Báo cáo nội dung cơ bản về chính quyền điện tử

7 1.1K 10
Báo cáo nội dung cơ bản về chính quyền điện tử

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Báo cáo nội dung cơ bản về chính quyền điện tử

TÀI LIỆU BÁO CÁO NỘI DUNG BẢN VỀ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬNgười báo cáo: Nguyễn Minh HồngChức vụ : Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thôngI. CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ1. Sự hình thành chính phủ điện tử Khởi đầu với quá trình cải cách hành chính được diễn vào những năm 70 của Thế kỷ trước trong các nước phát triển, tiếp theo là quá trình chính phủ các nước đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào trong hoạt động của các quan chính phủ, khái niệm chính phủ điện tử đã ra đời vào những năm 90 cùng với những khái niệm khác như thương mại điện tử, doanh nghiệp điện tử, …Vào những năm 1995-2000 chính phủ điện tử đã được các nước tiếp thu và ứng dụng rộng rãi, thúc đẩy phát triển và ngày càng được các nước coi như một giải pháp hữu hiệu để tăng hiệu quả làm việc của các quan chính phủ, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Cho đến nay chính phủ điện tử vẫn tiếp tục được các nước thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, ngày càng sâu rộng hơn, các nước đã coi phát triển chính phủ điện tử là bắt buộc.Ngày nay, với sự bùng nổ của các phương tiện di động, băng rộng, công nghệ, … nên nhiều nước đã đẩy mạnh phát triển chính phủ điện tử đa dạng hơn, liên thông hơn dưới khái niệm chính phủ di động, chính phủ ở mọi lúc, mọi nơi và trên mọi phương tiện.Đã rất nhiều tổ chức và chính phủ đưa ra định nghĩa “Chính phủ điện tử”. Tuy nhiên, hiện không một định nghĩa thống nhất về chính phủ điện tử, hay nói cách khác, hiện không một hình thức chính phủ điện tử được áp dụng giống nhau cho các nước. Các tổ chức khác nhau đưa ra những định nghĩa về Chính phủ điện tử của riêng mình. 2. Một số khái niệm Chính phủ điện tử: Khái niệm phổ biến nhất: Chính phủ điện tửchính phủ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các quan chính phủ, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.Hoặc chi tiết hơn:Chính phủ điện tử là việc các quan chính phủ sử dụng công nghệ thông tin (như máy tính, các mạng diện rộng, Internet, và sử dụng công nghệ di động) khả năng biến đổi những quan hệ với người dân, các doanh nghiệp, và các tổ chức khác của Chính phủ (làm việc và trao đổi qua mạng không cần đến trực tiếp công sở). Những công nghệ đó thể phục vụ những mục đích khác nhau: cung cấp dịch vụ chính phủ đến người dân tốt hơn, cải thiện những tương tác giữa chính phủ với doanh nghiệp, tăng quyền cho người dân thông qua truy nhập đến thông tin, hoặc quản lý của chính phủ hiệu quả hơn.3. Chính Quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh: Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh được hiểu là chính phủ điện tử được triển khai tại Quảng Ninh, từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường.Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh và đầu phù hợp, Quảng Ninh luôn là một trong những tỉnh đứng đầu trong cả nước về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, đặt nên tảng vững chắc để xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh hiện đại, làm sở để xây dựng một nền hành chính công tiên tiến, hiện đại, minh bạch phục vụ nhân dân và doanh nghiệp tốt hơn.Với quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo tỉnh, ngày 28/9/2012 UBND tỉnh đã phê duyệt đề án xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 – 2014, đây là một đề án quan trọng, quy mô lớn và tác động sâu rộng đến toàn tỉnh, cần sự vào cuộc của của tất các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp và người dân. Trong quá trình triển khai xây dựng chính quyền điện tử, mục tiêu xuyên suốt là lấy người dân làm trung tâm, đây là một định hướng cho sự phát triển, cụ thể: - Thông tin người dân cung cấp cho một quan chính phủ sẽ được đưa đến và giá trị tại các quan khác của chính quyền; - Các quan chính phủ lấy người dân làm trung tâm chính trong toàn bộ các nỗ lực cung cấp thông tin, dịch vụ công của chính quyền;- Người dân ngày càng được tham gia nhiều hơn vào quá trình quản lý chính phủ, ra quyết định của các quan chính quyền.4. Các mối quan hệ bản trong chính phủ điện tử:Việc cung cấp thông tin, dịch vụ trực tuyến, các quan hệ tương tác của chính phủ điện tử được xác định trong mô hình chính phủ điện tử dựa trên các quan hệ giữa các quan chính phủ, người dân, doanh nghiệp, các cán bộ, công chức, viên chức, bao gồm các quan hệ sau:- Chính phủ và người dân (G2C);- Chính phủ và các doanh nghiệp (G2B);- Giữa các quan chính phủ các cấp với nhau và trong các quan chính phủ (G2G); - Giữa các quan chính quyền với các cán bộ, công chức, viên chức (G2E). Đôi khi người ta cũng xác định rõ cả chiều của quan hệ tương tác, như trong quan hệ giữa chính phủ và người dân, thì quan hệ chính phủ với người dân (G2C) và quan hệ giữa người dân và chính phủ (C2G). Tương tự như vậy quan hệ giữa chính phủ và doanh nghiệp (G2B) và giữa doanh nghiệp với chính phủ (B2G).Cụ thể như sau: Chính phủ và người dân (G2C):Nhóm các dịch vụ của chính phủ đến người dân bao gồm việc phổ biến thông tin đến người dân, các dịch vụ bản cho người dân, và các dịch vụ người dân thực hiện cho các quan chính phủ. - Các thông tin phổ biến đến người dân là các thông tin về các quan chính quyền, thông tin về các qui định, chính sách, luật pháp, … giúp cho người dân hiểu biết tốt hơn về quan nhà nước, cũng như trợ giúp họ thực hiện tốt các dịch vụ hành chính. - Các dịch vụ mà chính quyền thường cung cấp cho người dân là: Làm giấy khai sinh/khai tử/hôn nhân, làm mới hoặc gia hạn các loại giấy phép (lái xe, đăng ký quyền sở hữu nhà ở, …), cũng như các dịch vụ trợ giúp người dân trong giáo dục, bảo vệ sức khỏe và chữa bệnh, thư viện, …- Các dịch vụ mà người dân thường thực hiện cho các quan chính phủ là: Khai thuế thu nhập, nộp tiền phạt, thay đổi nơi ở, … Tiến tới người dân tham gia vào các công việc của các quan chính phủ trong việc xây dựng chính sách, ra các quyết định, bầu cử trực tuyến, …Đối với chính quyền điện tử, việc cung cấp thông tin, dịch vụ cho người dân thể được thực hiện ngoài giờ hành chính, tiến tới được thực hiện 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần, tất cả 365 ngày trong năm. Các hình thức thực hiện dịch vụ ngày càng phải được cải thiện và tiến tới thực hiện trên nhiều phương tiện (máy tính, điện thoại,…), ở bất cứ đâu thuận lợi cho người dân.Chính phủ và các doanh nghiệp (G2B):Có rất nhiều dịch vụ khác nhau giữa chính quyền địa phương và các doanh nghiệp, bao gồm việc cung cấp thông tin, các dịch vụ của các quan nhà nước cho doanh nghiệp và các dịch vụ mà các doanh nghiệp phải thực hiện đối với nhà nước.- Các quan nhà nước cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, phổ biến các qui định, các chính sách, các lệnh, các bản ghi nhớ, … của các quan chính phủ cho các doanh nghiệp.- Các dịch vụ chính quyền thực hiện cho các doanh nghiệp thường là: Làm mới và gia hạn các loại giấy phép, các chứng nhận, thanh tra và kiểm tra, … - Các dịch vụ các doanh nghiệp thực hiện cho các quan nhà nước là: Nộp thuế, cung cấp thông tin thống kê kinh doanh, cung cấp thông tin và tham gia vào đấu thầu-mua bán trực tuyến, …Cả chính quyền và các doanh nghiệp cải thiện dần mối quan hệ giữa khu vực nhà nước và khu vực nhân, thiết lập mối quan hệ hợp tác trợ giúp giữa chính quyền-doanh nghiệp.Cơ quan chính phủ và quan chính phủ (G2G):Trong quan hệ này chủ yếu nói đến việc thực hiện nâng cao hiệu quả làm việc, phối hợp giữa các quan nhà nước với nhau, trong đó xác định:- Các dịch vụ tương tác giữa quan cấp tỉnh và các quan cấp tỉnh, như là một quan hệ dọc.- Các dịch vụ tương tác giữa các sở, ban, ngành và các tổ chức của chính quyền như là một quan hệ ngang.Đôi khi trong mối quan hệ G2G, người ta cũng nhắc đến việc thực hiện dịch vụ trực tuyến giữa các chính phủ với nhau (như trao đổi điện thoại trực tiếp, thực hiện gặp mặt qua hội nghị trực truyến – video conference, …) được sử dụng như công cụ trong mối quan hệ quốc tế và ngoại giao.Chính phủ và các cán bộ công chức, viên chức (G2E):Các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước cũng là những người dân trong xã hội, nên các dịch vụ cung cấp cho người dân (G2C) cũng thực hiện cho các công chức chính phủ, ngoài ra các quan chính phủ còn cung cấp các dịch vụ chỉ dành cho những người làm việc trong các quan chính phủ, như cung cấp việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, học từ xa (e-learning), quản lý tri thức, cung cấp các thông tin về lương, hưu, mất sức, …5. Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa chính trị của chính quyền điện tử: Một cách tổng quan, chúng ta thể thấy ý nghĩa của chính quyền điện tử như sau:- Nhìn từ phía các quan chính quyền: làm tăng hiệu quả làm việc của các quan nhà nước, tăng sức mạnh quản lý nhà nước, tăng tính minh bạch trong hoạt động của các quan nhà nước, hạn chế được hiện tượng gây phiền hà cho nhân dân, tăng tin của nhân dân vào Đảng và chính quyền, từ đó xây dựng được xã hội phát triển yên bình và bền vững.- Nhìn từ phía người dân, doanh nghiệp: Người dân và doanh nghiệp được các quan quản lý nhà nước cung cấp thông tin, cung cấp dịch vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn bằng việc cung cấp thông tin, dịch vụ một cách trực tuyến. Một cách cụ thể, người dân và doanh nghiệp ngày càng ít phải đến trực tiếp các quan chính phủ. Người dân trở thành trung tâm trong quá trình các quan chính phủ cung cấp thông tin và dịch vụ. Nhờ các công cụ của công nghệ thông tin và truyền thông, quan nhà nước nhanh chóng tiếp thu được ý kiến của người dân và giúp người dân tham gia dễ dàng hơn trong quá trình ra quyết định của mình.- Tăng khả năng tiếp cận với chính quyền: Chính quyền điện tử hướng đến cung cấp dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp ở mọi lúc (24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần), ở mọi nơi qua Internet, đồng thời người dân vẫn sử dụng các cách thức truyền thống như gặp trực tiếp, qua điện thoại, qua máy fax, … Đối với người dân và doanh nghiệp, chính quyền điện tử là sự đơn giản hóa các thủ tục hành chính và tăng hiệu quả của quá trình phê duyệt. Đối với các quan và công chức nhà nước, chính quyền điện tử là sự hỗ trợ hợp tác giữa các quan nhằm đảm bảo đưa ra các quyết định một cách chính xác và kịp thời.- Người dân sẽ cảm thấy hài lòng hơn: Các dịch vụ mà nhà nước cung cấp cho người dân sẽ tốt hơn, người dân thấy được tham gia vào đóng góp ý kiến vào các hoạt động của chính quyền thuận tiện hơn trước, được cung cấp thông tin kịp thời hơn về các hoạt động của chính quyền. Người dân sẽ thấy các quan nhà nước chịu trách nhiệm rõ hơn, các hoạt động của chính quyền được người dân giám sát kịp thời, nhân dân lòng tin vào quan nhà nước góp phần thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa 11 về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.6. Các chức năng –công cụ của chính quyền điện tử: Các mối quan hệ trong chính quyền điện tử được thực hiện giao tiếp thông qua: - Cổng thông tin điện tử (Portal), các trang thông tin điện tử (website)- Hệ thống thư điện tử (Email)- Phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp.- Phần mềm một cửa, một cửa liên thông- Các phần mềm, sở dữ liệu chuyên dùng . . . II. DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG1. Dịch vụ côngDịch vụ công là những hoạt động dịch vụ của các quan, tổ chức nhà nước hoặc của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, nhân được Nhà nước uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định, phục vụ những nhu cầu thiết yếu chung của cộng đồng, công dân; theo nguyên tắc không vụ lợi, đảm bảo sự công bằng và ổn định xã hội.Dịch vụ công: “Là hoạt động phục vụ các nhu cầu chung thiết yếu, quyền và nghĩa vụ bản của công dân do các quan nhà nước thực hiện hoặc uỷ nhiệm cho các tổ chức phi nhà nước”. Với khái niệm này, đồng thời dựa vào tính chất và tác dụng của dịch vụ được cung ứng, thể chia Dịch vụ công thành các loại như sau: Dịch vụ hành chính công; Dịch vụ sự nghiệp công và Dịch vụ công ích. Dịch vụ sự nghiệp công: Bao gồm các hoạt động cung cấp phúc lợi xã hội thiết yếu cho người dân như giáo dục, văn hóa, khoa học, chăm sóc sức khoẻ, thể dục thể thao, bảo hiểm, an sinh xã hội,… Dịch vụ công ích: Là các hoạt động cung cấp các hàng hoá, dịch vụ bản, thiết yếu cho người dân và cộng đồng như: vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, cấp nước sạch, vận tải công cộng đô thị, phòng chống thiên tai . chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện. Dịch vụ hành chính công: Là loại dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân. Do vậy, cho đến nay, đối tượng cung ứng duy nhất các dịch vụ công này là quan công quyền hay các quan do nhà nước thành lập được ủy quyền thực hiện cung ứng dịch vụ hành chính công. Đây là một phần trong chức năng quản lý nhà nước. Để thực hiện chức năng này, nhà nước phải tiến hành những hoạt động phục vụ trực tiếp như cấp giấy phép, giấy chứng nhận, đăng ký, công chứng, thị thực, hộ tịch, . Người dân được hưởng những dịch vụ này không theo quan hệ cung cầu, ngang giá trên thị trường, mà thông qua việc đóng lệ phí hoặc phí cho các quan hành chính nhà nước. Phần lệ phí này mang tính chất hỗ trợ cho ngân sách nhà nước.2. Dịch vụ hành chính công trực tuyến:- Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng internet.- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về quy trình, thủ tục; hồ sơ; thời hạn; phí và lệ phí thực hiện dịch vụ.- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. - Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.3. Trung tâm dịch vụ hành chính công: Trung tâm Dịch vụ hành chính công là nơi tập trung tiếp nhận để xử lý và trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính cho các tổ chức, công dân của các quan nhà nước và thể tích hợp cung cấp các dịch vụ liên quan đến giao dịch của tổ chức, công dân với nhau và với các quan nhà nước. Trung tâm dịch vụ hành chính công được trang bị các phần mềm một cửa liên thông. Việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ và trả kết quả cho các tổ chức hoặc công dân được thực hiện theo đúng quy trình ISO và đúng quy định của pháp luật. Mặt bằng nơi giao dịch của Trung tâm dịch vụ hành chính công . BÁO CÁO NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬNgười báo cáo: Nguyễn Minh HồngChức vụ : Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thôngI. CHÍNH PHỦ ĐIỆN. quản lý của chính phủ hiệu quả hơn.3. Chính Quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh: Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh được hiểu là chính phủ điện tử được triển

Ngày đăng: 21/01/2013, 09:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan