Bệnh đốm vằn

6 394 0
Bệnh đốm vằn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bệnh đốm vằn (hay khô vằn) Mức độ xuất hiện trên đồng ruộng • Bệnh xuất hiện thành các vệt, chòm trên ruộng và rất thường gặp ven bờ đê. • Khi bệnh đã tiến triển nặng, từ ngoài nhìn vào, ruộng có những chòm lúa bị cháy khô (thường gọi là trổ nóc - hình) • Bệnh thường xuất hiện hơi muộn trên ruộng lúa vào sau 40 ngày sau khi sạ. Tình trạng ruộng lúa • Ruộng có nhiều nước • Bệnh thường nặng trong mùa mưa, lũ. Những triệu chứng của bệnh Lá non Lá non hoặc lá già đều có thể mắc bệnh Lá già Lá non hoặc lá già đều có thể mắc bệnh Đốm vết trên lá Các vệt có màu sắc từ trắng xám đến vàng nâu và nâu, chổ đậm, chổ lợt tạo thành các vết vằn vện trên lá bệnh (hình). Vết bệnh lúc bắt đầu có dạng như bị thấm nước (hình) Ven bờ đê có thể gặp tình trạng cỏ lan xen với lúa có triệu chứng bệnh giống như trên lá lúa. Bẹ lá lúa Bệnh thường gây hại ở bẹ lá lúa. Vết bệnh thường bắt đầu từ mớn nước của bẹ, lan dần lên trên. Các vết bệnh vằn vện như trên lá xuất hiện và lan dần lên phía trên. Màu sắc cùa vết bệnh cũng thay đổi từ trắng xám (ở giữa vết) đến vàng nâu và nâu sậm. (hình) Khi vết bệnh lan lên đến cổ lá lúa nào thì làm cho lá lúa đó gảy gục xuống. Trên vết bệnh có thể gặp các hạch nấm, hình dạng không nhứt định, màu vàng nâu hoặc nâu, kích thước từ 0,2 mm đến 0,8 mm (hình) Chiều cao bụi lúa Bệnh ít ảnh hưởng đến chiều cao bụi lúa Số chồi trong bụi Bệnh không làm giảm số chồi của bụi lúa Gốc bụi lúa Bình thường Bông lúa Bệnh có thể lan lên đến bông lúa và làm cháy khô cả bông Rễ lúa Bình thường Tác nhân gây bệnhBệnh do nấm Rhizoctonia solani (Thanatephorus cucumeris). Nấm bệnh sinh sản bằng hạch nấm. Hạch nấm nổi và trôi theo nước và lây lan bệnh ra chung quanh. • Hạch nấm từ vụ trước rớt xuống đất hoặc dính trên gốc rạ là nguồn gây bệnh cho vụ sau. • Trong nước tưới, từ ngoài kinh rạch chảy vào ruộng thường có mang nhiều hạch nấm và lây bệnh cho ruộng lúa. • Trong ruộng lúa có bệnh, hạch nấm rơi xuống nước, nổi trên mặt nước và trôi tấp vào gốc của buội lúa lân cận và lây bệnh cho buội lúa mạnh. • Trên vết bệnh có thể có các sợi nấm trắng, rất nhỏ như tơ, mọc vươn dài ra khỏi bẹ lá và tiến đến các bẹ lá lân cận để xâm nhập vào và gây bệnh nơi mới đến. • Nấm Rhizoctonia solani còn gây bệnh cho tất cả các loại cỏ, nên khi cỏ ở bờ ruộng bò xuống ruộng lúa, các vết bệnh trên lá hoặc thân cỏ bệnh, khi tiếp xúc với lá hoặc bẹ lúa có thể lây bệnh cho lúa. Cách phòng chống Cuối vụ lúa, cần cày vùi hạch nấm vào sâu trong đất Trong vụ lúa, nên phát vén cỏ ven bờ ruộng không để bệnh từ cỏ lan vào Làm sạch cỏ ven bờ rạch, kinh, mương dẩn nước, không để sinh ra nhiều hạch nấm. Nên vớt lục bình nổi và trôi trên kinh rạch để ủ thành phân hữu cơ sử dụng, vì lá lục bình thường bị bệnh đốm vằn và nấm sinh ra rất nhiều hạch nấm (hình), là nguồn lây bệnh theo nước tưới từ ngoài kinh rạch vào ruộng. Làm lưới để chặn hạch nấm theo nước từ kinh, rạch trôi vào ruộng theo nước tưới. Cách chữa trị Các loại thuốc có thể trị được bệnh đốm vằn: validamycine (Validan, Valida, vv…), carbendazime (Carban, Carben, vv…), iprodione (Rovral), thiophanate methyl (Topan, Topsin M, vv…), Anvil, vv… Cần phun thuốc xuống đến gốc và bẹ lúa, thuốc mới có hiệu quả. Phun thuốc ngay khi phát hiện có bệnh trên ruộng. Nếu bệnh nặng, cần phun thuốc 2 lần trong vụ lúa, cách nhau 10 đến 15 ngày. . Bệnh đốm vằn (hay khô vằn) Mức độ xuất hiện trên đồng ruộng • Bệnh xuất hiện thành các vệt, chòm trên ruộng và rất thường gặp ven bờ đê. • Khi bệnh đã tiến triển nặng,. mắc bệnh Lá già Lá non hoặc lá già đều có thể mắc bệnh Đốm vết trên lá Các vệt có màu sắc từ trắng xám đến vàng nâu và nâu, chổ đậm, chổ lợt tạo thành các vết vằn vện trên lá bệnh (hình). Vết bệnh. với lúa có triệu chứng bệnh giống như trên lá lúa. Bẹ lá lúa Bệnh thường gây hại ở bẹ lá lúa. Vết bệnh thường bắt đầu từ mớn nước của bẹ, lan dần lên trên. Các vết bệnh vằn vện như trên lá xuất

Ngày đăng: 13/05/2014, 22:48

Mục lục

  • Bệnh đốm vằn (hay khô vằn)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan