Báo cáo chuyến đi thực địa Thái Nguyên

7 3.5K 8
Báo cáo chuyến đi thực địa Thái Nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Báo cáo chuyến đi thực địa Thái Nguyên

Báo cáo chuyến đi thực địa Thái Nguyên 1. Thông tin chung 1.1 Cơ sở thực hiện Xét về quản lý nhà nước trong lĩnh vực Y tế đơn vị đầu mối tại mỗi tỉnh là Sở Y tế tỉnh, trực thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh; ngoài ra, Bộ Y tế còn quản lý 77 đơn vị trực thuộc (Bệnh viện, Viện nghiên cứu…) đóng tại các tỉnh khác nhau trên cả nước. Mỗi Sở Y tế tỉnh hay đơn vị trực thuộc đều có thể đóng vai trò độc lập trong thực hiện và điều phối các chương trình/ dự án liên quan đến Y tế. Thực tế này cho thấy sự phức tạp và đa dạng của hoạt động điều phối viện trợ cấp tỉnh. Để đóng góp hiệu quả vào công tác điều phối và quản lý viện trợ, Ban thư ký Nhóm đối tác Y tế (HPG) đã đưa ra sáng kiến đi thực địa cho cán bộ Vụ Hợp tác quốc tế (HTQT) và Ban thư ký HPG để tìm hiểu thông tin về giải ngân và quản lý viện trợ ở cấp địa phương, cấp cơ sở nơi hiện thực các ý tưởng về hiệu quả viện trợ. Những chuyến thực địa này đồng thời cũng là cầu nối thu hẹp khoảng cách và tăng cường mối quan hệ giữa Vụ HTQT và các đơn vị đầu mối cho hoạt động HTQT về Y tế tại địa phương. 1.2 Mục đích Mục đích quan trọng nhất của việc đi thực địa là nhằm thiết lập mối quan hệ chính thức giữa Vụ HTQT với các đơn vị của tỉnh làm về HTQT trong lĩnh vực Y tế, đặc biệt là Sở Y tế, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa các bên. Ngoài ra, những chuyến đi thực địa ban đầu này là bước thử nghiệm hướng tới đưa hoạt động này vào chương trình làm việc chính thức của Vụ HTQT và Ban thư ký HPG để tăng cường mạng lưới HTQT trong Y tế, tìm hiểu các cơ hội Vụ HTQT có thể hợp tác và hỗ trợ các đơn vị ở tỉnh và thu thập thông tin cơ bản cho chiến lược HTQT và Kế hoạch quản lý và điều phối viện trợ.1.3 Nội dung của chuyến đi thực địa Thái Nguyên (21, 22/ 07/ 2010) Nằm tại trung tâm của miền núi Đông Bắc Bộ, Thái Nguyên là một trung tâm công nghiệp và giáo dục của (với 5 trường đại học và 16 trường cao đẳng. Nguồn: website của UBND tỉnh). Ngoài ra, theo thông tin từ Bản Ma trận hoạt động các nhà tài trợ (bản cập nhật tháng 7 năm 2010), Thái Nguyênđịa phương nổi bật của khu vực miền núi phía Bắc với số lượng dự án y tế được các tổ chức nước ngoài tài trợ nhiều nhất bao gồm Atlantic Philanthropies (AP) (9 dự án), ADB (2) World Bank, JICA (1), Care (1), PATH (1), Pathfinder (3). Bên cạnh đó, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên còn là bệnh viện cấp trung ương có trách nhiệm khám chữa bệnh cho nhân dân trong vùng và chỉ đạo tuyến cho các đơn vị địa phương. Tương tự như vậy, Đại học Y dược Thái Nguyên (trực thuộc Đại học Thái Nguyên) cũng là cơ sở chính đào tạo nguồn nhân lực y tế cho cả khu vực miền núi phía Bắc. Những điều kiện này khiến Thái Nguyên trở thành địa phương quan trọng về chăm sóc sức khỏe cũng như đào tạo nguồn nhân lực Y tế cho khu vực. Vì những lý do trên, Thái Nguyên được chọn làm địa điểm thực địa đầu tiên để cung cấp cho cán bộ Vụ HTQT và Ban thư ký HPG cái nhìn tổng quan về hoạt động HTQT tại một địa phương năng động về HTQT trong một khu vực chiến lược quan trọng trong vùng. Trọng tâm của chuyến đi thực địa là: • Đánh giá tình hình hợp tác quốc tế tại Thái Nguyên • Đến thăm vùng dự án để xem hiệu quả của dự án với người dân địa phương. • Tìm hiểu nguyên nhân thành công của Thái Nguyên trong việc thu hút số lượng lớn các nhà tài trợ. 2. Tổng hợp các phát hiện chính Theo kế hoạch từ ban đầu, đoàn công tác sẽ làm việc với hai nhóm đơn vị. Nhóm thứ nhất là Sở Y tế và các đơn vị theo ngành dọc từ tỉnh xuống huyện và xã, những đơn vị này hợp tác chặt chẽ với Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch đầu tư dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh. Nhóm thứ hai bao gồm Đại học Y Dược Thái Nguyên (trực thuộc Đại học Thái Nguyên, Bộ Giáo dục đào tạo, nhưng nội dung chuyên môn do Bộ Y tế hướng dẫn) và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là những đơn vị trực thuộc cấp trung ương đóng tại địa phương. Những thông tin thu được của chuyến đi được xem xét dựa trên sự phân chia này. 2.1. Thái Nguyên là một địa phương điển hình đã phát huy hoạt động HTQT để thay đổi cơ sở vật chất Y tế và chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Với sự hỗ trợ của một số tổ chức, tiêu biểu là AP, Thái Nguyên đã thiết lập cơ sở vật chất hiện đại cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở qui mô rộng khắp. Đoàn công tác đã đến thăm một bệnh viện đa khoa 105 giường mới được khánh thành tại huyện Đồng Hỷ (cách thành phố Thái Nguyên khoảng 3km) với sự hỗ trợ của tổ chức OFID (OPEC Fund for International Development). Ngoài ra, một sự hợp tác điển hình thành công khác là hỗ trợ của AP cho y tế là Thái Nguyên để xây mới Trạm Y tế xã (ban đầu dự kiến 101 trạm, hiện giờ còn 60 trạm do biến động giá và nhu cầu tăng thêm cho mỗi trạm). Hai trạm xá mà đoàn công tác ghé thăm thuộc xã Cù Vân và thị trấn Đại Từ (huyện Đại Từ); mỗi trạm xá là một ngôi nhà hai tầng khang trang với đầy đủ trang thiết bị thiết yếu để đàm bảo chăm sóc sức khỏe ban đầu chất lượng cao – một mô hình để các địa phương khác học tập. Một dự án đáng chú ý khác là dự án của Population Council (Hội đồng dân số) thực hiện do AP tài trợ nhằm hài hòa và thống nhất hệ thông thông tin y tế trên toàn tỉnh (180 xã), trước hết để giảm gánh nặng báo cáo và lưu trữ số liệu cho cán bộ y tế tuyến xã đồng thời hỗ trợ lãnh đạo tỉnh nắm bắt nguồn thông tin chính xác và đáng tin cậy một cách nhanh chóng và thuận tiện. 2.2 Nguyên nhân thành công của Thái Nguyên trong thu hút các nhà tài trợ quốc tế Ngoài vị trí quan trọng của Thái Nguyên là trung tâm của vùng Đông Bắc, trong cuộc tiếp xúc với các sở ban ngành cùng hoạt động HTQT của Thái Nguyên, đoàn công tác nhận thấy những nguyên nhân sau đây đã góp phần quan trọng vào thành công của Thái nguyên trong việc vận động viện trợ cho lĩnh vực y tế đồng thời nhân rộng các mô hình thành công ban đầu ra toàn tỉnh: • Ủng hộ về mặt chính sách, chính là sự hỗ trợ của UBND tỉnh trong việc điều phối các cơ quan có liên quan trong HTQT. Như ông Phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh đã nói: “nhờ sự liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị làm về HTQT, với đầu mối là Sở ngoại vụ”. Điều