marketing cho ngành Nhựa Việt Nam đến 2015

7 705 2
marketing cho ngành Nhựa Việt Nam đến 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chiến lược Marketing xuất khẩu cho doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa Việt Nam. Nhóm 4 53KDTM DANH SÁCH NHÓM 4 Tên MSSV Thực hiện Đóng góp Huỳnh Nguyên Bảo Ánh 53130006 I, II, tổng hợp 100% Nguyễn Thiên Trúc 53131890 III/1,2 100% Trần Thị Kim Ngân 53131021 III/3,4 100% Đường Uyển Chi 53130178 III/5 100% Nguyễn Ngọc Huyền Thương 53131502 IV 100% 1 Chiến lược Marketing xuất khẩu cho doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa Việt Nam. Nhóm 4 53KDTM HƯỚNG DẪN MARKETING XUẤT KHẨU NGÀNH NHỰA VIỆT NAM I.ĐẶT VẤN ĐỀ: Nhựa là một trong những ngành chiến lược của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, xuất phát điểm của Việt Nam đối với ngành nhựa còn thấp, tỷ lệ tiêu thụ bình quân trên đầu người thấp hơn trung bình của khu vực và thế giới. Ngành nhựa cả nước có khoảng 2.200 doanh nghiệp, trong đó hơn 80% tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh và chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân nhỏ, quy mô gia đình với năng lực cạnh tranh yếu. Theo kết quả khảo sát của các ngành chức năng, hiện có đến hơn 90% doanh nghiệp chủ yếu làm gia công và chưa chủ động được nguồn nguyên liệu. Công nghệ nhìn chung lạc hậu, hàm lượng chất xám thấp, giá trị gia tăng không nhiều nên chỉ có một số rất ít các công ty đi đầu có mức tỷ suất lợi nhuận ròng trên 10%. Do phụ thuộc tới xấp xỉ 80% nguyên phụ liệu nhập khẩu nên ngành Nhựa Việt Nam biến động mạnh, tính chủ động thấp, thường xuyên sử dụng nguồn vốn lưu động lớn (để nhập sẵn hạt nhựa với thời gian lưu kho dài). Trong vòng 5 năm tới, ngành Nhựa Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để phát triển. EU, Nhật, Mỹ là các thị trường lớn đầy tiềm năng và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam thử sức trong lĩnh vực xuất khẩu bao bì nhựa. Đó là lý do nhóm em chọn đề tài:” Hướng dẫn Marketing xuất khẩu cho doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa Việt Nam tại các thị trường Nhật, EU, Hoa Kỳ”. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Tập trung nghiên cứu vào các thị trường EU, Nhật, Hoa Kỳ cho chiến lược Marketing xuất khẩu cho các doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa tại Việt Nam. Sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, tổng hợp từ cơ sở lý luận và thu thập thông tin dữ liệu từ cơ sở dữ liệu thứ cấp như qua sách, báo chí, internet, các tạp chí, các trang web… III.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – THẢO LUẬN: 1. Các yêu cầu đối với việc xuất khẩu bao bì nhựa sang Cộng đồng châu Âu (EU): 1.1.Yêu cầu pháp lý: Yêu cầu pháp lý EU đối với các sản phẩm là bắt buộc đối với tất cả các nguyên liệu và sản phẩm bao bì nhựa được xuất khẩu sang EU. Các yêu cầu này bao gồm tiêu chuẩn về môi trường, sức khoẻ và an toàn của người tiêu dùng. 1.1.1.Yêu cầu về môi trường: - Bao bì được sản xuất sao cho số lượng và cân nặng giới hạn ở mức tối thiểu để duy trì mức độ an toàn, vệ sinh và chấp nhận đối với sản phẩm được đóng gói và với khách hàng. - Bao bì phải được thiết kế, sản xuất và thương mại hoá theo cách mà có thể sử dụng lại bao gồm tái chế, và hạn chế tác hại đối với môi trường khi bao bì hoặc rác thải từ việc sản xuất bao bì thải ra môi trường. - Bao bì phải được sản xuất sao cho hạn chế sử dụng các chất và nguyên liệu độc hại, cũng như hạn chế mùi, tro hoặc leachte của nguyên liệu và các chất cấu thành. Các chất thừa gói hàng hoặc chất thải khi sản xuất bao bì phải được đốt hoặc lấp. Chú ý mỗi thành phần bao gói phải tuân thủ theo giới hạn 100 ppm cho 4 kim loại nặng và hạn chế sử dụng các chất nguy hiểm. - Bao gói phải có thể tái sinh dưới dạng tái chế nguyên liệu, phục hồi năng lượng. 1.2.Yêu cầu thị trường: 1.2.1. Đáp ứng tiêu chuẩn địa phương và yêu cầu đối với giấy chứng nhận địa phương: Việc các nhà sản xuất địa phương bảo vệ thị trường địa phương đã dẫn đến những tiến triển về cấp giấy chứng nhận do các hiệp hội ngành quản lý ở một số quốc gia thành viên, được ủng hộ bởi cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia và tổ chức thử nghiệm chính thức 2 Chiến lược Marketing xuất khẩu cho doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa Việt Nam. Nhóm 4 53KDTM 1.2.2. Làm giả: Liên quan đến việc đầu độc có chủ ý của một sản phẩm, hoặc khiến cho sản phẩm không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của con người bằng cách xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cho bao bì. Nhiều nước ban hành các quy định nhằm đảm bảo các sản phẩm chẳng hạn như thuốc bán không cần đơn bác sĩ hoặc các thiết bị y tế sẽ được đóng gói trong bao bì chống giả mạo đặc biệt. 1.2.3. Yêu cầu quản lý chất lượng: Các tổ chức mua quốc tế và các nhà mua riêng lẻ thường yêu cầu nhà cung cấp đạt được các loại giấy chứng nhận chất lượng nhất định. Hệ thống quản lý chất lượng được sử dụng rộng rãi nhất đó là ISO 9001:2000. 1.3. Các yêu cầu dán nhãn và ghi nhãn : 1.3.1.Yêu cầu bắt buộc: - Ghi nhãn lên vật liệu nhựa tổng hợp hiện giờ là bắt buộc. - Ghi nhãn cho các bao bì phù hợp với tiếp xúc với thực phẩm. 1.3.2.Yêu cầu tự nguyện: Người tiêu dùng tại các nền kinh tế phát triển cần có nhiều thông tin hơn, chẳng hạn ghi nhãn nguồn gốc, nhãn, tên sản phẩm và các thông tin tiêu dùng khác. 2. Các yêu cầu đối với việc xuất khẩu bao bì nhựa sang Hoa Kỳ: 2.1.Yêu cầu về pháp luật: Tại Mỹ, các điều luật ảnh hưởng tới bao bì phát sinh trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Luật dán nhãn, Luật chất thải rắn; Các yêu cầu cơ cấu, Luật điều chỉnh; Luật sở hữu trí tuệ; Luật địa phương, bang, liên bang. Các quy định hàm lượng bao bì; Các quy định vật liệu bao bì. Luật và quy định hiện hành cũng được kiểm định từ một số cơ sở dữ liệu (chẳng hạn, Công báo liên bang http://www.access.gpo.gov/su_docs/aces/aces140.html) và các ấn phẩm của Cục in ấn Chính Phủ, http://www.gpo.gov. 2.1.1.Yêu cầu về môi trường: Bao bì là mục tiêu của rất nhiều các dự luật và điều luật giải quyết vấn đề rác thải từ bao bì. Do đó, các nhà xuất khẩu các sản phẩm được đóng gói nên quan tâm đến các điều luật “chất thải rắn” ở cấp bang và cấp liên bang bởi vì trong nhiều trường hợp các luật này quyết định cách lựa chọn bao bì. 2.1.2.Các yêu cầu tiếp xúc thực phẩm: Cơ quan thực phẩm và dược phẩm (FDA) thuộc sở nông nghiệp của Mỹ (USDA) chịu trách nhiệm thi hành các quy định liên quan đến việc làm giả sản phẩm và dán nhãn sai. Sự tương tác giữa thực phẩm và các vật liệu bao bì nói chung là về các loại sau: - Di chuyển các yếu tố cấu thành nên bao bì vào thực phẩm. - Thấm các khí ga, hơi nước và/ hoặc các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi thông qua bao bì. - Chuyển các yếu tố cấu thành thực phẩm vào trong vật liệu bao bì. 2.1.3.Nguồn gốc xuất xứ: Kiểm soát nguồn bệnh, khả năng thu hồi nhanh và khả năng xác định nguồn gốc xuất xứ về vấn đề an toàn thực phẩm là những động lực chính đằng sau các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ. 2.1.4.Làm giả: Làm giả được giải quyết bởi Đạo Luật Chống Giả Mạo năm 1983 mà theo đó, như đã đề cập trước đó, việc báo giả được yêu cầu đối với các loại thuốc không cần đơn bác sĩ, hoặc OTC. Hơn nữa, bao bì tránh xa trẻ em được Đạo Luật Bao Bì Phòng Chống độc yêu cầu. 2.2. Yêu cầu thị trường: Các yêu cầu thị trường có thể được đặt ra bởi tổ chức mua hàng. 2.2.1.Yêu cầu về quản lý chất lượng: Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) có trụ sở tại Thụy Sỹ, thúc đẩy sự phát triển và thực thi các tiêu chuẩn quốc tế tự nguyện, cho các sản phẩm đặc biệt và các vấn đề quản lý môi trường. Tiêu chuẩn ISO được triển khai bởi các đại diện nước thành viên thông qua các phương thức tiếp cận dựa trên tự nguyện và đồng thuận. 2.3.Yêu cầu ký hiệu và dán nhãn: 2.3.1.Ký hiệu vật liệu và hàm lượng tái chế: 3 Chiến lược Marketing xuất khẩu cho doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa Việt Nam. Nhóm 4 53KDTM Rất nhiều loại bao bì được sử dụng ở Mỹ được phân định bằng số hoặc các mã khác mà xác định vật liệu và chỉ ra hàm lượng tái chế của vật liệu. 2.3.2.Ghi nhãn túi nhựa: Đặc biệt, các nhà sản xuất đồ điện tử khuyên rằng các túi nhựa nên in biểu tượng “nguy cơ gây ngạt thở cho trẻ em”. 2.3.3.Ghi nhãn cho vật liệu tổng hợp, dát mỏng và bao bì giấy: Các lớp phủ ngoài chẳng hạn như sáp, véc ni và lớp nhựa được sử dụng trong sản xuất giấy, bìa các tông, và bìa cứng làn sóng có thể khiến cho chúng không phù hợp với việc tái chế nên được ghi nhãn “KHÁC“. Các vật liệu nhựa đa lớp, không thể tách rời và không tương thích cũng nên được dán nhãn “KHÁC”. 2.3.4.Các yêu cầu bắt buộc: Sau đây tổng kết các tiêu chuẩn được xác định trong chỉ dẫn của NERC, và phản ánh các lựa chọn quản lý chất thải rắn có sẵn ở các bang Đông Bắc: - Các công bố quảng cáo liên quan đến khả năng tái chế và phân huỷ hữu cơ nên phản ánh các lựa chọn có sẵn trong các khu vực nơi mà các sản phẩm được quảng cáo được bán . - Các công bố về phân hủy quang học, phân hủy và phân hủy sinh học không nên được sử dụng trong quảng cáo đối với các sản phẩm được thải ra từ bãi rãc hoặc lò thiêu. - Trước khi dán nhãn sản phẩm như sản phẩm có thể chế biến phân hữu cơ, các công ty nên có các bằng chứng khoa học rõ ràng để chứng minh rằng chúng sẽ phân hủy trước khi được chế biến. - Các công bố không chất lượng về độ thích hợp đối với chế biến phân hữu cơ, hoặc đối với tái chế chỉ nên được đưa ra khi lựa chọn đó sẵn có ở cấp quốc gia, nếu không việc tiếp cận bị hạn chế đối với lựa chọn này nên được làm rõ. - Các thuật ngữ chung ví dụ như “bãi rác an toàn” là vô nghĩa do tính đa dạng của các quy định về bãi rác giữa các bang. Thay vào đó, các nhà quảng cáo chỉ ra các vật liệu nguy hiểm tiềm tàng không có trong sản phẩm/ bao bì. - Nên tránh các công bố nghe có vẻ quan trọng nhưng ảnh hướng ít hoặc ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. - Các sản phẩm sử dụng một lần (ví dụ như đĩa giấy, tã lót) không nên công bố rằng chúng không đặt gánh nặng lên môi trường; - Các công ty nên thuê nghiên cứu khoa học độc lập để hỗ trợ bất cứ công bố nào họ đưa ra. 2.3.5.Các yêu cầu tự nguyện: Các hệ thống dán nhãn sinh thái là tự nguyện. 3. Các yêu cầu đối với việc xuất khẩu nhựa sang Nhật: 3.1. Yêu cầu về pháp lý: Những quy định về vật liệu đóng gói thực phẩm của Nhật Bản bao gồm những tiêu chuẩn của chính phủ. Khung pháp lý cho nguyên vật liệu chế biến thực phẩm của Nhật Bản dựa trên Luật vệ sinh an toàn thực phẩm năm 1947, bao gồm không chỉ về thực phẩm mà còn về chất phụ gia thực phẩm, đồ dung gia đình, nguyên liệu làm bao bì đóng gói thực phẩm, các sản phẩm không phải là thực phẩm như là đồ chơi hay chất tẩy. Khi các tiêu chuẩn an toàn không được áp dụng, việc đánh giá thực hiện do Quản lý thực phẩm và thuốc Hoa ký đảm nhận được diễn ra đảm bảo rằng các chất tuân theo các điều khoản của Luật pháp Nhật Bản. 3.1.1. Yêu cầu về môi trường: Một phương pháp đã được đưa ra cho phép các công ty thực hiện nghĩa vụ của mình bằng cách trả “phí tái sinh” cho tổ chức tái sinh bao bì Nhật Bản. Đây là một tổ chức do chính phủ uỷ quyền. 3.1.2. Yêu cầu về tiếp xúc thực phẩm: Luật vệ sinh an toàn thực phẩm Nhật Bản nghiêm cấm việc buôn bán, sản xuất để bán, sử dụng để bán các nguyên liệu làm bao bì đóng gói, các dụng cụ chứa hoặc mang các chất có hại hoặc chất độc có khả năng ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. 3.1.3. Yêu cầu nguồn gốc xuất xứ: Hiện nay, Hệ thống thống nhất cũng đang thu hút sự quan tâm rất lớn. Hiệp hội nông nghiệp. Nhật Bản (JA) và các tổ chứ khác đang tiến hành các thí nghiệm bằng hệ thống traceability trong 4 Chiến lược Marketing xuất khẩu cho doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa Việt Nam. Nhóm 4 53KDTM nông nghiệp. Trong hệ thống này, đuôi RF được tính đến khi đóng gói các loại rau quả trong phân phối để kiểm soát và ghi lại quá trình lịch sử trồng trọt và phân phối. 3.2. Yêu cầu về dán nhãn và nhãn mác: Mối quan hệ giữa sự bắt buộc về tái chế và sự bắt buộc áp dụng việc nhận dạng liên quan đến các thùng và bao bì nhựa, các thùng và bao bì giấy, mục tiêu tái chế và mục tiêu áp dụng quá trình nhận dạng là tương đồng nhau. Đối với các loại hộp đựng và bao bì khác, tồn tại sự khác biệt tuỳ thuộc vào loại hộp đựng và bao bì. 3.3. Yêu cầu thị trường: - Sản phẩm phải đạt quy chuẩn quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm - Chất lượng phải đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000. 4. Đánh giá SWOT cho ngành: Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses) 1. Lực lượng lao động có tri thức, cần cù, có tiềm năng và khả năng nâng cao các kỹ năng. 2. Có năng lực trong in ấn các sản phẩm, phục vụ thị trường có chất lượng. 3. Có năng lực sản xuất ở 1 vài tiểu ngành mà các ĐTCT nước láng giềng không có, như các sản phẩm thổi HDPE và màng ‘BOPP’. 4. Có khả năng thực hiện nhanh các đơn hàng nhỏ. 5. Có kỹ thuật tinh xảo trong sản xuất túi và túi dệt. 6. Nguồn nguyên liệu nhựa đáp ứng được nhu cầu. 1. Quy mô ngành nhỏ do hầu hết các công ty hoạt động trong ngành là các công ty nhỏ. 2. Thiếu khả năng thực hiện các đơn hàng lớn. 3. Năng suất lao động thấp nếu so sánh với các nước phát triển và các nước trong khu vực ASEAN. 4. Thiếu năng lực kỹ thuật và quản lý hiệu quả, thiếu chuyên môn xuất khẩu. 5. Thiếu các thiết bị sản xuất hiện đại để có các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao. 6. Tỷ lệ nguyên liệu thô trong sản phẩm tương đối cao. 7. Khả năng thương lượng giá nguyên liệu nhựa còn yếu do chỉ có các đơn hàng nhỏ lẻ. 8. Không có nguồn cung nguyên liệu nhựa trong nước. 9. Chưa có ngành nguyên liệu nhựa tổng hợp trong nước. 10. Chưa có sự phát triển tương xứng các sản phẩm có khả năng phân hủy sinh học để đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats) 1. Có tiềm năng trở thành nguồn cung ứng sản phẩm cho thị trường Hoa Kỳ do nước này áp dụng thuế chống bán phá giá cho túi nhựa từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia. Có tiềm năng xuất khẩu sang các nước láng giềng là các nước chậm phát triển ngành bao bì nhựa. 2. Có khả năng phát triển các sản phẩm nhựa ứng dụng trong công nghiệp. 3. Thị hiếu đối với loại túi mua hàng dùng nhiều lần tăng lên so với loại túi dùng 1 lần. 4. Nhu cầu nội địa của công ty xuất khẩu thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may và điện tử tăng lên. 1. Sự dao động về giá cả của nguyên liệu nhựa trên thế giới. 2. Sự quan tâm về môi trường đối với rác thải từ túi nhựa ở các nước phát triển tăng lên. 3. Đưa ra những yêu cầu về môi trường hoặc cấm sử dụng loại túi mua hàng dùng 1 lần. 4. Chuyển sang các loại nguyên liệu từ polyme sinh học. 5. Các đạo luật chống bán phá giá. 5 Chiến lược Marketing xuất khẩu cho doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa Việt Nam. Nhóm 4 53KDTM Bảng 1. Đánh giá SWOT cho ngành nhựa Việt Nam đến năm 2010 5.Công cụ marketing: 5.1.Sản phẩm: - Đối với ngành đóng gói sản phẩm bằng túi nhựa, cần phải cung cấp những sản phẩm đạt tiêu chuẩn hoặc những sản phẩm làm theo mục đích, cung cấp những đặc tính riêng biệt với những kích cỡ riêng biệt. - Vấn đề về tuân thủ luật lệ và tuân thủ những nhãn hiệu cụ thể là rất quan trọng. Hãy xem xét trường hợp về khả năng phân hủy và khả năng tái chế thành phân bón của túi mua hàng, túi đựng rác, phim che phủ. Những quy tắc của quốc gia như NF U44-05 ở Pháp, đề cập đến chất lượng tái chế, đang được xây dựng và hoàn chỉnh thêm. Những quy tắc về khả năng tái chế tầm quốc gia như vậy đều được liên kết với những quy tắc trong EN 13432, nhưng cũng có thể liên kết với những quy tắc tầm quốc gia khác như DIN V 54900 ở Đức. - Nhà sản xuất túi nhựa đóng gói đương nhiên chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn những sản phẩm và xây dựng những sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu tốt nhất dựa trên nền tảng là sự đáp ứng hoàn hảo những nhu cầu của khách hàng đã xác định và dựa trên hiểu biết về vị trí cạnh tranh trong thị trường đang xem xét. 5.2.Giá cả: - Chiến lược về giá phải được xây dựng dựa trên vị trí cạnh tranh, sự biến động về nguyên liệu thô, và mục tiêu lợi nhuận tổng quát, cũng phải cân nhắc đến những viễn cảnh phát triển xa hơn cũng như là khối lượng trên mỗi đơn hàng và khối lượng tiềm năng tổng quát trong kinh doanh. - Nhà sản xuất túi nhựa đóng gói xây dựng chính sách về giá của mình dựa trên phạm vi của công ty họ, bao gồm mỗi sản phẩm, dòng sản phẩm, và đảm bảo rằng những cam kết dài hạn là nằm trong tầm quản lý, cho dù phải tính đến thực tế là nguyên liệu thô luôn luôn biến động. - Theo dõi chặt chẽ việc giám sát chất lượng, khả năng theo dõi những rủi ro trong vận chuyển điều kiện vận hành và sử dụng ở mức độ khách hàng, từ khâu hậu cần và kho bãi tới mức độ người sử dụng. Nó cũng phụ thuộc một cách tự nhiên vào nhà sản xuất túi nhựa đóng gói trong việc thiết kế những chính sách về giá sao cho phù hợp với những khả năng cho phép và chiến lược phát triển của chính công ty. 5.3. Phân phối: - Quyết định bổ nhiệm một đại lý hoặc nhà phân phối là vô cùng cần thiết và nó bắt đầu bằng quá trình định vị đại lý và nhà phân phối,những khách hàng tiềm năng có thể muốn giao dịch trực tiếp với nhà sản xuất Việt Nam nhằm loại bỏ những chi phí phụ mà những đại lý mang lạị - Sự thành công về xuất khẩu là kết quả của việc kết hợp hoàn hảo với những nhà sản xuất xuất sắc và đại diện xuất sắc của địa phương, hiểu được thấu đáo những yêu cầu của thị trường địa phương và văn hóa địa phương. - Những mối quan hệ lâu dài và hữu nghị có thể được xây dựng khi cả hai bên hiểu được đối tác của họ có thể đem lại cái gì và khi nào lợi nhuận được chia sẻ, đó là khi thỏa thuận hợp tác thực sự là song phương. 5.4. Quảng bá: Có một vài công cụ marketing cho một công ty tiếp cận người mua trên thị trường thế giới, bao gồm việc tham dự hội chợ thương mại, thương mại điện tử, tham quan văn phòng của người nhập khẩu hoặc gửi lời đề nghị qua email cho họ, thông báo cho khách hàng về những sản phẩm mới. Tuy nhiên, sự thành công chỉ đến từ sự chuyên nghiệp và từ sự kiên trì tuyệt đối. IV.KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ: 1.Kết luận: 6 Chiến lược Marketing xuất khẩu cho doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa Việt Nam. Nhóm 4 53KDTM Ngành nhựa là một ngành chiến lược của nước ta. Việc nghiên cứu đề tài xuất khẩu bao bì nhựa là một lối mở cho các doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa Việt Nam xâm nhập vào thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản. Đặc biệt, với những thông tin đề tài cung cấp là cơ sở để các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nhựa của mình tới thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản được lợi như mong muốn.Nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc xác định những yêu cầu đối với việc xuất khẩu nhựa của các doanh nghiệp Việt Nam vào các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản. Sau khi phân tích ma trận SWOT, nghiên cứu đã giúp phát hiện các điểm mạnh và điểm yếu của nguồn nhân lực, quy mô ngành nhựa Việt Nam cho phép giải thích khả năng ứng phó của Công ty đối với các thách thức của môi trường kinh doanh để giữ vững và phát triển thị phần. Tuy nhiên khi xuất khẩu qua thị trường trên doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp phải những rào cản nhất định: rào cản thương mại, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế. Từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục và cải thiện để đưa sản phẩm của doanh nghiệp qua thị trường quốc tế. Song song với đó việc nghiên cứu đề tài giúp doanh nghiệp cũng như những ai quan tâm tới 3 thị trường trên có một cách nhìn đầy đủ hơn về môi trường kinh tế, chính trị, xã hội…từ đó có những quyết định đúng đắn khi thâm nhập sản phẩm của mình vào thị trường này.Với những thông tin đã nghiên cứu được cho thấy dự án xuất khẩu bao bì nhựa sang Mỹ, Nhật Bản, EU đầy khả thi và đem lại lợi nhuận như mong muốn. 2.Kiến nghị: Doanh nghiệp cần xác định rõ các yêu cầu của phía công ty của Mỹ, Nhật Bản, EU nằm thực hiện đúng các yêu cầu của họ đề ra vì mục tiêu lợi nhuận, tránh tình trạng vi phạm nội dung hợp đồng. Trong suốt quá trình tổ chức, thực hiện và giám sát các chiến lược. Phía doanh nghiệp cần theo dõi sát từng công đoạn thực hiện, từng bộ phận phụ trách, kịp thời điều chỉnh, sửa đổi khi có vấn đề trở ngại hoặc biến động đối với quá trình thực hiện chiến lược và sự kết hợp giữa các bộ phận. Công ty cần tập trung các phòng ban, phân xưởng phát huy mọi tiềm năng hiện có để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới nhằm mở rộng quy mô ngành, đẩy mạnh thực hiện xuất khẩu vào các thị trường mục tiêu…Thường xuyên quan tâm đến hoạt động thăm dò, nghiên cứu thị trường, hoạt động chiêu thị nhằm nâng cao thương hiệu nhựa Việt Nam. Đồng thời nhà quản trị cấp cao tăng cường giám sát nhân viên thị trường, khuyến khích các nhân viên làm việc hiệu quả bằng các hình thức thưởng, tăng lương…Ngoài việc củng cố và giữ vững thị trường hiện tại, Công ty cần thâm nhập vào các thị trường mới như khai thác tiềm năng thị trường nội địa, thị trường quốc tế.…Chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, tạo môi trường làm việc thân thiện. V.TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1.Hiệp hội nhựa Sài Gòn, Việt Nam http://www.vnplas.com/?act=aGlnaHRsaWdodHNkZXRhaWw 2.Thông tin ngành nhựa, mục thông tin ngành bao bì http://www.amiplastics.co.uk/Ami/pidsubject.asp?detp%5Fid=210 3.Sách hướng dẫn về nhựa sinh học có thể phân hủy http://www.niir.org/books/book/zb_la_a_37_0_3e8/Handbook+On+Bio_Degradable+Plastics+ (Eco+friendly+plastics)/index.html 4.Cổng thông tin ngành bao bì http://www.packaging-technology.com/ 5.Hướng dẫn marketing xuất khẩu bao bì nhựa Việt Nam 2007 – 2010: http://doc.edu.vn/tai-lieu/chien-luoc-xuat-khau-nganh-nganh-bao-bi-nhua-viet-nam-2007-2010- 24497/ 7 . Chiến lược Marketing xuất khẩu cho doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa Việt Nam. Nhóm 4 53KDTM DANH SÁCH NHÓM 4 Tên MSSV Thực hiện Đóng góp Huỳnh Nguyên Bảo. III/3 ,4 100% Đường Uyển Chi 53130178 III/5 100% Nguyễn Ngọc Huyền Thương 53131502 IV 100% 1 Chiến lược Marketing xuất khẩu cho doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa Việt Nam. Nhóm 4 53KDTM HƯỚNG DẪN MARKETING. quốc gia thành viên, được ủng hộ bởi cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia và tổ chức thử nghiệm chính thức 2 Chiến lược Marketing xuất khẩu cho doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa Việt Nam. Nhóm 4

Ngày đăng: 18/05/2014, 22:44

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan