phương thuốc bổ
PHƯƠNG THUỐC BỔ Th.S Lê Ngọc Thanh MỤC TIÊU BÀI GIẢNG • Trình bày được định nghĩa, phân loại và chú ý khi sử dụng các bài thuốc Bổ • Phân tích sự phối ngũ, công dụng và ứng dụng lâm sàng của các phương thuốc: - Tứ quân tử thang - Nhất quán tiễn - Sâm linh bạch truật tán - Thận khí hoàn - Bổ trung ích khí thang - Hữu quy hoàn - Tứ vật thang - Quy tỳ thang - Lục vị địa hoàn hoàng - Kỷ cúc địa hoàng thang - Bách hợp cố kim thang I. ĐẠI CƯƠNG – ĐỊNH NGHĨA • Những bài thuốc bổ là những bài thuốc gồm các vị thuốc có tác dụng bồi dưỡng cường tráng cơ thể, tức là chữa những chứng hư gồm có âm hư, dương hư, khí hư, huyết hư. Do đó, những bài thuốc được chia thành các loại: Bổ khí, Bổ huyết, Bổ âm và Bổ dương. • Phương thuốc bổ thường được sử dụng để điều trị các bệnh mạn tính cũng như được dùng như là các phương pháp điều trị hỗ trợ trong các bệnh mạn tính, giúp nâng đỡ thể trạng sau các bệnh mạn tính kéo dài, sau phẫu thuật, sau sanh, sau hóa xạ trị…. I. ĐẠI CƯƠNG – PHÂN LOẠI • Bổ âm: Bài thuốc bổ âm để chữa các chứng âm hư: Can âm hư, Thận âm hư, Phế âm hư… • Bổ dương: Bài thuốc Bổ dương dùng chữa chứng dương hư mà chủ yếu là trị thận dương hư • Bổ khí: Bài thuốc Bổ khí là những bài thuốc chữa hội chứng khí hư biểu hiện chủ yếu là Phế khí hư hoặc Tỳ khí hư • Bổ huyết: Bài thuốc Bổ huyết là những bài thuốc dùng chữa chứng huyết hư.Trên lâm sàng thường để tăng cường tác dụng bổ huyết có phối hợp thêm các vị thuốc bổ khí I. ĐẠI CƯƠNG – CHÚ Ý • Dùng thuốc bổ trước hết phải chú ý đến Tỳ Vị. Tỳ Vị có được kiện vận thì phép Bổ mới có hiệu quả. • Chứng hư lâu ngày thì phải bổ từ từ. • Tùy theo tình trạng của người bệnh, tùy theo giai đoạn tiến triển của bệnh mà có khi phải phối hợp thuốc bổ với các thuốc chữa bệnh khác. • Thuốc bổ phải được nấu ( sắc ) trong thời gian lâu. • Bệnh hư do hậu thiên nên lấy bổ Tỳ Vị là chính, bệnh hư do tiên thiên bất túc nên lấy bổ Thận là chính. II. BỔ KHÍ • Bài thuốc Bổ khí là những bài thuốc chữa hội chứng khí hư biểu hiện chủ yếu là Phế khí hư (ho, khó thở, cơ thể mệt mỏi, tiếng nói nhỏ, sắc mặt tái nhợt) hoặc Tỳ khí hư (chân tay mệt mỏi, ăn kém, rối loạn tiêu hóa hoặc sa các tạng phủ như sa tử cung, sa dạ dày, thoát vị bẹn). • Thường dùng các vị thuốc như Nhân sâm, Bạch truật, Hoàng kỳ, Cam thảo… với các bài thuốc thường được sử dụng như Tứ quân tử thang, Bổ trung ích khí thang, Sâm linh bạch truật tán… • Thường dùng trong điều trị các bệnh lý tiêu hóa, hô hấp, suy nhược cơ thể… II. BỔ KHÍ TỨ QUÂN TỬ THANG • Thành phần bài thuốc: Nhân sâm ( Đảng sâm ) 15g Bạch linh 12g Bạch truật 12g Chích thảo 8g • Cách dùng: Sắc uống II. BỔ KHÍ TỨ QUÂN TỬ THANG • Công dụng: Ích khí kiện Tỳ • Phân tích bài thuốc: Nhân sâm kiện Tỳ, ích khí dưỡng Vị, bổ nguyên khí là Quân. Bạch truật kiện tỳ táo thấp; Phục linh hợp với Bạch truật để kiện Tỳ thẩm thấp, tăng cường chức năng vận hóa của Tỳ Vị là Thần. Cam thảo bổ trung hòa Vị là Tá. II. BỔ KHÍ TỨ QUÂN TỬ THANG • Ứng dụng lâm sàng: - YHCT: Tỳ Vị khí hư ( người mệt mỏi, vận động nhiều thì thở nhanh, thở gấp, chán ăn, tiêu lỏng, chân tay như không có sức…) - YHHĐ: Rối loạn tiêu hóa thể Tỳ khí hư nhược II. BỔ KHÍ TỨ QUÂN TỬ THANG • Phụ phương - Tỳ vị hư nhược kiêm có khí trệ như: ợ hơi, vùng thượng vị đầy tức gia thêm Trần bì để lý khí hóa trệ gọi là bài DỊ CÔNG TÁN thường dùng chữa chứng rối loạn tiêu hóa - Trường hợp Tỳ vị khí hư có đàm thấp triệu chứng là ho đàm, nhiều đàm trắng trong, khó thở, thường gặp trong bệnh viêm phế quản mạn gia thêm: Trần bì, Bán hạ chế để lý khí hóa đàm gọi là bài LỤC QUÂN TỬ THANG - Trường hợp Tỳ vị khí hư kiêm hàn thấp, triệu chứng bụng đầy đau, ợ hơi hoặc nôn, tiêu chảy gia Trần bì, Chế Bán hạ, Mộc hương, Sa nhân để hành khí chỉ thống, giáng nghịch hóa đàm, gọi là bài: HƯƠNG SA LỤC QUÂN TỬ THANG. Trên lâm sàng thường dùng chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng. [...]... cường tác dụng bổ huyết có phối hợp thêm các vị thuốc bổ khí • Các bài thuốc bổ huyết thường sử dụng bao gồm: Tứ vật thang, Đương quy bổ huyết thang, Quy Tỳ thang… • Các bài thuốc bổ huyết thường hay sử dụng trong các trường hợp thiếu máu, suy nhược cơ thể… III BỔ HUYẾT TỨ VẬT THANG • Thành phần bài thuốc: Thục địa 12 – 24 g Đương quy 12 - 16g Bạch thược 12 – 16g Xuyên khung 08 – 12g III BỔ HUYẾT TỨ VẬT... diệp, Cam thảo trị băng lậu, động thai III BỔ HUYẾT ĐƯƠNG QUY BỔ HUYẾT THANG • Thành phần bài thuốc: Hoàng kỳ 20 - 40g Đương qui 12 - 16g III BỔ HUYẾT ĐƯƠNG QUY BỔ HUYẾT THANG • Cách dùng: Sắc uống • Công dụng: Bổ khí sinh huyết • Phân tích bài thuốc: Hoàng kỳ đại bổ Tỳ Phế nguyên khí để sinh huyết là Quân Đương quy bổ huyết hòa vinh là Thần III BỔ HUYẾT ĐƯƠNG QUY BỔ HUYẾT THANG • Ứng dụng lâm sàng: -... khương, Đại táo để điều hòa vinh vệ III BỔ HUYẾT • • - BÁT TRÂN THANG Ứng dụng lâm sàng: YHCT: Khí huyết hư YHHĐ: Suy nhược cơ thể sau mắc bệnh mạn tính kéo dài, sau phẫu thuật… Gia giảm Thập toàn đại bổ ( Bát trân + Hoàng kỳ+ Nhục quế ): bổ khí bổ dương bổ huyết • Bài thuốc bổ âm là những bài thuốc gồm các vị thuốc ngọt mát để dưỡng âm chữa các chứng âm hư IV BỔ ÂM với triệu chứng chung hư là sốt về... dài, viêm đại tràng mạn tính, lao phổi… II BỔ KHÍ BỔ TRUNG ÍCH KHÍ THANG • Thành phần bài thuốc: Hoàng kỳ Chích thảo Thăng ma Nhân sâm Đương quy Sài hồ Bạch truật Trần bì • Cách dùng: Sắc uống 20g 6g 8g 15g 20g 8g 12g 6g II BỔ KHÍ BỔ TRUNG ÍCH KHÍ THANG • Cách dùng: sắc uống • Công dụng: Điều bổ Tỳ Vị, thăng dương ích khí • Phân tích bài thuốc: Hoàng kỳ, Nhân sâm bổ trung ích khí, Hoàng kỳ có thêm tính... bệnh mạn tính kéo dài… III BỔ HUYẾT BÁT TRÂN THANG • Thành phần bài thuốc: Đương quy (tẩm rượu) 12g Bạch thược 12g Bạch linh 12g Xuyên khung 6 - 8g Đảng sâm 12g Bạch truật (sao) 12g Thục địa 12g Chích thảo 2 - 4g III BỔ HUYẾT BÁT TRÂN THANG • Cách dùng: Sắc với 3 lát gừng, 2 quả táo uống trước bữa ăn • Công dụng: Ích khí bổ huyết • Phân tích bài thuốc: Tứ quân bổ khí, Tứ vật bổ huyết Sinh khương, Đại... lần 8g vào buổi sáng, tối ( dùng với nước ấm ) II BỔ KHÍ NHÂN SÂM CÁP GIỚI THANG • Công dụng: Bổ khí, thanh Phế bình suyễn • Phân tích bài thuốc: Nhân sâm đại bổ nguyên khí, Cáp giới bổ Thận dương nạp khí cùng là Quân Phục linh kiện Tỳ thẩm thấp là Thần Bối mẫu, Hạnh nhân, Tang bạch bì chỉ khái hóa đờm là Tá Cam thảo điều hòa các vị thuốc là Sứ II BỔ KHÍ NHÂN SÂM CÁP GIỚI THANG • Ứng dụng lâm sàng:... thang • Công dụng: Bổ huyết điều huyết • Phân tích bài thuốc: Thục địa tư Thận, bổ huyết là Quân Đương quy bổ dưỡng Can huyết, hoạt huyết điều kinh; Bạch thược dưỡng huyết, liễm âm cùng là Thần Xuyên khung hoạt huyết, hành khí, sơ thông kinh mạch là Tá, Sứ III BỔ HUYẾT • • - TỨ VẬT THANG Ứng dụng lâm sàng: YHCT: Hội chứng huyết hư YHHĐ: Hội chứng thiếu máu, rối loạn kinh nguyệt… Phụ phương Tứ vật đào...II BỔ KHÍ SÂM LINH BẠCH TRUẬT TÁN • Thành phần bài thuốc: Nhân sâm Bạch linh Bạch truật Hoài sơn Chích thảo Biển đậu Liên nhục Ý dĩ nhân Sa nhân Cát cánh • Cách dùng: Sắc uống 80g 80g 80g 80g 80g 40g 40g 40g 40g 40g II BỔ KHÍ SÂM LINH BẠCH TRUẬT TÁN • Cách dùng: Tán bột mịn, ngày uống 8-12g với nước sôi nguội hoặc dùng làm thang sắc uống • Công dụng: Bổ khí kiện Tỳ, hòa Vị thẩm thấp • Phân tích bài thuốc: ... khó thở, tiếng thở khò khè, tắt tiếng hoặc mặt phù nề - YHHĐ: Hen phế quản, COPD II BỔ KHÍ SINH MẠCH TÁN • Thành phần bài thuốc: Nhân sâm 12g Ngũ vị tử 16g Mạch môn 16g • Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang II BỔ KHÍ SINH MẠCH TÁN • Công dụng: Ích khí liễm hãn, dưỡng âm sinh tân • Phân tích bài thuốc: Nhân sâm có tác dụng bổ ích khí sinh tân là Quân Mạch môn dưỡng âm sinh tân đồng thời có tác dụng thanh... lần 08 -12 g • Công dụng: Kiện Tỳ dưỡng Tâm, ích khí bổ huyết • Phân tích bài thuốc: Sâm, Linh, Truật, Thảo (Tứ quân) bổ khí, kiện Tỳ để sinh huyết là Quân Đương qui, Hoàng kỳ bổ khí sinh huyết là Thần Long nhãn, Táo nhân, Viễn chí, Phục thần dưỡng Tâm an thần là Thần Mộc hương lý khí ôn Tỳ là Tá Sinh khương, Đại táo điều hòa dinh vệ là Sứ III BỔ HUYẾT QUY TỲ THANG • Ứng dụng lâm sàng: - YHCT: Tâm . được chia thành các loại: Bổ khí, Bổ huyết, Bổ âm và Bổ dương. • Phương thuốc bổ thường được sử dụng để điều trị các bệnh mạn tính cũng như được dùng như là các phương pháp điều trị hỗ trợ. LOẠI • Bổ âm: Bài thuốc bổ âm để chữa các chứng âm hư: Can âm hư, Thận âm hư, Phế âm hư… • Bổ dương: Bài thuốc Bổ dương dùng chữa chứng dương hư mà chủ yếu là trị thận dương hư • Bổ khí: Bài thuốc. dương hư • Bổ khí: Bài thuốc Bổ khí là những bài thuốc chữa hội chứng khí hư biểu hiện chủ yếu là Phế khí hư hoặc Tỳ khí hư • Bổ huyết: Bài thuốc Bổ huyết là những bài thuốc dùng chữa chứng huyết