Phân tích thống kê TSCĐ và đầu tư dài hạn của công ty cổ phần thiết bị điện
Trang 1CHƯƠNG 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ THỐNG KÊ TSCĐ VÀ
ĐẦU TƯ DÀI HẠN TRONG DOANH NGHIỆP
1 Lý thuyết về TSCĐ và quản lý TSCĐ ở doanh nghiệp
1.1 Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ
Để có thể tiến hành được hoạt động sản xuất kinh doanh bất cứ doanh nghiệp nàocũng cần có đầy đủ ba yếu tố về lao động là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động vàsức lao động Khác với các đối tượng lao động (nguyên vật liệu, sản xuất dở dang,bán thành phẩm…) thì các tư liệu lao động (như máy móc, thiết bị, nhà xưởng,phương tiện vận tải…) là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tácđộng vào đối tượng lao động biến đổi nó theo mục đích của mình Đó là các tư liệulao động chủ yếu được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình sản xuất kinhdoanh như: máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, các công trình kiếntrúc, các khoản đầu tư mua sắm TSCĐ hữu hình… TSCĐ của doanh nghiệp là nhữngtài sản có giá trị lớn, thông thường một tư liệu lao động được coi là TSCĐ phải đồngthời thảo mãn hai tiêu chuẩn cơ bản:
- Một là, phải có thời gian sử dụng tối thiểu từ 1 năm trở lên
- Hai là, phải đạt giá trị tối thiểu ở một mức cố định, tiêu chuẩn này được quy địnhriêng đối với từng nước và có thể được điều chỉnh cho phù hợp với mức giá của từngthời kỳ
Ở nước ta hiện nay theo quy định 206/2009/QĐ - BTC của Bộ tài chính quy định
* Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ hữu hình
Mọi tư liệu lao động là tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thốnggồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ kết hợp với nhau để cùng thực hiện một hay một sốchức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thốngkhông hoạt động được, nên nếu thoả mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn sau thì được coi là tàisản cố định:
- Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên
- Có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên
- Nguyên giá tài sản được xác định một cách tin cậy
Trong trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết vớinhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một
bộ phận nào đó hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó mà do
Trang 2yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tàisản thì những bộ phận đó được coi là TSCĐ hữu hình độc lập.
* Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ vô hình:
Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời 4 điềukiện trên mà không hình thành TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình Nếukhoản chi phí này không đồng thời thoả mãn cả 4 tiêu chuẩn trên thì được hạch toán trựctiếp hoặc được phân bổ vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp
Từ những nội dung trên có thể rút ra định nghĩa về TSCĐ như sau:
Tài sản cố định trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trịlớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất còn giá trị của nó thì được chuyển dịch dần từngphần vào giá trị của sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất
Đặc điểm chung của TSCĐ là khi sử dụng bị hao mòn dần và giá trị hao mòndần được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm hàng hoá và được bù đắp khi doanh nghiệptiêu thụ được sản phẩm hàng hoá Trong quá trình sử dụng TSCĐ không thay đổi vềhình thái vật chất bên ngoài và đặc tính sử dụng ban đầu của nó TSCĐ biểu hiện trình
độ và năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện cơ sở vật chất kỹthuật của doanh nghiệp và có vai trò quyết định đến việc tăng năng suất lao động và hạgiá thành sản phẩm Thêm vào đó, thông qua việc trích khấu hao TSCĐ đã góp phần vàoviệc hình thành khả năng tự tài trợ vốn cho doanh nghiệp Do vậy với doanh nghiệpthực hiện sản xuất vật chất, TSCĐ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, đối với sự rađời và tồn tại của doanh nghiệp
1.2 Phân loại TSCĐ
Do TSCĐ có những đặc điểm khác nhau nên cần phải phân loại TSCĐ thànhnhững loại nhất định, phục vụ cho nhu cầu quả lý và sử dụng TSCĐ trong các doanhnghiệp Hiện nay TSCĐ thường được phân loại theo một số tiêu thức sau:
* Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện.
Theo phương pháp này TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành hai loại:
Trang 3Là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đãđược đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp nhưchi phí thành lập doanh nghiệp , chi phí sử dụng đất…
Ý nghĩa: Cách phân loại này cho ta thấy được cơ cấu đầu tư vào TSCĐ hữu hình
và vô hình từ đó lựa chọn các quyết định đầu tư hoặc cơ cấu dầu tư cho phù hợp vàhiệu quả nhất
* Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng
- TSCĐ đang dùng: Là những TSCĐ của doanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt độngsản xuất kinh doanh, hoặc các hoạt động phúcc lợi, sự nghiệp hay an ninh quốc phòngcủa doanh nghiệp
- TSCĐ chưa dùng: Là những tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanhhay các hoạt động khác của doanh nghiệp, song hiện tại chưa cần dùng còn dự trữ để sửdụng sau này
- TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý: Là những TSCĐ đã hết thời hạn sử dụnghay những TSCĐ không cần thiết, không phù hợp với nhiệm vụ sản xuát kinh doanh củadoanh nghiệp cần thanh lý, nghượng bán để thu hồi vốn đầu tư bỏ ra ban đầu
Ý nghĩa: Cách phân loại này giúp các nhà quản lý biết được tình hình tổng quát về
số lượng, chất lượng TSCĐ hiện có, VCĐ tiềm tàng, hoặc ứ đọng, từ đó tạo đIũu kiệncho phân tích, kiểm tra, đánh giá tiềm lực sản xuất cần khai thác và tìm cách thu hồi
* Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng.
- TSCĐ định thco mục đích sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ hữu hình và vôhình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp
- TSCĐ phục vụ cho sự nghiệp phúc lợi, an ninh quốc phòng
- TSCĐ bảo quản giữ hộ, cất hộ: Là những TSCĐ doanh nghiệp bảo quản, giữ hộdoanh nghiệp khác hoặc nhà nước theo quy định của cơ quan nhà nước có thêm quyền
Ý nghĩa: Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp they được cơ cấu TSCĐ củamình theo mục đích sử dụng của nó, từ đó có biện pháp quản lý TSCĐ theo mục đích sửdụng sao cho có hiệu quả
* Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu
- TSCĐ tự có: Là các TSCĐ mua sẵm và hình thành từ nguốn vốn ngân sách nhànước cấp hoặc cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguốn vốn liên doanh, các quỹ của doanhnghiệp và các TSCĐ được tặng, biếu…
- TSCĐ thuê ngoài: Là TSCĐ đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định theo
Trang 4hợp đồng đã ký Tuỳ theo điều khoản của hợp đồng mà TSCĐ đi thuê được chia thànhTSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động.
ý nghĩa: Phân loại TSCĐ theo phương pháp này giúp cho việc quản lý và tổ chứchạch toán TSCĐ được chặt chẽ, chính xác, và sử dụng TSCĐ có hiệu quả cao nhất
* Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật
TSCĐ hữu hình được chia thành các loại sau: Nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý…
TSCĐ vô hình được chia thành các loại sau: Quyền sử dụng đất, chi phí thành lập
và chuẩn bị sản xuất, bằng phát minh sáng chế, chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí vềlưọi thế thương mại và các TSCĐ vô hình khác
Ý nghĩa: Cách phân loại này cho they công dụng cụ thể của tổng loại TSCĐ trongdoanh nghiệp, tạo đIều kiện thuận lợi cho việc sử dụng TSCĐ và trích khấu hao TSCĐmột cách chính xác
1.3 Vai trò của TSCĐ trong doanh nghiệp
* Đối với nền kinh tế
TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nóiriêng Đó là một yếu tố không thể thiếu được đối với sự tồn tại của bất cứ một quốc gianào, một doanh nghiệp nào Vì nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển Đó là những tư liệulao động chủ yếu được ví như “hệ thống xương cốt bắp thịt của quá trình SXKD”.TSCĐ là khí quan để con người thông qua đó tác động vào đối tượng lao động biến nó,bắt nó phục vụ cho con người
* Đối với con người
Con người được hưởng thành quả cuối cùng của một hệ thống TSCĐ tiên tiến Nhờ
có TSCĐ hiện đại mà quá trình sản xuất sẽ rút ngắn, lao động của con người thuận lợihơn, đỡ nặng nhọc hơn và có năng suất lao động cao hơn, kết quả sản xuất lớn hơn, do
đó mà điều kiện làm việc và đời sống được nâng cao
* Đối với doanh nghiệp
Trình độ trang thiết bị TSCĐ quyết định năng lực sản xuất lao động, chi phí giáthành, chất lượng sản phẩm cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trênthương trường Nếu doanh nghiệp nào trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, áp dụng quytrình công nghệ tiên tiến sẽ giảm được mức tiêu hao nguyên vật liệu và cho ra những sảnphẩm chất lượng tốt và có sức hút cao đối với khách hàng
* Đối với xã hội
Trình độ công nghệ sản xuất ở mức độ nào thì nói lên trình độ phát triển của lực
Trang 5lượng sản xuất ở mức độ tương ứng và là căn cứ phân biệt thời đại này với thời đạikhác Phương thức sản xuất cổ truyền khác phương thức sản xuất hiện đại ở chỗ sảnxuất như thế nào và sản xuất bằng cái gì Chính lực lưọng sản xuất đã thúc đẩy quan hệsản xuất phát triển và làm thay đổi phương thức sản xuất.
Từ những phân tích trên ta càng thấy rõ được vai trò quan trọng của TSCĐ tronghoạt động sản xuất kinh doanh Chính vì vậy mà TSCĐ phải luôn được duy trì, kéo dàituổi thọ và đầu tư đổi mới công nghệ
1.4 Kết cấu TSCĐ
Với mỗi cách phân loại trên có ý nghĩa khác nhau nhưng ở chúng có ý nghĩachung quan trọng đó là cho phép đánh giá, xem xét kết cấu TSCĐ của doanh nghiệptheo các tiêu thức khác nhau giúp cho nhà quản lý tính toán chính xác số tiền trích lậpquỹ khấu hao Do vậy kết cấu TSCĐ là tỷ trọng giữa nguyên giá của một loại TSCĐ nào
đó chiếm trong tổng nguyên giá toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp tại một thời điểm nhấtđịnh
Trong các ngành kinh tế khác nhau hay trong cùng một ngành kinh tế thì kết cấucủa TSCĐ đều không giống nhau Sự khác nhau về kết cấu trong trong ngành và trongdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh là do đặc điểm riêng biệt về hoạt động sản xuất kinhdoanh của chúng quyết định
1.5 Đánh giá TSCĐ
Đánh giá TSCĐ là biểu hiện giá trị TSCĐ bằng tiền theo những nguyên tắc nhấtđịnh, là điều kiện cần thiết để hạch toán TSCĐ, trích khấu hao và phân tích hiệu quả sửdụng TSCĐ trong doanh nghiệp Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ trongquá trình sử dụng TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại
- Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá
Là toàn bộ các chi phí mà các doanh nghiệp đã chi ra để có được TSCĐ cho đếnkhi đưa TSCĐ vào hoạt động bình thường, bao gồm: giá mua thực tế, lãi vay, đầu tưTSCĐ khi chưa bàn giao đưa vào sử dụng, thuế, lệ phí trước bạ Tuỳ theo từng loạiTSCĐ mà nguyên giá của nó được xác định khác nhau
Cách đánh giá này có thể cho doanh nghiệp thấy được số vốn đầu tư, mua sắmTSCĐ ở thời điểm ban đầu, là căn cứ để xác định số tiền phải trả khách hàng để tái sảnxuất giản đơn
- Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại
Trang 6Giá trị còn lại của TSCĐ là phần giá trị chưa chuyển vào giá trị sản phẩm Giá trịcòn lại có thể tính theo giá trị ban đầu.
Mỗi cách đánh giá đều có ý nghĩa tác dụng riêng, cho phép chúng ta thấy mức độthu hồi vốn đầu tư đến thời điểm đánh giá, từ đó đưa ra chính sách khấu hao thu hồi sốvốn đầu tư còn lại để bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Việc khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp có thể được thực hiện theo nhiềuphương pháp khác nhau, mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng Việc lựa chọnphương pháp khấu hao đúng đắn là nội dung quan trọng trong việc quản lý TSCĐ trongdoanh nghiệp
Thông thường có những phương pháp tính khấu hao sau:
* Phương pháp khấu hao tuyến tính (khấu hao đường thẳng)
Đây là phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian sử dụng Theo phương pháp này mức khấu hao cơ bản hàng năm của TSCĐ được tính theo công thức:
Mức khấu hao = Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng TSCĐ
Ưu nhược điểm:
+ Ưu điểm: Phương pháp này đơn giảm, dễ tính, dễ hiểu Doanh nghiệp có thể ổn địnhchi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm do mức khấu hao được phân bổ đều qua cácnăm
+ Nhược điểm: Do TSCĐ phải chịu nhiều các yếu tố tác động tới nên trong những thời
kỳ khác nhau TSCĐ có những hao mòn khác nhau Vì vậy phương pháp này không đemlại cho người quản lý những thông tin chính xác về mức độ hao mòn thực tế của TSCĐtrong các thời kỳ sử dụng khác nhau
- Điều kiện áp dụng: Các TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh đều được trích khấuhao theo phương pháp này Đây là phương pháp khấu hao khá đơn giản và được áp dụnghầu hết cho các TSCĐ trong doanh nghiệp
* Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần.
Trang 7Theo phương pháp này số tiền khấu hao từng năm của TSCĐ được xác định bằngcách lấy giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm tính khấu hao nhân với một tỷ lệ khấu hao
cố định hàng năm, có thể được xác định qua công thức:
Mki : Số tiền khấu hao TSCĐ năm i
Gđi: Giá trị còn lại của TSCĐ năm thứ iTkh: Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐTk: Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tuyến tínhHs: Hệ số điều chỉnh
Hệ số: + 1,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 3 đến 4 năm
+ 2,0 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 5 đến 6 năm+ 2,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 6 năm trở lên
* Phương pháp khấu hao theo tổng số: Theo phương pháp này, số khấu hao của từngnăm được xác định bằng cách lấy nguyên giá TSCĐ nhân với tỷ lệ khấu hao của từngnăm:
Tkt: Tỷ lệ khấu hao TSCĐ năm thứ t
2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ
2.1 Hiệu quả sử dụng TSCĐ
Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mọidoanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Để đạt tới lợi nhuận tối đa các doanh nghiệpphải không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh trong đó quản lý và sửdụng TSCĐ là một bộ phận rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến kết quả và hiệuquả sản xuất kinh doanh Qua đó, thấy được chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh,khả năng khai thác các khả năng sẵn có, biết mình đang ở giai đoạn nào trong quá trìnhphát triển, đang ở vị trí nào trong quá trình đua tranh với các doanh nghiệp khác
Hiệu quả sử dụng TSCĐ là một phần của công tác đánh giá hiệu quả sản xuất kinh
Trang 8doanh nhưng để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệpphải cố gắng tối đa trên nhiều lĩnh vực trong đó phải tìm ra cách nâng cao hiệu quả sửdụng TSCĐ của mình.
Vậy: ‘Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình
độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanhnhằm mục đích sinh lời tối đa với chi phí thấp “
2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay là rất cần thiết, nóquyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp Điều này xuất phát từ các
lý do chủ yếu sau đây:
- Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp đó là lợi nhuận Bất kỳ mộtdoanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng tới mục tiêucuối cùng là lợi nhuận Nó là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nhất nói lên kết quả nhiều mặttrong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là nguồn tích luỹ cơ bản đểdoanh nghiệp tái sản xuất mở rộng
- Xuất phát từ vị trí, vai trò của TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh TSCĐ
là thành phần cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong vốn sản xuất Do đó việc nâng cao hiệuqủa sử dụng TSCĐ sẽ làm cho hiệu quả vốn sản xuất tăng lên Đó cũng chính là mụctiêu và đạt tới của việc sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp
- Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ Bởi hiệu quả
sử dụng TSCĐ là chỉ tiêu chất lượng phản ánh những cố gắng, những biện pháp hữuhiệu về kỹ thuật, về tổ chức quản lý trong doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất pháttriển Hiệu quả sử dụng TSCĐ thể hiện ở việc nâng cao hiệu suất sử dụng vốn cố định,tài sản cố định, tăng tỷ suất lợi nhuận vốn cố định,… nhằm tăng lợi nhuận
Ngoài ra, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chính là việc thực hiện yêu cầu củaNhà nước về việc hạch toán đầy đủ của các doanh nghiệp
Qua đó thấy được việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ có ý nghĩa vô cùng tolớn đối với sự tồn tại, phát triển của nền sản xuất nói chung và mỗi doanh nghiệp nóiriêng trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay
2.3 Các chỉ tiêu để phân tích, đánh giá tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ
Trang 92.3.1 Trình độ trang bị chung về TSCĐ
Xét tình hình trang bị TSCĐ là tính đến mức độ phù hợp của việc trang bị TSCĐcho từng lao động Đây là căn cứ đề ra các dự án cho việc đầu tư máy móc không chỉphù hợp về mặt trình độ kỹ thuật mà còn phù hợp với sức quản lý của từng lao động.Việc trang bị cho người lao động vượt quá khả năng của họ không chỉ tạo ra sức ép chongười lao động mà còn có thể gây lãng phí do người lao động không sử dụng hết số máymóc đó
Trình độ trang bị chung TSCĐ = Số lượng công nhân trực tiếp sản xuấtNguyên giá TSCĐ bq trong kỳChỉ tiêu này phản ánh giá trị TSCĐ bình quân trang bị cho một công nhân trực tiếpsản xuất Thông qua chỉ tiêu này ta vừa đánh giá được mức độ trang bị TSCĐ đồng thờithấy được sự hợp lý hay bất hợp lý của số lượng lao động tham gia vào quá trình sảnxuất
2.3.2 Trình độ trang bị kỹ thuật về TSCĐ
Trình độ trang bị kỹ thuật về TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ HH thuộc phương tiện kt
Số công nhân sản xuất bình quân
2.3.3 Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ (thông qua hệ số hao mòn)
Hệ số hao mòn TSCĐ = Số tiền KH lũy kế tại thời điểm đánh giá
NG TSCĐ tại thời đểm đánh giáChỉ tiêu này một mặt phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp,mặt khác nó phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực của TSCĐ ở thời điểm đánh giá
2.4 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng từ quan điểm kinh tế
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần
Nguyên giá TSCĐ bình quân
Hiệu quả sử dụng TSCĐ = Lợi nhuận
Nguyên giá TSCĐ bình quân
Chỉ tiêu này cho ta thấy rõ hơn về tính hiệu quả của việc sử dụng TSCĐ, cứ mộtđồng nguyên giá TSCĐ sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
Thông qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá trên ta thấy nâng cao hiệu quả sử dụngTSCĐ chính là việc khai thác triệt để khả năng hiện có của doanh nghiệp như: phát huyhết công suất của máy móc thiết bị, tăng cường công tác quản lý và sử dụng tài sản cốđịnh để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho
Trang 10doanh nghiệp.
2.5 Biện pháp chủ yếu nhằm tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp
- Làm tốt công tác đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định, xem xét kỹ hiệu quả
kinh tế của vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
Hiệu quả sử dụng TSCĐ trước hết phụ thuộc vào chất lượng của công tác đầu tưmua sắm TSCĐ Bởi vậy, trước khi đầu tư phải nghiên cứu kỹ lưỡng, kiểm tra về điềukiện khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, điều kiện cung cấp vật tư, khả năngtận dụng và công suất của TSCĐ TSCĐ được đầu tư mới phải phù hợp với trình độ pháttriển của khoa học kỹ thuật theo hướng tiên tiến hiện đại, và phải phù hợp với yêu cầu
và khả năng khai thác của doanh nghiệp
Căn cứ vào việc xác định tỷ lệ hợp lý giữa các loại máy móc thiết bị, giữa cáckhâu của quy trình công nghệ và tổng số TSCĐ hiện có để lập ra kế hoạch điều chỉnh cơcấu và kế hoạch đầu tư theo hướng đồng bộ hoá thiết bị sẵn có, cải tạo thiết bị máy móc
cũ, thải loại những máy móc thiết bị mà chi phí sửa chữa lớn hơn mua sắm lớn (không
có hiêu quả kinh tế) đồng thời có kế hoạch đầu tư mua sắm mới thay thế một phần hoặctoàn bộ tài sản cố định Bên cạnh đó xác định chính xác những tài sản cố định khôngcần dùng để có thể nhanh chóng tiến hành thanh lý hay nhượng bán để thu hồi vốnnhanh
- Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả TSCĐ vào trong quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp
Để có thể thực hiện được điều này thì trước tiên phải thực hiện đánh giá đúng giátrị của TSCĐ, tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố định,quy mô vốn phải bảo toàn Điều chỉnh kịp thời giá trị của tài sản cố định để tạo điềukiện tính đúng tính đủ chi phí khấu hao, không để mất vốn cố định
Tiếp theo là phải tiến hành phân loại cũng như phân cấp TSCĐ Tiến hành phângiao TSCĐ cho từng bộ phận, từng cá nhân một cách rõ ràng nhằm nâng cao tinh thầntrách nhiệm cho từng người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh
Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trongkinh doanh để hạn chế tổn thất TSCĐ do các nguyên nhân khách quan như: mua bảohiểm tải sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước chi phí dự phòng giảm giá cáckhoản đầu tư tài chính
- Tổ chức thực hiện tốt việc trích khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao có hiệu
Trang 11quả Trích khấu hao cơ bản là hình thức thu hồi VCĐ phục vụ cho việc đổi mới TSCĐ,nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất nâng cao hiệu quả sử dụng mỗi đồng vốn bỏ ra.
- Tổ chức tốt hạch toán nội bộ trong doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng TSCĐ phảiđược tính toán từ khi lập kế hoạch sử dụng đến quá trình thực hiện Trong quá trìnhsản xuất việc sử dụng TSCĐ luôn gắn với mục đích cụ thể do đó thực hiện hạch toánkinh tế nội bộ là một biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TSCĐ VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN TRONG
Trang 12DOANH NGHIỆP I.Khái quát về công ty cổ phần thiết bị bưu điện
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Vốn là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần thiết bị Bưu Điện là đơn vịhạch toán độc lập thuộc Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam, theo điều lệ tổchức và hoạt động của Tổng công ty được phê chuẩn tại Nghị định số 51/CP ngày1/8/1995 của Chính Phủ Công ty là một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức và hoạtđộng của Tổng công ty trong các lĩnh vực khác nhau nhằm tăng cường tích tụ tập trungphân công chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất để thực hiện những mục tiêu kếhoạch của Nhà nước do Tổng công ty giao cho
Tên giao dịch: “POST & TELECOMMUNICATION EQUIPMENP COMPANY(POSTEF)”
Công ty cổ phần Thiết Bị Bưu Điện - Hà Nội là một Doanh nghiệp được thành lập
từ năm 1954 với tên gọi ban đầu là: Nhà máy Thiết Bị Bưu Truyền Thanh
Năm 1967 theo quyết định số 389/QĐ ngày 16/6/1967 của Tổng cục Bưu Điện đãtách rời nhà máy Bưu Truyền thanh ra làm 4 nhà máy trực thuộc bao gồm nhà máy 1, 2,
3, 4
Đầu những năm 70, do yêu cầu phát triển thông tin của Tổng cục bưu điện đã sátnhập nhà máy 1, 2, 4 thành một nhà máy hạch toán độc lập theo quyết định số 157/QĐ.Đến tháng 12/1986 do yêu cầu của Tổng cục Bưu Điện nhà máy lại một lần nữatách ra thành 2 nhà máy sản xuất kinh doanh ở cả 2 khu vực:
+ Nhà máy thiết bị Bưu Điện ở 61 Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội
+ Nhà máy vật liệu điện tử loa âm thanh 63 Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân - Hà Nội
Sau khi có quyết định 217/HĐBT, Công ty thực hiện hoạt động kinh doanh tựchủ về mặt tài chính một cách năng động và có hiệu quả
Đến đầu năm 1995, Công ty trở thành một thành viên độc lập thuộc Tổng công
ty Bưu chính - viễn thông, theo quyết định thành lập doanh nghiệp số 202/QĐ - TCBĐngày 15/3/1995, giấy phép kinh doanh số 105.985 ngày 20/3/1995 do trọng tài kinh tế