Đề cươngôntậpngữvăn học kì II I. Văn bản: 1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất a) Nội dung: - Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ ấy là túi khôn của nhân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác về không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát. b) Nghệ thuật: - Sử dụng diễn đạt ngắn gọn, cô đúc - Sử dụng cách diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết. - Tạo vần nhịp điệu cho câu văndễ nhớ vận dụng - Sử dụng phép nói quá, đối chiếu, so sánh - Thường có vần lưng, có vế đối xứng về nội dung, hình thức 2.Tục ngữ về con người và xã hội a) Nội dung: -Tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất vàlối sống mà con người cần phải có b) Nghệ thuật - Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc. - Sử dụng các phép so sánh, ẩn dụ, đối, điệp từ, ngữ, - Tạo vần, nhịp cho câu văndễ nhớ, dễvận dụng. - Hiểu thêm nghĩa bóng, từ và câu nhiều nghĩa 5.Ý nghĩa của văn chương a) Tác giả - tác phẩm -Tác giả: Hoài Thanh (1909-1982) quê ở Nghi Lộc – Nghệ An. Là nhà phê bình văn học xuất sắc với tác phẩm nổi tiếng “Thi nhân Việt Nam”. Ông được nhà nước phong tặng giải thưởng HCM về văn học và nghệ thuật. - Tác phẩm: Bài văn “Ý nghĩa văn chương” còn có một tên gọi khác là “Ý nghĩa và công dụng của văn chương” b) Nội dung - Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm và lòng vị tha - Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống - Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có hoặc chưa có. Luyện cho ta những tình cảm đã sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại sẽ rất nghèo nàn nếu thiếu văn chương c) Nghệ thuật - Với lốivăn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh - Lập luân chặt chẽ, dẫn chứng phong phú, có lí lẽ, có cảm xúc, có hình ảnh - Cách vào đề tự nhiên, cảm xúc, lờivăn giản dị,sự liên hệ đa dạng - Nghị luận văn chương 6.Sống chết mặc bay a) Tác giả - tác phẩm - Tác giả: Phạm Duy Tốn (1883-1924) quê ở Hà Tây. Là nhà văn có nhiều thành tựu về truyện ngắn hiện đại và ông là một trong những nhà văn mở đường cho nền văn xuôi quốc ngữ hiện đại Việt Nam - Tác phẩm: Là tác phẩm thành công nhất của ông và cũng là truyện ngắn hiện đại đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ. b) Nội dung - Văn bản sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tổ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền c) Nghệ thuật - Lờivăn cụ thể, sinh động - Vận dụng khéo léo, kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp - Ngoài ra tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật khác như so sánh, dung nhiều từ láy gợi hình, động từ mạnh, độc thoại nội tâm, lờivăn ngắn gọn, dễ hiểu, đối thoại, *) Giải thích ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay - Nhan đề Sống chết mặc bay đã có dụng ý phê phán tên quan phủ dù trời mưa, đê có nguy cơ bị vỡ nhưng vẫn không thèm quan tâm mà còn ung dung ngồi bên trong đình trên mặt đêđể đánh tổ tôm. Trong khi dân phu phải gánh chịu sự thịnh nộ của trời, vừa phải giữ đêđể nó không vỡ, ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân sống quanh. Khi thấy người đến báo cáo đê bị vỡ hắn nhẫn tâm đuổi đi mà chẳng quan tâm gì. Phạm Duy Tốn đã viết truyện này để bày tỏ sự thương xót đối với cuộc sống lầm than, cực khổ của nhân dân. Đồng thời, tác phẩm có dụng ý phê phán sự thờ ơ, bỏ mặc dân, vô trách nhiệm của tên quan phủ phong kiến trước cảnh đê bị vỡ, người dân tuyệt vọng dưới cơn thinh nộ của trời. 7. Ca Huế trên sông Hương a) Tác giả - tác phẩm - Tác giả: Hà Ánh Minh - Tác phẩm: Thẩ loại bút kí ghi chép một số sinh hoạt văn hóa “Ca Huế trên sông Hương” b) Nội dung - Cố Đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển. c) Nghệ thuật - Sử dụng biện pháp liệt kê - Miêu tả giải thích bình luận, lờivăn giàu cảm xúc - Sử dụng biện pháp so sánh đặc sắc - Âm thanh, cảnh vật, con người sinh động II.Tiếng việt: 3.Trạng ngữ - Về ý nghĩa: + Trạng ngữ thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu - Về hình thức: + Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay ở giữa câu + Giữa trạng ngữ với chủ ngữvà vị ngữ thường có mọt quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết 4 Câu chủ đọng là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động) - Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ dối tượng của hoạt động) - Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch thống nhất - Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động + Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sao từ (cụm từ) ấy. + Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cùm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu 5 Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ-vị (cụm C - V) làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu - Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu: + Các thành phần chủ ngữ, vị ngữvà các phụ ngữ trong cụm động từ, cụm danh từ, cụm tính từ đều có thể được câu tạo bằng cụm C – V 6 Liệt kê là sắp xếp hàng loạt từ hoặc cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn vè những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng tình cảm - Các kiêu liệt kê: + Về cấu tạo, có thể phân biệt hai kiểu liệt kê theo từng cặp và kiểu liệt kê không theo từng theo tưng cặp + Về ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến III.Tập làm văn: 1.*Tìm hiểu chung về văn nghị luận: - Trong đời sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí, - Văn nghị luận là văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục - Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết vấnđề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa *Đặc điểm của văn nghị luận: - Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một bài văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ - Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhât các đoạn văn thanh một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục. - Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục. - Lập luân là cách nêu luận cứ để dẫn tới luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục *Bố cục văn nghị luận: - Mở bài: Nêu vấnđề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát) - Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn một luân điểm phụ) - Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài *Phương pháp lập luận trong văn nghị luận - Lập luận đi từ khái quát đến cụ thể - Lập luận đi từ cụ thể đến khái quát - Đưa ra một ý kiến ngược lại hoàn toàn với vấnđề được bàn bạc rồi từ đó khẳng định tính đúng đắn của vấnđề đang bàn bạc 2 Đặc điểm của lập luận chứng minh là dùng những lí lẻ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy - Các bước làm bài văn lập luận chứng minh + Tìm hiểu đềvà tìm ý + Lập dàn bài + Viết bài + Đọc lại và sửa chữa - Đặc điểm của lập luận chứng minh 3 Mục đích của giải thích trong văn nghị luận: làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,… cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người - Tính chất: mạch lạc, lớp lang, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiểu đểgiải thích những điều người ta chưa hiểu - Các bước làm: + Tìm hiểu đềvà tìm ý + Lập dàn bài + Viết bài + Đọc lại và sửa chữa . Đề cương ôn tập ngữ văn học kì II I. Văn bản: 1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất a) Nội dung: - Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã. nhà văn mở đường cho nền văn xuôi quốc ngữ hiện đại Việt Nam - Tác phẩm: Là tác phẩm thành công nhất của ông và cũng là truyện ngắn hiện đại đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ. b) Nội dung - Văn. Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay ở giữa câu + Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có mọt quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết 4 Câu chủ đọng là câu có chủ ngữ chỉ