TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG BÀNG TP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG BÀNG TP HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI KẾ TOÁN CH[.]
NHỮNG VẤN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Quá trình sản xuất sản xuất sản phẩm là quá trình phát sinh thường xuyên, liên tục của khoản chi phí sản xuất với mục đích tạo ra một hay nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản khác nhau như chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ… Nói một cách tổng quát, chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm Chi phí sản xuất có các đặc điểm: vận động, thay đổi không ngừng, mang tính đa dạng và phức tạp gắn liền với tính đa dạng, phức tạp của ngành nghề sản xuất, quy trình sản xuất.
1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Do yêu cầu trong công tác quản lý và hạch toán là phục vụ cho việc tổ chức theo dõi, tập hợp chi phí sản xuất để tính được giá thành sản phẩm và kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí sản xuất phát sinh, nên chi phí sản xuất có thể được phân loại theo những tiêu thức khác nhau.
1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất căn cứ vào khả năng quy nạp chi phí sản xuất vào trong giá thành sản phẩm
- Chi phí trực tiếp là những chi phí có liên quan đến một loại sản phẩm và được tính vào giá thành theo phương pháp trực tiếp như tiền lương của công nhân sản xuất, nguyên vật liệu chính.
- Chi phí gián tiếp là những chi phí có liên quan đến loại sản phẩm, do đó chúng được tính vào giá thành theo phương pháp phân bổ dựa vào một tiêu thức nhất định Ví dụ như chi phí sản xuất chung ở phân xưởng có liên quan đến tất cả các loại sản phẩm do phân xưởng sản xuất nên thường được phân bổ vào giá thành từng loại sản phẩm căn cứ vào tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Các phân loại chi phí này có ý nghĩa về mặt kỹ thuật quy nạp chi phí vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Tuy nhiên thông qua cách phân loại chi phí này, các nhân viên kế toán quản trị có thể tư vấn cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra và thực hiện một cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh hợp lý để đa số các khoản chi phí có thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí Từ đó giúp cho việc kiểm soát chi phí được thuận lợi hơn.
1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo thời gian phát huy tác dụng của chi phí sản xuất
- Chi phí trả trước là những chi phí đã được thực tế phát sinh, nhưng phát huy tác dụng cho nhiều kỳ sản xuất sau nữa Như chi phí biện pháp cải tiến kỹ thuật, chi trả trước tiền thuê nhà…Các chi phí này sẽ được phân bổ vào giá thành của nhiều thời kỳ phù hợp với đặc điểm phát huy tác dụng của chúng
- Chi phí phải trả là những chi phí thực tế có thể chưa phát sinh nhưng cần thiết phải tính vào giá thành sản phẩm của kỳ này, để đảm báo tính chính xác của giá thành
Cách phân loại chi phí này giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp có thể quản lý một cách chính xác các khoản chi phí đã phát sinh hoặc chưa phát sinh nhưng sẽ phát sinh trong tương lai gần Cách phân loại chi phí này còn giúp cho doanh nghiệp có thể tập hợp chi phí để tính giá thành một cách hợp lý hơn.
1.2.3 Phân loại chi phí sản xuất dựa vào lĩnh vực hoạt động
- Chi phí hoạt động chính bao gồm các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ và quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí hoạt động tài chính gồm những chi phí có liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính như góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán, cho vay vốn…
- Chi phí bất thường là những chi phí phát sinh ngoài kế hoạch như thiên tai, hỏa hoạn, các khoản phạt vi phạm hợp đồng…
Cách phân loại này giúp cho chủ doanh nghiệp kiểm soát các chi phí phát sinh trong kỳ một cách chính xác theo từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra các quyết định phù hợp.
1.2.4 Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế
- Chi phí về nguyên liệu, vật liệu bao gồm giá trị các loại nguyên liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế xuất cùng trong kỳ, ngoại trừ các loại nguyên vật liệu dùng không hết trả lại kho hoặc chuyển cho kỳ sau, xuất cho xây dựng cơ bản hoặc bán ra bên ngoài…
- Chi phí nhân công bao gồm toàn bộ các khoản phải trả cho người lao động (tiền lương, tiền công, phụ cấp có tính chất lương, các khoản trợ cấp…) và các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn).
- Chi phí khấu hao TSCĐ là toàn bộ các khoản trích khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp trong kỳ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các khoản chi phí phải trả cho công ty điện lực, công ty điện thoại, vệ sinh và các dịch vụ khác.
- Chi phí bằng tiền bao gồm các khoản chi tiêu bằng tiền (chưa được thể hiện trên các khoản trên) phát sinh trong kỳ như lệ phí, chi phí tiếp khách, hội nghị, công tác.
Giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định Như vậy, giá thành sản phẩm là một đại lượng xác định, biểu hiện mối liên hệ tương quan giữa hai đại lượng là chi phí sản xuất đã bỏ ra và kết quả sản xuất đã đạt được Tuy nhiên, cần lưu ý không phải ai có chi phí sản xuất phát sinh là đã xác định ngay được giá thành mà cần thấy rằng, giá thành là chi phí đã kết tinh trong một kết quả sản xuất được xác định theo những tiêu thức nhất định.
Công thức chung để tính giá thành sản phẩm
Giá thành Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm (Z) Kết quả sản xuất
Ý nghĩa: Giá thành là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính tại doanh nghiệp.
Theo thời điểm xác định
Giá thành kế hoạch là giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh của kỳ kế hoạch dựa trên các định mức và dự đoán của kỳ kế hoạch Giá thành kế hoạch được coi là mục tiêu của doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện nhằm hoàn thành mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.
Giá thành định mức là giá thành được xác định trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch Giá thành định mức được xem là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao các yếu tố vật chất khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất.
Giá thành thực tế là giá thành được xác định trên cơ sở các khoản hao phí thực tế trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm Giá thành thực tế được xác định sau khi đã xác định được kết quả sản xuất trong kỳ Giá thành thực tế là căn cứ để kiểm tra, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành và xác định kết quả kinh doanh
Theo nội dung cấu thành giá thành
Giá thành sản xuất là toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành Giá thành sản xuất bao gồm ba khoản mục là chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Giá thành toàn bộ là toàn bộ chi phí có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành từ kho sản xuất đến tiêu thụ xong sản phẩm.
Tùy vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn cách tính giá thành khác nhau.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định giới hạn về mặt phạm vi mà các chi phí cần tập hợp để phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tùy theo đặc điểm về tổ chức sản xuất, về quy trình sản xuất cũng như các đặc điểm sản phẩm mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là
- Nơi phát sinh chi phí: tổ đội sản xuất, phân xưởng sản xuất, giai đoạn công nghệ, toàn bộ quy trình công nghệ…
- Đối tượng chịu chi phí: sản phẩm, nhóm sản phẩm, bộ phận sản xuất, đơn đặt hàng…
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để làm cơ sở cho kế toán mở sổ chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng hạch toán làm cơ sở cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Để xác định đúng chính xác đối tượng hạch toán chi phí sản xuất ta căn cứ vào:
+ Loại hình sản xuất và định kỳ sản xuất sản phẩm, đối với doanh nghiệp sản xuất khối lượng lớn thường lập đi lập lại theo định kỳ thì đối tượng hạch toán có thể là sản phẩm hay toàn bộ quy trình sản phẩm.
+ Đối với doanh nghiệp hoạt động đơn chiếc thì đối tuợng hạch toán có thể là đơn đặt hàng riêng biệt.
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng loạt và sản xuất khối lượng lớn thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất phụ thuộc vào tính chất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm mà đối tượng hạch toán chi phí có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, phân xưởng sản xuất.
+ Đối với doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, toàn bộ quy trình công nghệ.
+ Đối với quy trình sản xuất phức tạp thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là bộ phận hay chi tiết sản phẩm.
+ Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất thì đối tượng hạch toán chi phí có thể là phân xưởng.
Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là xác định đối tượng mà hao phí vật chất được doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã được kết tinh trong đó nhằm định lượng hao phí cần được bù đắp cũng như tính toán được kết quả kinh doanh.
Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm mục đích để làm căn cứ cho kế toán mở các phiếu tính giá thành để tổ chức công tác kế toán và công tác tính giá thành sản phẩm theo từng đối tượng phục vụ cho việc quản lý theo dõi tình hình thức thực hiện chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, ngoài ra xác định đối tượng tính giá thành còn phục vụ cho việc kiểm tra và giám sát tình hình thực hiện định mức chi phí, tình hình thực hiên kế hoạch giá thành Từ đó tìm ra những biện pháp nhằm mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm.
Tùy theo đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng tính giá thành sản phẩm có thể là
Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm thường là
+ Nhiệm vụ sản xuất mặt hàng được giao: bán thành phẩm, thành phẩm cuối cùng, lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
+ Tính chất của quy trình công nghệ và phương pháp sản xuất sản phẩm
+ Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp, trình độ của nhân viên kế toán.
1.3 Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tuợng tính giá thành sản phẩm Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành có mối quan hệ đan xen nhau thể hiện như sau
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành
- Đối tượng tính giá thành được tổng hợp từ nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm có khi trùng khớp nhau như doanh nghiệp khai thác, điện, nước…
2 Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh
Là hệ thống những cách thức được sử dụng để tổng hợp và phân tích các chi phí sản xuất theo các khoản mục giá thành và theo các đối tượng tập hợp chi phí như giai đoạn công nghệ, phân xưởng, sản phẩm, công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng.
Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian mà kế toán tiến hành công việc tính giá thành cho đối tượng tính giá thành Giá thành sản phẩm không thể tính bất kỳ thời điểm nào mà phải dựa vào khả năng xác định chính xác về số lượng cũng như việc xác định lượng chi phí sản xuất có liên quan đến kết quả đó Việc xác định kỳ tính giá thành trong doanh nghiệp còn phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và yêu cầu hạch toán Như vậy kỳ tính giá thành sản phẩm có thể là cuối mỗi tháng, cuối mỗi năm hoặc khi đã hoàn thành đơn đặt hàng, hoàn thành hạng mục công trình… Việc xác định kỳ tính giá thành có tác dụng giúp cho doanh nghiệp
- Tăng cường vai trò giám đốc kinh tế đối với hình thức thực hiện dự toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm
- Cung cấp những số liệu kịp thời cho các nhà quản lý doanh nghiệp để có thể ra quyết định cho phù hợp
- Tạo điều kiện cho việc tính giá thành một cách dễ dàng.
4 Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên
Trong phương pháp kê khai thường xuyên, quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành theo 4 bước căn bản sau đây
Bước 1: Tập hợp các chi phí sản xuất trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan
Bước 2: Tính toán, phân bổ và kết chuyển các chi phí đã tập hợp ở bước 1 vào tài khoản tính giá thành và theo các đối tượng chịu chi phí đã được xác định
Bước 3: Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo các phương pháp thích hợp
Buớc 4: Tính giá thành sản phẩm và hạch toán nhập kho thành phẩm
Có thể tóm tắt 4 bước trên theo sơ đồ tổng quát sau:
Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh
Là hệ thống những cách thức được sử dụng để tổng hợp và phân tích các chi phí sản xuất theo các khoản mục giá thành và theo các đối tượng tập hợp chi phí như giai đoạn công nghệ, phân xưởng, sản phẩm, công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng.
Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian mà kế toán tiến hành công việc tính giá thành cho đối tượng tính giá thành Giá thành sản phẩm không thể tính bất kỳ thời điểm nào mà phải dựa vào khả năng xác định chính xác về số lượng cũng như việc xác định lượng chi phí sản xuất có liên quan đến kết quả đó Việc xác định kỳ tính giá thành trong doanh nghiệp còn phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và yêu cầu hạch toán Như vậy kỳ tính giá thành sản phẩm có thể là cuối mỗi tháng, cuối mỗi năm hoặc khi đã hoàn thành đơn đặt hàng, hoàn thành hạng mục công trình… Việc xác định kỳ tính giá thành có tác dụng giúp cho doanh nghiệp
- Tăng cường vai trò giám đốc kinh tế đối với hình thức thực hiện dự toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm
- Cung cấp những số liệu kịp thời cho các nhà quản lý doanh nghiệp để có thể ra quyết định cho phù hợp
- Tạo điều kiện cho việc tính giá thành một cách dễ dàng.
Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên
Trong phương pháp kê khai thường xuyên, quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành theo 4 bước căn bản sau đây
Bước 1: Tập hợp các chi phí sản xuất trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan
Bước 2: Tính toán, phân bổ và kết chuyển các chi phí đã tập hợp ở bước 1 vào tài khoản tính giá thành và theo các đối tượng chịu chi phí đã được xác định
Bước 3: Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo các phương pháp thích hợp
Buớc 4: Tính giá thành sản phẩm và hạch toán nhập kho thành phẩm
Có thể tóm tắt 4 bước trên theo sơ đồ tổng quát sau:
- Bước 1: Tập hợp các chi phí trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan 1a: Tập hợp các chi phí nguyên vật liệu dùng trực tiếp sản xuất
1b: Tập hợp các chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
1c: Tập hợp các chi phí sản xuất chung.
- Bước 2: Tính toán, phân bố và kết chuyển các chi phí đã tập hợp ở buớc 1 vào tài khoản 154 và các chi tiết của nó.
2a: Tính và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất
2b: Tính và kết chuyển chi phí nhân công dùng trực tiếp sản xuất
2c: Tính và kết chuyển chi phí sản xuất chung.
- Bước 3: Kiểm kê và xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ (đây là cơ sở để ghi số dư
Nợ tài khoảng 154 và các chi tiết của nó).
- Bước 4: Tính giá thành và hạch toán nhập kho thành phẩm.
PHƯƠNG PHÁP TẬP HỢP VÀ PHÂN BỔ CÁC LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT
Đối với chi phí sản xuất sản phẩm
1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí sản xuất nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu và động lực dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được tập hợp trực tiếp cho các đối tuợng tính giá thành có liên quan Trong trường hợp nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng cho nhiều đối tượng tính giá thành khác nhau, có thể sử dụng phương pháp phân bổ thích hợp để phân chia chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các loại sản phẩm Tiêu chuẩn phân bổ thường sử dụng là định mức tiêu hao, số lượng hoặc trọng lượng sản phẩm, theo hệ số…
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu chính là những nguyên liệu khi qua sản xuất sẽ cấu tạo nên thực thể của sản phẩm Thông thường chi phí này được tính trực tiếp cho các đối tượng sử dụng có liên quan khi xuất dùng.
- Chi phí nguyên vật liệu phụ là nguyên vật liệu có tác dụng đảm bảo cho quá trình sản xuất được bình thường, nó không cấu tạo nên thực thể sản phẩm Ví dụ như sơn trong công nghiệp cơ khí, hóa chất trong xí nghiệp được…
Chi phí nguyên vật liệu phải tính giá thực tế khi xuất sử dụng
Giá trị thực tế của nguyên vật liệu có thể được xác định theo một trong các phương pháp sau:
* Tính theo giá thực tế đích danh
* Tính theo giá bình quân gia quyền tại thời điểm xuất kho
* Tính theo giá thực tế nhập trước xuất trước
* Tính theo giá thực tế nhập sau xuất trước
* Tính theo giá bình quân kỳ trước
Chọn phương pháp nào đơn vị phải đảm bảo tính nhất quán trong suốt niên độ kế toán.
Phương pháp phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất
Đối với chi phí nguyên vật liệu chính
Nguyên vật liệu chính (kể cả bán thành phẩm mua ngoài) là những nguyên vật liệu khi qua sản xuất sẽ cấu tạo nên thực thể của sản phẩm như: bông, sợi trong công nghiệp dệt; sắt thép trong xí nghiệp cơ khí… Thông thường chi phí này được tính trực tiếp cho các đối tượng sử dụng có liên quan khi xuất dùng.
Trong trường hợp cùng một thứ nguyên vật liệu được xuất dùng để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau hoặc nhiều quy cách khác nhau, có thể sử dụng phương pháp phân bổ
Phương pháp phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đối với chi phí nguyên vật liệu phụ
Nguyên vật liệu phụ là những vật liệu trong quá trình sử dụng có tác dụng đảm bảo cho quá trình sản xuất được bình thường, nó không cấu tạo nên thực thể của sản phẩm Ví dụ chỉ khâu trong ngành may, sơn trong công nghiệp cơ khí…
Mức phân bổ chi phí nguyên vật liệu chính cho từng đối tượng
Tổng chi phí nguyên vật liệu chính xuất sử dụng
Tổng khối lượng các đối tượng xác định theo một tiêu thức nhất định
Khối lượng của từng đối tượng xác định theo một tiêu thức nhất định
Chi phí nguyên vật liệu phụ được tính vào các đối tượng sử dụng theo phương pháp phân bổ gián tiếp, tùy theo tính chất của loại vật liệu phụ, có thể áp dụng các phương pháp phân bổ sau đây:
+ Căn cứ định mức tiêu hao vật liệu phụ (cách tính toán, phân bổ giống như nguyên vật liệu chính)
+ Căn cứ vào tỷ lệ trọng lượng nguyên vật liệu chính được chế biến.
+ Căn cứ theo số giờ máy sử dụng.
Chứng từ sử dụng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là phiếu xuất kho, bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ…
* Sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
TK 621 dùng để phản ánh các chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện dịch vụ lao vụ
Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (từng phân xưởng, từng bộ phân sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm).
* Nội dung và kết cấu TK 621
Bên Nợ: Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng sản xuất, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán.
Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng không kết được nhập lại kho
Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanh nguyên vật liệu thực sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ vào các tài khoản liên quan để tính giá thành sản phẩm dịch vụ, lao vụ
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào tài khoản 632.
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.
1.1.4 Phương pháp hạch toán chi tiết
(1) Khi xuất kho nguyên vật liệu để sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm
Vật liệu xuất kho sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ
Vật liệu không sử dụng hết cho sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ cuối kỳ nhập lại kho
Mua vật liệu (không qua kho) sử dụng ngay cho sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ
Cuối kỳ, tính, phân bổ và kết chuyển chi phí NVL trực tiếp theo đối tượng tập hợp chi phí
Nợ TK 621 (Chi tiết theo từng đối tượng)
Có TK 152 (Chi tiết theo từng loại nguyên vật liệu, theo giá thực tế)
(2) Trường hợp mua nguyên vật liệu về không nhập kho mà giao ngay cho bộ phận sản xuất
Nợ TK 621 (Chi tiết theo từng đối tượng)
(3) Trường hợp nguyên vật liệu sử dụng không hết nạp lại kho
Nợ TK 152 (Chi tiết theo từng loại nguyên vật liệu, theo giá xuất kho)
Có TK 621 (Chi tiết theo từng đối tượng)
(4) Cuối kỳ kết chuyển nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm
Nợ TK 632 (Phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường)
Có TK 621 (Chi tiết theo từng đối tượng).
Quá trình hạch toán tổng hợp được thể hiện thông qua sơ đồ sau:
Chi phí nguyên vật liệu vượt trên mức bình thường
1.2 Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện lao vụ, dịch vụ bao gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp và các khoản bảo hiểm… Chi phí nhân công trực tiếp được tính vào từng loại sản phẩm Thường được tính bằng phương pháp trực tiếp (căn cứ chứng từ kế toán) trong trường hợp chi phí nhân công liên quan đến nhiều sản phẩm dịch vụ thì không thể tính cho từng loại mà ta có thể phân bổ theo những tiêu thức nhất định như định mức giờ công hay sản phẩm làm ra.
Phương pháp phân bổ nhân công trực tiếp
- Phương pháp phân bổ tỷ lệ với định mức chi phí nhân công trực tiếp
- Phân bổ theo hệ số quy định
- Phân bổ theo giờ công, ngày công thực hiện Mức phân bổ được xác định:
Chứng từ thường sử dụng để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là bản chấm công, bảng phân bố tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng kê trích nộp các khoản theo lương…
* Sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
Mức phân bổ tiền lương của công nhân trực tiếp cho từng đối tượng
Tổng tiền lương công nhân trực tiếp của các đối tượng
Tổng khối lượng phân bổ theo tiêu thức sử dụng
Khối lượng phân bổ cho từng đối tượng
TK 622 dùng để phản ánh các chi phí lao động trực tiếp tham gia sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện dịch vụ lao dịch Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (từng phân xưởng, từng bộ phận sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm)
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn).
* Nội dung và kết cấu TK 622:
Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm: tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ.
Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên định mức bình thường vào tài khoản 632
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.
1.2.4 Phương pháp hạch toán chi tiết
Đối với các khoản thiệt hại trong sản xuất
2.1 Thiệt hại về sản phẩm hỏng trong sản xuất
* Thiệt hại sản phẩm hỏng trong định mức: được xem như là chi phí sản xuất chính trong kỳ
* Thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức: không được tính vào chi phí sản xuất mà
Chi phí vật liệu, công cụ
Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ
Chi phí phân bổ dần, chi phí trích trước
Chi phí dịch vụ ngoài, chi phí bẳng tiền khác
Các khoản thu giảm chi
Cuối kỳ, tính, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung theo đối tượng tập hợp chi phí
Chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào giá thành sản phẩm mà tính vào giá vốn bán hàng (do mức sản xuất thực tế < mức công suất bình thường)
Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ nếu được tính vào chi phí sản xuất chung thường được xem là một khoản phí tổn thời kỳ phải trừ vào doanh thu trong kỳ.
* Phiếu báo sản phẩm hỏng: trên chứng từ thường thể hiện tên bộ phận sản xuất, tên sản phẩm hỏng, số lượng…
* Các chứng từ khác phản ánh chi phí sửa chữa (nếu sản phẩm hỏng sửa chữa được).
* Đối với sản phẩm hỏng trong định mức
Trường hợp sản phẩm hỏng sửa chữa được: tập hợp chi phí vào các tài khoản có liên quan chi tiết cho từng loại sản phẩm được sửa chữa Cuối kỳ kết chuyển vào chi phí sản xuất sản phẩm để tính giá thành sản phẩm.
Trường hợp sản phẩm hỏng không sửa chữa được: căn cứ vào giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức để xác định giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được Phản ánh các khoản thu bồi thường hoặc phế liệu thu hồi
* Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức
Sản phẩm hỏng sửa chữa được: chi phí sản phẩm hỏng được phản ánh vào các tài khoản có liên quan Cuối kỳ kết chuyển vào TK 154 “Sửa chữa sản phẩm hỏng” để kết chuyển vào TK 632 sau khi trừ các khoản thu bồi thường hoặc giá trị phế phẩm thu hồi.
Sản phẩm hỏng không sửa chữa được: phản ánh giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được
Có TK 154 “SP đang chế tạo”
2.2 Hạch toán khoảng thiệt hại về ngừng sản xuất
* Ngừng sản xuất có kế hoạch
Trích trước chi phí ngừng sản xuất
Khi ngừng sản xuất phản ánh chi phí phát sinh
* Ngừng sản xuất ngoài kế hoạch
Nếu thời gian ngừng sản xuất ngắn, chi phí phát sinh ít:
Nếu thời gian sản xuất dài, chi phí phát sinh khá lớn:
IV TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT – KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞDANG CUỐI KỲ
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Tất cả các chi phí sản xuất có liên quan đến các đối tượng tính giá thành sản phẩm của ngành sản xuất chính đều được ghi vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” Kết cấu TK 154
- Bên Nợ: tập hợp các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Bên Có: giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán Các khoản giảm chi phí sản xuất.
Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Mục đích của việc tổng hợp chi phí sản xuất vào tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” là để tính giá thành Do đó, khi tổng hợp cần chú ý những điểm sau:
- Chi phí sản xuất phải được tập hợp riêng theo từng đối tượng tính giá thành của từng phân xưởng sản xuất chính trong sổ chi tiết TK 154.
- Các chi phí sản xuất tập hợp cho từng đối tượng tính giá thành phải được phân tích theo các khoản mục giá thành quy định.
Quá trình hạch toán tổng hợp:
2 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
2.1 Kiểm kê Để tính được giá thàng sản phẩm cần phải kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Nội dung của công việc này là xác định số lượng và mức độ hoàn thành của các sản phẩm chi tiết còn đang gia công hoặc lắp ráp.
Khi kiểm kê cần xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm đang chế tạo căn cứ vào quy định của bộ phận kỹ thuật về đánh giá mức độ hoàn thành qua từng thao tác công
Phân bổ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công.
Vật tư, hàng hóa gia công, hoàn thành nhập kho
Sản phẩm hoàn thành nhập kho
Phân bổ, kết chuyển chi phí sản xuất chung
Sản phẩm hoàn thành tiêu thụ ngay Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá thành sản phẩm đoạn Kết quả kiểm kê sẽ được ghi nhận vào các phiếu kiểm kê được lập theo từng sản phẩm hoặc chi tiết.
2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang Đây là một công việc tương đối phức tạp, bởi vì trong thực tiễn sản xuất luôn có nhiều sản phẩm, chi tiết được hoàn thành ở nhiều mức độ khác nhau Do đó, tùy theo đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ để áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp.
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ bao gồm tất cả các khoản mục chi phí sản xuất Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được thể hiện tổng quát theo công thức sau:
= X Đối với chi phí nhóm 1: là những chi phí sản xuất phát sinh từ đầu quy trình sản xuất, tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ cùng một mức độ như chi phí nguyên vật liệu chính…được tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo công thức Đối với chi phí nhóm 2 là những chi phí sản xuất phát sinh theo mức độ sản xuất và tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang theo tỷ lệ hoàn thành như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung…thì được tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo công thức sau
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ quy đổi theo sản phẩm tương đương
Chi phí sản xuất tính cho mỗi sản phẩm tương đương
2 dở dang đầu kỳ + Chi phí nhóm 2 thực tế phát sinh trong kỳ
= Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ +
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ x
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ x
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
1 dở dang đầu kỳ + Chi phí nhóm 1 thực tế phát sinh trong kỳ
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ + Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
= x Ưu điểm: Kết quả tính toán có mức độ chính xác cao vì chúng được tính toán đầy đủ tất cả các khoản mục phí.
Nhược điểm: Khối lượng tính toán lớn, mất nhiều thời gian, kiểm kê đánh giá mức độ hoàn thành phức tạp.
Phương pháp này được áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp sản xuất những loại sản phẩm mà có khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ lớn, giữa các kỳ có biến động nhiều.
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các khoản chi phí khác tính cả kho sản phẩm hoàn thành Mặt khác khi tính theo phương pháp này, để đơn giản, giảm bớt khối lượng tính toán, kế toán thường quan niệm chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bỏ hết một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất.
Công thức tính như sau Đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau thì sản phẩm dở dang của giai đoạn đầu tiên được tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn sản phẩm dở dang của giai đoạn sau được đánh giá theo chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn trước đó chuyển sang. Truờng hợp doanh nghiệp có tập hợp riêng chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp thì có thể đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp. Ưu điểm: Tính toán đơn giản, khối lượng tính toán ít, nhanh chóng.
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dở dang đầu kỳ + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ
= Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ +
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ x
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Nhược điểm: Độ chính xác không cao
Phương pháp này được áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng dở dang cuối kỳ nhỏ và ít biến động.
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành Tùy theo đối tượng tính giá thành và thời điểm tính giá thành mà giá trị của sản phẩm được cấu thành với nội dung khác nhau. Theo quan điểm truyền thống thì các phương pháp tính giá thành ở nước ta bao gồm: phương pháp tính giá thành giản đơn, phương pháp tính giá thành phân bước, phương pháp tính giá thành theo hệ số, phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng, phương pháp tính giá thành theo định mức.
Theo quan điểm hiện nay (phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển) là phương pháp tính giá thành theo công việc và phương pháp tính giá thành theo quá trình sản xuất.
Phương pháp tính giá thành theo định mức Được áp dụng tại các doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định và đã xây dựng được hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến và hợp lý Phương pháp tính giá thành theo định mức, dự toán chi phí sản xuất, tình hình sử dụng có hiệu quả hoặc lãng phí chi phí sản xuất.
Trình tự hạch toán theo phương pháp này được tiến hành như sau
- Tính giá thành định mức của sản phẩm: được tiến hành trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật đã ban hành Giá thành định mức có thể được xác định theo các bộ phận chi tiết cấu thành nên sản phẩm hoặc theo các giai đoạn công nghệ hoặc theo toàn bộ sản phẩm.
- Xác định số chênh lệch do định mức Khi các định mức hiện hành không còn phù hợp với tình hình thực tế, cần phải xác định lại định mức mới và mức chênh lệch do sự thay đổi này Số chênh lệch do thay đổi định mức bằng định mức cũ trừ đi định mức mới.
- Xác định số chênh lệch do thoát ly định mức là mức tiết kiệm hoặc vượt chi so với định mức hiện hành và được tính toán theo công thức:
- Xác định giá thành sản phẩm:
Phương pháp tính giá thành phân bước
Phương pháp tính giá thành phân bước áp dụng trong trường hợp quy trình sản xuất phân chia ra nhiều công đoạn, mỗi công đoạn hình thành một đối tượng tính giá thành Thực chất của phương pháp này là sự vận dụng phương pháp giản đơn phù hợp với tính chất của công nghệ sản xuất Các chi phí được tập hợp trực tiếp theo từng công đoạn, theo thứ tự lần lượt và được kết chuyển tương ứng với mức luân chuyển sản phẩm từ công đoạn này sang công đoạn tiếp theo Có thể tóm tắt quy trình tính toán theo sơ đồ sau đây:
PHẦN THỨ HAI: TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ
MÁY SẢN XUẤT BÌNH KHÍ PETROVIETNAM
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1 Quá trình hình thành và phát triển
Nhà máy sản xuất bình khí PetroVietnam là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần Dịch vụ - Du lịch Dầu khí với nhiệm vụ chủ yếu là chế tạo các loại bình chứa khí (LPG, NH3) sử dụng cho dân dụng và công nghiệp Bên cạnh đó nhà máy còn thực
Chênh lệch do thoát ly định mức =
Chi phí thực tế (theo từng khoản mục) x Chi phí định mức (theo từng khoản mục)
Chênh lệch do thay đổi định mức (nếu có) +
Chênh lệch do thoát ly định mức
Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn n
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Giá thành bán thành phẩm GĐ I
Giá thành bán thành phẩm GĐ I
Giá thành bán thành phẩm GĐ II
Giá thành bán thành phẩm GĐ n-
Giá thành bán thành phẩm
+ + + hiện sơn, sửa và tái kiểm định những bình khí đã qua sử dụng theo quy định của nhà nước.
Nhà máy được khởi công xây dựng vào tháng 04 năm 2006 và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 09 năm 2006 Nhà máy được đặt tại Ấp Thanh Hóa, Xã Hố Nai 3, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai Với địa điểm thuận lợi là giáp ranh với các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của nhà máy.
Tạo điển kiện thuận lợi cho công nhân có thể sản xuất tốt, nhà máy thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn cho công nhân nhà máy nhằm nâng cao tay nghề Ngoài ra, nhà máy còn cử công nhân ra nước ngoài tập huấn học hỏi kinh nghiệm của các nước bạn để về hướng dẫn cho công nhân nhà máy nhằm sản xuất hiệu quả hơn.
2 Sơ lượt về tình hình sản xuất kinh doanh
Sau một thời gian chính thức đi vào hoạt động nhà máy đã tìm được những hợp đồng có giá trị lớn với các khách hàng trong nước và trở thành đối tác quan trọng của họ Để có được thành công như ngày hôm nay phải kể đến sự nổ lực làm việc của ban quản lý cũng như công nhân nhà máy Trong thời gian đầu khi mới vào hoạt động để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng nhu cầu nhà máy phải luôn đặt trong tình trạng tăng ca liên tục nhưng chất lượng sản phẩm làm ra vẫn đạt yêu cầu kỹ thuật và được thị trường khác hàng chấp nhận Hiện tại để đáp ứng nhu cầu sản xuất liên tục vào tránh tình trạng tăng ca, nhà máy đã thực hiện tuyển thêm lao động và đang trong tình trạng thử việc.
Bên cạnh việc sản xuất chính của nhà máy, hoạt động phong trào của nhà máy cũng phát triển sôi nổi Đoàn thành viên nhà máy thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua thể thao giữa các tổ sản xuất của nhà máy, giữa nhà máy với các đơn vị trực thuộc công ty.
3 Những thuận lợi và khó khăn
Nhà máy là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần Dịch vụ - Du lịch Dầu khí nên đội ngũ cán bộ quản lý của nhà máy hầu hết được chuyển từ các đơn vị trực thuộc khác sang, họ điều có ít nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất cùng ngành.
Dây chuyền sản xuất của nhà máy hầu hết được nhập khẩu từ nước ngoài có công nghệ sản xuất tiên tiến trên thế giới nên tạo được lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp sản xuất cùng ngành.
Thị trường tiêu dùng gas đang phát triển mạnh và dần dần thay thế các hình thức khác như dùng củi, dầu hỏa…
Nhà máy mới đi vào hoạt động nên cơ cấu tổ chức sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, công nghệ sản xuất trên thế giới nên việc đào tạo đội ngũ công nhân mới nhấ nhiều thời gian.
Thép để sản xuất sản phẩm được nhập từ nước ngoài nên chi phi thường lớn và nguồn cung cấp có thể gặp nhiều khó khăn.
Tay xách và chân đế để sản xuất thường được gia công từ bên ngoài về nhập kho sau đó đem đi sản xuất sản phẩm nên làm cho giá thành sản phẩm thường cao và lợi nhuận của doanh nghiệp thấp.
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Nhà máy sản xuất bình khí PetroVietnam là đơn vị hạch toán độc lập có chức năng chủ yếu là chế tạo các loại bình chứa khí (LPG, NH3), ngoài ra nhà máy còn thực hiện công việc kiểm định các bình khí mới sản xuất và thực hiện tái kiểm định các bình khí đã qua sử dụng do các doanh nghiệp khác chuyển tới theo quy định củaNhà nước. Định kỳ hoăc theo yêu cầu của nhà máy phải báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh về cho Công ty Cổ phần Dịch vụ - Du lịch Dầu khí.
2 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
- Tự chủ sản xuất kinh doanh, tham gia hợp tác kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm khách hàng, đề ra hướng phát triển cho tương lai.
- Không ngừng cải tiến công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm.
- Bảo toàn, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn được cấp và tự tạo nguồn vốn bổ sung.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị.
- Thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, tổ chức các hội thao lập thành tích thi đua giữa các tổ nhóm sản xuất.
- Trong quá trình phát triển nhà máy luôn đặt ra nhiệm vụ phải nổ lực tìm kiếm khách hàng mới nhằm mở rộng thị phần trong nước, nâng cao lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành.
- Bên cạnh đó, nhà máy còn chú trọng đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao tay nghề công nhân, quản lý tốt quá trình sản xuất để đạt mục tiêu hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Tìm các nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định và đảm bảo chất lượng phục vụ cho sản xuất.
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NHÀ MÁY
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại nhà máy được thể hiện qua sơ đồ sau
HÀNH CHÁNH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KỸ
THUẬT PHÒNG MÁY GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY
PHÒNG PHÓ GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY
- Để phù hợp với quy mô sản xuất và đáp ứng nhu cầu gọn nhẹ, nhà máy lựa chọn mô hình quản lý trực tuyến chức năng.
- Theo mô hình này, công việc của Ban Giám Đốc giảm nhẹ do sự trợ giúp của các phòng ban Điều này tạo điều kiện cho các cán bộ chuyên môn phát huy hết các năng lực của mình Các phòng ban tham mưu cho Ban Giám Đốc điều hành sản xuất kinh doanh và không trực tiếp tham gia điều hành ở phân xưởng sản xuất mà không thông qua chỉ đạo của Ban Giám Đốc.
- Để tránh tình trạng không bị trùng lấp, mỗi phòng ban điều có chức năng nhiệm vụ riêng của mình được quy đinh khi thành lập nhà máy Các phòng ban có nhiệm vụ hoàn thành công việc của mình và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc về công việc của mình làm.
- Định kỳ hoặc theo yêu cầu của các phòng ban phải báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh cho Ban Giám Đốc hoặc trình bày với Ban Giám Đốc về những khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất và đề xuất hướng giải quyết.
TỔ CHỨC SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY
Nhiệm vụ chủ yếu của nhà máy là chế tạo các loại bình chứa khí (LPG, NH 3 ) sử dụng cho dân dụng và công nghiệp Bên cạnh đó nhà máy còn thực hiện sơn, sửa và tái kiểm định những bình khí đã qua sử dụng theo quy định của Nhà nước Dây chuyền sản xuất đồng bộ của nhà máy từ khâu tạo phôi đến khâu hoàn chỉnh bình khí là một chu trình hoạt động khép kín Quy trính sản xuất được thể hiện qua sơ đồ và các ghi chú sau:
1 Cắt phôi, tạo chữ nổi (Blankinh/Embrossing)
2 Dập vỏ bình (Deep drawing)
7,8 Hàn xách tay và chân đế (Handle & Foot weding)
9 Hàn điệm van (Valve boss welding)
10 Gá than trên và đuôi (Cylinder assemble tack weding)
12 Khử ứng suất (Heat treatment)
13 Thử thủy lực (Hydro static testing)
14 Phun bi kim loại (Shot Blasting)
16 Sơn tĩnh điện (Electrostatic painting)
18,19 Tháo và lắp van (Valve screwing)
20 Hút gas dư (Upsetting machine)
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI NHÀ MÁY
1 Chức năng và nhiệm vụ - Sơ đồ bộ phận kế toán
- Tổ chức thực hiện công tác kế toán tại nhà máy phù hợp với quy chế quản lý tài chính và hạch toán kế toán do Công ty Cổ phần Dịch vụ - Du lịch Dầu khí, Ban quản lý hợp doanh, Tổng Công ty và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Giúp Giám Đốc tổ chức, chỉ đạo thực hiên toàn bộ công tác kế toán và hạch toán kinh tế tại Nhà máy theo đúng chính sách, chế độ, thể lệ và đúng nguyên tắc quản lý kinh tế do Tổng Công ty và Nhà nước ban hành.
- Giám sát tình hình quản lý và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn củ Nhà máy theo đúng cơ chế quản lý hiện hành Bảo vệ tài sản chủ nghĩa, thực hành tiết kiệm trên cơ sở đảm bảo và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
- Tổ chức công tác thống kê phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
- Tổ chức hạch toán, báo cáo chính xác kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân chia lợi nhuận và khấu hao theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Theo dõi, và kiểm soát và thu hồi các khoản công nợ, phải thu, phải trả của Nhà máy.
- Xác định phản ánh chính xác, kịp thời, đúng chế độ kết quả kiểm kê vật tư, tài sản, chuẩn bị đầy đủ các thủ tục cần thiết cho việc xử lý các khoản mất mát hao hụt, hư hỏng, các vụ tham ô và các trường hợp xâm phạm tài sản, đồng thời đề xuất các biện pháp xử lý.
- Tính toán và đề xuất các định mức kinh tế kỹ thuật và các chi phí sản xuất kinh doanh trình Công ty, Ban quản lý hợp doanh để xem xét và phê duyệt.
- Lập gửi các báo cáo định kỳ (hàng tháng, quý, năm) cho Công ty và Ban quản lý hợp doanh bao gồm: báo cáo, đầu tư, mua sắm, báo cáo tình hình sản xuất kinh
* doanh, báo cáo tài chính, công nợ… và các báo cáo khác theo yêu cầu của Công ty, Ban quản lý hợp doanh.
- Tổ chức bảo quản, lưu giữ các tài liệu kế toán của Nhà máy: giữ bí mật các tài liệu, số liệu, số liệu kế toán theo quy định tại Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Công ty, Tổng Công ty và của Nhà nước.
- Chuẩn bị các tài liệu kế toán theo quy định tài chính kế toán hiện hành để phục vụ công tác kiểm toán.
- Quản lý và chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của phòng kế toán.
- Tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy theo đúng quy định, chế độ, thể lệ của Nhà nước và Tổng công ty Việt Nam ban hành.
- Tham mưu cho Giám Đốc nhà máy trong công tác thu chi tài chính tại đơn vị.
- Lập toàn bộ hồ sơ chứng từ ghi sổ hạch toán mọi hoạt động phát sinh tại đơn vị.
- Lập bảng phân bố lương, báo cáo thuế GTGT, báo cáo quyết định tài chính, và các báo cáo định kỳ khác do Nhà nước, Tổng công ty và Công ty quy định.
- Thực hiện công tác thanh toán cho các đơn vị, cá nhân trong và ngoài đơn vị một cách chính xác kịp thời và đầy đủ theo đúng chế độ thể lệ tài chính do Nhà nước, Tổng công ty và Công ty quy định.
- Theo dõi tình hình biến động vật tư, TSCĐ tại nhà máy Hạch toán tăng giảm
TRƯỞNG PHÒNG + KẾ TOÁN TỔNG HỢP
TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ Lập sổ sách báo cáo TSCĐ.
- Hạch toán nhập xuất kho vật tư Lập sổ sách báo cáo vật tư định kỳ, quyết toán vật tư sửa chữa lớn.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Nhà máy về chất lượng công tác chuyên môn nghiệp vụ của phòng mình
1.4.2 Kế toán Ngân hàng, Thủ quỷ
- Nhận và kiểm tra toàn bộ chứng từ do các nơi chuyển đến để lập hồ sơ thanh toán căn cứ vào hồ sơ kế toán.
- Phát tiền mặt trực tiếp đến tay người thụ hưởng có tên trong hồ sơ thanh toán cũng như nhập quỹ tiền mặt đối với các đối tượng giao nộp Photocoppy CMND của người thanh toán theo đúng thủ tục quy định.
- Đi ngân hàng rút tiền mặt về nhập quỹ Nhà máy và ngược lại.
- Ghi chép vào sổ quỹ các hồ sơ chứng từ đã hoàn tất công tác thu chi tài chính.
- Theo dõi, thu hồi tiền tạm ứng của CBCNV trong nội bộ đơn vị.
- Kiểm kê tiền mặt hàng ngày theo quy định.
- Lập chứng từ kế toán như phiếu thu tiền gửi, phiếu chi tiền gửi để hoàn tất hồ sơ kế toán.
- Lập Ủy nhiệm chi để thanh toán đối với các khoản phải thanh toán bằng chuyển khoản thông qua ngân hàng.
- Theo dõi công nợ, phát sinh trong và ngoài đơn vị Lập bảng kê theo dõi tạm ứng của CBCNV tron Nhà máy.
- Lập và ghi chép các sổ sách chi tiết như sổ Ngân hàng, sổ tiền mặt, sổ tạm ứng… Đối với các hồ sơ đã hoàn tất thủ tục thu chi.
- Đối chiếu số dư trên sổ sách đơn vị với số dư trên tài khoản gủi Ngân hàng hàng tháng để kịp thời điều chỉnh chênh lệch nếu có.
- Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ đầy đủ, chính xác, kịp thời.
- Giữ gìn, bảo vệ tiền mặt an toàn tuyệt đối, tránh mất mát.
- Đi công tác khi có nhiệm vụ theo yêu cầu của Trưởng phòng.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Nhà máy, Trưởng phòng kế toán trong phạm vi các công việc được phân công.
- Định khoản kế toán trên tất cả các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho do Phòng kinh doanh, Phòng kỷ thuật và xưởng sản xuất chuyển giao.
- Theo dõi vật tư thành phẩm theo từng ngày, tuần, tháng, quý theo sự chỉ đạo của Trưởng phòng kế toán.
- Lập báo cáo thống kê định kỳ hàng tháng.
- Theo dõi tình hình biến động tăng giảm công cụ, dụng cụ trong Nhà máy.
- Kiểm tra số dư TK 131, 331 để theo dõi kịp thời tình hình công nợ phát sinh tại đơn vị.
- Phối hợp chặt chẽ cùng Phòng kinh doanh trong công tác thu hồi công nợ nhằm đảm bảo số dư nợ không vượt mức cho phép.
- Lập báo cáo nhập xuất tồn kho vật tư, thành phẩm định kỳ hàng tháng theo quy định.
- Đi kho kiểm tra việc ghi chép của Thủ kho trên thẻ kho thành phẩm.
- Đi công tác khi có nhiệm vụ theo yêu cầu của Trưởng phòng.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Nhà máy, Trưởng phòng kế toán trong phạm vi các công việc được phân công.
Nhà máy đang áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy tính được thể hiện qua sơ đồ sau:
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
- Báo cáo kế toán quản trị
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối thàng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra
Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phầm mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái…) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng hoặc bất kỳ vào thời điểm nào cần thiết, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT BÌNH KHÍ PETROVIETNAM
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Quá trình sản xuất sản xuất sản phẩm là quá trình phát sinh thường xuyên, liên tục của khoản chi phí sản xuất với mục đích tạo ra một hay nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản khác nhau như chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ… Nói một cách tổng quát, chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm Chi phí sản xuất có các đặc điểm: vận động, thay đổi không ngừng, mang tính đa dạng và phức tạp gắn liền với tính đa dạng, phức tạp của ngành nghề sản xuất, quy trình sản xuất.
1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Do yêu cầu trong công tác quản lý và hạch toán là phục vụ cho việc tổ chức theo dõi, tập hợp chi phí sản xuất để tính được giá thành sản phẩm và kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí sản xuất phát sinh, nên chi phí sản xuất có thể được phân loại theo những tiêu thức khác nhau.
1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất căn cứ vào khả năng quy nạp chi phí sản xuất vào trong giá thành sản phẩm
- Chi phí trực tiếp là những chi phí có liên quan đến một loại sản phẩm và được tính vào giá thành theo phương pháp trực tiếp như tiền lương của công nhân sản xuất, nguyên vật liệu chính.
- Chi phí gián tiếp là những chi phí có liên quan đến loại sản phẩm, do đó chúng được tính vào giá thành theo phương pháp phân bổ dựa vào một tiêu thức nhất định Ví dụ như chi phí sản xuất chung ở phân xưởng có liên quan đến tất cả các loại sản phẩm do phân xưởng sản xuất nên thường được phân bổ vào giá thành từng loại sản phẩm căn cứ vào tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Các phân loại chi phí này có ý nghĩa về mặt kỹ thuật quy nạp chi phí vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Tuy nhiên thông qua cách phân loại chi phí này, các nhân viên kế toán quản trị có thể tư vấn cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra và thực hiện một cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh hợp lý để đa số các khoản chi phí có thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí Từ đó giúp cho việc kiểm soát chi phí được thuận lợi hơn.
1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo thời gian phát huy tác dụng của chi phí sản xuất
- Chi phí trả trước là những chi phí đã được thực tế phát sinh, nhưng phát huy tác dụng cho nhiều kỳ sản xuất sau nữa Như chi phí biện pháp cải tiến kỹ thuật, chi trả trước tiền thuê nhà…Các chi phí này sẽ được phân bổ vào giá thành của nhiều thời kỳ phù hợp với đặc điểm phát huy tác dụng của chúng
- Chi phí phải trả là những chi phí thực tế có thể chưa phát sinh nhưng cần thiết phải tính vào giá thành sản phẩm của kỳ này, để đảm báo tính chính xác của giá thành
Cách phân loại chi phí này giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp có thể quản lý một cách chính xác các khoản chi phí đã phát sinh hoặc chưa phát sinh nhưng sẽ phát sinh trong tương lai gần Cách phân loại chi phí này còn giúp cho doanh nghiệp có thể tập hợp chi phí để tính giá thành một cách hợp lý hơn.
1.2.3 Phân loại chi phí sản xuất dựa vào lĩnh vực hoạt động
- Chi phí hoạt động chính bao gồm các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ và quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí hoạt động tài chính gồm những chi phí có liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính như góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán, cho vay vốn…
- Chi phí bất thường là những chi phí phát sinh ngoài kế hoạch như thiên tai, hỏa hoạn, các khoản phạt vi phạm hợp đồng…
Cách phân loại này giúp cho chủ doanh nghiệp kiểm soát các chi phí phát sinh trong kỳ một cách chính xác theo từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra các quyết định phù hợp.
1.2.4 Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế
- Chi phí về nguyên liệu, vật liệu bao gồm giá trị các loại nguyên liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế xuất cùng trong kỳ, ngoại trừ các loại nguyên vật liệu dùng không hết trả lại kho hoặc chuyển cho kỳ sau, xuất cho xây dựng cơ bản hoặc bán ra bên ngoài…
- Chi phí nhân công bao gồm toàn bộ các khoản phải trả cho người lao động (tiền lương, tiền công, phụ cấp có tính chất lương, các khoản trợ cấp…) và các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn).
- Chi phí khấu hao TSCĐ là toàn bộ các khoản trích khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp trong kỳ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các khoản chi phí phải trả cho công ty điện lực, công ty điện thoại, vệ sinh và các dịch vụ khác.
- Chi phí bằng tiền bao gồm các khoản chi tiêu bằng tiền (chưa được thể hiện trên các khoản trên) phát sinh trong kỳ như lệ phí, chi phí tiếp khách, hội nghị, công tác.
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT BÌNH KHI PETROVIETNAM
1 Đối với chi phí sản xuất sản phẩm
1.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Nhà máy được chia thành:
Chi phí nguyên vật liệu chính, bao gồm: Thép than bình, thép tay xách và chân đế, van, điệm van, dây hàn hồ quang chìm, thuốc hàn, dây hàn CO 2 bi kim loại, dây kẽm keo.
Chi phi nguyên vật liệu phụ, bao gồm: Sơn, mực in, dung môi, gas, khí hỗn hợp, xăng thơm, khí CO 2 , khí Oxy.
Nguyên vật liệu được sử dụng chủ yếu để sản xuất bình chứa khí là thép nhập khẩu từ nước ngoài vì vậy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm trọng lượng lớn trong giá thành sản phẩm Vì vậy đòi hỏi phải quản lý và kiểm soát nguyên vật liệu này một cách hợp lý để tránh thất thoát, lãng phí Nếu không tiến hành kiểm soát sẽ làm cho giá thành quá cao, không phản ánh đúng giá thành thực tế sản phẩm. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất cung cấp cho khách hàng, hiện tại Nhà máy thường đem thép nhập khẩu và đưa đi gia công thành tay xách và chân đế sau đó nhập kho để sản xuất thành phẩm.
Bên cạnh thép là nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong việc cấu tạo sản phẩm thì còn có các nguyên vật liệu khác như van, đệm van, sơn, mực in… tất cả các nguyên vật liệu trực tiếp đều được theo dõi tồn kho và phương pháp xuất kho hàng tồn là phương pháp bình quân gia quyền.
Các vật tư sản xuất như dầu dừa, màng PE, khung lụa in logo… không tiến hành theo dõi hàng tồn kho Khi phân xưởng sản xuất có nhu cầu sẽ tiến hành viết đề xuất nhập kho các vật tư cần thiết, sau khi nhập về sẽ tiến hành xuất thẳng cho sản xuất Vì vậy đối với vật tư sẽ áp dụng phương pháp thực tế đích danh để tính giá xuất vật tư.
1.1.2 Chứng từ sử dụng và tổ chức luân chuyển chứng từ
Chứng từ sử dụng để hạch toán xuất nguyên vật liệu là: phiếu đề xuất, phiếu xuất kho, phiếu chi (đối với trường hợp nguyên vật liệu nua về xuất ngay cho sản xuất mà không tiến hành nhập kho).
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong kỳ, nhu cầu sản xuất thực tế, khi có nhu cầu xuất nguyên vật liệu phục vụ sản xuất sẽ lập phiếu đề xuất xuất nguyên vật liệu gửi đến cho kế toán hàng tồn kho Căn cứ vào phiếu đề xuất nhân viên kế toán hàng tồn kho tiến hàng kiểm tra và lập phiếu xuất kho gồm 3 liên, liên 1 lưu ở bộ phận lập phiếu, liên 2 và liên 3 giao cho người nhận hàng Sau khi nhận (Ghi đầy đủ số lượng, đầy đủ chữ ký) liên 2 giao cho thủ kho để ghi vào thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán để ghi vào sổ kế toán, liên 3 giao cho người nhận hàng.
Do Nhà máy áp dụng hình thức kế toán trên máy tính nên mọi số liệu sau khi nhập liệu vào máy lần đầu sẽ tự động cập nhật lên các sổ thẻ kế toán liên quan.
Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Cuối kỳ nhân viên kế toán hàng tồn kho và thủ kho tiến hành đối chiếu số liệu, nếu có sai xót thì tiến hành điều chỉnh theo luật định Đồng thời căn cứ vào bảng tổng hợp phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ cho sản xuất sản phẩm và các sổ kế toán khác kế toán tiến hàng kiểm tra và đối chiếu với số liệu trên máy tính về việc kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có chính xác không.
1.1.3 Tài khoản sử dụng và quá trình kiểm soát
Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu ờ Nhả máy là tài khoản
621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Tài khoản này có các tài khoản con:
6211: chi phí nguyên vật liệu chính
6212: chi phí nguyên vật liệu phụ
SỔ CHI TIẾT VÀ TÀI KHOẢN 621
6214: chi phí vật tư khác
Quá trình kiểm soát xuất nguyên vật liệu được tiến hành như sau: Phiếu đề xuất phải lập trên cơ sở nhu cầu sản xuất thực tế và phải có đầy đủ chữ ký của người đề xuất và phó Giám đốc Nhà máy trước khi gửi cho nhân viên kế toán hàng kho Khi nhận được phiếu đề xuất nhân viên kế toán hàng tồn kho phải kiểm tra hàng tồn kho có còn đủ để xuất hay không nếu số lượng không còn đủ thì phải tím cách giải quyết, sau đó lập phiếu xuất kho với 3 liên mục đích là kiểm tra tính độc lập giữa thủ kho và nhân viên kế toán hàng tồn kho và là mục đích đề quy trách nhiệm nếu có mất mát.
Ngày 03/01/2007 căn cứ vào phiếu đề xuất do phân xưởng sản xuất gửi tới, kế toán hàng tồn kho tiến hành kiểm tra và lập phiếu xuất kho gồm 3 liên.
Quá trình kiểm soát nhập liệu đòi hỏi phải có đầy đủ thông tin về người đề xuất, chữ ký Số phiếu phải được đánh số liên tục, ngày lập phiếu phải sau ngày lập đề xuất Phải có đầy đủ chữ ký của người lập phiếu, người nhận hàng, thủ kho, kế toán trưởng và Ban Giám đốc Phiếu xuất kho phải được lập đầy đủ, không được để dòng trống.
PHIẾU XUẤT KHO Ngày 03 tháng 01 năm 2007
- Họ tên người nhận: Nguyễn Văn Chính – Xưởng sản xuất
- Lý do xuất kho: Xuất kho phục vụ sản xuất
- Xuất tại kho: Nguyên liệu Nhà máy Sản xuất Bình khí PetroVietnam
- Địa điểm: Ấp Thanh Hóa, Xã Hố Nai 3, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai
STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa
Mã hàng Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành Tiền
1 Thép than bình 12kg VLC00101 kg 42,220 42,220 11,301.09 477,132,020
2 Thép tay xách và chân đế VLC002 kg 4,998 4,998 8,662.15 43,293,426
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ - DU LICH DẦU KHÍ
NHÀ MÁY SẢN XUẤT BÌNH KHÍ - PETROVIETNAM
Mẫu số: 02 – VT(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTCNgày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC
Tổng số tiền (viết bằng chữ):
Số chứng từ gốc kèm theo: Phiếu đề xuất ngày 12/01/2007
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
Dữ liệu trong tháng khi được nhập vào phần mền sẽ tự động cập nhật lên các sổ chi tiết và tổng hợp liên quan Đến cuối tháng để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm phần mềm sẽ tự động kết chuyển tất cả các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào tài khoản 621 Quá trình tập hợp và kết chuyển được thể hiện trên sổ chi tiết tài khoản
621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Sổ chi tiết tài khoản 621 “Chi phí NVL trực tiếp” dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến việc xuất nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất Số liệu trên sổ kế toán chi tiết 621 cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại nguyên vật liệu.
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 621 – Chi phí NVL trực tiếp
Khách hàng Diễn giải TK đ/ư
02/01 001/01/PXVT Nhà máy SX Bình khí Xuất van phục vụ SX 1521 44,426,287
03/01 002/01/PVXT Nhà máy SX Bình khí Xuất van phục vụ SX 1521 52,266,220
03/01 003/01/PVXT Nhà máy SX Bình khí Xuất van phục vụ SX 1521 477,132,020
03/01 003/01/PVXT Nhà máy SX Bình khí Xuất van phục vụ SX 1521 43,293,426
04/01 007/01/PVXT Nhà máy SX Bình khí Xuất van phục vụ SX 1522 4,721,510
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ - DU LICH DẦU KHÍ
NHÀ MÁY SẢN XUẤT BÌNH KHÍ - PETROVIETNAM
Mẫu số: 02 – VT(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTCNgày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC
Tổng phát sinh nợ: 721,839,463 Tổng phát sinh có: 721,839,463
KẾ TOÁN TRƯỞNG Ngày … tháng… năm……
(Ký, họ tên) NGƯỜI GHI SỔ
Song song với việc cập nhật lên sổ chi tiết tài khoản 621 phần mềm sẽ tự động cập nhật số liệu lên sổ nhật ký chung.
Sổ nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp nên tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh sẽ được phản ánh theo trình tự thời gian đồng phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản để phục vụ cho việc ghi sổ cái.
Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/01/2007 Đơn vị tính: Đồng
Số trang trước chuyển sang 91,783,987 91,783,987
Xuất van phục vụ đối ứng Chi phí nguyên vật liệu chính 6211 62,487,170
Nguyên liệu, vật liệu chính
03/01 003/01/PVXT Xuất thép phục vụ sản xuất
Chi phí nguyên vật liệu chính 6211 477,132,020
Nguyên liệu, vật liệu chính 1521 477,132,020
03/01 003/01/PVXT Xuất thép phục vụ sản xuất
Chi phí nguyên vật liệu chính 6211 43,293,426
Nguyên liệu, vật liệu chính 1521 43,293,426
- Số này có 23 trang, đánh số thứ tự từ 01 đến trang 23
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Căn cứ vào số liệu được cập nhật trên sổ nhật ký chung, phần mền sẽ tự động lựa chọn các tài khoản có liên và đưa vào sổ cái tài khoản 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ - DU LICH DẦU KHÍ
NHÀ MÁY SẢN XUẤT BÌNH KHÍ - PETROVIETNAM
Mẫu số: 02 – VT(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTCNgày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC
SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản: 621 – Chi phí NVL trực tiếp
Khách hàng Diễn giải TK đ/ư
02/01 001/01/PXVT Nhà máy SX Bình khí Xuất van phục vụ SX 1521 44,426,287
03/01 002/01/PVXT Nhà máy SX Bình khí Xuất van phục vụ SX 1521 52,266,220
03/01 003/01/PVXT Nhà máy SX Bình khí Xuất van phục vụ SX 1521 477,132,020
03/01 003/01/PVXT Nhà máy SX Bình khí Xuất van phục vụ SX 1521 43,293,426
04/01 007/01/PVXT Nhà máy SX Bình khí Xuất van phục vụ SX 1522 4,721,510
Tổng phát sinh nợ: 921,839,463 Tổng phát sinh có: 921,839,463
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)