Thị trường chứng khoán Việt nam 5 năm trong khủng hoảng
Báo cáo quý I/2011 TTCK VIỆT NAM 5 NĂM TRONG KHỦNG HOẢNG PHÒNG PHÂN TÍCH CÔNG TY CPCHỨNG KHOÁN NHĐT&PT VIỆT NAM (BSC) BSC Trụ sở chính Tầng 1, 10& 11 – Tháp BIDV 35 Hàng vôi – Hoàn Kiếm – Hà nội Tel: 84 4 9352722 (Ext.128-108) Fax: 84 4 22200669 Chi nhánh BSC Hồ Chí Minh Tầng 9 – 146 Nguyễn Công Trứ Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh Tel: 84 8 3 8218885 Fax: 84 8 3 8218510 Website: www.bsc.com.vn TTCK VIỆT NAM 5 NĂM TRONG KHỦNG HOẢNG LỜI NÓI ĐẦU Trong giai đoạn 5 năm 2008 - 2012, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một giai đoạn vô cùng khó khăn. Bên cạnh những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, nền kinh tế trong nước cũng dần bộc lộ những điểm yếu kém. Nếu như trong giai đoạn trước, nền kinh tế có những bước tiến đột phá với tốc độ tăng trưởng tốt thì trong 5 năm vừa qua, nó lại cho thấy những hạn chế của việc phát triển theo chiều rộng, dựa chủ yếu vào tăng nguồn vốn và lao động. Điều này đã dẫn đến một loạt những khó khăn trong những năm gần đây như diễn biến lạm phát thất thường, thị trường bất động sản vỡ bong bóng và đóng băng, thanh khoản hệ thống ngân hàng trong nhiều giai đoạn căng thẳng, thị trường chứng khoán liên tục tạo kỷ lục về các mức đáy. Trong bối cảnh đó, TTCK cũng bộc lộ nhiều hạn chế cố hữu cần khắc phục. Quy mô thị trường còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Chất lượng hàng hóa trên thị trường không được cải thiện nhiều. Nhà đầu tư các nhân vẫn chiếm tỷ trọng cao trong giao dịch trên thị trường dẫn đến các biến động thất thường do ảnh hưởng tâm lý. Những sai phạm trong hoạt động của các thành viên trên thị trường còn phổ biến, hiện tượng đầu cơ trục lợi diễn ra tràn lan gây thiệt hại lớn cho cả nhà đầu tư và các CTCK Thực tế này đòi hỏi các cơ quan quản lý phải xây dựng những đề án lớn để tái cấu trúc nền kinh tế trong đó có trọng tâm củng cố và phát triển thị trường tài chính. Các CTCK một mặt phải nâng cao năng lực để tồn tại, mặt khác phải xây dựng những chiến lược phát triển hướng tới các mục tiêu dài hạn hơn. Từ cách đặt vấn đề này, Phòng Phân tích - Công ty chứng khoán BSC đã hoàn thành chuyên đề “TTCK Việt Nam 5 năm trong khủng hoảng” với mục tiêu cung cấp một bức tranh tổng thể của thị trường trong 5 năm qua. Từ đó cung cấp cho các nhà đầu tư, các thành viên thị trường thông tin đầy đủ để phục vụ cho hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của mình trong thời gian tới. I. Tổng quan nền kinh tế: 1. Kinh tế vĩ mô: Có thể nói, nền kinh tế Việt Nam từ 2007 đến 2012 đã trải qua một giai đoạn vô cùng khó khăn. Nếu như từ năm 2000 đến 2007, nền kinh tế luôn đạt tốc độ tăng trưởng tốt với mức tăng bình quân (CAGR) là 6,7%/năm thì trong 5 năm gần đây, mức tăng trưởng này chỉ đạt 4,5%. GDP năm 2012 chỉ đạt mức tăng trưởng 5,03%, mức thấp nhất kể từ năm 1999. Tăng trưởng GDP giai đoạn 1999 – 2012 Bên cạnh nguyên nhân ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra năm 2008, cơ cấu tăng trưởng kinh tế với động lực chủ yếu dựa trên tăng trưởng vốn và lao động, thiếu đầu tư chiều sâu đã khiến cho nền kinh tế rơi vào trạng thái quá nóng và gây nên tình trạng lạm phát cao, tạo nên bong bóng tài sản đầu tư và có khả năng gây bất ổn trong dài hạn. Nếu như trong giai đoạn 2000 – 2006 lạm phát tăng nhưng thường duy trì ở mức hợp lý dưới 10% và vẫn tạo được đà tăng trưởng tốt thì từ năm 2007 đến nay, diễn biến lạm phát rất thất thường với biên độ dao động quá lớn đã phần nào thể hiện những bất ổn về cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải có những chính sách đột phá nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng. Chính vì vậy, trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015, hai vấn đề chính của nền kinh tế đã được cập và được xác định là mục tiêu cần giải quyết: (i) ổn định kinh tế vĩ mô được đặt lên hàng đầu, và (ii) định hướng nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. -5.00% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 4.5% 5.0% 5.5% 6.0% 6.5% 7.0% 7.5% 8.0% 8.5% 9.0% Tăng trưởng GDP CPI YoY Tuy nhiên, việc thay đổi về cơ cấu kinh tế đòi hòi một chiến lược dài hạn trong khi ngắn hạn, nền kinh tế đang cần ngay những giải pháp tức thời để bình ổn. Chính vì vậy, mục tiêu trước mắt trong giai đoạn hiện nay của Chính phủ là phải tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phá băng cho thị trường bất động sản, giải quyết nợ xấu và bình ổn thị trường tài chính, tránh nền kinh tế rơi vào trạng thái giảm tăng trưởng và đình đốn. 2. Thị trường tài chính: Như đã phân tích ở trên, nguồn vốn vẫn là nguồn lực chính cho tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Thống kê cho thấy tỷ lệ tổng phương tiện thanh toán, tổng dư nợ tín dụng, tổng dư nợ tiền gửi với GDP đều tăng mạnh trong các năm gần đây. Số liệu tính theo năm 2011 Tỷ lệ M2/GDP và dư nợ tín dụng/GDP ở Việt Nam ở mức cao trong so sánh tương quan với các nền kinh tế thuộc cùng nhóm như Thái Lan, Indonesia, Srilanka, Philipines. Tuy nhiên, thị trường vốn vẫn phụ thuộc chủ yếu vào kênh ngân hàng bởi TTCK còn non trẻ và quy mô nhỏ. Thị trường chứng khoán tuy đã hoạt động được trên 10 năm nhưng việc huy động vốn trên TTCK của các doanh nghiệp vẫn còn thấp và phụ thuộc nhiều vào diễn biến của thị trường. Hiện nay, toàn hệ thống có 5 NHTM NN, 1 NHCSXH, 35 NHTMCP, 50 Chi nhánh NHNN, 4 Ngân hàng liên doanh, 5 NH 100% vốn NN, 49 Văn phòng đại diện NHNN, 18 Công ty tài chính, 12 Công ty cho thuê tài chính. Ngoài ra còn có gần 1000 quỹ tín dụng hợp tác trên khắp địa bàn các tỉnh thành. Với một nền kinh tế nhỏ như Việt Nam thì số lượng các TCTD như vậy là quá nhiều và dẫn đến tình trạng cạnh tranh mạnh mẽ và gây nên một số hạn chế trong hệ thống như sau: - 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 140.00 160.00 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 M2(%GDP) Dư nợ tín dụng(%GDP) 109.44 128.27 38.74 38.11 59.80 120.86 158.97 38.54 46.18 51.84 0. 50. 100. 150. 200. Vietnam Thailand Indonesia Srilanka Phillipines Tổng dư nợ cho vay(%GDP) M2(%GDP) a. Thanh khoản kém Trước nhu cầu huy động vốn tăng cao để đáp ứng đòi hỏi tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế, trong giai đoạn 2005-2007, NHNN đã chấp nhận cho phép 13 ngân hàng được chuyển đổi từ mô hình nông thôn lên thành thị. Các ngân hàng này trước khi chuyển đổi, vốn điều lệ chỉ có khoảng vài chục đến vài trăm tỉ đồng. Tuy nhiên, theo yêu cầu vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỉ vào năm 2011, các NHTM này đã buộc phải tăng vốn chủ sở hữu lên 10-20 lần chỉ trong vòng chỉ 5 năm. Trong các năm gần đây, tỷ lệ cho vay trên huy động luôn ở mức cao và điều này dẫn đến rủi ro lớn cho hệ thống. Nhiều NHTMCP do mới chuyển đổi từ các NH nông thông nên chưa đủ năng lực cạnh tranh, trong bối cảnh khó khăn phải đẩy lãi suất huy động lên cao để thu hút khách hàng nhưng vẫn không đảm bảo thanh khoản. Nhiều TCTD quá phụ thuộc vào thị trường 2 dẫn tới sự kém hiệu quả trong quá trình luân chuyển dòng vốn trên thị trường. b. Cơ cấu nguồn vốn không hợp lý Cơ cấu nguồn vốn không hợp lý một phần bắt nguồn từ chính sách tiền tệ nới lỏng các năm trước. Trong giai đoạn 5 năm vừa qua, tăng trưởng tín dụng đều ở mức rất cao trong đó có những năm đột biến như 2008 tăng trên 27%, 2009 tăng trên 45%, năm 2010 tăng trên 31%. Khi những đồng tiền giá rẻ có sẵn trên thị trường, các doanh nghiệp sẽ kỳ vọng vào tương lai tiếp tục “tươi đẹp”. Vì thế, các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư mạnh phát triển các dự án trong lĩnh vực bất động sản, khu công nghiệp, v.v… Mặt khác, do rất nhiều ngân hàng thực chất là “sân sau” của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng, nên việc cho vay bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng chiếm tỉ trọng rất lớn ở các ngân hàng này. Cơ cấu nguồn vốn vì vậy bị phân bổ không hợp lý giữa cho vay ngắn hạn và cho vay dài hạn; giữa cho vay đầu tư trong lĩnh vực bất động sản và cho vay đầu tư các ngành sản xuất khác. c. Tỷ lệ nợ xấu cao Suốt trong giai đoạn 5 năm vừa qua, ngành ngân hàng vẫn được đánh giá là có hiệu quả tương đối so với các ngành sản xuất kinh doanh khác. Tuy nhiên, đến năm 2012, hiệu quả hoạt động của các NH đã bắt đầu bị ảnh hưởng. Đặc biệt là nhiều NH không trích lập dự phòng đầy đủ với các khoản nợ xấu cũng như các khoản đầu tư ngoài ngành. Các khoản trích lập dự phòng, tỷ lệ nợ xấu trên báo cáo tài chính của các NH chưa phản ánh đúng thực chất tình hình khó khăn hiện tại. Đến cuối quý II, Thống đốc công bố nợ xấu thực tế của hệ thống NHTM có thể lên đến 10%, thay vì mức 3% như các ngân hàng báo cáo. Con số này cũng tương đương với nhận định của nhiều tổ chức tài chính và Ngân hàng Nước ngoài. d. Cơ cấu sở hữu chồng chéo giữa các ngân hàng Do trình độ quản trị của nhiều ngân hàng TMCP có quy mô nhỏ không theo kịp với đà tăng tài sản nên dẫn đến việc chất lượng tín dụng của các ngân hàng này kém. Một lý do khác khiến cho chất lượng tín dụng ở các ngân hàng này kém là vì chúng thường là “sân sau” của các tập đoàn, cả nhà nước lẫn tư nhân, vì để tăng vốn chủ sở hữu lớn như vậy các ngân hàng này buộc phải dựa vào vốn đóng góp của chính các tập đoàn này. Một vấn đề khác nảy sinh khi tốc độ tăng vốn chủ sở hữu quá nhanh của nhóm ngân hàng này là chính các tập đoàn đằng sau các ngân hàng này cũng phải vay vốn từ các ngân hàng khác để đáp ứng yêu cầu. Hệ quả là vốn vay của các tập đoàn bị sử dụng sai mục đích. Đây là một trong những nguyên nhân chủ chốt khiến cho nợ xấu, nợ quá hạn dắt dây trong toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam. Những bất cập này đã khiến các chính sách điều hành của Chính phủ trong thời gian gần đây phải hướng tới việc tái cơ cấu thị trường tài chính, minh bạch và lành mạnh hóa để giải quyết thực trạng ứ động vốn trên thị trường. II. Thị trường chứng khoán: 1. Các diễn biến chính: 0 20 40 60 80 100 120 140 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 01/08 04/08 07/08 10/08 01/09 04/09 07/09 10/09 01/10 04/10 07/10 10/10 01/11 04/11 07/11 10/11 01/12 04/12 07/12 10/12 GTGD 2 sàn VN-Index HNX-Index Có thể nói, giai đoạn 2008 - 2012 là một thời kỳ đầy biến động của TTCK Việt Nam. Sau khi tăng nóng và đạt mức đỉnh điểm vào năm 2007, các chỉ số chứng khoán đã cho thấy giá cổ phiếu có dấu hiệu bong bóng và do đó nhanh chóng sụt giảm mạnh vào năm 2008. Chỉ số VN-Index từ mức kỷ lục trên 1.100 điểm vào cuối tháng 05/2007 đã giảm mạnh chỉ còn 235 điểm vào cuối tháng 02/2009. Sau đó, thị trường vẫn liên tục có các biến động lớn, tùy thuộc vào chính sách vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, nếu chỉ đánh giá thị trường qua chỉ số chính là VN-Index thì không thể phản ánh hết được vận động của thị trường. Trong các năm tiếp theo, VN-Index vẫn duy trì ở mức cao hơn so với đáy khủng hoảng của thị trường vào tháng 3/2009. Tuy nhiên, có thể nói giai đoạn khó khăn nhất của thị trường là năm 2012. Nếu như trên sàn HSX, việc các mã cổ phiếu blue chips được khối đầu tư nước ngoài quan tâm mua vào đã khiến cho giá các cổ phiếu này được duy trì ổn định hơn và giúp cho chỉ số VN- Index không sụt giảm nhiều thì ngược lại, trên sàn HNX, chỉ số HNX- Index liên tục lập các mức thấp kỷ lục trong năm qua. Bên cạnh đó, giá trị giao dịch cũng liên tục sụt giảm xuốn mức thấp, đặc biệt là tháng 2/2012 với mức giao dịch bình quân chỉ đạt hơn 382 tỷ đồng/phiên và tháng 11/2012 là 397 tỷ đồng/phiên. Đây là các mức giao dịch thấp nhất kể từ tháng 6/2008 mặc dù thị trường đã mở rộng quy mô hơn nhiều nếu tính về số lượng công ty niêm yết. Trong khi đó, trước tình hình khó khăn chung, hoạt động của nhiều doanh nghiệp niêm yết cũng không thuận lợi dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ. Trong hoàn cảnh khó khăn, những sai phạm trong hoạt động kinh tế cũng dần lộ diện và gây ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến của thị trường chứng khoán. Cuối tháng 08/2012, sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên phó chủ tịch hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB và sau đó một số nhân vật trong Ban điều hành Ngân hàng này đã tạo nên những chấn động trên thị trường. Mặc dù đây chỉ là một sự kiện liên quan đến 1 doanh nghiệp niêm yết nhưng nó lại gây nên những ảnh hưởng vô cùng lớn và có tính lan tỏa trên thị trường tài chính. 2. Thành tựu đạt được: Tuy giai đoạn 5 năm vừa qua, thị trường chứng khoán đã trải qua những bước thăng trầm đầy biến động nhưng cũng đã đạt được nhiều thành tựu bước đầu. TTCK đã giúp cho TTTC phát triển khá mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu. Phát triển mạnh từ năm 2006 nhưng 5 năm gần đây chính là giai đoạn phát triển bùng nổ nhất. Từ chỗ chỉ có 14 công ty chứng khoán hoạt động ở năm 2005 thì sau năm 2009, số lượng công ty chứng khoán ổn định ở con số 105 công ty. Số lượng tài khoản của nhà đầu tư cũng tăng vọt sau năm 2009 và tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo. Nếu như năm 2005, mới chỉ có 41 mã cổ phiếu niêm yết trên thị trường thì cuối năm 2012 con số này đã là 705 mã và nhờ đó giá trị vốn hóa thị trường nhìn chung cũng được mở rộng. Đối với thị trường trái phiếu, phần lớn TPCP và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đã được niêm yết trên thị trường TPCP chuyên biệt tại HNX (502 mã trái phiếu tại thời điểm 31/12/2011) với tổng giá trị theo mệnh giá là 279.000 tỷ đồng. Điều này đã góp phần tạo thuận lợi cho nhiều định chế tài chính tham gia vào thị trường trái phiếu như một kênh đầu tư với tính thanh khoản cao đồng thời cũng là một cung cụ phòng ngừa rủi ro hữu dụng. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đã tận dụng kênh phát hành trái phiếu để huy động vốn, đặc biệt là trong các giai đoạn thanh khoản trên hệ thống không đảm bảo dẫn đến khó huy động thông qua kênh truyền thống là vay của các TCTD. 40 221.2 491 225 620 741.3 556.7 797.6 0.0 0.1 0.3 0.4 0.8 1.0 1.2 1.2 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 GTVH Triệu TK Giá trị vốn hóa (nghìn tỷ đồng) Số lượng TK 14 55 78 98 105 105 105 105 41 193 253 238 455 649 698 705 0 100 200 300 400 500 600 700 800 0 20 40 60 80 100 120 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Số lượng CTCK Số công ty niêm yết Diễn biến tổng dư nợ trái phiéu và dư nợ trái phiếu doanh nghiệp Tuy phần lớn nhu cầu vốn của nền kinh tế vẫn chủ yếu được đáp ứng thông qua hệ thống các TCTD nhưng trong 5 năm qua, TTCK cũng đã góp phần giúp nhiều doanh nghiệp giải quyết bài toàn vốn của mình, thậm chí với chi phí thấp hơn so với việc vay vốn ngân hàng, đặc biệt là trong năm 2010. 3. Những hạn chế: 3.1. Thị trường cổ phiếu: a. Chất lượng của hàng hóa trên thị trường: Đến cuối năm 2012, có 705 mã cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đã niêm yết trên hai sàn HSX và HNX (có 21 mã bị hủy niêm yết trong năm 2012). Tuy nhiên, thị trường mất cân đối lớn khi chỉ có 65 công ty có quy mô vốn hóa thị trường trên 1.000 tỷ đồng (chiếm chưa tới 10%), trong khi có tới 341 công ty có quy mô nhỏ với vốn điều lệ và vốn hóa < 100 tỷ đồng (chiếm tới 50%), tổng vốn hóa thị trường của 20 doanh nghiệp hàng đầu chiếm hơn 74% vốn hóa thị trường của 2 sàn giao dịch. Đến cuối năm 2012, chỉ có 20 công ty có vốn hóa thị trường trên 5.000 tỷ đồng, trong đó có tới 10 công ty mà tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài đã gần chạm ngưỡng tối đa. Việc quá ít room cho nhà đầu tư nước ngoài gây nên khó khăn trong việc thu hút vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, có quá nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ với cổ phần tập trung ở một số ít các cổ đông tạo điều kiện cho việc thao túng, làm giá cổ phiếu gây nên rủi ro cao cho thị trường. Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ và cho thấy giá trị cơ bản kém hấp dẫn dù là doanh nghiệp đã 0 1 2 3 4 5 6 7 0 5 10 15 20 25 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng dư nợ TP (%GDP) Dư nợ TPDN (%GDP) đạt tiêu chuẩn để niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung. Trong 9 tháng đầu năm 2012, số doanh nghiệp niêm yết có lỗ lũy kế là 143, tăng gấp 1,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, còn có 438 công ty có lợi nhuận sụt giảm, tăng 12%. Bình quân lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) chỉ đạt 8%, trong khi năm 2011 đạt 12,3%. Lợi nhuận kinh doanh sụt giảm, thua lỗ là nguyên nhân chính khiến giá cổ phiếu xuống rất thấp và nhiều doanh nghiệp phải hủy niêm yết. Đến cuối năm 2012, đang có khoảng 435 cổ phiếu giao dịch dưới mệnh giá trên tổng số 705 cổ phiếu niêm yết trên 2 sàn giao dịch chính, chiếm tới gần 60%, một con số kỷ lục. Năm 2012 cũng đã đánh dấu việc có tới 21 công ty bị hủy niêm yết do kết quả kinh doanh không đảm bảo tiêu chuẩn niêm yết hoặc vi phạm công bố thông tin. b. Thị trường có dấu hiệu thừa các CTCK, các công ty quản lý quỹ năng lực kém: Kể từ năm 2009, sau giai đoạn phát triển mạnh về chiều rộng, số lượng các công ty chứng khoán đã ổn định ở mức 105 Công ty. Đây là số lượng công ty quá nhiều so với một thị trường có quy mô nhỏ như Việt Nam. So sánh với TTCK Thái Lan, tuy giá trị vốn hóa gấp khoảng 8 lần TTCK Việt Nam nhưng số CTCK chỉ khoảng trên 40 Công ty. Thị phần và quy mô vốn cũng cho thấy sự mất cân đối. 10 CTCK hàng đầu chiếm hơn 50% doanh thu toàn thị trường, hơn 90 Công ty còn lại cạnh tranh khốc liệt. Vốn điều lệ của 20 công ty lớn nhất chiếm 58,96% tổng vốn điều lệ của các CTCK, 27/105 công ty có vốn điều lệ dưới 100 tỷ đồng, công ty lớn nhất có vốn điều lệ là 3.526 tỷ đồng, bằng 176 lần vốn điều lệ của công ty nhỏ nhất. Sự mất cân đối này khiến cho nhiều CTCK nhỏ không có khả năng cạnh tranh. Trong năm 2012, nhiều CTCK sau giai đoạn khó khăn kéo dài đã có dấu hiệu không thể duy trì hoạt động, 11 CTCK bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt trong đó có 3 công ty bị đình chỉ hoạt động, một số công ty đã xin rút bớt nghiệp vụ. Ngay cả một số CTCK niêm yết cũng có ý định muốn rút niêm yết. Thống kê kết quả kinh doanh của các CTCK cho thấy, có trên 50% công ty bị lỗ trong năm 2012 và trên 70% công ty có lỗ lũy kế. Hiện nay, thị trường chứng khoán có khoảng gần 50 công ty quản lý quỹ. Phần lớn (80%) các công ty quản lý quỹ có vốn điều lệ chỉ từ 25 đến 50 tỷ đồng, chỉ có 6 công ty có vốn điều lệ trên 100 tỷ đồng, công ty có vốn điều lệ lớn nhất chỉ là 500 tỷ đồng. Trong 3 năm gần đây, các công ty quản lý quỹ gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn từ cả nhà đầu tư trong [...]... sinh Thị trường chứng khoán ra đời đã trên 10 năm nhưng nhà đầu tư không được sử dụng các sản phẩm phái sinh như quyền chọn mua, quyền chọn bán, bán khống, hợp đồng tương lai, đầu tư chỉ số Những trở ngại này làm giảm đáng kể tính thanh khoản của thị trường chứng khoán do nhà đầu tư không được sử dụng các công cụ để phòng ngừa rủi ro biến động giá chứng khoán 3.2 Thị trường trái phiếu a Quy mô thị trường. .. động đầu tư Tuy nhiên, trong 5 năm khủng hoảng, thị trường không thuận lợi đã khiến nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ nặng và rơi vào tình trạng phá sản Trong khi 10 CTCK hàng đầu đã chiếm tới trên 50 % thị phần môi giới thì sự cạnh tranh ở hơn 90 công ty còn lại là cuộc chiến để tồn tại Điều này dẫn tới việc trong năm 2012, có 11 công ty bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt trong đó 3 công ty đã bị... chung, kết quả hoạt động của các CTCK trong các năm vừa qua là không khả quan, đặc biệt là vào năm 2012 Kết quả hoạt động các CTCK niêm yết (mẫu 15 công ty có BCTC từ Q4/2009) 4.0% 2.00% 3.0% 1 .50 % 2.0% 1.00% 1.0% 0 .50 % 0.0% 0.00% -1.0% -0 .50 % -2.0% -1.00% -3.0% -1 .50 % ROE ROA Thống kê kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán cho thấy có trên 50 % bị lỗ riêng trong năm 2012 và trên 70% công ty có lỗ... mở là tất yếu và phần lớn quỹ đại chúng sẵn sàng chuyển đổi mô hình từ quỹ đóng sang quỹ mở Do thị trường chứng khoán đi xuống nên việc huy động vốn thành lập quỹ càng khó khăn c Tính minh bạch của thị trường không cao, quyền lợi nhà đầu tư nhỏ chưa được đảm bảo Trong những năm vừa qua, thị trường chứng khoán có dấu hiệu phát triển quá nhanh về chiều rộng nhưng không đi đôi với chất lượng Nhiều doanh... các công ty chứng khoán: 4.1 Phân tích cấu trúc ngành: Cùng với sự bùng nổ của TTCK, tuy việc thành lập một CTCK cũng đã có các rào cản pháp lý nhưng điều này là không đủ để ngăn cản sự phát triển về số lượng các CTCK Sau năm 2007, số lượng các CTCK tăng nhanh và chỉ thể hiện sự bão hòa sau khi thị trường rơi vào giai đoạn khó khăn Từ sau năm 2009, thị trường chứng khoán ổn định với 1 05 CTCK Trong số... 82188 85 Fax: 84 8 3 821 851 0 Bản quyền của Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC), 2009 Công ty cổ phầnChứng khoán BIDV (BSC) Bất kỳ nội dung nào của tài liệu này cũng không được (i) sao chụp hay nhân bản ở bất kỳ hình thức hay phương thức nào hoặc được cung cấp nếu không được sự chấp thuận của Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC)... thòi, mất mát trong đầu tư Trong khi đó, vai trò tạo lập thị trường của nhà đầu tư tổ chức còn hết sức nhỏ bé nên thị trường thiếu ổn định, dễ biến động mạnh theo tâm lý đám đông Luồng vốn đổ vào thị trường chủ yếu là ngắn hạn và nhà đầu tư cá nhân Theo báo cáo của HSX, đối với giao dịch của nhà đầu tư trong nước, giao dịch tự doanh của CTCK, nhà đầu tư tổ chức trong nước chỉ chiếm khoảng dưới 20%... CTCK (mẫu 15 công ty có BCTC từ Q4/2009) Trieu VND 50 0,000 450 ,000 400,000 350 ,000 300,000 250 ,000 200,000 150 ,000 100,000 50 ,000 0 Doanh thu môi giới a Doanh thu tư vấn TC DT bảo lãnh Hoạt động môi giới: Hiện nay, hoạt động môi giới vẫn là hoạt động chính và là nguồn thu chủ yếu của các CTCK Nếu tính trong quý III/2012, top 10 CTCK dẫn đầu chiếm tới gần 60% thị phần giao dịch trên HSX và 56 % thị phần... doanh chứng khoán theo thông lệ quốc tế Đặc biệt trong lĩnh vực chứng khoán, cần tiếp tục giám sát chặt chẽ hơn hoạt động của các CTCK, mạnh tay loại bỏ các CTCK không đảm bảo chất lượng dịch vụ, giúp cho thị trường cạnh tranh lành mạnh hơn và cũng giúp cho các CTCK có chất lượng tốt có điều kiện tăng thị phần để đảm bảo hoạt động Thứ ba, tiếp tục tuyên truyền và phổ cập hóa kênh đầu tư trên thị trường. .. PHẦN CHỨNG KHOÁN NHĐT&PTVN Tống Minh Tuấn Phụ trách phòng tuantm@bsc.com.vn Nguyễn Thị Thu Trang Hoàng Anh Tuấn Phân tích vĩ mô trangntt@bsc.com.vn Phân tích thị trường tuanha@bsc.com.vn Nguyễn Hoàng Việt Trần Hữu Quang Phân tích vĩ mô vietnh@bsc.com.vn Phân tích thị trường quangth@bsc.com.vn THÔNG TIN LIÊN HỆ BSC Trụ sở chính Tầng 10& 11 – Tháp BIDV 35 Hàng vôi – Hoàn Kiếm – Hà nội Tel: 84 4 9 352 722 . Phân tích - Công ty chứng khoán BSC đã hoàn thành chuyên đề “TTCK Việt Nam 5 năm trong khủng hoảng với mục tiêu cung cấp một bức tranh tổng thể của thị trường trong 5 năm qua. Từ đó cung. TTCK VIỆT NAM 5 NĂM TRONG KHỦNG HOẢNG LỜI NÓI ĐẦU Trong giai đoạn 5 năm 2008 - 2012, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một giai đoạn vô cùng khó khăn. Bên cạnh những ảnh hưởng của cuộc khủng. I/2011 TTCK VIỆT NAM 5 NĂM TRONG KHỦNG HOẢNG PHÒNG PHÂN TÍCH CÔNG TY CPCHỨNG KHOÁN NHĐT&PT VIỆT NAM (BSC) BSC Trụ sở chính Tầng 1, 10& 11 – Tháp BIDV 35 Hàng vôi –