Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
194,5 KB
Nội dung
SINHHỌC 10 Ph ần một : SINHHỌC TẾ BÀO Chương 1 : THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO 1. Tại sao các hợp chất hữu cơ là các hợp chất của nguyên tố Cacbon (C) ? - C chiếm khối lượng lớn trong chất sống (18.5%) - C có 4 electron lớp ngòai cùng cùng 1 lúc có thê liên kết với nhiều nguyên tố khác Tạo một số luợng lớn các bô khung Cacbon của các phân tử và đại phân tử hữu cơ khác nhau . - C có kích thước bé , vỏ điện tử dễ dàng tổ hợp với các ntố khác (O,H,N,P,S) để tạo thành các hợp chất hữu cơ dễ dàng phân ly cơ thể mềm dẻo , thích nghi với sự thay đổi của môi trường . - Năng lượng liên kết lớn đảm bảo tính bền vững cho các hợp chất hữu cơ. 2. Các lọai liên kết yếu và lien kết bền vững trong tế bào . Ý nghĩa ? - Các lọai liên kết yếu _ Liên kết Hidrô _ Liên kết ion _ Liên kết Vande Van _ Liên kết kị nước Đảm bảo tính bền vững của hệ thống sống - Năng lượng lien kết yếu : 2_5 kcal/mol không đủ lớn để tạo mạng lưới chắc chắn trong tế bào . - Tế bào không đặc lại , vừa đảm bảo lien lạc hài hòa , vừa giữ sự linh động mềm dẻo của hệ thống sống . - Nếu năng lượng liên kết quá lớn tần số phá vỡ các liên kết này giảm xuống hiện tượng khuếch tán yếu đe dọa sự tồn tại của tế bào . -Các lọai liên kết bền vững : lien kết cộng hóa trị _ Liên kết peptit , đisunfua trong protein . _ Liên kết photpođieste trong phân tử AND , ARN . _ Liên kết glicozit trong Cacbonhidrat . Đảm bảo tính bển vững của hệ thống sống 3. Lipit khác với Gluxit về cáu trúc và chức năng như thế nào ? Lipit Gluxit - Có các nguyên tố : C,H,O,đôi khi - Có các nguyên tố : C,H,O có : N,P . - Tỉ lệ : O ít - Tỉ lê H:O : 2:1 ( như nước) -Cấu trúc không theo nguyên tắc đa - Cấu trúc theo nguyên tác đa phân (gồm Phân . nhiều đơn phân) - Tính chất : ít tan trong nước , tan - Tính chất : tan nhiều trong nước , dễ phân hủy trong dung môi hữu cơ (benzen) , hơn . khó phân hủy hơn . - Vai trò : - Vai trò _ Dự trữ năng lượng _Cung cấp năng lượng _ là thành phần cac hoocmon , vitamin _ Cấu trúc nên đường đa _ Tham gia cấu trúc màng sinhhọc _ Tham gia cấu trúc thành tế bào (xenlulozo) (photpholipit) 4. Tại sao xenlulozo được xem là một cấu trúc lí tưởng cho thành tế bào thực vật ? - Xenlulozo là chất trùng hợp của nhiều 9ơn phân cùng lọai là glucozo - Các đơn phân này nối với nhau bằng lien kết 1β_4 sự đan xen một “sấp” một “ngửa” nằm như dải băng duỗi thẳng , không có sự phân nhánh . - Nhờ cấu trúc này các liên kết Hidro giữa các phân tử nằm song song với nhau bó dài dưới dạng vi sợi các sợi này không hòa tan và sắp xếp dưới dạng các lớp xen phủ tạo nên một cấu trúc dai và chắc . 5. Phân biệt các bậc cấu trúc của Protein Vai trò của các lọai lien kết hóa học trong thành phần cấu trúc của protein ? - Cấu trúc bậc 1 : các axitamin liên kết với nhau nhờ lien kết peptit bền vững tạo thành chuỗi polipeptit có dạng mạch thẳng . Cấu trúc bậc 1 xác định tính đặc thù , đa dạng của protein , đồng thời quy định cấu trúc bậc 2 và 3 của protein . - Cấu trúc bậc 2 : chuỗi polipeptit xoắn ( α ) hoặc gấp nếp ( β ) nhờ các liên kết Hidro giữa các axitamin gần nhau. - Cấu trúc bậc 3 : do xoắn bậc 2 cuộn xếp tạo cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng cho Protein quyết định , họat tính , chưc1 năng của protein . Cấu trúc này phụ thuộc tính chất các nhóm R cầu disulfit(_S_S) hay liên kết hidro giữa các gốc axit amin xa nhau . - Cấu trúc bậc 4 : khi protein có hai hay nhiều chuỗi polipeptit phối hợp . Các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao , độ pH… có thể làm đứt các liên kết biến đổi cấu trúc không gian Protein mất chức năng 6.Ý nghĩa của liên kết giữa hai mạch polinucleotit cua phân tử AND ? Chức năng của AND . -Liên kết Hidrô _ Yếu thuận lợi cho quá trình tự nhân đôi của phân tử AND _ Só lượng lớn đảm bảo tính bền vững của phân tử AND . Chức năng của AND : - Lưu trữ , bảo quản và truyền đạt thong tin di truyền ở các lòai sinh vật . - Điều khiển quá trình tổng hợp Protein . - Quy định tính đa dạng và đặc thù của các lòai sinh vật . 7.Dựa vào các chất , các hợp chất hữu cơ : photpholipit , glicozen , xenlulozo, glixerol , nhóm amin , glucozo , fructozo , ribozo , deoxiribozo Trả lời các câuhỏi sau : a) Hợp chất nào không phải là polime : phopholipit b) Đơn vị cấu tạo của lipit : glixerol c) Hợp chất nào có trong nguồn dự trữ của tế bào động vật : glicozen , glixerol d) Đơn vị dự trữ năng lượng của tế bào đông vật : glycogen e) Đơn phân của saccarozo , mantozo : glucozo , fructozo f) Đường hexozo (5Cacbon) : ribozo, deoxiriboro . g) Chất xơ của thực vật : xenlulozo 8. Vì sao xà phòng lại tẩy sạch được các vết dầu mỡ ? - Xà phòng là muối natri hay kali của các axit béo bậc cao - Trong phân tử xà phòng có chứa đồng thời các nhóm ưa nước và các nhóm kị nước , khi cho xà phòng vào sẽ tạo thành nhũ tương mỡ không bền , các phân tử xà phòng phân cực được hấp thụ trên bề mặt các giọt mỡ , tạo thành một lớp mỏng trên giọt mỡ , nhóm ưa nước của xà phòng quay ra ngòai tíêp xúc với nước , do đó các giọt mỡ không kết tụ được với nhau và bị tẩy sạch . 9. Tại sao chúng ta cần ăn nhiều lọai thức ăn khác nhau ? - Vì các thức ăn sẽ cung cấp cho chúng ta các axit amin không thay thế khác nhau . 10. Tại sao nước đá nổi trên nước thường ? - - - 11. Giải thích tại sao : số nguyên tử cacbon : - Có thể thay đổi từ 2 đến 11 trong một phân tử axit amin . tùy thuộc gốc R của phân tử . - Có thể rất khác nhau trong một phân tử tinh bột . do cấu trúc đa phân . 12. Hòan thành bảng sau bằng cách đánh dấu (x) vào ô phù hợp : Đặc tính Đường đơn Tinh bột Xenlulozo Lipit Protein Là một polime x x x Chứa Nitơ(N) X (photpholipit) X(nhóm amin) Tan trong nước x x 13.Trả lời các câuhỏi sau : Protein có thể bị biến tính bởi những yếu tố môi trường gì ? nhiệt độ , pH … Liên kết nào giữa các axit amin trong chuỗi polipeptit ? liên kết peptit Protein quan trọng trong hê tuần hòan của con người ? Hêmôglôbin Protein tham gia vào sự vận đông của cơ thể ? miozin Loại protein trong tế bào nào có nhiệm vụ bảo vệ ? enzim 14.Trình bày : - Đơn