Lịch sử ngày quốc tế phụ nữ 8-3 và khởi nghĩa Hai bà trưng
Trang 1Lịch sử
ngày Quốc tế PN 8/3 và khởi nghĩa 2 Bà Trưng,
một số vấn đề liên quan đến BĐG
Hội nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
ngày 28/2/2011
Trang 23 nội dung:
Lịch sử ngày quốc tế phụ nữ 8/3 và khởi nghĩa hai bà trưng
Vấn đề BĐG, thành tựu, khó khăn, thách thức mà phụ nữ phải đối mặt
Một số hoạt động trọng tâm của Hội Phụ
nữ trong thời gian tới
Trang 31/ Lịch sử ngày quốc tế phụ nữ 8/3 và khởi nghĩa Hai
Trang 4 Từ phong trào xuất hiện 2 nữ chiến sĩ cách mạng lỗi lạc là bà Clarazetkin và bà
Giôgialucxambua Hai bà thấy được sức
mạnh đông đảo của phụ nữ lao động, sự
cần thiết phải có một tổ chức dành cho phụ
nữ, phải huy động sự tham gia của phụ nữ
để góp phần giành thắng lợi cho cách mạng
vô sản, sau một thời gian chuẩn bị đến năm
1907, 2 bà đã phối hợp với bà Cơ rúp xcai a ( vợ đồng chí Lê Nin) vận động thành lập
Ban thư ký phụ nữ quốc tế
Trang 5 Đến năm 1910 Đại hội quốc tế phụ nữ
XHCN họp tại Côpen-haghen ( Đan Mạch)
đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày “
Quốc tế phụ nữ” với các khẩu hiệu đậm chất nhân văn nhưng không kém phần
quyết liệt:
- Ngày làm 8h
- Việc làm ngang nhau
- Bảo vệ bà mẹ và trẻ em
Trang 6 Nhìn lại khẩu hiệu đoàn kết đấu tranh của phụ nữ cách đây 101 năm cho thấy, ngày nay phụ nữ trên thế giới đã được hưởng
nhiều quyền lợi của sự tiến bộ và phát triển
xã hội Những nguyện vọng của phụ nữ
ngay nay đã vượt xa rất nhiều nguyện vọng
về bình đẳng trong lao động của phụ nữ
cách đây một thể kỷ Vấn đề BĐG và tăng quyền năng cho PN đã được coi là những mục tiêu quan trọng để đạt được sự phát triển bền vững và nâng cao địa vị của phụ
nữ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Trang 7 Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thế giới hiện nay vẫn còn phải đối mặt với một số thách thức về vấn đề giới Trong khi nhiều quốc gia đã có tổng thống, thủ
tướng và cả tỷ lệ nữ Đại biểu quốc hội cao,
số nữ sinh nhiều hơn nam sinh, thì vẫn còn nhiều quốc gia phụ nữ chưa có quyền đi bầu
cử, chiếm tỷ lệ mù chữ cao, nghèo khổ,
bệnh tật, bóc lột sức lao động, bị phân biệt đối xử vì vậy những khẩu hiệu của Đại hội
PN cách đây 101 năm vẫn nguyên giá trị
Trang 8Lịch sử cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Theo sử sách ghi lại vào tháng 3 năm 40
cách đây 1971 năm Hai Bà Trưng đã lãnh
đạo nhân dân Giao chỉ cùng các quận Cửu
Châu, Nhật Nam, hợp phố đứng lên chống lại
áp bức bóc lột của nhà Đông hán
Hai Bà Trưng thuộc dòng dõi Hùng Vương, chị là Trưng Trắc, em là Trưng Nhị, Bà trưng Trắc có chồng là Thi Sách lạc tướng huyện
Chu Diên, hai họ đang mưu toan việc lớn thì Thi Sách bị thái thú Tô Định giết hại
Trang 9Nợ nước, thù nhà, trước sự bóc lột tàn ác của chính quyền đô hộ Hai bà đã phất cờ khởi nghĩa Trong lễ xuất quân tại cửa
sông Hát( Phúc Thọ- Hà Tây) Bà Trưng
Trắc dõng dạc tuyên bố trước ba quân
tướng sĩ, trong đó có rất nhiều nữ tướng
Một xin rửa sạch thù nhàHai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồngBốn xin vẻn vẹn sở công lênh này
Trang 10 Dưới sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà chỉ
trong một thời gian ngắn toàn bộ lãnh thổ nước ta gồm 65 huyện/ thành đã được thu phục, Bà Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua lấy hiệu là Trưng Vương- đóng đô ở
Mê Linh Sau 3 năm xưng vương nhà Hán lại đem quân sang đàn áp, quân ta chống trả ác liệt, song vì thế cùng lực tận quân 2
bà bị thua, Hai bà Trưng đã gieo mình
xuống dòng sông Hát tự vẫn
Trang 11 Tuy cuộc khởi nghĩa của 2 bà bị thất bại, nhưng lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam
và thế giới lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là
phụ nữ, xưng vương dựng nước cũng là phụ nữ, thật là vẻ vang, tự hào cho phụ
nữ Việt nam
Trang 12và thụ hưởng các nguồn lực xã hội và thành
quả phát triển.
Trang 13
+ Được bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội và gia đình
Từ những năm 1970 của thế kỷ 20 những nhà đấu tranh vì quyền của phụ nữ đã nhận thấy vai trò của PN thường ít được nhìn nhận trong quá trình phát triển của xã hội Thành quả
của PN thường gắn với việc chăm sóc trẻ em, chăm sóc gia đình trong khi đó lại coi nhẹ
vai trò, trách nhiệm và những đóng góp của
PN vào nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực
nông nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng này nên Liên Hợp Quốc đã triệu tập:
Trang 14HN thế giới lần thứ 1 tại Mexico vào năm
1975 với chủ đề: Bình đẳng, phát triển, hòa
bình và lấy năm 1975 là năm quốc tế phụ nữ;
ra đời Quỹ PT của LHQ cho PN(UNIFEM);
quyết định từ 1975-1985 là thập kỷ phụ nữ
Hội nghị lần thứ 2 được tổ chức vào năm
1980 tại Copenhagen- Đan Mạch, thông qua
Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối
xử với PN (CEDAW) Đây là 1 văn kiện quốc tế tổng hợp nhất và duy nhất chuyên để thúc đẩy
và bảo vệ các quyền con người của PN (VN ký vào 29/7/1980 và Quốc hội phê chuẩn 3/1982)
Trang 15Hội nghị lần thứ 3 tại Nairobi-kenia vào năm
1985, đã đánh giá thập kỷ dành cho PN và đề
ra Chiến lược hướng về tương lai Narobi vì
STBPN đến năm 2000
Hội nghị lần thứ tư tại Bắc kinh vào năm
1995 HN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Cương lĩnh hành động Bắc Kinh vì bình đẳng, phát triển và hòa bình của LHQ vì phụ nữ với
12 lĩnh vực cần quan tâm, trong đó có nêu
những vấn đề về đói nghèo, bạo lực tình dục, xóa mù chữ, buôn bán PN-Te có 189 quốc gia thành viên thông qua trong đó có Việt
Nam cam kết thực hiện
Trang 16 Theo đó cứ 5 năm một lần LHQ tổ chức đánh giá kết quả thực hiện LHQ cũng đã thông qua một văn kiện hết sức quan
trọng đó là mục tiêu phát triển thiên niên
kỷ với 8 nội dung để phấn đấu đến năm
2015 Trong đó có mục tiêu 3 nhấn mạnh việc “Tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế của người phụ nữ”
Trải qua 4 thập kỷ đấu tranh vì BĐG cho đến nay thế giới có thể tự hào với
những thành tựu nổi bật:
Trang 17 Lĩnh vực tham chính hiện có 12 nữ tổng
thống, thủ tướng ( Phi Líp Pin, Đức), tỷ lệ
PN tham gia quốc hội là 17% ( tăng 11%
so với 12 năm trước) điển hình là Ruanda,
Cu Ba, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan,
Hà Lan nữ từ 40% trở lên
Lĩnh vực GD-ĐT tại 32 quốc gia có nữ
sinh viên cao hơn nam giới ( Phần Lan, Na
Uy, Pháp, nhật, Iran, Nicaragoa
Trang 18Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thế giới hiện nay vẫn còn phải đối
mặt với một số thách thức về vấn đề giới, còn nhiều quốc gia phụ nữ chưa có quyền
đi bầu cử, trong số 900 triệu người mù
chữ trên thế giới thì có đến 2/3 là phụ nữ, 70% những người nghèo khổ trên thế giới
là PN ( tổng số là1,3 tỷ) ngay nước tiến bộ
là Mỹ 62% người nghèo là nữ; còn 60%
trong số 130 triệu trẻ em không được cắp sách đến trường là các bé gái
Trang 19 còn 55 quốc gia số phụ nữ tham gia nghị viện rất ít, thậm chí không có như Kuwail
và nhiều nước Arập khác, 1-2% như Hàn Quốc, Thổ nhĩ Kỳ, Congo, Paksitan, đa số các nước Arap chưa cho phụ nữ đi bầu cử,
42 quốc gia chưa ký công ước CEDAW,
điều đáng nói nhất là ở mọi độ tuổi phụ
nữ đều làm việc nhà nhiều hơn so với nam giới
Trang 20Bình đẳng giới ở Việt Nam:
l p ập
Trang 21- Hiến pháp 1946 và được khẳng định trong Hiến pháp sửa đổi năm 1992 (đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện- điều 9);
Hồ Chủ Tịch “Đảng và chính phủ cần có kế
hoạch thiết thực để bồi dưỡng cất nhắc để
ngày càng có nhiều phụ nữ phụ trách mọi
công việc, kể cả công việc lãnh đạo ” “ViÖt ViÖt
Trang 22Nghị quyết 11 của Bộ Chính Trị ngày
27/4/2007:
xây dựng phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ Phấn đấu đến năm 2020, phụ
nữ tham gia cấp ủy đạt Đảng các cấp đạt
25% trở lên, nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp đạt từ 35-40%, cơ quan có tỷ lệ nữ 30% trở lên phải có lãnh đạo chủ chốt là nữ;
cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng, nhà
nước chính phủ có tỷ lện nữ phù hợp các
khóa đào tạo tại các trường lý luận, quản lý nhà nước đảm bảo tỷ lệ nữ 30% trở lên
Trang 23Luật BĐG ( điều 11- 2006) quy định:
nam nữ bình đẳng trong: Tham gia
quản lý nhà nước, hoạt động xã hội;
tham gia xây dựng, thực hiện quy ước, hương ước ở cộng đồng, tổ chức ; tự ứng cử, và được giới thiệu ứng cử vào
cơ quan dân cử, cơ quan lãnh đạo của các tổ chức; tiêu chuẩn chuyên môn,
độ tuổi đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí lãnh đạo, quản lý các cơ quan tổ
chức
Trang 24Chiến lược quốc gia vì BĐ giai đoạn
2011-2020 ( Thủ tướng chính phủ ký QĐ số
2351 ngày 24/12/2010)
+ Cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016-2020 từ 25% trở lên
+ Nữ ĐBHĐND- Quốc hội 2011-2020 là 30% trở lên
+ Phấn đấu đến 2015đạt 80% và đến 2020 đạt trên 95% các bộ, cơ quan ngang bộ,
UBND các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ
Trang 25
+ Tổng số người được tạo việc làm mới đảm bảo ít nhất 40% cho mỗi giới ( nam và nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 30% vào 2015
và 35% trở lên vào 2020 lao động nữ
nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề
và chuyên môn kỹ thuật chiếm ¼ vào
năm 2015 và ½ vào 2020 tỷ lệ nữ vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số
có nhu cầu vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, và các nguồn tín dụng
chính thức đạt 80% vào năm 2015
Trang 26 Một số số liệu CB nữ :
Cấp ủy nhiệm kỳ 2010-2015: TW Đảng 9% (18/200)
ĐBQH nhiệm kỳ 2004-2011: 25,7%
- 1 Ủy viên Bộ chính trị, 2 nữ trong Ban bí thư, 1 phó chủ tịch nước, 1 phó chủ tich Quốc Hội
Hiện nay Việt nam đứng thứ 72/134
quốc gia về BĐG
Trang 27Đối với tỉnh Lào Cai:
Tỉnh ủy- HĐND- UBND các cấp luôn quan tâm
đến công tác đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ nữ, Tháng 7/2007 Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 19/CT-TU về việc lãnh đạo công tác phụ nữ trong thời kỳ CNH-HĐH đất
nước,Thành lập Ban VSTBCPN các cấp
Nữ cấp ủy nhiệm kỳ 2010- 2015 ở tỉnh là 14,55; huyện là 18,32%, xã là 16,23%; HĐND nhiệm kỳ 2004-2011 tỉnh, huyện là 28,5%, xã
là 23,2%, có 37 nữ trưởng phó ngành cấp tỉnh ( tăng 13 người so với 2001),
Trang 28cấp tỉnh có 370 nữ trưởng phó phòng và tương đương ( tăng 190 người /2001),
470 nữ trưởng phó phòng cấp huyện
( tăng 356 người/2001), 493 nữ trưởng phó ngành cấp cơ sở ( tăng 153
người/2001); Đảng viên nữ toàn tỉnh
chiếm tỷ lệ 29 % trong tổng số đảng viên toàn tỉnh
Trang 29Khó khăn thách thức đối với vấn đề BĐG:
+ Đời sống của nhân dân nói chung đặc biệt là phụ nữ gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng
đến thu nhập của các hộ gia đình, là nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giới và cản trở đến sự tiến bộ của phụ nữ
+ Tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia trưởng, một số phong tục tập quán lạc hậu, vấn nạn BBPN-TE, bạo lực gia đình còn tồn tại gây trở ngại lớn đến sự phát triển của phụ nữ
Trang 30+ Bản thân một số phụ nữ còn tự ty, an phận, bằng lòng với cuộc sống của mình đã có nên không chịu khó học tập, nâng cao trình độ
ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân
+ Hoạt động của Ban VSTBPN ở một số nơi
chưa rõ nét, chậm đổi mới, kinh phí hạn chế ảnh hưởng đến vấn đề giới
Trang 31Một số hoạt động trọng tâm của Hội Phụ nữ tham gia thực hiện BĐG trong
thời gian tới:
+ Quan tâm thực hiện chức năng nhiệm vụ
của ngành trong việc tham mưu với cấp
ủy, chính quyền, HĐND thực hiện Công
ước CEDAW, Hiến pháp, các Luật, đặc biệt Luật BĐG và các Chỉ thị, NQ có liên quan
Trang 32+ Tham gia tích cực vai trò thành viên của
Ban VSTBPN để thúc đẩy thực hiện các mục tiêu VSTBCPN đến năm 2020
+ Nắm bắt các tâm tư, nguyện vọng của cán
bộ, hội viên, phụ nữ để đề xuất với Đảng,
chính quyền, HĐND và các ban ngành, Đồng thời tăng cường vai trò phản biện xã hội và giám sát các hoạt động trên địa bàn có yếu
tố giới
+ Phát hiện, giới thiệu cán bộ nữ để Đảng, CQ đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, kết nạp Đảng
Trang 33+ Tham gia tích cực giải quyết, bảo vệ, phối hợp trước những vấn đề bức xúc hiện nay của phụ nữ- trẻ em như BBPN-TE, bạo lực gia đình, ma túy mại dâm, các tệ nạn XH liên quan
+ Tổ chức các hoạt động thiết thực để thu hút phụ nữ tham gia, học tập nâng cao
trình độ, nhận thức, hiểu biết của phụ nữ; hướng dẫn cho phụ nữ biết tự bảo vệ
mình, bảo vệ gia đình, tham gia tích cực
cuộc vận động:
Trang 34Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa; các hoạt động giúp phụ nữ phát triển kinh tế gia đình
+ Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành,
đoàn thể, lực lượng vũ trang tạo nguồn lực để thực hiện chức năng nhiệm vụ của Hội
Trang 35Trân trọng cảm ơn