TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ MAY *** ĐỒ ÁN HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP Chuyên đề Thiết kế mẫu hướng dẫn sản xuất NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PH[.]
Lý do lựa chọn đề tài
Ngành may mặc và thời trang của Việt Nam đang phát triển mạnh không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới Vì nhu cầu sản xuất và xuất khẩu cao nên việc cải tiến, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng được quan tâm và chú trọng.
Trong thực tế, có rất nhiều các biện pháp và nghiên cứu được đưa ra để cải tiến năng suất và chất lượng của sản phẩm như thay đổi thiết kế chuyền, cải tiến máy móc và thiết bị may, cải tiến thao tác của công nhân, … thì việc sử dụng mẫu HDSX được coi là hiệu quả nhất Vậy mẫu HDSX là gì? Mẫu HDSX là các loại mẫu được sử dụng trong quá trình triển khai sản xuất, thường sử dụng tại các công đoạn sản xuất trên dây chuyền may công nghiệp như là sang dấu TP, BTP, cắt, là, dưỡng Việc sử dụng mẫu HDSX là một trong những phương pháp đơn giản giúp người công nhân thao tác chính xác đảm bảo chất lượng và năng suất được tăng lên Bên cạnh đó chi phí cải tiến thấp dễ áp dụng đồng thời đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp Tuy nhiên, việc thiết kế mẫu HDSX còn phụ thuộc khá lớn vào bộ phận thiết kế và cán bộ kỹ thuật.
Trong quá trình học tập tại trường, em đã được các thầy cô giới thiệu về quá trình chuẩn bị sản xuất, thiết kế trong may công nghiệp và đây là bước đầu nhận thức và đi sâu, tìm hiểu về vấn đề này Nhưng bên cạnh đó là việc tìm kiếm tài liệu, nghiên cứu về mẫu HDSX còn rất ít, cho nên em lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thiết kế mẫu HDSX cho mã hàng 31041 C” Thông qua việc nghiên cứu tài liệu của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của giảng viên Th.S Ngô Kim Thoa Em hy vọng mình sẽ hoàn thành đồ án một cách tốt nhất góp phần củng cố thêm kiến thức cho bản thân và sau này áp dụng vào thực tiễn một cách nhanh và chính xác hơn, giúp cho việc nâng cao năng suất, chất lượng đạt hiệu quả hơn.
Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiểu được tầm quan trọng và lợi ích mà mẫu hướng dẫn sản xuất mang lại một số nghiên cứu đã được đưa ra để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.
Trong nước với một số nghiên cứu như đề tài nghiên cứu cấp trường ĐHCNDMHN “Quy trình thiết kế, chế tạo bộ dưỡng áp dụng vào may áo Jacket” [1] Đã đề cập đến khái niệm của mẫu, dưỡng, thiết kế mẫu dưỡng và cấu tạo bộ dưỡng trong sản xuất may công nghiệp, vật liệu chế tạo dưỡng, xây dựng quy trình thiết kế bộ dưỡng tuy nhiên đề tài chưa đề cập đến các bước thực hiện Để hiểu rõ hơn về khái niệm, các loại mẫu, thao tác thực hiện mẫu hướng dẫn sản xuất Khoa Công Nghệ May với tài liệu bài giảng: “Công nghệ sản xuất may công nghiệp 1” Trường ĐHCNDMHN [2] Giáo trình CNSX1 đã trình bày được các khái niệm mẫu HDSX và các loại mẫu HDSX được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp Nhưng để áp dụng và thực hiện thiết kế các loại mẫu dưỡng chưa được cao Nhìn chung có thể thấy các nghiên cứu trên đã đề cập đến các khái niệm liên quan đến mẫu HDSX và cái loại mẫu được sử dụng trong doanh nghiệp nhưng chưa áp dụng chính xác được vào sản xuất.
Trên thế giới cũng có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề thiết kế mẫu HDSX như Threads magazine chia sẻ trên trang web của mình với chủ đề How- to make a Stitching Template for Precision Sewing [3] Đề cập đến cách tạo ra các mẫu may một cách cơ bản Những hướng dẫn dễ làm có thể được tùy chỉnh theo bất kỳ hình dạng đường may mà không cần làm dấu trên vải, tuy nhiên các hướng dẫn chỉ có thể ứng dụng với các đường may cơ bản chưa thể ứng dụng được cho các bộ phận khó trên sản phẩm, công đoạn cắt The cutting class với Fundamentals of Pattern Making: Pattern Notches đã trình bày các nguyên tắc cơ bản để tạo dấu bấm, các lưu ý tạo dấu bấm làm cơ sở để thiết kế mẫuHDSX [4] Trang web fashion-incubator chia sẻ nội dung How many notches are too many? [6] Phần chia sẻ cho biết số lượng dấu bấm cần thiết trên một sản phẩm, các lỗi sai thường mắc phải trong quá trình tạo dấu bấm Online clothes study với nội dung Process of Making Profile and Template for Sewing Operations đã giới thiệu quy trình tạo ra mẫu dưỡng và mẫu trong quá trình may [5] Có thể thấy các nghiên cứu trên đều thể hiện được khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của mẫu HDSX và đây cũng là cơ sở để thiết kế mẫu Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ đề cập đến khái niệm cơ bản của một số loại mẫu, chỉ đi sâu về một số phần nhỏ trong mẫu HDSX.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
- Thiết kế được mẫu HDSX cho mã hàng 31041C
Mục tiêu cụ thể
- Xác định được cơ sở lý luận của thiết kế mẫu HDSX
- Thiết kế được mẫu HDSX cho mã hàng 31041C
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể: quá trình thiết kế mẫu HDSX.
- Đối tượng nghiên cứu: các loại mẫu HDSX sử dụng cho mã hàng 31041C
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu liên quan đến thiết kế mẫu HDSX, tổng hợp các kiến thức để làm rõ cơ sở lý luận về thiết kế mẫu HDSX.
- Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu: Dựa vào tài liệu mã hàng đưa ra thành phần và loại nguyên liệu của vải và phụ liệu kèm theo Số lượng chi tiết trên một sản phẩm từ đó thiết kế được mẫu HDSX
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các cán bộ kỹ thuật thiết kế mẫu HDSX và các thầy cô giảng dạy.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm: Xem xét những quy trình thiết kế mẫu HDSX trước đó để rút ra những kết luận bổ ích áp dụng vào nghiên cứu mẫu HDSX mới
- Phương pháp thực nghiệm: Sử dụng bộ mẫu để chế thử
Bố cục của đồ án
Chương 1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quy trình thiết kế mẫu hướng dẫn sản xuất
Chương 2 Nội dung và phương pháp thiết kế mẫu HDSX
Chương 3 Đánh giá kết quả thiết kế mẫu HDSX
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH THIẾT KẾ MẪU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT
Một số khái niệm mẫu HDSX
- Mẫu hướng dẫn sản xuất là các loại mẫu được sử dụng trong quá trình triển khai sản xuất [2]
- Mẫu HDSX thường sử dụng tại các công đoạn sản xuất trên dây chuyền may công nghiệp như là sang dấu TP, BTP, cắt, là, chuyền may [2]
Hình 1 Các loại mẫu HDSX 1.1.2.1 Mẫu cắt gọt: Có thông số bằng mẫu BTP, được thiết kế để cắt các chi tiết nhỏ cần có độ chính xác cao, như thép tay, chân cổ, bản cổ, túi và được làm bằng vật liệu có độ bền cao [2]
Mẫu cắt gọt Mẫu sang dấu BTP Mẫu sang dấu TP Mẫu dựng Mẫu là Mẫu may
1.1.2.2 Mẫu sang dấu BTP: Có thông số bằng mẫu BTP Mẫu dùng để sang dấu các chi tiết, vị trí của một số điểm trên sản phẩm như vị trí đính cúc, thùa khuyết, dán túi [2]
Hình 3 Mẫu sang dấu BTP thân quần âu
1.1.2.3 Mẫu sang dấu TP: Là mẫu có thông số bằng thông số thành phẩm +
∆ ( ∆ độ mo lé), dùng để sang dấu các chi tiết khó đòi hỏi độ chính xác cao như cá tay, bản cổ, nẹp áo
Hình 4 Mẫu sang dấu thành phẩm bản cổ 1.1.2.4 Mẫu dựng: Là mẫu có thông số bằng thông số thành phẩm hoặc thông số bán thành phẩm trừ xung quanh 0.1cm (tùy vào tính chất nguyên liệu) [2]
1.1.2.5 Mẫu là: Là mẫu có thông số bằng thông số TP - ∆ công nghệ (phụ thuộc vào độ dày, mỏng của nguyên liệu) Mẫu làm từ vật liệu ít bị biến dạng chịu được nhiệt thường sử dụng như túi áo, đáp mác [2,3]
Hình 5 Mẫu là 1.1.2.6 Mẫu may (dưỡng may): Là mẫu dùng để phục vụ trong quá trình may của người công nhân được nhanh, chính xác, thao tác đơn giản và tăng năng xuất chất lượng sản phẩm [1,2,3]
Tầm quan trọng của mẫu HDSX đối với doanh nghiệp may
Để may một sản phẩm, công đoạn tốn nhiều thời gian nhất đó là công đoạn may Thường thì việc cắt được thực hiện hàng loạt để hoàn thiện Nhưng để gắn kết từng bộ phận của sản phẩm thì phải được may lại với nhau để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh và đây trở thành công đoạn tốn nhiều thời gian nhất trong quá trình sản xuất sàn phẩm Điều này đòi hỏi sự cần thiết trong việc giảm thời gian may Vì vậy mẫu hướng dẫn sản xuất đóng vai trò quan trọng trong sản xuất may công nghiệp, giúp người công nhân thao tác thuận tiện,đơn giản, nhanh Các điểm khớp trên mẫu giúp người công nhân khớp mẫu thao tác chính xác và đạt chất lượng, năng xuất cao [4,5]
Điều kiện thiết kế mẫu HDSX
- Bộ mẫu BTP các cỡ
- Dụng cụ thiết kế: Thước, bút, kéo, dao trổ, kìm bấm dấu, dùi chỉ, băng dính, máy khoan, nhựa, ghim, nhám, keo, máy CNC.
Hình 8 Bộ mẫu BTPHình 9.a Một số dụng cụ thiết kế mẫu HDSX
Hình 9.b Một số dụng cụ thiết kế mẫu HDSX
Yêu cầu, nguyên tắc thiết kế mẫu HDSX
1.4.1 Nguyên tắc thiết kế mẫu HDSX
+ Kiểm tra thông số các cỡ
+ Khớp mẫu các chi tiết
+ Kiểm tra thông tin mẫu
- Các chi tiết đối xứng phải gập đôi các chi tiết khi bấm dấu
- Các vị trí lắp ráp trên cùng 1 chi tiết phải được xếp chồng (ghép nối) phải khớp dáng trước khi bấm
- Thử nghiệm mẫu trước khi sản xuất đại trà
1.4.2 Yêu cầu kĩ thuật khi thiết kế mẫu HDSX
- Đúng loại mẫu, đúng thông số, dáng chi tiết
- Đúng phương pháp, trình tự thiết kế
- Thuận tiện khi sử dụng, đảm bảo vệ sinh công nghiệp
- Chính xác thông tin mẫu
- Đảm bảo độ bền mẫu, trong quá trình sử dụng không bị biến dạng
- Đúng vị trí cần khớp mẫu
1.4.3 Một số lưu ý khi thiết kế mẫu HDSX
- Không nên sử dụng quá nhiều dấu bấm: Khi thiết kế tạo các dấu bấm ở những vị trí cần thiết, có mục đích, tránh lạm dụng gây lãng phí mất thời gian.
Hình 10 Lỗi thừa dấu bấm
- Nên tránh tạo dấu bấm tại hai cạnh của cùng một góc Điều này có thể làm yếu vải gây rách vải.
Hình 11 Dấu bấm sử dụng tại cùng một góc
- Bắt buộc khớp nối, khớp mẫu trước khi tạo dấu bấm tránh gây ra hiện tượng dấu lệch ảnh hưởng đến sản phẩm sau may [4]
Hình 12 Lỗi dấu bấm lệch do không khớp mẫu trước khi thiết kế mẫu
- Với các đường nối cong dấu bấm rất quan trọng Khi tạo dấu bấm tại đây cần tập trung vào đường khâu của đường may và vuông góc với đường khâu để tạo dấu trên cạnh [4]
Hình 13 Các cạnh cần khớp với nhau như thế nào để may đường may cong một cách chính xác
Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế mẫu HDSX
- Yếu tố con người: Cán bộ kỹ thuật thiết kế mẫu HDSX đầy đủ, chính xác,tối ưu nhất sẽ làm tăng năng xuất, chất lượng cho sản phẩm Nếu không thực hiện tốt mẫu HDSX thì nó còn làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm không đảm bảo theo yêu cầu và ảnh hưởng đến kinh tế của doanh nghiệp.
- Yếu tố máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị càng tốt, tiên tiến việc thiết kế mẫu HDSX càng trở nên thuận lợi, hiệu quả Ngược lại, nếu máy móc, thiết bị không đảm bảo thì việc thiết kế mẫu HDSX sẽ khó khăn và kém hiệu quả hơn.
Quy trình thiết kế mẫu HDSX
1.6.1 Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật, sản phẩm, điều kiện sản xuất
- Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật, sản phẩm
+ Đặc điểm kết cấu sản phẩm, phương pháp may
+ Bảng thống kê chi tiết
- Nghiên cứu các điều kiện sản xuất
+ Thiết bị may sản phẩm doanh nghiệp
1.6.2 Xác định các loại mẫu hướng dẫn sản xuất
Xác định và phân loại các chi tiết mẫu theo mục đích sử dụng.
1.6.3.1 Trình tự thiết kế mẫu hướng dẫn sản xuất
- Chuẩn bị mẫu: Bộ mẫu BTP của mã hàng (cỡ gốc) tiến hành đo thông số, xác định các dấu khớp, dấu bấm, vị trí in thêu.
TLKT, sản phẩm, điều kiện sản xuất
Xác định các loại mẫu Thiết kế mẫu
- Thiết kế, chế tạo mẫu: Lựa chọ phương pháp thiết kế chế tạo mẫu phù hợp, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của mã hàng.
- Kiểm tra, ghi thông tin: Kiểm tra số lượng chi tiết, vị trí dấu bấm, khớp, in. Ghi đầy đủ thông tin trên mẫu: Tên chi tiết, cỡ, mã, số lượng.
- Chế thử: Nếu đạt yêu cầu của mã hàng chuyển lên cấp trên ký duyệt đê sản xuất đại trà Nếu không đạt tiếp tục chỉnh sửa đến khi đạt yêu cầu.
1.6.3.2 Phương pháp thiết kế mẫu HDSX
Mẫu cắt gọt thường được sử dụng tại công đoạn cắt BTP
- Chuẩn bị các chi tiết cần làm mẫu cắt gọt và kiểm tra
- Chuẩn bị nguyên liệu làm mẫu cắt gọt: Dựa trên kết cấu chi tiết, điều kiện sản xuất của doanh nghiệp Thông thường mẫu được làm từ các nguyên liệu như bìa cứng, tôn mỏng.
Bước 2: Thiết kế và chế tạo mẫu
- Dùng mẫu BTP sao lên nguyên liệu làm mẫu, đánh dấu các vị trí cần bấm, khoan đấu
- Cắt theo đường sang dấu, đường may trơn đều.
Bước 3: Kiểm tra, ghi thông tin
- Kiểm tra số lượng chi tiết mẫu
- Kiểm tra vị trí bấm dấu, khớp dấu.
Mẫu sang dấu BTP được sử dụng làm dấu tại các công đoạn chuẩn bị của dây chuyền may, công đoạn in, thêu chi tiết.
Mẫu sử dụng các đường ngoại vi chi tiết, đường trang trí, vị trí dán túi, vị trí ly, chiết, khớp dấu.
Có 4 kiểu dấu bấm thường được dùng trong quá trình thiết kế mẫu sang dấu.
Quy trình thiết kế mẫu sang dấu BTP
- Căn cứ bảng thông số thực hiện kiểm tra HSN giữa các cỡ theo TLKT
- Đo thông số các chi tiết mẫu ( cỡ gốc)
- Xác định các dấu khớp, dấu bấm, vị trí in thêu.
- Kiểm tra thông tin mẫu, cỡ, mã, tên chi tiết mẫu.
Bước 2: Thiết kế chế tạo mẫu
- Trên chi tiết mẫu xác định các vị trí bấm mẫu, việc lựa chọn vị trí bấm mẫu dựa trên cơ sở chất lượng cắt BTP, phương pháp may.
- Xác định thông số, dáng chi tiết
- Xác định các vị trí thiết kế mẫu BTP trên chi tiết.
- Sử dụng kìm bấm dấu, kéo, dao trổ bấm trổ các vị trí xác định lựa chọn kiểu bấm phù hợp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Dấu bấm đảm bảo thông số giá trị sử dụng, vệ sinh công nghiệp.
Bước 3: Kiểm tra ghi thông tin mẫu
- Kiểm tra số lượng mẫu theo cỡ vóc
- Kiểm tra thông số, vị trí, quy cách trên mẫu
- Khớp chi tiết mẫu, các vị trí ráp nối chi tiết
- Điều chỉnh mẫu nếu có
- Ghi đầy đủ thông tin mẫu.
Chữ I Chữ T Chữ thập Chữ O
Kiểm tra, ghi thông tin
Thiết kế, chế tạo Chuẩn bị
- Mẫu chế thử được đưa vào sản xuất hàng loạt phải được chế thử đầu chuyền, đặc biệt đối với các mã hàng mới.
- Mẫu phải được ký duyệt trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt
Mẫu sang dấu TP Ở trên đã nêu ra được quy trình thực thiết kế mẫu sang dấu BTP thì mẫu sang dấu TP cũng gồm 4 bước như ở phần mẫu sang dấu BTP.
- Xác định các chi tiết cần thiết kế mẫu TP
- Đo thông số mẫu TP
Bước 2: Thiết kế, chế tạo
- Vẽ mẫu mẫu BTP nên nguyên liệu làm mẫu
- Cắt mẫu theo đúng đường thiết kế, chi tiết đối xứng phải gập đôi trước khi cắt.
Bước 3: Kiểm tra ghi thông tin mẫu
- Kiểm tra số lượng chỉ tiết theo cỡ
- Kiểm tra thông tin mẫu
- Kiểm tra vị trí có dấu bấm.
- Sử dụng đúng NPL của mã hàng
- Kiểm tra, điều chỉnh nếu có
- Ký duyệt trước khi đi vào sản xuất đại trà
- Chuần bị các chi tiết mẫu, kiểm tra thông số mẫu.
- Vật liệu làm mẫu như: Tôn, bìa cứng.
Bước 2: Thiết kế, chế tạo mẫu:
- In mẫu TP lên tôn hoặc bìa
- Cắt giảm phần đường may, độ dày nguyên liệu theo đường sao mẫu.
Bước 3: Kiểm tra, ghi thông tin mẫu
- Kiểm tra số lượng chi tiết theo cỡ
- Kiểm tra thông tin mẫu
- Kiểm tra vị trí thông số mẫu là
- Sử dụng đúng NPL của mã hàng
- Kiểm tra, điều chỉnh nếu có
- Ký duyệt trước khi đi vào sản xuất đại trà
Mẫu may được làm sau khi đã thiết kế được bộ mẫu BTP Điều kiện thiết kế dưỡng:
- Tài liệu kỹ thuật, sản phẩm mẫu, mẫu HDSX
- Máy khoan phay mẫu, máy cắt mẫu dưỡng CNC
- Thước ngắn, thước dài, thước vuông, thước sắt
- Kéo to, dao trổ, nhựa, băng dính trắng, băng dính vải, băng dính 2 mặt, kéo sán.
Quy trình thiết kế mẫu may
Chuẩn bị Thiết kế, chế tạo mẫu
Kiểm tra, chế thử - hoàn thiện mẫu
- Mẫu sang dấu chi tiết
- Dụng cụ, thiết bị để cắt, khoan, làm đấu.
Bước 2: Thiết kế, chế tạo mẫu
- Thiết kế mẫu dưỡng ke
+ Thiết kế mặt dưới dưỡng
+ TS mặt dưới dưỡng = ( Mẫu SDTP – bán kính kim)
+ Thiết kế mặt trên dưỡng
+ TS mặt trên dưỡng = mẫu mặt dưới dưỡng -1/2 đọ rộng chân vịt
+ Dùng keo dán hoặc băng dính 2 mặt dán cố định mặt trên và mặt dưới dưỡng
- Thiết kế mẫu dưỡng nhiều lớp
+ Thiết kế phôi dưỡng: Thông số phôi dưỡng được thiết kế dựa trên các yếu tố thông số kích thước của chi tiết thiết kế mẫu mẫu dưỡng, thiết bị sử dụng, đặc tính, kết cấu của chỉ tiết
- Sang dấu vị trí đường may lên phôi dưỡng
Dùng mẫu sang dấu vị trí đường may lên phôi dưỡng Vẽ vị trí đường may. Xác định độ rộng rãnh trên dưỡng.
- Khoan lỗ - vệ sinh phôi dưỡng
+ Dùng máy khoan tay mồi chi tiết
+ Dùng máy khoan cố định khoan hoàn thiện chi tiết
+ Dùng dao, dữa vệ sinh sạch sẽ các cạnh, đường rãnh khoan sao cho đường rãnh trơn đều đảm bảo thông số rãnh khoan.
- Thiết kế các lớp dưỡng
Bước 3: Kiểm tra chế thử và hoàn thiện mẫu
- Kiểm tra thông số, dánh của chi tiết
- Chế thử sử dụng đúng nguyên liệu mã hàng
- Kiểm tra, ký duyệt, ban hành sản xuất
Qua chương 1 ta thấy được tầm nhìn sâu rộng hơn về việc xây dựng mẫu HDSX.
- Hiểu hơn về các công dụng của mẫu HDSX ứng dụng trong ngành may
- Biết rõ hơn về quy trình thiết kế mẫu HDSX
- Những tiêu chí cũng như yêu cầu của một bộ mẫu HDSX
- Các nguyên tắc và các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng một bộ mẫu HDSX
Như vậy, qua chương 1 em đã làm rõ được các điều kiện tất yếu, các nội dung cơ bản làm tiền đề để thiết kế mẫu HDSX cho mã hàng 31041C
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ MẪU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CHO MÃ HÀNG 31041C
Đặc điểm chung của thiết kế mẫu HDSX cho mã hàng 31041C
- Tài liệu mã hàng được khách hàng cung cấp bằng tiếng anh.
- Không bộ mẫu BTP các cỡ, không có sản phẩm mẫu, không có bảng màu và các tài liệu liên quan nên phải tự thiết kế mẫu Dựa trên bộ mẫu thiết kế để thiết kế mẫu HDSX.
Điều kiện thực hiện thiết kế mẫu HDSX
- Tài liệu mã hàng 31041C do khách hàng cung cấp
- Dụng cụ thiết bị: Mẫu BTP, thước, bút, kéo, dao trổ, băng dính, bìa cứng,giấy nhám.
Nội dung thiết kế mẫu HDSX
- Xác định các loại mẫu HDSX.
- Thiết kế mẫu HDSX cho mã hàng 31041C
Quy trình thực hiện thiết kế mẫu HDSX
2.4.1 Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật của mã hàng 31041 C a Đặc điểm kết cấu
Hình 14 Mặt trước, mặt sau lần chính của áo jacket mã hàng 31041 C
- Áo jacket 2 lớp cổ đứng, khóa tra từ sống cổ xuống hết gấu, mũ chùm đầu có thể tháo rời, có khóa, lưỡi trai;
- Thân trước có đáp vải phối vai, bổ sườn, bổ dưới gấu, túi dọc 2 bên sườn có khóa góc vuông hầm che, thân trái có nẹp che khóa từ sống cổ đến hết gấu, thân phải có nẹp rời và nẹp đỡ dây kéo;
- Thân sau đáp vai, đáp vải phối vai, khóa che đáp in, bổ phía gấu;
- Tay dài có mác treo chèn tay trước sau, bổ tay mang sau, bổ tay mang trước,cửa tay đáp vải phối và măng séc;
- Gấu thân trước bằng, thân sau đuôi tôm, gấu đáp rời.
Hình 15 Lần lót áo jacket mã hàng 31041 C
- Thân trước có ve nẹp bằng vải chính, túi ngực có khóa góc vuông 2 bên đối xứng
- Thân sau có đáp mác dây treo, đáp in thân sau b Bảng thông số thành phẩm
Bảng 1 Bảng thông số thành phẩm mã hàng 31041 C Đơn vị: cm
TT Vị trí đo Cỡ 49 Cỡ 50 Cỡ 51
TT Vị trí đo Cỡ 49 Cỡ 50 Cỡ 51
17 Rộng bác tay 31.5 32.5 33.5 c Tính chất của nguyên phụ liệu
- Vải chính 100 % PES không thấm nước, không bị co khi giặt, chống nhăn và chống kéo dãn ∆=0
- Vải lót linen độ co rút vải rất vừa phải, rất bền bỉ dù giặt tay hay giặt bằng máy ∆ =¿ 0
- Mex giấy co dọc 1%, co ngang 0.5% d Bảng thống kê chi tiết mã hàng 31041 C
Bảng 2 Bảng thống kê chi tiết mã hàng 31041 C
29 Che dây kéo ở vòng cổ 1 C
32 Đáp ngang eo thân sau 1 C
33 Đáp trong gấu áo thân trước 2 C
34 Đáp trong gấu áo thân sau 1 C
3 Đáp vải phối vai trước 2 C
4 Đáp vải phối vai sau 2 C
7 Đáp vải phối cửa mũ 1 C
Các chi tiết mex, dựng
3 Đáp vải phối vai trước 2 M
4 Đáp vải phối vai sau 2 M
23 Che dây kéo vòng cổ 1 M
27 Đáp ngang eo thân sau 1 M
31 Đáp trong gấu áo tt 2 M
32 Đáp trong gấu áo ts 1 M
2.4.2 Xác định các loại mẫu HDSX
- Sau khi nghiên cứu tài liệu mã hàng thì mẫu HDSX dùng cho mã hàng
Bảng 3 Bảng thống kê các loại mẫu HDSX cho mã hàng 31041 C
T Tên chi tiết Mục đích sử dụng
A Mẫu sang dấu BTP - Sử dụng để sang dấu tại các công đoạn chuẩn bị sản xuất của chuyền may, công đoạn in thêu các chi tiết.
- Mẫu sang dấu dùng để sang dấu các đường may, các chi tiết nội, ngoại vi, đường trang trí, vị trí nhãn mác, vị trí túi, vị trí cúc, các điểm khớp mẫu trên sản phẩm.
- Giúp người may nhanh hơn, sản phẩm may xong đúng thông số, đúng vị trí các chi tiết
2 Đường bổ sườn thân trước
3 Đường bổ phía trong túi sườn thân trước
4 Đáp vải phối vai trước
7 Đáp vải phối vai sau
13 Đáp vải phối cửa tay
16 Đáp vải phối cửa mũ
B Mẫu sang dấu TP Đảm bảo chính xác vị trí, thông số của chi tiết trên sản phẩm
2 Nẹp che dây kéo ở vòng cổ
Tạo hình và tăng khả năng ổn định hình dạng của sản phẩm may: dùng mex dính, dựng để tạo phom, tạo dáng cho sản phẩm
3 Đáp vải phối vai trước
4 Đáp vải phối vai sau
8 Đáp vải phối phía cửa mũ
13 Cuốn viền cạnh nẹp đỡ
15 Đáp vải phối cửa tay
21 Nẹp che dây kéo ở vòng cổ
23 Đáp ngang eo thân sau
24 Đáp trong gấu áo thân trước
25 Đáp trong gấu áo thân sau
E Mẫu là - Giúp hỗ trợ quá trình là chi tiết đúng dáng, đúng thông số
5 Đáp trong gấu áo thân sau
6 Đáp trong gấu áo thân trước
F Mẫu dưỡng - Dùng để phục vụ quá trình may lộn, giúp cho quá trình may nhanh hơn,
1 Nẹp che dây kéo bên trái chính xác hơn, thao tác đơn giản hơn.
2.4.3.1 Trình tự thiết kế mẫu HDSX a Chuẩn bị mẫu
- Thiết kế mẫu: Sử dụng phần mềm Gerber Technology để thiết kế
- Bộ mẫu BTP của mã hàng tiến hành đo thông số, xác định các dấu khớp, dấu bấm, vị trí in thêu. b Thiết kế, chế tạo mẫu
Lựa chọn phương pháp thiết kế chế tạo phù hợp, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của mã hàng. c Kiểm tra, ghi thông tin
- Kiểm tra số lượng chi tiết, vị trí bấm dấu, khớp, in.
- Ghi đầy đủ thông tin trên mẫu: Tên chi tiết, cỡ, mã. d Chế thử
- Nếu đạt yêu cầu của mã hàng chuyển lên cấp trên ký duyệt để sản xuất đại trà
- Nếu không đạt tiếp tục chỉnh sửa đến khi đạt yêu cầu.
Chuẩn bị Thiết kế, chế tạo mẫu
Kiểm tra- ghi thông tin Chế thử
2.4.3.2 Phương pháp thiết kế mẫu HDSX
* Dấu bấm sử dụng cho mã hàng 31041 C
- Độ rộng rãnh bấm chữ T của đường may trước là 0,2cm độ sâu 0,5cm, độ rộng rãnh của đường may sau là 0,2cm độ sâu là 0,7cm.
- Độ rộng rãnh của dấu bấm chữ thập là 0,2cm độ sâu là 2 cm.
- Độ rộng rãnh của các dấu bấm chữ I tại các đường khớp là 0,2 cm và độ sâu là 0.7 cm từ đường may TP
- Độ rộng rãnh, độ sâu cân đều hai bên đường may
- Đường cắt trơn đều, đường làm dấu đúng thông số.
Hình 16 Ảnh chụp sản phẩm mẫu áo jacket mã hàng 31041 C
A Thiết kế mẫu sang dấu BTP
Thông số mẫu sang dấu BTP = Thông số BTP của chi tiết
Phương pháp thiết kế mẫu
- Sử dụng mẫu BTP chi tiết để tiến hành thiết kế mẫu sang dấu BTP
- Xác định vị trí cần sang dấu
- Xác định lựa chọn các dấu bấm cho phù hợp cho từng vị trí a Mẫu sang dấu BTP thân trước
- Sử dụng mẫu BTP thân trước để tiến hành thiết kế mẫu sang dấu BTP thân trước
Hình 17 Mẫu BTP thân trước
- Các vị trí cần làm dấu bấm: Đầu vai, nách, gấu, dấu khớp các đường bổ với thân trước
- Dùng dấu bấm chữ T tại vị trí các điểm đầu vai, vòng nách, vòng gấu
- Dùng dấu bấm chữ I tại các điểm khớp giữa thân trước với bổ trong túi sườn TT, bổ sườn TT, bổ gấu, hầm khóa với cạnh trên hầm khóa,
- Dùng dấu bấm chữ thập tại vị trí may túi
- Sau khi xác định được vị trí cần làm dấu, bấm trổ mẫu thì mẫu sang dấu BTP như sau:
Hình 18 Mẫu sang dấu BTP thân trước chính
Hình 19 Mẫu sang dấu BTP bổ sườn thân trước
Hình 20 Mẫu sang dấu BTP bổ gấu thân trước
Hình 21 Mẫu sang dấu BTP đáp vải phối vai trước b Mẫu sang dấu BTP thân sau
- Sử dụng mẫu BTP thân sau để tiến hành thiết kế mẫu sang dấu BTP thân sau
Hình 22 Mẫu BTP thân sau chính
- Các vị trí cần làm dấu bấm: Đầu vai, nách, gấu, dấu khớp với thân trước
- Dùng dấu bấm chữ T tại vị trí các điểm đầu vai, vòng nách, vòng gấu
- Dùng dấu bấm chữ I tại các điểm khớp giữa TS với bổ sườn TS, đáp vải phối vai sau, đáp vai
- Sau khi xác định được vị trí cần làm dấu, bấm trổ mẫu thì mẫu sang dấuBTP như sau.
Hình 23 Mẫu sang dấu BTP thân sau chính
Hình 24 Mẫu sang dấu BTP bổ sườn thân sau
Hình 25 Mẫu sang dấu BTP đáp vai
Hình 26 Mẫu sang dấu BTP đáp vải phối vai sau c Mẫu sang dấu BTP tay áo
- Sử dụng mẫu BTP tay áo để tiến hành thiết kế mẫu sang dấu BTP tay áo
Hình 27 Mẫu BTP tay áo chính
- Các điểm cần làm dấu: Điểm đầu tay, giữa mang tay, cửa tay, dấu chèn tay với tay áo
- Dùng dấu bấm chữ T ở các điểm: Đầu tay, cửa tay
- Dùng dấu bấm chữ I cho điểm giữa mang tay và điểm khớp mẫu ở bụng tay
- Sau khi xác định được vị trí cần làm dấu, bấm trổ mẫu thì mẫu sang dấuBTP như sau.
Hình 28 Mẫu sang dấu BTP tay áo mang trước
Hình 29 Mẫu sang dấu BTP tay áo mang sau
Hình 30 Mẫu sang dấu BTP chèn tay trước
Hình 31 Mẫu sang dấu BTP chèn tay sau d Mẫu sang dấu BTP má mũ
- Sử dụng mẫu BTP má mũ để tiến hành thiết kế mẫu sang dấu BTP má mũ
Hình 32 Mẫu BTP má mũ
- Các vị trí sang dấu: Đỉnh mũ, chân mũ và các điểm khớp mẫu
- Dùng dấu bấm chữ I tại các điểm: Đầu đỉnh mũ, các dấu khớp giữa má mũ và đỉnh mũ.
- Dùng dấu bấm chữ T tại điểm chân mũ
- Vì hai bên má mũ đối xứng với nhau cho nên các điểm sang dấu cũng tương tự như trên.
- Sau khi xác định được vị trí cần làm dấu thì mẫu sang dấu BTP như sau.
Hình 33 Hình mẫu sang dấu BTP má mũ e Mẫu sang dấu BTP đỉnh mũ
- Sử dụng mẫu BTP đỉnh mũ để tiến hành thiết kế mẫu sang dấu BTP đỉnh mũ
Hình 34 Mẫu BTP đỉnh mũ
- Dùng dấu bấm chữ I tại các điểm: Đầu đỉnh mũ, các dấu khớp giữa má mũ và đỉnh mũ.
- Dùng dấu bấm chữ T tại điểm chân mũ
- Vì hai bên má mũ đối xứng với nhau cho nên các điểm sang dấu cũng tương tự như trên.
- Sau khi xác định được vị trí cần làm dấu thì mẫu sang dấu BTP như sau
Hình 35 Mẫu sang dấu BTP đỉnh mũ f Mẫu sang dấu BTP đáp vải phối cửa tay, đáp vải phối cửa mũ
- Sử dụng mẫu BTP đáp vải phối cửa tay, đáp vải phối cửa mũ để thiết kế mẫu sang dấu BTP đáp vải phối cửa tay, đáp vải phối cửa mũ
- Dùng dấu bấm chữ I tại các điểm khớp giữa đáp cửa tay và tay áo, cửa mũ và đáp vải phối cửa mũ
- Dùng dấu bấm chữ T tại cạnh dưới cửa tay, cạnh dưới cửa mũ
Hình 36.a Mẫu BTP đáp vải phối cửa tay
Hình 36.b Mẫu BTP đáp vải phối cửa tay
- Vì hai bên tay đối xứng với nhau cho nên các điểm sang dấu cũng tương tự như trên
- Sau khi xác định được vị trí cần làm dấu thì mẫu sang dấu BTP như sau:
Hình 37 Mẫu BTP đáp vải phối cửa mũ
Hình 37.b Mẫu sang dấu BTP đáp vải phối cửa mũ g Mẫu sang dấu BTP đáp cửa mũ
- Sử dụng mẫu BTP đáp vải phối cửa tay, đáp vải phối cửa mũ để thiết kế mẫu sang dấu BTP đáp vải phối cửa tay, đáp vải phối cửa mũ
Hình 38 Mẫu BTP đáp cửa mũ
- Dùng dấu bấm chữ I tại các điểm khớp điểm giữa đáp cửa mũ
- Dùng dấu bấm chữ T tại cạnh trên, cạnh dưới đáp cửa mũ
- Sau khi xác định được vị trí cần làm dấu thì mẫu sang dấu BTP như sau:
Hình 39 Mẫu sang dâú BTP đáp cửa mũ h Mẫu sang dấu BTP cơi, đáp túi dọc sườn
- Sử dụng mẫu BTP cơi, BTP đáp túi để thiết kế mẫu sang dấu BTP cơi, sang dấu BTP đáp túi
Hình 40 Mẫu BTP cơi, đáp túi sườn
- Dùng dấu bấm chữ I tại điểm may cơi vào miệng túi
- Dùng dấu bấm chữ T cạnh trên, dưới đáp túi
- Vì hai bên tay đối xứng với nhau cho nên các điểm sang dấu cũng tương tự như trên.
- Sau khi xác định được vị trí cần làm dấu thì mẫu sang dấu BTP như sau:
Hình 41 Mẫu sang dấu BTP cơi túi sườn
Hình 42 Mẫu sang dấu BTP đáp túi sườn i Mẫu sang dấu BTP ve nẹp
- Sử dụng mẫu BTP ve nẹp để thiết kế mẫu sang dấu BTP ve nẹp
Hình 43 Mẫu BTP ve nẹp
- Các vị trí sang dấu: đầu vai, vòng nách, vòng gấu.
- Dùng dấu bấm chữ T cho các điểm đầu ngực, vòng gấu
- Dùng dấu bấm chữ I cho điểm khớp dấu, vị trí túi
- Vì hai bên ve nẹp đối xứng cho nên cách sang dấu cũng tương tự như trên.
- Sau khi xác định được vị trí cần làm dấu thì mẫu sang dấu BTP như sau:
Hình 44 Mẫu sang dấu BTP ve nẹp j Mẫu sang dấu BTP thân trước lót
- Sử dụng mẫu BTP thân trước lót để thiết kế mẫu sang dấu BTP thân trước lót
Hình 45 Mẫu BTP thân trước lót
- Các vị trí sang dấu: đầu vai, vòng nách, vòng gấu.
- Dùng dấu bấm chữ T cho các điểm đầu ngực,vòng nách, vòng gấu
- Dùng dấu bấm chữ I cho điểm khớp dấu
- Dùng dấu bấm chữ thập để sang dấu vị trí túi
- Vì hai bên thân trước lót đối xứng cho nên cách sang dấu cũng tương tự như trên.
- Sau khi xác định được vị trí cần làm dấu thì mẫu sang dấu BTP như sau:
Hình 46 Mẫu sang dấu BTP thân trước lót k Mẫu sang dấu BTP thân sau lót
- Sử dụng mẫu BTP thân sau lót để thiết kế mẫu sang dấu BTP thân sau lót
Hình 47 Mẫu BTP thân sau lót
- Các điểm sang dấu: đầu vai, vòng nách, vòng gấu
- Dùng dấu bấm chữ I cho các điểm vòng gấu, vị trí may đáp ngang eo,
- Dùng dấu bấm chữ T cho các điểm đầu vai, vòng nách, vòng gấu.
- Dùng dấu bấm chữ thập cho vị trí may đáp nguyệt
- Sau khi xác định được vị trí cần làm dấu thì mẫu sang dấu BTP như sau:
Hình 48 Mẫu sang dấu BTP thân sau lót l Mẫu sang dấu BTP tay lót
- Sử dụng mẫu BTP thân sau lót để thiết kế mẫu sang dấu BTP thân sau lót
Hình 49 Mẫu BTP tay áo lót
- Các vị trí sang dấu: đầu tay, cửa tay, điểm giữa mang tay, điểm khớp dấu.
- Dùng dấu bấn chữ I cho điểm giữa mang tay, khớp mẫu
- Dùng dấu bấm chữ T cho các điểm đầu tay, cửa tay.
- Sau khi xác định được vị trí cần làm dấu thì mẫu sang dấu BTP như sau:
Hình 50 Mẫu sang dấu BTP tay áo lót m Mẫu sang dấu bán thành phẩm lót túi
- Sử dụng mẫu BTP lót túi để thiết kế mẫu sang dấu BTP lót túi
Hình 51 Mẫu BTP lót túi to, lót túi nhỏ
- Sử dụng dấu bấm chữ I cho điểm khớp dấu may đáp túi ở lót túi to.
- Dùng dấu bấm chữ T điểm đáy lót túi, lót túi trên
- Sau khi xác định vị trí cần làm dấu thì mẫu sang dấu BTP như sau;
Hình 52 Mẫu sang dấu BTP lót túi nhỏ, lót túi to
Kiểm tra, ghi thông tin
- Kiểm tra số lượng mẫu BTP theo cỡ: 21 chi tiết
- Kiểm tra thông số, vị trí, quy cách trổ mẫu: Thông số BTP đúng thông số, đường trổ mẫu đúng thông số và vị trí đã nêu ra.
- Khớp các chi tiết mẫu, các vị trí ráp nối chi tiết.
- Ghi thông tin mẫu: bao gồm tên mã hàng- loại nguyên liệu x số lượng- mẫu- tên chi tiết- cỡ VD: 31041C- CX2- MẪU SANG DẤU BTP THÂN TRƯỚC- CỠ M
- Điều chỉnh mẫu (nếu có)
- Vì sử dụng nguyên liệu là bìa cho nên dễ bị cong hoặc rách vì thế trước khi đem sản xuất cần kiểm tra lại mẫu.
- Trung thành với mẫu đã thiết kế.
- Mẫu trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt phải được ký duyệt và chế thử tại đầu chuyền đặc biệt đối với những mã hàng mới.
B Thiết kế mẫu sang dấu TP
Mẫu sang dấu TP = Thông số TP ± ∆ ( độ dày, độ mỏng của nguyên liệu)
- Sử dụng mẫu BTP chi tiết để tiến hành thiết kế mẫu sang dấu TP
- Xác định các vị trí cần sang dấu
- Xác định các loại dấu bấm cần sử dụng a Mẫu sang dấu TP cổ
- Lấy mẫu BTP cổ, sang dấu mẫu cổ lên bìa cứng
- Cắt giảm đều đường BTP vào đường thiết kế.
- Sử dụng dấu bấm chữ I tại điểm khớp cổ trên với cổ dưới Đường BTP Đường TP
Hình 54 Mẫu sang dấu TP cổ b Mẫu sang dấu TP đáp che dây kéo ở vòng cổ
Hình 55 Mẫu BTP đáp che dây kéo ở vòng cổ
- Lấy mẫu BTP đáp che dây kéo ở vòng cổ, sang dấu mẫu đáp lên bìa cứng
- Cắt giảm đều đường BTP vào đường thiết kế
Hình 56 Mẫu sang dấu TP đáp che dây kéo ở cổ c Mẫu sang dấu TP nẹp che dây kéo bên trái
Hình 57 Mẫu BTP nẹp che bên trái
- Lấy mẫu BTP nẹp che dây kéo bên trái, sang dấu mẫu nẹp che dây kéo bên trái lên bìa cứng
- Cắt giảm đều đường BTP vào đường thiết kế
Hình 58 Mẫu sang dấu TP nẹp che bên trái d Mẫu sang dấu TP mặt dưới tà che
Hình 59 Mẫu BTP mặt dưới tà che
- Lấy mẫu BTP đáp che dây kéo ở vòng cổ, sang dấu mẫu đáp lên bìa cứng
- Cắt giảm đều đường BTP vào đường thiết kế
- Sử dụng dấu bấm chữ I tại điểm khớp cạnh trên mặt trên nẹp đỡ với cạnh dưới mặt trên nẹp đỡ
Hình 60 Mẫu sang dấu TP mặt dưới tà che e Mẫu sang dấu TP cạnh nẹp thân trước
Hình 61 Mẫu BTP cạnh nẹp thân trước
- Lấy mẫu BTP đáp bên phải, sang dấu mẫu đáp lên bìa cứng
- Cắt giảm đều đường BTP vào đường thiết kế
Hình 62 Mẫu sang dấu TP cạnh nẹp thân trước f Mẫu sang dấu TP đáp trong gấu áo thân trước
Hình 63 Mẫu BTP đáp trong gấu áo thân trước
- Lấy mẫu BTP đáp trong gấu áo thân trước, sang dấu mẫu đáp lên bìa cứng
- Cắt giảm đều đường BTP vào đường thiết kế
Hình 64 Mẫu sang dấu TP đáp trong gấu áo TT g Mẫu sang dấu TP đáp trong gấu áo thân sau
Hình 65 Mẫu sang dấu TP đáp trong gấu áo thân sau
- Lấy mẫu BTP đáp trong gấu áo thân sau, sang dấu mẫu đáp lên bìa cứng
- Cắt giảm đều đường BTP vào trong 1cm
- Sử dụng dấu bấm chữ I tại điểm khớp giữa thân sau
Hình 66 Mẫu sang dấu TP đáp trong gấu thân sau h Mẫu sang dấu TP bác tay
Hình 67 Mẫu BTP bác tay
- Lấy mẫu BTP bác tay, sang dấu mẫu bác tay lên bìa cứng
- Cắt giảm đều đường BTP vào đường thiết kế
- Sử dụng dấu bấm chữ I tại điểm khớp giữa bác giữa bác tay, điểm khớp bổ bác tay với bác tay
Hình 68 Mẫu sang dấu TP bác tay i Mẫu sang dấu TP túi áo trong
Hình 69 Mẫu BTP túi áo trong
- Lấy mẫu BTP túi áo trong, sang dấu mẫu túi áo trong lên bìa cứng
- Cắt giảm đều đường BTP vào đường thiết kế
- Sử dụng dấu bấm chữ thập tại vị trí miệng túi, vị trí in
Hình 70 Mẫu sang dấu TP túi áo trong
- Vì hai bên túi áo đối nhau cho nên các vị trí đường bấm dấu đều tương tự như trên. j Mẫu sang dấu TP cạnh trên hầm túi
Hình 71 Mẫu BTP cạnh trên hầm túi
- Lấy mẫu BTP cạnh trên hầm túi, sang dấu mẫu cạnh trên hầm túi lên bìa cứng
- Cắt giảm đều đường BTP vào đường thiết kế
- Sử dụng dấu bấm chữ I tại điểm khớp giữa hầm túi và cạnh cạnh trên hầm túi
Hình 72 Mẫu sang dấu TP phía trên hầm túi
- Vì hai bên túi áo đối nhau cho nên các vị trí đường bấm dấu đều tương tự như trên. k Mẫu sang dấu TP hầm túi
Hình 73 Mẫu BTP hầm túi
- Lấy mẫu BTP hầm túi, sang dấu mẫu hầm túi lên bìa cứng
- Cắt giảm đều đường BTP vào đường thiết kế
- Sử dụng dấu bấm chữ I tại điểm khớp giữa hầm túi và cạnh trên hàm túi,điểm giữa hầm túi
Hình 74 Mẫu sang dấu TP hầm túi
- Vì hai bên túi áo đối nhau cho nên các vị trí đường bấm dấu đều tương tự như trên l Mẫu sang dấu TP bổ trong thân trước
Hình 75 Mẫu BTP bổ trong gấu thân trước
- Lấy mẫu BTP bổ trong gấu thân trước, sang dấu bổ trong gấu thân trước lên bìa cứng
- Cắt giảm đều đường BTP vào đường thiết kế
- Sử dụng dấu bấm chữ I tại điểm khớp giữa điểm giữa bổ trong thân trước với thân trước áo
Hình 76 Mẫu sang dấu TP bổ trong thân trước
- Vì hai bên túi áo đối nhau cho nên các vị trí đường bấm dấu đều tương tự như trên.
Kiểm tra, ghi thông tin
- Kiểm tra số lượng chi tiết: 13 chi tiết
- Kiểm tra thông số, dáng chi tiết, vị trí và quy cách trổ mẫu.
- Ghi thông tin mẫu: Mã hàng- nguyên liệu x số lượng- mẫu sang dấu TP tên chi tiết- cỡ 31041C - CX2- MẪU SANG DẤU TP TÚI ÁO TRONG-
- Sử dụng đúng mẫu của mã hàng
- Mẫu trước khi đưa và sản xuất phải được kiểm tra lại thông số, vị trí các điểm bấm và phải được ký duyệt.
Mẫu dựng BTP = Thông số BTP - ∆
Hình 77 Mẫu BTP đáp mác
- Sử dụng mẫu BTP in sao ra bìa cứng
- Cắt hụt 0.15 so với đường sao mẫu
Hình 78 Mẫu dựng BTP đáp mác
Kiểm tra, ghi thông tin
- Kiểm tra số lượng mẫu BTP dựng theo cỡ: 1 chi tiết
- Kiểm tra thông số, dáng chi tiết
- Ghi thông tin mẫu: mã hàng - nguyên liệu x số lượng - mẫu dựng BTP tên chi tiết - cỡ
VD: 31041C - CX1 - MẪU DỰNG BTP ĐÁP MÁC
- Đúng trên nguyên liệu, thông số là, ép của mã hàng
- Trung thành tuyệt đối với mẫu đã thiết kế
- Mẫu trước khi đưa và sản xuất phải được kiểm tra lại thông số, vị trí các điểm bấm và phải được ký duyệt.
Mẫu mex BTP = thông số BTP - ∆
Phương pháp thiết kế chung
- Sử dụng mẫu BTP in sao ra bìa cứng
- Cắt hụt 0.15 so với đường sao mẫu
Bảng 4 Bảng mẫu sang dấu TP các chi tiết áo jacket mã hàng 31041 C
Mẫu BTP các chi tiết Mẫu mex BTP các chi tiết
Hình 79.a Mẫu BTP cạnh nẹp thân trước
Hình 79.b Mẫu mex BTP cạnh nẹp thân trước
Mẫu BTP các chi tiết Mẫu mex BTP các chi tiết
( Công thức: Mẫu mex BTP = mẫu BTP – 0.15 )
Hình 80.a Mẫu BTP đáp vai
Hình 80.b Mẫu mex BTP đáp vai
Hình 81.a Mẫu BTP đáp vải phối vai trước Hình 81.a Mẫu mex BTP đáp vải phối vai trước
Mẫu BTP các chi tiết Mẫu mex BTP các chi tiết
( Công thức: Mẫu mex BTP = mẫu BTP – 0.15 )
BTP đáp vải phối vai sau
Hình 82.b Mẫu mex BTP đáp vải phối vai sau
Hình 83.a Mẫu BTP cơi túi
Hình 83.b Mẫu mex BTP cơi túi
Mẫu BTP các chi tiết Mẫu mex BTP các chi tiết
( Công thức: Mẫu mex BTP = mẫu BTP – 0.15 )
Hình 84.a Mẫu BTP cạnh trên hầm khóa Hình 84.b Mẫu mex BTP cạnh trên hầm khóa
Hình 85.a Mẫu BTP hầm khóa Hình 85.b Mẫu mex BTP hầm khóa
Mẫu BTP các chi tiết Mẫu mex BTP các chi tiết
( Công thức: Mẫu mex BTP = mẫu BTP – 0.15 )
Hình 86.a Mẫu BTP lưỡi trai Hình 86.b Mẫu mex BTP lưỡi trai
Hình 87.a Mẫu BTP đáp vải phối cửa mũ Hình 87.b Mẫu mex BTP đáp vải phối cửa mũ
Hình 88.a Mẫu BTP đáp cửa mũ Hình 88.b Mẫu mex BTP đáp cửa mũ
Hình 89.a Mẫu BTP đáp bên phải
Hình 89.b Mẫu mex BTP đáp bên phải
Mẫu BTP các chi tiết Mẫu mex BTP các chi tiết
( Công thức: Mẫu mex BTP = mẫu BTP – 0.15 )
Hình 90.a Mẫu BTP nẹp che dấy kéo bên trái Hình 90.b Mẫu mex BTP nẹp che dấy kéo bên trái
Hình 91.a Mẫu BTP cạnh trên mặt trên nẹp đỡ dây kéo Hình 91.b Mẫu mex BTP cạnh trên mặt trên nẹp đỡ dây kéo
Hình 92.a Mẫu BTP cạnh dưới mặt trên nẹp đỡ dây kéo Hình 92.b Mẫu mex BTP cạnh dưới mặt trên nẹp đỡ dây kéo
Hình 93.b Mẫu mex BTP mặt dưới tà che
Hình 93.a Mẫu BTP mặt dưới tà che
Mẫu BTP các chi tiết Mẫu mex BTP các chi tiết
( Công thức: Mẫu mex BTP = mẫu BTP – 0.15 )
Hình 94.a Mẫu BTP cuốn viền nẹp đỡ dây kéo Hình 94.b Mẫu mex BTP cuốn viền nẹp đỡ dây kéo
Hình 95.a Mẫu BTP đáp in thân sau
Hình 95.b Mẫu mex BTP đáp in thân sau
Hình 96.a Mẫu BTP phối cửa tay
Hình 96.b Mẫu mex BTP phối cửa tay
Hình 97.a Mẫu BTP Bác tay
Hình 97.b Mẫu mex BTP Bác tay
Mẫu BTP các chi tiết Mẫu mex BTP các chi tiết
( Công thức: Mẫu mex BTP = mẫu BTP – 0.15 )
Hình 98.a Mẫu BTP cổ trên phía trên
Hình 98.b Mẫu mex BTP cổ trên phía trên
Hình 99.a Mẫu BTP cổ trên phía dưới
Hình 99.b Mẫu mẫu mex BTP cổ trên phía dưới
Hình 100.a Mẫu BTP cổ dưới
Hình 100.b Mẫu mex BTP cổ dưới
Hình 101.a Mẫu BTP che dây kéo vòng cổ
Hình 101.b Mẫu mex BTP đáp che dây kéo vòng cổ
Mẫu BTP các chi tiết Mẫu mex BTP các chi tiết
( Công thức: Mẫu mex BTP = mẫu BTP – 0.15 )
Hình 102.a Mẫu BTP đáp đầu cạnh cổ Hình 102.b Mẫu mex BTP đáp đầu cạnh cổ
Hình 103.a Mẫu BTP ve nẹp Hình 103.b Mẫu mex BTP ve nẹp
Hình 104.a Mẫu BTP đáp ngang eo thân sau
Hình 104.b Mẫu mex BTP đáp ngang eo thân sau
Hình 105.a Mẫu BTP viền gấu
Hình 105.b Mẫu mex BTP viền gấu
31041C – MX1- MẪU MEX BTP ĐÁP ĐẦU CẠNH
31041C – MX1- MẪU MEX BTP ĐÁP ĐẦU CẠNH
Mẫu BTP các chi tiết Mẫu mex BTP các chi tiết
( Công thức: Mẫu mex BTP = mẫu BTP – 0.15 )
Hình 106.a Mẫu BTP viền túi
Hình 106.b Mẫu mex BTP viền túi
Hình 107.a Mẫu BTP viền ve nẹp
Hình 107.b Mẫu mex BTP viền ve nẹp
Hình 108.a Mẫu BTP đáp trong gấu áo tt
Hình 108.b Mẫu mex BTP đáp trong gấu áo tt
Hình 109.a Mẫu BTP đáp trong gấu áo ts
Hình 109.b Mẫu mex BTP đáp trong gấu áo ts
Kiểm tra, ghi thông tin
- Kiểm tra số lượng mẫu BTP dựng theo cỡ: 25 chi tiết
- Kiểm tra thông số, dáng chi tiết
- Ghi thông tin mẫu: mã hàng - nguyên liệu x số lượng - mẫu dựng BTP tên chi tiết
VD: 31041C-MX1- MẪU MEX BTP ĐÁP IN THÂN SAU
- Đúng trên nguyên liệu, thông số là, ép của mã hàng
- Trung thành tuyệt đối với mẫu đã thiết kế
- Mẫu trước khi đưa và sản xuất phải được kiểm tra lại thông số, vị trí các điểm bấm và phải được ký duyệt.
Mẫu là = thông số TP - ∆ (độ dày, mỏng của nguyên liệu)
Phương pháp thiết kế chung:
- Sử dụng mẫu TP các chi tiết để thiết kế mẫu là
- Dùng mẫu TP in sao ra bìa cứng
- Tại các vị trí xác định - ∆ = 0.15
- Cắt hụt 0.15 theo đường thiết kế
- Đặt mẫu lên nguyên liệu làm mẫu tiến hành sao mẫu
- Cắt theo đường sao mẫu a Túi bên trong
Hình 110.a Mẫu TP túi bên trong Hình 110.b Mẫu là túi áo trong b Nẹp thân trước
Hình 111 Mẫu TP nẹp thân trước
Hình 112 Mẫu là nẹp thân trước c Đáp bên phải
Hình 113 Mẫu TP đáp bên phải
Hình 114 Mẫu là đáp bên phải d Đáp nguyệt
Hình 115.a Mẫu TP mác Hình 115.b Mẫu là đáp mác
Kiểm tra, ghi thông tin
- Kiểm tra số lượng mẫu BTP dựng theo cỡ: 4 chi tiết
- Kiểm tra thông số, dáng chi tiết
- Ghi thông tin mẫu: mã hàng- mẫu là tên chi tiết
VD: 31041C- MẪU LÀ ĐÁP MÁC
- Đúng trên nguyên liệu của mã hàng
- Trung thành tuyệt đối với mẫu đã thiết kế
- Mẫu trước khi đưa và sản xuất phải được kiểm tra lại thông số, vị trí các điểm bấm và phải được ký duyệt.
F Mẫu dưỡng may lộn nẹp tre dây kéo
- Đối với dưỡng 2 lớp quay lộn cho nẹp che dây kéo thì cấu tạo bởi 2 tấm kẹp, có bản lề đóng mở tấm kẹp để căn đúng đường may và giúp giữ chi tiết để không bị xê dịch trong quá trình may.
Bước 1: Thiết kế phôi dưỡng
- Mẫu quay lộn nẹp được thiết kế 2 lớp và một bản lề
- Lấy mẫu TP nẹp đỡ khóa sang dấu lên bìa cứng:
+ Thông số TP dài nẹp: 71 cm
+ Thông số TP rộng nẹp: 6 cm
- Chiều dài và chiều rộng phôi dưỡng: D, R chi tiết +5 cm
+ Thông số dài phôi: 76 cm
+ Thông số rộng phôi: 11 cm
Hình 116 Hình mô tả dưỡng may lộn nẹp che dây kéo bên trái
Bước 2: Sang dấu vị trí đường may lên phôi
- Dùng mẫu nẹp trái sang dấu vị trí đường may lên phôi dưỡng
- Vẽ vị trí đường may:
+ Điểm đầu đường may cách biên dọc = 2.5 cm
+ Điểm cuối đường may cách biên dọc = 2.5 cm
+ Điểm đầu đường may cách biên ngang dưới = 2.5 cm
+ Điểm đầu đường may cách biên ngang trên = 2.5 cm
+ Độ rộng bản lề = 1,5 cm
- Xác định độ rộng rãnh trên dưỡng: 0.4 cm cân đều 2 bên đường may
Hình 117 Mô tả vị trí đường may lên phôi dưỡng
Bước 3: Khoan mẫu - Vệ sinh phôi dưỡng
Hình 118 Mô tả dưỡng sau khi được khoan mẫu
Bước 4: Gắn định vị mẫu
Hình 119 Mô tả dưỡng sau khi gắn giấy giáp
- Sử dụng giấy giáp hoặc đinh ghim để cố định BTP
Bước 5: Ghi thông tin mẫu
Kiểm tra chế thử và hoàn thiện mẫu
- Kiểm tra thông số, dáng của chi tiết
- Kiểm tra số lượng mẫu dưỡng theo cỡ: 1
- Chế thử sử dụng đúng nguyên liệu của mã hàng
- Tuyệt đối trung thành với mẫu
- Kiểm tra, kí duyệt, ban hành sản xuấ
Dựa vào kiến thức được học ở trường cũng như những lý luận đã nghiên cứu ở chương 1 đã giúp cho em có những định hình cụ thể hơn cho việc thiết kế mẫu HDSX và hiểu hơn về tầm quan trọng của thiết kế mẫu HDSX ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất cũng như năng suất chất lượng của sản phẩm như thế nào Qua đó ứng dụng vào thiết kế mẫu HDSX cho mã hàng
31041 C một cách hoàn thiện và chính xác hơn.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THIẾT KẾ MẪU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT
Đánh giá quy trình thực hiện thiết kế mẫu HDSX
- Trong quá trình thiết kế mẫu HDSX em có gặp phải một số vướng mắc nhưng đã được giảng viên hướng dẫn giải đáp tận tình nên đã hoàn thành được đề tài mình nghiên cứu.
- Một số khó khăn em gặp phải trong quá trình thực hiện đề tài như:
+ Mẫu HDSX còn phải cắt và sửa nhiều vì làm dấu sai vị trí.
+ Chưa hiểu rõ được quy trình may sản phẩm nên khi thiết kế dấu sang dấu còn sai hỏng và thiếu nhiều.
+ Chưa hiểu rõ được cách thiết kế mẫu dưỡng hai lớp nên trong quá trình thiết kế mẫu quay lộn nẹp còn gặp nhiều khó khăn.
- Từ đó em rút ra biện pháp phòng tránh và khắc phục:
+ Kiểm tra và khớp mẫu chính xác, điền đầy đủ tên chi tiết, canh sợi để tránh nhầm lẫn chi tiết này với chi tiết khác.
+ Tìm hiểu đúng và đủ quy trình may, tìm cách dễ làm, dễ thực hiện và làm dấu đúng theo quy trình, không nên đốt cháy giai đoạn, bỏ qua bất kì đường may nào.
+ Tìm hiểu về quy trình thiết kế mẫu dưỡng để thiết kế mẫu chính xác hơn.
Đánh giá kết quả thực hiện vấn đề nghiên cứu thiết kế mẫu HDSX
Qua quá trình thực hiện nghiên cứu về đề tài thiết kế mẫu HDSX em hiểu được hơn về quy trình thiết kế mẫu theo tài liệu Nếu không thực hiện đúng theo quy trình sẽ phát sinh ra nhiều lỗi Đồng thời, em nhận thấy thiết kế mẫuHDSX là công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất 1 mã hàng Thiết kế mẫu HDSX cần cẩn thận đúng với TCKT, sản phẩm mẫu khách hàng cung cấp góp phần tạo nên chất lượng sản phẩm, tạo nên uy tín với khách hàng.
Nếu thiết kế mẫu HDSX đúng theo yêu cầu làm cơ sở để triển khai công đoạn tiếp theo
Bảng 5 Bảng đánh giá kết quả thực hiện vấn đề nghiên cứu thiết kế mẫu
T Đạt được Chưa đạt được
1 Mẫu HDSX đủ các vị trí sang dấu.
Còn lúng túng khi nhận biết kết cấu sản phẩm, lựa chọn các dấu bấm cho phù hợp.
2 Hiểu rõ được kết cấu của một sản phẩm thông qua phân tích hình ảnh, tài liệu mã hàng
Do chưa hiểu rõ quy trình may nên còn mắc phải 1 số sai hỏng
3 Vận dụng được kiến thức từ các học phần Công nghệ Sản Xuất
Bảng 6 Bảng sai hỏng phát sinh trong quá trình thiết kế mẫu HDSX
Sai hỏng phát sinh Nguyên nhân Khắc phục
1 Sử dụng sai vị trí bấm dấu
Lựa chọn dấu bấm chưa hợp lý
Lựa chọn dấu bấm cho hợp lý.
2 Thừa, thiếu chi tiết làm mẫu HDSX
- Khi sao mẫu, giác chưa kiểm tra số lượng chi tiết
- Khi giác xong không kiểm tra chi tiết theo bảng thống kê
Kiểm tra mẫu trước, trong và sau khi giác sơ đồ theo bảng thống kê
Lựa chọn không phù hợp mẫu
Chưa hiểu rõ quy trình may
Nghiên cứu quy trình may
Bảng 7 Ưu nhược điểm trong quá trình thiết kế mẫu HDSX Ưu điểm Nhược điểm Được giảng viên hướng dẫn nhiệt tình
- Tài liệu chưa đầy đủ thông tin.
- Không có sản phẩm mẫu
- Không có thiết bị chuyên dụng, làm thủ công
Sau một thời gian cố gắng, nỗ lực với những kiến thức đã học và những kinh nghiệm thực tế em thu được trong suốt thời gian qua cùng với sự chỉ dẫn tận tình của cô Th.S Ngô Kim Thoa – giảng viên hướng dẫn chúng em và cô Th.S Nguyễn Thị Hường– giảng viên trực tiếp giảng dạy môn học này cho chúng em Người truyền đạt những kiến thức cần có để em hoàn thành xong đồ án với đề tài: “Nghiên cứu quy trình thiết kế mẫu hướng dẫn sản xuất ứng dụng vào mã hàng 31041 C” Đồ án phương pháp nghiên cứu công nghệ sản xuất may công nghiệp là bài tập đồ án lớn của sinh viên Đây là một trong những sản phẩm quan trọng, giúp sinh viên ôn lại những kiến thức đã học, trau dồi và bổ sung thêm kỹ năng từ đó rút ra những kinh nghiệm để có thể vững bước hơn khi áp dụng kiến thức đã học vào thực tế Trong khi làm đồ án về chủ đề thiết kế mẫu HDSX, em đã được ôn lại những kiến thức mà mình đã được học giúp em tự tin hơn và có thêm nhiều kiến thức từ việc trao đổi những khó khăn mà mình gặp phải khi làm đồ án với thầy, cô giáo đặc biệt là cô giáo hướng dẫn và các bạn học cùng chủ đề.
Trong quá trình hoàn thành đồ án lần này những kiến thức mà em cảm thấy giúp ích cho bản thân mình nhiều nhất là tài liệu công nghệ sản xuất may công nghiệp I, trong tài liệu giáo trình có rất đầy đủ và rõ ràng những nội dung liên quan đến thiết kế mẫu HDSX Mặc dù vậy, do trình độ và những hiểu biết của bản thân em còn có hạn nên trong quá trình làm vẫn còn rất nhiều những sai sót, lúng túng Đây cũng chính là bài học để em rút ra những kinh nghiệm quý báu cho riêng mình Em kính mong thầy cô và các bạn đã góp ý để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!