phân của _ AND : nucleotit _ ARN : ribonucleotit _ Lipit : không có _ Xenlulozo : glucozo _ Saccarozo : glucozo và fructozo _ Protein : axit amin _ Kitin : glucozo - Ghép nối : _ Giữa màng sinh chất cùa các tế bào liền nhau , hàn kín với nhau không tạo ra khe hở giữa các tế bào : ghép nối kín. _ Tạo kênh thông tin giữa các tế bào liền nhau : ghép nối hở . _ Rất chặt , nhờ các bó sợi trung gian (bằng những sợi Protein o những vị trí cố định ) : ghép nối dexmoxom . 15.Hòan thành bảng sau bằng cách điền các nguyên tố hóa học vào ô trống cho phù hợp : Nhóm Các nguyên tố xây dựng nên tế bào Các nguyên tố chủ yếu C,H,O,N _ xây dựng cấu trúc đa lượng Các nguyên tố đa lượng Ca,P,S,Na,Cl,Mg _ thành phần chat hữu cơ Các nguyên tố vi lượng I,Zn,Mo,Mn,Cu _ thành phần cấu trúc enzim 16.So sánh AND và ARN . ADN ARN - Cấu trúc mạch kép , xoắn phải. -Cấu trúc mạch đơn. - Nucleotit : A,T,G,X. Ribonucleotit : A,U,G,X. - Đường C 5 H 10 O 4. - Đường C 5 H 10 O 5. - Khối lượng và kích thước lớn. - Khối lượn và kích thước nhỏ hơn AND. - Số lượg đơn phân lớn . - Số lượng đơn phân ít hơn . 17.Nêu sự tồn tại và chức năng của muối khóang . - Muối là sản phẩm tạo nên khi axit kết hợp với kiềm . Tồn tại ở 2 dạng : hòa tan trong dịch bào và liên kết tĩnh điện trên màng nguyên sinh và bề mặt các hạt keo. -Khi hút bám trên bề mặt các hạt keo , muối khóang đảm bảo trạng thái bền vững , độ phân tán , độ nhớt , độ ngậm nước nước nhất định của hệ keo . - Muối khóang và chất hữu cơ ở dạng hòa tan tạo nên tiềm năng (áp suất ) thẩm thấu và sức hút nước của tế bào ( theo cơ chế thẩm thấu) . Các ion khóang không đều hai bên màng sinh chất tạo nên thế hiệu màng và dẫn truyền các xung điện . - Các muối khóang còn là nguyên liệu tổng hợp nên hang lọat chất hữu cơ như protein , axit nucleic,lipit … 18.Tại sao photpholipit lại được xem là thành phần cấu tạo chủ yếu trong hệ thống màng của tế bào ? - Lớp photpholipit bao bọc màng tế bào : gồm hai phân tử photpholipitquay lưng vào nhau , các đầu ưa nước quay ra ngòai tạo liên kết Hidro với phân tử nước . Các đuôi kị nứoc hướng vào trong sự hấp dẫn lẫn nhau , nước bị lọai trừ . - Kiểu cấu trúc động nhưng rất bền vững , không dễ bị phá võ . là cơ sở , thành phần chủ yếu của hệ thống màng ( màng nguyên sinh,màng nhân , màng ti thề, màng lạp thể , hệ màng nội chất …) Chương 2 : CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO 1.Trình bày học thuyết về tế bào ? - Mathias Schleiden : tất cả các cơ thể thực vật đều được cấu tạo từ tế bào . - Theodor Schwarm : tất cả các cơ thể động vất được xây dựng từ tế bào . - Hình dạng và kích thước của các lọai tế bào khác nhau thì không giống nhau nhưng hầu hết các lọai tế bào đều có kích thước rất nhỏ . 2.Hòan thành bảng sau : Cấu trúc Chức năng Tế bào vi khuẩn Tế bào động vật Tế bào thực vật Vỏ nhầy Tăng sức bảo vệ tế bào . x Thành tế bào Quy đinh hình dạng tế bào và có chức năng bảo vệ tế bào . x Màng sinh chất Màng ngăn giữa bên ngòai và bên trong tế bào , vận chuyển , thẩm thấu … x x x Tế bào chất Là nơi thực hiện các phản ứng chuyển hóa của tế bào . x x x Nhân tế bào Chứa thong tin di truyền , điều khiển mọi họat động của tế bào (vùng nhân) x x 3. So sánh tế bào nhân sơ và nhân chuẩn . Dấu hiệu so sánh Tế bào nhân sơ Tế bào nhân chuẩn Cấu trúc của nhân Không có Có nhân , màng được bao bọc , bên trong có NST , nhân con . Riboxom Có lọai 70s Có lọai 80s ở chất tế bào và có lọai 70s ở ti thể . Ti thể Không có Có Lục lạp Không có Có Bộ máy Gôngi Không có Có Lưới nội chất Không có Có Thành tế bào Peptidoglican Xenlulozo(Thực vật) Lông và roi Có Không có ( có ở Động vật nguyên sinh) NST Có ít Có nhiều . NST có cấu trúc phức tạp . AND AND không liên kết với Histon , AND trần , dạng vòng ( còn có plasmit) AND phân nhánh nhiều đoan và kết hợp với Histon 4.Đặc điểm chung của tế bào nhân thực ? - Tế bào động vật , thực vật và nấm … là tế bào nhân thực . - Có màng nhân - Có các bào quan khác nhau mà mỗi bào quan có cấu trúc phù hợp với chức năng chuyên hóa của mình . - Tế bào chất được chia thành nhiều ô nhỏ nhờ hệ thống màng . 5.Trình bày cấu trúc khảm động của màng sinh chất và phân tích sự hợp lý trong cấu trúc với chức năng của màng sinh chất . Chức năng của màng sinh chất. - Tính khảm : các phân tử Protein nằm xuyên màng ( qua lớp lipit kép) hay cài một phần hay nằm tự do trên màng tạo kênh hoặc chất họat tải . _ Protein xuyên màng : vận chuyển xuyên màng . _ Protein tạo lỗ : vận chuyển chu động . _ Glucoprotein : dấu hiệu riêng cho từng lọai tế bào . _ Protein điều hòa , protein cấu trúc . - Tính động : lớp lipit kép có đầu ưa nước quay ra ngòai , đầu kị nước quay vào trong , đối mặt nhau nên dễ dàng tái hợp nhanh mỗi khi mở ra hay nhận một chất hay hợp nhất . _ Lớp lipit kép : cấu trúc bền vững , cấu trúc “động” , có thể di chuyển một phía của màng tạo cơ sở khung của màng . _ Các phân tử O 2 , H 2 , H 2 O có thể thẩm thấu qua màng . _ Các chất tan được đưa vào tế bào qua màng sinh chất , tiêu hóa hay bài tiết rồi đưa ra ngòai . _ Màng sinh chất có tính chọnlọc màng chắn . - Ngòai ra , còn có : _ Colesteron : ổn định cấu trúc màng . _ Hydratcacbon : nhận biết chất lạ . - Chức năng của màng sinh chất : _ Là nơi chứa các bào quan ; các họat động sống của các bào quan thong quan các phản ứng sinh hóa . _ Là nơi sản xuất ra các enzim , protein và các chất cần thiết : sử dụng trong tế bào hay đưa ra ngòai tế bào . _ Vận chuyển các chất từ ngòai vào hay đưa ra ngòai tế bào . 6.Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân , lọai tế bào nào không có nhân ? Các tế bào không có nhân có khảa năng sinh trưởng hay không ? Vì sao ? - Nhiều nhân : tế bào bạch cầu , tế bào cơ . - Không có nhân : tế bào hồng cầu . - Tế bào không có nhân không có khả năng sinh trưởng vì nhân tế bào là một trong những thành phần quan trọng bậc nhất của tế bào . Nhân tế bào là kho chứa thông tin di truyền , là trung tâm điều hành định hướng và giám sát mọi họat động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng , phát triển của tế bào . 7. Nêu vai trò của peroxixom và glioxom trong sự chuyển hóa các chất trong tế bào . - Peroxixom : chứa một vài enzim phân giải oxi hóa các axit amin, axit lacticvà các chât khác thành các sản phẩm nhỏ hơn . - Glioxom : Xuất hiện khi các hạt chứa dầu (mỡ) nảy mầm và chứa các enzim cần cho sự chuyển hóa các axit béo thành đường . hệ thống các enzim trong peroxixom và glioxom họat động , và tạo ra perxit hidro (H 2 O 2 ) sau đó lại tiếp tục phân giải nước và ôxi . 8. Cơ thể người lọai tế bào nào có khả năng thay đổi hình dạng mà vẫn họat động bình thường ? - Bạch cầu chức năng bảo vệ cơ thể (đại thực bào , limpho bào) 9.Hòan thành bảng sau : Các bào quan Đặc điểm cấu trúc Chức năng 1. Nhân tế bào Bào quan quan trọng nhất , chứa NST. Màng nhân là màng kép , trên bề mặt có nhiều lỗ màng nhân có kích thước lớn . Mang thong tin di truyền , điều hòa họat động tế bào . 2.Ribôxôm Gồm hạt lớn và hạt nhỏ , được cấu tạo từ rARN và protein . Là nơi tổng hợp protein 3. Bộ khung tế bào Gồm vi ống , vi sợi , sợi trung gian Làm giá đỡ và tạo hình dạng cho tế bào . 4. Trung thể Gồm hai trung tử do nhiều bộ ba vi ống xếp thành vòng tạo tạo ra . Tham gia vào sự phân chia tế bào . 5.Lưới nội chất Lưới của các nội màng , có hai lọai : lưới nội chất trơ và lưới nội chất hạt . Tạo thành các túi tiết. Lưới nội chất hạt : tạo thành protein màng . Lưới nội chất trơn : tổng hợp lipit , polosaccarit , khử độc . 6. Bộ máy Gôngi Gồm nhiều túi dẹt . Bao gói protein , tạo ra các túi tiết . 7.Lizoxom Cấu trúc màng đơn . chứa nhiều enzim Tiêu hòa nội bào 8. Không bào Bào quan có cấu trúc màng đon , có chưa nhiều chất hữu cơ và các ion khóang. Có nhiều chức năng khác nhau tùy từng lọai tế bào 10.So sánh hai lọai bào quan tổng hợp nên ATP cho tế bào ? - Ti thể . - Lục lạp . Giống nhau : - Có cấu trúc màng kép . - Có chức năng tổng hợp ATP cho tế bào . - Bào quan có chứa AND , riboxom 70s . - Có nhiều enzim xúc tác các phản ứng sinh hóa . - Tự sinh sản bằng phân đôi . Khác nhau : Ti thể Lục lạp - Màng ngòai trơn nhẵn , màng trong gấp nếp . - hai lớp màng đều trơn nhẵn . - Có các enzim hô hấp đính trên màng trong (hay các tấm rắng lược _ crista) - Có enzim pha sang quang hợp đính trên các túi tilacoit ở hạt grana . - Năng lượng (ATP) được tạo ra được sử dụng cho tất cả các họat động sống của tế bào. - Năng lượng (ATP) được dung chop ha tối của quang hợp. - Có mặt hầu hết ở các tế bào. - Có mặt ở trong tế bào thực vậtcó quang hợp. 11.Tại sao có giả thuyết cho rằng ti thể có nguồn gốc từ thể tiền nhân (nhân sơ ) ? - - Căn cứ : _ AND , ribôxôm(70s) giống ở vi khuẩn . _ Cấu trúc màng kép : màng trong : màng sinh chất của tế bào vi khuẩn . Màng ngòai : màng sinh chất của té bào nhân thực . _ Sinh sản bằng cách phân chia . 12.Lông roi ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực khác nhau như thế nào ? - Tế bào nhân sơ : cấu tạo từ các sợi protein xoắn lại . - Tế bào nhân thực : cấu tạo theo công thức 9+2 (9 bộ 2 vi ống xếp thành vòng tròn giữa có thêm 2 bộ 2 vi ống ). 13. Lizôxôm có vai trò gì ? Nếu lizôxôm vỡ ra trong tế bào thì tế bao sẽ ra sao ? - Lizôxôm có chứa nhiều emzim thủy phân làm nhiệm vụ tiêu hóa nội bào , phân cắt nhanh chóng các chất cao phân tử để nuôi tế bào , phân hủy các tế bào già , các bào quan đã hết thời hạn sử dụng , phân hủy các phần tử lạ từ ngòai vào tế bào . -Trong tế bào , nếu lizôxôm bị vỡ ra thì các enzim của nó sẽ phân hủy luôn cả tế bào. 14.So sánh mạng lưới nội chất trơn và mạng lưới nội chất hạt về cấu trúc và chức năng . Giống nhau : - Là hệ thống màng xuất phát từ màng nhân , có thể nối liền với màng sinh chất và liên hệ với bộ máy Golgi và thể hòa tan lizôxôm thành một thể thống nhất . - Bao gồm các túi dẹp , các ống dẫn , thường xếp song song và thong với nhau . - Cấu trúc màng đơn . - Có vai trò là một hệ thống chung chuyển nhanh chóng các chất vào ra tong tế bào , đồng thời đảm bảo sự cách li của các quá trính khác nhau diễn ra đồng thời trong tế bào . Khác nhau : Mạng lưới nội chất trơn Mạn lưới nội chất hạt - Không có ribôxôm . - Có các ribôxôm đính trên bề mặt các túi dẹp . - Kích thước bé hơn . - Kích thước các ông dẫn , các ống , các túi tròn lớn . - Có nhiều enzim thủy phân . - Không có . - Tổng hợp lipit , chuyển hóa đường , tham gia quá trình khử độc . - Tổng hợp protein _ dung trong tế bào , dùng để xuất bào. - Phát triển trong các tế bào vỏ của tuyến thượng thận. - Phát triển ở các mô tiết. - gan - Bạch cầu 15.Kích thước của tế bào nhân sơ khác tế bào nhân thực ở điểm nào ? Ý nghĩa của sự khác nhau đó . - Kích thước của tế bào nhân sơ nhỏ hơn tế bào nhân thực nhiều . - Ý nghĩa : _ Tế bào nhân sơ : kích thước nhỏ diện tích bề mặt/thể tích lớn tăng cường khả năng trao đổi chất sinh sản nhanh. Vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác trong tế bào nhanh chóng _ Tế bào nhân thực : chứa nhiều bào quan khác nhau . Có sự xoang hóa nên vận chuyển các chất nhanh chóng . 16.Màng nhân khác màng sinh chất ở những đặc điểm nào ? Màng nào có cấu trúc màng đơn , màng kép , không có màng ? - Màng nhân khác màng sinh chất : _ Có hai lớp màng , cấu trúc không liên tục ví có nhiều lỗ . _ Không hàn gắn được. _ Dễ dàng thấm một số chất như ribonucleaza , histon, axitamin… Cấu trúc màng đơn : màng sinh chất , màng bộ máy Golgi , màng lizoxom , màng trung thể , màng lưới nội chất , màng không bào . Cấu trúc màng kép : màng nhân , màng ti thể , màng lạp thể . Cấu trúc không có màng : ribôxôm . 17.Thành phần cấu trúc nào đóng va trò trong quá trình thẩm thấu của tế bào thực vật ? Giải thích ? - Không bào. - Vì không bào chứa nước và chất hòa tan tạo thành dịch tế bào , luôn có áp suất thẩm thấu cao hơn áp suất thẩm thấu của nước nguyên chất. 18.Trả lời các câuhỏi sau : - Các chất khuyếch tán qua lớp kép photpholipit : các chất , các phân tử có kích thước nhò , không phân cực hay các phân tử tan trong lipit. - Sự thẩm thấu : phân tử nước khuếch tán qua lớp kép photpolipit. - Vận chuyển cần tiêu dung năng lượng : vận chuyển chủ động , xuất bào , nhập bào. - Sự thẩm tích : phân tử chất hòa tan khuếch tán qua lớp kép photpholipit. 19. Khi đặt hai tế bào của một lòai thực vật vào dung dịch ưu trương : - Tế bào A trong dung dịch KNO 3 1M. - Tế bào B trong dung dịch Ca(NO 3 ) 1M Tế bào nào co nguyên sinh trước ? Giải thích? - Tế bào B co nguyên sinh trước. - Dựa vào công thức P=CRTi i trong dd Ca(NO 3 ) 2 > i trong dung dịch KNO 3 P Ca(NO3)2 > P KNO3 tế bào B co nguyên sinh trước. 20.Tại sao nói ti thể được xem như là nhà máy điện của tế bào ? Trình bày cấu trúc của ti thể phù hơp với chức năng . - Vì chức năng : chuyển hoá năng lượng trong chất hữu cơ thành năng lượng trong ATP , dễ sử dụng trong mọi họat động cúa tế bào . - Cấu trúc : _ Hai lớp màng với nhiều lọai enzim tham gia các phản ứng hô hấp. _ Màng trong tạo thành các mào tăng diện tích bề mặt , thuc hiện chức năng. _Xoang gian màng trung chuyển các chất giữa màng ngòai và màng trong , chứa nhiều proton H + . - Chất nền chứa nhiều enzim , các ion , chất vô cơ, hữu cơ tham gia trao đổi chất cùng các ribôxôm , AND ti thể. 21. Các đặc tính nào bảo đảm cho nước có vai trò quan trọng đối với sự sống ? Đặc điểm nào là tối quan trọng ? -Phân cực cao nên nước là dung môi tốt , tạo điều kiện cho các phản ứng sinh hóa xảy ra. -Nhiệt dung đặc trưng cao nên làm ổn định nhiệt độ cơ thể cũng như nhiệt độ của môi trường. -Nhiệt bay hơi cao nên làm giảm nhiệt độ của cơ thể , điều hòa nhiệt độ. - Nước đá nhẹ hơn nước thường , nổi , nên mùa đông lớp nước bề mặt đóng băng , tạo nên lớp cách nhiệt , do đó sinh vật ở dưới nước đươc bảo vệ. -Có lực gắn kết, nước có sức căng bề mặt giúp một số sinh vật sống trên mặt nước , lực mao dẫn giúp cây có thể hút nước từ đất lên lá. Trong đó , tính phân cực của nước là tối quan trọng cho sự sốg , do đôi điện tử chung giữa ôxi và hidrô , kéo lậch vế phía ôxi làm nguyên tử ôxi mang nhiều điện tích âm , còn hidrô mang điện tích dương , phân tử nước có hai đầu điện tích trái dấu. Do Đó mà các phân tử nước có khả năng liên kết với nhau và liên kết với các phân tư phân cực khác đảm bảo cho sự sống. 22. Các cơ chế dẫn truyền các chất qua màng : đặc hiệu và không đặc hiệu . Cho ví dụ . - Quá trình đặc hiệu : _ Sự khuyếch tán nhanh : Sự vận chuyển glucôzơ vào tế bào. _ Bơm natri- kali : Truyền xung thần kinh. _ Bơm proton : Trong quá trình hô hấp ở ti thể , proton được bơm từ chất nền ra. - Quá trình không đặc hiệu : _ Khuếch tán :Sự vận chuyển của ôxi vào tế bào. _ Thẩm thấu : Khi đặt tế bào vào trong nước cất. _ Nội thấm bào (thực bào , ẩm bào ,nhập bào) : Sự tiêu hóa vi khuẩn bở bạch cầu , sự nuôi dưỡng tế bào trứng người. _Ngọai thấm bào (xuất bào): Sự tiết chất nhày. . SINH HỌC 10 Ph ần một : SINH HỌC TẾ BÀO Chương 1 : THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO 1. Tại sao các hợp chất hữu cơ là các hợp chất. qua màng . _ Các chất tan được đưa vào tế bào qua màng sinh chất , tiêu hóa hay bài tiết rồi đưa ra ngòai . _ Màng sinh chất có tính chọn lọc màng chắn . - Ngòai ra , còn có : _ Colesteron. màng . 5.Trình bày cấu trúc khảm động của màng sinh chất và phân tích sự hợp lý trong cấu trúc với chức năng của màng sinh chất . Chức năng của màng sinh chất. - Tính khảm : các phân tử Protein