ĐỀ tài an toan lao dong

28 712 1
ĐỀ tài an toan lao dong

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI: TÍNH TOÁN CHI PHÍ ĐỀN BÙ THIỆT HẠI CHO NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN THỌ QUANG – ĐÀ NẴNG I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY THỦY SẢN THỌ QUANG 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 1.1.1. Công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản Thọ Quang Công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản Thọ Quang - một đơn vị thành viên của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung - nằm trong Khu Công nghiệp và Dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10km về phía Đông thành phố. Công ty sản xuất nằm cách xa khu dân cư, sát vịnh Mân Quang và cảng cá, gần cảng sâu Tiên Sa Đà Nẵng, có hệ thống giao thông mới xây dựng là đường cao tốc Ngô Quyền nối liền cảng sâu Đà Nẵng với trục đường 14 nối với Lào và CămPuChia rất thuận lợi trong việc vận chuyển nguyên liệu và hàng hoá sau này. Địa chỉ: Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNG. Địa chỉ: 261-263 Phan Châu Trinh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. 1.1.2. Địa điểm nhà máy •Vị trí của công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản Thọ Quang Phía Đông giáp : Các khu đất chia lô của Khu công nghiệp Thủy sản. Phía Tây giáp : Đường Vân Đồn. Phía Nam giáp : Đường Bùi Quốc Hưng. Phía Bắc giáp : Công ty TNHH Phước Tiến. - Quy hoạch mặt bằng của công ty •Mặt bằng tổng thể • • • Hình 1.1. Mặt bằng tổng thể công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản Thọ Quang •Diện tích mặt bằng: Tổng diện tích mặt bằng của toàn công ty là 2,9ha. •Khoảng cách gần nhất đến khu dân cư và các cơ sở công nghiệp khác Công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản Thọ Quang nằm ở phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng cách trung tâm thành phố 3.5 km, cách Cảng biển Tiên Sa 2.5 km, cách Cảng biển Liên Chiểu 18.5 km, cách sân bay Quốc tế Đà Nẵng 5.5 km, khu công nghiệp nằm gần bên bờ sông Hàn và khoảng cách gần nhất đến khu dân cư là 1.5km về phía Đông. •Hiện trạng sử dụng đất Diện tích mặt bằng của toàn bộ công ty là 2,9ha trong đó: - Phân xưởng sản xuất I: 40x80=3200 m 2 - Phân xưởng sản xuất II: 17x80=1360 m 2 - Phân xưởng sản xuất III: 36x80=2880 m 2 - Kho lạnh 800 tấn: 17x54=918 m 2 - Kho lạnh 1500 tấn: 20x60=1200 m 2 - Nhà ăn: 15x30=450 m 2 - Kho vật tư: 15x26= 390 m 2 - Các công trình phụ (nhà để xe, phòng giặt…) 12x80 =960 m 2 1.1.3. Các số liệu về thời tiết, thủy văn và địa chất công trình 1.1.3.1. Khí tượng Nhà máy nằm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nên mang tính chất của khí hậu Đà Nẵng. Khí hậu của thành phố Đà Nẵng là khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, gió mùa, nắng nhiều, nền nhiệt độ cao và lượng mưa phong phú. Gồm 2 mùa khô và mưa rõ rệt, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và kéo dài. •Nhiệt độ không khí: + Nhiệt độ trung bình năm: 26,2 0 C + Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,8 0 C, chủ yếu vào các tháng 5, 6 7, 8 trung bình từ 28-30 0 C + Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 21,3 0 C, chủ yếu vào các tháng 11, 12, 1, 2 trung bình từ 18-23 0 C + Tổng số giờ nắng cả năm: 2.000,10 giờ. + Số giờ nắng trung bình tháng nhiều nhất: 290,1 giờ. + Số giờ nắng trung bình tháng ít nhất: 45,8 giờ. •Độ ẩm không khí + Độ ẩm trung bình năm: 82% + Độ ẩm trung bình tháng cao nhất: 87% + Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất: 74% Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm ở khu vực dự án là 82%, thuộc loại trung bình, nằm trong ngưỡng từ dễ chịu (thời tiết khô) tới tương đối dễ chịu (rất khô). •Độ bốc hơi: Độ bốc hơi chiếm 50% lượng mưa (1123mm) song phân bố khá đều cho các tháng trong năm, nên tạo ra các tháng thiếu ẩm (từ tháng 2-tháng 8) •Mưa: + Tổng lượng mưa cả năm: 3.064,4mm + Lượng mưa lớn nhất năm: 1.147,4mm + Lượng mưa thấp nhất năm: 0,4mm Đà Nẵng có lượng mưa khá cao, tổng lượng mưa trung bình hàng năm đạt 2.233,8mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm và có thể chia làm 2 mùa: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa trung bình các tháng này từ 105mm đến 509mm. 85% lượng mưa hàng năm chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa. Tháng có lượng mưa trung bình lớn nhất là tháng 10. Mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 7, lượng mưa trung bình là 100mm. •Gió: Hướng gió ở Đà Nẵng tương đối phân tán và bi chi phối bởi điều kiện địa hình. + Hướng gió thịnh hành về mùa hè (tháng 4 – 9): Đông, Đông Nam + Hướng gió thịnh hành về mùa đông (tháng 10 – 3): Tây, Tây Bắc + Tốc độ gió trung bình năm: 1,5m/s + Tốc độ gió lớn nhất: 33m/s 1.1.3.2. Thủy văn - Dòng chảy vào mùa cạn Trong các tháng mùa cạn năm 2005, mực nước thấp nhất các sông trong hầu hết các tháng thấp hơn mực nước thấp nhất TBNN. Tại trạm Ái Nghĩa chỉ có tháng I, III và VIII mực nước thấp nhất duy trì ở mức cao hơn TBNN; tại trạm Cẩm Lệ chỉ có tháng I mực nước thấp nhất ở mức TBNN, còn lại các tháng II-VIII mực nước đều suy giảm đến mức thấp hơn ơn TBNN. -Sự xâm nhập mặn Từ tháng III - VIII, do sự suy giảm của dòng chảy từ thượng nguồn đã làm tăng khả năng xâm nhập mặn vào trong sông. Qua đo đạc khảo sát cho thấy trên sông Hàn tại cầu Nguyễn Văn Trỗi và tại Cổ Mẫn-S. Vĩnh Điện, tháng IV, VI, VII có sự xâm nhập mặn mạnh nhất - tại cầu Nguyễn Văn Trỗi độ mặn lớn nhất đo được là 23.8‰ (tháng VI); tại Cẩm Lệ: 20.6‰ (tháng IV, VI); tại Cổ Mẫn: 23.25‰ (tháng IV). -Dòng chảy vào mùa lũ Mùa lũ năm 2005, dòng chảy có sự diễn biến khá bất thường so với quy luật nhiều năm. Trong cả mùa lũ có 4 đợt lũ xuất hiện nhưng đỉnh lũ chỉ đạt mức độ vừa và nhỏ. Như các năm trước, tháng XI cũng có lũ xuất hiện nhưng mực nước cao nhất chỉ xấp xỉ TBNN và mực nước trung bình tháng lại thấp hơn TBNN khá nhiều. -Quá trình xáo trộn nước trong vũng Thùng Quá