1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Báo Cáo Bản Điện Hht Final.docx

70 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 28,14 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG THỦY LỰC (9)
    • 1. Giới thiệu chung (9)
    • 2. Vai trò của hệ thống thủy lực trong công nghiệp (9)
    • 3. Những ví dụ minh họa hệ thống thủy lực trong các ngành công nghiệp (11)
    • 4) So sánh công nghệ thuỷ lực với các dạng khác (16)
  • PHẦN 2: MỤC TIÊU VÀ Ý TƯỞNG THIẾT KẾ (18)
    • 2.1: Mục tiêu (18)
    • 2.2: Ý tưởng (20)
    • 2.3: Phạm vi áp dụng (23)
  • PHẦN 3: CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BÀN NÂNG THUỶ LỰC DÙNG ĐIỆN (25)
    • 3.1: Khái niệm (25)
    • 3.2: Phân loại bàn nâng thủy lực (25)
    • 3.3: Cấu tạo của bàn nâng thủy lực (26)
    • 3.4: Mặt bằng nâng (29)
    • 3.5: Bộ phận thủy lực (30)
      • 3.5.1. Cấu tạo của xi lanh (32)
      • 3.5.2. Nguyên lý hoạt động của xi lanh thủy lực (38)
    • 3.6: Hệ thống bánh xe (38)
    • 3.7: Hệ thống điện và động cơ (40)
    • 3.8 Công thức tính toán (45)
  • PHẦN 4 THIẾT KẾ MÔ HÌNH (47)
    • 4.1: Chi tiết thông số kỹ thuật của bàn nâng (47)
    • 4.2: Ưu điểm và hạn chế (47)
      • 4.2.1. Ưu điểm (0)
    • 4.3: Sơ đồ đấu nối điện (48)
    • 4.4: Bản vẽ kích thước (48)
    • 4.5: Quy trình thực hiện (51)
    • 4.6: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG (52)
    • 4.7: Quy trình sử dụng bàn nâng và lưu ý (53)
      • 4.7.1. Quy trình sử dụng bàn nâng (53)
      • 4.7.2. Lưu ý khi sử dụng (53)
  • PHẦN 5: THI CÔNG, LẮP ĐẶT MÔ HÌNH (55)
    • 5.1: Thi công phần khung cơ khí (55)
    • 5.2 Thi công phần điện (66)
  • PHẦN 6: KẾT LUẬN,HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM (0)
    • 6.1: KẾT LUẬN (68)
    • 6.2: HƯỚNG PHÁT TRIỂN (68)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (70)

Nội dung

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ CAO HÀ NỘI KHOA ĐIỆN ĐIỆN TỬ □µ□ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mã ngành 6520201 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ LẮP ĐẶT MÔ HÌNH NÂNG HẠ SỐ 1 THIẾT BỊ SỬ DỤNG KÍCH THUỶ LỰC ĐIỆN Giáo viên hướn[.]

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG THỦY LỰC

Giới thiệu chung

Hệ thống thủy lực đóng vai trò rất quan trọng trong các ngành công nghiệp Để giúp con người có thể khai thác tốt và sử dụng thủy lực hiệu quả trong sản xuất, gia công, chế biến cần có 1 hệ thống bao gồm các thiết bị thủy lực Chúng được lắp ghép, kết nối 1 cách linh hoạt, gọn gàng, chắc chắn để hình thành 1 hệ thống khép kín, vận chuyển dầu.

Hình 1.1 Hệ thống hoạt động chung của thủy lực

Vai trò của hệ thống thủy lực trong công nghiệp

Hệ thống thủy lực đóng vai trò rất quan trọng trong các ngành công nghiệp:Ở đâu cần chuyển động,càn lực lớn,cần tự động hóa,cần được bôi trơn,cần được bay cao,cần được hạ cánh an toàn, cần được thăm dò,cần được khai thác,cần được trợ giúp,cần phải làm việc mà ở đó con người không thể tham gia được,cần vươn ra biển lớn,ở trên các bến cảng,bến tàu,thiết bị lái tàu thủy máy bay,mô hình tập lái.

Hình 1.2 vai trò của thủy lực trong máy cẩu

Thủy lực là một hệ thống dưới dạng truyền động bằng dầu thủy lực để tạo ra một áp lực Trong hệ thống thủy lực, chất lỏng có áp suất có vai trò là trung gian truyền lực và tạo chuyển động cho máy Thủy lực sử dụng rộng rãi trong các ngành chế tạo máy, cơ giới, lắp ráp, hàng không, tàu thủy…. hình 1.3 vai trò của thủy lực trong máy nâng

Những ví dụ minh họa hệ thống thủy lực trong các ngành công nghiệp

-Hệ thủy lực trong tất cả các máy công cụ

Hình 1.4 Hệ thống thủy lực trong cần cẩu -Hệ thủy lực truyền dẫn trong các loại máy ép

Hình 1.5 Hệ thủy lực truyền dẫn trong các loại máy ép

- Hệ thủy lực trong máy phay,máy bào,máy mài tròn trong;tròn ngoài;máy mài vô tâm,máy mài phẳng,máy mài băng,các loại máy khoan,…`

Hình 1.6 hệ thống thủy lựuc trong máy phay

Hình 1.7 hệ thống thủy lựuc trong máy khoan

-Trong hệ thủy lực của các máy chủ yếu là thực hiện các chức năng công nghệ của máy, thực hiện để tự động làm việc theo các chu trình mà người điều khiển đã cài đặt cho máy.

Hình 1.8 Hệ thống thủy lựuc trong dây truyền

-Hệ thống thủy lực phục vụ trong các dây chuyền sản xuất bán tự động hoặc tự động: Ví như dây chuyền cán thép,dây chuyền đúc gang thép;dây chuyền lắp ráp ô tô,xe máy,v.v…

Hình 1.9 Hệ thống thủy lực trong nâng hạ ô tô

Hình 1.10 Hệ thống thủy lực trong sản xuất xe máy-Hệ thống thủy lực khí nén trong các dây chuyền tự động các quy trình sản xuất ngành y dược như sản xuất thuốc ,cũng như sản xuất được liệu.

Hình 1.11 Hệ thống thủy lực khí nén

-Hệ thống truyền động thủy lực trên các loại máy bay:Lái máy bay chuyển hướng;nâng hạ càng nâng hạ may bay.

-Hệ thống thủy lực trên các tàu thủy điều khiển lái tàu; Tời neo đậu tàu,tời kéo lưới v.v…

Hình 1.12 hệ thống thủy lực trên tàu thủy-Hệ thống thủy lực trong các rô bớt tự động trong các dây chuyền.

Trong hệ thống thủy lực, chất lỏng có áp suất đóng vai trò trung gian truyền lực và chuyển động cho máy công nghệ Quá trình biến đổi và truyền tải năng lượng được mô tả trên hình trên

Các ứng dụng cơ bản của thuỷ lực có thể chia thành hai lĩnh vực chính:

- Thiết bị thuỷ lực tự hành (Mobile hydraulics): di chuyển bằng bánh xe hoặc đường ray Phần lớn trong số này có đặc trưng là thường sử dụng các van được điều khiển bằng tay

- Thiết bị thuỷ lực cố định (stationary hydraulics): làm việc ở một vị trí cố định, do đó thường sử dụng các van điện từ kết hợp với các thiết bị điều khiển điện- điện tử.

So sánh công nghệ thuỷ lực với các dạng khác

Xét về vai trò tạo ra lực, chuyển động và các tín hiệu, ta so sánh 3 dạng thiết bị truyền động thường sử dụng: điện, khí nén và thuỷ lực.

Một số ưu điểm quan trọng:

- Truyền động công suất lớn với các phần tử có kích thước nhỏ

- Khả năng điều khiển vị trí chính xác

- Có thể khởi động với tải trọng nặng

- Hoạt động êm, trơn không phụ thuộc vào tải trọng vì chất lỏng hầu như không chịu nén, thêm vào đó còn sử dụng các valve điều khiển lưu lượng

- Vận hành và đảo chiều êm ả

- Điều khiển, điều chỉnh tốt

Một số nhược điểm quan trọng:

- Có thể gây bẩn, ô nhiễm môi trường

- Nguy hiểm khi gần lửa

- Nguy hiểm khi áp suất vượt quá mức an toàn (đặc biệt với ống dẫn)

Bảng so sánh các kiểu truyền động lực:

Truyền động điện Truyền động thủy lực

Vận tốc làm việc Cao Khoảng 0,5 m/s Khoảng 1,5 m/s

Giá thành nguồn Thấp Cao Rất cao

Chuyển động thẳng khó, giá thành cao Đơn giản, lực rất lớn, dễ điều chỉnh tốc độ Đơn giản,lực giới hạn tốc độ lớn nhưng phụ thuộc tải trọng

Chuyển động quay Đơn giản với các giải công suất Đơn giản mômen quay lớn, tốc độ thấp Đơn giản tốc độ cao nhưng kém hiệu quả Độ chính xác trong điều khiển vị trí Độ chính xác cao và dễ đạt được Độ chính xác cao nhưng phụ thuộc vào chi phí

Thấp , không khí có tính đàn hồi

Tính ổn định Ổn định cao Cao vì dâu ít chịu nén, hơn nữa do mức áp suất lớn hơn đáng kể so với khí nén

Thấp, không khí có tính đàn hồi

Lực Có thể thực hiện lực chuyền động cao nhưng độ chuyền tải kém

Có khả năng chịu quá tải lớn, hệ thống áp suất lên tới trên 600 bai, lực đạt được tới 3000

Có khả năng chịu quá tải, lực truyền động bị giới hạn bởi khí nén và đường kính xi lanh,thường F< 30 KN ở 6 bar

Hình 1.14 Truyền động thủy lực

MỤC TIÊU VÀ Ý TƯỞNG THIẾT KẾ

Mục tiêu

Một trong những thành tựu quan trọng của tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ khí thủy lực sản xuất Nó cho phép nâng cao độ chính xác gia công và thời gian sản xuất, giảm sức lao động nâng cao năng suất và an toàn lao động mang lại hiệu quả kinh tế Chính vì vậy, hiện nay ở nước ta và nhiều nước trên thế giới đã và đang ứng dụng các dây truyền tự động vào hầu hết linh vực sản xuất Do vậy để đáp ứng yêu cầu của xã hội cần có nhiều cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực thủy lực nhiều trường học đã và đang giảng dạy lí thuyết về ngành thủy lực cho sinh viên ngành kĩ thuật và áp dụng nhiều mô hình điều khiển tự động và dạy học.

Thực tế cho thấy các dây truyền sản xuất tự động cũng như các nhà máy đều có sự góp mặt của các hệ thông thủy lực làm tăng năng suất, tiết kiệm thời gian, sực lực, tiền của và có thể thay con người làm những việc nặng đối với con người rất khó khăn nhưng nhờ có những thiết bị, hệ thống thủy lực mà những công việc đó được hoàn thành 1 cách dễ dàng Vì vậy áp dụng hệ thống thủy lực trong các nhà máy sản xuất ngày càng trở nên phổ biến

Chúng em đã tìm hiểu và muốn tạo ra 1 bàn nâng bằng hệ thống thủy lực dùng để nâng hạ, di chuyển hàng hóa nặng 1 cách dễ dàng hơn mà không còn phải tốn sức người như trước

Các môn học có thể thực hành trên bàn thực hành đa năng: điện cơ bản, trang bị điện, điều khiển khí nén, hệ thống thủy lực

Ý tưởng

Bàn nâng thủy lực là một sản phẩm rất hữu ích trong các ngành công nghiệp, xây dựng và kinh doanh Tuy nhiên, để tạo ra một bàn nâng thủy lực tốt nhất, chúng ta cần có một ý tưởng thiết kế chất lượng và hiệu quả

Hình2.2: Mô hình bàn nâng thủy lực

Hình 2.3: Bàn nâng thủy lực

Bàn nâng hạ thủy lực được làm từ thép chịu lực gồm mặt bàn nâng dùng để chứa các vật phẩm hàng hóa, khung xe chữ X dùng để nâng đẩy mặt bàn nâng, khung đế, bánh xe, thanh thủy lực, tay cầm

Bàn nâng thủy lực cần có khả năng chịu tải trọng lớn và chịu được va đập trong quá trình sử dụng Vì vậy, ý tưởng thiết kế chúng em tập trung vào việc sử dụng vật liệu thép chất lượng cao và thiết kế chắc chắn, đảm bảo độ bền và an toàn cho người sử dụng.

Thiết kế đơn giản và dễ sử dụng: Bàn nâng thủy lực thiết kế đơn giản và dễ sử dụng để người sử dụng có thể thao tác một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Tiết kiệm không gian: Bàn nâng thủy lực thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm không gian để có thể di chuyển và sử dụng trong những không gian hẹp.

Tính linh hoạt: Bàn nâng thủy lực cần có tính linh hoạt cao, có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ nâng hàng hóa, xe cộ đến sửa chữa máy móc.

Hiệu suất cao: Bàn nâng thủy lực có hiệu suất cao, giúp tiết kiệm thời gian và năng lượng khi sử dụng.

Với những yếu tố trên, chúng ta có thể thiết kế một bàn nâng thủy lực tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả của ngành công nghiệp

Do việc sử dụng bàn nâng hạ để di chuyển vật thể từ chỗ này qua chỗ khác Vì vậy, chúng em đã lên ý tưởng thiết kế bánh xe để giải quyết những vấn đề nan giải đó, với thiết kế bàn có chiều dài và chiều rộng thoải mái lần lượt là 855 mm và 500 mm, chiều cao tổng thể lên tới 900 mm, trọng tải nâng 300 kg.

+ Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu nâng hạ bằng hệ thống thủy lực

+ Đối tượng nghiên cứu: hệ thống thủy lực

- Nghiên cứu xi lanh thủy lực

- Nghiên cứu cấu tạo bàn nâng hạ xi, xi lanh

- Nghiên cứu phương pháp kết nối hệ thống thủy lực với bàn nâng

Phạm vi áp dụng

- Bàn nâng cắt kéo thủy lực là một thành phần quan trọng trong khu vực xử lý vật liệu, nó là một trong những thiết bị vận hành cao cấp, chuyên nghiệp Bàn nâng chủ yếu được sử dụng để vận chuyển hàng hóa từ cấp độ này sang cấp độ khác, và nó có thể được lắp đặt trên mặt đất hoặc trong hố âm.

Sử dụng để có thể thực hiện công việc di chuyển các thùng, linh kiện hàng hóa tại các nhà máy, xưởng sản xuất,… tới xe tải hay những vị trí cần thiết.

Dùng bàn nâng thủy lực để di chuyển, nâng hạ ác loại cây cảnh một cách nhẹ nhàng và đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Dùng để di chuyển đồ vật trong nhà, cá thiết bị máy móc,… cần thiết Ngoài ra, sản phẩm còn dùng để nâng hạ xe máy để tiện dụng cho việc sửa chữa,…

CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BÀN NÂNG THUỶ LỰC DÙNG ĐIỆN

Khái niệm

Bàn nâng thuỷ lực là một bệ xử lý cho phép nâng, hạ hoặc đưa hàng lên một độ cao nhất định Bàn nâng có khả năng nâng được tải trọng từ vài kg đến vài tấn, vài mét Chuyển động nâng – hạ chủ yếu nhờ hệ thống xi lanh thuỷ lực

Bàn nâng là lựa chọn thay thế cho thang máy tải hàng Chúng được sử dụng rất phổ biến trong các công xưởng và hầm để xe Với bàn nâng thuỷ lực, người dùng sẽ tiết kiệm được tối đa sức lực và nâng cao hiệu quả trong công việc Từ đó nâng cao doanh thu cho cơ sở và doanh nghiệp.

Phân loại bàn nâng thủy lực

Với những ưu điểm vượt trội của mình trong việc hỗ trợ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bàn nâng thủy lực ngày càng trở nên phổ biến hơn trên thị trường với những loại sau đây:

 Bàn nâng tay thủy lực

 Bàn nâng tay thủy lực là loại bàn nâng tay cơ học, hoạt động dựa trên lực từ chân kích thủy lực để nâng mặt bàn lên cao và tiến hành mở van xả ở tay cầm để hạ bàn xuống.

 Loại bàn nâng này thường được dùng ở các nhà vườn để nâng hạ chậu cây cảnh, hoặc ở các xưởng sản xuất cơ khí để nâng hạ các loại máy móc.

 Bàn nâng thủy lực điện

Bàn nâng thủy lực điện được chia thành hai nhóm đó là bàn nâng cố định và bàn nâng di chuyển.

 Bàn nâng cố định: Là loại bàn nâng thủy lực điện được lắp cố định tại một vị trí nhất định Loại bàn nâng này có thể nâng được những vật có khối lượng lớn lên cao rất dễ dàng, chiều cao nâng tối đa lên đến 10m.

 Bàn nâng di chuyển: Là loại bàn nâng thủy lực điện hoạt động dựa vào nguồn điện và có thể di chuyển được thông qua việc kéo, đẩy bằng tay. Loại bàn nâng này chỉ phù hợp để nâng hạ các kiện hàng có khối lượng nhẹ và có thể di chuyển trên quãng đường ngắn.

Ngoài ra, đôi khi người ta sẽ phân loại bàn nâng thủy lực theo vật thể nâng hoặc trọng lượng nâng:

 Bàn nâng thủy lực ô tô

 Bàn nâng thủy lực xe máy

 Bàn nâng thủy lực 300kg

 Bàn nâng thủy lực 1 tấn

 Bàn nâng thủy lực 4 tấn

Cấu tạo của bàn nâng thủy lực

Bàn nâng thủy lực được cấu thành từ 5 bộ phận chính bao gồm: bộ khung nâng, mặt bàn nâng, hệ thống thủy lực và hệ thống bánh xe Mỗi bộ phận của bàn nâng thủy lực đều đảm nhận một vai trò và chức năng riêng Cụ thể như sau:

Bộ khung nâng gồm các thanh nâng sắp xếp thành hình chữ X, đảm nhiệm chức năng đẩy lên hoặc xuống mặt bàn nâng Thanh chữ X được làm bằng sắt sắt hộp với độ dày 250mm chiều dài 970mm chiều rộng 550 mm để sản xuất bộ khung nâng nhằm đảm bảo khả năng chịu lực, chắc chắn và an toàn khi làm việc. Để khung chữ X chịu được trong tải >300 kg thì khung chữ X của đế nâng thủy lực sẽ bao gồm 4 thanh thép có cùng kích thước và được gắn với nhau tại tâm bằng các bulông

• Trên các thanh thép vuông đó, sẽ được đặt một tấm thép dày để tạo thành bề mặt nâng hạ.

• Phía dưới khung chữ X có các bộ phận thủy lực, bao gồm, xi lanh và các ống dẫn dầu.

Mặt bằng nâng

Bộ phận này là nơi đặt và giữ đồ để không rơi xuống khi bàn nâng làm việc. Mặt bằng các bàn nâng đều làm từ thép tổng hợp Để chịu được trọng lượng >300 kg và tối ưu không gian chứa thì chúng em đã lựa chọn kích thước mặt bàn: chiều dài 1000 mm - chiều rộng 500 mm chiều cao 60 mm – độ dày 4 mm.

Bộ phận thủy lực

Bộ thủy lực là trung tâm của thiết bị nâng hạ gồm có 1 xy lanh thủy lực dài đặt ở giữa Một đầu sẽ gắn với các thanh nâng và một đầu nối với cần bơm Vì thế mà nhiều nơi, người ta gọi nó là cầu nâng thủy lực.Với bàn nâng thủy lực có trọng tải 300kg thì chúng em sử dụng xi lanh có chiều dài max là 550 mm và bán kính là

120 mm Đây là loại xi lanh sử dụng chất lỏng (thường là dầu thủy lực) để tạo ra lực đẩy và lực hút, giúp bàn nâng thực hiện các hoạt động nâng và hạ hàng hóa một cách nhanh chóng và an toàn.

Xi lanh thủy lực là một bộ phận quan trọng trong hệ thống nâng của bàn nâng thủy lực Nó được thiết kế để đưa dầu thủy lực hoạt động qua đường ống, điều khiển van để tạo ra lực đẩy và lực hút tại các đầu nối của xi lanh Với lực đẩy của xi lanh, bàn nâng có thể nâng và di chuyển hàng hóa theo các hướng khác nhau.

Có nhiều lý do để sử dụng xi lanh thủy lực trong bàn nâng Tính năng này có độ tin cậy và ổn định cao, vì nó không bị ảnh hưởng bởi áp lực, nhiệt độ hoặc hướng áp lực khi vận hành Điều này giúp giảm thiểu mức độ hư hỏng và giúp bàn nâng hoạt động một cách đáng tin cậy.

Ngoài ra, xi lanh thủy lực cũng có độ bền và tuổi thọ cao, không cần bảo trì thường xuyên và rất ít khi gặp sự cố kỹ thuật trong quá trình sử dụng Tất cả những đặc điểm này giúp xi lanh thủy lực trở thành một lựa chọn tốt cho bàn nâng thủy lực, đặc biệt là với bàn nâng thủy lực trọng tải 300 kg.

3.5.1 Cấu tạo của xi lanh

- Ống xi lanh Ống xi lanh của xi lanh thủy lực là một bộ phận có hình trụ tròn liền mạch. Ngoài tên gọi là ống xi lanh thì nó còn có tên gọi là thùng xi lanh Chức năng chính của ống xi lanh là chứa đựng và giữ áp suất của xi lanh.

Ngoài ra thì ống xi lanh cũng chính là nơi chứa piston Ông được thiết kế mài nhẵn, mịn nhằm tạo bề mặt có thể đạt độ hoàn thiện rơi vào trong khoảng từ 4 đến

Phần đế của xi lanh thủy lực điện có nhiệm vụ đi kèm với buồng áp suất ở một đầu Đế xi lanh được thiết kế nối liền với thân xi lanh bằng cách gắn bulong, thanh tie hoặc hàn xì Phần để (nắp) xi lanh và ống xi lanh được nối bằng Seal tĩnh Chúng ta có thể dựa vào thông số của ứng suất uốn để xác định kích thước của nắp xi lanh.

- Đầu xi lanh Đầu xi lanh thủy lực hay Cylinder head đảm nhận chức năng đi kèm với buồng áp suất ở phía đầu còn lại Đầu xi lanh được nối với xi lanh thông qua các bu lông hoặc thanh tie. Ở giữa đầu xi lanh và ống xi lanh có lắp o- ring Tùy thuộc vào loại xi lanh thủy lực mà trên đầu xi lanh có thể chứa niêm phong que thích hợp hoặc một tuyến niêm phong.

Hình 3.6 Hình ảnh mô phỏng xi lanh

Pít tông hay Piston là chi tiết vô cùng quan trọng trong hệ thống xi lanh thủy lực Nhiệm vụ chính của piston là thực hiện phân tách các vùng áp lực bên trong ống xi lanh Thông thường các nhà sản xuất sẽ tiến hành gia công piston sao cho phù hợp với các phốt, seal, kim loại đàn hồi Theo đó, tùy theo thiết kế mà con dấu (seal) có thể ở dạng đơn hoặc kép.

Các piston của xi lanh được đều được gắn với thanh piston thông qua bulong. Đặc biệt các bạn cần lưu ý rằng: Sự chênh lệch về áp suất ở hai bên thân của piston sẽ khiến cho ống xi lanh giãn ra và rút lại.

3.5.2 Nguyên lý hoạt động của xi lanh thủy lực

Trong hệ thống thủy lực một xilanh cần bơm thủy lực sẽ thực hiện việc bơm dầu vào trong van phân phối Khi một lực được áp dụng vào bề mặt của chất lỏng trong xylanh, chất lỏng sẽ được đẩy lên đến đầu của xylanh Đầu đó có diện tích khác nhau, do đó lực đẩy trên đầu của xylanh cũng sẽ khác nhau Nếu diện tích của đầu nhỏ hơn, áp suất lớn hơn và lực đẩy cũng lớn hơn Ngược lại, nếu diện tích của đầu lớn hơn, áp suất thấp hơn và lực đẩy cũng nhỏ hơn.

Sử dụng điện để điều khiển van xả, chất lỏng sẽ được đẩy đến đầu xylanh nhỏ hơn để tạo ra lực đẩy cần thiết Khi van xả được mở, chất lỏng sẽ được tháo ra khỏi xylanh, áp suất giảm và lực đẩy cũng giảm.

Trong xylanh thủy lực, lực đẩy được truyền từ đầu xylanh đánh lên đối tượng mà nó được sử dụng để nâng hoặc đẩy Việc tăng hoặc giảm lực đẩy được thực hiện bằng cách thay đổi diện tích của đầu xylanh

Hệ thống bánh xe

Hệ thống bánh xe lắp cho bàn nâng hạ thủy lực có khả năng xoay chuyển 4 chiều, linh hoạt và chắc chắn Những bánh xe này sẽ giúp việc di chuyển bàn nâng trên đường được thuận lợi và theo yêu cầu của người điều khiển Từ đó, quá trình vận chuyển, nâng hạ hàng hóa dễ dàng, nhanh hơn. Để chịu được trọng tải của bàn nâng thủy lực > 300kg chúng em đã lựa chọn bánh xe có:

- Kích thước: 200 x 50 x 197mm ( đường kính x bề mặt tiếp xúc x chiều cao).

- Lõi được từ Gang đúc, có kết cấu chịu được tải trọng cao, có dập nổi thương hiệu và thông số kích thước phía mặt hông có thể chịu tải trên 300 kg

- Vỏ được làm từ chất liệu PU công nghiệp, có độ dai và chịu chống mài mòn cao.

- 2 Bánh xe trước có thêm hệ thống phanh để giữ cho bàn nâng được cố định

Hình 3.9: Hệ thống bánh xe

Hệ thống điện và động cơ

Vỏ tử điện là một trong những thiết bị không thể thiếu trong các công trình dân dụng và công nghiệp Nó được dùng để lắp đặt và bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt dòng điện và các thiết bị điều khiển và còn là nơi đấu nối phân phối điện cho các công trình đang hoạt động nhằm đảm bảo cách ly những thiết bị mang điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành sử dụng Vỏ tủ điện thường có cậu tạo chung là hình chữ nhật hoặc vuông đứng, với mọi kích thước tùy theo yêu cầu của người sử dụng.

Vật liệu cấu thành của vỏ tủ điện thường là tôn tấm có độ dày từ 0.8mm- 2.0.mm, với bề mặt được sơn tĩnh tiện Về màu sắc thì cũng rất đa dạng tùy theo nhu cầu của người sử dụng mà nhà sản xuất có thể sơn màu theo đơn đặt hàng. Trên thị trường thì thường phổ biến hai loại chính là sơn bóng hoặc sơn sần với các màu ghi sáng hoặc màu kem.

Hình 3.11: Dầu thủy lực DHPETROL là Dầu thủy lực chống mài mòn được sản xuất từ dầu gốc có chỉ số độ nhớt cao với các phụ gia chống mài mòn, chống oxít hóa, chống ăn mòn và chống tạo bọt tốt nhằm bảo vệ tối đa các động cơ và hệ thống thủy lực ƯU ĐIỂM:

• Dầu đa dụng, rất tốt cho nhiều sử dụng khác nhau.

• Chất chống oxit hóa giúp ngăn ngừa sự kết đặc của dầu.

• Bảo vệ chống mài mòn và trầy xước trong bơm thủy lực.

• Ức chế bọt ngăn ngừa hiện tượng bong bóng khí trong bơm.

Hình 3.12: ác quy Các thông số của ác quy

 Xuất sứ: 100% nhập khẩu Hàn Quốc - KOREA

 Tên gọi: ắc quy AtlasBX MF 50B24LS (12V-45AH)

 Kích thước ( Dài x Rộng x Cao): 234 x 127 x 200 x 220mm

 Dạng ắc quy : miễn bảo dưỡng ( MF)

 Loại ắc quy: Axit chì.

 Cọc loại: Cọc nhỏ, cọc trái

 Kí hiệu : MF50B24LS theo tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản.

Hình 3.13: động cơ thủy lực

CHI TIẾT THÔNG SỐ Động cơ 0.8 kw -12VDC- 3300v/p

Bơm thủy lực bánh răng 1.3 cc

Thùng chứa dầu 10l Áp suất tối đa 230Bar Áp suất làm việc 150Bar

Kích thước (dài x rộng x cao) 500 x 240 x 220mm

Cấu tạo Bộ nguồn thủy lực 12V

• Van điều khiển điện từ

Hình 3.14 Các bộ phận của bơm thủy lực

Công thức tính toán

Để có các thông số về tính toán xi lanh thủy lực, trước tiên chúng ta định nghĩa các thuật ngữ, ký hiệu liên quan:

– D : Đường kính trong ống xi lanh (mm)

– s : Khoảng hành trình làm việc của xi lanh hay còn gọi là khoảng chạy của cán xi lanh (mm)

– A : Diện tích làm việc của xi lanh (cm2)

– P : áp suất làm việc (bar)

– Q : lưu lượng cấp vào xy lanh ( lít/ phút)

– X : Thể tích của buồng xy lanh

– T : Thời gian xy lanh chạy hết hành trình

– v : Vận tốc chuyển động của piston (m/s)

– L : hành trình của xy lanh. Để hiểu cặn kẽ cách tính các thông số xilanh thủy lực chúng ta cần nắm 2 kiến thức căn bản sau:

Chất lỏng không bị nén và tác dụng lên mọi bề mặt chứa nó Áp suất (P) là lực tác dụng sinh ra trên 1 đơn vị diện tích (Ví dụ: P = 150 Kg/cm2 tức là lực tác dụng trên 1 cm2 sẽ là 150 kg)

Vậy muốn tính lực của xi lanh thủy lực = diện tích bề mặt (A1, A2) x Áp suất luc thuy luc huu ich

Lực đẩy (lực ép) xi lanh = P x A1

Lực thu về (lực kéo) xi lanh = P x A2

THIẾT KẾ MÔ HÌNH

Chi tiết thông số kỹ thuật của bàn nâng

Chiều cao nâng tối đa: 1000 mm

Chiều cao hạ thấp nhất : 450 mm

Ưu điểm và hạn chế

Nhờ vào việc sử dụng nguyên lý thủy lực mà bàn nâng hàng có rất nhiều ưu điểm:

1 Truyền động được công suất cao và lực lớn, (nhờ các cơ cấu tương đối đơn giản, hoạt động với độ tin cậy cao nhưng đòi hỏi ít về chăm sóc, bảo dưỡng).

2 Điều chỉnh được vận tốc và vô cấp, đảo chiều dễ dàng, (dễ thực hiện tự động hoá theo điều kiện làm việc hay theo chương trình có sẵn).

3 Mô men khởi động lớn.

4 Kết cấu gọn nhẹ, vị trí của các phần tử dẫn và bị dẫn không lệ thuộc nhau.

5 Có khả năng giảm khối lượng và kích thước nhờ chọn áp suất thủy lực cao.

6 Nhờ quán tính nhỏ của bơm và động cơ thủy lực, nhờ tính chịu nén của dầu nên có thể sử dụng ở vận tốc cao mà không sợ bị va đập mạnh (như trong cơ khí và điện).

7 Dễ biến đổi chuyển động quay của động cơ thành chuyển động tịnh tiến của cơ cấu chấp hành.

8 Dễ đề phòng quá tải nhờ van an toàn.

Thiết bị bàn nâng thủy lực có công dụng nâng hạ hàng vô cùng hiệu quả như trong nội dung đã được trình bày trên Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm của thiết bị là những mặt hạn chế mà người mua hàng cần quan tâm và xem xét mức

-Thiết bị sử dụng mặt bàn nâng trực tiếp mà không có càng nâng như các dòng xe nâng Vì vậy, khi vận chuyển hàng, người sử dụng phải tốn công vác trực tiếp hàng hóa lên mặt bàn.

-Chiều cao nâng và trọng tải nâng của thiết bị cũng phần nào bị hạn chế hơn với các dòng bàn nâng điện hay xe nâng khác.

Sơ đồ đấu nối điện

Hình 4.1: sơ đồ đấu điện

Bản vẽ kích thước

 Bản vẽ kích thước xilanh

Hình 4.2: kích thước xi lanh

 Bản vẽ kích thước khung

Hình 4.3: kích thước khung chữ X

 Bản vẽ kích thước mặt bàn

Hình 4.4: kích thước mặt bàn

 Bản vẽ kích thước chân bàn nâng

Hình 4.5 kích thước mặt đế

 Bản vẽ kích thước bàn nâng

Hình 4.6: bản vẽ kích thước bàn nâng

Quy trình thực hiện

Để gắn bàn nâng thủy lực động cơ điện đúng cách, bạn phải tuân theo các bước thực hiện với thứ tự chính xác Sau đây là các bước thực hiện tuần tự để lắp bàn nâng thủy lực cơ điện:

Xác định vị trí đặt bàn nâng và lắp khung chân bàn: Trước hết, bạn cần xác định vị trí cần đặt bàn nâng và lắp khung chân bàn theo đúng kích thước, sử dụng các bộ phận khóa và chốt cài đặt.

Ghép các bộ phận của bàn nâng: Bắt đầu từ các khung thành, bạn sẽ lắp các bộ phận khác của bàn nâng như thanh vuông, bánh xe và chốt cài đặt sử dụng các công cụ cầm tay.

Chơi nhanh hệ thống nâng thủy lực: Bạn sẽ lắp ráp các bộ phận của hệ thống nâng thủy lực như xilanh nâng, van thủy lực và ống dẫn và sử dụng các dụng cụ và vật liệu cần thiết như bu lông, ống thép, keo dán, keo dán và keo silicone để kết nối các bộ phận với nhau.

Kiểm tra và bảo dưỡng: Cuối cùng, bạn cần kiểm tra và bảo dưỡng bàn nâng thủy lực động cơ Bạn cần kiểm tra tất cả các kết nối và đảm bảo rằng không có rò rỉ Ngoài ra, bạn cần đảm bảo dưỡng hệ thống thủy lực định kỳ để đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn.

Sau khi lắp ghép một số bộ phận cơ bản của bàn nâng cấp, bạn cần hướng tới việc lắp động cơ điện vào vị trí cần thiết Sau khi lắp động cơ, bạn cần lưu ý đến việc kết nối các dây điện để đảm bảo mức độ an toàn và hiệu quả của bàn nâng. Dưới đây là một số bước thực hiện từng bộ phận khi lắp động cơ cho bàn nâng thủy lực:

Vỏ bảo vệ và giá đỡ động cơ: Đầu tiên, bạn cần gắn vỏ và giá đỡ động cơ trên bàn nâng Shell và giá đỡ này có chức năng giữ động cơ và bảo vệ chúng trong quá trình vận hành của dự án.

Kết nối tải trọng giữa động cơ với bàn nâng: Sau đó, bạn cần kết nối tải trọng giữa động cơ với bàn nâng bằng cách sử dụng bu lông và đai ốc Vị trí và cách kết nối phụ thuộc vào nhà sản xuất động cơ và nâng cao.

Kết nối dây điện: Bạn cần kết nối dây điện với động cơ và khớp nối pin với đường dây bảo vệ và sử dụng khớp nối dây điện để đảm bảo rằng dây điện không bị rối loạn.

Lắp đặt hệ thống thủy lực Hệ thống này bao gồm bơm thủy lực, van thủy lực và ống dẫn Bạn sẽ sử dụng các ống dẫn và các điều kiện phụ để kết nối các bộ phận với nhau. Điều chỉnh thiết lập thủy lực: Bơm thủy lực có chức năng tạo ra áp lực thủy lực, cung cấp năng lượng cho hệ thống thủy lực Trước khi bắt đầu lắp ráp, bạn cần đảm bảo rằng bộ chuyển đổi phù hợp với điện áp và dòng điện của nguồn điện cung cấp và được lắp đặt đúng cách trên các khung bàn nâng cấp Sau đó, nối ống dẫn và khớp nối với bơm thủy lực bằng cách sử dụng ống dẫn, đồng hồ đo áp lực và bộ giảm chấn.

Vận hành van thủy lực vào khung: Bạn cần lắp van thủy lực vào khung bàn nâng và kết nối van thủy lực với ống dẫn bằng các kết nối ren và bộ giảm chấn.Ngoài ra, bạn nên kiểm tra kết nối và đảm bảo rằng không có rò rỉ trong hệ thống. Kết nối các bộ phận thủy lực: Kết nối các ống dẫn từ van thủy lực đến các thiết bị khác như xilanh nâng, đầu nối và bộ lọc Trong quá trình kết nối các bộ phận, cần đảm bảo rằng các ống dẫn không bị cong vênh, và mỗi kết nối được sắp xếp và bảo vệ bằng các vật liệu

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

Khi có lực tác động của nút ấn điều khiển, đông cơ và bơm sẽ chạy bơm dầu vào xilanh trục nâng thủy lực của máy dưới áp suất lớn, tăng dần của dầu sẽ từ từ đẩy bàn nâng lên cao Việc điều khiển hạ thì chỉ cần bóp hoặc vặn van xả để đưa dòng dầu hồi về thùng chứa, sau đó bàn nâng cơ khí sẽ hạ từ từ về vị trí mong muốn.

Quy trình sử dụng bàn nâng và lưu ý

4.7.1 Quy trình sử dụng bàn nâng Để kích nâng mặt bàn lên, dùng chân đạp cần thủy lực để kích mặt bàn đi lên. Khi cần hạ mặt bàn, bóp phanh hạ ngay tại tay cầm để đưa mặt bàn xuống độ cao mong muốn Hướng dẫn sử dụng bàn nâng thủy lực chỉ với một vài thao tác đơn giản này Ngoài ra, để thiết bị làm việc ổn định lâu dài, thì người sử dụng nên lưu ý những điều sau.

-Không đặt hàng hóa có khối lượng lớn hơn khối lượng hàng cho phép của nhà sản xuất Nếu đặt hàng hóa quá trọng tải thường xuyên thì mặt bàn nâng sẽ bị cong vênh do chịu áp lực lớn trực tiếp xuống mặt bàn Và trục thủy lực làm việc quá công suất sẽ bị hỏng hóc các bánh gioăng cũng như phớt Quá trình làm việc sẽ không diễn ra hiệu quả.

-Không đặt lệch hàng hóa sang một phía mặt bàn Tâm áp lực cần trùng với tâm tải của mặt bàn Để quá trình nâng hạ cũng như di chuyển hoạt động tốt nhất. -Không tự ý điều chỉnh các thông số ban đầu của bàn nâng thủy lực, giữ nguyên thông số cũng như các bộ phận như ban đầu.

-Không để bất kỳ vật cản nào trên thanh nâng, khiến kẹp díp gây cản trở quá trình nâng hạ thanh càng

THI CÔNG, LẮP ĐẶT MÔ HÌNH

Thi công phần khung cơ khí

Hình 5.1: Quá trình thi công bàn nâng

Hình 5.2: Quá trình thi công bàn nâng

Hình 5.3: Quá trình thi công bàn nâng

Hình 5.4: Quá trình thi công bàn nâng

Hình 5.5 : Quá trình thi công bàn nâng

Hình 5.6 : Quá trình thi công bàn nâng

HÌnh 5.7 Quá trình thi công bàn nâng

Hình 5.8 : Quá trình thi công bàn nâng

Hình 5.9: Quá trình thi công bàn nâng

Hình 5.10: Quá trình thi công bàn nâng

Hình 5.11: Quá trình thi công bàn nâng

Thi công phần điện

Hình 5.13 kết nối bình ác quy

Hình 5.14: đấu nối động cơ

Ngày đăng: 20/05/2023, 08:15

w