KHÁINIỆMVÀNỘIDUNGCỦAHỢPĐỒNGMUABÁNHÀNGHÓA Chuyên viên Nguyễn Thị Hoài Nhân Trong quá trình thành lập và hoạt độngcủa mình, việc giao kết hợpđồng đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại là yếu tố không thể thiếu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải mọi doanh nghiệp đều có thể nhận thức và áp dụngđúng đắn những quy định pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ cho doanh nghiệp một cái nhìn tổng quan hơn về Hợpđồngmuabánhànghóa – một hợpđồng rất thông dụng đối với các doanh nghiệp hiện nay. I. Kháiniệmcủahợpđồngmuabánhànghóa - Muabánhàng hóa: là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hànghóa cho bên muavà nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàngvà quyền sở hữu hànghóa theo thỏa thuận (Điều 3- Luật thương mại 2005) - Hợpđồngmuabánhànghóa trong kinh doanh – thương mại là một dạng của cụ thể củahợpđồngmuabán tài sản. Theo Điều 428 – Bộ luật dân sự “Hợp đồngmuabán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên muavà nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán” - Hợpđồngmuabánhànghóa bao gồm: + Hợpđồngmuabánhànghóa trong nước + Hợpđồngmuabánhànghóa quốc tế (Hợp đồng ngoại thương) II. Nội dungcủahợpđồngmuabánhànghóaNộidungcủahợpđồngmuabánhànghóa phản ánh các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong quan hệ muabánhàng hóa. Nộidungcủahợpđồngmuabánhànghóa gồm những điều khoản chủ yếu sau: 1. Tên gọi củahànghóa Trong điều khoản này, hànghóa phải được ghi một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác, có kèm theo tên thương mại. Nếu đối tượng của việc muabán gồm nhiều mặt hàng, chủng loại hàng khác nhau thì phải ghi rõ danh mục của mặt hàng đó. Danh mục các loại mặt hàng này có thể được coi là phụ lục củahợp đồng. 2. Số lượng hànghóa Đây là một trong những điều khoản quan trọng củahợpđồng bởi vì nó liên quan đến việc xác định rõ đối tượng củahợpđồngmuabán cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên. Đối với hợp đồngmuabánhànghóa quốc tế việc lựa chọn đơn vị đo lường phải căn cứ vào tính chất củahàng hóa, vào tập quán thương mại quốc tế đối với các mặt hàng cụ thể. Theo nguyên tắc, số lượng củahànghóa có thể được xác định bởi một số liệu cụ thể hoặc có thể được quy định trong một giới hạn. Ví dụ: số lượng gạo là đối tượng của việc muabán là 10.000 tấn (2%). Do tính chất của một số loại hànghóa nên cần phải quy định tỷ lệ dung sai, như đối với hànghóa có sự bốc hơi hay có sự thay đổi độ ẩm. Ngoài ra, các bên cần phải thỏa thuận rõ là có hay không tính trọng lượng của bao bì và khối lượng củahàng hóa. Đối với hợp đồngmuabánhànghóa quốc tế, trong thực tế bao giờ cũng nói rõ hai loại trọng lượng: trọng lượng cả bao bì và trọng lượng tịnh. 3. Chất lượng củahànghóa Đây là điều khoản quan trọng nhất của mọi hợpđồngmuabánhàng hóa. Điều khoản về chất lượng củahànghóa là thỏa thuận của các bên liên quan đến việc xác định chất lượng và cách thức kiểm tra chất lượng củahàng hóa. Thông thường điều khoản này cần phải quy định cụ thể: Thứ nhất, những yếu tố chủ yếu vể quy cách, phẩm chất củahànghóavà phương pháp xác định. Thứ hai, nghĩa vụ của các bên trong việc xác định thời gian, địa điểm và cách thức kiểm tra chất lượng. Thông thường địa điểm kiểm tra chất lượng củahànghóa do các bên tự thỏa thuận có tính đến tính chất của từng loại hàngvà điều kiện giao hàng. Hànghóa có thể kiểm tratoàn bộ hay một phần theo xác xuất tùy theo tính chất củahàng hóa. Đối với hàng không đặc định thường kiểm tra theo xác xuất, đối với hàng đặc định thì kiểm tra toàn bộ. Các bên có thể thuê các cơ quan chức năng hay các giám định viên thực hiện việc kiểm tra chất lượng hàng hóa. 4. Thời gian, địa điểm giao hàng Đây là điều khoản quan trọng củahợpđồngmuabánhànghóa quốc tế bởi vì nó liên quan đến một số quyền và nghĩa vụ của các bên, thời điểm chuyển quyền sở hữu và rủi ro, liên quan đến giá cả củahàng hóa. Việc quy định địa điểm giao hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng không những về mặt pháp lý mà còn trong khía cạnh thương mại bởi trong hợpđồngmuabánhànghóa quốc tế cho phí vận chuyển trong nhiều trường hợp chiếm 40-50% giá trị củahàng hóa. Thông thường địa điểm giao hàng do các bên quy điịnh trong hợpđồng bằng cách lựa chọn điều kiện giao hàng theo INCOTERMS. 5. Giá cả Điều khoản giá cả là điều khoản gắn liền với các điều khoản đối tượng hợp đồng. Giá trong hợpđồng thường được xác định dựa trên những căn cứ như đơn giá, điều kiện cơ sở tính giá, điều khoản bảo lưu về giá hàng hóa… Đối với hợpđồngmuabánhànghóa quốc tế, giá cả cần phải được xác định trên cơ sở giá quốc tế và xuất phát từ điều kiện giao hàng. Theo nguyên tắc giá cả cần phải được quy định rõ, đúngvà chính xác. Trong nhiều trường hợp người mua yêu cầu người bán ghi giá ít hơn giá thực tế để trốn thuế nhập khẩu ở nước mình, hoặc ngược lại để tránh việc kiểm soát ngoại tệ của nước mình, người mua cũng có thể yêu cầu người bán ghi giá cao hơn giá thực tế để chuyển phần chênh lệch vào tài khoản của người mua ở nước ngoài. Mặc dù pháp luật Việt Nam chưa có quy định về hậu quả pháp lý của việc hạ thấp hay nâng cao giá ghi trong hợpđồng so với giá thực tế được các bên thỏa thuận, tuy nhiên trong thực tiễn thương mại quốc tế, việc trong hợpđồng ghi giá không đúng với thực tế thường dẫn đến việc hợpđồng không có hiệu lực pháp lý. 6. Thanh toán Thời hạn thanh toán cần phải quy định hết sức rõ ràng và chặt chẽ. Khi thỏa thuận thời hạn thanh toán không bao giờ sử dụng từ “sau”. Ví dụ: Trong một hợpđồngmuabánhàng thủy sản giữa 2 công ty quy định rằng người mua phải thanh toán cho người bán sau 3 ngày tính từ ngày hàng đến cảng. Rõ ràng thời hạn thanh toán được quy định không rõ rang như trên hoàn toàn bất lợi cho người bán. Theo điều khoản này thì trong khỏn thời gian 3 ngày sau khi hàng cập cảng, việc thanh toán không thể xảy ra mà việc thanh toán chỉ được thực hiện khi hết thời hạn 3 ngày đó nhưng vào chính ngày nào thì không thể xác định được. Để tránh những rủi ro đáng tiếc, trong mọi trường hợp cần phải xác định thời hạn thanh toán bằng cách thỏa thuận: “thanh toán trước thời điểm…” hoặc “thanh toán trong khoản thời gian từ…đến…”. Ví dụ: người mua phải có nghĩa vụ thanh toán trong khoảng thời gian 20 ngày làm việc của ngân hàng tính từ ngày hàng được giao cho người vận chuyển. 7. Bao bì đóng gói Đối với mỗi loại hànghóa đòi hỏi phải có một loại bao bì hoặc được đóng gói phù hợp bởi vì bao bì và quy cách đóng gói ảnh hưởng đến chất lượng và nhiều khi đến cả giá cả củahàng hóa, đặc biệt là trong hợpđồngmuabánhànghóa quốc tế. Trong trường hợphợpđồng không có quy định khác, người bán có nghĩa vụ đóng gói bằng cách nào để hàng đến nơi an toàn cũng như có thể dễ dàng xếp dỡ trong thời gian quá cảnh hay tại điểm đến. (Khoản 3 Điều 60 Luật thương mại Việt Nam). Trong một số trường hợp người mua có thể từ chối nhận hàng nếu chúng không được đóng gói phù hợp với chỉ dẫn hay tập quán thương mại. Hiện nay ở nhiều nước việc gắn nhãn hiệu lên bao bì được quy định một cách nghiêm ngặt, do vậy nên thỏa thuận về bao bì vàđóng gói với người mua khi đàm phán hợp đồng. 8. Trách nhiệm do vi phạm hợpđồng Trong trường hợp này, các bên có thể thỏa thuận mức phạt do chậm thực hiện nghĩa vụ. Ngoài ra các bên nên thỏa thuận điều khoản miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng. Trong hợpđồngmuabánhànghóa quốc tế các bên đừng bao giờ quên đưa vào hợpđồng điều khoản “trách nhiệm sản phẩm”. Điều khoản này xác định ai là người phải chịu trách nhiệm trong trường hợphànghóa vì có khuyết tật mà gây thiệt hại cho người khác. Thông thường trong những trường hợpnói trên thì nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm bồi thường. 9. Trách nhiệm đối với sản phẩm Hiện nay, trong thế giới hiện đại khi mà hầu hết các nước, đặc biệt là các nước phát triển, dành sự quan tâm đặc biệt đến thương mại công bằng, đến sức khẻo của con người thì luật pháp có khuynh hướng hướng đến sự điều chỉnh những quan hệ phát sinh từ chất lượng của sản phẩm, tức là xác định trách nhiệm của người bán hay của người mua trong trường hợphàng hóa, do những khuyết tật của mình, đã gây ra thiệt hại cho người khác. Về vấn đề này, có thể nói pháp luật của Việt Nam nói chung, các quy định của pháp luật về hợpđồngnói riêng chưa có sự điều chỉnh. Vì vậy để tránh những rủi ro đáng tiếc các doanh nghiệp Việt Nam khi kí kết hợp đồngmuabánhànghóa quốc tế cần phải có sự thỏa thuận trước trong hợpđồng về việc phân chia trách nhiệm. 10. Luật áp dụng cho hợpđồng (hợp đồngmuabánhànghóa quốc tế) Các bên có thể tự thỏa thuận luật áp dụng cho hợp đồng. 11. Giải quyết tranh chấp. Ở điều khoản này, các bên thỏa thuận thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đối vói hợpđồngmuabánhànghóa quốc tế các bên phải thỏa thuận và thống nhất tòa án hay trọng tài thương mại của nước nào giải quyết tranh chấp trong trường hợp các bên không thể giải quyết bằng con đường thương lượng. Hiện nay,Việt Nam đã có trọng tài thương mại và đã tham gia công ước New York 1958 về việc công nhận phán quyết của trọng tài, vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam nên chọn trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Ngoài các nộidungnói trên,trong hợpđồngmuabánhànghóa các bên có thể thỏa thuận thêm những nộidung khác tuy nhiên các điều khoản đó không được trái với quy định của pháp luật Việt Nam về thương mại. http://www.pgnlf.vn/index.php/en/investment-advisory/29-t-vn- hp-ng/97-khai-nim-va-ni-dung-ca-hp-ng-mua-ban-hang-hoa.html Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì hoạt độngmuabánhànghóa ngày càng đa dạng. Đối tượng củamuabánhànghóa rất rộng, nó không chỉ là những mặt hàng sẵn có, hiện hữu mà có thể là các mặt hàng sẽ có trong tương lai. Hànghóa tương lai có thể hiểu là những hànghóa chưa có tại vào thời điểm muabán nhưng nó sẽ có vào một thời điểm trong tương lai. Việc muabánhànghóa tương lai này được pháp luật quy định chặt chẽ và có một số điểm khác so với muabánhànghóa thông thường. Ví dụ một số hànghóa tương lai phải được muabán qua Sở giao dịch hàng hóa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta sẽ cùng đi phân tích kháiniệmvà đặc điểm củahợpđồngmuabánhànghóa qua Sở giao dich hàng hóa. Khoản 1 Điều 63 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Mua bánhànghóa qua sở giao dịch hànghóa được hiểu là hoạt động thương mại theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc muabán một lượng nhất định của một loại hànghóa nhất định qua sở giao dịch hànghóa theo những tiêu chuẩn của sở giao dịch hànghóa với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợpđồngvà thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai”. Chính phủ quy định chi tiết về hoạt độngmuabánhànghóa qua sở giao dịch hàng hóa. Các quan hệ muabánhànghóa qua Sở giao dịch được thực hiện thông qua hình thức pháp lí là hợpđồngmua bán. Hợpđồngmuabánhànghóa qua Sở giao dịch có bản chất củahợpđồngmuabánhànghóanói chung nhưng được quy định chặt chẽ hơn với các điều khoản bắt buộc về điều kiện giao sau và biện pháp bảo đảm, phù hợp với đối tượng củahợpđồng là hànghóa tương lai. Tuy nhiên hợpđồngmuabánhànghóa qua Sở giao dịch hànghóa chỉ là một bộ phận của hợp đồngmuabánhànghóa tương lai. Hànghóa tương lai có thể là các hànghóa thông thường như gạo, cà phê, vàng, bạc…; cũng có thể là các công cụ tài chính như chỉ số chứng khoán, tỷ giá hối đoái, lãi suất… Tuy nhiên hànghóa là các công cụ tài chính này không áp dụng các quy định củamuabánhànghóa trong Luật thương mại. Các hànghóa tương lai như gạo, cà phê… là những mặt hàng đã được tiêu chuẩn hóa về chất lượng, số lượng. Sau khi được thiết lập chính những hànghóa này được mua đi bán lại tại Sở giao dịch hàng hóa. Việc tiêu chuẩn hóa các mặt hànghóa này nhằm giao dịch hànghóa nhanh chóng, thuận tiện mà vẫn tuân thủ pháp luật. Các điều khoản được tiêu chuẩn hóa bao gồm tên hàng, chất lượng, số lượng hàng hóa, thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng… Theo Điều 64 Luật thương mại năm 2005 thì hợpđồngmuabánhànghóa qua sở giao dịch hànghóa bao gồm hợpđồng kì hạn vàhợpđồng quyền chọn. Hợpđồng kì hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hànghóa tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng. Ví dụ: Công ty A kí kết hợpđồng kỳ hạn 5 tháng muacủa anh Ba 20 tấn café với giá là 50 triệu đồng. Như vậy, công ty A được coi là người mua, anh Ba được là người bán trong hợpđồng kỳ hạn. Sau 5 tháng anh Ba có trách nhiệm phải bán cho công ty A 20 tấn café với giá là 50 triệu đồngvà công ty A có trách nhiệm mua 20 tấn café cũng với giá 50 triệu đồng cho dù vào thời điểm giao hàng thì giá café có tăng lên hoặc giảm xuống thì nó cũng không ảnh hưởn đến hợpđồng đã kí kết giữa công ty A và anh Ba. Hợpđồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc quyền được bán một hànghóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bánhànghóa đó. Hợpđồngmuabánhànghóa qua sở giao dịch (hợp đồngmuabánhànghóa tương lai) là một dạng cụ thể củahợpđồngmuabánhàng hóa, chính vì vậy nó mang các đặc điểm củahợpđồngmuabánhànghóa như: - Về chủ thể: hợpđồngmuabánhànghóa qua sở giao dịch được thiết lập bởi các thương nhân. - Hình thức củahợp đồng: Hợpđồngmuabánhànghóa qua sở giao dịch được thực hiện thông qua hình thức bằng văn bản mẫu, được cơ quan nhà nước duyệt và các bên chấp nhận đưa vào giao dịch tại sở giao dịch tại sở giao dịch. - Đối tượng củahợpđồngmuabánhànghóa qua Sở giao dịch là hàng hóa., cụ thể đó là hànghóa tương lai. - Về nội dung: hợpđồngmuabánhànghóa qua sở giao dịch thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ muabánhàng hóa. Ngoài những đặc điểm trên thì hợpđồngmuabánhànghóa qua sở giao dịch hànghóa còn có những đặc điểm riêng sau đây: - Thứ nhất, hợpđồngmuabánhànghóa qua sở giao dịch hànghóa là một hợpđồng song vụ, các bên cam kết thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng các nghĩa vu đó được thực hiện tại một thời điểm trong tương lai. Trong hợpđồng kì hạn, bên bán phải có nghĩa vụ giao một khối lượng hàng háo xác định cho bên muavà có quyền nhận tiền vào một thời điểm trong tương lai ở một giá thỏa thuận trước; bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo như thỏa thuận trong hợpđồngvà có quyền nhận hàng cũng vào một thơi điểm trong tương lai. Trong hợpđồng quyền chọn, bên mua quyền được mua hoặc quyền được bánhànghóa có nghĩa vụ trả một khoản tiền nhất định và có quyền chọn mu hoặc chọn bánhànghóa tại thời điểm trong tương lai theo thỏa thuận; bên bán quyền có quyền nhận tiền và phải thực hiện nghĩa vụ mà mình cam kết với nhau. Như vậy, rõ ràng hai bên trong hoạt động đều bị ràng buộc bởi các quyền và nghĩa vụ nhất định, quyền của bên này là nghĩa vụ tương ứng của bên kia và ngược lại, nghĩa vụ của bên này cũng chính là quyền của bên kia. Xét ví dụ trên, ta thấy rằng, hợpđồngmua café là hợpđồng song vụ, anh Ba có nghĩa vụ bán cho công ty A 20 tấn café, vào đúng thời gian là sau 6 tháng kể từ khi giao kết hợp đồng, đúng chất lượng, số lượng café, đồng thời anh Ba có quyền nhận số tiền 50 triệu đồng từ việc bán café. Còn công ty A có quyền nhận số café đó và có trách nhiệm trao tiền cho anh Ba… - Thứ hai, đối tượng củahợpđồngmuabánhànghóa qua sở giao dịch hànghóa là hànghóa tương lai, tức là hànghóa chưa có tại thời điểm các bên tiến hành giao kết hợpđồngmua bán. Đối với các loại hànghoá này, thông thường là những hànghóa có lượng cung cầu lớn và thường xuyên biến động. Ví dụ, A và B kí hợpđồngmua gạo vào tháng 6/2010 nhưng mãi đến tháng 9/2010 anh B mới gặt lúa vàbán gạo cho anh A. Như vậy, tại vào thời điểm muabán gạo thì số gạo chưa có, mãi đến tháng 9/2010 là mùa gặt thì số gạo đó mới hiện hữu. - Thứ ba, Hợpđồngmuabánhànghóa qua sở giao dịch hànghóa được giao kết và thực hiện thông qua Sở giao dịch hàng hóa. Sở giao dịch hànghóa là chủ thể của trung tâm muabánhànghóa tương lai, là chủ thể tổ chức và điều hành hoạt đọngmuabánhàng hóa. Hoạt độngmuabánhànghóa qua sở giao dịch được thực hiện một cách chuyên nghiệp với những đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Việc tiêu chuẩn hóa các điuề khoản chủ yếu trong hợpđồngmuabán qua sở giao dịch giúp cho việc giao kết hợpđồng được thuận lợi và đảm bảo an toàn về mặt pháp lí, hạn chế rủi roc ho các chủ thể tham gia muabánhànghóa qua sở giao dịch. Việc muabán qua Sở giao dịch hànghóa giúp các nhà đầu tư có điều kiện dễ dàng và thuận lợi để lựa chọn đối tác của mình. Cơ chế giám sát trong sở giao dịch hànghóa là điều kiện quan trọng để đảm bảo hợpđồng được thực hiện có hiệu quả. Trong Sở giao dịch còn có thể xuất hiện nhiều chủ thể làm trung gian cho việc giao kết và thực hiện hợpđồngmuabánhànghóa tương lai, như phòng thanh toán bù trừ, người môi giới của các bên muabánhàng hóa… Trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện giao dịch thanh toán bù trừ thì phòng thanh toán bù trừ sẽ cân đối, bù trừ vào tài khoản của các nhà đầu tư;còn trong trường hợp các bên thi hành giao kết hợpđồng thì phòng thanh toán sẽ là cầu nối, yêu cầu bên bánvà bên mua giao nhận hàng tại kho hoặc nơi do sở giao dịch quy định. Trên đây là kháiniệmvà một số đặc điểm của hoạt độngmuabánhànghóa qua sở giao dịch hàng hóa. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì hoạt độngmuabánhànghóa qua Sở giao dịch hànghóa ngày được quan tâm vàđóng vai trò quan trọng. Chính vì vây các quy định của pháp luật cần được ban hành phù hợp để tạo một hành lang pháp lí cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt độngmuabánhànghóa này. DANH MUC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật hà Nội, Giáo trình Luật thương mại (tập 2), Nxb. CAND, Hà Nội, 2009. 2. Nguyễn Thị Dung (chủ biên), pháp luật về hợpđộng trong thương mại và đàu tư – Những vãn đề pháp lí cơ bản, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2008. 3. Nguyễn Thị Dung (chủ biên), Đoàn Trung Kiên, Vũ Phương Đông, Trần Quỳnh Anh, Nguyễn Như Chính, Hỏi và đáp luật thương mại, Nxb. Chính trị - hành chính, 2011. 4. Luật thương mại năm 2005 . nước + Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Hợp đồng ngoại thương) II. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa phản ánh các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các. nhìn tổng quan hơn về Hợp đồng mua bán hàng hóa – một hợp đồng rất thông dụng đối với các doanh nghiệp hiện nay. I. Khái niệm của hợp đồng mua bán hàng hóa - Mua bán hàng hóa: là hoạt động thương. mua bán hàng hóa qua sở giao dịch (hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai) là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa, chính vì vậy nó mang các đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa như: -