trình xáo trộn nước biển trong Vịnh Đà Nẵng chịu tác động của: + Hệ thống hải lưu của Biển Đông khi tiếp cận đất liền + Tác động kết hợp giữa sóng, hải lưu và triều + Thời tiết (gió, mưa, bão) + Chịu tác động thủy lực của cửa sông Hàn Ngoài ra, quá trình xáo trộn này còn chịu tác động rất lớn của địa hình, địa mạo, cấu tạo địa chất của vịnh nên trên thực tế sự xáo trộn của nước biển vịnh Đà Nẵng là chủ yếu và không chịu tác động thủy lực của sông Hàn nên sự xáo trộn nước trong vũng được thực hiện bởi các vòng hoàn lưu của vịnh Đà Nẵng. Các vòng hoàn lưu này là kết quả tác động chủ yếu của: - Chuyển động của thủy triều mang tính chất giao động dọc bờ - Các luồng chảy do tác động của sóng - Dòng va đập do sóng vỗ vào bờ Đây là vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước thải KCN. Nếu không có tác động nào nữa, các chất ô nhiễm trong nước thải bị xáo trộn ở vùng này rồi có một phần các chất ô nhiễm bị lắng xuống do sự di chuyển của các vòng hoàn lưu và phần còn lại sẽ do dòng va đập mang tải ra vịnh để hòa tan vào biển. 1.1.3.3. Đặc điểm địa hình, địa chất Cốt địa hình tự nhiên cao nhất tại khu vực là +6.3m, thấp nhất là 0.24m . Về mua mưa khu vực này bi ngập lụt cao tới công trình <+1.17m. Cốt san nền của toan bộ khu có cao trình >+1.7m. Độ dốc san nền đảm bảo thoát nước tự chảy với độ dốc nền tối thiểu là 30/30. Cao độ tim đường thấp nhất là +2m, cao nhất là +6.3m(theo dự án quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật cua KCN dịch vụ thủy sản Đà Nẵng). Nền đát xây dựng của khu vực có cường độ chịu tải trung bình tốt(R=1kg/cm2).Một số vùng sát núi, trong lòng đất thường có nhiều núi đá vôi . Đà Nẵng có trữ lượng nước ngầm sâu và tư lượng ít, các tính chát hóa lý của nó không ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng. Địa tầng tại khu vực này chia thành các lớp và có đặc trưng cơ lý chung:  Lớp cát mịn: màu trắng xám, vàng nhạt xám đen, trạng thái ẩm bão hòa. Kết cấu rời chặt vừa, xuất hiện hầu hết tại các lỗ khoan trên tuyến.  Lớp cát hạt trung: màu vàng nhạt đến màu xám đen, trang thái bão hòa nước, xuất hiện tại tất cả các lỗ khoan trên tuyến.  Lớp cát hạt thô: màu xám trắng, vàng nhạt xám đen , trạng thái bão hòa, có mặt phần lớn tại các lỗ khoan trên tuyến.  Lớp cát hạt bụi: màu nâu đến xám đen, trạng thái bão hòa. Có tại 1 số lỗ khoan.  Lớp sét pha: màu nâu vàng, trạng thái dẻo chảy, chỉ xuất hiện tại 1 lỗ khoan, bề dày khoảng 3.7m.  Lớp cát pha: màu vàng nghệ, trang thái dẻo, xuất hiên tai 1 lỗ khoan bề dày khảo sát 3.5m. Nhìn chung, địa tầng đặc trưng là lớp cát hạt mịn đến thô, trạng thái ẩm đến bão hòa, cường độ chịu tải của các lớp đất này tương đối ổn định, phù hợp cho việc bố trí nền móng công trình, chỉ có 1 số vị trí có xen lớp sét pha, bùn sét ở dạng cục. 1.2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY 1.2.1. Nguyên liệu Nguyên liệu của các nhà máy chế biến thuỷ sản tại công ty rất phong phú và đa dạng từ các loại thuỷ hải sản tự nhiên cho đến các loại thuỷ sản nuôi như: tôm, cá, mực và nguyên liệu thô đông lạnh. 1.2.2. Điện năng Điện sử dụng cho sản xuất và thắp sáng nhà xưởng được lấy từ nguồn điện lưới quốc gia tại khu công nghiệp 1.2.3. Thiết bị Nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản Thọ Quang gồm có 3 phân xưởng, phân xưởng 1 và 2 được đưa vào hoạt động từ năm 2002, phân xưởng 3 hoạt động từ năm 2009. Quy mô, công suất và sản phẩm của từng phân xưởng được thể hiện qua bảng 1.1 Bảng 1.1. Công suất và sản phẩm của nhà máy Diễn giải Phân xưởng 1 và 2 Phân xưởng 3 Thời gian đi vào hoạt động Từ năm 2002 Từ năm 2009 Công suất 1.500 tấn/năm 1.300 tấn/năm Sản phẩm Tôm, mực và cá đông lạnh Tôm, mực, cá đông lạnh Thời gian hoạt động 2-3 ca/ngày (tùy theo thực tế sản xuất) 2-3 ca/ngày (tùy theo thực tế sản xuất) 1.2.4. Công nghệ sản xuất • Mặt hàng tôm • Sơ đồ qui trình công nghệ : Nguyên liệu Rửa sạch Rửa Vặt đầu, phân cỡ Bóc vỏ Luộc Xiên que Xếp khay, đóng gói Xẻ, phân cỡ Cấp đông Rà kim loại Tiêu thụ Đóng thùng, bảo quản Nước thải, CTR Nước thải, CTR CTR CTR Nước thải, CTR Nước thải, CTR Hình 1.2: Sơ đồ qui trình công nghệ chế biến sản phẩm Tôm. • Thuyết minh chi tiết sơ đồ qui trình công nghệ: - Tiếp nhận nguyên liệu: Nguyên liệu mua từ các đại lý được bảo quản bằng nước đá khô trong các thùng cách nhiệt hoặc trong các khay nhựa có lỗ thoát nước, được vận chuyển bằng xe bảo ôn. Tại công ty, có nhân viên kiểm soát chất lượng kết hợp cùng với nhân viên thu mua kiểm tra tình trạng vệ sinh dụng cụ, kiểm tra hồ sơ đại lý, tờ khai xuất xứ thủy sản, giấy cam kết không sử dụng hóa chất để bảo đảm nguồn nguyên liệu, nhiệt độ bảo quản, đánh giá độ tươi và chất lượng của từng lô nguyên liệu nếu đạt yêu cầu thì tiếp tục đưa vào để sản xuất, nếu không đạt thì trả lại cho đại lý. Nhiệt độ bảo quản phải đảm bảo ≤ 4 o C - Rửa: Nguyên liệu được rửa sạch các tạp chất, vi sinh vật, các rong rêu…nhiệt độ nước rửa phải đạt từ 5 ÷ 10 o C. - Bảo quản nguyên liệu: Trường hợp nguyên liệu có số lượng nhiều nếu xử lý không kịp thì phải được bảo quản lại sao cho thời gian bảo quản không quá 24 giờ, nhiệt độ bảo quản phải đảm bảo ≤ 4 o C. - Sơ chế : Tôm được vặt đầu dưới vòi nước chảy, bóc vỏ chừa đốt đuôi rút tim bán thành phẩm sau khi sơ chế xong phải được bảo quản với tỷ lệ đá/ bán thành phẩm 1:1 nhiệt độ bảo quản phải ≤ 5 o C. Rửa bán thành phẩm : Bán thành phẩm được rửa theo từng size đã phân sơ bộ. Thay nước rửa sau khi rửa được 50kg bán thành phẩm. Nhiệt độ nước rửa ≤ 5 o C. - Xử lý: Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà tôm có thể xử lý hoặc không xử lý. - Hấp/ luộc: Tôm được hấp bằng hệ thống hấp và băng tải tự động công suất 350 kg sản phẩm/ giờ. Hơi dung để sử dụng được dẫn từ Lò hơi FULTON 500kg/h nhiên liệu dùng để đốt là dầu DO. Tùy theo mỗi loại size mà có thể cài đặt và điều chỉnh các thông số cho phù hợp sao cho nhiệt độ buồng hấp phải đạt từ 95 ÷ 120 o C, nhiệt độ trung tâm sản phẩm sau khi hấp phải đạt ≥ 70 o C. [...]