao tài sản cốđịnh. Quỹ này phục vụ cho mục đích tái sản xuất giản đơn tài sản cốđịnh của doanh nghiệp, được gọi là quỹ khấu hao cơ bản. - Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể khai thác nguồn vốn do thanh lý, nhượng bán tài sản cốđịnh. Số tài sản đã bị hư hỏng nhiều không sử dụng được chờ 9 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHQL KD Hà Nội thanh lý tài sản cốđịnh không sử dụng đến không những không góp phần vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn gây khó khăn thêm như: bảo quản, sửa chữa, làm phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp. Ý thức được vấn đề này, việc thanh lý chuyển nhượng các tài sản cốđịnh chưa cần dùng không cần dùng cũng tháo gỡ phần nào khó khăn nhằm tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp. Trong việc huy động vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh vàđáp ứng nhu cầu vềđầu tư thì nguồn vốn bên trong (nguồn nội lực) là vô cùng quan trọng. Nó giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại của các doanh nghiệp. Khi sử dụng nó doanh nghiệp sẽ không phải bỏ ra chi phí sử dụng vốn nhưđối với các nguồn vốn vay. 2.2.2. Nguồn vốn bên ngoài: Bao gồm nhiều nguồn khác nhau: * Vay dài hạn ngân hàng: đây là nguồn vốn quan trọng trong việc đầu tư của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đi vay vốn từ ngân hàng các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp phải trả lãi cho ngân hàng các tổ chức tín dụng đó. Có thể gọi đây là chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. *Huy động vốn qua phát hành chứng khoán Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ việc phát hành chứng khoán. Hai loại chứng khoán thường được sử dụng là trái phiếu cổ phiếu. - Trái phiếu doanh nghiệp:là chứng chỉ vay nợ có kỳ hạn lãi suất do doanh nghiệp phát hành. Trên mỗi tờ trái phiếu có ghi vốn vay nhất định, kỳ trả lãi thanh toán nợ. Trái phiếu doanh nghiệp có thể mua bán chuyển nhượng, làm thẻ thế chấp cầm cố. - Cổ phiếu: là giấy chứng nhận góp cổ phần để tạo lập vốn của công ty cổ phần người nắm giữ cổ phần được nhận thu nhập từ doanh nghiệp. * Huy động vốn liên doanh, liên kết: Để có vốn sử dụng trong đầu tư phát triển thì góp vốn liên doanh cũng là một hướng để thu hút vốn. Khi doanh nghiệp thực hiện một dựán kinh doanh có tính chất dài hạn nhưng không đủ vốn đầu tư, doanh nghiệp có thể mời các đơn vị kinh tế cá nhân khác trong ngoài nước, bỏ vốn đầu tư theo một khoản thoả thuận nhất định cùng hưởng những khoản lợi nhuận do việc đầu tưđể lại. Các bên có thể góp vốn bằng nhiều cách: nhà cửa đất đai, bằng phát minh sáng chế, thiết bị máy móc công nghệ, tiền… 10 [...]... nghiệp như: * Huy động đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vai trò tài chính trong doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp hình thức thích hợp huy động nguồn vốn bên trong bên ngoài đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh. .. II THỰCTRẠNGVỀVỐNKINHDOANHCỦA CÔNGTY CỔPHẦNVẬTLIỆUXÂYDỰNG CHÂU THÀNHNĂM 2004-2005 1 Vốn nguồn vốn kinh doanh của Công ty 1.1 Vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành Ngay từ khi mới hoạt động theo thông tư số 436CT/CĐKT ngày 27/01/1998 để tăng khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm của các doanh nghiệp khác trong ngoài tỉnh cũng như tạo uy tín của doanh nghiệp đối với...Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHQL KD Hà Nội * Nguồn vốn trong thanh toán Trong quá trình sản xuất kinh doanh, đương nhiên sẽ nảy sinh các quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với Nhà nước, giữa các doanh nghiệp với nhau giữa doanh nghiệp với cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp Với Nhà nước là quan hệ cấp phát vốn của Nhà nước cho các doanh nghiệp theo chếđộ tài chính hiện hành việc thực... trong doanh nghiệp Muốn có một đội ngũ cán bộ CNV gắn bó lâu dài với doanh nghiệp tất nhiên sẽ có nhiều biện pháp song một công cụ rất quan trọng vừa làm tăng sức mạnh của doanh nghiệp vừa tạo khả năng gắn kết chặt chẽ của người lao động với doanh nghiệp đó là việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong cán bộ công nhân viên người lao động trong doanh nghiệp 3 Vai trò của tài chính trong việc tạo vốn kinh. .. động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, công ty chú trọng đến việc khai thác các nguồn vốn khác như nguồn phải trả cho công nhân viên, phải trả cho người bán, phải nộp Nhà nước Đối với các khoản phải trả cho người bán Trong nền cơ chế thị trường thì việc các doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhau làđiều tất yếu Nếu doanh nghiệp không chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác thì cũng bị các doanh. .. kinh doanh ở các doanh nghiệp Vốn theo khái niệm rộng không chỉ là tiền tệ mà còn là các nguồn lực, tài nguyên lao động, đất đai trí tuệ, vốn trở thành yếu tố quan trọng trong nền kinh tế trong sản xuất Vì thếđể tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả cũng như việc làm thế nào để tạo vốn cho doanh nghiệp làđiều hết sức quan trọng Tài chính đóng vai trò to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh. .. đã tạo lập được một nguồn vốn kinh doanh rất lớn Tính đến 31/12/2005 tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty là 157.427.252 (nghìn đồng) Tuy nhiên trong thời gian hoạt động, cơ cấu nguồn vốn của công ty luôn có sự thay đổi giữa các năm Để thấy rõđược điều này ta xem xét bảng 03 19 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHQL KD Hà Nội * Nguồn vốn chủ sở hữu: nguồn vốn này bao gồm vốn ngân sách Nhà nước cấp vốn. .. động của doanh nghiệp Do vậy, vai trò của tài chính doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng 11 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHQL KD Hà Nội trong việc chủđộng lựa chọn các hình thức phương pháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng liên tục với chi phí huy động là thấp nhất * Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm có hiệu quả Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất lớn... rất lớn phụ thuộc vào việc tổ chức sử dụng vốn Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng vào việc đánh giá lựa chọn dựán đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời mức độ rủi ro của dựán từđó góp phần chọn ra dựán đầu tư tối ưu Việc huy động các nguồn vốn cóý nghĩa quan trọng để doanh nghiệp có thể chớp được cơ hội kinh doanh Hình thành sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp góp phần cải... khách hàng… Công ty đã không ngừng đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm… Vì thế quy mô vốn kinh doanh của công ty cũng không ngừng tăng lên Năm 2003, tổng số vốn kinh doanh của công ty là 126.308.410 (nghìn đồng) Nhưng đến năm 2004 tổng số vốn kinh doanh của công ty đã lên tới 172.770.118 (nghìn đồng) Tuy nhiên, đến năm 2005 vốn kinh doanh của Công ty có giảm so với năm 2004 Để thấy . I VỐNKINHDOANHVÀSỰCẦNTHIẾTPHẢITẠOVỐNKINHDOANHCỦAD OANHNGHIỆP I. KHÁINIỆMVÀĐẶCĐIỂMCỦAVỐNKINHDOANH 1. Khái niệm về vốn kinh doanh Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp nào cũng cần phải có vốn. . ngoài và tận dụng khả năng sẵn có. II. SỰCẦNTHIẾTVÀCÁCHÌNHTHỨCCHỦYẾUTẠOVỐNKINHDOANHCỦADOANHNG HIỆP+- 1. Sự cần thiết phải tạo vốn kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động kinh doanh trong nền kinh. tốt nghiệp Trường ĐHQL và KD Hà Nội VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TẠO VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHQL và KD Hà Nội MỤCLỤC LỜIMỞĐẦU CHƯƠNG I VỐNKINHDOANHVÀSỰCẦNTHIẾTPHẢITẠOVỐNKINHDOANHCỦAD OANHNGHIỆP I.

Ngày đăng: 21/05/2014, 12:24

w