TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của đề tài
Ngành Bia - Rượu – Nước giải khát đã có mặt ở Việt Nam từ lâu, nhưng đặc biệt phát triển nhanh trong hơn một thập kỷ vừa qua Đây là một ngành sản xuất thực phẩm đồ uống quan trọng, gắn liền với nhu cầu ngày càng cao của Xã hội Tuy nhiên, với sự phát triển chóng mặt của ngành công nghiệp Giải khát, đi kèm theo nó là mức độ cạnh tranh ngày càng cao với sức cạnh tranh dựa trên yếu tố chủ yếu là chất lượng và giá thành Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, việc xác định chi phí cũng như xây dựng các kế hoạch nhằm kiểm soát chi phí, hỗ trợ cho việc ra quyết định của nhà quản lý dường như trở thành vấn đề ngày càng cấp thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất Thực phẩm đồ uống trong thời điểm hiện tại
Kế toán quản chị chi phí là một nội dung ngày càng được quan tâm trong các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ ở Việt Nam Thông tin về chi phí rất cần thiết cho các quyết định kinh doanh của các nhà quản trị Biết và hiểu được chi phí sẽ giúp các nhà quản trị dễ dàng nắm được các thông tin hữu ích trong việc ra các quyết định kinh doanh đúng đắn cho Doanh nghiệp Bởi vậy, việc xây dựng một hệ thống kế toán quản trị hoàn thiện, kịp thời là một vấn đề hết sức cấp thiết trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay Đối với ngành bia rượu nước giải khát, hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị lại càng cần thiết.
Vấn đề trước mắt cần đặt ra cho Công ty Cổ Phần Bia Hà Nội – Kim Bài là phải tiết kiệm chi phí để giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh Tuy nhiên trên thực tế, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà tạiCông ty Cổ Phần Bia Hà Nội – Kim Bài, kế toán quản trị, đặc biệt là kế toán quản trị chi phí vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức Kế toán quản trị chi phí vẫn chưa được tổ chức khoa học, quy củ, vẫn còn mang nặng nội dung của kế toán tài chính hay nói cách khác là nó chưa được vận dụng và tổ chức thực hiện tại công ty với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế và cung cấp thông tin kinh tế tài chính Các nội dung của kế toán quản trị chi phí được thực hiện đan xen giữa nhiều bộ phận và chưa có bộ phận chuyên trách.
Xuất phát từ nhu cầu khách quan về mặt lý luận và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã chọn đề tài: " Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ Phần Bia Hà Nội – Kim Bài” làm đề tài luận văn thạc sỹ, với mong muốn đóng góp những nghiên cứu của mình để hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị chi phí của Công ty, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường Bia – Rượu – Nước giải khát ngày càng khốc liệt.
Tổng quan các chương trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Kế toán quản trị được các tác giả Việt Nam bắt đầu từ những năm 1990 với quản điểm kế toán quản trị là một phân hệ của hạch toán kế toán nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho nhà quản trị qua quyết định kinh doanh. Trong thời gian này, nhiều tác giả đã có những đóng góp cho Kế toán quản trị ở góc độ khái quát nhất, góp phần hình thành bộ khung của kế toán quản trị Việt Nam Các nghiên cứu tiêu biểu có thể kế đến như:
Tác giả Phạm Quang (năm 2002) nghiên cứu về “Phương hướng xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị và tổ chức vận dụng vào các Doanh nghiệp Việt Nam” Luận án đề xuất xây dựng hệ thống báo cáo kiểm soát, trong đó kiểm soát thu nhập – chi phí như báo cáo tài chính, xây dựng quy trình thu thập và xử lý dữ liệu để lập báo cáo thu nhập, báo cáo ngân sách.
Tác giả Trần Văn Dung (2002) nghiên cứu về: “Tổ chức kế toán quản trị và giá thành trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam” đề cập đến hoàn thiện kế toán quản trị về chi phí và giá thành trong doanh nghiệp sản xuất như: Xây dựng trung tâm chi phí, phân loại chi phí theo yêu cầu quản trị, xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành, hoàn thiện các phương pháp phân bổ chi phí cũng như xây dựng định mức chi phí, xây dựng bộ máy kế toán quản trị chi phí và giá thành.
Giai đoạn 2002 – 2005, một số ít luận văn thạc sỹ cũng đưa ra những nghiên cứu khái quát về kế toán quản trị chi phí như: tác giả Lê thị Thanh Hương (2001) với đề tài “Tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành trong doanh nghiệp xây lắp”, tác giả Lê Thu Phương (2003) với đề tài “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí sản xuất trong Doanh nghiệp xây lắp hoạt động theo cơ chế khoán”….
Như vậy, các đề tài công bố trước năm 2005 tuy đã đi sâu nghiên cứu kế toán quản trị áp dụng riêng cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ và doanh nghiệp sản xuất nhưng mới ở góc độ tổng quát, hệ thống báo cáo kế toán quản trị đề xuất áp dụng vẫn chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp chưa đáp ứng được với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có tiến bộ vượt bậc về công nghệ sản xuất cũng như sự ra đời của các mô hình tổ chức quản lý mới.
Với mối quan hệ chặt chẽ đến các quyết định kinh doanh và tính linh hoạt cao của kế toán quản trị, những năm gần đây, một số vấn đề của kế toán quản trị và hướng ứng dụng kế toán quản trị cho các ngành riêng được tiếp tục nghiên cứu.
Về các luận án tiến sĩ, các nghiên cứu cụ thể trong các ngành như: Tác giảPhạm Thị Thủy (năm 2007) nghiên cứu đề tài: “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam” Tác giả Nguyễn Quốc Thắng với đề tài “Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo của Việt Nam” Những nghiên cứu này đã tập trung đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể, học hỏi mô hình kế toán quản trị của các nước đang phát triển (Anh, Mỹ, Pháp) đóng góp vào việc xây dựng kế toán quản trị chi phí phù hợp hơn, linh hoạt hơn với đặc thù hoạt động của ngành, nhằm đạt hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị lựa chọn các phương án kinh doanh phù hợp.
Về luận văn thạc sỹ giai đoạn từ năm 2007 đến nay bắt đầu có nhiều nghiên cứu ứng dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp cụ thể, ví dụ như đề tài “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí Viễn thông trong tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam” của Vũ thị Mai Anh năm
2006, hay đề tài “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thực phẩm sữa TH” năm 2012…
Việc nghiên cứu về kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng đã được rất nhiều tác giả Việt Nam nghiên cứu Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị đã công bố đều chưa nghiên cứu chuyên sâu về công tác kế toán quản trị chi phí áp dụng cho các doanh nghiệp ngànhBia Rượu – Nước giải khát, trong khi các doanh nghiệp này đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ Do vậy, vấn đề mà luận văn nghiên cứu là hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí ở các công ty Bia –Rượu – Nước giải khát, cụ thể trường hợp công ty Cổ phần Bia Hà Nội – KimBài
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài góp phần hệ thống hoá và làm rõ những cơ sở lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất.
Trên cơ sở khảo sát thực trạng về kế toán quản trị chi phí tại Công ty CổPhần Bia Hà Nội – Kim Bài, đề xuất những phương hướng, giải pháp để xây dựng, hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp này.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thực trạng Kế toán quản trị chi phí của Công ty Cổ phần Bia HàNội – Kim Bài
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện Kế toán QTCP tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là Hoàn thiện Kế toán Quản trị Chi phí tai công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài
Thời gian nghiên cứu: 6 tháng đầu năm 2014
Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn đặt ra các câu hỏi nghiên cứu cần giải quyết như sau:
Câu hỏi 1: Nội dung kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm những nội dung gì
Câu hỏi 2: Kế toán quản trị chi phí sản xuất được thực hiện tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài được thực hiện ra sao?
Câu hỏi 3: Các nội dung kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần bia Hà Nội - Kim Bài nên thực hiện như thế nào để cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị?
Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp điều tra, phương pháp thống kê, phương pháp đối chiếu… các phương pháp này đều xuất phát trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử nhằm giải quyết các vấn đề liên quan một cách biện chứng và logic
Phương pháp thu thập tài liệu:
- Tài liệu thứ cấp: Tài liệu thứ cấp được thu thập thông qua việc nghiên cứu các văn bản của Bộ tài chính và các bộ, ban ngành liên quan, báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của công ty…
- Tài liệu sơ cấp: phỏng vấn ban lãnh đạo, công nhân, phỏng vấn trực tiếp nhân viên kế toán phụ trách chi phí giá thành
Phương pháp xử lý và phân tích tài liệu:
- Phương pháp thống kê: Điều tra thu thập tài liệu liên quan đến quá trình hạch toán và theo dõi chi phí tại công ty, sau đó tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu
- Phương pháp thu thập thông tin: phương pháp này dùng để thu thập các tài liệu, số liệu và thông tin có sẵn qua các tạp chí, các kết quả nghiên cứu khoa học, báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết tại Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Kim Bài nhằm phục vụ nội dung nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp đối chiếu và so sánh: Nội dung của phương pháp này là sử dụng 2 chỉ tiêu để đối chiếu với nhau từ đó rút ra được sự chênh lệch giữa
2 chỉ tiêu đó Trong đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp này để nhận diện các thông tin nhằm phục vụ cho việc ra quyết định
Ngoài ra, các phương pháp cơ bản của kế toán quản trị và kế toán tài chính như phương pháp chứng từ, tài khoản, tính giá… cũng được tác giả sử dụng trong luận văn.
Những đóng góp của luận văn
Luận văn dự kiến đóng góp trên 3 mặt sau:
Về mặt lý luận: Luận văn hệ thống hóa lý luận về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất
Về mặt thực tiễn: Luận văn khảo sát và phân tích thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài
Về tính ứng dụng: Luận văn đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần bia Hà Nội - Kim Bài dựa trên cơ sở học hỏi mô hình tổ chức kế toán quản trị chi phí tại một số nước phát triển trên thế giới
Bố cục của luận văn
Kết cẩu luận văn gồm có 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất
Chương 3: Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và các giải pháp đề xuất về kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG
Khái quát chung về kế toán quản trị trong DNSX
2.1.1.Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị
2.1.1.1 Tính tất yếu khách quan của kế toán quản trị
Sự phát triển của nền kinh tế xã hội và đặc biệt sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường cần phải có sức cạnh tranh cao và có khả năng tự điều chỉnh thích ứng kịp thời với những biến động của môi trường kinh doanh Vì vậy, thông tin do kế toán cung cấp đòi hỏi ngày càng phải phong phú hơn, đa dạng hơn nhằm phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp một cách kịp thời, có hiệu quả.
Kế toán là công cụ quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có chức năng thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho các quyết định kinh tế Kế toán được phân chia thành kế toán tài chính và kế toán quản trị Trong đó, thông tin kế toán tài chính chủ yếu phục vụ nhu cầu của các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, còn thông tin của kế toán quản trị lại được cung cấp cho các nhà quản trị các cấp để quản lý, điều hành trong nội bộ doanh nghiệp.
Trong quá trinh hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, kế toán góp phần rất quan trọng vào công tác quản trị các hoạt động kinh tế,tài chính Khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ khác nhau thì muốn biết chi phí thu nhập và kết quả của từng loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ nhằm tổng hợp lại trong một cơ cấu hệ thống kế toán phục vụ cho yêu cầu quản trị của doanh nghiệp thì kế toán tài chính không đáp ứng được yêu cầu này Vì vậy, trước hết các doanh nghiệp cần phải tổ chức xây dựng hệ thống kế toán quản trị nhằm xây dựng các dự toán chi phí, thu nhập và kết quả của từng loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
Xuất phát điểm của kế toán quản trị là kế toán chi phí, nghiên cứu chủ yếu về quá trình tính toán giá phí sản phẩm như giá phí sản xuất nhằm đề ra các quyết định cho phù hợp Sự phát triển mạnh mẽ của kế toán đã đặt ra hướng nghiên cứu các công cụ kiểm soát và lập kế hoạch, thu nhận và xử lý thông tin phục vụ cho việc ra quyết định quản lý và gọi là kế toán quản trị.
Như vậy, kế toán quản trị là một khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất - kinh doanh một cách chi tiết, phục vụ cho các nhà quản trị trong việc lập kế hoạch, điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động kinh tế, tài chính trong nội bộ doanh nghiệp.
Ngay trong Luật kế toán Việt Nam cũng nêu rõ: "Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán".
Từ những trình bày trên ta có thể thấy bản chất của kế toán quản trị như sau:
-Kế toán quản trị không chỉ thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế thực sự phát sinh và đã thực sự hoàn thành, mà còn xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra các quyết định quản lý Để có được các thông tin này, kế toán quản trị phải sử dụng các phương pháp khoa học để phân tích, xử lý chúng một cách linh hoạt, phù hợp với nhu cầu thông tin của nhà quản trị Hệ thống hoá thông tin theo một trình tự dễ hiểu và giải trình phân tích theo các chỉ tiêu cụ thể, phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp.
- Kế toán quản trị chỉ cung cấp những thông tin về hoạt động kinh tế, tài chính trong phạm vi yêu cầu quản lý nội bộ của một doanh nghiệp Những thông tin đó chỉ có ý nghĩa đối với những người điều hành, quản trị doanh nghiệp, không có ý nghĩa đối với các đối tượng bên ngoài Vì vậy, người ta nói kế toán quản trị là loại kế toán dành cho những người làm công tác quản lý, trong khi đó kế toán tài chính không phục vụ trực tiếp cho mục đích này.
- Kế toán quản trị là một bộ phận của công tác kế toán nói chung và là một chức năng quan trọng không thể thiếu được đối với hệ thống quản trị doanh nghiệp.
2.1.1.2 Phân biệt kế toán quản trị và kế toán tài chính
- Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ với thông tin kế toán, đều nhằm vào việc phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đều quan tâm đến doanh thu, chi phí và sự vận động của tài sản, tiền vốn.
- Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ về số liệu thông tin. Các số liệu của kế toán tài chính và kế toán quản trị đều được xuất phát từ chứng từ gốc Một bên phản ánh thông tin tổng quát, một bên phản ánh thông tin chi tiết.
- Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ trách nhiệm của Nhà quản lý.
Kế toán tài chính biểu hiện trách nhiệm của các nhà quản lý các cấp bên trong doanh nghiệp Nói cách khác, kế toán quản trị hay kế toán tài chính đều dự phần quản lý doanh nghiệp.
- Về đối tượng cung cấp và sử dụng thông tin kế toán: Kế toán tài chính cung cấp thông tin kế toán tổng quát cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp hàng hóa, các cơ quan thuế, tài chính, thống kê còn kế toán quản trị cung cấp thông tin cho các đối tượng bên trong doanh nghiệp như hội đồng quản trị, giám đốc doanh nghiệp, các nhà quản lý nội bộ, phòng ban chức năng
- Kế toán tài chính phải sử dụng hệ thống tài khoản thống nhất do Nhà nước quy định, tuân thủ các chuẩn mực, nguyên tắc và các phương pháp kế toán đã được thừa nhận, còn kế toán quản trị sử dụng tài khoản do doanh nghiệp tự xây dựng trên cơ sở vận dụng linh hoạt, tranh thủ sự hướng dẫn của Nhà nước trong các phương pháp thu nhận, xử lý, ghi sổ và cung cấp thông tin.
- Kế toán tài chính sử dụng thước đo tiền tệ là chủ yếu, còn kế toán quản trị cần phải kết hợp sử dụng cả thước đo tiền tệ, thước đo hiện vật và thước đo lao động để cung cấp thông tin cho quá trình điều hành sản xuất - kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.
Nội dung của kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất
2.2.1 Xác định các trung tâm chi phí
Phạm vi xác định chi phí, thu nhập của kế toán quản trị được chi tiết theo từng trung tâm trách nhiệm.
Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận (phân xưởng, dây chuyền sản xuất ) trong một tổ chức mà người quản lý của bộ phận đó có quyền điều hành và có trách nhiệm đối với số chi phí, thu nhập phát sinh hoặc số vốn đầu tư sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
Trung tâm chi phí là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có quyền điều hành quản lý các chi phí phát sinh thuộc bộ phận mình quản lý. Việc xác định trung tâm chi phí phụ thuộc vào quy trình sản xuất và quy mô của từng doanh nghiệp.
Các trung tâm chi phí thường được chia làm hai loại: Các trung tâm sản xuất và các trung tâm phục vụ.
* Trung tâm sản xuất: là một trung tâm để sản xuất ra một sản phẩm hoặc một nhóm bộ phận của sản phẩm
* Trung tâm phục vụ: là các trung tâm để cung cấp các dịch vụ cho các trung tâm sản xuất, các trung tâm phục vụ khác hoặc cho lợi ích chung của toàn bộ doanh nghiệp.
Các trung tâm chi phí cung cấp các hoạt động, các hoạt động tạo nên sản phẩm doanh nghiệp được biểu diễn bằng những " hoạt động " của các trung tâm Mô hình này gọi là mô hình ABC (Activity base cost) - xác định giá phí trên cơ sở hoạt động.
Việc mô tả doanh nghiệp theo cách thức trên dẫn đến xuất hiện một mạng lưới chu chuyển các luồng chi phí ( còn gọi là mạng lưới phân tích chi phí) thể hiện qua bốn giai đoạn: Nguồn lực - bộ phận - hoạt động - sản phẩm.
Kế toán quản trị tiến hành phân bổ nguồn lực đã tiêu dùng (chi phí) cho các bộ phận và các hoạt động.
* Thông thường có ba bước phân bổ:
- Các chi phí được tập hợp theo bản chất ban đầu vào các trung tâm chi phí Căn cứ vào mục đích của các chi phí cho trung tâm nào được tập hợp vào trung tâm chi phí đó.
- Tổng các chi phí của các trung tâm phục vụ được phân bổ cho các trung tâm sản xuất.
- Tổng các chi phí của mỗi trung tâm sản xuất ( bao gồm cả chi phí nhận từ các trung tâm dịch vụ) để phân bổ cho các sản phẩm.
* Cơ sở để phân bổ các trung tâm phục vụ: Tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động của trung tâm phục vụ để lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp, thường có một số cơ sở để lựa chọn là:
- Chi phí nguyên liệu trực tiếp
- Tổng chi phí trực tiếp ( nhân công trực tiếp + nguyên liệu trực tiếp )
- Số lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
- Tổng chi phí trực tiếp của hoạt động
* Tiêu thức phân bổ: để phân bổ chi phí sản xuất chung từ các trung tâm sản xuất cho các sản phẩm, người ta có thể sử dụng các tiêu thức sau:
- Định mức chi phí nhân công.
- Tổng chi phí trực tiếp (nhân công trực tiếp + nguyên liệu trực tiếp ) Sau khi xác định trung tâm chi phí thì doanh nghiệp còn phải tiếp tục tập hợp chi phí theo cách ứng xử chi phí đối với từng bộ phận, từng trung tâm chi phí.
2.2.2 Phân loại chi phí trong doanh nghiệp
2.2.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Theo chức năng hoạt động, chi phí được phân thành: chi phí sản xuất; chi phí ngoài sản xuất.
- Chi phí sản xuất: Là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm trong một thời kỳ nhất định Chi phí sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; chi phí lao động trực tiếp; chi phí sản xuất chung.
- Chi phí ngoài sản xuất bao gồm: chi phí bán hàng và tiếp thị; chi phí quản lý Đây là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra ở khâu ngoài sản xuất để tổ chức và thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm
2.2.2.2 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Theo cách phân loại này, chi phí được phân thành: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp.
Biến phí: Là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi mức độ hoạt động của doanh nghiệp Trong một doanh nghiệp sản xuất, biến phí gồm các khoản: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí bao bì đóng gói, hoa hồng bán hàng… Định phí: Là những khoản chi phí không biến đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị Một số yếu tố của chi phí sản xuất chung được xếp vào loại định phí như: chi phí thuê nhà xưởng, chi phí khấu hao máy móc thiết bị sử dụng trong phân xưởng, lương nhân viên phân xưởng Định phí được chia thành bốn loại :Định phí tuyệt đối, định phí tương đối, định phí bắt buộc, định phí tuỳ ý.
Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của định phí và biến phí Chỉ có các khoản mục sản xuất chung mới có đặc điểm hỗn hợp như: tiền thuê máy móc thiết bị , chi phí điện lực, chi phí điện thoại.
2.2.2.3 Các cách phân loại chi phí khác nhằm mục đích ra quyết định Để phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản lý, chi phí còn được phân loại như sau:
- Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp:
+ Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí như: từng loại sản phẩm, công việc, hoạt động, đơn đặt hàng…
Kinh nghiệm vận dụng kế toán quản trị chi phí ở một số nước trên thế giới
2.3.1 Kinh nghiệp vận dụng kế toán quản trị chi phí ở Mỹ
Kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Mỹ là nên kế toán quản trị tiên phong trên thế giới với khuynh hướng cung cấp thông tin hữ ích, thiết lập các quyết định quản lý bằng những mô hình, kỹ thuật định lượng thông tin. Nền kinh tế thị trường đã xuất hiện từ lâu ở Mỹ nên kế toán quản trị cũng xuất hiện rất lâu trong doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ dươi shinhf thức kế toán chi phí; sau đó, để đáp ứng nhu cầu thông tin quản lý, sự chuyển biến doanh nghiệp sản xuất, kế toán quản trị tiếp tục phát triển với những nội dung khác nhau Quá trình đó, kế toán quản trị đã trải qua bốn giai đoạn khác nhau:
Giai đoạn 1: Thông tin để kiểm soát và định hướng chi phí, sản xuất
Giai đoạn 2: Thông tin để hoạch định và kiểm soát tài chính hoạt động sản xuất kinh doanh
Giai đoạn 3: Thông tin để giảm những tổn thất nguồn lực kinh tế sử dụng của quy trình sản xuất kinh doanh
Giai đoạn 4: Thông tin để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế tạo ra giá trị.
Ngày nay, kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất vẫn tồn tại thịnh hành những nội dung từ giai đoạn 2 trở đi, thường tập trung vào các chủ đề thuộc kế toán quản trị chi phí.
Việc phân loại chi phí trong kế toán quản trị Mỹ chủ yếu theo: biến phí và định phí, đồng thời ứng dụng rộng rãi mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong quá trình kinh doanh Ngoài ra các chỉ tiêu như lợi nhuận góp cũng được sử dụng như cơ sở cho việc ra các quyết định điều hành, cũng như lập kế hoạch của nhà quản lý. Đối với phân bổ chi phí sản xuất chung, theo kết quả điều tra năm 2010 của Phòng thương mại Mỹ (U.S Chamber of Commerce), hơn 85% doanh nghiệp Mỹ thực hành phương pháp ABC 15% số doanh nghiệp còn lại vẫn áp dụng các phương pháp xác định chi phí truyền thống, phổ biến là phương pháp chi phí thông thường Lý do của thực tế này là phương pháp kế toán chi phí khác nhau có bản chất và phạm vi thông tin cung cấp khác nhau Hơn nữa, kế toán quản trị không man tính pháp lệnh, doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng hệ thống kế toán quản trị chi phí căn cứ vào đặc thù về quá trình sản xuất và nhu cầu thông tin quản trị nội bộ.
2.3.2 Kinh nghiệm vận dụng kế toán quản trị chi phí ở các nước châu Âu
Kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở các nước châu Âu như Pháp, Đức, Tây Ban Nha có đặc trưng gắn kết chặt chẽ với kế toán tài chính, đề cao thông tin kiểm soát nội bộ và có sự ảnh hưởng đáng kể của Nhà nước.
Nền kinh tế thị trường đã xuát hiện khá lâu ở những nước Đông Âu nhưng kế toán quản trị hình thành, phát triển chậm hơn kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở các nước Anh, Mỹ Được hình thành với mục đích ban đầu chủ yếu là cung cấp thông tin để các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước giám sát chi phí hoạt động doanh nghiệp nên kế toán quản trị gần như là sự chi tiết thêm thông tin kế toán tài chính, kế toán chi phí khuôn mẫu.
Kế tiếp, với nhu cầu thông tin thực hiện các chức năng quản lý, kế toán quản trị ở những nước này đều có đặng điểm nổi bật là được xây dựng gắn kết với kế toán tài chính, quan hệ mật thiết với chính sách kế toán chung, chịu ảnh hưởng sự can thiệp trực tiếp bằng luật pháp của nhà nước và vẫn đề cao thông tin định lượng, nhưng khuynh hướng trọng tậm là thông tin kiểm soát nội bộ.
Vì vậy kế toán quản trị ở những nước này rất khuôn mẫu, phát triển khá chậm so với Anh, Mỹ.
Những năm gần đây, kế toán quản trị ở những nước này bắt đầu bắt nhịp phát triển với kế toán quản trị của Anh, Mỹ, Nhật, cập nhật một số nội dung mới như: đưa ra bằng chúng giúp nhà quản lý tìm được phương thức tốt nhất khai thác tiềm năng kinh tế phát triển doanh nghiệp trong tương lai, nhận định tình hình tiến hành ở các trung tâm trách nhiệm quản lý để dự báo, điều chỉnh hành động phù hợp với kế hoạch, giám sát tình hình hiện tại và tương lai của những nhà quản lý ở từng bộ phận nhằm đảo bảo chiến lược, kế hoạch, và khai thác tốt nhất năng lực các nhà quản lý, tiềm năng từng bộ phận trong cấu trúc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về hoạt động của bộ máy kế toán, có hai bộ phận rõ rệt: kế toán tổng hợp và kế toán phân tích Kế toán tổng hợp có tính chất bắt buộc theo quy định của Nhà nước Kế toán phân tích không có tính bắt buộc, nó ghi chép tình hình chi phí thu nhập, kết quả của từng hoạt động sản xuất kinh doanh, xác định giái thành từng loại sản phẩm Đối tượng của kế toán phân tích là chi phí của từng trung tâm phân tích và giá thành của từng sản phẩm dịch vụ.
2.3.3 Kinh nghiệm vận dụng kế toán quản trị chi phí ở châu Á
Kế toán quản trị chi phí ở Nhật Bản
Kế toán quản trị ở Nhật phát triển phù hợp với đặc thù riêng theo phong cách quản lý với trọng tâm nâng cao chất lượng kiểm soát, kiểm soát định hướng trong nội bộ.
Kinh tế thị trường, xuất hiện từ lâu ở Nhật, nhưng chỉ thực sự đúng nghĩa sau chiến tranh thế giới thứ II và kế toán quản trị cũng hình thành, phát triển nhanh từ đó Những năm 1950 đến 1970, kế toán quản trị bắt đầu hình thành từ khởi xướng của Chính phủ Nhật qua các xúc tiến giới thiệu, áp dụng kế toán quản trị Âu, Mỹ cho doanh nghiệp Kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Nhật thời kỳ này chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm kế toán quản trị Âu-
Mỹ với nội dung đơn giản và hướng đến trọng tâm kiểm soát dự toán, hoạch định lợi nhuận trong tiến tái thiết kinh tế Nhật sau chiến tranh Sau những năng 1980 đến những năm cuối thế kỷ 20, nền kinh tế Nhật đã khôi phục, ổn định, phát triển và bắt đầu hướng ra thị trường quốc tế, phát triển mạnh nền kinh tế thị trường, cạnh tranh.
Với nguồn lực hạn hẹp, các doanh nghiệp NHật phải đương đầu với sự bất ổn, sức ép cạnh tranh từ doanh nghiệp ở các nước cùng với bản sắc văn hóa người Nhật. Đây cũng là tiền đề nảy sinh kế toán quản trị chi phí kiểu Nhật, ảnh hưởng sâu rộng đến nội dung kế toán quản trị chi phí trên thế giới Một trong những đóng góp là phương pháp chi phí Kaizen (Kaizen Costing) Phương pháp kiểm saots chi phí của Nhật trọng tâm nâng cao về mặt định tính, tính chất thông tin để giảm những tổn thất nguồn lực kinh tế sử dụng của quy trình sản xuất kinh doanh, thông tin để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế tạo ra giá trị.
Xuất phát từ đề cao tính an toàn, tính tập thể, tính kiểm soát, kiểm soát định hướng hoạt động, kế toán quản trị ở Nhật có nhiều mối liên hệ với kế toán tài chính, gắn kết với hệ thống kế toán chung, một bộ phận trong tổ chức bộ máy kế toán.
Kế toán quản trị chi phí ở Trung Quốc
Kế toán quản trị ở Trung Quốc có khuynh hướng gắn liền quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường Những dấu hiện kinh tế thị trường chỉ mới xuất hiện ở Trung Quốc những năm cuối
1980 và kế toán quản trị bắt đầu hình thành phát triển từ đó Sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế thị trường cùng với chinh sách cải cách kế toán đã thay đổi, phát triển nhanh chóng hệ thống kế toán quản trị nói chung và phân nhánh kế toán quản trị chi phí nói riêng Năm 1980, kế toán quản trị chi phí xuất hiện với nội dung cơ bản như ở Anh, Mỹ những năm 1965 Sau đó, kế toán quản trị chi phí được cải tiến, nâng cao nhưng với mức độ không đồng đều, thường tập trung vào những chủ đề sau: xây dựng hệ thống dự toán ngân sách, dự toán vốn đầu tư dài hạn, nhận diện và phân tích chi phí sản xuất, bán hàng, quản lý, phân tích doanh thu, phân tích triển vọng thị trường, phân tích nợ phải thu, phân tích lợi nhuận, hệ thống khoán chi phí bộ phận, phân tích điểm hòa vốn, phân tích báo cáo tài chính Tuy mới bước ra từ tư duy quản lý kinh tế tập trung, bao cấp; kế toán quản trị chi phí đã nhanh chóng giữ vai trò quan trọng trong hệ thống kế toán, trong doanh nghiệp.
Kế toán quản trị chi phí ở một số nước khu vực Đông Nam Á
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – KIM BÀI
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần bia Hà Nội- Kim Bài tiền thân là Xí nghiệp chế biến kinh doanh lương thực và thực phẩm huyện Thanh Oai, trực thuộc Ty Lương, tỉnh Hà Đông với sản phẩm chủ yếu là gạo, cám phục vụ cho nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Năm 1989, khi đất nước chuyển đổi cơ chế quản lý, xóa bỏ chế độ bao cấp, ban lãnh đạo nhận thấy xí nghiệp không còn phù hợp trong thời đại mới nên đã mạnh dạn vay vốn, chuyển đổi thành xí nghiệp chế biến thực phẩm tổng hợp Thanh Oại mà sản phẩm chính là bia và nước giải khát
Năm 1990 được sự giúp đỡ của Viện Công nghiệp Thực phẩm và các chuyên gia của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội về mặt công nghệ cũng như về mặt thiết bị, công ty đã sản xuất được sản phẩm bia đầu tiên với năng suất 2000 lít/ngày Năm 1993 công ty đã nâng công suất lên 1 triệu lít/năm.Năm 1994 công ty đã áp dụng công nghệ hiện đại vào trong sản xuất đó là sử dụng công nghệ lên men kín tiến hành trong tank lên men 4,8m3 do Viện nhiệt Đại học Bách Khoa Hà Nội thiết kế đã thay thế hệ thống lên men trong hầm lạnh Đến năm 2005 công ty tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần Bia Kim Bài. Để khẳng định thương hiệu và nâng cao tầm vóc cho sản phẩm, năm
2008 Công ty đã được Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội giúp đỡ góp vốn liên doanh và đổi tên thành Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài.
Từ 1/1/2005 – 1/1/2008 xác định rõ mục tiêu nhà máy chuyển đổi cơ cấu thành Công ty Cổ phần Bia Hà Nội- Kim Bài, sản phẩm là bia hơi và bia chai. Bằng cuộc cách mạng đầu tư thiết bị, công nghệ của ban lãnh đạo đã nâng sản lượng nhà máy lên 30 trl/năm.
Từ 1/1/2008 đến nay, với sự đóng góp cổ phần của công ty Bia Hà Nội, nhà máy đã được đầu tư về cơ sở hạ tầng, công nghệ và dây chuyền sản xuất giúp công ty ngày càng lớn mạnh Năm năm liên tục Công ty Cổ phần Bia Hà Nội- Kim Bài luôn nhận được cờ thi đua xuất sắc của tỉnh Hà Tây và bằng khen của Bộ Công Nghiệp.
Từ khi thành lập đến nay, công ty đã phát triển không ngừng cả về quy mô và tốc độ sản xuất, tự thoát khỏi khủng hoảng, khẳng định mình không những tồn tại mà còn phát triển bền vững trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Sản phẩm của công ty cổ phần bia Hà Nội- Kim Bài chủ yếu phục vụ tầng lớp bình dân, có thu nhập thấp, do đó thị trường chủ yếu ở vùng nông thôn.Mặc dù phải cạnh tranh gay gắt với các công ty bia hàng đầu ở Hà Nội… nhưng công ty cổ phần bia Hà Nội- Kim Bài vẫn khẳng định được chỗ đứng của mình Hiện tại, công ty có nhiều đại lý ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung
Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu của công ty là bia hơi và bia chai Công ty có chức năng sản xuất, kinh doanh phục vụ nhu cầu giải khát cho mọi tầng lớp nhân dân, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ
Công ty cổ phần bia Hà Nội- Kim Bài do các thành viên góp vốn thành lập nên, do đó tổ chức bộ máy hành chính của công ty cũng như các công ty cổ phần khác gồm Hội đồng quản trị trong đó có chủ tịch hội đồng quản trị và các thành viên Hôi đồng quản trị chỉ định các chức danh khác như Tổng giám đốc, giám đốc kĩ thuật, giám đốc kinh doanh…Tổ chức bộ máy được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy công ty
GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT
PGĐ PHỤ TRÁCH TÀI CHÍNH
PGĐ PHỤ TRÁCH HÀNH CHÍNH
Phòng kiểm tra thị trường
Phòng tổ chức hành chính
Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và sự chỉ đạo của cán bộ công nghiệp để xây dựng thực hiện kế hoạch nhằm đạt mục đích và nhiệm vụ kinh doanh Công ty thực hiện chế độ hạch toán độc lập trên cơ sở lấy thu bù chi, nhằm sử dụng hợp lý lao động, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, bảo tồn và phát triển kinh doanh Ngoài ra, công ty còn chấp hành các chính sách, chế độ nhà nước, thực hiện đầy đủ các hợp đồng kinh tế với bạn hàng, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm…
Kết quả kinh doanh những năm gần đây
Trong những năm qua, công ty không ngừng phấn đấu vươn lên trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm nước giải khát trong đó chủ đạo là sản phẩm bia và đạt được những thành tựu nhất định Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên tình hình kinh doanh của công ty vẫn còn nhiều khó khăn Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 55.094.791.161 70.598.398.396 138.473.520.317 Các khoản giảm trừ doanh thu 16.903.851.385 21.856.818.957 53.141.441.354
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 38.190.939.776 48.741.579.439 85.332.078.963 Giá vốn hàng bán 29.219.019.495 35.200.797.237 65.488.516.860 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 8.971.920.281 13.540.782.202 19.843.562.103 Doanh thu hoạt động tài chính 208.495.180 119.405.808 182.238.450
Chi phí QLDN 2.708.675.149 3.629.511.540 4.337.841.530 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (2.743.973.194) (832.807.821) 4.077.371.284 Thu nhập khác 1.878.575.848
958.621.500 172.395.844 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (1.651.811.507) 125.813.679 4.249.767.128
Chi phí thuế TNDN hiện hành 680.942.325
Lợi nhuận sau thuế TNDN (1.651.811.507) 125.813.679 3.568.824.803
Bảng số 1.1: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011, 2012, 2013
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng mạnh từ năm 2011 đến năm 2013, từ 55.094.791.161 lên đến 138.473.520.317, năm 2013 so với năm 2012 tăng 67.875.121.921 tương ứng tăng 96.14% Năm 2011, do nền kinh tế còn nhiều biến động đã gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của công ty Trong năm này,tuy doanh thu của công ty đạt 55.094.791.161 nhưng công ty lại bị thua lỗ,tổng lợi nhuận sau thuế là (1.651.811.507) Công ty đã đề ra mục tiêu và định hướng phát triển nhằm đưa ra những giải pháp đẩy mạnh hiệu quả trong việc kinh doanh của mình Từ năm 2012, hoạt động kinh doanh của công ty đi lên,năm 2013, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 138.473.520.317, tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là 3.568.824.803 tăng3.443.011.124 Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với công ty nói riêng và nền công nghiệp thực phẩm của đất nước nói chung.
Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
3.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Công ty cổ phần bia Hà Nội- Kim Bài là một công ty có quy mô sản xuất vừa, sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại Các sản phẩm được sản xuất trên dây truyền công nghệ khép kín hiện đại, nguyên vật liệu được nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau, được kiểm tra chất lượng kĩ lưỡng Lượng bia tiêu thụ hàng năm đều được duy trì ở số lượng và chất lượng cao hơn năm trước.Công ty cổ phần Bia Hà Nội Kim Bài có duy nhất 1 phân xưởng sản xuất bia Trong đó có 7 tổ sản xuất là các tổ: Tổ nấu, tổ thanh trùng, tổ lên men, tổ lọc tinh, tổ rửa chai, bom bia, tổ đóng chai, tổ chiết bia.
Sản phẩm sản xuất có 2 loại: bia hơi (bia hơi Kim Bài) và bia chai (Bia chai Hà Nội và bia chai Kim Bài)
3.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Quy trình này được chia làm các giai đoạn như sau:
Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất bia
Quy trình sản xuất bia là quy trình sản xuất liên tục, phức tạp qua nhiều công đoạn sản xuất gồm nhiều bước chế biến khác nhau Nguyên liệu chính để sản xuất bia là Malt ( mầm đại mạch), hoa houblon (hoa bia), gạo, đường, nước…Hiện nay xí nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm là bia hơi và bia chai. Dây chuyền để sản xuất bia hơi và bia chai là một Do đó nếu mẻ nấu bia hơi thì chiết trước vào téc, bia chai thì chiết sau vào chai Theo tính toán và dựa vào công suất thiết bị thì mỗi mẻ nấu được 4500 lít bia, lượng nguyên liệu
Bia thành phẩm Lên men chính
Chiết bia chính cần cho 1 mẻ là: 520 kg malt, 290 kg gạo tẻ, 8,5kg gạo thơm, 45 kg đường, 8,5 kg hoa buplon
Quy trình bao gồm các công đoạn:
- Giai đoạn nấu: Nguyên liệu là Malt, gạo, hoa houblon và đường được đưa vào sản xuất bia theo một tỷ lệ nhất định phụ thuộc vào mục đích sản xuất là bia hơi hay bia chai.
- Giai đoạn lên men: Là quá trình vi sinh nên để đạt được chất lượng cao của bia thì phải chú ý đến men giống Giai đoạn này bao gồm lên men chính và lên men phụ.
- Giai đoạn lọc bia thành phẩm: Khi kết thúc lên men phụ sẽ lọc bia để loại bỏ các tạp chất hữu cơ và men có trong bia để đựng bia trong và tăng thời gian bảo quản Bia được lọc qua máy khung bản và có bão hòa.
- Giai đoạn nạp khí CO2: Hạ cho bia xuống lọ C thì nạp, yêu cầu khi nạp CO2 là xấp xỉ bằng 9kg/cm2 Thời gian nạp là 8h Sau thời gian nạp giữ áp lực như khi nạp trong thời gian 2-4h (ủ ga) Sau thời gian ủ ga, xả cho áp lực bằng 0 mới chiết bia.
- Giai đoạn chiết bia: bia lọc được đưa vào chiết ở áp suất 3kg/cm3, đem thanh trùng ở nhiệt độ 62 độ để tiêu diệt men bia và các vi sinh vật Sau đó được dán nhãn và đóng vào két Đây là giai đoạn cuối cùng bia được chiết vào chai hoặc boom để dán nhãn.
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán của công ty cổ phần bia Hà Nội- Kim Bài
3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty có chức năng và nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc lên kế hoạch và tài chính vốn và nguồn vốn, kết quả doanh thu từng quý và năm hoạt động của công ty.
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung Toàn bộ công việc kế toán đều được thực hiện ở phòng kế toán, dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng Bộ máy kế toán của công ty bao gồm có 6 người được phân công theo khối lượng từng phần hành và cơ cấu lao động kế toán của công ty Bộ máy kế toán của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy kế toán
- Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm chung công tác kế toán của công ty, đồng thời là kế toán tổng hợp, trực tiếp làm báo cáo quyết toán theo niên độ kế toán và báo cáo các ngành theo quy định, chịu trách nhiệm về các thông tin tài chính của công ty trước giám đốc và các cơ quan có thẩm quyền.
- Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Có nhiệm vụ thực hiện theo dõi các nghiệp vụ thu chi bằng tiền và tiền gửi ngân hàng khi có chỉ đạo của cấp trên, lập kế hoạch tiền mặt gửi cho các ngân hàng có giao dịch.
- Kế toán công nợ phải thu: Theo dõi tình hình công nợ phải thu, phải trả, báo cáo với cấp trên những khoản nợ tồn đọng chưa thu hồi và chưa thanh toán.
- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Kế toán TSCD có nhiệm vụ theo dõi phán ánh tình hình tăng giảm, biến động của TSCĐ trong toàn công
Kế toán thanh toán và công nợ phải thu
Kế toán kho hàng tài sản
Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng ty, tính toán phân bổ khấu hao, hạch toán chính xác chi phí thanh lý, nhượng bán, lập báo cáo kiểm kê tài sản cố định theo quyết định.
- Kế toán kho: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập- xuất và tồn kho của từng loại vật tư trong quá trình sản xuất kinh doanh và lập báo cáo tồn kho theo niên độ kế toán.
- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của công ty, hằng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn thực tế và đối chiếu số liệu trên sổ quỹ tiền mặt, cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ kế toán vốn bằng tiền và công nợ.
3.3.2 Hình thức kế toán đang áp dụng
Công ty cổ phần bia Hà Nội- Kim Bài sử dụng hình thức kế toán máy, thực hiện in sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Phần mềm kế toán mà công ty áp dụng là phần mềm Visoft.
Quy trình hạch toán số liệu với phần mềm VISOFT.
Sơ đồ 1.5: Quy trình hạch toán số liệu với phần mềm VISOFT.
Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán, xác định tài khoản ghi
Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng biểu đã được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan Cuối tháng ( hoắc bất kì thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ( cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được cập nhật trong kỳ Kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
3.3.3 Chế độ kế toán áp dụng
Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo quyết định QĐ 15/2006/QĐ- BTC.
Chứng từ gốc Phần mềm
Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại
In sổ sách, báo cáo vào cuối tháng, quý, năm Đối chiếu, kiểm tra
Chế độ khấu hao TSCĐ: Theo thông tư số 45/2013/TT-BTC
Niên độ kế toán của công ty: bắt đầu ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam đồng.
Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng. chế độ quản lý , sử dụng và trích khấu hao TSCĐ
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
Phương pháp tính giá xuất kho: Bình quân gia quyền.
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: phương pháp khấu trừ.
3.3.4 Tình hình sử dụng máy tính trong kế toán ở công ty cổ phần bia Hà Nội- Kim Bài.
Công ty sử dụng kế toán máy vào công tác kế toán Phần mềm kế toán công ty đang áp dụng là phần mềm VISOFT Phần mềm Visoft cung cấp đầy đủ các nghiệp vụ kế toán với các phân hệ nghiệp vụ:
Kế toán vốn bằng tiền.
Kế toán hàng tồn kho.
Kế toán tài sản cố định.
Kế toán chi phí, giá thành.
Màn hình nhập liệu chứng từ như sau:
Biểu số 1.1: Màn hình nhập liệu chứng từ
Mỗi kế toán trong công ty đều có một máy tính riêng, tất cả các máy tính của kế toán trong công ty đều được nội bộ để tiện theo dõi số liệu.
Phần mềm Excel cũng là một công cụ đắc lực được kế toán trong công ty sử dụng trong công tác kế toán hàng ngày.
Hầu hết các kế toán trong công ty đều được trang bị kiến thức về kế toán đầy đủ Kỹ năng tin văn phòng thông thạo.
Công ty cũng trang bị riêng cho mình hệ thống mạng wifi, giúp kế toán thuận tiện hơn trong việc liên hệ với khách hàng, tìm kiếm thông tin, nắm bắt được những thông tư, quy định mới nhất do nhà nước ban hành nhằm tránh những rủi ro không đáng có.
Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài 73 1 Hệ thống chi phí và phân loại chi phí tại Công ty Cổ phần bia Hà Nội –
3.2.1 Hệ thống chi phí và phân loại chi phí tại Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Kim Bài
3.2.1.1 Hệ thống chi phí tại Chi phí tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài
Là doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa kinh doanh, các chi phí phát sinh tại Công ty mang tính chất điển hình cho loại hình doanh nghiệp này Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm cả chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất (chi phí BH và quản lý DN).
* Chi phí sản xuất: bao gồm 3 khoản mục: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621): gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ sử dụng cho hoạt động sản xuất chính là sản xuất bia, bao gồm: các loại nguyên liệu như: Đường, CO2, hoa houblon, malt…
- Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622): chi phí NCTT là chi phí trả cho công nhân trực tiếp sản xuất như: công nhân rửa chai, dán nhãn, công nhân đóng két, chiết bom….
Bao gồm các khoản tiền lương sản phẩm, các khoản phụ cấp, thưởng, tiền ăn ca.
- Chi phí SXC(TK 627): đây là các chi phí sản xuất khác phát sinh tại phân xưởng sản xuất, bao gồm:
- Chi phí nhân viên phân xưởng (TK 6271) : Tiền lương cho quản đốc, phó quản đốc phân xưởng, công nhân vận hành lò hơi, công nhân vận hành máy phát điện…Tiền lương của nhân viên phân xưởng tính theo lương hệ số công việc của Công ty.
- Chi phí vật liệu dùng chung tại các phân xưởng (TK 6272): đây là khoản chi phí khá phức tạp bao gồm chi phí về các loại: vật liệu, nhiên liệu,phụ tùng, vật liệu xây dựng, vật liệu khác.
- Chi phí dụng cụ sản xuất (TK 6273) : các loại công cụ dụng cụ như máy bộ đàm, mũ bảo hộ…Các cộng cụ dụng cụ này có giá trị không lớn nhưng lại có giá trị sử dụng nhiều kỳ, do đó cần phải theo dõi chi tiết
- Chi phí khấu hao TSCĐ (TK 6274)
- Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6277): là các khoản tiền điện, nước, điện thoại, fax… phục vụ cho hoạt động sản xuất ở phân xưởng
- Chi phí bằng tiền khác (TK 6278): chi phí cho công nhân sửa chữa mua đồ dùng sửa chữa, phụ tùng thay thế.
* Chi phí ngoài sản xuất
Chi phí BH (TK 641) bao gồm:
- Chi phí nhân viên bán hàng (TK 6411): đây là chi phí lao động doanh nghiệp trả cho bộ phận nhân viên phòng Marketing, bán hàng, lái xe.
- Chi phí vật liệu (TK 6412): gồm vật liệu, phụ tùng
- Chi phí dụng cụ, đồ dùng (TK6413)
- Chi phí khấu hao TSCĐ: (TK 6414).
- Chi phí bảo hành và sửa chữa cửa hàng (TK 6415).
- Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6417)
- Chi phí bằng tiền khác: (TK 6418).
Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK642) bao gồm:
- Chi phí nhân viên (TK 6421): chi phí lao động quản lý: ban giám đốc, phòng tài vụ, văn thư, kế hoạch…
- Chi phí vật liệu quản lý (TK 6422).
- Chi phí đồ dùng văn phòng: (TK 6423).
- Chi phí khấu hao TSCĐ cho quản lý: (TK 6424).
- Thuế, phí, lệ phí: bao gồm thuế đất, thuế môn bài…: (TK 6425)
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: (TK 6427)
- Chi phí bằng tiền khác: (TK 6428)
Hiện tại, công ty đang sản xuất 3 sản phẩm: Bia hơi Hà Nội và bia chai Hà Nội Đối với mỗi khoản mục chi phí, kế toán lại mở thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3 tương ứng với từng loại sản phẩm Hệ thống tài khoản kế toán chi phí của Công ty được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Kí hiệu Tên TK Cấp
621 Chi phí NVL trực tiếp 1
6211 Chi phí NVL trực tiếp bia hơi HN 2
6212 Chi phí NVL trực tiếp bia chai HN 2
622 Chi phí nhân công trực tiếp 1
6221 Chi phí nhân công trực tiếp bia hơi HN 2
6222 Chi phí nhân công trực tiếp bia hơi HN 2
627 Chi phí sản xuất chung 1
6271 Chi phí chung: Bia hơi Hà Nội 2
62711 Chi phí chung: Bia hơi Hà Nội: Nhân viên phân xưởng 3
62712 Chi phí chung: Bia hơi Hà Nội: chi phí vật liệu 3
62713 Chi phí chung: Bia hơi Hà Nội: chi phí CCDC 3
62714 Chi phí chung: Bia hơi Hà Nội: chi phí khấu hao TSCĐ 3
62717 Chi phí chung: Bia hơi Hà Nội: chi phí dịch vụ mua ngoài 3
62718 Chi phí chung: Bia hơi Hà Nội: chi phí bằng tiền 3
6272 Chi phí chung: Bia chai HN 2
6411 Chi phí BH: Bia hơi Hà Nội 2
64111 Chi phí BH: Bia hơi Hà Nội: Nhân Viên 3
64112 Chi phí BH: Bia hơi Hà Nội: Vật liệu 3
64113 Chi phí BH: Bia hơi Hà Nội: dụng cụ, đồ dùng 3
64114 Chi phí BH: Bia hơi Hà Nội: khấu hao TSCĐ 3
64115 Chi phí BH: Bia hơi Hà Nội: bảo hành, sửa chữa cửa hàng 3
64117 Chi phí BH: Bia hơi Hà Nội: dịch vụ mua ngoài 3
64118 Chi phí BH: Bia hơi Hà Nội: bằng tiền khác 3
6412 Chi phí BH: Bia chai Hà Nội 2
642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1
6421 Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bia hơi Hà Nội 2
64211 CF Quản Lý: Bia hơi Hà Nội: nhân viên 3
64212 CF Quản Lý: Bia hơi Hà Nội: Nguyên vật liệu 3
64213 CF Quản Lý: Bia hơi Hà Nội: Dụng cụ văn phòng 3
64214 CF Quản Lý: Bia hơi Hà Nội: Khấu hao TSCĐ 3
64215 CF Quản Lý: Bia hơi Hà Nội: Thuế, phí, lệ Phí 3
64217 CF Quản Lý: Bia hơi Hà Nội: mua ngoài 3
64218 CF Quản Lý: Bia hơi Hà Nội: Bằng tiền khác 3
6422 Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bia chai Hà Nội 2
Nhìn chung, hệ thống tài khoản kế toán chi phí tại Công ty Cổ phần Bia
Hà Nội – Kim Bài được áp dụng theo quy định hiện hành, đáp ứng được việc phân chia đến tài khoản cấp 2,3 tương ứng với từng sản phẩm sản xuất của công ty, là cơ sở để có thể tính toán được chi phí cho từng loại sản phẩm, phục vụ cho cả kế toán tài chính và kế toán quản trị.
3.2.1.2 Thực trạng phân loại chi phí tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – KimBài
Hệ thống chi phí tại Công ty được phân loại theo chức năng hoạt động, theo quy định hiện hành với mục đích chính là tập hợp và phân loại chi phí để tính giá thành sản phẩm Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty được tóm tắt qua bảng sau:
Stt Nội dung chi phí Ghi chú
Chi phí nguyên liệu chính Đường, Malt, Gạo, hoa viên…
Chi phí vật liệu Nhãn, nắp chai….
2 Chi phí NCTT Chi phí cho công nhân tổ nấu, thanh trùng, lên men…
Chi phí nhân viên phân xưởng Chi phí nhân viên phân xưởng tính theo hệ số lương (Nhân viên vệ sinh, bốc xếp nguyên liệu…)
Chi phí vật liệu dùng chung Bao gồm: vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng… (C02, than…) Chi phí CCDC Công cụ dụng cụ sản xuất
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài Sửa chữa TSCĐ thuê ngoài, CP điện, nướcChi phí bằng tiền khác Chi phí khác bằng tiền
II Chi phí ngoài sản xuất
Chi phí nhân viên bán hàng Nhân viên phòng Marketing, bán hàng, lái xe.
Chi phí vật liệu gồm vật liệu, phụ tùng.
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí thuê, sửa chữa cửa hàng
Chi phí thuê ngoài Chi phí cho quảng cáo tiếp thị thuê ngoài.
5 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí nhân viên Ban giám đốc, phòng tài vụ, văn thư, kế hoạch…
Chi phí vật liệu quản lý
Chi phí đồ dùng văn phòng
Chi phí khấu hao TSCĐ
Thuế, phí, lệ phí bao gồm thuế đất, thuế môn bài…
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
Như vậy, với việc phân loại chi phí như trên, Công ty Cổ phần bia Hà Nội– Kim Bài đã sử dụng tiêu thức phân loại là theo chức năng hoạt động, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc phục vụ cho Kế toán tài chính để tổng hợp số liệu và lên các báo cáo tài chính mà chưa có sự phân loại để phục vụ cho kế toán quản trị như: phân loại theo mức độ hoạt động, phân loại nhằm mục đích ra quyết định…. Để kiểm soát tốt giá thành sản phẩm, với mỗi khoản mục chi phí sản xuất, kế toán quản trị chi phí cần phải theo dõi mức độ phát sinh riêng ở từng xí nghiệp, từng giai đoạn sản xuất, cho từng nhóm hoặc chi tiết sản phẩm Từ đó, khi có những biến động về chi phí kế toán có thể nắm được nguyên nhân phát sinh chi phí cụ thể ở phân xưởng nào, giai đoạn sản xuất nào Do đó, Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Kim Bài cần phải tiến hành phân loại chi phí chi tiết và cụ thể hơn cho các đối tượng chịu phí, cho từng phân xưởng cụ thể. Đây là một trong những điểm cần hoàn thiện trong công tác Kế toán quản trị của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài sẽ được tác giả đề cập ở chương 4.
3.2.2 Thực trạng xây dựng định mức và lập dự toán chi phí
3.2.2.1 Thực trạng xây dựng hệ thống định mức chi phí
Xây dựng định mức chi phí là nội dung quan trọng tạo tiền đề cho kế toán quản trị chi phí của doanh nghiệp Một hệ thống định mức chi phí hoàn chỉnh sẽ làm căn cứ để công ty xây dựng hệ thống dự toán chi phí sản xuất được chính xác và kịp thời Phòng sản xuất của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – KimBài đã thực hiện xây dựng định mức nhưng chủ yếu chỉ có cho quá trình sản xuất Hệ thống định mức của Công ty chỉ mới dừng lại ở định mức kỹ thuật,chứ chưa triển khai định mức chi phí Định mức nguyên vật liệu trực tiếp đã được xây dựng, trong khi định mức các chi phí khác chưa được tiến hành Hệ thống định mức chi phí sản xuất xây dựng dựa trên thống kê trong quá khứ kết hợp với tham khảo tiêu chuẩn của máy móc thiết bị Việc xây dựng định mức được tiến hành như sau:
- Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Định mức vật tư tại Công ty do phòng kỹ thuật – công nghệ xây dựng sau đó chuyển cho phòng kế hoạch để quản lý quá trình nhập – xuất vật tư Định mức vật tư tại Công ty mới chỉ xây dựng được định mức về lượng NVLTT cho một đơn vị sản phẩm nhất định
Cơ sở để xây dựng định mức NVLTT / 1 đơn vị sản phẩm là đặc điểm kỹ thuật công nghệ của sản phẩm, chất lượng của NVL Định mức này khá ổn định, chỉ thay đổi khi một trong hai yếu tố công nghệ sản xuất hay chất lượng NVL thay đổi Định mức NVL là căn cứ để phòng kế hoạch lập phiếu xuất kho NVL cho sản xuất sản phẩm Vật tư xuất dùng theo định mức được ghi trên phiếu xuất kho cột: Số lượng theo chứng từ Thủ kho sẽ ghi lượng xuất kho thực tế vào cột Số lượng thực tế
CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI KIM BÀI
THANH OAI - HÀ NỘI ĐỊNH MỨC SẢN XUẤT BIA CHAI HÀ NỘI – Năm 2014 Định mức/ 1 mẻ (20.000 lít)
STT Tên nguyên liệu ĐVT Số lượng
Việc xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Kim Bài mới dừng lại ở việc xây dựng định mức vể lượng để làm căn cứ xuất kho chứ chưa tính toán mức độ hao hụt cho phép ở từng công đoạn sản xuất để tính toán chi phí, giá thành dự kiến cũng như kiểm soát được hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu của công nhân và máy móc Điều này dẫn đến một thực tế là, sản lượng sản phẩm sản xuất ra mỗi kỳ thường xuyên thấp hơn sản lượng dự kiến so với số nguyên liệu trực tiếp xuất ra, trong khi không có một tỉ lệ hao hụt cho phép nào để làm căn cứ tìm ra nguyên nhân và kiểm soát quy trình sản xuất Sản lượng thấp đi cũng làm cho giá thành sản phẩm tăng lên Như vậy, việc kiểm soát chi phí NVL trực tiếp trở thành một vấn đề cần phải hoàn thiện tại công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài.
- Định mức chi phí nhân công trực tiếp:
Việc xây dựng định mức nhân công trực tiếp ở công ty dường như mới chỉ đang ở bước đầu hình thành, thể hiện qua việc xây dựng đơn giá lương sản phẩm Từ đơn giá lương sản phẩm này phòng hành chính dựa vào số lượng người của từng tổ sản xuất để xây dựng định mức tiền lương sản phẩm cho từng bộ phận Mục đích của cách tính lương này vẫn chỉ là để khuyến khích người lao động tăng năng suất. Đơn giá lương sản phẩm dựa trên các con số: Sản lượng dự kiến trong năm tới, doanh thu thực hiện trong năm tới, số lượng nhân công dự kiến…, từ đó tính ra đơn giá sản phẩm trung bình dự kiến để làm căn cứ xây dựng định mức tiền lương cho từng bộ phận sản xuất Do đặc điểm của ngành Bia là mùa cao điểm vào mùa hè, mùa thấp điểm vào mùa đông nên từ con số đơn giá sản phẩm trung bình dự kiến, phòng kế hoạch đưa ra con số đơn giá sản phẩm dự kiến cho mùa đông và mùa hè (mùa đông cao hơn mùa hè) Định mức tiền lương sản phẩm này là căn cứ để tính lương sản phẩm cho công nhân sản xuất.
TỔNG CÔNG TY CP BIA- RƯỢU-
CÔNG TY CỔ PHẦN BIA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do -Hạnh phúc
Thanh Oai, ngày tháng năm 2014
Căn cứ vào đơn giá lương được phê duyệt năm 2013;
Căn cứ vào định biên lao động năm 2014;
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI –
Nhược điểm
- Hệ thống Kế toán của công ty chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ kế toánquản trị, cần bố trí công việc của bộ máy kế toán nhằm chú trọng hơn đến việc phát triển hệ thống kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết định của nhà Quản lý định mức NVL trực tiếp, điều này dẫn đến việc không kiểm soát được hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu của lao động cũng như máy móc để kịp thời khắc phục
- Chưa tập trung nhiều cho sự phát triển của hệ thống kế toán quản trị chi phí.
Kế toán quản trị chi phí mới chỉ đang hình thành trên cái nền của kế toán tài chính nên cách thức thu thập và xử lý thông tin mới chỉ ở mức độ chi tiết hơn những thông tin của kế toán tài chính Do đó, chưa thể khai thác, tận dụng hết những công cụ ưu việt của kế toán quản trị để xử lý thông tin, trợ giúp nhà quản trị thực hiện chức năng ra quyết định.
- Chi phí mới chỉ được phân loại theo tiêu thức chức năng và công dụng của chi phí nên chỉ cho phép doanh nghiệp khai thác thông tin chi phí ở một khía cạnh hẹp
- Chưa có các dự toán chi phí để tiến hành theo dõi, kiểm soát chi phí.
Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện
Quá trình hoàn thiện KTQT chi phí tại công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
* Phải phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất Bia – Rượu – Nước giải khát
* Phải đáp ứng được nhu cầu thông tin đa dạng của các nhà quản trị doanh nghiệp và đáp ứng được mục tiêu kiểm soát chi phí của doanh nghiệp:
Thông tin hữu ích rất cần thiết cho các nhà quản trị trong việc ra các quyết định kinh doanh tối ưu Thông tin mà các nhà quản trị cần rất đa dạng, phục vụ việc ra nhiều loại quyết định khác nhau Điều này đòi hỏi hệ thống kế toán quản trị chi phí, giá thành vừa phải cung cấp được các thông tin chi tiết, cụ thể về từng mặt hoạt động trong doanh nghiệp, vửa phải cung cấp những thông tin mang tính khái quát nhất, so sánh, đánh giá toàn diện các mặt hoạt động trong doanh nghiệp Bên
* Đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu quả: Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO Các doanh nghiệp sản xuất Bia rượu nước giải khát nói chung và công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài nói riêng đang phải đối mặt trực tiếp với hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác và đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt về giá Do vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp đối với quản trị chi phí là đảm bảo tiết kiệm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm.
Thực hiện nhiệm vụ này, Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài cần hoàn thiện và nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động trong công ty để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhân công, vật tư, chi phí quản lý, hạn chế tối đa các thiệt hại tổn thất trong quá trình sản xuất, phải tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính đối với việc sử dụng chi phí và giá thành sản phẩm của công ty , phải lập được kế hoạch chi phí kinh doanh kỳ kế hoạch, xây dựng được ý thức thường xuyên tiết kiệm chi phí để đạt được mục tiêu kinh doanh mà công ty đã đề ra.
Các khoản chi phí tiền mặt, chi phí giao dịch tiếp khách, hội họp thường rất khó kiểm tra, kiểm soát và rất dễ bị lạm dụng Vì vậy, công ty cần phải tự xây dựng định mức chi tiêu và quy chế quản lý sử dụng, tránh lãng phí.
Từ thực tế quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh, theo định kỳ hoặc hàng năm công ty cần tiến hành phân tích, đánh giá lại tình hình quản lý, sử dụng chi phí Từ đó, rút ra các bài học kinh nghiệm hoặc biện pháp phù hợp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành trong thời kỳ tới.
* Phải xem xét trong mối quan hệ với các hệ thống quản lý chất lượng mà công ty đang áp dụng: Hiện nay, Công ty Cổ Phần Bia Hà Nội – Kim Bài đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 Hệ thống tiêu chuẩn này được hình thành dựa trên nhu cầu ngăn chặn, loại trừ những lỗi hay năng quản lý nói chung Do vậy, kế toán chi phí sản xuất phải được xem xét, hoàn thiện trong mối quan hệ với hệ thống tiêu chuẩn đó (tiêu chuẩn ISO 9001:2000). Phải phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý của công ty, phù hợp với trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ kế toán, phù hợp với tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật trong công tác kế toán của công ty
4.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ Phần Bia
Việc xây dựng và hoàn thiện KTQT chi phí tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài phải được thực hiện trên cơ sở quán triệt các nguyên tắc sau:
- Phù hợp với định hướng xây dụng mô hình KTQT của Việt Nam
- Không làm xáo trộn nhiều về mặt tổ chức, nên dựa vào tổ chức bộ máy quản lý hiện tại để sắp xếp, bổ sung, điều chỉnh nội dung công việc cho phù hợp
- Bảo đảm cho bộ máy kế toán hoạt động và vận hành bao quát được tất cả nội dung của KTTC và KTQT Bộ phận kế toán tài chính đáp ứng yêu cầu cảu cơ quan chủ quản, các cấp quản lý vĩ mô…thực hiện đúng nguyên tắc, chuẩn mực…, bộ phận kế toán quản trị đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ cho việc điều hành, quản trị nội bộ doanh nghiệp.
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời, nhanh chóng các thông tin cần thiết cho các nhà quản lý doanh nghiệp điều hành quản lý và ra quyết định.
Giải pháp hoàn thiện
4.3.1 Hoàn thiện phân loại chi phí phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp
Một trong những thông tin quan trọng đối với các nhà quản lý doanh nghiệp là các thông tin về chi phí, vì mỗi khi chi phí tăng thêm sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận Do vậy, các nhà quản trị cần phải kiểm soát chặt chẽ chi phí của doanh nghiệp.
Phân loại chi phí là công việc đầu tiên mà bất cứ hệ thống quản trị chi phí quả sử dụng chi phí, một điều kiện tiên quyết là phải có sự hiểu biết sâu sắc về chi phí của đơn vị mình.
Tại công ty Cổ phần bia Hà Nội – Kim Bài hiện nay, ngoài cách phân loại chi phí của kế toán tài chính, Công ty cần tiếp tục phân loại chi phí theo các cách khác nhau nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác quản trị doanh nghiệp như:
Phân loại chi phí theo yếu tố: Cách phân loại này có tác dụng rất lớn đối với việc lập báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các dự toán chi phí sản xuất kinh doanh.
Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí: Để đáp ứng yêu cầu lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí cho phù hợp cũng như áp dụng, phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận, nhà quản trị cần phân loại theo cách ứng xử của chi phí ( còn gọi là phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản lượng).
Trong quá trình kinh doanh theo cơ chế thị trường hiện nay, các yếu tố đầu vào và đầu ra thường xuyên biến động Vì vậy, nhà quản trị thường xuyên phải có sự điều chỉnh và ra các quyết định kinh doanh kịp thời và có hiệu quả Cách phân loại chi phí thành biến phí và định phí có tác dụng rất lớn đối với việc quản trị doanh nghiệp như lập kế hoạch về lợi nhuận, xác định trước kết quả kinh doanh với các tình huống biến động khác nhau của các yếu tố sản xuất kinh doanh, chủ động tính toán mối quan hệ kết hợp giữa các nhân tố như: giá bán, biến phí, tổng định phí, cơ cấu mặt hàng, sản lượng để đạt được nhiều lợi nhuận nhất Với cách phân loại chi phí này, để tối đa hoá lợi nhuận cần tối đa hoá tổng số dư đảm phí(lãi trên biến phí), đây là cơ sở quan trọng cho việc xem xét và ra các quyết định liên quan tới chi phí - khối lượng - lợi nhuận và giá cả Mặt khác, theo cách phân loại chi phi như vậy nhà quản trị doanh nghiệp còn có thể xác định được độ lớn đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp nào có kết cấu chi phí với trên biến phí) cao nên có nhiều cơ hội đem lại lợi nhuận cao nhưng cũng đồng thời đi liền với rủi ro kinh doanh lớn Mỗi doanh nghiệp cần thiết kế một kết cấu chi phí hợp lý phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp và thái độ của nhà quản trị doanh nghiệp về rủi ro kinh doanh.
Trong thực tế, phần lớn quá trình lập kế hoạch và ra quyết định đều cần dựa vào việc phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí Theo cách phân loại này, chi phí được chia thành biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp Tuy nhiên, một khoản chi phí cụ thể được xem là biến phí hay định phí còn phụ thuộc vào quan điểm nhận thức của từng nhà quản trị trong từng mục tiêu và hoàn cảnh sử dụng chi phí khác nhau.
Chi phí tại Cổ phần bia Hà Nội – Kim Bài gồm: chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, lương công nhân, lương bộ phận quản lý công ty, lương bộ phận quản lý phân xưởng, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ, điện, nước, điện thoại, fax, công tác phí, phí vận chuyển và bốc vác, phí kiểm hoá, phí thuê ngoài gia công, sửa chữa thường xuyên, ăn ca và độc hại, lãi vay
Các chi phí trên nên được sắp xếp thành biến phí, định phí theo bảng sau:
Yếu tố chi phí Biến phí Định phí CP hỗn hợp
Các khoản trích theo lương X Ăn ca X
3 Chi phí sản xuất chung
CP vệ sinh môi trường X
Lãi vay vốn lưu động X
Lãi vay vốn cố định X
II Bộ phận bán hàng
CP nhân viên bán hàng X
CP công cụ dụng cụ X
Chi phí thuê & thiết kế CH X
CP quảng cáo tiếp thị X
CP nhân viên quản lý X
CP vật liệu quản lý X
CP khấu hao nhà cửa, máy móc, thiết bị VP X
Thuế, phí và lệ phí X
CP bảo dưỡng, sửa chữa X
CP tuyển dụng đào tạo X
CP vệ sinh môi trường X
Bảng phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí
Các chi phí bao gồm: nguyên vật liệu chính (Malt, Gạo, Đường ), vật liệu phụ (nhãn mác, nút chai ), bao bì đóng gói, chi phí vận chuyển, bốc vác là những chi phí biến đổi theo sản lượng sản xuất nên thuộc chi phí biến đổi Các chi phí phục vụ quản lý như lương quản lý, khấu hao TSCĐ, chi phí dụng cụ đồ dùng, điện thoại, sửa chữa, lãi vay, dự phòng, công tác phí là những chi phí không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sản lượng sản xuất được coi là chi phí cố định Như vậy đối với chi phí hỗn hợp phải dùng một trong các phương pháp như phương pháp cực đại, cực tiểu, phương pháp bình phương bé nhất hoặc dùng hàm hồi quy để tách riêng phần biến phí và định phí Đó là phương pháp không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng lại cho kết quả khá chính xác về chi phí dự đoán căn cứ từ các số liệu thống kê về chi phí điện nước trong sản xuất
Việc tiến hành phân loại chi phí tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài theo cách ứng xử chi phí làm căn cứ cho việc lập dự toán linh hoạt cho các mặt hàng giúp cho nhà quản trị có các quyết định kịp thời trong các tình huống quy mô sản xuất khác nhau hoặc chủ động linh hoạt trong việc định giá ở các mức độ đặt hàng khác nhau
4.3.2 Hoàn thiện công tác xây dựng định mức chi phí
Doanh nghiệp sản xuất thồng thường xây dựng định mức gồm hai dạng là định mức kỹ thuật và định mức chi phí Định mức kỹ thuật đưa ra các yếu cầu về chủng loại và tỷ lệ các yếu tồ cấu thành cần thiết để tạo ra sản phẩm Định mức chi phí căn cứ vào dữ liệu của định mức kỹ thuật cung cấp để xây dựng mức hao phí cụ thể của từng đơn vị đầu vào tham gia tạo ra sản phẩm Do vậy, định mức kỹ thuật chính là cơ sở không thể thiếu để xây dựng định mức chi phí.
4.3.2.1 Hoàn thiện công tác xây dựng định mức chi phí NVL trực tiếp kỹ thuật cho NVL trực tiếp, nhưng chưa có mức hao phí cho từng loại nguyên vật liệu để tiến hành kiểm soát NVL đầu vào Vì vậy, việc đầu tiên là căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh các kỳ trước và đặc điểm kỹ thuật, quy trình công nghệ của quá trình sản xuất, công ty nên xác định mức hao phí cho từng loại nguyên liệu đầu vào để kiểm soát chi phí tốt hơn. Định mức chi phí NVL trực tiếp được xây dựng dựa trên cơ sở định mức kỹ thuật về số lượng NVL tiêu hao và định mức giá, từ đó xác định chi phí NVL tiêu hao Trên cơ sở dây chuyền công nghệ của Công ty và tham khảo số liệu hao hụt thực tế, tác giả đề xuất công ty xem xét bổ sung mức độ hao hụt cho định mức NVL là 5% Trên cơ sở đó, xây dựng định mức NVL như sau:
CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI KIM BÀI
THANH OAI - HÀ NỘI ĐỊNH MỨC SẢN XUẤT BIA CHAI HÀ NỘI
(Định mức hao hụt cho phép là 5%) Định mức/ 1 mẻ (20.000 lít)
STT Tên nguyên liệu ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
Tổng cộng 149,840,000 Để xác định định mức chi phí nhân công trực tiếp, cần căn cứ vào định mức kỹ thuật về hao phí lao động cho một đơn ví sản phẩm, sau đó xác định đơn giá cho từng đơn vị sản phẩm tiến hành xây dựng định mức nhân công Hiện tại, tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài, tiền lương được tính dựa trên lương cơ bản + lương sản phẩm, nên việc tính định mức tiền lương sẽ được xác định trên tiền lướng sản phẩm.
Căn cứ xác định định mức lương sản phẩm hiện nay tại công ty là dựa vào định mức lương sản phẩm cho toàn bộ quá trình sản xuất, sau đó phân bổ thành định mức lương sản phẩm áp dụng cho từng tổ sản xuất Công ty nên tiến hành xác định định mức này căn cứ vào thời gian hao phí lao động sản xuất cho một đơn vị sản phẩm
STT Khoản mục ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Lao động trực tiếp Phút 60 20 1,200
Bảng định mức chi phí nhân công trực tiếp 4.3.2.3 Hoàn thiện công tác xây dựng định mức chi phí sản xuất chung Định mức chi phí sản xuất chung bao gồm định mức biến phí và định mức định phí Định phí sản xuất chung được xác định trên cơ sở số liệu thống kê định kỳ chi phí phát sinh của kỳ sản xuất Biến phí sản xuất chung xác định theo công thức phân bổ sau:
Hệ số phân bổ biến phí sản xuất chung
Tổng biến phí sản xuất chung ước tính Tổng tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung Định mức biến phí sản xuất chung
Mức độ hoạt động bình quân một sản phẩm
Hệ số phân bổ biến phí sản xuất chung