... chất như cacbonhydrat, protein, chất béo khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng ôxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng... quản ≤ 4oC, thời gian bảo quản ≤ 24 giờ - Sơ chế : Thực hiện dưới vòi nước chảy, thao tác đúng quy trình để hạn chế đến mức thấp nhất đầu rơi ra khỏi thân Lột da than, da đầu còn vè, đầu, làm sạch nội tạng, răng, mắt Nhiệt độ bảo quản ≤ 4oC - Rửa bán thành phẩm: Rửa sạch các tạp chất bám trên than, đầu mực Nhiệt độ nước rửa từ 5 ÷ 10oC - Quay muối: Quay đến khi mực săn chắc, thời gian quay từ 30 -45... muốn đạt quy chuẩn cho phép phải xây dựng bể UASB 2.3 Tính toán thiệt hại đền bù 1 Chọn cách tính toán tải lượng chất ô nhiễm theo quan trắc 2 Tải lượng ô nhiễm theo quan trắc : - BOD5 = 700 mg/l = 0.7 kg/m3 - COD = 1200 mg/l =1.2 kg/m3 - TSS = 250 mg/l = 0.25 kg/m3 3 Xác định loại nguồn tiếp nhận Đối với nước thải thủy sản Thọ Quang theo QCVN 11:2008 BTNMT (cột B) - quy định giá trị C của các thông số... ôn Tại đây, có nhân viên kiểm soát chất lượng kết hợp cùng nhân viên thu mua của Công ty kiểm tra cảm quan về độ tươi, màu sắc, mùi, kích cỡ của lô nguyên liệu Nếu đạt yêu cầu thì nguyên liệu được cân rồi chuyển sang máy rửa và đưa vào xưởng để sản xuất ngay - Rửa: Nguyên liệu tiếp nhận được chuyển sang máy rửa để rửa sạch các tạp chất bám trên thân như: cát, sạn…sau đó cá đưa vào sản xuất ngay.Nhi ệt... khi fillet Cắt đầu, mổ bụng lấy sạch mang, sạch nội tạng Fillet 2 mảnh để lấy luôn phần xương lồng ngực, nhổ xương lột da làm sạch thịt đỏ Thời gian sơ chế . ĐỀ TÀI: TÍNH TOÁN CHI PHÍ ĐỀN BÙ THIỆT HẠI CHO NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN THỌ QUANG – ĐÀ NẴNG I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY THỦY SẢN THỌ QUANG 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG. mua mưa khu vực này bi ngập lụt cao tới công trình <+1.17m. Cốt san nền của toan bộ khu có cao trình >+1.7m. Độ dốc san nền đảm bảo thoát nước tự chảy với độ dốc nền tối thiểu là 30/30 hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng ôxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm

Ngày đăng: 17/05/2014, 14:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐỀ TÀI: TÍNH TOÁN CHI PHÍ ĐỀN BÙ THIỆT HẠI CHO NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN THỌ QUANG – ĐÀ NẴNG

  • 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY

    • 1.1.1. Công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản Thọ Quang

    • 1.1.2. Địa điểm nhà máy

    • 1.1.3. Các số liệu về thời tiết, thủy văn và địa chất công trình

    • 2.2.1. Chế độ thải, lưu lượng

    • 2.2.2. Thành phần, tính chất nước thải

    • 2.2. Hiện trạng xử lý nước thải tại nhà máy thủy sản thọ quang

    • 2.2.1. Dây chuyền xử lý nước thải hiện tại

    • 2.2.2. Kết quả khảo sát phân tích mẫu nước thải đầu ra sau hệ thống xử lý.

    • 2.3. Tính toán thiệt hại đền bù.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan