Tính cấp thiết của đề tài
Theo tư tưởng quản trị truyền thống, giám đốc điều hành (Chief Excutive Officer – CEO) chủ yếu làm công tác quản lý, thực hiện các chức năng quản trị để cụ thể hoá chiến lược và mục tiêu do Hội đồng quản trị (HĐQT) giao, còn HĐQT đóng vai trò lãnh đạo, hoạch định chiến lược của tổ chức Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ
21, sự thất bại của hàng loạt thương hiệu toàn cầu, mà điển hình General Motor, cho thấy khả năng quản lý tốt của CEO là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp thích nghi với sự biến động chóng mặt của môi trường kinh doanh ngày nay Vì vậy, trong mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại, CEO đóng vai trò như đầu tàu cho sự phát triển, là chìa khoá mở ra cánh cửa thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp. CEO trong thế kỷ 21 không chỉ cần có năng lực quản lý tốt mà còn phải là những nhà lãnh đạo xuất sắc, có thể cảm nhận, dự báo và đánh giá chuẩn xác về biến động nhanh của môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như mầm mống vấn đề bên trong tổ chức và trực tiếp dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua những thách thức trên con đường phát triển.
Xét trên một khía cạnh khác, CEO thường là những cá nhân có năng lực đặc biệt, chứng minh được bản lĩnh, khả năng của mình thông qua việc ra những quyết định quan trọng có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp do họ điều hành Mỗi cá nhân này lại mang những đặc điểm khác nhau về nhân khẩu học, tâm lý học hành vi, kinh nghiệm, thâm niên công tác, đặc trưng tính cách, giới tính (Hambrick và Mason,1984)…Tất cả những đặc điểm ấy khi kết hợp lại với nhau giúp hình thành nên những đặc trưng tiêu biểu của từng CEO, từ đó hình thành nên phong cách lãnh đạo của họ (Nornburn,1989), (Pfeffer và Salancik,1978), (Herrmann và Datta, 2002), (Emilia Peni, 2014), (Pascal Nguyen, Nahid Rahman và Rouyun Zhao, 2018) …
Các nghiên cứu về tâm lý học đã chỉ ra rằng, những đặc điểm khác nhau về nhân khẩu học, kinh nghiệm, thâm niên công tác, đặc trưng tính cách, giới tính… có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của mỗi cá nhân Những hành vi này thông qua quá trình lao động, học tập, làm việc lại ảnh hưởng đến cách thức nhìn nhận, đánh
12 giá vấn đề, phong cách làm việc … và từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý cũng như kết quả học tập, làm việc của mỗi cá nhân (Holland,1960) Đối với các CEO cũng vậy, các nghiên cứu về lãnh đạo đã chỉ ra rằng phong cách, thói quen hay hành vi của một nhà lãnh đạo cụ thể là mặt phản ánh ra bên ngoài của một loạt các đặc điểm đặc trưng của nhà lãnh đạo đó Chính thói quen, phong cách làm việc của nhà lãnh đạo đó lại có những tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp do họ điều hành (Thong và Yap, 1995), (Herrmann và Datta, 2002), (Heaton, 2002), (S.N.Kaplan, M.M.Klebanov, S.Sorensen, 2012), (Cao Thị Vân Anh, 2018), (M.Saledhi, S.M.Modgaham, 2019)…Vì vậy, từ lâu nay, một trong những nội dung được khá nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị kinh doanh trên thế giới quan tâm, tìm hiểu đó là ảnh hưởng của đặc điểm các nhà lãnh đạo đến các khía cạnh hoạt động khác nhau của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, vai trò và vị trí của các nhà quản trị doanh nghiệp ngày càng được nhắc đến nhiều hơn Năm 2004, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định chọn ngày 13 tháng 10 hàng năm là ngày tôn vinh các doanh nhân Việt Nam - những anh hùng, chiến sỹ trên thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay Bên cạnh đó, vào thời điểm năm 2005, khi các giao dịch đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu được thực hiện và các công ty hoạt động dần theo các chuẩn mực quốc tế, vai trò của đội ngũ quản trị mà đặc biệt là các CEO càng được đề cao và nhắc đến nhiều hơn Trong khoảng 10 năm trở lại đây, thuật ngữ CEO, các câu chuyện về CEO, vai trò của các CEO trong sự phát triển doanh nghiệp được đề cập và nhắc đến ngày càng nhiều CEO ở Việt Nam hiện nay đã trở thành một nghề được xã hội nhìn nhận và đánh giá cao Nghiên cứu về phong cách lãnh đạo, về đặc điểm của các CEO trong những năm gần đây cũng dần trở thành một trong những lĩnh vực được nhiều học giả trong nước quan tâm theo đuổi Các chương trình đào tạo, tư vấn, các diễn đàn trao đổi về CEO chính là một trong những minh chứng tiêu biểu nhất cho xu thế trên.
Tuy nhiên, các trao đổi và nghiên cứu về CEO hiện nay phần lớn chỉ là các nghiên cứu tổng quan, mang tính chất giới thiệu và cung cấp thông tin đơn thuần.
Cơ sở lý luận còn thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về CEO cũng như vai trò của CEO trong doanh nghiệp Ngoài ra, các nghiên cứu về CEO hiện nay còn dựa chủ yếu vào các lý thuyết có sẵn trên thế giới nên thực tế không tránh khỏi những điểm không tương xứng, khác biệt khi áp dụng vào các tình huống mang đặc trưng Việt Nam Đó là lý do chính giải thích thực trạng thông tin về CEO vừa thừa vừa thiếu tại Việt Nam hiện nay.
Từ thực tế đó, tác giả quyết định lựa chọn hướng nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu về các đặc điểm của CEO trong mối quan hệ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của một số doanh nghiệp tiêu biểu trên sàn chứng khoán Việt Nam Thực tế, trong quá trình đi tìm hiểu để làm rõ về khái niệm doanh nghiệp tiêu biểu trên sàn chứng khoán, tác giả nhận thấy có nhiều cách hiểu khác nhau về phạm trù tiêu biểu như:
(i) tiêu biểu về quy mô doanh nghiệp (vốn, tài sản, tỷ trọng đóng góp vào giá trị niêm yết của thị trường ), (ii) tiêu biểu về đặc điểm ngành nghề kinh doanh, (iii) tiêu biểu về cơ cấu, văn hoá tổ chức… hoặc sự bao hàm của một hoặc một vài các dấu hiệu trên thì đều được xem là tiêu biểu Nghiên cứu về ảnh hưởng của các đặc điểm CEO tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung từ lâu đã là một trong những mảng nội dung được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu Vì vậy, hướng tập trung vào một nhóm các doanh nghiệp tiêu biểu theo một cách tiếp cận cụ thể nào đó là một hướng triển khai mới, và chắc chắn sẽ giúp kết quả nghiên cứu chuyên sâu và chi tiết hơn.
Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận thấy các công ty gia đình (CTGĐ) là mô hình tổ chức kinh doanh xuất phát từ hình thái gia đình và là mô hình mang tính cơ sở trong các mô hình tổ chức kinh tế tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại Việt Nam nơi có văn hoá gia đình chi phối phần lớn các quan hệ trong xã hội Hơn nữa, khi nhìn từ góc độ quản trị, các CTGĐ luôn có những lợi thế cả về mặt tổ chức, chiến lược hay ra quyết định so với các doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp quốc doanh khác do các đặc điểm về quyền sở hữu gia đình, cơ chế giám sát và vận hành hoạt động của tổ chức (Dieleman và cộng sự, 2013) Vì vậy, đây thực sự là mô hình doanh nghiệp mang nhiều yếu tố tiêu biểu để phân tích và tìm hiểu. Đối với hướng nghiên cứu trên, tác giả hy vọng có thể đúc rút tổng kết được một số những đặc điểm tiêu biểu của CEO Việt có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và kết quả của nghiên cứu có thể làm cơ sở cho các quyết định, lựa chọn đầu tư trên thị trường hiện nay.
2.Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án là tìm hiểu ảnh hưởng của đặc điểm của các CEO đến hiệu quả hoạt động một số doanh nghiệp tiêu biểu trên thị trường chứng khoán Việt Nam và đề xuất giải pháp cho các CTGĐ niêm yết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Trong đó, luận án lựa chọn khoanh vùng doanh nghiệp tiêu biểu là các công ty gia đình (CTGĐ) niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay.
Mục tiêu cụ thể của luận án là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về đặc điểm của CEO và ảnh hưởng của các đặc điểm này lên hoạt động của doanh nghiệp.
- Thiết kế nghiên cứu và tìm hiểu ảnh hưởng của đặc điểm của CEO đến hiệu quả hoạt động của các CTGĐ niêm yết trên TTCK Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp cho các CTGĐ niêm yết và các nhà đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trên thị trường Việt Nam.
2.2 Câu hỏi nghiên cứu Đặc điểm cá nhân của CEO có ảnh hưởng lên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các CTGĐ niêm yết trên TTCK Việt Nam không? Và, mức độ ảnh hưởng của đặc điểm của CEO lên hoạt động của các CTGĐ niêm yết trên TTCK Việt Nam là như thế nào? Tương tác giữa các đặc điểm của CEO có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động?
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng của đặc điểm của CEO đến hiệu quả hoạt động của các CTGĐ niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Về nội dung, luận án tập trung vào các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành Trong các đặc điểm cá nhân, luận án tập trung vào 2 nhóm đặc điểm chính:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Tình hình nghiên cứu về các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành
Nghiên cứu của tác giả Norbum (1989) đã cung cấp thông tin liên quan đến các đặc điểm khác nhau của CEO và chỉ ra tầm quan trọng/ảnh hưởng quan trọng của chúng đến phong cách và thói quen điều hành Kesner và Sebore (1994) cũng chỉ ra rằng, việc lựa chọn CEO là một quyết định quan trọng của tổ chức, có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của công ty Một nghiên cứu khác của Pfeffer và Salancik (1978) đã kết luận trong nghiên cứu của họ rằng hầu hết các công ty trong bối cảnh khác nhau tuyển dụng và thuê CEO với nền tảng và kỹ năng phù hợp với nền tảng của công ty Điều này chỉ ra mối quan hệ ảnh hưởng thuận chiều giữa các đặc điểm của công ty với đặc điểm cá nhân của CEO Hay nói cách khác các đặc điểm cá nhân của CEO có sự tương đồng và ảnh hưởng qua lại mạnh mẽ đối với đặc điểm công ty Tương quan trên một lần nữa tái khẳng định những ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân của CEO đến phong cách và thói quen điều hành. Theo mạch nghiên cứu về vai trò, ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân của CEO đến phong cách và thói quen điều hành Các nghiên cứu được triển khai vào đầu những năm 1990 đã đưa ra kết luận rằng các CEO có trình độ học vấn cao và nền tảng chức năng kỹ thuật có nhiều khả năng có một chương trình nghiên cứu và phát triển chuyên sâu Trong hướng nghiên cứu này, chỉ tiêu về năng lực ứng dụng CNTT vào tổ chức được lựa chọn như một chỉ tiêu nền tảng để đánh giá Các công ty có chi phí nghiên cứu và phát triển cao có nhiều khả năng lựa chọn các CEO mới có kinh nghiệm kỹ thuật Bởi họ sẽ quen thuộc và hiểu biết hơn về nền tảng của công ty Hơn nữa, các cá nhân được đào tạo và giáo dục tiên tiến có liên quan đến chi phí nghiên cứu và phát triển cao hơn (Datta và Guthrie, 1994) Thong và Yap
(1995) đồng ý với quan điểm này và nhận thấy rằng các doanh nghiệp nhỏ có nhiều khả năng áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) mới khi CEO có tính cách sáng tạo,tích cực đối với việc áp dụng CNTT và có kiến thức CNTT lớn hơn Các CEO trẻ tuổi có xu hướng chi nhiều hơn cho nghiên cứu và phát triển khi họ có nhiều của cải đầu tư vào cổ phiếu công ty và có kinh nghiệm nghề nghiệp quan trọng trong tiếp thị và kỹ thuật.
Bên cạnh việc áp dụng CNTT, các đặc điểm của CEO được chỉ ra còn ảnh hưởng đến hàng loạt các mảng hoạt động khác của công ty Herrmann và Datta
(2002), Phan Bùi Gia Thuỷ, Trần Đức Tài, Trần Thị Tú Anh (2017), Nguyễn Thị Hoa Hồng, Nguyễn Ngọc Nguyên và Nguyễn Tiến Đạt (2019) đã tìm thấy những đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng đến phương pháp và cách thức điều hành hoạt động của CEO Nhìn chung, các tác động trên thường được bộc lộ thông qua 4 mảng hoạt động chính của doanh nghiệp: quy trình kinh doanh, cách thức tổ chức hoạt động, hoạt động liên doanh liên kết, và khâu quản lý các đơn vị nhanh/công ty con trực thuộc Ở 2 nhóm nhân tố chịu tác động đầu tiên, quy trình kinh doanh và cách thức tổ chức hoạt động (về cơ bản không dựa trên cơ cấu vốn chủ sở hữu) nên mức độ ảnh hưởng và rủi ro nhìn chung là có xu hướng thấp hơn so với hai nhóm nhân tố còn lại (đa phần có ảnh hưởng trực diện đến cơ cấu vốn chủ sở hữu) và sức ảnh hưởng của CEO Đồng thời nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng, khi CEO đồng thời có thêm những quyền lực trong HĐQT thì sức ảnh hưởng và chi phối của họ đến hiệu quả hoạt động lại càng trở nên mạnh mẽ và rõ nét hơn Hơn nữa, tính hợp pháp trong vị trí của họ cùng với mức độ tự tin và kinh nghiệm cao hơn dẫn đến xu hướng kiểm soát quyền lực Trong trường hợp này, các CEO thường có xu hướng tự tin rất cao vào phương pháp điều hành hoạt động kinh doanh của họ, không ngại chấp nhận rủi ro cao hơn để có lợi nhuận cao hơn Các CEO có nền tảng học vấn, kinh nghiệm có nhiều khả năng có mong muốn kiểm soát và hiệu quả cao hơn, do đó cũng có xu hướng chuyên quyền hơn Bên cạnh đó, kinh nghiệm và thâm niêm công tác cũng là những đặc điểm của CEO chi phối đến phong cách lãnh đạo và điều hành.
Ngoài ra, một số những đặc điểm tâm lý hành vi khác của CEO (ví dụ như sự tự tin) cũng được xét đến là một trong những yếu tố tác động đến phong cách và thói quen điều hành của CEO Cụ thể, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khi CEO quá tự tin có thể tác động tiêu cực đến hiệu suất công ty Heaton (2002) phát hiện ra rằng các CEO thường có xu hướng lạc quan, đánh giá cao các dự án của công ty, do đó, khiến giá trị hiện tại ròng của doanh nghiệp bị tụt giảm do sự phân bổ đầu tư nhiều vào thì tương lai Hơn nữa, họ tin rằng thị trường vốn đánh giá thấp các rủi ro từ giá cổ phiếu của công ty Tác giả Malmendier và Tate (2008) đồng ý với quan điểm này và kết luận từ nghiên cứu của họ rằng các CEO quá tự tin trả rất cao cho việc sáp nhập và mua lại, đặc biệt là nếu họ có quyền can thiệp vào vốn nội bộ Lý do cho điều này là họ đánh giá quá cao khả năng tạo ra lợi nhuận trong quá trình sáp nhập và mua lại Do đó, họ thực hiện nhiều vụ sáp nhập và mua lại hơn mức cần thiết Vì vậy, theo đề xuất của tác giả nghiên cứu, để giảm bớt những tác động kém tích cực của xu hướng quá tự tin ở CEO, có thể xem xét việc giảm các quyền can thiệp của giám đốc điều hành vào đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Nhìn chung tất cả các hướng nghiên cứu đều chỉ ra rằng những đặc điểm cá nhân của CEO có tác động ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách và thói quen làm việc, điều hành, qua đó tác động đến kết quả triển khai công việc và các mặt hoạt động khác của doanh nghiệp Hiện nay, vẫn còn tồn tài nhiều luồng quan điểm, cách tiếp cận khác nhau về các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành (CEO’s characteristic), tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả có thể dẫn chiếu kết quả nghiên cứu của Hambrick và Mason (1984) làm nền tảng trong tiếp cận về đặc điểm cá nhân của CEO Cụ thể, Hambrick và Mason, trong nghiên cứu của mình, đã bước đầu khẳng định rằng các hành vi của mỗi CEO là mặt phản ánh ra của một loạt các yếu tố đặc điểm cá nhân như: tuổi tác, trình độ học vấn, thâm niên công tác, đặc trưng tính cách Các nhóm hành vi này tác động đến các quyết định của CEO trong quá trình điều hành doanh nghiệp, từ đó tác động đến các kết quả điều hành, các mặt hoạt động của doanh nghiệp.
Có thể khẳng định rằng, nghiên cứu về các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành là hướng nghiên cứu có thể đem lại nhiều kết quả khả thi, tích cực Bởi việc phân tích về các đặc điểm cá nhân giúp lí giải các kết quả hành vi bộc lộ trong điều hành doanh nghiệp của CEO, từ đó giúp đánh giá được tác động đến các khía cạnh khác nhau của hoạt động quản trị doanh nghiệp 2 tác giả đã phân chia các đặc điểm của CEO ra thành 02 nhóm chính được thể hiện tại bảng 1.1 của luận án, bao gồm:
Bảng 1.1: Tổng hợp các đặc điểm của CEO theo Hambrick và Mason (1984)
Mô tả chi tiết Đặc trưng
1 Đặc điểm nhân khẩu học
Tuổi, quốc tịch, giới tính, quê quán, văn hoá môi trường sống,
Nhóm đặc điểm cơ bản, có ảnh hưởng trực tiếp, mang tính nền tảng đến hành vi của CEO Tác động đến khả năng nhận thức, tư duy, năng lực làm việc …
2 Đặc điểm công tác Đặc thù ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, thâm niên công tác, kinh nghiệm quản lý, tỷ lệ sở hữu cổ phần, quyền kiêm nhiệm …. Ảnh hưởng nhiều bởi các nhân tố khách quan, môi trường bên ngoài, cho phép lí giải những đặc trưng riêng của CEO trong từng ngành, lĩnh vực mà họ tham gia hoạt động.
Tình hình nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ lâu đã là một chủ đề được giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu bởi đây là thước đo nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp và công cụ mà doanh nghiệp đã và đang sử dụng trong vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Đồng thời đây cũng là chỉ tiêu rất quan trọng đối với các bên liên quan như cổ đông, ban giám đốc, chủ nợ, nhà cung cấp, người tiêu thụ, v.v… trong việc ra quyết định kinh doanh hoặc đầu tư.
Richard và Wei (2010) đã chỉ ra rằng việc xây dựng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty (firm performance) có tầm quan trọng đáng kể, bởi giúp ý nghĩa trong việc phản ánh sự thay đổi trong hiệu qủa hoạt động của doanh nghiệp được xem là một nội dung nghiên cứu chưa bao giờ lỗi thời Nhóm tác giả cũng nhận định rằng khái niệm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có thể được xem là một cấu trúc đa chiều gồm nhiều khía cạnh khác nhau như: hiệu quả kinh doanh,danh tiếng, cân bằng trong cơ cấu vận hành của doanh nghiệp và sự sống còn của tổ chức… Vì vậy, theo Hult và các cộng sự (2008) tuy phổ biến hiện nay có nhiều cách tiếp cận và đo lường khác nhau về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhưng tựu chung lại có ba tiêu chí đo lường hiệu quả hoạt động thường sử dụng là hiệu quả tài chính (financial performance), hiệu quả kinh doanh (operation performance) hoặc hiệu quả tổng hợp (overall performance).
Tuy có nhiều cách tiếp cận và đo lường khác nhau về khái niệm trên nhưng một trong những khía cạnh được nghiên cứu và xem xét rộng rãi nhất là khía cạnh tài chính, tức thành quả của việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của công ty Đồng thời, đây cũng là khía cạnh được lựa chọn xem xét phân tích phổ biển bởi sự rõ ràng và cụ thể về mặt số liệu thể hiện Thông thường, để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo khía cạnh tài chính (hiệu quả tài chính – financial performance) các nhà nghiên cứu thường phổ biến sử dụng một trong hai cách đo lường: (i) sử dụng các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi kế toán (Profit Indicator) như tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên doanh thu (ROS), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE); (ii) dùng các chỉ tiêu mang tính thị trường như Tobin’s Q và tỷ suất sinh lợi thị trường.
Cùng quan điểm trên, Sajid (2012) cũng dẫn ra rằng hiệu quả hoạt động công ty được nghiên cứu và đo lường bằng nhiều chỉ số tài chính khác trong đó phổ biến là tỷ lệ ROA (lợi nhuận trên tài sản), ROE (lợi nhuận trên vốn cổ phần), ΔMVE (Thay đổi trong giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu) hay lợi nhuận biên (PM) Hai tác giả Uwuigbe và Olusanmi (2012), cũng sử dụng tỷ lệ ROA làm biến đại diện khi tiến hành phân tích về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đồng nhất với các hướng nghiên cứu đã và đang triển khai trên thế giới, tại Việt Nam, tác giả Phạm Quốc Việt (2010) cũng nhận thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đo lường bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau trong các nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, đa số nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu tài chính để đo lường hiệu quả hoạt động Hiệu quả tài chính trong nhiều nghiên cứu bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận biên, thu nhập cổ phần thường, thị giá cổ phiếu, tăng trưởng doanh thu và Tobin’s Q Đồng thời, tác giả Phạm QuốcViệt cũng chỉ ra rằng trong các chỉ số tài chính được sử dụng thì hệ số ROA được sử dụng phổ biến nhất Tác giả cũng phân tích thêm rằng hiệu quả tài chính trong các nghiên cứu khoa học thường được đo lường thông qua các tiếp cận sau: tiếp cận thị trường, tiếp cận từ báo cáo tài chính và tiếp cận kết hợp Trong đó, cách tiếp cận thứ hai là dựa vào thông tin do công ty cung cấp, chủ yếu từ báo cáo tài chính Theo cách tiếp cận này, những chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính chủ yếu là các tỷ suất lợi nhuận như tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), v.v Tuy nhiên, để đo lường hiệu quả hoạt động trong nghiên cứu thì chỉ tiêu ROA toàn diện hơn do nó tính đến khả năng khai thác toàn bộ tài sản của công ty.
Từ việc tổng thuật các nghiên cứu trong nước và quốc tế lại càng củng cố tính hợp lý của luận án khi lựa chọn hai chỉ số ROA và ROE làm tham chiếu để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tình hình nghiên cứu về công ty gia đình
Công ty gia đình là loại hình tổ chức kinh tế sơ khai có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế Hơn nữa, đây cũng là loại hình doanh nghiệp mang nhiều đặc thù riêng biệt Vì vậy, các nghiên cứu về CTGĐ đã bắt đầu được triển khai từ giữa thế kỷ 20 Donnelley (1964) đã lần đầu tiên đề cập tới khái niệm CTGĐ trong tạp chí Kinh doanh Havard, cụ thể, ông cho rằng “một công ty là CTGĐ khi nó có ít nhất 2 thế hệ trong một gia đình và mối quan hệ này ảnh hưởng lẫn nhau bởi chính sách của công ty, lợi nhuận và mục tiêu gia đình” Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra rằng mối quan hệ ràng buộc gia đình có nhiều tác động đến việc hưởng lợi trong kinh doanh, và vì thế, việc quản trị CTGĐ đồng thời cũng là quản trị gia đình.Tiếp theo nghiên cứu của Donnelley, các nghiên cứu tiếp theo về CTGĐ tiếp tục hướng trọng tâm vào mối liên quan giữa các thành viên trong gia đình với hoạt động kinh doanh, đặc điểm sở hữu, sự chuyển giao thế hệ… Vai trò của các CTGĐ lại tiếp tục một lần nữa được khẳng định với sự xuất hiện của tạp chí Kinh doanh gia đình (Family Business Review) như một ấn phẩm độc lập vào năm 1988 Một nội dung được tạp chí quan tâm đào sâu phân tích đó là tìm ra câu trả lời cho câu hỏi tại sao CTGĐ lại là một khái niệm quan trọng khi tiếp cận và so sánh với các cấu trúc tổ chức khác đến vậy Và thực tế, câu hỏi đặt ra lớn nhất vẫn là bóc tách làm rõ bản chất của CTGĐ thông qua việc đưa một định nghĩa thấu đáo nhất về loại hình công ty này.
Về cơ bản, các nghiên cứu về lĩnh vực CTGĐ đã và đang triển khai chủ yếu vẫn tập trung vào việc bóc tách bản chất của loại hình doanh nghiệp này thông qua việc tìm ra một định nghĩa đủ thấu đáo và thuyết phục Có thể liệt kê ra một số các nghiên cứu về chủ đề này của các tác giả như Litz (1995), Wortman (1995), Shanker và Astranchan (1996), Wall (1998)…Các tác giả trên tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau về bản chất của loại hình doanh nghiệp này nhưng đều tập trung vào các yếu tố cơ bản cấu thành nên tính chất cơ bản của loại hình doanh nghiệp trên như: tỷ lệ sở hữu gia đình, quyền kiểm soát, số lượng thành viên gia đình trong ban điều hành….
Tại Việt Nam, dưới thực tế về mức độ đóng góp của CTGĐ vào sự phát triển chung của nền kinh tế trong những năm vừa qua mà trong thời gian gần đây đã không ít các học giả tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu về loại hình doanh nghiệp này Bên cạnh việc tiếp tục phân tích để làm rõ về khái niệm CTGĐ, các nghiên cứu được triển khai còn mở rộng chủ đề nghiên cứu hướng đến việc làm rõ vai trò của loại hình doanh nghiệp này hoặc chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố đặc trưng củaCTGĐ tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Có thể kể đến nghiên cứu của tác giả Hoàng Tuấn Dũng (2014) về mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và hiệu quả hoạt động của các công ty gia đình niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Hay nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mai Hương (2014) về tác động của các thành viên gia đình, cấu trúc hội đồng quản trị tới hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần,nghiên cứu của Cao Thị Vân Anh (2019) về đặc điểm hội đồng quản trị ảnh hưởng đến kết quả tài chính của công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam… Hệ thống các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đã một lần nữa tái khẳng định sự tiêu biểu về tính chất của loại hình doanh nghiệp này, cũng như sự phù hợp khi luận án lựa chọn các CTGĐ như là nhóm doanh nghiệp điển hình để phân tích, tìm hiểu.
Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Những nhà quản lý là những người chịu trách nhiệm tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp Tuy đây là trách nhiệm chung của mọi thành viên trong công ty, nhưng giám đốc điều hành (CEO) vẫn là người chịu trách nhiệm chính, ở vị trí trung tâm, và trực tiếp báo cáo lên Hội đồng quản trị (Lin, 2014) Với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường hiện nay, tần suất các CEO phải đương đầu với những tình huống khó và phải ra những quyết định quan trọng ngày càng nhiều Để có thể đưa ra được những quyết định chính xác trong những tình huống như vậy, các CEO cần phải có những khả năng và đặc điểm nổi bật Do tầm quan trọng của CEO đối với hoạt động của doanh nghiệp, hướng nghiên cứu về ảnh hưởng của các đặc điểm của CEO lên hoạt động của doanh nghiệp là đáng để quan tâm.
Trên thế giới, hướng nghiên cứu này đã xuất hiện từ rất sớm và đã có bằng chứng để kết luận rằng đặc điểm của CEO có ảnh hưởng lên hoạt động của doanh nghiệp Hambrick và Mason (1984) chứng minh rằng các đặc điểm nhân khẩu học, ví dụ như tuổi và học vấn, và các đặc điểm tâm lý học, ví dụ như khả năng nhận thức, của các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Đây có thể được coi như là nghiên cứu nền tảng cho các lí thuyết về đặc điểm nhà quản trị và ảnh hưởng của chúng đến hoạt động của doanh nghiệp sau này Trong đó, hai nhà nghiên cứu đã tiếp cận những đặc điểm này trong mối liên hệ với các hành vi được bộc lộ ra bên ngoài qua đó chứng minh các ảnh hưởng của chúng đến hoạt động của doanh nghiệp Cụ thể, Hambrick và Mason, trong nghiên cứu của mình, đã bước đầu khẳng định rằng các hành vi của mỗi CEO là mặt phản ánh ra của một loạt các yếu tố đặc điểm cá nhân như: tuổi tác, trình độ học vấn, thâm niên công tác, đặc trưng tính cách … Các nhóm hành vi này tác động đến các quyết định của CEO trong quá trình điều hành doanh nghiệp, từ đó tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Cụ thể hai tác giả Hambrick và Mason đã phân chia các đặc điểm của CEO ra thành 02 nhóm chính, bao gồm:
− Nhóm 1: Đặc điểm liên quan đến nhân khẩu học, bao gồm tuổi tác, quốc tịch, giới tính …Nhóm đặc điểm cơ bản, có ảnh hưởng trực tiếp, mang tính nền tảng đến hành vi của CEO Tác động đến khả năng nhận thức, tư duy, năng lực làm việc
− Nhóm 2: Đặc điểm liên quan đến thâm niên và quá trình công tác: lĩnh vực hoạt động, thâm niên công tác, các vị trí điều hành đã từng đảm nhiệm … cho phép lí giải những đặc trưng riêng có của CEO trong từng ngành, lĩnh vực mà họ tham gia hoạt động.
Sau nghiên cứu của Hambrick và Mason (1984), sự ảnh hưởng của đặc điểm nhà lãnh đạo lên hoạt động của doanh nghiệp trở thành một đề tài thu hút được nhiều sự quan tâm Một nghiên cứu gần đây của Mackey (2008) tóm tắt các lập luận được đề cập trong các nghiên cứu trước đây và tiếp tục xem xét ảnh hưởng của CEO đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc đánh giá lợi nhuận ròng của doanh nghiệp Cụ thể, tác giả Mackey đã chỉ ra rằng, lợi nhuận của doanh nghiệp chịu tác động tới 29.2% bởi các quyết định của CEO.Trong khi các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng trực tiếp của các CEO đến tổng giá trị ròng của công ty đã trình bày những quan điểm khác nhau.
Nhóm tác giả Denis và cộng sự (1997) trong nghiên cứu của mình trên 1.689 công ty niêm yết với bộ số liệu cập nhật từ năm 1984 cho rằng sự thay đổi cá nhân điều hành thường đem lại những giá trị tích cực đến giá trị cổ phiếu của công ty. Các tác giả Worrell Davidson và Glasscock (1993) trong nghiên cứu của họ cũng nhận định rằng giá trị cổ phiếu niêm yết của các công ty trên sàn chịu tác động không nhỏ bởi CEO của công ty đó Đồng thời nhóm nghiên cứu của Renee và các đồng sự (2005) cũng tìm thấy mối tương quan tích cực giữa quyền ra quyết định của các CEO và các biến số giá cổ phiếu.
Bertrand và Schoar (2003) chọn phương pháp thực nghiệm để kiểm tra tác động CEO đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp do họ điều hành Thông qua việc nghiên cứu khoảng 6.753 công ty khác nhau ở Đan Mạch, nhóm đi sâu vào tìm hiểu về những tác động trong việc thay đổi CEO hoặc trong quá trình điều hành,nếu CEO gặp các biến cố lớn thì những biến động đó có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hay không? và nếu có thì mức độ ảnh hưởng sẽ là như thế nào? Nghiên cứu của họ đã dẫn đến việc phát hiện ra rằng các biến cố như sự thay đổi đột ngột vị trí điều hành hoặc trong quá trình làm việc, CEO gặp phải những biến động lớn đều góp phần gây ra sự sụt giảm đáng kể trong giá trị của các công ty này Điều này được minh chứng thông qua sự sụt giảm 0,9% của chỉ số ROA (Return on Asset) của các công ty thuộc nhóm nghiên cứu trong khoảng thời gian 2 năm kể từ khi xảy ra một trong các biến cố kể trên Kết quả nghiên cứu cũng lưu ý rằng, sự thay đổi đột ngột về nhân sự của hội đồng quản trị hoặc những biến cố trong gia đình/đời tư của một trong những thành viên điều hành hội đồng quản trị trái lại không hề gây bất cứ ảnh hưởng nào đến giá trị của công ty.
Burke và McKeen (1996), nghiên cứu tập trung xem xét đánh giá sự hài lòng và kinh nghiệm quản lý của giới nữ quản lý tại các tổ chức do họ lãnh đạo điều hành Tỷ lệ mẫu quan sát ở đây là 50/50, dữ liệu được thu thập từ 792 phụ nữ quản lý và chuyên nghiệp bằng cách sử dụng bảng câu hỏi hoàn thành ẩn danh Kết quả phân tích chỉ ra rằng, trong xã hội ngày nay mặc dù nữ giới và nam giới có vai trò và các điều kiện cơ hội tương đương nhau trong việc chiếm lĩnh các cơ hội quản lý trong tổ chức những tác động của giới tính đến kết quả điều hành nhìn chung còn khiêm tốn, đặc biệt là khi các yếu tố cá nhân và tổ chức được kiểm soát.
Hu và Zhou (2008), thông qua việc nghiên cứu trên tập hợp các công ty không niêm yết của Trung Quốc, nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng quyền sở hữu doanh nghiệp của CEO đến hoạt động của công ty Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt của công ty và quyền sở hữu của CEO là không tuyến tính và điểm uốn mà tại đó mối quan hệ chuyển thành tiêu cực xảy ra khi sở hữu trên 50%.Ngoài ra, Li, Feng và Srinivasan, Suraj, 2011 tiến hành nghiên cứu kiểm chứng về thu nhập của giám đốc điều hành (CEO), chính sách giữ chân CEO, và các quyết định sáp nhập và mua lại (M & A) trong các công ty mà người sáng lập làm giám đốc với một giám đốc điều hành không thành lập Nghiên cứu cho thấy rằng, tại các công ty CEO đồng thời là người sáng lập thường cung cấp một hỗn hợp ưu đãi khác nhau so với các công ty khác Tại các công ty có giám đốc điều hành đồng thời là người sáng lập, thù lao của CEO có nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty hơn so với các mô hình tổ chức công ty thông thường.Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các công ty với giám đốc sáng lập cung cấp nhiều ưu đãi cao hơn dưới hình thức chính sách trả lương và giữ chân so với hội đồng quản trị trung bình của Hoa Kỳ Lợi nhuận cổ phiếu xung quanh các thông báo M & A và sự tham gia hội đồng quản trị cũng cao hơn ở các công ty giám đốc sáng lập so với các công ty không thành lập.
Tại Việt Nam, tuy là một nội dung mới nhưng trong những năm gần đây cũng đã bắt đầu có các học giả lựa chọn triển khai các nghiên cứu chuyên sâu về giám đốc điều hành (CEO), có thể kể đến nghiên cứu của nhóm tác giả Phan Bùi Gia Thuỷ, Trần Đức Tài và Trần Thị Tú Anh (2017) về ảnh hưởng đặc điểm của tổng giám đốc điều hành đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp với mẫu nghiên cứu trên
120 doanh nghiệp niêm yết trong giai đoạn 2009 – 2015 với tổng cộng 840 quan sát đã chỉ ra một số đặc điểm của CEO có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như độ tuổi, quyền kiêm nhiệm… Hay nghiên cứu của tác giả Trương Thị Nam Thắng (2017) về vai trò và ảnh hưởng của nữ giám đốc đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam.
Kết quả các nghiên cứu trên thế giới, tại khu vực Châu Á và tại Việt Nam vừa liệt kê ở trên một lần nữa đã tái khẳng định cho lập luận rằng các CEO có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá trị của công ty mình điều hành Có thể kể đến một số điểm chung tiêu biểu khi bàn về đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành (CEO) và tác động của các đặc điểm trên đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp:
– Đưa ra được khái niệm về các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành;
– Chỉ ra những nhóm đặc điểm cá nhân của CEO có ảnh hưởng như: tuổi, giới tính, quyền sở hữu, thù lao của giám đốc điều hành … có tác động ảnh hưởng đến phong cách làm việc và kết quả hoạt động doanh nghiệp do họ quản lý;
– Hệ thống hoá và tiến hành phân loại chia nhóm các đặc điểm cá nhân theo mức độ ảnh hưởng/tác động đến hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Hệ thống hoá các công trình nghiên cứu về đặc điểm cá nhân của CEO đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã và đang được các học giả trên thế giới đã và đang quan tâm nghiên cứu, có thể tổng kết một số hướng tiếp cận tiêu biểu sau:
Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu
Khoảng trống nghiên cứu
Từ tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước, luận án cho thấy chủ đề nghiên cứu về ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân của CEO (CEO’s characteristic) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp còn một số khoảng trống nghiên cứu để khai thác phát triển chủ đề nghiên cứu của luận án:
Thứ nhất, cho đến nay, các nghiên cứu về chủ đề đặc điểm cá nhân của CEO, ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân của CEO (CEO’s characteristic) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên thế giới ngoài nghiên cứu của Hambrick và Mason
(1984) thì đa phần mới chỉ dừng lại ở việc tiếp cận tới đơn nhất, hoặc hai tới ba đặc điểm riêng biệt tiêu biểu dựa trên các dữ liệu sơ cấp tài chính chứ chưa thực sự có các nghiên cứu về đặc điểm cá nhân của CEO theo hệ thống hoặc có đánh giá về sự tương tác ảnh hưởng của các đặc điểm này tới hiệu quả của hoạt động doanh nghiệp.
Thứ hai, các nghiên cứu chỉ ra tính đa hướng trong ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, chiều tác động không đồng nhất, có khả năng thay ở các giai đoạn thời điểm khác nhau trong các bối cảnh khác nhau cũng cho thấy sự khác biệt giữa các kết quả nghiên cứu. Thứ ba, phân ngành nghiên cứu về khoa học quản trị trong hướng tiếp cận với các đặc điểm nhân chủng học, tâm lý học là một chủ đề nghiên cứu hấp dẫn, có nhiều hướng khai thác mang tính lý thuyết cũng như ứng dụng cao trong hoạt động quản trị doanh nghiệp
Thứ tư, tại Việt Nam, các nghiên cứu về chủ đề CEO hiện nay đa số mới chỉ dừng lại ở một vài các nghiên cứu tổng quan, mang tính chất giới thiệu và cung cấp thông tin đơn thuần mà còn thiếu những nghiên cứu chuyên sâu trong đó mô tả những yếu tố tiêu biểu đặc trưng của CEO Việt Nam trong mối quan hệ so sánh với các quốc gia khác trên thế giới, cũng gần như chưa xuất hiện các nghiên cứu về ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân của CEO tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Bên cạnh đó, các nghiên cứu về CEO tại Việt Nam chủ yếu hiện nay mới được triển khai thông qua các hình thức xây dựng bảng hỏi điều tra mô tả chung về các đặc điểm năng lực tổng quát, vì vậy trong nhiều trường hợp còn mang yếu tố cá nhân chủ quan của người nghiên cứu, đồng thời cũng thiếu những nghiên cứu chuyên biệt về các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành.
Thứ năm, hiện tại Việt Nam cũng chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm cá nhân của CEO trong một nhóm/mô hình doanh nghiệp tiêu biểu chuyên biệt, ví dụ như các CTGĐ.
Trong khuôn khổ chương 1, luận án đã tiến hành hệ thống hoá các công trình nghiên cứu về các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành, về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, về công ty gia đình cũng như các nghiên cứu về ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời chỉ ra khoảng trống nghiên cứu, có thể là hướng đi tiềm năng triển khai nghiên cứu.
Cụ thể, sau khi tổng thuật các nghiên cứu về đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành, luận án đã tổng hợp và tiếp cận đặc điểm của giám đốc điều hành theo 02 nhóm: Đặc điểm nhân khẩu học và Đặc điểm công tác. Đồng thời, luận án cũng tiến hành nghiên cứu về các hướng tiếp cận ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành có thể có tác động/ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, phân loại theo các nhóm đặc điểm như: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu.
Chỉ ra các khoảng trống trong nghiên cứu về đề tài giám đốc điều hành hiện nay tại Việt Nam, từ đó phát triển hướng nghiên cứu của luận án.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY GIA ĐÌNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Tổng quan về giám đốc điều hành (CEO)
2.1.1 Các khái niệm về CEO
Theo cách tiếp cận từ mô hình quản trị căn bản, CEO (Chief Executive Officer) - giám đốc điều hành là chức vụ điều hành cao nhất của một tổ chức, phụ trách điều hành chung hoạt động của một tập đoàn, công ty, tổ chức hay một cơ quan, đưa ra các quyết định chiến lược của tổ chức, đồng thời CEO phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị của tổ chức đó. Thuật ngữ tương đương của CEO có thể là giám đốc quản lý (MD – Managing Director – MacKenzie 2006) và giám đốc điều hành (CE – Chief Executive).
Thuật ngữ CEO bắt nguồn từ Hoa Kỳ, dần dần phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới Thuật ngữ trên có hàm ý tương đương với thuật ngữ Managing Director tại Anh, hay Président-Directeur Général trong tiếng Pháp Đến nay, thuật ngữ CEO đã trở thành một khái niệm mang tính toàn cầu để chỉ một chức danh lãnh đạo cao cấp trong các tổ chức (doanh nghiệp, công ty).
Hiện nay, trên thế giới, tồn tại đồng thời một số cách tiếp cận khác nhau về CEO – giám đốc điều hành Các cách tiếp cận này nhìn chung bị chi phối, ảnh hưởng bởi văn hoá kinh doanh, mô hình tổ chức điều hành doanh nghiệp…
Cách tiếp cận thứ nhất: Theo quan điểm về song trùng lãnh đạo, ở một số công ty thì CEO đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị Theo hình thức tổ chức trên, CEO vừa nắm quyền điều hành về các hoạt động tác nghiệp vừa có quyền quyết định tối cao liên quan đến vốn chủ sở hữu của tổ chức Mô hình tổ chức theo cách tiếp cận thứ nhất này, đẩy vai trò và quyền lực của CEO lên mức tối đa, quyết định sự sống còn của tổ chức (doanh nghiệp, công ty) do họ lãnh đạo, điều hành Thông thường, theo cách tiếp cận thứ nhất này, một cá nhân – thông thường là chủ tịchHĐQT kiêm nhiệm đảm đương vị trí CEO trong một khoảng thời gian nhất định cho tới khi một cá nhận khác có thể đảm đương vị trí điều hành thay thế Mô hình tổ chức nhân sự lãnh đạo cấp cao kiêm nhiệm trên hiện khác phổ biến tại nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới : Chủ tịch Facebook Mark Zuckerberg đồng thời là CEO; Chủ tịch sáng lập tập đoàn SamSung Lee Byoung Chul đồng thời nắm quyền tổng điều hành tập đoàn trong một thời gian dài trước khi chuyển giao lại quyền lực cho đội ngũ lãnh đạo của công ty; …
Cách tiếp cận thứ hai: Phổ biến ở một số nước trong Liên minh châu Âu, có hai ban lãnh đạo riêng biệt tồn tại trong hoạt động của các tổ chức, một ban lãnh đạo phụ trách công việc kinh doanh hằng ngày và một ban giám sát phụ trách việc định hướng cho công ty (được bầu ra từ các cổ đông) Trong trường hợp này, tổng giám đốc chủ trì ban lãnh đạo còn chủ tịch hội đồng quản trị chủ trì ban giám sát và hai lực lượng này sẽ được tổ chức bởi những con người khác nhau Điều này đảm bảo sự độc lập giữa việc điều hành của ban lãnh đạo với sự cai quản của ban giám sát và phân ra một ranh giới rõ ràng về quyền lực Mục đích là để ngăn ngừa xung đột về lợi ích và tránh việc tập trung quá nhiều quyền lực vào một cá nhân Luôn có một sự song hành về quyền lực trong cấu trúc cai trị của công ty, điều mà hướng tới một sự biệt lập giữa khối định ra chính sách và khối điều hành công ty Tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nhiều tổ chức từ thiện và tổ chức chính phủ do các CEO đứng đầu Tại đây, chủ tịch hội đồng quản trị của các công ty cổ phần thường lớn tuổi hơn tổng giám đốc Đa số các công ty cổ phần hiện nay đều chia ra thành chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc.
Ngoài ra, phụ thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà công ty theo đuổi, cơ cấu tổ chức của công ty, những chức vụ chuyên môn khác nhau có thể được đặt ra dưới sự chỉ đạo của CEO như: giám đốc kinh doanh (Chief business development officer), giám đốc công nghệ thông tin (Chief information officer), giám đốc marketing (Chief marketing officer), giám đốc tài chính (Chief financial officer) Tuỳ thuộc vào quy mô và cách thức tổ chức hoạt động, một số doanh nghiệp trên thế giới, phổ biến là tại Âu Mỹ, có sự tồn tại song song của 2 chức danh cùng được dịch ra tiếng Việt là “giám đốc điều hành” là COO (ChiefOperations Officer) và CEO (Chief Executive Officer) Trong đó, CEO có vai trò quan trọng nhất của công ty, có nhiệm vụ điều hành cũng như ra quyết định tất cả mọi hoạt động của công ty đó Vai trò của CEO là vai trò thủ lĩnh tối cao, quyết định sự thành bại của một tổ chức COO dưới vai trò của CEO, tức là chức vụ của COO sẽ nhỏ hơn CEO COO làm việc với các cán bộ cao cấp khác của công ty ví dụ như CFO (giám đốc tài chính), CTO (giám đốc công nghệ) và có nhiệm vụ báo cáo công việc trực tiếp cho CEO.
Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự thay đổi của các cơ cấu kinh tế, nền tảng pháp lý quy định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp cũng thay đổi theo hướng cập nhật, bổ sung cho hoàn thiện hơn Luật doanh nghiệp
2014 ra đời và thay thế luật doanh nghiệp 2005 nên có những cải cách thông thoáng hơn cho doanh nghiệp Đồng thời, quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (thường gọi là CEO) theo luật doanh nghiệp mới có những thay đổi theo hướng tích cực Cụ thể, theo luật doanh nghiệp 2014, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Đồng thời Luật doanh nghiệp 2014 cũng đã lần đầu tiên đưa ra những mô tả chi tiết về chức năng nhiệm vụ cũng như phạm vi quyền hạn của chức danh Tổng giám đốc/giám đốc điều hành (CEO) tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể Tại mô hình công ty cổ phần, hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Có thể định nghĩa rằng: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoạt động theo nhiệm kỳ không quá 05 năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Dù nhìn từ góc độ quản trị hay góc độ pháp lý đều có thể nhận thấy rằng cũng với sự phát triển của các doanh nghiệp hiện nay, vị trí và vai trò của giám đốc điều hành ngày càng được xem trọng, đề cao Vì vậy, cách tiếp cận và định nghĩa về chức danh này theo đó cũng được đề cập và mô tả một cách cụ thể, rõ ràng hơn.
2.1.2 Vai trò của CEO trong hoạt động của doanh nghiệp
Tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức của từng doanh nghiệp mà CEO sẽ chịu trách nhiệm đảm về các vai trò khác nhau trong hoạt động của các tổ chức Về cơ bản, vai trò của CEO mang tính chất như là người quyết định sự sống còn tồn tại của các doanh nghiệp do họ đảm nhận vị trí điều hành Để triển khai được vai trò cốt lõi của mình, thông thường các CEO nói chung đảm nhận các nhiệm vụ như:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động cho doanh nghiệp cũng như vạch ra các mục tiêu chiến lược trong một khoảng thời gian nhất định cụ thể và các mục tiêu định hướng nhằm thực hiện các công việc đã đặt ra;
- Là người trực tiếp chịu trách nhiệm và chỉ đạo việc thực hiện cũng như xây dựng quy trình thực hiện một cách bài bản để thực hiện/đạt mục tiêu;
- Chịu trách nhiệm tổng quát về mọi mặt của doanh nghiệp bao gồm doanh thu, lợi nhuận, các khoản thu chi của công ty và đảm bảo việc công khai chúng một cách minh bạch;
- Đưa ra các ý kiến đề xuất nhằm đổi mới, cải thiện các hoạt động của doanh nghiệp theo hướng tích cực, hiệu quả hơn;
- Duy trì, xây dựng và phát triển doanh nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau như quảng bá hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng…;
- Điều hành, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp và cách vận hành doanh nghiệp;
- Xây dựng quy chế làm việc, quản trị hoạt động cho tổ chức;
- Cung cấp dữ liệu và thông tin cho hội đồng quản trị về hoạch định, xây dựng chiến lược;
- Chia sẻ và đánh giá chiến lược cho hội đồng quản trị, cũng như tư vấn về chiến lược hiện tại hoặc định hình và xây dựng một chiến lược mới;
- Đầu mối tổng hợp và phát ngôn thông tin truyền thông của tổ chức; đàm phán giao kết thương mại …
Theo Luật doanh nghiệp 2014, với loại hình công ty cổ phần, vai trò của giám đốc điều hành (CEO) cũng đã được mô tả một cách cụ thể:
Khái quát chung về đặc điểm cá nhân của CEO
2.2.1 Khái niệm về đặc điểm cá nhân, đặc điểm cá nhân của CEO
Theo Holland (1960), “các đặc điểm cá nhân của con người là tập hợp của các bộc lộ tính cách, phong thái tâm lý cá nhân quy định cách thức hành động và sự phản ứng của cá nhân đối với môi trường xung quanh Hệ thống các đặc điểm cá nhân được phán ảnh thông qua hệ thống thái độ của cá nhân và trong các phẩm chất ý chí cũng như cách thức xử lý vấn đề và ra quyết định trong cuộc sống Hay nói cách khác, các đặc điểm cá nhân là sự kết hợp của các đặc điểm tâm lý mà dựa vào đó, chúng ta có thể phân biệt cá nhân này với những người khác”
Theo quan điểm của tâm lý học hành vi, nhà tâm lý học Lêochiev (1962) đã chỉ ra rằng: “Sự phát triển tâm lý tính cách của con người gắn liền với sự phát triển của các hoạt động của con người trong thực tiễn đời sống của nó, trong đó một số hoạt động đóng vai trò chính (chủ đạo), một số hoạt động khác giữ vai trò phụ (bổ trợ) Sự phát triển các đặc điểm cá nhân phụ thuộc chủ yếu vào các hoạt động chủ đạo Trong đó, với lứa tuổi trưởng thành thì hoạt động chủ đạo tác động đến việc hình thành các đặc điểm cá nhân là hoạt động lao động và hoạt động xã hội.”
Hoàng Mộc Lan (2016) đã chỉ ra rằng: Không phải các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ là các đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội nói lên bộ mặt tâm lý – xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. Những thuộc tính này tạo nên đặc điểm khác biệt của mỗi cá nhân thường được biểu hiện trên ba cấp độ: cấp độ bên trong cá nhân (tính cách, thói quen tư duy…); cấp liên cá nhân (cách giao tiếp, ứng xử, khả năng tạo ảnh hưởng…) và cấp độ biểu hiện ra hoạt động và các sản phẩm của nó (kết quả công việc)
Từ những định nghĩa vừa nêu phía trên, có thể tổng kết rằng, trong tâm lý học, các đặc điểm cá nhân của con người không mang tính bẩm sinh mà chủ yếu hình thành và định hình trong quá trình sinh sống, hoạt động và giao lưu trong xã hội. Bằng cách đó, hệ thống các đặc điểm cá nhân này không dừng lại, không đơn nhất, không cố định mà có thể phát triển đi đến hoàn thiện, hoặc cùng có thể suy thoái, tiêu biến Rubinstêin (1860) viết: “Con người là tập hợp của một hệ thống các đặc điểm do nó xác định quan hệ của mình với thế giới quan xung quanh một cách có ý thức”.
Khái luận từ đặc điểm cá nhân theo cách tiếp cận của tâm lý học hành vi có thể tựu chung lại rằng các đặc điểm cá nhân nói chung và của CEO là tập hợp của các biểu hiện tâm lý, hành vi tính cách, thói quen được hình thành và bồi dưỡng trong quá trình sinh sống, hoạt động và giao lưu xã hội Hệ thống các đặc điểm này tác động, tạo ảnh hưởng đến phong cách thói quen xử lý, giải quyết các tình huống phát sinh trong công việc, từ đó tác động đến hiệu quả làm việc, xử lý vấn đề.
2.2.2 Một số thuộc tính cơ bản của đặc điểm cá nhân CEO
Theo Phạm Minh Hạc (1999), đặc điểm cá nhân của mỗi người bị chi phối tác động bởi 4 thuộc tính căn bản: Tính ổn định, tính thống nhất, tính tích cực và tính giao lưu của các đặc điểm cá nhân Vì vậy, các đặc điểm cá nhân của CEO cũng mang đầy đủ các thuộc tính cơ bản của đặc điểm cá nhân, bao gồm:
Dưới ảnh hưởng của cuộc sống và giáo dục, từng thuộc tính tạo nên hệ thống các đặc điểm cá nhân có thể được biến đổi, được chuyển hoá, nhưng trong tổng thể thì chúng tạo thành một cấu trúc trọn vẹn hoàn chỉnh mang tính đặc trưng của mỗi cá nhân Cấu trúc các đặc điểm này thường tương đối ổn định, phản ảnh bộ mặt tâm lý – xã hội của cá nhân ấy trong một giai đoạn, một khoảng thời gian cụ thể nào đó.
Nhờ vào thuộc tính này mà người ta có thể đo lường, đánh giá được ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân đó đến hiệu suất công việc và có thể dự đoán trước được hành vi của nó trong những tình huống cụ thể nhất định.
Hệ thống các đặc điểm của mỗi cá nhân thường là một chỉnh thể thống nhất của các thuộc tính hay các phẩm chất và năng lực cụ thể Các thuộc tính đó có liên quan, kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống nhất chứ không phải là một phép cộng đơn giản các đặc điểm đơn lẻ Vì vậy, khi xem xét và đánh giá về một đặc điểm nào đó thì phải đặt trong một bối cảnh tổng thể đi kèm với một sự vật hiện tượng, một vấn đề cụ thể.
Hệ thống các đặc điểm cá nhân là một sản phẩm của xã hội, không chỉ là khách thể chịu tác động của các mối quan hệ xã hội, mà điều quan trọng hơn là nó chủ động tham gia vào các mối quan hệ, là chủ thể của các mối quan hệ xã hội đó. Đây chính là thuộc tính tích cực của các đặc điểm cá nhân Thuộc tính này được thể hiện ở những hoạt động muôn hình muôn vẻ với mục đích cải tạo thế giới xung quanh và hoàn thiện các đặc điểm cá nhân của con người Nếu không hoạt động, con người không thể tồn tại, hệ thống các đặc điểm cá nhân không thể được hình thành, phát triển và khẳng định Theo quan niệm của tâm lý học thì nguồn gốc tích cực của các đặc điểm cá nhân xuất phát từ nhu cầu và nó được thể hiện thông qua quá trình thoả mãn nhu cầu Cao cấp hơn so với các loại động vật khác, con người không thoả mãn nhu cầu bằng các đối tượng sẵn có mà luôn luôn sáng tạo ra những đối tượng mới, các phương thức mới để thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng phong phú, đa dạng, và từ đó, đồng thời hoàn thiện thêm các đặc điểm cá nhân của mình
Các đặc điểm cá nhân chỉ có thể tồn tại trong sự giao lưu với các đặc điểm, các sự vật hiện tượng khác Như vậy, các đặc điểm cá nhân không thể tự nhiên phát lộ, tồn tại nếu không có sự giao tiếp và tương tác với xã hội bên ngoài Bởi vì chỉ có thông qua giao tiếp cá nhân mới có tham gia vào các hoạt động xã hội, từ đó lĩnh hội các chuẩn mực, hệ thống giá trị, cũng thông qua giao lưu tương tác cá nhân hoàn chỉnh hành vi của mình để hình thành hệ thống các đặc điểm mang bản sắc cá nhân.
2.2.3 Các hướng tiếp cận về đặc điểm cá nhân của CEO
Trên thế giới, hướng nghiên cứu này đã xuất hiện từ rất sớm và đã có bằng chứng để kết luận rằng đặc điểm của CEO có ảnh hưởng lên hoạt động của doanh nghiệp Hambrick và Mason (1984) chứng minh rằng các đặc điểm nhân khẩu học, ví dụ như tuổi và học vấn, các đặc điểm tâm lý học, ví dụ như khả năng nhận thức, của các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Đây có thể được coi như là nghiên cứu nền tảng cho các lí thuyết về đặc điểm nhà quản trị và ảnh hưởng của chúng đến hoạt động của doanh nghiệp sau này.
Trong đó, 2 nhà nghiên cứu đã tiếp cận những đặc điểm này trong mối liên hệ với các hành vi được bộc lộ ra bên ngoài qua đó chứng minh các ảnh hưởng của chúng đến hoạt động của doanh nghiệp Cụ thể, Hambrick và Mason, trong nghiên cứu của mình, đã bước đầu khẳng định rằng các hành vi của mỗi CEO là mặt phản ánh ra của một loạt các yếu tố đặc điểm cá nhân như: tuổi tác, trình độ học vấn, thâm niên công tác, đặc trưng tính cách Các nhóm hành vi này tác động đến các quyết định của CEO trong quá trình điều hành doanh nghiệp, từ đó tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Cụ thể 2 tác giả Hambrick và Mason đã phân chia các đặc điểm của CEO ra thành 02 nhóm chính:
- Nhóm 1 là các đặc điểm nhân khẩu học như: tuổi, quốc tịch, giới tính, quê quán, văn hoá môi trường sống, ….Các đặc điểm này là cơ bản, có ảnh hưởng trực tiếp, mang tính nền tảng đến hành vi của CEO Tác động đến khả năng nhận thức, tư duy, năng lực làm việc …
- Nhóm 2 là các đặc điểm công tác như: đặc thù ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, thâm niên công tác, kinh nghiệm quản lý, tỷ lệ sở hữu cổ phần, quyền kiêm nhiệm ….Các đặc điểm này thường bị ảnh hưởng nhiều bởi các nhân tố khách quan, môi trường bên ngoài, cho phép lí giải thích những đặc trưng riêng có của CEO trong từng ngành, lĩnh vực mà họ tham gia hoạt động.
Công ty gia đình niêm yết và vai trò của công ty gia đình niêm yết trong phát triển kinh tế
2.3.1 Khái niệm công ty gia đình
Hiện nay trên thế giới vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau về loại hình doanh nghiệp này: dưới góc độ học thuật, trong các văn bản pháp luật cũng như trong thực tế Vì vậy, có thể nói hiện vẫn chưa có một khái niệm/định nghĩa mang tính chuẩn tắc về CTGĐ.
Có nhiều hướng nghiên cứu, các cách định nghĩa khác nhau về Công ty gia đình (CTGĐ) và thực tế vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể và thống nhất Nhìn chung, các định nghĩa CTGĐ đưa ra phụ thuộc vào các điều kiện khác nhau về văn hoá, tôn giáo và khuôn khổ pháp lý.
Donnelley (1964) đã chỉ ra một số nội dung cụ thể của giúp xác lập CTGĐ gồm: (i) sự tham gia của các thành viên trong gia đình trong công việc kinh doanh,
(ii) cơ cấu nhân sự ban điều hành, (iii) quyền ra quyết định, hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh và (iv) ảnh hưởng của yếu tố gia đình đến các thành công của hoạt động kinh doanh Từ đó, tác giả xây dựng định nghĩa về CTGĐ – là tổ chức có ít nhất 2 thế hệ trong một gia đình và mối quan hệ này ảnh hưởng lẫn nhau bởi chính sách của công ty, lợi nhuận và mục tiêu của gia đình.
Năm 1988, tạp chí Familly Business Review (Kinh doanh gia đình) được phát hành đánh dấu CTGĐ chính thức trở thành chủ đề nghiên cứu độc lập và có quy mô được giới học thuật công nhận Chủ đề luôn được các biên tập viên của tạp chí cũng như các học giả thường xuyên đặt ra câu hỏi tại sao định nghĩa CTGĐ lại là một định nghĩa quan trọng để phân biệt với các cấu trúc tổ chức khác.
Handler (1989) hướng trọng tâm nghiên cứu về CTGĐ vào những chiều hướng đơn lẻ như sở hữu, mối liên quan giữa các thành viên gia đình trong kinh doanh hay sự chuyển giao thế hệ ….
Trong thời gian tiếp theo, các nghiên cứu về chủ đề trên ngày càng gia tăng với các định nghĩa CTGĐ đa dạng như nhấn mạnh sự khác biệt tương phản giữa CTGĐ và không phải gia đình hay phân loại CTGĐ với nhiều khía cạnh như sự liên quan của gia đình trong vấn đề sở hữu và quản lý … Có thể kể đến các nghiên cứu điển hình của các tác giả như Litz (1995), Wortman (1995), Shanker và Astrachan
John Davis và Renato Tagiuri (1978) cho rằng một doanh nghiệp gia đình được chi phối bởi 3 vòng tròn: sở hữu, quản lý, gia đình Trong đó, vòng tròn thứ ba là giá trị cốt lõi mà mỗi doanh nghiệp nằm trong loại hình kinh doanh này cần nắm bắt.
Phần lớn các nghiên cứu trên tập trung vào việc phân tích những đặc điểm nổi bật (ưu điểm, nhược điểm) của các cách tiếp cận khác nhau và biện luận về sự cần thiết phải thiết lập một định nghĩa thống nhất Do đó, trong mỗi nghiên cứu về CTGĐ, các tác giả nhìn chung đều hướng tới việc đưa ra một định nghĩa phù hợp, dễ hiểu về loại hình công ty trên.
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã và đang được triển khai trên thế giới có thể thấy rằng, để đưa ra một định nghĩa về CTGĐ một cách đầy đủ thì cần làm rõ CTGĐ trên 2 góc độ:
Dưới góc độ định lượng: Có thể xem xét qua một số chỉ tiêu như: (i) số lượng thành viên gia đình trong hoạt động kinh doanh (sáng lập, tham gia điều hành, HĐQT…(Villalonga và Amit (2006), Rutherford và cộng sự (2008)….) và (ii) tỷ lệ sở hữu nắm giữ Liên quan đến chỉ tiêu (ii) cần đặc biệt xét đến tỷ lệ phần trăm sở hữu của yếu tố gia đình trong công ty.
Dưới góc độ định tính: CTGĐ phản ánh mối quan hệ giữa các thành viên có cùng huyết thống được chi phối bởi định hướng chiến lược của gia đình cũng như yếu tố quyền lực – văn hoá – kinh nghiệm của đội ngũ lãnh đạo.
Có thể hiểu rằng, các công ty gia đình niêm yết (CTGĐNY) chính là các CTGĐ đã thực hiện chào bán ra công chúng, và được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoản hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán Yếu tố gia đình theo đó được xác định qua các chỉ tiêu liên quan đến góc độ định lượng và định tính được trình bày ở trên.
Cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta vẫn định hướng xây dựng nền kinh tếViệt Nam phát triển, đa dạng về thành phần, trong đó kinh tế nhà nước là thành phần chủ đạo và kinh tế tư nhân là động lực quan trọng Đối với lĩnh vực kinh tế tư nhân, Nhà nước chủ trương khuyến khích phát triển các hình thức doanh nghiệp cổ phần; khuyến khích hình thành doanh nghiệp lớn, thương hiệu mạnh DNVVN, hộ kinh tế gia đình, doanh nghiệp khởi nghiệp được xem xét như là các động lực để thiết lập, tạo tiền đề thiết lập các liên kết lớn để phát triển Về kinh tế hợp tác, Nhà nước tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển có hiệu quả trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016).
Với những quan điểm nêu trên, có thể nhận thấy rằng các CTGĐ ở Việt Nam sẽ tồn tại, đồng hành cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà Tuy rằng hiện nay, trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta vẫn còn chưa có định nghĩa hay các mô tả chi tiết về loại hình doanh nghiệp này nhưng về cơ bản, có thể thấy rằng tại Việt Nam, các CTGĐ chủ yếu tồn tại dưới hình thức kinh tế hộ gia đình, các DNVVN, các doanh nghiệp cổ phần (bao gồm công ty TNHH và công ty cổ phần).
Hiệu quả hoạt động của công ty gia đình niêm yết
Đứng trên các góc độ khác nhau, có nhiều cách hiểu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp:
- Nếu hiểu hiệu quả theo mục đích hoạt động thì hiệu quả hoạt động là hiệu số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra Cách hiểu này đồng nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Nếu đứng trên góc độ từng yếu tố để xem xét, hiệu quả thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Có thể nói rằng mặc dù có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù hiệu quả hoạt động phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp song lại khó tìm thấy sự thống nhất trong khái niệm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Về cơ bản, hiệu quả hoạt động là một phức hợp liên quan đến các yếu tố trong quá trình hoạt động kinh doanh Vì vậy, muốn đạt hiệu quả cao phải có sự kết hợp giữa 2 yếu tố: chi phí và kết quả, chi phí là tiền đề để doanh nghiệp thực hiện kết quả đặt ra. Để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động, ta có công thức chung:
Hiệu quả hoạt động của cũng giống như các doanh nghiệp nói chung có thể được đo lường bằng 3 cách sau: (i) hiệu quả tài chính (financial performance), (ii) hiệu quả kinh doanh (operation performance) và (iii) hiệu quả tổng hợp (overall performance).
Trong các cách đo lường hiệu quả hoạt động, hiệu quả tài chính hay được lựa chọn sử dụng bởi sự minh bạch, độ tin cậy, khả năng kiểm chứng dữ liệu cũng như mức độ thuận tiên trong thu thập và xử lý dữ liệu Hơn thế nữa, dù việc xem xét hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có thể tồn tại nhiều cách tiếp cận khác nhau
Hiệu quả hoạt động = Kết quả đầu ra / Các yếu tố đầu vào dựa trên việc đánh giá đa dạng các khía cạnh bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như: hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, hiệu quả quản trị, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội … nhưng về cơ bản đều cần và luôn được quy ra các chỉ số tài chính để đo lường và kiểm soát Vì vậy, các chỉ tiêu tài chính vẫn luôn là nhóm chỉ tiêu được ưu tiên sử dụng trong nghiên cứu, phân tích đánh giá về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Hiệu quả tài chính (HQTC) là một bộ phận trong kết quả hoạt động của công ty bao gồm 2 nhóm là “nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời và nhóm chỉ tiêu phản ánh giá trị thị trường còn gọi là các hệ số về tăng trưởng tài sản (Vankatraman và Ramanujam,1986) Có rất nhiều các chỉ tiêu có thể được sử dụng để đo lường HQTC của doanh nghiệp, việc sử dụng bất cứ một chỉ tiêu nào phụ thuộc vào đặc điểm và mục tiêu của mỗi nghiên cứu và sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Các chỉ tiêu sinh lời phản ánh hiệu quả hoạt động thường được thể hiện ở khả năng quản lý các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể hơn là ở khả năng giảm thiểu các chi phí tới mức tối đa trong phạm vi không ảnh hưởng đến thu nhập Đối với nhóm này, hai chỉ tiêu ROA - lợi nhuận trên tổng tài sản và ROE - lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là những chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất trong đa số các nghiên cứu (Phạm Nguyễn Hoàng, 2013) giá trị của hai hệ số này phụ thuộc cách tính lợi nhuận, có thể tính bằng lợi nhuận sau thuế hoặc lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA – Return On Asset)
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản hay sức sinh lời của tài sản với ý nghĩa 1 đơn vị tài sản đưa vào trong kinh doanh sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Vốn chủ sở hữu và các khoản nợ để triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định là nguồn tài sản của doanh nghiệp Về cơ bản, ROA càng cao thì doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả, càng kiếm được nhiều lợi nhuận sau thuế.
ROA = Tổng lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equity) Đây là chỉ tiêu phản ánh sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu, thể hiện số lợi nhuận thu được sau thuế trên 1 đồng vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp đã đầu tư bỏ ra Khi so sánh giá cổ phiếu cùng ngành trên thị trường các nhà đầu tư đthường rất quan tâm xem xét tới chỉ tiêu này Chính vì vậy, việc giữ cho ROE ở ngưỡng cao giúp tạo thuận lợi cho việc huy động vốn của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS - Return on Sales) Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, hay nói cách khác lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu Chỉ tiêu ROS càng lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động tốt, cho thấy công ty kiểm soát tốt chi phí và tạo ra nhiều lợi nhuận Ngoài ra, chỉ tiêu ROS cũng phụ thuộc vào đặc tính của từng ngành nghề, muốn đánh giá công ty cần phải dựa vào mặt bằng trung bình ngành Nếu ROS > ROS trung bình ngành, công ty tốt hơn so với trung bình ngành cũng như so sánh với giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
Lợi nhuận cận biên (Profit margin) Đây là tỉ lệ được tính toán bằng cách lấy tổng thu nhập hoặc lãi ròng chia cho doanh thu Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập Biên lợi nhuận là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các công ty trong cùng một ngành Công ty nào có biên lợi nhuận cao hơn chứng tỏ công ty đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó.
Chỉ tiêu phản ánh giá trị thị trường
Nhóm chỉ tiêu phản ánh giá trị thị trường cho biết hiệu quả trong tương lai thông qua việc phản ánh giá trị thị trường của cổ phiếu Phạm Nguyễn Hoàng (2013): “đối với nhóm hệ số giá trị thị trường, hai hệ số Marris và Tobin’s Q rất thông dụng như là công cụ đánh giá tốt về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp”
ROE = Tổng lợi nhuận sau thuế/Tổng vốn chủ sở hữu
ROS = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần
PM = (lãi ròng/doanh thu) x 100%
Hệ số Tobin’s Q được tính bằng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu (VCSH) cộng với giá trị sổ sách các khoản nợ phải trả so với giá trị sổ sách của tổng tài sản (James Tobin, 1969)
Ảnh hưởng đặc điểm cá nhân của CEO lên hiệu quả hoạt động của công ty sở hữu gia đình niêm yết
sở hữu gia đình niêm yết.
Thực tế, sự thành bại của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mang dấu ấn quan trọng của người lãnh đạo doanh nghiệp, phổ biến theo xu hướng quản trị hiện đại ngày nay là giám đốc điều hành (Chief Excutive Officer – CEO) Có thể nói, CEO là một chức danh cao nhất trong đội ngũ quản lý và điều hành của một công ty, chịu trách nhiệm đưa ra định hướng, tầm nhìn chiến lược, điều phối, giám sát hoạt động của công ty Tuy nhiên, khi quyền lực quá tập trung vào CEO, vượt qua tầm kiểm soát của HĐQT thì có thể có nguy cơ dẫn đến những tác hại xấu không lường được Ví dụ như trường hợp vụ bê bối tài chính của công ty Enron, theo sau đó là các công ty WorldCom, dẫn đến hàng loạt các bê bối toàn cầu đều có nguyên nhân chính liên quan đến quyền lực của CEO (Johnson và Yi 2014) Theo tác giả Dunn (2004), khi mọi quyền lực đều tập trung vào một cá nhân kiêm nhiệm thì sẽ dễ dẫn đến gian lận trong báo cáo tài chính Vì theo lý thuyết người đại diện, các nhà quản lý, cụ thể là CEO có khuynh hướng cá nhân, cơ hội và tư lợi Ngược lại, các tác giả theo trường phái về quản trị lại cho rằng, CEO là những cá nhân có động cơ, nhu cầu thúc đẩy làm việc, thực thi quyền hạn và trách nhiệm của mình để ngày càng gia tăng sự công nhận từ đồng nghiệp Theo đó, CEO là những nhà quản trị thuộc nhóm quản trị cấp cao trong các tổ chức và công việc của họ nhìn chung sẽ có xu hướng thuận lợi hơn nếu thực sự được trao quyền và khả năng tự quyết (Donalson và Davis, 1991); cũng theo hướng nghiên cứu này, thì khi một CEO kiêm nhiệm đồng thời là chủ tịch HĐQT, cá nhân đó sẽ sẵn lòng làm việc nhiều hơn và giá trị công ty cũng sẽ được gia tăng tốt hơn (Zhao và Yang, 2014).
Nghiên cứu về ảnh hưởng của CEO đến hiệu quả hoạt động của công ty không chỉ dừng lại ở quyền hành mà còn được thể hiện ở một số đặc điểm như: độ tuổi của CEO (Cheng và cộng sự , 2010); Srivivasan và Li 2011); tỷ lệ sở hữu cổ phiếu nắm giữ (Coles và cộng sự, 2012; Lilienfeld-Total và Ruenzi,2014); trình độ học vấn (Joh và Jung, 2016), giới tính (Shinghathep và Pholphirul,2015; Ho và cộng sự ,2015)… Có thể thấy rằng, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc điểm của CEO và hiệu quả hoạt động công ty khá đa dạng, tuy nhiên hiện vẫn chưa có được một kết luận chung nhất Tổng hợp từ các lý thuyết, nghiên cứu có liên quan đến nội dung trên, có thể trích lược một số hướng ảnh hưởng phổ biến của đặc điểm cá nhânCEO đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung trong đó có cả các CTGĐ niêm yết trên sàn chứng khoán được thể hiện tại bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.1: Tổng hợp các ảnh hưởng phổ biến của đặc điểm cá nhân CEO đến hiệu quả hoạt động của các công ty sở hữu gia đình niêm yết Nhóm đặc điểm Mô tả chi tiết Tên đặc điểm Tác động/Ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
Nhóm đặc điểm cơ bản, có ảnh hưởng tích cực, mang tính nền tảng đến hành vi của CEO
Tuổi của CEO Tuổi càng cao thì hiệu quả càng cao (Cheng và cộng sự, 2010;
Farh và cộng sự, 2008; Tsui và cộng sự, 2002; Kang và cộng sự, 2007; Murray, 1989).
Tuổi càng cao càng có khuynh hướng bảo thủ và độc đoán dẫn đến rủi ro tới hiệu quả hoạt động của công ty (Carlson và Karlsson,1970).
Tuổi càng cao thì công ty hoạt động càng kém hiệu quả (Bantel và Jackson, 1989; Fahlenvrach, 2009; Li và Srinivasan, 2011).
Tuổi gia tăng đồng nghĩa với hiệu quả hoạt động của công ty gia tăng Tuy nhiên, một khi tuổi gia tăng đến mức độc nào đó lại khiến hiệu quả hoạt động công ty tăng chậm lại và có thể giảm (Vroom và Pahl, 1971; Mincer, 1974).
Trình độ học vấn của CEO
Trình độ học vấn càng cao thì hiệu quả hoạt động càng tốt (Hambrick và Mason, 1984; Jalbert và cộng sự, 2002; Bertrand và Shoar, 2003; Cheng và cộng sự, 2010; Huang, 2013; Joh và Jung, 2016)
Trình độ học vấn là một phẩm chất quan trọng đáp ứng những đòi hỏi ở cương vị CEO nhưng chưa phải là một đại lượng tốt đại diện cho năng lực của CEO (Palia, 2001; Bhagat và cộng sự, 2010). Trình độ chuyên môn (văn bằng
Bằng Luật và bằng MBA được xem là đại diện cho nền tảng giáo dục phổ biến của CEO (Hambrick và Mason, 1984; Felicelli, 2008; France và Lavelle, 2004).
Văn bằng Luật khiến CEO có xu hướng bảo thủ, bảo tồn đồng vốn, nhạy cảm hơn với tranh tụng… vì vậy, khiến công ty hoạt động kém hiệu quả hơn (Geletkanycz và Black, 2001; Barker và Mueller, 2002; Bamber, Jiang và Wang, 2010).
Văn bằng Luật có mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực của nhà quản lý với hiệu quả hoạt động của công ty (Dunphy và cộng sự, 1997; Ljungquist, 2007; Cheng và cộng sự, 2010; Joh và Jung, 2016).
Giới tính của CEO CEO nữ giúp công ty hoạt động tích cực, hiệu quả hơn (Smith và cộng sự, 2006; Singh và Vinnicombe, 2004; Burke và McKeen, 1996; Khan và Veito, 2013; Tate và Yang, 2015; Ho và cộng sự; 2015)
CEO nữ khiến công ty hoạt động kém hiệu quả hơn (Inmyxai và Takahashi, 2010; Amran, 2011; Hsu và cộng sự, 2013; Fairlie và Robb, 2009; Singhathep và Pholphirul, 2015)
Quê quán của CEO Tồn tại mối liên hệ giữa quê quán, nguồn gốc xuất thân của
CEO tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Kish – Gephart và Campbell, 2014)
Các đặc điểm cá nhân khác Đã và đang được chứng minh là có mối liên hệ tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
CÔNG TÁC Đặc thù ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, thâm niên công tác, kinh nghiệm quản lý, tỷ lệ sở hữu cổ phần, quyền kiêm nhiệm
Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của CEO
Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu cao giúp tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Birckley và cộng sự, 1988; Adams và cộng sự, 2009; Elsila và cộng sự 2013)
Tỷ lệ sở hữu cao khiến doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả (Fama và Jensen, 1983; Florachkis, 2008; Bhagat và Bolton, 2013)
Tỷ lệ sở hữu có ảnh hưởng theo hình chữ U ngược tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Demsetz và Lehn, 1985; Morck và cộng sự, 1988; Coles và cộng sự, 2012).
Quyền kiêm nhiệm của CEO
CEO kiêm nhiệm chức danh quản lý khác trong HĐQT giúp doanh nghiệp hoat động hiệu quả hơn (Fama và Jensen, 1983; Rechner và Dalton, 1991; Truong và cộng sự; 1998)
CEO kiêm nhiệm chức danh quản lý khác khiến công ty hoạt động kém hiệu quả (Dunn, 2004; Daily và Dalton, 1994; Finegold và cộng sự, 2007; Coles và cộng sự, 2001)
Thay đổi CEO Theo kỳ vọng của HĐQT, thay đổi CEO giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty (Rechner và Dalton, 1991; Davis và Schoorman, 1997).
(Nguồn: Tác giả tự nghiên cứu, tổng hợp)
Từ bảng 2.2 ta có thể thấy rằng, về cơ bản các đặc điểm cá nhân của CEO đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được sắp xếp và phân loại thành 2 nhóm: đặc điểm nhân khẩu và đặc điểm công tác, mỗi nhóm lại bao gồm nhiều các đặc điểm khác nhau.Các đặc điểm này giúp hình thành nên tính cách, phong cách làm việc của từng CEO và qua đó tạo ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Trong chương này, luận án đã tiến hành hệ thống hoá các cách tiếp cận về đặc điểm của giám đốc điều hành, cũng như làm rõ về khái niệm công ty gia đình và những đặc điểm của loại hình doanh nghiệp trên.
Ngoài ra, với động cơ tìm hiểu để lựa chọn ra các chỉ số phù hợp đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đánh giá ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Luận án đã tiến hành phân loại các chỉ tiêu đo lường theo 03 nhóm: Nhóm 1: chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính, nhóm 2: chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động và nhóm 3: chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp Đồng thời, trong khuôn khổ chương 2, luận án cũng tổng hợp các hướng tiếp cận phổ biến hiện nay về ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu ở chương 3.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và các biến nghiên cứu đề xuất
3.1.1 Các giả thuyết nghiên cứu
3.1.1.1 Ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu học giám đốc điều hành (CEO) lên hiệu quả hoạt động của các CTGD niêm yết trên TTCK Việt Nam a) Tuổi của CEO Tuổi của các nhà quản lý có thể đuợ̛ c xem như kinh nghiệm, sự hiểu biết của bản thân (Farh và cộng sự, 1998) Lợi thế của CEO lớn tuổi đó là họ đã tích lũy đu c nhiều sự hiểu biết, vốn sống và do đó có thể sử dụng kinh nghiệm của mình để thực thi công việc một cách hiệu quả hơn (Tsui và cộng sự, 2002) Đồng thời, với tuổi đời lớn, CEO được xem là trưởng thành, có kinh nghiệm điều hành và cơ hội thăng tiến (Kang và cộng sự, 2007).
Theo quan điểm ràng buộc các nguồn lực, khi các CEO có nhiều kinh nghiệm thì vốn hiểu biết về xã hội cũng như sự trải nghiệm của họ sẽ gia tăng Họ chia sẻ những giá trị hiểu biết về yếu tố xã hội và con người, lịch sử hình thành công ty và tu ng đồng nhiều hon̛ với giá trị công ty (Murray, 1989) Vì vậy, độ tuổi của nhà quản lý tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động công ty, CEO càng cao tuổi thì công ty hoạt động càng hiệu quả (Cheng và cộng sự, 2010).
Tuy nhiên, giới nghiên cứu cũng tồn tại một quan điểm khác khi bàn về chủ đề này , các CEO lớn tuổi sẽ có nhiều kinh nghiệm quản lý, nhưng họ cũng có khuynh hu ng bảo thủ và độc đoán dẫn đến ra quyết định tiềm ẩn nhiều rủi ro (Carlson và Karlsson, 1970) Trong khi đó, CEO trẻ tuổi thu ng có khuynh hướng chấp nhận rủi ro và những chiến lược tăng trưởng đột phá tốt ho (Guthrie và Olian, 1991) Họ thường có nhiều ý tưởng mới, sáng tạo hơn so với các nhà điều hành lớn tuổi Với tuổi trẻ, họ có nhiều năng lu ng, sức khoẻ thể chất, tinh thần tốt và khả năng chịu áp lực tốt hơn để thực hiện những quyết định lịch sử Hơn nữa, họ rất dễ được đào tạo cũng như tự đào tạo và được kỳ vọng có nhiều kỹ nang và nắm bắt vấn đề một cách nhanh nhạy (Bantel và Jackson, 1989) Fahlenvrach (2009), Li và Srinivasan
(2011) chứng minh rằng, CEO trẻ tuổi giúp tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
Từ những thảo luận trên, có thể nhận thấy tồn tại hai quan điểm đối lập về ảnh hưởng của độ tuổi CEO đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Các CEO lớn tuổi có những thuận lợi trong việc tích lũy nhiều kinh nghiệm xã hội cũng như vốn hiểu biết, từ đó thực thi vai trò tư vấn hiệu quả hơn Trong khi các CEO trẻ tuổi với khả năng học hỏi và ghi nhớ tốt thường có khuynh hướng sáng tạo, chấp nhận đổi mới.
Trong môi trường văn hoá phương Đông tại Việt Nam, các CEO lớn tuổi thường có lợi thế hơn trong công việc Chính vì vậy, nghiên cứu kỳ vọng tuổi của CEO có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
H1: Tuổi của CEO có mối quan hệ thuận chiều tới hiệu quả hoạt động của các CTGĐ niêm yết trên TTCK Việt Nam. b) Trình độ học vấn của CEO
Trình độ học vấn có thể ảnh hưởng đến năng lực của CEO theo ba cách khác nhau Thứ nhất, trình độ học vấn gia tăng sự hiểu biết và tri thức cho CEO, giúp CEO am hiểu sâu lĩnh vực chuyên môn và nhận thức tốt các vấn đề phức tạp Thứ hai, trình độ học vấn giúp CEO khai phóng trí tuệ, mở rộng kiến thức và khả năng lập luận Thứ ba, quá trình đào tạo giúp CEO thiết lập mạng lưới các mối quan hệ với những người cùng tầm nhận thức, chuyên môn; và, các mối quan hệ này có thể đem lại ích lợi cho sự nghiệp của CEO trong tương lai.
Hambrick và Mason (1984) đã sử dụng lý thuyết quản lý cấp cao (Upper Echelon Theory) và cho rằng trình độ học vấn của nhà quản lý cấp cao có thể ảnh hưởng đến các quyết định lựa chọn chiến lu c của công ty và do đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Jalbert và cộng sự (2002) cũng chỉ ra rằng CEO tốt nghiệp Sau Đại học có ảnh hưởng tích cực lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà họ điều hành Tưong tự, Bertrand và Schoar (2003) cũng chứng minh một công ty mà CEO có bằng Cao học quản lý (bằng MBA) sẽ có khả nang sinh lợi cao hơn các công ty mà CEO không có bằng này Một cách tổng quát, chất lu ng hay trình độ học vấn của các nhà quản lý là một đạc̆điểm quan trọng góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động công ty (Cheng và cộng sự 2010; Huang, 2013;Joh và Jung, 2016).
Một trình độ học vấn tốt có ý nghĩa trong việc nâng cao uy tín của các nhà điều hành, do đó cho phép họ đưa ra quyết định tối ưu (Certo, 2003) Bên cạnh đó, Việt Nam nằm trong khu vực Đông Á, bị ảnh hưởng nhiều bởi Nho giáo của Khổng tử Ở đó một trong những giá trị được đặc biệt đề cao là sự coi trọng việc học Vì vậy, tác giả đặt giả thuyết về mối tương quan tích cực giữa trình độ học vấn của CEO và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
H2: Trình độ học vấn của CEO có mối quan hệ thuận chiều tới hiệu quả hoạt động của các CTGĐ niêm yết trên TTCK Việt Nam. c) Văn bằng luật của CEO
Khi nghiên cứu về trình độ học vấn của CEO hiện nay, phổ biến có 2 hướng nghiên cứu chủ đạo: (i) hướng thứ nhất tập trung vào phân loại trình độ học vấn của CEO theo các cấp bậc của hệ thống giáo dục (THPT, ĐH, SĐH ) và (ii) hướng thứ hai tập trung tìm hiểu vào các ảnh hưởng của từng loại bằng cấp mà CEO trau dồi được (bằng kỹ sư, bằng kinh tế xã hội, bằng MBA, bằng Luật….).
Trong hoạt động điều hành doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo nói chung thường được kỳ vọng cũng như yêu cầu có rất nhiều loại năng lực khác nhau bởi bản chất hoạt động kinh doanh là liên tục vận động và thay đổi không ngừng Một số nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của việc lựa chọn hướng đầu tư phát triển tri thức của CEO tới hiệu quả hoạt động của công ty Tyler và Steensma (1998), Finkelstein và Hambrick (1996), và Barker và Mueller (2002) chỉ ra rằng tất cả các loại bằng cấp mà CEO nắm giữ thì đều có tác động đến hướng hoạt động và các cơ hội phát triển của công ty Ví dụ, các CEO có bằng cấp trong lĩnh vực kỹ thuật sẽ chi tiêu nhiều hơn cho nghiên cứu phát triển hơn so với các CEO có nền tảng giáo dục trong kinh doanh hoặc luật CEO được đào tạo về pháp lý thường có xu hướng cẩn trọng hơn với các quyết định đầu tư, vì vậy họ thường dành mức chi thấp cho hoạt động R&D(Barker và Mueller, 2002) Hay nghiên cứu của Henderson (2017) tập trong vào việc so sánh hành vi của các CEO có văn bằng luật với những người có bằng cử nhân, MBA hoặc bằng cấp khác trên nhóm khoảng 3.500 CEO với tỷ lệ khoảng 9% trong số họ có bằng luật liên kết với dữ liệu của khoảng 2.400 công ty giao dịch công khai trong S & P 500 từ năm 1992 đến 2012 Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các công ty được điều hành bởi CEO có sở hữu văn bằng Luật thường ít bị vướng vào các rầy rà liên quan đến pháp lý hơn là các công ty khác, đồng thời trong tình huống xảy ra các tranh chấp pháp lý thì các công ty có CEO sở hữu văn bằng Luật cũng sẽ có xu hướng phải chi trả các chi phí này thấp hơn và hiệu quả hơn. Việt Nam đang trong bối cảnh hội nhập các cơ chế kinh tế toàn cầu, nơi mà hoạt động kinh doanh ngày càng phức tạp, thay đổi nhanh cũng như đòi hỏi sự chuẩn hoá trong việc thực thi pháp luật cao Hơn thế nữa, Môi trường kinh doanh của chúng ta có nhiều rủi ro về mặt thể chế Doanh nghiệp Việt, bên cạnh các rủi ro thông thường, phải đối mặt rủi ro pháp lý Điều này đến từ hệ thống pháp luật không cụ thể, không rõ, không minh bạch, không hiệu lực, không hiệu quả (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương – CIEM, 2018) Trong bối cảnh như vậy thì nền tảng tri thức về pháp luật trở thành một trong những đòi hỏi bắt buộc về năng lực của đội ngũ CEO hiện nay.
Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được luận án đề cập là mối quan hệ thuận chiều giữa việc CEO nắm giữ văn bằng Luật và hiệu quả hoạt động của công ty.
H3: Văn bằng Luật của CEO có mối quan hệ thuận chiều tới hiệu quả hoạt động của các CTGĐ niêm yết trên TTCK Việt Nam. d) Giới tính của CEO
Do ảnh hưởng của đặc tính giới, CEO nữ nói chung thường được đánh giá là có khả năng chịu rủi ro thấp và khó thích nghi với sự thay đổi hơn so với các đồng nghiệp nam (Schubert, 2006) Vì vậy, các doanh nghiệp do giới nữ điều hành trong quá trình lập và lựa chọn danh mục đầu tư thường có xu hướng thiên về các kênh ít mạo hiểm, vì vậy dưới một góc độ nào đó giúp tăng cường hiệu quả bảo toàn đồng vốn, giảm thiểu rủi ro không cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp Ngoài ra, Chesterman và cộng sự (2004) trong nghiên cứu về hình mẫu các nữ cán bộ quản lý cao cấp tại Australia trong đó có bao gồm cả các CEO nữ đã chỉ ra những xu hướng cam kết gắn bó và cống hiến lâu dài cho tổ chức hơn Đây được coi là ưu điểm nổi trội của lãnh đạo nữ so với các đồng nghiệp khác giới.
Mô hình CTGĐ với hình thái xuất phát điểm là tổ chức sản xuất dựa trên mối quan hệ đan xen giữa lý tưởng kinh doanh và các ràng buộc tình cảm của yếu tố gia đình Vì đặc trưng đó mà loại hình tổ chức kinh doanh trên nhìn chung sẽ có xu hướng ưu tiên các giải pháp có khả năng duy trì sự hài hoà trong vận hành doanh nghiệp (Astrachan, 2002) Vì vậy, trong tình huống trên, tác giả nhận thấy có mối tương quan tích cực giữa các đặc điểm tâm sinh lý phổ biến của giới nữ với lí tưởng kinh doanh phổ biến của mô hình CTGĐ.
H4: CEO mang giới tính nữ có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả hoạt động của các CTGĐ niêm yết trên TTCK Việt Nam. e) Quê quán của CEO
Hambrick và Mason (1984) chứng minh rằng các đặc điểm nhân khẩu học, ví dụ như nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, văn hoá bản địa… của CEO cũng là những yếu tố gây ảnh hưởng đến thói quen và kết quả công việc của họ, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp do họ điều hành.
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
3.2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Mẫu nghiên cứu bao gồm tất cả các CTGĐ niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) được xác định dựa trên 2 đặc điểm chính: (i) số lượng thành viên của gia đình tham gia điều hành doanh nghiệp, (ii) tỷ lệ sở hữu cổ phiếu nắm giữ của các thành viên gia đình đã được tác giả xác định (đã được mô tả và bình luận tại chương 2) và bộ tiêu chuẩn ICB phân ngành – FiinGroup) Số lượng doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu là 57 Dữ liệu nghiên cứu được tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo thường niên hàng năm của doanh nghiệp và hồ sơ CEO được công bố rộng rãi, sau đó được tiến hành đối soát chéo với nguồn dữ liệu của sàn niêm yết Thời gian thu thập dữ liệu tài chính từ 2012 đến 2018.
Dữ liệu trong mẫu nghiên cứu là dạng dữ liệu bảng không cân đối (Unbalanced panel data) Trong đó, tổng số doanh nghiệp là 57 doanh nghiệp; tuy nhiên, đối với vài doanh nghiệp, một số biến không có thông tin Do đó, số lượng quan sát được sử dụng trong từng mô hình kinh tế lượng là khác nhau và thấp hơn số doanh nghiệp Ngoài ra, trong thời gian nghiên cứu, việc huỷ niêm yết của một số doanh nghiệp cũng có thể làm giảm số quan sát được sử dụng trong các mô hình kinh tế lượng.
3.2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng hình thức phỏng vấn sâu Phương pháp phỏng vấn sâu là một kỹ thuật nghiên cứu định tính được thực hiện bằng các cuộc phỏng vấn sâu với từng cá nhân với một số lượng ít những người trả lời nhằm đánh giá góc nhìn của họ về một vấn đề, chương trình hoặc tình huống cụ thể (Boyce và Neale, 2006) Phương pháp phỏng vấn sâu phù hợp khi các nhà nghiên cứu cần thông tin cụ thể, chi tiết về cách nghĩ và thái độ của một người hoặc mong muốn khám phá những vấn đề mới một cách sâu rộng Khi lựa chọn những người tham gia trong các cuộc phỏng vấn sâu, cần cân nhắc đối tượng có thể đại diện cho sự đa dạng và ý kiến của những bên liên quan tới vấn đề nghiên cứu.
Các đặc điểm cá nhân của CEO và ảnh hưởng của các đặc điểm này đến phong cách lãnh đạo và hành vi quản lý điều hành là một trong những nội dung trọng yếu và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.Thực tế trên thế giới, các nghiên cứu về ảnh hưởng các đặc điểm của giám đốc điều hành đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đa phần chỉ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng… Tuy nhiên trong nghiên cứu này, phương pháp phỏng vấn sâu được coi là phù hợp với mục tiêu nghiên cứu với số lượng ít những người tham gia trả lời.
Bảng hỏi được xây dựng gồm 3 nội dung cơ bản: (i) hệ thống các đặc điểm cá nhân của CEO; (ii) quan điểm về ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân của CEO đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; (iii) đánh giá về ảnh hưởng của từng đặc điểm cá nhân của CEO đến hiệu quả hoạt động của các CTGĐ niêm yết trên TTCK Việt Nam Giải thích về kỹ thuật xây dựng bảng hỏi được thể hiện chi tiết tại bảng 3.2 Chi tiết nội dung bảng phỏng vấn sâu được thể hiện tại phụ lục số 02 của luận án.
Bảng 3.2: Kết cấu và giải thích cách thể hiện bảng câu hỏi
TT Nội dung hỏi Nội dung chi tiết Loại câu hỏi Mục đích
1 Thông tin cá nhân của người được phỏng vấn
Họ và tên; Chức danh, vị trí công tác; Tuổi; Giới tính
Câu hỏi mở Thu thập dữ liệu tổng hợp Kiểm chứng tính hợp lý về nhân thân của người được hỏi với nội dung nghiên cứu của Luận án
2 Đặc điểm cá nhân của CEO
Liệt kê các đặc điểm cá nhân của CEO
Câu hỏi mở Yêu cầu đáp viên kể tên các đặc điểm cá nhân của CEO, kiểm chứng tính phù hợp của các đặc điểm được luận án lựa chọn tiếp cận khi nghiên cứu về đặc điểm của CEO.
3 Thảo luận về kết quả nghiên
Quan điểm về ảnh hưởng các đặc
Phân loại, đánh giá về mức độ ảnh cứu điểm cá nhân của
CEO đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hưởng của các đặc điểm cá nhân CEO đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Đánh giá về ảnh hưởng của từng đặc điểm cá nhân của CEO đến hiệu quả hoạt động của các CTGĐ niêm yết trên TTCK Việt Nam
Câu hỏi thang đo Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của từng đặc điểm, nhóm đặc điểm.
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Trong quá trình tiến hành, tác giả đã liên lạc với một số CTGĐ tiêu biểu và các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực và nhận được phản hồi đồng ý tham gia phỏng vấn từ 10 chuyên gia bao gồm 07 chuyên gia là các nhà lãnh đạo điều hành doanh nghiệp (cả các công ty gia đình lẫn những công ty thường); 03 chuyên gia là những nhà nghiên cứu về cùng chủ đề ở các trường Đại học, các Viện nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn được ghi âm sau đó được chiết suất lại dưới dạng văn bản và tổng hợp trình bày trong phần phụ lục số 05 của luận án.
Những người tham gia phỏng vấn đều được tác giả đạ lịch hẹn truớc̛ và đuợc̛ sắp xếp cũng như thực hiện tại đơn vị họ làm việc Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài từ 45 phút đến 1 tiếng và được tác giả thông báo trước tới người tham gia Dữ liệu được thu thập bằng cách ghi chép bằng tay Sau khi phỏng vấn xong, những người tham gia phỏng vấn đều yêu cầu được cho xem lại bản trả lời viết tay này Bên cạnh đó, ngay từ ban đầu những người tham gia phỏng vấn cũng nói rõ là họ chỉ trả lời trong khả năng cho phép và yêu cầu không công khai thông tin cá nhân của mình.
Với các thông tin thu thập được từ phỏng vấn sâu với từng cá nhân, tác giả sắp xếp lại theo từng phần trong bảng hỏi Kết quả phỏng vấn sẽ được thống kê nhằm bổ sung cho kết quả nghiên cứu định lượng về các vấn đề nghiên cứu trong luận án về ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành tới hiệu quả hoạt động của các CTGĐ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bên cạnh đó, những ý kiến của những người tham gia phỏng vấn về các kiến nghị nhằm kiến nghị đề xuất một số giải pháp với các bên liên quan như: các CTGĐ niêm yết, cơ quan quản lý nhà nước, nhà đầu tư… cũng được tác giả ghi nhận và trình bày trong phần giải pháp và kiến nghị của luận án.
3.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Mô hình nghiên cứu được hình thành trên cơ sở phân tích tổng quan tài liệu trong và ngoài nước kết hợp với việc xác định những đặc trưng hoạt động của công ty gia đình để chỉ ra mối quan hệ giữa các đặc điểm cá nhân của CEO đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Sau khi có đầy đủ bộ dữ liệu bảng hoàn chỉnh, luận án sử dụng phần mềm STATA để phân tích số liệu Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trước tiên để mô tả những đặc điểm cơ bản mang tính định lượng của mẫu nghiên cứu như: tốc độ tăng trưởng, tổng tài sản, ROA, ROE … Các biến quan sát sẽ lần lượt được mô tả trong bảng thống kê mô tả để phân tích các giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của mẫu Ngoài ra, với đặc thù đa số các đặc điểm cá nhân của CEO là các biến mang ý nghĩa định tính, nên luận án tiếp tục sử dụng phương pháp thống kê mô tả tần suất để mô tả từng đặc điểm cá nhân của CEO như: giới tính, trình độ học vấn, văn bằng Luật, thâm niên công tác trong cơ quan nhà nước…
Dữ liệu sử dụng trong luận án là dữ liệu mảng (panel data) nên sẽ có hai ưu điểm lớn: (i) các kết quả ước lượng của tham số trong mô hình tin cậy hơn; (ii) cho phép xác định và đo lường tác động mà những tác động này không thể được xác định và đo lường khi sử dụng dữ liệu chéo hoặc dữ liệu thời gian.
Sơ đồ triển khai nghiên cứu về ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân của CEO đến hiệu quả hoạt động của CTGĐ niêm yết tại TTCK Việt Nam được thể hiện tại sơ đồ3.1 dưới đây:
AGE GENDER EDU LAW QQ STATE
Nhóm 1: Các đặc điểm nhân khẩu học của CEO
Nhóm 2: Các đặc điểm công tác của CEO
Sơ đồ 3.1: Mô hình nghiên cứu
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CÁC ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN CỦA GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH (CEO) ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY GIA ĐÌNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 – 2018
Tổng quan chung về công ty gia đình niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), công cuộc đổi mới được triển khai mạnh mẽ trên toàn quốc và bước đầu đã đạt được những thành tựu quan trọng. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước được hình thành Hệ thống doanh nghiệp nhà nước được cơ cấu lại, cổ phần hóa, kinh tế tư nhân trong đó có các CTGĐ tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh và ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của mình với những thành công trong hoạt động Những năm gần đây, loại hình doanh nghiệp trên đã và đang đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế nước nhà trong đó có những doanh nhân gia đình Việt Nam Đây là những doanh nhân đến từ các tầng lớp xã hội khác nhau, được phát triển chủ yếu vào thời kỳ đổi mới như: Công ty TNHH Biti’s (gia đình ông Vương Khải Thành), Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (gia đình ông Johnathan Hạnh Nguyên), Tập đoàn Hoàn Cầu – Ngân hàng Nam Á (gia đình bà Trần Thị Hường), Tập đoàn Doji – Ngân hàng Tiên phong (gia đình ông Đỗ Minh Phú), Công ty may thuê giày An Phước( Gia đình bà Nguyễn Thị Điền), Để nắm bắt được tình hình phát triển của tầng lớp doanh nhân này, đã có những cuộc điều tra sơ bộ trong những năm gần đây với khoảng 100 doanh nghiệp, doanh nhân và đã thống kê được tên của các doanh nhân tiêu biểu, thành đạt với tổng tài sản lớn hàng năm gắn liền với các CTGĐ như: Nguyễn Đăng Quang – Masan Group (MSN), Tỷ phú Phạm Nhật Vượng – Vingroup (VIC), Trần Đình Long – tập đoàn Hoà Phát (HPG), Nguyễn Thị Phương Thảo – Tập đoàn Vietjet (VJC),…vv.
Thực tế, từ sự nỗ lực, năng động cùng với những ưu thế và tiềm năng phát triển của mình, các doanh nhân của các CTGĐ ngày càng khẳng định vị thế của mình qua việc đóng góp lớn vào sự thay đổi bộ mặt kinh tế Việt Nam khi cùng với những thành phần kinh tế ngoài quốc doanh khác đóng góp gần 50% GDP cả nước. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII (năm 2016) nêu: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tê tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiêp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế” Điều đó khẳng định vai trò to lớn của các tập đoàn kinh tế tư nhân, của các CTGĐ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam.
Thực tế trên có thể được lý giải bởi những điểm mạnh mà CTGĐ sở hữu trong khi doanh nghiệp thuộc các thành phần sở hữu khác không có Có thể kể đến một số lợi thế nổi bật của CTGĐ như sau:
Lợi thế nổi bật đầu tiên của CTGĐ đó là hững thành viên trong gia đình có cơ hội tiếp xúc với hoạt động kinh doanh của gia đình ngay từ khi còn bé, chứ không chờ đến khi lớn lên, đi học xong và bắt đầu đi làm mới tiếp xúc với công việc kinh doanh như nhiều người khác Chính nhờ sống trong môi trường này mà các doanh nhân xuất thân từ gia đình có truyền thống kinh doanh thường có sự nhạy bén, khả năng phán đoán tình hình, khả năng nhìn ra cơ hội rất nhanh mà người bình thường không có.
Các thành viên lãnh đạo hiểu rõ nhau:
Vì là người cùng huyết thống nên các thành viên gia đình hiểu rất rõ về mặt mạnh, mặt yếu, sở trường, sở đoản của từng người Không như các doanh nghiệp khác, phải mất thời gian nhiều năm theo dõi, rồi đánh giá, kết hợp với các công cụ phân tích, khảo sát nhân sự hiện đại, mới có thể xác định được một người có sở trường, có tính cách phù hợp với loại việc nào, từ đó quyết định rằng người này nên giữ vị trí nào trong tổ chức, các thành viên gia đình hiểu rõ từng người ai mạnh điểm nào, yếu điểm nào, thích gì, ghét gì và thích hợp cho công việc gì.
Tinh thần trách nhiệm cao với công việc Đối với các CTGĐ, tài sản trong kinh doanh đồng thời cũng là tài sản sở hữu gia đình Vì vậy, những thành viên gia đình thường làm việc với trách nhiệm và tính cam kết rất cao Họ có thể sống chết với nghề, với doanh nghiệp, chứ không có tư duy kiểu “không có chỗ này thì làm chỗ khác chứ lo gì” như ở các doanh nghiệp thuộc thành phần khác.
Tính nhất quán, đồng thuận cao trong quản trị, điều hành doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp gia đình, thế hệ sáng lập khi khởi nghiệp thường, một cách vô tình hay cố ý, áp đặt ra những quan điểm, mô hình, phương thức kinh doanh theo ý mình Và nếu công việc kinh doanh thành công, thì những quan điểm, mô hình, phương thức kinh doanh này hay kinh nghiệm trong quá trình hoạt động được xem như di sản để lại, thường được các thế hệ sau tôn trọng và xem như là kim chỉ nam trong hoạt động Tinh thần này vì vậy giúp duy trì hệ tư duy kinh doanh nhất quán, đồng thuận cao trong các CTGĐ Bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận được ưu tiên của nội dung này trong điều hành hoạt động do sự tin tưởng cao nên việc phân công phân quyền trong nội bộ các thành viên gia đình là khá cao. Nhờ vậy mà các quyết định kinh doanh thường được đưa ra một cách nhanh chóng chứ không phải đi qua nhiều tầng lớp phê duyệt như thường thấy trong các doanh nghiệp thuộc thành phần khác, nơi người ta cần phải áp đặt các quy trình, thủ tục để kiểm soát lẫn nhau.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt trội so với các hình thức tổ chức kinh doanh khác, CTGĐ hiện vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:
Tư duy cứng nhắc, chậm cập nhật, đổi mới mô hình kinh doanh
CTGĐ mang tính truyền thống, đề cao hệ thống kinh nghiệm được truyền thụ từ đời này qua đời khác, nên dễ xuất hiện tâm lý ngại thay đổi, đặc biệt là khi hoạt động kinh doanh đang diễn tiến ổn định Áp lực về nguồn tài chính khi tài sản kinh doanh đồng thời là tài sản gia đình cũng khiến các CTGĐ ngại đầu tư thay đổi, với tâm lý ngại tốn kém Tại các CTGĐ, những thay đổi nhìn chung chỉ có thể xuất hiện khi có chuyển giao thế hệ Tuy nhiên, khác với công ty phi gia đình, các CTGĐ không bị áp lực bởi nhiệm kỳ lãnh đạo, quá trình chuyển giao thường đồng nhất với quá trình thừa kế dẫn đến tình trạng tăng thời gian chờ của hoạt động này khiến khả năng cập nhật, cơ hội đổi mới của nhóm doanh nghiệp này cũng bị hạn chế đi rất nhiều.
Thành phần và cơ cấu ban lãnh đạo, điều hành trong công ty gia đình ở Việt Nam chưa hiệu quả.
CTGĐ tại Việt Nam không thể thoát khỏi ảnh hướng văn hoá dân tộc đã tồn tại từ hàng ngàn năm CTGĐ được xây dựng dựa trên nền tảng giá trị của người sáng lập và truyền thống gia đình, được củng cố, duy trì qua nhiều thế hệ Giá trị và đạo đức được đề cao sẽ tạo ra sự cộng hưởng, dẫn dắt kinh doanh thành công, ngược lại, bất cứ sự vi phạm nào về giá trị và đạo đức cũng dẫn đến những hậu quả khó lường.
Trên thực tế, đa số CTGĐ hiện nay còn tồn tại tâm lý ngại đưa nhân sự quản lý cấp cao vào đảm nhận các vị trí quản lý công ty, hoặc trong đa số các trường hợp phải sử dụng nhân sự thuê ngoài thì HĐQT lại có tâm lý thích tham gia cam thiệp hoặc chi phối quá mức hoạt động điều hành Tại nhiều công ty, Trong khi đó, có những người thân trong gia đình được đặt để vào vị trí lãnh đạo công ty khi họ chưa được chuẩn bị đủ các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm… Điều này gây trở ngại rất lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Vấn đề đặt ra đối với các CTGĐ là phải có những chính sách cụ thể để thu hút và giữ chân những người giỏi trong đội ngũ lãnh đạo, điều hành không bị chi phối bởi các mối quan hệ lợi ích của các thành viên trong gia đình.
Vấn đề kế nhiệm và kế hoạch chuyển giao giữa các thế hệ trong công ty gia đình
Kế hoạch kế nhiệm các vị trí trong ban điều hành là vấn đề quan trọng nhất đối với các CTGĐ đặc biệt khi quy mô ngày càng phát triển và lớn mạnh Vì lí do đó, việc lựa chọn ai là người kế nhiệm và thời điểm chuyển giao thích hợp là một dấu mốc rất quan trọng đối với các CTGĐ Điểm yếu đối với các CTGĐ chính là việc trao quyền và kế vị, vì điều này dễ dẫn đến những xung đột quyền lực trong việc lựa chọn người kế nhiệm, có ảnh hưởng không nhỏ đến danh tiếng của doanh nghiệp và phản ánh trực tiếp vào giá cổ phiểu trên thị trường. Đối với các doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu khác, chuyển giao nhiệm kỳ lãnh đạo là hoạt động định kỳ bình thường Lý do là vì các doanh nghiệp này vận hành mang tính hệ thống cao, ít phụ thuộc vào cá nhân Trong khi đó, với CTGĐ thì thay đổi nhiệm kỳ thường cũng có nghĩa là sự thay đổi thế hệ lãnh đạo Thế hệ đi trước nhường lại cho thế hệ sau kế nghiệp Ngay cả khi việc chuyển giao này có sự chuẩn bị và xảy ra êm thấm thì bản thân khoảng cách giữa hai thế hệ (thường cách nhau tối thiểu 20 năm), cũng đủ để dẫn đến một sự thay đổi rất đột ngột về quan điểm, phương thức tổ chức và điều hành doanh nghiệp Và đó là lý do vì sao mà người ta nói, giai đoạn chuyển giao thế hệ là giai đoạn thách thức nhất, rủi ro cao nhất đối với doanh nghiệp gia đình.
Trong những năm gần đây, mặc dù các thế hệ kế nhiệm thực tế đã được trang bị nhiều kiến thức thông qua việc học từ các chuyên gia, đồng nghiệp, từ sự trải nghiệm ở các vị trí khác nhau cả ở bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp, vì vậy,khi được lựa chọn và có thực quyền, họ có xu hướng mong muốn tạo khác biệt để nhằm chứng minh sự thoát được khỏi cái bóng của các thế hệ trước và người sáng lập Tuy nhiên, đây hiện vẫn được xét đến là bài toán nan giải từ câu chuyện lựa chọn người kế nhiệm đến kế hoạch chuyển giao cũng như các yếu tố quản trị vận hành phía sau.
Thực trạng công ty gia đình niêm yết tại Việt Nam
Số lượng CTGĐ niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2018 gồm tổng cộng 57 doanh nghiệp, hoạt động trong 7 lĩnh vực, ngành nghề chính bao gồm: vật liệu cơ bản, công nghiệp, hàng tiêu dùng, y tế, các dịch vụ hạ tầng, tài chính và công nghệ Các doanh nghiệp này hiện đóng góp khoảng trên 50% tổng giá trị niêm yết của toàn thị trường (Báo cáo chứng khoán, 2018) Bảng 4.1 dưới đây mô tả số liệu cụ thể về phân loại CTGĐ theo lĩnh vực ngành nghề kinh doanh.
Bảng 4.1: Cơ cấu CTGĐ theo lĩnh vực ngành nghề
STT Lĩnh vực Số lượng DN
5 Các dịch vụ hạ tầng 3
(Nguồn: Tổng hợp dữ liệu nghiên cứu)
Từ bảng 4.1 có thể thấy rằng, các CTGĐ niêm yết tại Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung trong 2 nhóm ngành nghề chính là Tài chính và Hàng tiêu dùng bởi đây là những ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định cũng như tiềm năng hồi vốn nhanh (Tổng Cục thống kê) Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh trên đồng thời cũng phản ánh tâm lý gia đình rõ rệt ưa thích sự ổn định và bảo toàn vốn chủ sở hữu trong cách thức lựa chọn ngành nghề ở các CTGĐ hiện nay Bên cạnh đó, những ngành đòi hỏi sự đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển lớn như Công nghệ hay Y tế hiện vẫn chưa phải là lĩnh vực được các CTGĐ quan tâm.
Bên cạnh đó, để đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty trong nhóm nghiên cứu, luận án ưu tiên sử dụng các chỉ số đánh giá hiệu quả tài chính bởi đây là nguồn dữ liệu đã được công bố rộng rãi ra thị trường vì vậy đảm bảo tính chính xác, minh bạch và độ tin cậy của dữ liệu Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động theo giá trị sổ sách kế toán ROA, ROE được so sánh với nghiên cứu của tác giả Trương Thị Nam Thắng (2016) trên 100 CTGĐ có giá trị vốn hoá lớn nhất thị trường giai đoạn 2012 – 2014 cho thấy cả 2 chỉ tiêu phản ánh tỷ suất sinh lời kế toán của các CTGĐ Việt Nam đều tốt hơn so với toàn bộ thị trường Chỉ số ROA của các CTGĐ có giá trị trung bình 5,9% trong khi của toàn thị trường là 5,5%, chỉ số ROE có giá trị trung bình là 11,18% cao hơn gần 5% so với các công ty trên toàn bộ thị trường 7,7% Thực tế trên cho thấy cơ hội, triển vọng phát triển của các
CTGĐ, tái khẳng định vai trò của loại hình doanh nghiệp này trong sự phát triển chung của nền kinh tế tại Việt Nam Bên cạnh đó, đây cũng là nhóm công ty mang nhiều đặc trưng tiêu biểu về văn hoá, tổ chức, mô hình kinh doanh… Từ đó chứng minh tình hợp lý trong việc lựa chọn mô hình công ty này làm đối tượng để phân tích đánh giá về ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến liên tục Tên biến
Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất
(Nguồn: tác giả tự tính toán & tổng hợp) (Chú thích: Biến TTS (tổng tài sản) của doanh nghiệp được tính bằng đơn vị chục nghìn tỉ Sau đó khi đưa vào mô hình phân tích định lượng TTS được chuyển đổi thành số logarith, được đặt tên thành biến SIZE.)
Căn cứ vào dữ liệu được mô tả sơ bộ trong bảng 4.2, Biến ROA có giá trị trung bình là 0.052 với giá trị nhỏ nhất là 0.000 và giá trị lớn nhất là 0.176, chỉ ra rằng các CTGĐ niêm yết trong mẫu quan sát đều đạt hiệu quả sử dụng tài sản hiệu quả Biến ROE có giá trị trung bình là 0,096 với giá trị nhỏ nhất là 0.000 và giá trị lớn nhất là 0.333, chỉ ra rằng các doanh nghiệp công nghiệp trong mẫu quan sát đều có khả năng tạo ra lợi nhuận, tuy nhiên nếu so sánh tổng quan hiệu quả trên toàn thị trường thì các CTGĐ hoạt động cũng chưa thực sự đạt hiệu quả cao sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao Biến số phản ánh tốc độ tăng trưởng GROWTH đạt giá trị trung bình là 0.137, trong đó giá trị nhỏ nhất là -0.819, giá trị lớn nhất đạt 1.316, chỉ ra rằng nhìn chung tốc độ tăng trưởng của các CTGĐ trên TTCK Việt Nam ở mức độ khá cao, tuy nhiên vẫn còn tồn tại khoảng chênh lệch rất lớn trong trình độ phát triển của các doanh nghiệp trên.
Bên cạnh đó, từ bảng 4.2 cũng có thể thấy rằng, độ tuổi trung bình của CEO tại các CTGĐ niêm yết tại TTCK Việt Nam hiện ở mức tương đối cao (xấp xỉ 50 tuổi), đồng thời cũng tồn tại khoảng chênh lệch khá lớn giữa độ tuổi của CEO khi trong mẫu có ghi nhận cả những công ty có CEO tuổi đời còn rất trẻ (27), trong khi dữ liệu về tuổi thâm nhập thị trường lao động ở Việt Nam hiện đang ở mức xấp xỉ
26 (Bộ Lao động thương binh xã hội – 2016) Kết quả trên cũng có một phần liên hệ đến đặc trưng hoạt động phổ biến của các CTGĐ.
Ngoài ra, do đặc thù các biến định tính về đặc điểm không có nhiều ý nghĩa về giá trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất Luận án sẽ sử dụng phương pháp tính toán tần suất qua các năm để phân tích các biến về đặc điểm cá nhân của CEO mà không tính các chỉ số thống kê như các biến định lượng
Biểu đồ 4.1: Phân loại giám đốc điều hành (CEO) theo giới tính
(Nguồn: tác giả tự tính toán & tổng hợp) Kết quả từ biểu đồ 4.1 cho thấy số lượng CEO là nam luôn luôn chiếm đa số trong mẫu nghiên cứu, cụ thể trong giai đoạn từ năm 2012-2018, trên tổng số 57CTGĐ niêm yết, số lượng các công ty có CEO là nữ chỉ giao động ở mức 7,8 hoặc nhiều nhất là 9 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ khoảng 14% Đây là mức thấp trong bối cảnh ngày nay, khi mà bình đẳng giới và việc gia tăng các cơ hội được cống hiến làm việc của nữ giới đã và đang là chủ để được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm thực hiện Tại Việt Nam, chủ trương bình đẳng giới thậm chí đã được Luật hoá khi Luật bình đẳng giới được Quốc hội ban hành thông qua, bên cạnh đó là hàng loạt các văn bản dưới luật như Nghị định 70/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới; Nghị định 48/2009/NĐ-CP Quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới; Quyết định 114/2008/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam; Thông tư 191/2009/TT-BTC Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ… Tuy nhiên, thực tế trong đội ngũ điều hành cấp cao của tổ chức, giới nữ hiện vẫn là thiểu số và vì vậy chưa có được nhiều ảnh hưởng đến cơ cấu chung.
Biểu đồ 4.2: Phân loại giám đốc điều hành (CEO) theo trình độ học vấn
(Nguồn: tác giả tự tính toán & tổng hợp) Kết quả từ biểu đồ 4.2 cho thấy số lượng CEO có trình độ học vấn Đại học chiếm đa số trong các CTGĐ niêm yết hiện nay tại TTCK Việt Nam Cụ thể, trong giai đoạn nghiên cứu từ 2012-2018, số lượng các CEO có trình độ sau đại học chiếm thiểu số, chỉ 21,8% tổng số lượng các CEO của doanh nghiệp, đồng thời tỷ lệ này ít biến động trong giai đoạn nghiên cứu từ 2012 – 2018, mặc dù thực tế Việt Nam vẫn đang là một trong những quốc gia đặc biệt coi trọng trình độ học vấn Xu thế trên có nhiều điểm tương đồng so với bối cảnh chung của toàn thế giới Theo nghiên cứu của nhóm 3 giáo sư Albert, Rao và Jalbert (2011) tập hợp dữ liệu của 800 CEO từ nhiều tập đoàn đa quốc gia được liệt kê trên tạp chí Forbes Chỉ có khoảng một phần ba số CEO trong nghiên cứu có trình độ sau đại học Các tác giả của đại học Harvard sau đó tiếp tục phát triển nghiên cứu trên, kết hợp thêm việc so sánh tương quan giữa trình độ học vấn và thu nhập của 800 CEO trong dữ liệu nghiên cứu, kết quả so sánh tương quan đi đến kết luận bất ngờ: CEO không có bằng cấp thường có thu nhập cao hơn CEO có bằng cấp.
Tuy nhiên, nghịch lý là nhà tuyển dụng CEO (ban quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ sở hữu công ty ) lại thường thích chọn các CEO có trình độ học vấn cao hơn Quan điểm tuyển dụng trên được bộc lộ qua dữ liệu nghiên cứu của năm
2017, 2018, khi áp lực tìm kiếm người kế nhiệm của các CTGĐ được trao đổi và đề cập nhiều hơn, thì mẫu bắt đầu xuất hiện tỷ lệ tăng nhẹ về số lượng các CEO có trình độ sau đại học Thực tế trên xét ra không quá khác biệt so với truyền thống văn hoá chuộng bằng cấp của các nhà tuyển dụng Việt Nam.
Biểu đồ 4.3 Thống kê số lượng CEO có đào tạo thêm về Luật
(Nguồn: tác giả tự tính toán & tổng hợp)
Nhu cầu bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn không chỉ được bộc lộ ở cấp bậc của trình độ mà còn thể hiện thông qua sự đa dạng của các nội dung chuyên môn
1:miền Bắc2:miền Trung3:miền Nam
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 lựa chọn để trau dồi Trên thế giới, khi bàn về trình độ học vấn của CEO, ngoài việc đánh giá theo cấp bậc của trình độ học vấn (đại học/sau đại học) thì văn bằng Luật và bằng thạc sỹ chuyên ngành quản trị kinh doanh (MBA) là 2 lĩnh vực chuyên môn mà giới nghiên cứu quan tâm khi xem xét về trình độ học vấn của CEO Thực tế, rất nhiều nhà quản lý lựa chọn bồi dưỡng thêm chuyên môn với bằng MBA hoặc bằng Luật nhằm mục tiêu nâng cao năng lực lãnh đạo điều hành Vì vậy, sau khi phân loại CEO theo trình độ học vấn, luận án tiếp tục cập nhật dữ liệu về trình độ học vấn của CEO thông qua văn bằng Luật Biểu đồ 4.3 chỉ ra tỷ lệ CEO có văn bằng Luật (thể hiện qua bằng Đại học số 1 hoặc số 2) trong mẫu nghiên cứu về các CTGĐ niêm yết hiện nay Số liệu chỉ ra rằng, số lượng các CEO có văn bằng Luật trong mẫu nghiên cứu hiện còn rất thấp, dưới 5% tổng số mẫu nghiên cứu Tuy nhiên, giai đoạn gần đây (năm 2017, 2018) số lượng này có xu hướng tăng nhẹ, phản ánh xu hướng chung tại Việt Nam hiện nay coi trọng bằng cấp, vì vậy đặt các CEO vào đòi hỏi cũng phải liên tục học tập, làm giàu thêm số lượng bằng cấp mà mình có nếu muốn đáp ứng được tốt nhất các đòi hỏi yêu cầu của xã hội.
Biểu đồ 4.4: Phân loại giám đốc điều hành (CEO) theo quê quán
(Nguồn: tác giả tự tính toán & tổng hợp) Biểu đồ 4.4 phía trên phân loại giám đốc điều hành (CEO) theo quê quán, trong khuôn khổ luận án, tổng số CTGĐ trong mẫu nghiên cứu gồm 57 doanh
11 12 12 12 12 12 nghiệp trong đó quê quán của CEO được phân loại và mã hoá theo 3 khu vực địa lý:
Kết quả phân tích mô hình hồi quy
4.3.1 Kết quả phân tích cho ROA
Giải thích chung: các biến tương tác được tác giả sử dụng đối với các biến độc lập có ảnh hưởng lên hiệu quả hoạt động Khi các biến độc lập không có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động thì ảnh hưởng của biến tương tác này gần như không có ý nghĩa trong việc xem xét ảnh hưởng tới quan hệ của biến độc lập và biến phụ thuộc.
Do đó, tác giả không sử dụng biến tương tác cho các biến không có ý nghĩa thống kê (không tác động)
Bảng 4.3: Kết quả đánh giá ảnh hưởng độc lập các đặc điểm cá nhân của CEO đến ROA của CTGĐ niêm yết giai đoạn 2012 – 2018
QQ (Miền Bắc làm tham chiếu)
(Nguồn: tác giả tự tính toán & tổng hợp) Với 2 mô hình đánh giá ban đầu là FEM và REM thông qua kiểm định
Hausman test chỉ ra rằng mô hình REM phù hợp với dữ liệu nghiên cứu hơn mô hình FEM (P-value của kiểm định Hausman = 0,756) Tuy nhiên, kiểm định tự tương quan (Autocorrelation test ) lại chỉ ra mô hình đang tồn tại tự tương quan, do đó luận án sử dụng mô hình GMM để hiệu chỉnh các khuyết tật, kết quả mô hình chỉ ra rằng mô hình GMM đạt tin cậy với chỉ số AR(2) bằng 0,400 > 0.05 và kiểm định Hansen cho giá trị P-value = 0,977 > 0,05.
Kết quả phân tích dữ liệu được trình bày tại bảng 4.3 chỉ ra ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân của CEO đến tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của các CTGĐ Đồng thời kết quả phân tích của mô hình hồi quy cũng tương đồng với kết quả so sánh sơ bộ khi dùng Independent Sample T-test (thể hiện tại phụ lục 4 của luận án) Bằng việc sử dụng một số biến số là các đặc điểm cơ bản của giám đốc điều hành mà tác giả xác định là những yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty như: Giới tính, Trình độ học vấn, Quê quán, Quyền kiêm nhiệm các chức danh quản lý khác trong HĐQT, Kinh nghiệm công tác trong cơ quan nhà nước… Kết quả đã phần nào chỉ ra ảnh hưởng của 02 nhóm đặc điểm của CEO (nhóm 1: các đặc điểm về nhân khẩu học và nhóm 2: các đặc điểm liên quan đến thâm niên công tác) đến ROA của các CTGĐ.
Cụ thể, kết quả xử lý số liệu bằng mô hình hồi quy GMM đã chỉ ra rằng, ở các công ty sở hữu gia đình niêm yết tại Việt Nam hiện nay, tuổi tác của CEO là một đặc điểm không có nhiều tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Trong tổng 57 CTGĐ niêm yết được nghiên cứu trong luận án, tuổi bình quân của CEO là tương đối cao, xấp xỉ 50 tuổi khá gần mới mức tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành của Nhà nước (55 tuổi với Nữ, 60 tuổi với Nam) Tuy nhiên, độ tuổi cao của CEO lại không đem lại nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả trên có phần đi ngược lại với một số nghiên cứu theo hướng ủng hộ quan điểm tăng độ tuổi sẽ làm gia tăng các kinh nghiệm và năng lực làm việc Kết quả trên phủ định giả thuyết nghiên cứu H1của luận án : Tuổi của CEO có mối quan hệ thuận chiều tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Trình độ học vấn của CEO không có tác động tới ROA Cụ thể kết quả phân tích dữ liệu với cả 3 mô hình đều không có ý nghĩa thống kê (không significant) có nghĩa là chưa chứng minh được sự khác biệt vượt trội trong kết quả điều hành giữa nhóm CEO có trình độ Đại học và SĐH Vì vậy giả thuyết nghiên cứu H2 của luận án chưa đủ bằng chứng để kết luận Tương tự như vậy, đi sâu vào phân tích trình độ chuyên môn của CEO thông qua dữ liệu về văn bằng Luật, kết quả phân tích hồi quy GMM không chỉ ra mối tương quan nào giữa văn bằng Luật của CEO và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Theo đó, CEO có hay không có văn bằng Luật thì kết quả điều hành doanh nghiệp tính theo ROA về cơ bản không có khác biệt Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu H3 của luận án cũng cần được thảo luận thêm.
Theo bảng 4.3, yếu tố giới tính (biến GENDER) không tác động lên ROA của doanh nghiệp Kết quả này chỉ ra rằng, tại các CTGĐ niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay, CEO nam và nữ đều có vai trò tương đương nhau trong việc kiểm soát ROA do biến GENDER không mang ý nghĩa thống kê (không significant) trong phân tích Giả thuyết nghiên cứu H4 của luận án về kỳ vọng sự vượt trội ảnh hưởng của CEO nữ so với các đồng nghiệp nam trong kết quả điều hành doanh nghiệp do đó cần được thảo luận thêm.
Quê quán của CEO trong mẫu nghiên cứu được chia làm ba nhóm và được mã hoá thành ba nhóm để tính toán, CEO quê ở miền Bắc (từ Thanh Hoá trở ra) nhận giá trị tham chiếu gốc so sánh với CEO quê miền Trung (từ Thanh Hoá tới Bình Thuận và KV Tây Nguyên) và CEO quê miền Nam (các tỉnh còn lại) Luận án kỳ vọng có thể chỉ ra những tác động khác nhau của văn hoá vùng miền đến tác phong và thói quen làm việc của CEO từ đó tạo ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Kết quả phân tích hồi quy GMM chỉ ra rằng, nhóm CEO có quê quán ở miền Trung và miền Nam có tác động ảnh hưởng nhiều tới ROA hơn so với CEO quê quán miền Bắc, hay nói cách khác xét trên hiệu quả điều hành thì căn cứ theo hiệu quả trên tổng tài sản, CEO quê miền Trung và miền Nam điều hành doanh nghiệp hiệu quả hơn so với CEO quê miền Bắc Kết quả nghiên cứu trên khẳng định sự hợp lý của giả thuyết nghiên cứu H5 của luận án – tồn tại mối liên hệ giữa quê quán của CEO tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Thâm niên làm việc trong nhà nước của CEO cũng có mối quan hệ cùng chiều đến ROA Kết quả trên chỉ ra rằng những CEO đã từng trải qua các vị trí công tác khác nhau trong khối cơ quan nhà nước, bao gồm cả vị trí nhân viên lẫn quản lý, cả trong đơn vị quản lý nhà nước hay đơn vị sự nghiệp thì đều chứng minh được năng lực điều hành của mình một cách hiệu quả hơn so với các CEO không có thâm niên trên Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu H6 của luận án là hợp lý.
Ngoài 6 đặc điểm nhân khẩu học, kết quả phân tích hồi quy GMM cũng chỉ ra ảnh hưởng của 3 đặc điểm về thâm niên và kinh nghiệm công tác của CEO đến hiệu quả hoạt động của CTGĐ Quyền kiêm nhiệm đảm nhận các chức danh quản lý khác nhau trong HĐQT của công ty không giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hay nói cách khác biến KIEMNHIEM không có tác động tới ROA, vì vậy giả thuyết nghiên cứu H7 của luận án bị phủ định.
Việc gia tăng các ràng buộc gắn bó và trách nhiệm bằng việc trao quyền sở hữu cổ phiếu được xét đến như là một trong các công cụ để làm tăng hiệu suất làm việc của CEO Tuy nhiên, trong mẫu nghiên cứu của luận án, biến OWNERSHARE có tác động âm (-) đến ROA, có nghĩa là, động cơ tăng hiệu suất điều hành của CEO bằng việc tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu không tạo ra ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (tính theo chỉ số ROA) Vì vậy, phủ định giả thuyết nghiên cứu H8 của luận án.
Biến CHANGE có tác động dương (+) tới ROA cho thấy việc thay đổi giám đốc điều hành có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Vì vậy, khẳng định giả thuyết nghiên cứu H9 đã đề ra.
4.3.2 Kết quả phân tích cho ROE
Giải thích chung: các biến tương tác được tác giả sử dụng đối với các biến độc lập có ảnh hưởng lên hiệu quả hoạt động Khi các biến độc lập không có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động thì ảnh hưởng của biến tương tác này gần như không có ý nghĩa trong việc xem xét ảnh hưởng tới quan hệ của biến độc lập và biến phụ thuộc Do đó, tác giả không sử dụng biến tương tác cho các biến không có ý nghĩa thống kê (không tác động)
Bảng 4.4: Kết quả đánh giá ảnh hưởng độc lập các đặc điểm cá nhân của CEO đến ROE của CTGĐ niêm yết giai đoạn 2012 – 2018
QQ (Miền Bắc làm tham chiếu)
(Nguồn: tác giả tự tính toán & tổng hợp) Với 2 mô hình đánh giá ban đầu là FEM và REM thông qua kiểm định Hausman test chỉ ra rằng mô hình REM phù hợp với dữ liệu nghiên cứu hơn mô hình FEM (P-value của kiểm định Hausman = 0,9121) Tuy nhiên, kiểm định tự tương quan (Autocorrelation test = 0,0000 < 0,05 ) lại chỉ ra mô hình đang tồn tại tự tương quan, do đó luận án sử dụng mô hình GMM để hiệu chỉnh các khuyết tật, kết quả mô hình chỉ ra rằng mô hình GMM đạt tin cậy với chỉ số AR(2) bằng 0,420
> 0,05 và kiểm định Hansen cho giá trị P-value = 0,384 > 0,05.
Do đặc thù đối tượng phân tích ở đây là các CTGĐ niêm yết với các đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất – kinh doanh bị chi phối nhiều bởi mối quan hệ hài hoà giữa lợi ích kinh tế và yếu tố tình cảm gia đình Tác giả xác định trong cách thức tổ chức doanh nghiệp như vậy, việc quản lý và điều tiết đồng vốn chủ sở hữu là một trong những chủ đề nhạy cảm và rất được quan tâm Vì lí do đó, để đánh giá ảnh hưởng của yếu tố giới tính CEO đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tác giả quyết định sử dụng thêm chỉ số ROE để đánh giá với công thức tương tự như ROA. Kết quả từ bảng 4.4 chỉ ra ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân của CEO đến tỷ số lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu của các CTGĐ Cụ thể, kết quả xử lý số liệu bằng mô hình hồi quy GMM đã chỉ ra rằng, biến AGE có tác động thuận chiều dương tới ROE của các CTGĐ niêm yết, có nghĩa là khác với tổng tài sản, CEO có tuổi trung bình cao (xấp xỉ 50) tại các CTGĐ trong mẫu nghiên cứu có khả năng kiểm soát và làm gia tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tốt Kết quả này tương đồng với kết quả đã từng được báo cáo trong các nghiên cứu của Kang và cộng sự
(2007), Cheng và cộng sự (2010) và Tsui và cộng sự (2012) Đồng thời, kết quả trên là phù hợp với tốc độ tăng trưởng ổn định (khoảng 15%/năm) của các CTGĐ tại Việt Nam hiện nay Rõ ràng, cùng với tuổi tác, CEO cũng tích luỹ thêm cho mình nhiều kinh nghiệm trong quản lý, điều hành doanh nghiệp, vì vậy giúp họ sáng suốt hơn trong các quyết định và giúp kiểm soát tốt hơn đồng vốn chủ sở hữu của công ty Kết quả phân tích với chỉ số ROE khẳng định giả thuyết nghiên cứu H1 mà luận án đề xuất, tuổi của CEO có mối quan hệ cùng chiều tới hiệu quả hoạt động của CTGĐ.
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu H1 được đề xuất: Tuổi của CEO có mối quan hệ thuận chiều tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tuổi tác của CEO có ảnh hưởng thuận chiều tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong kiểm chứng độc lập với biến phụ thuộc ROE, và trong kiểm chứng với biến tương tác OWNERSHARE Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có bằng chứng một cách hạn chế rằng tuổi của CEO có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các CTGĐ hiện đang niêm yết trên TTCK Việt Nam Vì vậy giả thuyết nghiên cứu H1 cần được tiếp tục nghiên cứu và thảo luận thêm.
Bảng 5.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu về giả thuyết H1
STT Nội dung nghiên cứu Biến phụ thuộc Mối quan hệ
1 Tuổi của CEO (AGE) ROA Không có ý nghĩa thống kê
2 Tuổi của CEO (AGE) ROE (+)
4 AGE*CHANGE ROA Không có ý nghĩa thống kê
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của luận án)
Tuy nhiên, trong bối cảnh môi trường kinh doanh Việt Nam mặc dù vẫn còn có ít nhiều biến động nhưng về cơ bản vẫn khá ổn định do ảnh hưởng tích cực của thể chế chính trị nhất quán đơn nguyên đơn đảng Với đặc điểm bối cảnh kinh doanh như vậy, thì một số bằng chứng về ảnh hưởng tích cực của tuổi CEO đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được chứng minh trong luận án là phù hợp và hợp lý bởi đặc điểm tích luỹ cộng dồn của tuổi tác và kinh nghiệm (Murray, 1989). Kết quả này trùng hợp với quan điểm của các tác giả (Murray, 1989), (Farh và cộng sự, 1998), (Tsui và cộng sự, 2002), (Kang và cộng sự, 2007), (Cheng và cộng sự, 2010)… thuộc trường phái theo đuổi lý thuyết ràng buộc các nguồn lực. Quan điểm trên cho rằng, khi các giám đốc điều hành có nhiều kinh nghiệm thì vốn hiểu biết về xã hội cũng như sự trải nghiệm của họ sẽ gia tăng Họ chia sẻ những giá trị hiểu biết về yếu tố xã hội và con người, lịch sử hình thành công ty và tương đồng nhiều hơn với giá trị cũng như hiệu quả hoạt động của công ty Thực tế, trong tổng 57 CTGĐ niêm yết được nghiên cứu trong luận án, tuổi bình quân của CEO là cao (xấp xỉ 50), khá gần mới mức tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành của Nhà nước (55 tuổi với Nữ, 60 tuổi với Nam).
Giả thuyết nghiên cứu H2 được đề xuất: Trình độ học vấn của CEO có mối quan hệ thuận chiều tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Trong khuôn khổ luận án, trình độ học vấn của CEO được phân loại thành 02 nhóm: Trình độ từ Đại học trở xuống và trình độ từ Đại học trở lên (Sau đại học: Thạc sỹ, Tiến sỹ)
Xã hội Việt Nam nằm trong nhóm các nước thụ hưởng văn hoá Á Đông, bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Đạo giáo với quan niệm đặc biệt coi trọng sự học, coi trình độ học vấn như là một trong những thước đo căn bản để đánh giá giá trị của mỗi người Tuy nhiên kết quả đánh giá ảnh hưởng về trình độ học vấn của CEO lại đưa ra kết quả không đồng nhất giữa các kiểm chứng độc lập và tương tác với 2 biến độc lập đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (ROA,ROE)
Bảng 5.2 Tổng hợp kết quả nghiên cứu về giả thuyết H2
STT Nội dung nghiên cứu Biến phụ thuộc Mối quan hệ
1 Trình độ học vấn của CEO
ROA Không có ý nghĩa thống kê
2 Trình độ học vấn của CEO ROE (-)
6 EDU*CHANGE ROE Không có ý nghĩa thống kê
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của luận án)
Kết quả phân tích chỉ ra rằng, về cơ bản thì trình độ học vấn của CEO cũng là một đặc điểm có chi phối đến hiệu quả hoạt động của các CTGĐ niêm yết trên TTCK Việt Nam Tuy nhiên, quan điểm xã hội trình độ học vấn cao đồng nghĩa với hiệu suất công việc tốt và kết quả điều hành doanh nghiệp hiệu quả không phải lúc nào cũng chính xác Kết quả kiểm chứng trên cũng khá tương đồng với những hướng nghiên cứu về ảnh hưởng của trình độ học vấn của giám đốc điều hành đến hiệu quả hoạt động đã và đang được triển khai trên thế giới Bởi hiện nay trong giới học thuật vẫn còn đang tranh luận theo 2 hướng: ủng hộ (Certo, 2003; Cheng và ctg, 2010; Huang, 2013; Joh và Jung, 2016) và không ủng hộ (Palia, 2001; Bhagat và cộng sự, 2010) sử dụng giám đốc điều hành có trình độ học vấn cao.
Giả thuyết nghiên cứu H3 được đề : Văn bằng Luật của CEO có mối quan hệ thuận chiều tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tyler và Steensma (1998), Finkelstein và Hambrick (1996), và Barker và Mueller (2002) chỉ rằng tất cả các loại bằng cấp mà CEO nắm giữ thì đều có tác động đến hướng hoạt động và các cơ hội phát triển của công ty Vì thế một trong những xu thế khác phổ biến trên thế giới đó là đa dạng hoá lĩnh vực chuyên môn trau dồi và bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý nòng cốt tại doanh nghiệp, trong đó có cả CEO Cân nhắc bối cảnh thực tiễn của Việt Nam, luận án quyết định lựa chọn nghiên cứu thêm về văn bằng Luật để đánh giá ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên cũng giống như kết quả đánh giá ảnh hưởng về trình độ học vấn của CEO, ảnh hưởng của văn bằng Luật đến hiệu quả hoạt động của các CTGĐ niêm yết cũng chỉ ra kết quả không đồng nhất giữa các kiểm chứng độc lập và tương tác với 2 biến độc lập đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (ROA,ROE)
Bảng 5.3 Tổng hợp kết quả nghiên cứu về giả thuyết H3
STT Nội dung nghiên cứu Biến phụ thuộc Mối quan hệ
1 Văn bằng Luật của CEO
ROA Không có ý nghĩa thống kê
2 Văn bằng Luật của CEO ROE Không có ý nghĩa thống kê
6 LAW*CHANGE ROE Không có ý nghĩa thống kê
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của luận án)
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng về cơ bản, trình độ chuyên môn của CEO được thể hiện thông qua văn bằng Luật cũng là một trong những đặc điểm có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các CTGĐ niêm yết trên TTCK Việt Nam Tuy nhiên,đặc điểm về văn bằng Luật thường mang tính chất bổ sung/củng cố thêm về trình độ học vấn của CEO vì vậy, khi ảnh hưởng trực diện của văn bằng Luật tới hiệu quả hoạt động là khá mờ nhạt, nhưng khi kết hợp cùng các biến tương tác khác, thì văn bằng Luật phát huy ảnh hưởng của mình Kết quả trên phù hợp với thực tế các nghiên cứu thực nghiệm đã từng được triển khai trên thế giới, việc bồi dưỡng về lĩnh vực Luật giúp tăng cường sự tự tin của nhà quản lý trong điều hành, giúp họ nắm vững hơn nữa các thể chế, chính sách và đưa ra những quyết sách thiết thực hơn với thị trường (Geletkanycz và Black, 2001) Vì vậy, ưu tiên bồi dưỡng chuyên sâu về Luật bên cạnh những chuyên môn gốc khác là một xu hướng mới phù hợp với điều kiện kinh doanh thực tiễn tại Việt Nam hiện nay nhưng cần thảo luận thêm.
Giả thuyết nghiên cứu H4 được nêu : CEO mang giới tính nữ có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Nghiên cứu về giới cũng như các đặc trưng khác biệt về giới từ lâu đã là chủ đề được nhiều học giả trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau quan tâm Ngày nay, cùng với sự gia tăng của các hoạt động bình đẳng giới, vai trò của phụ nữ ngày càng được quan tâm xem xét khi phân tích đánh giá trong môi trường nghề nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy: CEO nữ có ảnh hưởng thuận chiều tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong đa số các kiểm chứng (độc lập và tương quan với các biến mô tả đặc điểm công tác) được chấp nhận ở cả 2 mô hình có biến phục thuộc là ROA và ROE Giả thuyết nghiên cứu H4 được khẳng định
Bảng 5.4 Tổng hợp kết quả nghiên cứu về giả thuyết H4
STT Nội dung nghiên cứu Biến phụ thuộc Mối quan hệ
1 CEO nữ (GENDER =0) ROA Không có ý nghĩa thống kê
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của luận án)
Với kết quả xử lý số liệu phân tích trong mối tương quan so sánh giữa CEO nam và CEO nữ, kết luận nghiên cứu đã chỉ ra rằng CEO là nữ luôn chiếm ưu thế hơn so với đồng nghiệp nam trong việc đảm nhận chức danh giám đốc điều hành đặc biệt là trong các tình huống kết hợp với các đặc điểm công tác khác Việc gia tăng các điều kiện ràng buộc với động cơ tăng trách nhiệm và cam kết gắn bó cống hiến của CEO thông qua tỷ lệ sở hữu cổ phiếu doanh nghiệp cũng giúp các CEO nữ tăng năng lực điều hành, kiểm soát các hiệu quả hoat động của doanh nghiệp Kết quả phân tích trên phản ánh góc nhìn tích cực về bình đẳng giới của giới chủ doanh nghiệp tại Việt Nam so với nhiều quốc gia khác trên thế giới, khẳng định giả thuyết nghiên cứu H4.
Giả thuyết nghiên cứu H5 của luận án: Tồn tại mối liên hệ giữa quê quán của
CEO tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Khi tiến hành phân tích về ảnh hưởng của đặc điểm quê quán CEO tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, luận án sử dụng phương pháp so sánh giữa các vùng miền (miền Trung, miền Nam) lấy miền Bắc làm gốc tham chiếu và ảnh hưởng tới ROA, ROE của doanh nghiệp.
Nghiên cứu về đặc điểm quê quán của CEO cũng là một phát hiện thú vị của luận án bởi kết quả tác động của đặc điểm trên tới hiệu quả hoạt động của các CTGĐ niêm yết được kiểm soát thông quan 2 biến độc lập là ROA và ROE là không ổn định trong các trường hợp khác nhau Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu H5 được khẳng định, thực sự có tồn tại mối liên hệ giữa quê quán của CEO tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp do họ điều hành
Bảng 5.5 Tổng hợp kết quả nghiên cứu về giả thuyết H5
(Miền Bắc làm tham chiếu)
STT Nội dung nghiên cứu Biến phụ thuộc Tác động
ROE Không có ý nghĩa thống kê
ROA Không có ý nghĩa thống kê
ROE Không có ý nghĩa thống kê
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của luận án)
Kết quả chỉ ra rằng, trong tương quan so sánh với miền Bắc, CEO có quê quán tại miền Trung và miền Nam có tác động tích cực tới 2 chỉ số ROA và ROE của doanh nghiệp Hay nói cái khác, tồn tại sự khác biệt về trình độ năng lực giữa các giám đốc điều hành có quê quán ở các vùng miền khác nhau, trong đó CEO có quê quán tại miền Trung và miền Nam chiếm ưu thế hơn CEO quê quán miền Bắc trong việc kiểm soát tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của các CTGĐ niêm yết Đặc biệt trong các điều kiện có thêm các ràng buộc về việc gia tăng mức độ ràng buộc trách nhiệm của CEO như tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu, với ROA, CEO có quê miền Trung và miền Nam có tác động tích cực trong khi với ROE thì lại không có nhiều tác động Đồng thời, trong bối cảnh cần phải thay đổi CEO thì CEO quê quán miền Trung và miền Nam chiếm ưu thế hơn miền Bắc Có thể hiểu rằng, quê quán của CEO thực sự có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hay, môi trường kinh doanh Việt Nam vẫn còn bị chi phối nhiều bởi văn hoá vùng miền Giả thuyết H5 được khẳng định.
Giả thuyết nghiên cứu H6 được nêu: Thâm niên công tác của CEO trong môi trường nhà nước có mối quan hệ thuận chiều tới hiệu quả hoạt động của công ty. Đặc điểm về thâm niên công tác trong cơ quan nhà nước của CEO là đặc điểm mang tính riêng có của Việt Nam do đặc thù về thể chế chính trị tác động đến môi trường xã hội và môi trường kinh doanh.
Bảng 5.6 Tổng hợp kết quả nghiên cứu về giả thuyết H6
STT Nội dung nghiên cứu Biến phụ thuộc Tác động
1 Thâm niên công tác trong cơ quan nhà nước của CEO
2 Thâm niên công tác trong cơ quan nhà nước của CEO
5 STATE * OWNERSHARE ROE Không có ý nghĩa thống kê
6 STATE * CHANGE ROE Không có ý nghĩa thống kê
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của luận án)
Thông qua việc kiểm chứng độc lập ảnh hưởng của thâm niên công tác tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đo lường qua 2 biến số ROA và ROE cũng như kiểm chứng thông qua việc kết hợp với các biến tương tác khác về đặc điểm công tác (tỷ lệ sở hữu cổ phiếu, thay đổi CEO), có thể kết luận rằng kinh nghiệm làm việc trong môi trường cơ quan nhà nước là một lợi thế cạnh tranh đối với giám đốc điều hành khi đảm đương vị trí quản lý trong doanh nghiệp Việt Có thể giải thích bằng một số lí do chính như: sự thấu hiểu về môi trường thể chế, kinh doanh; cơ hội trau dồi và tự bồi dưỡng năng lực … Các năng lực nêu trên được xét như một lợi thế cạnh tranh đặc biệt của CEO trên thị trường lao động nói chung, bằng chứng cụ thể được chứng minh trong trường hợp xem xét để thay đổi nhân sự cho vị trí giám đốc điều hành, CEO có kinh nghiệm làm việc trong cơ quan nhà nước luôn chứng minh ưu thế trong hiệu quả hoat động hơn so với các nhân sự khác Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu H6 là phù hợp.
Giả thuyết nghiên cứu H7 được đặt ra trong bài: Quyền kiêm nhiệm của CEO có mối quan hệ thuận chiều tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Xu hướng phát triển của các công ty sở hữu gia đình hiện nay
Mô hình CTGĐ đã được khẳng định vai trò như là một trong những nền tảng quản trị có nhiều ảnh hưởng với nền kinh tế và rất phổ biến trên thế giới hiện nay. Kết quả thống kê của CS family 1000 - Credit Suisse năm 2018 đã chỉ ra top 10 doanh nghiệp gia đình xét theo vốn hóa đã chiếm hơn 3.000 tỉ USD trên thế giới. Tại Việt Nam cũng đã và đang tồn tại top 100 doanh nghiệp gia đình đang giữ vai trò hạt nhân của nền kinh tế khi đóng góp GDP ước đạt hơn 25% Vai trò và vị thế của các CTGĐ rõ ràng là không thể phủ nhận.
Bên cạnh đó, gia đình và giá trị gia đình từ lâu đã trở thành nền tảng cho sự phát triển con người Việt Nam, đặc biệt sự thừa kế tài năng và tài sản từ đời này qua đời khác, trong một gia đình hay một dòng họ Qua quá trình đổi mới nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp gia đình đang quay trở lại con đường sáng mà lẽ ra đã có cơ hội hình thành từ nhiều thập niên trước Con đường sáng đó chính là các thể chế, chính sách về kinh tế tư nhân, mà cốt lõi là quyền sở hữu tư nhân. Đại hội XII của Đảng đã triển khai nhiều nội dung liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân Đây là lần đầu tiên Nghị quyết Đại hội Đảng khẳng định: “Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế và đưa ra yêu cầu khởi nghiệp, yêu cầu nâng cao năng lực khu vực kinh tế tư nhân”.
Doanh nghiệp gia đình được xây dựng dựa trên tầm nhìn dài hạn, cùng với những chuẩn giá trị, góp phần hình thành văn hóa dòng tộc, nhằm giữ gìn và phát triển tài sản, doanh nghiệp được xác lập dựa trên quyền sở hữu gia đình Ý thức về sự quản lý và kiểm soát cũng xuất phát từ tư duy sở hữu của gia đình Đây cũng chính là mặt mạnh để họ chiến đấu sống còn cho sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp gia đình.
Tại Việt Nam, hiện nay, sự chuyển giao tài sản thừa kế và quyền quản trị doanh nghiệp, do đặc thù của quá trình phát triển kinh tế tư nhân đi cùng với sự đổi mới của nền kinh tế, bên trong các gia đình hầu như chưa trải qua hết một thế hệ, hoặc nếu có, thì cũng không rõ ràng hoặc một số rất ít mới bắt đầu quá trình chuyển giao Hơn nữa, doanh nghiệp gia đình Việt không thể thoát khỏi ảnh hưởng văn hóa Việt từ hàng ngàn năm Sự thiếu đa dạng hóa kinh doanh và thiếu các chuyên gia bên ngoài để giúp điều hành doanh nghiệp là một phần lý do khiến các doanh nghiệp gia đình tại các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, khó có thể tồn tại lâu dài từ 100 năm hoặc hơn nữa Các doanh nghiệp gia đình Việt đi sau có thể rút ra kinh nghiệm từ các CTGĐ Do Thái, Nhật Bản, Mỹ và châu Âu.
Lý do chính rút ra từ các thất bại của doanh nghiệp gia đình cho thấy các nguyên nhân rất cơ bản: sự lẫn lộn giữa quyền sở hữu và năng lực quản lý Sáng lập của doanh nghiệp gia đình xuất phát từ những người có tinh thần
“entrepreneurship” cao, họ sáng tạo và lao động cật lực để tạo ra lợi nhuận và xây dựng sự lớn mạnh của công ty…
Theo lịch sử phát triển của từng nền kinh tế trên thế giới, doanh nghiệp của họ cũng xoay chuyển theo xu thế của lịch sử và sự phát triển của kinh tế quốc gia và thế giới Tuy nhiên, với những thay đổi nhanh chóng không những đến từ môi trường kinh doanh mà còn từ chính bên trong tổ chức, khi năng lực quản lý và quản trị chưa được chuẩn bị để bắt kịp với tốc độ này, doanh nghiệp gia đình sẽ là đối tượng chịu nhiều rủi ro nhất vì công ty được điều hành dựa trên quyền sở hữu gia đình chứ không dựa vào hệ thống quản trị.
Doanh nghiệp gia đình có điểm mạnh là “chuẩn giá trị” được xây dựng trên nền tảng giá trị của người sáng lập và truyền thống gia đình được củng cố, duy trì qua nhiều thế hệ Nền tảng giá trị và truyền thống gia đình sẽ chi phối hầu như mọi quyết định kinh doanh Giá trị và đạo đức được đề cao sẽ tạo ra sự cộng hưởng, dẫn dắt kinh doanh thành công, ngược lại, bất cứ sự vi phạm nào về giá trị và đạo đức cũng dẫn đến những hậu quả khó lường. Ở Việt Nam các gia đình hay gia tộc sở hữu các công ty tương đối thành công thường gặp nhiều khó khăn về văn hóa, đôi khi còn nhiều hơn các vấn đề quản trị kinh doanh đơn thuần, khi muốn chuyển giao thế hệ Ví dụ, việc hỏi cha mẹ về quyền tài sản và thừa kế công ty bị cho là vi phạm chuẩn đạo đức gia đình Việt. Trên thực tế, các doanh nghiệp gia đình hầu như ít thuê người ngoài vào vị trí chủ chốt của công ty hoặc can thiệp “vượt quá” khiến cho những “người làm thuê chuyên nghiệp” này không có điều kiện để phát huy hết khả năng Trong khi đó, có những người thân trong gia đình được đặt để vào vị trí lãnh đạo công ty khi họ chưa được chuẩn bị đủ các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm… Điều này gây trở ngại rất lớn cho sự phát triển của bất kỳ công ty nào.
Hiện nay các doanh nghiệp gia đình đã phần nào nhận ra điều này và cố gắng lựa chọn những người không phải thành viên gia đình cho những vị trí phù hợp khi cần thiết, chẳng hạn như thành viên độc lập hội đồng quản trị, trong khi tiếp tục chuẩn bị và bồi dưỡng cho thế hệ kế thừa, nhưng số này không nhiều!
Thời điểm hiện tại được xác định là giai đoạn quan trọng để nhận ra sự cần thiết của sự thay đổi, do tác động tích cực của thể chế, đặc biệt hệ thống pháp luật bảo vệ quyền sở hữu tài sản thừa kế Trong khi quản trị tốt sự thay đổi, chúng ta không quên phát huy và cập nhật các giá trị văn hóa gia đình để các doanh nghiệp gia đình ngày càng đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Giải pháp cho các công ty gia đình niêm yết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trên thị trường Việt Nam
5.3.1 Xây dựng cơ chế quản trị công ty gia đình niêm yết hiệu quả Điểm làm nên sự khác biệt giữa CTGĐ và doanh nghiệp phi gia đình là yếu tố gia đình “familiess” là sự kết hợp hoà quyện của 3 yếu tố cơ bản: công việc kinh doanh, quyền sở hữu và yếu tố gia đình (Davis, 1982) Các yếu tố này vừa là lợi thế nhưng đồng thời nếu kiểm soát không tốt cũng có thể biến thành những lực cản đối với các CTGĐ.
Việc xây dựng một cơ chế quản trị hiệu quả giúp tăng cường sự tin cậy giữa các thành viên trong đội ngũ điều hành doanh nghiệp, qua đó giúp tạo lập môi trường làm việc thân thiện cho giám đốc điều hành, giúp họ có thêm những cơ hội khẳng định năng lực điều hành của bản thân để từ đó giúp thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Ngoài ra, từ kết quả nghiên cứu định lượng và định tính của luận án cũng chỉ ra rằng hiện nay với nhóm CTGĐ, các chế độ khuyến khích cam kết gắn bó và cải thiện thiện chí làm việc của CEO như quyền kiêm nhiệm hay sở hữu cổ phiếu dường như không phát uy tác dụng do sự ràng buộc bởi các quan hệ gia đình, vì vậy cơ chế quản trị cũng đảm bảo sự tách bạch trong quản lý điều hành, cũng như gia tăng thêm quyền lực cho CEO để đảm bảo khả năng thúc đẩy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
5.3.2 Tăng cường bồi dưỡng năng lực, nâng cao trình độ học vấn cho đội ngũ CEO
Năng lực lãnh đạo quản lý của CEO là vấn đề quan trọng ở các DN hiện nay,thu hút nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu Nói đến phẩm chất lãnh đạo, các tác giả tiêu biểu là Stodgdill (1948, 1974), Mann (1959),Lord, Devader và Alliger (1986), Kirkpartrick (1991); Năng lực/kỹ năng của người lãnh đạo tiêu biểu là nhóm tác giả Mumford, Zaccaro, Harding, Jacobs vàFleishman (2000) và Yammarino (2000).
Kết quả nghiên cứu của luận án trên nhóm công ty sở hữu gia đình niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2018 cho thấy bằng chứng hạn chế về ảnh hưởng trình độ học vấn của CEO lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (biến EDU chỉ có ý nghĩa thống kê trong mô hình GMM) Tuy nhiên, trình độ học vấn của CEO lại có ảnh hưởng tích cực lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi CEO nắm càng nhiều cổ phần của công ty (hệ số góc của EDU*OWNERSHARE có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở 1%) Do đó, chỉ ra những kết quả tích cực trong kết quả điều hành của các CEO có trình độ sau đại học tạo ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của việc liên tục bồi dưỡng nâng cao trình độ cho CEO trong bối cảnh hiện nay.
Ngoài ra trình độ chuyên môn sâu trong các lĩnh vực đặc thù phục vụ cho công tác quản lý như: văn bằng Luật, bằng MBA…cũng đã được chứng minh có nhiều ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Xu hướng thế giới cũng chỉ ra tầm quan trọng của bằng MBA, văn bằng Luật và các bồi dưỡng chuyên môn (Jalbert, Furumo và Mercedes, 2010 ; Ayaba, 2012) Vì vậy, việc đa dạng hoá các chuyên môn đào tạo, bồi dưỡng cũng là một hướng phù hợp trong phát triển năng lực cho đội ngũ giám đốc điều hành.
Tóm lại, trong môi trường kinh doanh đầy biến động, giải pháp quan trọng để phát triển bền vững các DN lấy con người là trung tâm, lấy CEO làm hạt nhân của quản lý điều hành Trong thời gian tới, nhằm nâng cao năng lực trình độ lãnh đạo, bản thân CEO cần tập trung vào các nhóm giải pháp nâng cao như: Năng lực xây dựng tầm nhìn và lập chiến lược; Năng lực khởi xướng sự thay đổi; Năng lực phát triển đội ngũ; Huy động và phối hợp các nguồn lực và năng lực động viên khuyến khích Các CEO cũng cần chủ động phát huy năng lực tự thân, năng lực vốn có và ý thức phát triển chuyên môn trước những thách thức của thời đại mới Đồng thời, xã hội cũng cần có những hướng tiếp cận mới, khả dụng và thực tiễn hơn trong việc xây dựng các chương trình đào tạo bồi dưỡng cho CEO trong thời gian tới.
5.3.3 Cân nhắc ưu tiên tuyển mộ và sử dụng giám đốc điều hành (CEO) có kinh nghiệm/thâm niên làm việc trong môi trường cơ quan nhà nước
Kết quả nghiên cứu định lượng cũng như điều tra định tính của luận án đã chỉ ra rằng thâm niên công tác cơ quan nhà nước cũng được đánh giá như là một lợi thế cạnh tranh của CEO trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay Có bằng chứng một cách rõ ràng về ảnh hưởng tích cực của thâm niên công tác trong tất cả các kiểm định với cả biến độc lập và biến tương tác (hệ số góc trong các kiểm định có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở 1%) Thực tế quá trình làm việc và tích luỹ kinh nghiệm trong môi trường cơ quan nhà nước giúp các nhà lãnh đạo tăng cường sự thấu hiểu với các đặc điểm về điều kiện, môi trường kinh doanh cũng như trau dồi các kinh nghiệm, từ đó giúp họ có thêm các lợi thế trong quản lý, điều hành Kết quả trên là hợp lý bởi những đặc điểm về bối cảnh lịch sự cũng như môi trường kinh doanh của Việt Nam, nơi trong suốt một thời gian dài chỉ tồn tại duy nhất loại hình tổ chức kinh tế do nhà nước nắm quyền và chi phối Trong những năm gần đây, tuy lực lượng kinh tế tư nhân đang ngày một phát triển với nhiều đóng góp đáng kể, tích cực, tuy vậy, vai trò của yếu tố nhà nước vẫn là chi phối, tạo ra ảnh hưởng đến các mối liên hệ tổ chức sản xuất kinh doanh của nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Từ kết quả phân tích đó, luận án cũng khuyến nghị các CTGĐ có thể cân nhắc phương án ưu tiên tuyển mộ và sử dụng giám đốc điều hành có kinh nghiệm và thâm niên làm việc trong môi trường nhà nước bởi những lợi thế cạnh tranh không thể phủ nhận trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
5.3.4 Xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ giúp phát huy năng lực của đội ngũ giám đốc điều hành
Kết quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung bị chi phối rất nhiều bởi phong cách lãnh đạo của giám đốc điều hành, trong đó, phong cách lãnh đạo lại được hình thành dựa trên nền tảng các đặc điểm cá nhân của CEO được phân chia thành 2 nhóm chính căn bản: các đặc điểm nhân khẩu học và các đặc điểm công tác Kết quả nghiên cứu của luận án cũng chỉ ra rằng các đặc điểm cá nhân của CEO khi được kết hợp hài hoà và kiểm soát một cách hiệu quả sẽ giúp phát huy các ảnh hưởng đặc điểm tích cực, tạo ra nhiều lợi ích cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Trong thực tế, giám đốc điều hành là một nghề nhiều áp lực: khối lượng công việc nhiều, bị giám sát nghiêm ngặt về khối lu ng công việc và áp lực hoàn thành kế hoạch công việc trước thời gian đặt ra, bị tác động bởi rất nhiều các cơ chế giám sát từ HĐQT, nhà đầu tư cũng như các bên liên quan … Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra rằng trong nhiều tình huống, việc gia tăng các thiết chế ràng buộc trách nhiệm để tăng cam kết gắn bó và áp lực phấn đấu phát triển của CEO về mục tiêu thúc đẩy sự phát triển chung của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng.
Như vậy, HĐQT khi lựa chọn, giao việc cho CEO nên có hướng dẫn, giải thích cụ thể công việc họ sẽ làm gì, để tránh không hiểu vấn đề dẫn tới làm sai, chậm trễ có thể đưa đến kết quả làm việc không tốt và làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung của doanh nghiệp Ngoài ra, giới chủ sở hữu doanh nghiệp cũng nên lựa chọn và giao việc cho giám đốc điều hành theo đặc điểm cá nhân hay phong cách làm việc của mỗi người để tạo điều kiện thuận lợi phát huy hết năng lực và khả năng cống hiến cho công ty.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng như thực tiễn cũng cho thấy giữa CEO với các bên liên quan cần thiết lập mối quan hệ trong công ty bằng thái độ, gần gũi, thiện cảm, chan hòa Bời sự hài hoà, chia sẻ về lợi ích, quan điểm tình cảm giúp định hướng hành vi thái độ, giúp cải thiện môi trường làm việc, tăng năng suất lao động, hiệu quả điều hành và từ đó giúp tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
5.3.5 Tạo thêm nhiều cơ hội lãnh đạo cho CEO nữ, cân nhắc lựa chọn nữ giới trong các vị trí điều hành cấp cao của doanh nghiệp
Tại Việt Nam, nữ giới hiện chiếm khoảng 51% tổng dân số và 48% tổng số lao động (Tổng Cục thống kê, 2017) Tuy nhiên, tiềm năng lãnh đạo của họ phần lớn chưa được khai thác và nhìn nhận đúng mức Qua khảo sát 500 người tại ViệtNam của tập đoàn tư vấn Boston 2017 (BCG), kết quả đã chỉ ra sự tiến bộ lên mỗi ngày trong tiếp cận sự phát triển của nữ giới Trong khi một số công ty ở Đông
Nam Á có thái độ thụ động về đa dạng giới, ở Việt Nam, 70% trong số phụ nữ tham gia khảo sát nhận thấy các công ty đang nỗ lực cải thiện đa dạng về giới Trên thực tế, Việt Nam hiện là một trong số ít những nước có tỷ lệ nữ giới giữ vị trí cấp cao (CEO, HĐQT) nhiều nhất (25%) ở khu vực Đông Nam Á.
Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Thứ nhất, hạn chế về đối tượng nghiên cứu Trong cách tiếp cận của luận án, khái niệm doanh nghiệp tiêu biểu niêm yết được khoanh vùng và tiếp cận là cácCTGĐ niêm yết Thực tế là đây là mô hình mang nhiều đặc trưng tiêu biểu: từ cách thức tổ chức hoạt động, đến sự chi phối về văn hoá … Tuy nhiên, đa số các CTGĐ tại Việt Nam hiện nay tuy đông đảo về số lượng nhưng quy mô chủ yếu là nhỏ, chưa niêm yết nên xét trên một góc độ nào đó vẫn chưa đảm bảo tính khái quát đầy đủ như kì vọng.
Thứ hai, luận án mới chỉ tập trung vào nghiên cứu về các CTGĐ nói chung mà chưa so sánh được những kết quả, đặc điểm này liệu có mang tính đại chúng hay có sự giống và khác nhau nào giữa CTGĐ và các công ty phi gia đình Hay nói cách khác là liệu có thể khái quát hoá từ các kết quả với CTGĐ để thành những tiêu chí chung đối với doanh nghiệp Đây hiện cũng là vấn đề được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu trên thế giới với đối tượng là CTGĐ
Thứ ba, hạn chế về dữ liệu nghiên cứu Luận án sử dụng chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp được công bố trong các BCTN và BCTC, nhưng thực tế có nhiều thông tin liên quan đến nhân thân của CEO không phải lúc nào cũng dễ tiếp cận do tính bảo mật của thông tin.
5.5.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo Để giải quyết những hạn chế và mở rộng các nghiên cứu tiếp theo về chủ đề đặc điểm của giám đốc điều hành (CEO’s characteristic), tác giả đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu xem xét, bổ sung thêm một số đặc điểm khác của giám đốc điều hành, có thể tác động đến tâm lý hành vi, từ đó tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như: tôn giáo, lí lịch quân nhân, bằng MBA, đặc thù hợp đồng lao động ….
- Nghiên cứu ảnh hưởng các đặc điểm của giám đốc điều hành đến hiệu quả hoạt động trên cơ sở so sánh 2 nhóm CTGĐ và các công ty phi gia đình để so sánh ảnh hưởng/tác động lên hiệu quả hoạt động của nhóm công ty nào sẽ tốt hơn Nghiên cứu xem xét, bổ sung thêm các biến số khác để đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: thẻ điểm cân bằng, …
Từ kết quả phân tích xử lý số liệu ở chương 4, trong chương 5 này luận án đã tiến hành thảo luận riêng và thảo luận tổng hợp về các kết quả nghiên cứu được rút ra từ việc luận giải các giả thuyết nghiên cứu Cụ thể liên quan đến 9 giả thuyết nghiên cứu đề xuất, luận án đã tổng hợp ra 7 kết luận về ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến hiệu quả hoạt động của các CTGĐNY trên TTCK Việt Nam giai đoạn
Tiếp đó, kết hợp với kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia và nhà quản trị doanh nghiệp, luận án đã tiến hành kiến nghị - đề xuất hệ thống 9 nội dung nhằm phát huy vai trò cùa giám đốc điều hành cũng như tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Các giải pháp đề xuất hướng tới 2 đối tượng thụ hưởng chính là các CTGĐ và nhà đầu tư.
Trong chương 5, luận án cũng đã trình bày những hạn chế - tồn tại của nghiên cứu này cũng như đề xuất một số hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo.