MỤC LỤC1DANH MỤC HÌNH ẢNH3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT6LỜI NÓI ĐẦU71. Mục đích thực tập tốt nghiệp72. Nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp7CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ Ô TÔ SÀI GÒN TSUSHO (TOYOTA HÙNG VƯƠNG TTSAMCO)81.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Dịch vụ Ô tô Sài Gòn Toyota Tsusho81.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty81.1.2 Sứ mệnh91.1.3 Định hướng phát triển101.1.4 Sơ đồ tổ chức101.1.5 Chức năng của các phòng ban101.1.6 Lĩnh vực hoạt động121.2 Cơ sở hạ tầng131.2.1 Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ trong sửa chữa131.2.2 Khoang sửa chữa nhanh (EM)181.2.3 Khoang sửa chữa chung (GJ)191.2.4 Khoang kiểm tra lực phanh201.2.5 Khoang cân chỉnh góc đặt bánh xe211.2.6 Khoang đồng sơn221.2.7 Khoang rửa xe23CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI CÔNG TY242.1 Mục đích và yêu cầu thực tập242.1.1 Mục đích242.1.2 Yêu cầu thực tập242.1.3 An toàn lao động trong thực tập252.2 Các công việc thực thiện trong quá trình thực tập tại TTSAMCO272.2.1 Quy trình cân hơi bánh xe, bơm hơi bánh xe (Camry 2.5Q 2022)272.2.2 Quy trình cân bằng động bánh xe292.2.3 Quy trình vệ sinh lọc gió và lọc gió đều hòa322.2.4 Quy trình kiểm tra bình ắc quy ( Toyota Vios 2018)352.2.5 Quy trình thay nhớt và lọc nhớt (Toyota Vios 2018)372.2.6 Quy trình vệ sinh phanh đĩa trước (Toyota Innova 2016)412.2.7 Quy trình cân chỉnh góc đặt bánh xe462.2.8 Quy trình kiểm tra lực phanh của xe ( Toyota Vios 2020 E MT)492.2.9 Quy trình láng đĩa phanh và thay mới má phanh52CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ563.1 Kết quả đạt được trong quá trình thực tập563.1.1 Điểm mạnh:563.1.2 Hạn chế:563.2 Kiến nghị và đề xuất.573.2.1 Về công ty thực tập573.2.2 Chương trình giảng dạy của trường có phù hợp với công việc thực tế57DANH MỤC HÌNH ẢNHHình 1.1: Công ty TNHH Dịch vụ ô tô Sài Gòn Toyota TSUSHO (Trụ sở chính quận 6)8Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức và bố trí của TTSAMCO (FASTDO, 2023)10Hình 1.3: Phòng dụng cụ SST của Toyota Hùng Vương13Hình 1.4: Cầu nâng cắt kéo13Hình 1.5: Máy vệ sinh buồng đốt động cơ14Hình 1.6: Máy thu hồi tái chế nạp gas điều hòa Robinair ACM 300015Hình 1.7: Máy vệ sinh hệ thống lạnh AirCare của Toyota15Hình 1.8: Máy láng đĩa, vớt tăng bua Auto Pro Up DBLSTAR DLX16Hình 1.9: Máy cân bằng động bánh xe Hunter GSP970016Hình 1.10: Máy ra vào lốp xe Hunter TCX50517Hình 1.11: Khoang bảo dưỡng nhanh của Toyota Hùng Vương18Hình 1.12: Tủ dụng cụ bảo dưỡng và sửa chữa của khoang EM18Hình 1.13: Khoang sữa chữa chung của Toyota Hùng Vương (GJ)19Hình 1.14: Khoang kiểm tra lực phanh của xe tại Toyota Hùng Vương20Hình 1.15: Khoang cân chỉnh góc đặt bánh xe21Hình 1.16: Khoang chẩn đoán của Toyota Hùng Vương21Hình 1.17: Khu vực sửa chữa đồng22Hình 1.18: Khu vực sửa chữa sơn tại Toyota Hùng Vương22Hình 1.19: Khoang rửa xe tại Toyota Hùng Vương23Hình 2.1: Đồng phục tại xưởng sửa chữa chung25Hình 2.2: Đồng hồ bơm hơi và ống hơi27Hình 2.3: Cân hơi bánh xe, bơm hơi bánh xe28Hình 2.4: Bảng thông số áp suất lốp tiêu chuẩn của Toyota29Hình 2.5: Loại bỏ đá trên lốp và tiến hành cân bằng động30Hình 2.6: Vị trí mất cân bằng của vành bánh xe30Hình 2.7: Cặp đúng khối lượng chì vào vị trí mất cân bằng.31Hình 2.8: Tiến hành đảo lốp theo chiều mũi tên32Hình 2.9: Vị trí lọc gió động cơ xe Toyota Corolla Altis 201833Hình 2.10: Vị trí lọc AC trên xe Toyota Altis34Hình 2.11: Vệ sinh lọc gió và lọc đều hòa xe Corolla Altis34Hình 2.12: Hình ảnh kiểm tra ắc quy bằng máy test MDX P300 trên Toyota Vios 201836Hình 2.13: Phiếu kết quả sau khi kiểm tra bình sử dụng máy MDX P30037Hình 2.14: Vị trí lọc dầu động cơ và ốc xả nhớt động cơ của xe Vios 201839Hình 2.15: Tiến hành xả nhớt động cơ xe Toyota Vios 201839Hình 2.16: Thay lọc nhớt xe Toyota Vios 201840Hình 2.17: Bơm nhớt vào động cơ và theo dõi đồng hồ chỉ số nhớt40Hình 2.18: Các chi tiết của hệ thống phanh đĩa trước Innova 2016 (Càng di chuyển)41Hình 2.19: Dụng cụ vệ sinh phanh đĩa (Càng di chuyển)42Hình 2.20: Tháo ốc bánh xe Innova 201643Hình 2.21: Tháo bánh xe Innova 2016 và để lên xe để bánh xe43Hình 2.22: Tiến thành vệ sinh má phanh xe Innova 201644Hình 2.23: Vị trí bôi mỡ xám vào đệm chống ồn của má đĩa phanh44Hình 2.24: Siết lực bánh xe Innova 201645Hình 2.25: Đưa xe vào đúng vị trí của khoang cân chỉnh góc đặt46Hình 2.26: Gắn cảm biến vào 4 bánh xe Fortuner47Hình 2.27: Dụng cụ khóa vô lăng và cài thắng chân47Hình 2.28: Vị trí điều chỉnh độ chụm, góc Camber của xe Fortuner 201848Hình 2.29: Phiếu kết quả sau khi cân chỉnh góc đặt của xe Fortuner 201849Hình 2.30: Bảng trọng lượng các loại xe khi thử thắng tại Toyota Hùng Vương50Hình 2.31: Kiểm tra lực thắng hệ thống phanh trước xe Vios 2020 E50Hình 2.32: Kiểm tra lực hệ thống phanh sau và phanh tay xe Vios 2020 E51Hình 2.33: Kết quả kiểm tra lực thắng đạt yêu cầu của xe Vios 2020 E51Hình 2.34: Tháo chốt giữ phanh của xe Fortuner53Hình 2.35: Hình ảnh láng đĩa phanh của xe Fortuner54Hình 2.36: Ép piston phanh để thay thế má phanh trước xe Fortuner55
Mục đích thực tập tốt nghiệp
- Hệ thống hóa kiến thức đã học tại trường, từ đó vận dụng vào môi trường làm việc thực tế
- Thực tập tại doanh nghiệp, sinh viên có cơ hội tiếp cận đến các công nghệ mới nhất và các tiến bộ trong nghành ô tô.
- Học hỏi từ các chuyên gia và nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm, có thể tham gia vào các dự án thực tế để phát triển kỹ năng nghề nghiệp của mình.
- Hiểu rõ về các quy trình làm việc, cũng như cách thức hoạt động của doanh nghiệp.
- Giúp sinh viên xây dựng mạng lưới liên kết với doanh nghiệp và nhà sản xuất ô tô, cũng như tạo cơ hội cho việc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
- Phát triển kỹ năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả tại công ty hay ngoài tổ chức, áp dụng các kiến thức và phát triển kỹ năng nghề nghiệp.
Nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp
- Sinh viên cần phải học hỏi và áp dụng các kiến thức và kỹ năng đã được học trong trường vào công việc thực tế tại doanh nghiệp Sinh viên cần phải thực hành và rèn luyện kỹ năng để có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
- Sinh viên cần phải tuân thủ các quy định và quy trình tại doanh nghiệp.
- Tham gia vào quá trình bảo dưỡng và sửa chữa trực tiếp trên xe.
- Tìm hiểu về quy trình bảo dưỡng, sửa chữa và chẩn đoán các lỗi, hư hỏng trên xe.
- Nguyện vọng mong muốn tìm hiểu và học hỏi vị trí kỹ thuật viên sửa chữa chung Toyota (GJ).
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ Ô TÔ SÀI GÒN TSUSHO (TOYOTA HÙNG VƯƠNG -TTSAMCO)
Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Dịch vụ Ô tô Sài Gòn Toyota Tsusho
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Hình 1.1: Công ty TNHH Dịch vụ ô tô Sài Gòn Toyota TSUSHO (Trụ sở chính quận 6) 1
Công ty TNHH Dịch vụ ô tô Sài Gòn Toyota Tsusho (Toyota Hùng Vương – TTSAMCO) được thành lập từ tháng 12/1996 với tổng vốn đầu tư trên 3 triệu USD, liên doanh trực tiếp của tập đoàn Toyota Tsusho (Nhật Bản) với Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn Với hơn 20 năm uy tín trong ngành, Toyota Hùng Vương vinh dự được công nhận địa điểm đáng tin cậy và luôn nhận được niềm tin yêu, phản hồi tích cực từ khách hàng cùng nhiều giải thưởng uy tín từ Tập đoàn Toyota.
1 Hình ảnh Công ty TNHH Dịch vụ ô tô Sài Gòn Toyota TSUSHO trụ sở chính được chụp bởi bạn Võ Thái Tuấn.
Với phương châm “Hết lòng vì khách hàng” 2 , Toyota Hùng Vương không đơn thuần là nhà phân phối xe Toyota chính hãng, dịch vụ đúng chuẩn chất lượng mà trên hết là mong muốn trở thành bạn đồng hành cùng khách hàng và gia đình của khách hàng trong những hành trình an toàn, mang đến những trải nghiệm vượt trên cả sự mong đợi và đóng góp vì sự phát triển bền vững của cộng đồng.
Toyota Hùng Vương có 2 cơ sở:
+ Cơ sở chính: 26 Kinh Dương Vương, Phường 13, Quận 6, Tp HCM hoạt động từ 12/1996 với diện tích hơn 2.500 m 2 Tổng khoang sửa chữa, dịch vụ là 28 khoang gồm 15 khoang sửa chữa chung và 13 khoang đồng sơn.
+ Cơ sở Tân Tạo: 1135 Quốc Lộ 1A, KP 5, P Tân Tạo, Q Bình Tân, Tp HCM hoạt động từ 15/11/2015 với diện tích hơn 4.000 m 2 Tổng khoang sửa chữa, dịch vụ là 36 khoang với 11 khoang sửa chữa chung, 23 khoang đồng sơn và 2 khoang sơn công nghệ cao (Anon., 2018)
Với triết lý văn hóa Nhật thấm nhuần trong mọi hoạt động, Toyota Hùng Vương không chỉ mang đến những sản phẩm dịch vụ chất lượng, mà không ngừng cố gắng đóng góp vì sự phát triển bền vững chung của xã hội từ những hoạt động nhỏ nhất trên ba phương diện bao gồm an toàn, cộng đồng và môi trường để đảm bảo cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Công ty luôn quan tâm đến cộng đồng qua việc mang đến những giá trị thiết thực nhằm hỗ trợ những mảng đời bất hạnh thêm nghị lực, niềm tin vào cuộc sống nhiều niềm vui cũng như hoạt động liên quan giáo dục vì giáo dục là nền tảng căn bản cho sự phát triển của từng cá nhân gắn liền với xã hội.
2 Toyota Hùng Vương coi trọng sứ mệnh bảo đảm an toàn của khách hàng trên từng hành trình.
Toyota Hùng Vương hiểu rõ tầm quan trọng về sự an toàn đối với hành trình của khách hàng, luôn tập trung cao độ trong tất cả hoạt động từ phân phối xe chính hãng cho đến cung cấp các dịch vụ phụ kiện đi kèm phải đảm bảo đúng chuẩn từ tập đoàn Toyota, cũng như không ngừng kêu gọi, góp phần nâng cao ý thức khi tham gia giao thông (Anon., 2018)
Công ty luôn đưa ra những chiến lược mới nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn, lượng xe công ty bán ra và xe sử dụng dịch vụ của công ty cũng ngày càng tăng.
Luôn hỗ trợ, khuyến khích kỹ thuật viên tham gia các khóa học để nâng cao tay nghề, cập nhật kiến thức và thông tin của các công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng và của thị trường (Anon., 2018)
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức và bố trí của TTSAMCO (FASTDO, 2023)
1.1.5 Chức năng của các phòng ban Đại hội đồng cổ đông: Là tổ chức đưa ra các quyết định quan trọng trong công ty và đồng thời cũng là tổ chức bầu ra hội đồng quản trị và ban kiểm soát.
Tổng giám đốc: Người có trách nhiệm cao nhất do đại hội đồng cổ đông tín nhiệm bầu chọn, có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Tổng giám đốc chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh phát triển của công ty, cũng như ký kết các hợp đồng với khách hàng. Phó tổng giám đốc: tập trung mọi quyền hành và ra quyết định, trợ giúp giám đốc khi được ủy quyền, trực tiếp chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và là người chịu trách nhiệm trực tiếp về hiệu quả hoạt động của công ty với tổng giám đốc.
Ban kiểm soát: Chịu trách nhiệm về việc giám sát mọi quyết định và hoạt động của công ty
Bộ phận dịch vụ: Thực hiện các hợp đồng về dịch vụ về bảo dưỡng và sửa chữa cho khách hàng Tiến hành kiểm tra toàn bộ đối với những chiếc xe cho khách hàng mua xe, tiến hành bảo hành cho các xe đã mua của xí nghiệp trong thời hạn bảo hành, đồng thời cũng tham gia vào các hoạt động khuyến mãi của xí nghiệp đề ra cho các xe Toyota và bảo dưỡng Thiết lập các hợp đồng sửa chữa và cung cấp các phụ tùng chính hiệu của Toyota.
Bộ phận kinh doanh: Tham mưu cho Giám Đốc về lĩnh vực kinh doanh xe ô tô mới, đề xuất cho Giám Đốc ký kết các hợp đồng kinh tế về tiêu thụ xe Phòng có trách nhiệm trong công tác nghiên cứu thị trường ở các lĩnh vực kinh doanh xe, phối hợp với các phòng ban liên quan thực hiện các hoạt động kích thích tiêu thụ như quảng cáo, khuyến mãi, đề xuất các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ xe và mở rộng thị trường Ngoài ra, phòng còn có trách nhiệm đôn đốc và theo dõi việc thu hồi các công nợ từ những khách hàng chưa thanh toán đủ tiền mua xe cho xí nghiệp Phòng kinh doanh còn thực hiện nhiệm vụ thống kê bán hàng, tổ chức và thực hiện việc bảo quản, bàn giao và trưng bày xe.
Bộ phận tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm trực tiếp và tham mưu cho Tổng Giám Đốc về các lĩnh vực tài chính kế toán để quản lý tài chính công ty Bên cạnh đó, bộ phận này còn thưc hiện các chuyên môn nghiệp vụ, quản lí tài sản nguồn vốn công ty, thực hiện các báo cáo tài chính định kỳ theo qui định của Bộ Tài Chính.
Hướng dẫn các phòng ban liên quan, các đối tác về các thủ tục thanh toán, quyết toán để đảm bảo cho hoạt động tài chính của xí nghiệp được thông suốt hiệu quả.
Bộ phận phụ kiện: Nhằm đảm bảo phụ kiện cung cấp cho bên trong đại lý và cung cấp bên ngoài
Cơ sở hạ tầng
1.2.1 Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ trong sửa chữa
- Phòng dụng cụ SST tại Toyota Hùng Vương:
Hình 1.3: Phòng dụng cụ SST của Toyota Hùng Vương
Dụng cụ SST là dụng cụ chuyên dùng sẽ có những dụng cụ đặc biệt như: Cần siết lực cỡ lớn, các loại tuýp cỡ lớn, hộp dụng cụ súc kim phun của động cơ sử dụng diesel và động cơ sử dụng xăng, máy kiểm tra ắc quy, …
Hình 1.4: Cầu nâng cắt kéo
Cầu nâng: là thiết bị chuyên dụng được dùng hầu hết tại các garage, hãng xe hoặc các tiệm phun rửa Thiết bị này có chức năng giúp nâng xe lên và hạ xuống một cách dễ dàng, đảm bảo tính an toàn và giúp hỗ trợ công việc rất nhanh chóng, chuyên nghiệp cho các kĩ thuật viên ở xưởng nói chung.
- Máy làm sạch muội cacbon buồng đốt H- 368:
Hình 1.5: Máy vệ sinh buồng đốt động cơ
Máy vệ sinh buồng đốt: là thiết bị hoạt động theo nguyên lý điện phân Tức là máy sẽ tách khí Hydro và Oxy từ dung dịch điện phân, sau đó đưa Hydro thẳng vào buồng đốt động cơ lúc đang nổ Tại đây, Hydro sẽ khiến cho quá trình nổ diễn ra mạnh hơn nhằm làm bung các muội Cac-bon bám trên thành buồng đốt rồi đẩy ra ngoài theo đường ống xả Lượng khí Hydro và Oxi thu được từ quá trình điện phân được đưa vào buồng đốt của động cơ và lại được đốt cháy tạo thành nước Quá trình cháy tạo ra nhiệt lượng cao với nhiệt độ lên đến 2700 o C lớn hơn nhiệt lượng tòa ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu thông thường (xăng, dầu) Đó là xúc tác giúp đốt cháy triệt để các muội Cacbon trong động cơ và được đẩy dần ra ngoại cùng với khí xả (JAC GIANG HOAI MOTORS , 2018)
- Máy thu hồi tái chế nạp gas điều hòa Robinair ACM 3000:
Hình 1.6: Máy thu hồi tái chế nạp gas điều hòa Robinair ACM 3000
Máy thu hồi tái chế và nạp Gas điều hòa Robinair ACM 3000 có tất cả các chức năng và hiệu năng cần thiết cho việc sử dụng chuyên nghiệp với hệ thống điều hòa không khí ô tô R134A Máy có chức năng thực hiện tự động phục hồi, tái chế và nạp gas máy lạnh ô tô và đảm bảo cung cấp đủ gas cho hệ thống điều hòa xe ô tô hoạt động tốt, hiệu quả Bên cạnh đó Robinair ACM 3000 có bảng tùy chọn bằng màn hình tùy chọn có sẵn cho một báo cáo hoạt động chi tiết (Tuca , 2021)
- Máy vệ sinh hệ thống lạnh AirCare của Toyota:
Hình 1.7: Máy vệ sinh hệ thống lạnh AirCare của Toyota
Phương pháp mới sử dụng máy tự động, trong đó thiết bị phun chuyện dụng được thiết kế góc phun tiêu chuẩn đảm bảo di chuyển nhẹ nhàng trên toàn bộ diện tích giàn lạnh với áp lực phun được kiểm soát trong tiêu chuẩn hoàn toàn không làm hư hại các lá tản nhiệt Công nghệ được đánh giá cao về hiệu quả làm sạch cũng như độ an toàn cho sức khỏe con người vì sử dụng hóa chất chính hãng đã qua kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn Toyota, kèm theo chu trình chạy nước để rửa sạch toàn bộ hóa chất và các chất bẩn còn sót lại trên giàn lạnh (AUTONGON, 2017)
- Máy láng đĩa, vớt tăng bua Auto Pro Up DBL-STAR DLX:
Hình 1.8: Máy láng đĩa, vớt tăng bua Auto Pro Up DBL-STAR DLX
Láng bề mặt đĩa phanh, tăng trống là công cụ vô cùng hiệu quả nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh tiếng ồn và rung khi người lái đạp phanh xe Nó cũng góp phần kéo dài tuổi thọ của hệ thống phanh nhờ việc căn chỉnh lại độ dày tổng thể của toàn bộ đĩa phanh.
- Máy cân bằng động bánh xe Hunter GSP9700:
Hình 1.9: Máy cân bằng động bánh xe Hunter GSP9700
Máy cân bằng động hay còn gọi là máy cân mâm ô tô với chức năng cân bằng lại bánh xe Khi xe chạy với tốc độ cao mà mất cân bằng, thì sẽ dẫn đến hỏng trục,bánh xe dễ bị lắc, gây khó chịu cho người ngồi trong xe
Cân bằng động bánh xe là một trong những công tác cơ bản trong việc nâng cao chất lượng vận hành tổng thể của một chiếc xe hiện đại Tuy nhiên, việc cân bằng động bánh xe còn tùy thuộc vào phân cấp thấp Sử dụng máy cân bằng động lốp để cân bằng lại bánh xe, tránh sốc cho xe (Trung tâm dịch vụ lốp xe Bridgestone, 2016)
- Máy ra vào vỏ Hunter TCX505:
Hình 1.10: Máy ra vào lốp xe Hunter TCX505
Sử dụng máy ra vào lốp sẽ bảo vệ tốt hơn cho lazang và lốp xe so với phương thức thủ công, khách hàng sẽ luôn tin tưởng dịch vụ tại Toyota Hùng Vương, máy ra vào lốp Hunter được chứng minh tiết kiệm tối thiểu 60% thời gian và 40% công sức so với làm việc thủ công, có thể sử dụng ít nhân viên hơn mà vẫn đảm bảo công việc được hoàn thành nhanh chóng.
1.2.2 Khoang sửa chữa nhanh (EM)
Hình 1.11: Khoang bảo dưỡng nhanh của Toyota Hùng Vương
Hình 1.12: Tủ dụng cụ bảo dưỡng và sửa chữa của khoang EM
Khoang bảo dưỡng nhanh của Toyota được gọi là “Express Maintenance” hoặc
“Toyota Express Maintenance” Đây là dịch vụ bảo dưỡng xe nhanh chóng, được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn hơn so với dịch vụ bảo dưỡng thường Dịch vụ này bao gồm những công việc cơ bản như thay dầu, kiểm tra và thay lọc gió, kiểm tra và bơm lốp, kiểm tra hệ thống phanh, đèn chiếu sáng,
1.2.3 Khoang sửa chữa chung (GJ)
Hình 1.13: Khoang sữa chữa chung của Toyota Hùng Vương (GJ)
Khoang sửa chữa chung của Toyota Hùng Vương được trang bị các công cụ cần thiết để thực hiện các công việc sửa chữa và bảo dưỡng xe ô tô Các công việc cụ thể được thực hiện tại khoang sửa chữa này có thể bao gồm: Kiểm tra và chẩn đoán sự cố kỹ thuật trên ô tô, bao gồm cả động cơ, hộp số, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống điện và điều hòa không khí Thay thế các linh kiện và phụ tùng của xe, bao gồm cả lọc dầu, lọc khí, lọc gió, đĩa phanh, bộ ly hợp, bơm nhiên liệu, buồng đốt, bộ phận treo,…Thực hiện các dịch vụ bảo dưỡng định kỳ, bao gồm thay dầu động cơ, kiểm tra và bảo trì hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống điện và điều hòa không khí Kiểm tra và sửa chữa các sự cố về điện tử trên xe, bao gồm hệ thống điều khiển động cơ, hệ thống điều khiển độ cao của xe, hệ thống âm thanh, hệ thống định vị,
1.2.4 Khoang kiểm tra lực phanh
Hình 1.14: Khoang kiểm tra lực phanh của xe tại Toyota Hùng Vương
Khoang kiểm tra lực phanh là một trong những thiết bị quan trọng trong xưởng sửa chữa ô tô Sau khi bảo dưỡng sửa chữa hệ thống khung gầm nói chung, hệ thống phanh nói riêng thì kỹ thuật viên phải đưa xe khách hàng vào bệ thử phanh ô tô Nhằm để nâng cao chất lượng sau khi bảo dưỡng sửa chữa, đảm bảo an toàn cho khách hàng và người lưu thông trên đường.
1.2.5 Khoang cân chỉnh góc đặt bánh xe
Hình 1.15: Khoang cân chỉnh góc đặt bánh xe
Thiết bị cân chỉnh góc đặt bánh xe là thiết bị được sử dụng phổ biến tại các đại lý Toyota, garage và các xưởng sửa chữa hiện nay Với công dụng chính là cân chỉnh lại góc đặt bánh xe, cân chỉnh thước lái cho xe
Hình 1.16: Khoang chẩn đoán của Toyota Hùng Vương Đây là khu vực được sử dụng bởi các kỹ thuật viên tại Toyota Hùng Vương để chẩn đoán và sửa chữa các sự cố kỹ thuật trên xe.
- Khu vực sửa chữa đồng tại Toyota Hùng Vương.
Hình 1.17: Khu vực sửa chữa đồng
Khoang sửa chữa đồng là nơi kỹ thuật viên sửa chữa và thay thế các bộ phận và chi tiết từ kim loại trên xe hơi, bao gồm các bộ phận như cánh cửa, mặt nạ, nắp ca- pô, tấm che nắng, Các vết trầy xước, va chạm, hư hỏng hoặc ăn mòn có thể được sửa chữa hoặc thay thế tại khoang sửa chữa đồng.
- Khu vực sửa chữa sơn tại Toyota Hùng Vương.
Hình 1.18: Khu vực sửa chữa sơn tại Toyota Hùng Vương
NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI CÔNG TY
2.1 Mục đích và yêu cầu thực tập
Tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận, tìm hiểu thực tế tình hình quản lý, sản xuất của doanh nghiệp, học hỏi được các kiến thức chuyên ngành thực thế, tổng hợp với kiến thức được học ở trường để đúc kết thành kinh nghiệm để có thể vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn ở doanh nghiệp hoặc trong quá trình đi làm sau này. Được trau dồi các kỹ năng chuyên ngành, phong cách làm việc thông qua việc thực hiện các công việc thực tế, giúp làm quen với công việc, có thể thành thạo và làm việc ngay tại doanh nghiệp sau khi ra trường.
Học hỏi, rèn luyện các kỹ năng mềm như giao tiếp, ứng xử và cách xây dựng các mối quan hệ trong doanh nghiệp giúp cho quá trình thực tập được thuận lợi và được mọi người giúp đỡ.
Cơ hội để chứng minh năng lực bản thân trước doanh nghiệp, giúp cho bản thân có cơ hội được giữ lại làm việc trong môi trường mà bản thân đã thích nghi.
- Tiến hành thực tập trong thời gian 12 tuần (06/02/2023- 30/04/2023).
- Thời gian thực tập trong ngày ứng với thời gian làm việc công ty: từ 7h30- 12h và 13h - 16h30 hằng tuần từ thứ 2 đến thứ 7
- Hiểu rõ và nắm vững kiến thức về ngành học và những kiến thức bổ trợ liên quan đến ngành.
- Tìm hiểu thực tiễn về nội dung kiến thức và những vấn đề đã học
- Ghi nhận và nhận xét sự khác biệt (nếu có) về hoạt động thực tiễn tại công ty so với kiến thức đã học tại trường.
- Sinh viên phải có tinh thần tích cực và chủ động gặp gỡ, trao đổi với giáo viên hướng dẫn trong quá trình thực tập và trình bày kết quả trong báo cáo thực tập tốt nghiệp.
- Đồng phục: đồng phục bảo hộ do công ty cấp, nón xưởng, mang giày bảo hộ và bao tay khi làm việc để đảm bảo an toàn lao động.
Hình 2.1: Đồng phục tại xưởng sửa chữa chung 2.1.3 An toàn lao động trong thực tập
Trang bị đồng phục bảo hộ của công ty đầy đủ và mang giày bảo hộ khi thực tập, để bảo vệ người lao động, hạn chế xảy ra tai nạn trong công việc, và luôn phải đội nón để cảnh báo cho kỹ thuật viên biết trong trường hợp sắp va chạm với vật ở trên đầu
Mọi thao tác luôn đặt an toàn lao động lên hàng đầu, khi đi lại trong xưởng phải đi trong phần vạch đi bộ, bất cứ khi nào nâng hạ cầu đều phải hô to để gây chú ý nhằm đảm bảo an toàn cho các kỹ thuật viên khác, khi làm việc liên quan với chất dễ cháy phải có biển cấm lửa và bình chữa cháy.
Các dụng cụ luôn phải được đặt trong mâm gọn gàng, những dụng cụ sắt nhọn, có khối lượng nặng tuyệt đối không được để trên cao, và quy định kỹ thuật viên không được mang vác quá nặng để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Xưởng dịch vụ được trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy, kết hợp với thường xuyên tổ chức diễn tập phòng cháy nhằm trang bị kỹ năng xử lý cho nhân viên khi chẳng may tình huống xấu xảy ra ngoài ý muốn
Nghề nghiệp nào cũng có những rủi ro khó tránh khỏi, việc cần làm phải chú ý đến an toàn khi lao động, thực hiện công việc cẩn thận và đúng kỹ thuật để hạn chế xảy ra rủi ro gây hại cho bản thân và ảnh hưởng đến đồng nghiệp, đến công ty.
2.2Các công việc thực thiện trong quá trình thực tập tại TTSAMCO
2.2.1 Quy trình cân hơi bánh xe, bơm hơi bánh xe (Toyota Camry 2.5Q 2022)
Bơm lốp đúng áp suất sẽ giúp xe khi di chuyển trên đường với toàn bộ bề mặt lốp Mặt tiếp xúc được trải đều, qua đó giúp mòn đều bề mặt lốp Ngoài ra, việc bơm đúng áp suất sẽ mang đến những lợi ích trực tiếp cho người sử dụng như độ êm ái tối ưu nhất, khả năng vào cua ổn định, quãng đường phanh ngắn và tiết kiệm tối đa nhiên liệu.
+ Đồng hồ cân hơi (Lưu ý mỗi đồng hồ cân hơi có thể có sai số nhất định)
+ Ống hơi để kết nối vào đồng hồ bơm hơi.
Hình 2.2: Đồng hồ bơm hơi và ống hơi Quy trình cân hơi:
- Đưa xe vào phía cầu nâng tiến hành nâng cầu và nâng xe đến vị trí phù hợp để làm việc.
- Dùng vòi bơm của đồng hồ cân hơi cắm vuông góc vào vòi bánh xe để xem giá trị áp suất Nếu áp suất quá cao hay quá thấp so với thông số của nhà sản xuất thì ta điều chỉnh bằng cách bơm hoặc xả để đúng giá trị
- Đối với dòng xe Camry 2.5Q 2022 có thông số áp suất bơm tiêu chuẩn cả bánh trước và bánh sau là
Hình 2.3: Cân hơi bánh xe, bơm hơi bánh xe 3
- Ta phải bơm đúng giá trị mà nhà sản xuất công bố
- Tùy vào trường hợp tải trọng hàng của xe mà ta có thể bơm lớn hơn giá trị ban đầu (Giá trị thường không thay đổi nhiều khoảng 0.2-0.4kg/ cm²).
- Đối với các xe khác những dòng thuộc thương hiệu Toyota thông thường việc cân hơi nằm khoảng 2.2 -2.4
3 Hình ảnh KTV Minh(GJ) đang cân hơi lốp xe Camry 2.5Q 2022.
- Một số dòng xe có cảm biến áp suất lốp nếu không bơm đúng giá trị, xe sẽ báo đèn áp suất lốp trên đồng hồ tap-lo.
Hình 2.4: Bảng thông số áp suất lốp tiêu chuẩn của Toyota 4
2.2.2 Quy trình cân bằng động bánh xe
Cân bằng động bánh xe là phương pháp cân chỉnh vành và lốp, được thực hiện bằng cách bổ sung một phần trọng lượng lên vành bánh xe để phân bố trọng lượng bánh xe đều về các hướng Điều này giúp hạn chế tình trạng rung lắc vô lăng ảnh hưởng đến thao tác điều khiển xe của người lái Vì sau một thời gian dài sử dụng, đặc biệt là thường xuyên di chuyển trên các địa hình xấu, các bánh xe sẽ sớm xuất
4 Bảng thông số kỹ thuật xe Toyota được in vào 03/05/2015 dán sau mỗi khoang sửa chữa tại TTSAMCO hiện tình trạng thiếu cân bằng Các nguyên nhân này khiến cho bánh xe và vô lăng rung lắc, mang tới cảm giác lái không ổn định, mất an toàn.
Quy trình làm việc: (Quy trình cân bằng động bánh xe Fortuner 2017)
- Dùng cầu nâng để nâng xe lên vừa tầm thao tác công việc.
- Sử dụng súng hơi và đầu tuýp 21mm để tháo ốc bánh xe ra ngoài.
- Khi đã tháo hết ốc, tiến hành tháo bánh xe và để lên xe để bánh xe.
- Kiểm tra và tiến hành cân bằng bánh xe với bánh xe đã được tháo ra khỏi xe.
Hình 2.5: Loại bỏ đá trên lốp và tiến hành cân bằng động
- Kiểm tra cân bằng động của lốp, nếu cần hãy tiến hành cân bằng trên xe
Hình 2.6: Vị trí mất cân bằng của vành bánh xe
- Sau khi kiểm tra, máy cân bằng Hunter sẽ hiển thị kết quả vị trí mất cân bằng và khối lượng cần bổ sung vào vành bánh xe.
- Tiến hành cặp chì vào vị trí mất cân bằng mà máy Hunter đã chỉ định
Hình 2.7: Cặp đúng khối lượng chì vào vị trí mất cân bằng.
- Sau khi bổ sung chì vào vị trí mất cân bằng ta tiến hành kiểm tra lại bằng máy Hunter xem vành xe đã đủ yêu cầu hay chưa Nếu đủ thì ta tiến hành tháo bánh xe xuống và tiếp tục kiểm tra cân bằng động các bánh xe còn lại Còn chưa đủ thì ta tiến hành cặp chì vào vị trí mất cân bằng như trên.