này có thể thấy qua sự tham gia tích cực của đại diện lãnh đạo các Sở KHĐT, Ngoại vụ và các đơn vị có liên quan trong cuộc thảo luận với nhóm công tác. Ngoài ra, tại huyện Đại Từ, khi nhóm công tác có buổi làm việc với cả lãnh đạo huyện, ông phó chủ tịch huyện cũng thể hiện rõ quyết tâm hỗ trợ và tạo điều kiện triển khai các hoạt động HTQT trên địa bàn. • Sự hợp tác tốt đẹp và hiệu quả giữa các sở ban ngành trong tỉnh: trong cuộc họp liên ngành, vai trò của các sở được phân công rất rõ ràng: Sở ngoại vụ là đơn vị đầu mối làm việc với các NGO, Sở Kế hoạch đầu tư làm việc với FDI và ODA còn Sở Y tế đảm trách phần chuyên môn khi dự án đã được phê duyệt. Nhờ sự hợp tác chặt chẽ giữa các sở ban ngành thuộc các chuyên môn khác nhau như vậy đã đảm bảo sự thành công của các can thiệp ban đầu và hỗ trợ việc nhân rộng các mô hình hợp tác/ đầu tư hiệu quả. Trường hợp điển hình ở đây là dự án nhân rộng Trạm Y tế xã của AP ra các huyện của Thái Nguyên. Câu chuyện điển hình: “Một đô-la hỗ trợ chúng tôi cũng quí!” Ông Kiệm Phó giám đốc Sở Ngoại vụ Ông Kiệm, hiện là Phó giám đốc Sở Ngoại vụ Thái Nguyên, tự hào chia sẻ kinh nghiệm làm việc từ những ngày đầu khi ông mới tiếp cận AP để xin tài trợ cho Thái Nguyên. Theo ông cho biết, trong ròng ra hai năm trời, ông đã kiên nhẫn vận động AP xin dự án cho Thái Nguyên, trước có Sở Y tế tham gia. Hiện nay AP là nhà tài trợ lớn nhất cho Thái Nguyên. Ngoài ra, AP cũng là cầu nối cho cộng đồng các NGO khác (PATH, Population Council…) đến hoạt động tại Thái Nguyên đồng thời tiếp tục hỗ trợ các hoạt động của Thái Nguyên Hiện tại, Sở ngoại vụ tỉnh vẫn là đơn vị chủ chốt tích cực làm việc với PACCOM (Ban điều phối viện trợ nhân dân) để vận động cho Thái Nguyên trở thành điểm đến của các NGO tại miền Bắc. Ông tổng kết kinh nghiệm hoạt động của mình trong câu nói: “Với Thái Nguyên, một đô-la viện trợ chúng tôi cũng quí” để khẳng định sự tích cực và chủ động của các đơn vị trên tỉnh gây dựng các mối quan hệ HTQT mang lại lợi ích cho Thái Nguyên. Tuy nhiên, để tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa những điểm mạnh sẵn có, Thái Nguyên cần quan tâm chú ý đến việc xây dựng một chiến lược dài hạn có làm rõ các lĩnh vực ưu tiên và nhu cầu hiện đang thiếu. Theo Sở Kế hoạch đầu tư, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh có đề cập đến những vấn đề đó; tuy nhiên, những lãnh đạo có mặt trong cuộc họp chưa nêu được thuyết phục và rõ ràng được những trọng tâm phát triển của tỉnh, nguồn lực hiện có và nhu cầu cần bổ sung về tài chính/ kỹ thuật. Một khó khăn khác với địa phương là thiếu hụt về nhân lực trong ngành Y tế, mà theo các cán bộ tỉnh chia sẻ là một phần do sự chia tách của hệ thống Y tế huyện ra thành Phòng Y tế huyện (trực thuộc UB huyện), Trung tâm Y tế huyện và Bệnh viện huyện. Sự phân chia này khiến cho Sở Y tế tỉnh khó quản lý đồng thời khiến cho cả hệ thống chịu sức ép nặng nề khi thu hút và giữ chân cán bộ. 2.3 Hoạt động Hợp tác quốc tế tại Đại học Y Dược Thái Nguyên và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên Không giống như các đơn vị rên, Đại học Y Dược Thái Nguyên và Bệnh viện Đa khoa Trung ương dường như bị bỏ lại sau trong bối cảnh các hoạt động HTQT diễn ra sôi nổi xung quanh. Hoạt động HTQT tại hai đơn vị cho đến nay đang ở bước gây dựng quan hệ với một số đối tác trong khu vực, trong một giới hạn hẹp những viện nghiên cứu/ trường đại học khác, chứ không phải những NGO tích cực hoặc các tổ chức lớn hoạt động tại Việt Nam. Trọng tâm của những hoạt động này hiện nay là nghiên cứu và đào tạo, chứ chưa phải những dự án qui mô lớn để nâng cấp cơ sở hạ tầng hoặc nâng cao năng lực. Bên cạnh các dự án/ chương trình được đưa xuống từ tuyến trên, (từ Đại học Thái Nguyên hay Bộ Y tế tương ứng với Đại học Y Dược và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên), cách tiếp cận của đơn vị chủ yếu phụ thuộc vào quan hệ cá nhân, đặc biệt là của những người đã có điều kiện ra nước ngoài học tập, hội thảo, hội nghị. Như ông Nguyễn Văn Sơn, phó hiệu trưởng nhà trường đã nói: “Mỗi học sinh của chúng tôi là một đại sứ cho trường”. Điều đó thể hiện rõ ràng rằng cả Trường học và Bệnh viện đều đang nỗ lực để nâng cao hoạt động HTQT. Tuy nhiên, mặt khác, việc dựa toàn bộ vào quan hệ cá nhân của một số ít người khiến cho việc HTQT tại đơn vị khó tạo ra một bước đột phá đáng kể. Đó là nguyên nhân chính khiến cho Đại học và Bệnh viện vẫn xoay quanh những đối tác truyền thống hơn là thực hiện các dự án lớn. Nguyên nhân cho những hạn chế kể trên khá rõ ràng. Thứ nhất, Trường Đại học và Bệnh viện vẫn còn giữ tâm lý HTQT là chỉ dành cho hoạt động nghiên cứu và mang tính hỗ trợ kỹ thuật. Chúng ta có thể nhìn thấy điều này qua đơn vị đầu mối về HTQT của cả Đại học và Bệnh viện: Với Đại học là Phòng Nghiên cứu khoa học do Phó hiệu trưởng phụ trách, và với Bệnh viện là Phòng chỉ đạo tuyến do một Phó giám đốc bệnh viện phụ trách chuyên môn và HTQT. Hai đơn vị này hiển nhiên sẽ dành nhiều thời gian cho công việc chuyên môn nên khó có thể đảm đương công việc HTQT. Ngoài ra, việc thiếu cán bộ cũng là một nguyên nhân cho hoạt động HTQT ở mức độ vừa phải: chưa có cán bộ được đào tạo về nghiệp vụ này, cộng với hạn chế về tiếng Anh (tại Đại học Y Dược Thái Nguyên), ngay cả việc giữ cán bộ cho công tác chuyên môn đã khó, khiến cho hai cơ sở này khó có thể đặt HTQT làm trọng tâm hàng đầu. Sau khi tìm hiểu về hai nhóm kể trên và tìm hiểu sự chủ động và hiệu quả của công tác HTQT, chuyến đi thực địa cho thấy hai yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt ở đây. Thứ nhất là sự liên kết chặt chẽ với các đơn vị lãnh đạo (với Sở Y tế là UBND, với Đại học Y dược Thái Nguyên là Đại học Thái Nguyên, Bệnh viện Đa khoa trung ương là Bộ Y tế) cộng với một sự chỉ đạo hiệu quả từ phía trên. UBND Thái Nguyên là một ví dụ khi xem xét chiến lược thúc đẩy HTQT nói chung, trong Y tế nói riêng và cam kết mạnh mẽ từ cơ quan cấp trên tạo điều kiện cho các Sở ban ngành liên quan (Y tế, Ngoại vụ, Kế hoạch đầu tư) hoạt động tích cực và được tạo điều kiện hiệu quả. Mặt khác, tại Bệnh viện, sự hỗ trợ tương tự không thể so sánh được về sức mạnh và mức độ của các nguồn lực. Tuy nhiên, yếu tố thứ hai ở đây là ngoài một chiến lược đã có rồi, phần quan trọng chính là có con người để thực thi tầm nhìn thành thực tế. 3. Các đề xuất 3.1 Đề xuất cho các chuynế đi trong thời gian tới Các thành viên trong đoàn công tác thống nhất rằng việc đi thực địa là hoạt động thiết thực cho Vụ HTQT và Ban thư ký HPG và nên được đưa vào chương trình hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên, để có các chuyến đi hiệu quả, nhóm có những đề xuất sau: • Chuẩn bị kỹ hơn từ phía Vụ HTQT trước chuyến đi: nên có một bản giới thiệu ngắn gọn về Vụ HTQT và Diễn đàn HPG: mục đích, chức năng, cơ chế hoạt động, người đầu mối liên hệ… Nhóm hiện nay đang đề xuất thực hiện một tờ rơi với thông tin ngắn gọn và chỉ dẫn tới trang web của Vụ HTQT và HPG đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. • Cân nhắc chọn lựa nhiều địa phương với đặc điểm khác nhau: Thái Nguyên là tỉnh gần Hà Nội, trung tâm của vùng và có nhiều đơn vị hỗ trợ. Ngoài ra, đoàn công tác cũng có thể xem xét các địa phương thuộc vùng có khăn hơn và khảo sát các vấn đề còn chưa được quan tâm thích đáng như phục hồi chức năng, thói quen vệ sinh… 3.2 Đề xuất với Vụ HTQT về các hoạt động tiếp nối với các cơ quan tuyến tỉnh Chuyến đi thực địa cho thấy rằng Sở Y tế và các vị trực thuộc rất hoan nghênh và ủng hộ sáng kiến của Vụ HTQT đi xuống nắm tình hình và thiết lập mối quan hệ hợp tác dài hạn. Từ phía địa phương, một số lĩnh vực rất được quan tâm đó là các tập huấn, hội thảo, hội nghị và các cơ hội hợp tác để tạo quan hệ với các nhà tài trợ hiện tại và tiềm năng. Vụ HTQT cần tăng cường thực hiện quản lý Nhà nước và hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc về một loạt các hoạt động như: nâng cao năng lực, chia sẻ thông tin và xây dựng chiến lược… Một điều có thể thấy là hiện tại Sở Y tế hay Trường Đại học hay Bệnh viện đều biết rất hạn chế về Vụ HTQT với tư cách là đơn vị đầu mối về HTQT, khiến cho nhiều cơ hội bị bỏ lỡ. Vì vậy, Vụ HTQT nên xem xét: • Tăng cường các hình thức trao đổi thông tin qua website, thư điện tử, bản tin định kỳ. Các hoạt động truyền thông của Vụ HTQT cũng phải được thúc đẩy để giới thiệu về Vụ đến nhiều đơn vị cá nhân hơn. • Nâng cao năng lực cho Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và Đại học y Dược Thái Nguyên, hội nghị tập huấn về qui chế HTQT mới được ban hành cần phải có sự tham gia của các đơn vị này. • Giữ liên lạc thường xuyên cho các hoạt động hợp tác khác trong tương lai như lập kế hoạch, xây dựng văn bản pháp qui… • Xây dựng các bộ công cụ hướng dẫn về HTQT cho các đơn vị tuyến tỉnh với thông tin tham chiếu về nhà tài trợ, xu hướng viện trợ, cập nhật thông tin các dự án… để tăng cường sự thống nhất và hài hòa trong hoạt động HTQT về Y tế. Một số ảnh từ chuyến đi: Nhóm công tác của Vụ HTQT và Ban thư ký HPG thảo luận với các Sở ban ngành Thái Nguyên về các dự án hiện tại trên địa bàn tỉnh Trạm y tế xã tại xã Cù Vân và Thị trấn Đại Từ, huyện Đại Từ, Thái Nguyên do AP tài trơ. Trên toàn tỉnh hiện có 60 trạm Y tế như thế này. . Báo cáo chuyến đi thực địa Thái Nguyên 1. Thông tin chung 1.1 Cơ sở thực hiện Xét về quản lý nhà nước trong. lý và đi u phối viện trợ.1.3 Nội dung của chuyến đi thực địa Thái Nguyên (21, 22/ 07/ 2010) Nằm tại trung tâm của miền núi Đông Bắc Bộ, Thái Nguyên

Ngày đăng: 18/01/2013, 16:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan