Quản trị mạng Windows Server 2003 - Phần 1 - TỔNG QUAN VỀ WINDOWS SERVER 2003

113 1.4K 1
Quản trị mạng Windows Server 2003 - Phần 1 - TỔNG QUAN VỀ WINDOWS SERVER 2003

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Windows Server 2003 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ WINDOWS SERVER 2003 1. Các phiên bản của Windows Server 2003 Trong Windows Server 2003 Microsoft đã cung cấp một số tính năng mới nhưng các tính năng này không được cung cấp đầy đủ trong mọi ấn bản của hệ điều hành Windows Server 2003. Thay vì thế họ đã chia ra thành 4 phiên bản chủ lực sau: • Windows Server 2003, Standard Edition • Windows Server 2003, Web Edition • Windows Server 2003, Enterprise Edition • Windows Server 2003, Datacenter Edition 1.1. Windows Server 2003, Standard Edition Đây là phiên bản chuẩn của Windows Server 2003, nó có tất cả các tính năng đã có trong các hệ điều hành tiền nhiệm trước nó là Windows 2000 Server. Ngoài ra nó còn được bổ sung thêm các tính năng mới như các bản Windows Server 2003 khác. Mặt khác Windows Server 2003, Standard Edition còn kèm theo một tính năng khác mà trong Windows 2000 Server không có, đó là tính năng Network Load Balancing (NLB). NLB không phải là tính năng mới, nó đã xuất hiện trong phiên bản Windows Server cao cấp hơn, đó là phiên bản Windows 2000 Advanced Server. 1.2. Windows Server 2003, Web Edition Đây là phiên bản mới xuất hiện trong dòng Windows Server của Microsoft. Mục đích ra đời của phiên bản này là nhằm thúc đẩy sự phát triển của phần mềm Web Server (IIS) để cạnh tranh với các Web Server khác như Apache. Phiên bản này chỉ có khả năng định địa chỉ tối đa là 2GB bộ nhớ RAM. Ngoài ra phiên bản này còn bị loại bỏ nhiều tính năng khác như: • Không thể đóng vai trò là Domain Controller mặc dù nó có thể gia nhập vào một miền có sẵn. • Không thể yểm trợ các máy khách Macintosh trừ khi với vai trò là một Web Server. • Không thể truy cập từ xa thông qua Terminal Services mặc dù nó có tính năng Remote Desktop như Windows XP. • Không thể cung cấp tính năng Internet Connection Sharing hoặc Net Bridging. • Không thể đóng vai trò là một DHCP Server hoặc Fax Server. 1.3. Windows Server 2003, Enterprise Edition Đây là bản nâng cấp của phiên bản Windows 2000 Advanced Server đã được Microsoft cung cấp trước đây. Windows Server 2003, Enterprise Edition cung cấp khả năng kết chùm server tối đa lên đến 4 máy và nó cũng cho phép khởi động server từ Storage Area Network (SAN), lắp đặt nóng bộ nhớ RAM và chạy được 4 bộ vi xử lý. 1.4. Windows Server 2003, Datacenter Edition Đây là bản cao cấp nhất trong dòng sản phẩm Windows Server 2003 của Microsoft. Phiên bản này có những công cụ rất mạnh mà trước đây chỉ có thể thực hiện được trên những máy mainframe như công cụ Windows System Resource Manager (WSRM). Công cụ này cho phép thực hiện việc quản lý tài nguyên hệ thống như là năng lực của CPU và RAM đối với từng ứng ĐTNCPT – TTCNTT – EVN 1 Windows Server 2003 dụng cụ thể. Datacenter cũng yểm trợ việc kết chùm 8 máy Server và lắp đặt nóng RAM mà không cần phải tắt máy hoặc Reboot lại hệ thống. 2. Các Server miễn phí mới trong Windows Server 2003 Ngoài những Server miễn phí đã có sẵn trong các phiên bản Windows NT trước đây như các công cụ truy cập từ xa, một Web Server, FTP Server và nhiều tính năng khác, Windows Server 2003 còn bổ sung một số Server miễn phí mới như một Mail Server bao gồm dịch vụ POP3 và giao thức SMTP. Ngoài ra trong Windows 2003 còn cung cấp một công cụ nữa đó là một động cơ phần mềm (software engine) cơ sở dữ liệu miễn phí. Động cơ phần mềm cơ sở dữ liệu này là một bản SQL Server 2000 nhưng bị giới hạn một số tính năng của bản SQL Server 2000 thương mại. 3. Những tính năng mới về nối mạng Windows Server 2003 cũng thừa hưởng những tính năng mới về nối mạng của các phiên bản trước đó, ngoài ra nó còn có một số đặc điểm khác nữa. 3.1. NAT Traversal Đây là một tính năng đã được trình bày trong Windows XP. Chức năng của NAT Traversal là làm thế nào để một máy bên trong một mạng NAT có thể liên lạc với một máy bên trong một mạng NAT khác. 3.2. IPSec NAT Traversal Để truyền những thông tin quan trọng qua mạng ta không thể sử dụng các cuộc truyền tin IP bình thường thông qua NAT vì những lý do an ninh. Thay vì thế ta phải thực hiện các cuộc truyền tin dựa trên IPSec (IP Security). Công việc của IPSec là chuyển đổi một cuộc trao đổi thông tin IP thông thường thành một cuộc truyền tin IP có mã hoá (encryped). Trong các phiên bản Windows Server trước đây thì IPSec và NAT không được phối hợp với nhau. Nhưng trong phiên bản Windows Server 2003 thì Microsoft đã kèm theo một loại IPSec mới, có khả năng nhận biết NAT Trasersal. Với công cụ này các máy thuộc các mạng nonroutable có thể truyền thông an toàn với nhau. Nhưng để thực hiện được các cuộc truyền thông này bạn phải có những firewall và router có khả năng nhận biết NAT Trasersal. 3.3. Tính năng NBT Proxy Thành phần Routing and Remote Access Service (RRAS) của Windows Server 2003 có một tính năng tên là NetBIOS over TCP/IP Proxy hay ngắn gọn hơn là NBT Proxy cho phép các máy kết nối đến mạng WAN thông qua đường dial-in có thể nhìn thấy các máy trong mạng WAN trong cửa sổ Network Neighborhood. 3.4. Tính năng Conditional DNS Forwarding yểm trợ loại DNS tích hợp AD đa miền Tính năng này cho phép các quản trị viên mạng xây dựng các DNS Server dành cho các miền riêng biệt trong cùng một mạng có thể tìm thấy các DNS Server khác dành cho các miền khác trong cùng mạng đó. ĐTNCPT – TTCNTT – EVN 2 Windows Server 2003 CHƯƠNG 2 TCP/IP TRONG WINDOWS 2003 1. Địa chỉ IP và dạng thức Dotted-Quad Địa chỉ IP bao gồm 32 bit được biểu diễn dưới dạng w.x.y.z trong đó w,x,y,z là những giá trị thập phân từ 0 đến 255. Một số trong bộ dotted-quad tương ứng với tám bit của địa chỉ Internet. Các địa chỉ IP được cấp phát bởi các quản trị viên mạng hoặc được cung cấp bởi DHCP Server trên mạng. 2. Các mạng lớp A, B, C và việc phân chia mạng 2.1. Các mạng lớp A Có 8 bit đầu tiên được ấn định bởi InterNIC, những người quản trị nội bộ của mạng ấn định 24 bit còn lại. Tám bít bên trái nhất có thể có những giá trị từ 0 (0000.0000) đến 126 (0111.1110), cho phép đến 127 mạng lớp A, mỗi mạng có thể chứa đến 2 24 host (hơn 16,7 triệu host). 0 0 0 0 0 0 0 0 XXXXXXXX XXXXXXXX XXXXXXXX 0 X X X 0 1 1 1 1 1 1 0 XXXXXXXX XXXXXXXX XXXXXXXX 126 X X X 2.2. Các mạng lớp B Có 16 bít đầu tiên được ấn định trước các địa chỉ lớp B luôn luôn có những giá trị từ 128 (1000.0000) đến 191 (1011.1111) trong quad thứ nhất của chúng, sau đó là một giá trị từ 0 đến 255 trong quad thứ hai Có 16.384 mạng lớp B, mỗi mạng có thể có đến 2 16 = 65536 host. 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 XXXXXXXX XXXXXXXX 128 0 X X 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 XXXXXXXX XXXXXXXX 191 255 X X 2.3. Các mạng lớp C Có 24 bit bên trái nhất được ấn định bởi InterNIC, còn 8 bit dành cho những người quản trị mạng. ĐTNCPT – TTCNTT – EVN 3 Windows Server 2003 Các địa chỉ mạng lớp C bắt đầu bằng một giá trị từ 192 (1100.0000) đến 223 (1101.1111) trong quad thứ nhất, các quad thứ hai và thứ ba có giá trị từ 0 đến 255. Có 2.097.152 mạng lớp C, mỗi mạng có tối đa 254 host. 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 XXXXXXXX 192 0 0 X 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 XXXXXXXX 223 255 255 X 3. Các địa chỉ không định tuyến (nonroutable) RFC 1918 quy định ba phạm vi địa chỉ không định tuyến (nonrountable) là: 10.0.0.0 – 10.255.255.255 (EVNIT) 172.16.0.0 – 172.31.255.255 192.168.0.0 -192.168.255.255 4. Các địa chỉ không sử dụng trên Internet 4.1. Địa chỉ định tuyến mặc định Địa chỉ 0.0.0.0 là địa chỉ chỉ tới toàn bộ Internet, là địa chỉ để phần mềm IP trên mối máy gửi gói dữ liệu đến khi nó không biết gửi đi đâu. 0.x.y.x là một địa chỉ lớp A, do đó có 16.7 triệu địa chỉ như vậy không được sử dụng. 4.2. Địa chỉ quay vòng Địa chỉ 127.0.0.1 được dành riêng làm địa chỉ quay vòng (loopback). Các thông điệp được gửi tới địa chỉ loopback sẽ không đi ra khỏi mạng. Do đó không có mạng nào có địa chỉ IP là 127.x.y.z. Như vậy sẽ có 16,7 triệu địa chỉ bắt đầu bằng 127.x.y.z không được sử dụng. 4.3. Địa chỉ đại diện cho mạng Các địa chỉ kết thúc bằng tất cả các số nhị phân 0 là địa chỉ đại diện cho mạng. Những địa chỉ này sẽ không được sử dụng để gán cho các máy trong mạng. Ví dụ địa chỉ đại diện cho một mạng con lớp C có địa chỉ IP từ 195.134.25.0 đến 195.134.25.255 sẽ là 195.134.25.0. 4.4. Địa chỉ Broadcast Là các địa chỉ kết thúc bằng tất cả các số nhị phân 1 là địa chỉ Broadcast cho mạng. Ví dụ một mạng con lớp C sẽ có địa chỉ Broadcast là x.y.z.255. 4.5. Địa chỉ router mặc định Thông thường địa chỉ sau địa chỉ đại diện cho mạng con sẽ là địa chỉ gateway (hoặc router) mặc định. 5. Mặt nạ mạng con (subnet mask) Là một dãy chữ số nhị phân 32 bít bao gồm hai phần: phần đầu là toàn bộ các bít 1, phần sau là toàn bộ các bít 0 ĐTNCPT – TTCNTT – EVN 4 Windows Server 2003 Mặt nạ mạng con nhằm mục đích chia nhỏ các mạng lớn thành các mạng con để dễ quản lý hơn. Địa chỉ đại diện cho mạng con là địa chỉ đầu tiên trong phạm vi địa chỉ vừa thu được từ việc phân chia mạng con. Địa chỉ Broadcast của mạng con sau khi phân chia lại mạng là địa chỉ cuối cùng trong phạm vi địa chỉ đó. 6. Cách phân chia mạng con theo kỹ thuật CIDR (Classless Inter-Domain Routing) Các mạng CIDR được mô tả dưới dạng các mạng slash x, trong đó x là một con số tượng trưng cho số bit trong phạm vi địa chỉ IP mà IANA kiểm soát. Về mặt lý thuyết IANA không chỉ quy định các mạng lớp A, B và C mà nó còn có thể cung cấp các mạng có subnet mask nằm giữa các mạng A, B, C nữa. Số bít để tuỳ nghi phân phối là rất linh hoạt phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Các loại mạng CIDR Loại mạng IANA Subnet mask cho toàn bộ mạng đó Số lượng địa chỉ IP Slash 0 0.0.0.0 4 tỷ Slash 1 128.0.0.0 2 tỷ Slash 2 192.0.0.0 1 tỷ Slash 3 224.0.0.0 512 triệu Slash 4 240.0.0.0 256 triệu Slash 5 248.0.0.0 128 triệu Slash 6 252.0.0.0 64 triệu Slash 7 254.0.0.0 32 triệu Slash 8 255.0.0.0 (mạng lớp A) 16 triệu Slash 9 255.128.0.0 8 triệu Slash 10 255.192.0.0 4 triệu Slash 11 255.224.0.0 2 triệu Slash 12 255.240.0.0 1 triệu Slash 13 255.248.0.0 524.288 Slash 14 255.252.0.0 262.144 Slash 15 255.254.0.0 131.072 ĐTNCPT – TTCNTT – EVN 5 Windows Server 2003 Slash 16 255.255.0.0 (mạng lớp B) 65.536 Slash 17 255.255.128.0 32.768 Slash 18 255.255.192.0 16.384 Slash 19 255.255.224.0 8.192 Slash 20 255.255.240.0 4.096 Slash 21 255.255.248.0 (EVNIT) 2.048 Slash 22 255.255.252.0 1.024 Slash 23 255.255.254.0 512 Slash 24 255.255.255.0 (mạng lớp C) 256 Slash 25 255.255.255.128 128 Slash 26 255.255.255.192 64 Slash 27 255.255.255.224 32 Slash 28 255.255.255.240 16 Slash 29 255.255.255.248 8 Slash 30 255.255.255.252 4 Slash 31 255.255.255.254 2 Slash 32 255.255.255.255 1 7. Các socket, các cổng và tập hàm giao tiếp Winsock Các chương trình làm việc trên Internet hoặc Intranet đều hoạt động theo mô hình client-server dựa trên các socket. Một socket được tạo bởi ba thành phần chính là: địa chỉ IP của máy nhận, số hiệu cổng (port number) của chương trình nhận và loại cổng (TCP hoặc UDP) TCP/IP và UDP đều sử dụng con số 16 bit để chỉ số hiệu cổng mà chương trình sử dụng để truyền nhận thông tin. Có 2 16 = 65.536 cổng khác nhau được sử dụng. Một số chương trình phổ biến sử dụng một số cổng nổi tiếng như trong bảng dưới đây: Giao thức Internet Port Number FTP TCP 20/21 ĐTNCPT – TTCNTT – EVN 6 Windows Server 2003 Telnet TCP23 SMTP TCP25 DNS UDP và TCP 53 HTTP TCP 80 Đăng nhập Kerberos UDP và TCP88 POP3 TCP 110 NNTP TCP 110 NETBIOS UDP và TCP 137, UDP 138, TCP 139 SNMP UDP 161/162 Security HTTP (SSL) TCP và UDP 443 SMB over socket TCP/UDP 445 SQL server UDP/TCP 1433 8. ĐỊnh tuyến cho các địa chỉ nonrouable: Network Address Translation (NAT) 8.1. Tổng quan về Internet Connection Sharing (ICS) ICS được sử dụng để chia sẻ kết nối Internet cho các máy khác nhau trong một mạng LAN. Một máy chạy ICS có thể phục vụ cho nhiều kết nối cùng một lúc tới các địa chỉ khác nhau bằng cách sử dụng các cổng khác nhau cho mỗi yêu cầu kết nối. Việc thông tin giữa máy chạy ICS với các máy trong mạng nội bộ (máy nonroutable) của bạn thông qua các cổng được gọi là PAT (Port Address Translation). ICS là một mẩu phần mềm PAT routing được tích hợp trong Windows 2003. ISC được bổ sung thêm một phần mềm NAT routing mạnh hơn giúp người sử dụng có thể kết nối một địa chỉ IP routable cụ thể với một địa chỉ IP nonroutable cụ thể. 8.2. Cách thức hoạt động của ICS Để có thể chia sẻ các kết nối Internet cho các máy có địa chỉ nonroutable, máy tính đang chạy ICS sẽ phân phối các địa chỉ IP riêng biệt cho các máy trong mạng. Dải địa chỉ IP mà nó sẽ phân phối tuân thủ RFC1918, là các địa chỉ nonroutable, thông thường trong dải 192.168.0.2 đến 192.168.0.254 và cấp cho chính nó một địa chỉ IP khác nữa là 192.168.0.1 ngoài địa chỉ IP routable sẵn có mà nhà cung cấp dịch vụ đã cấp cho nó. Khi một máy trong mạng có địa chỉ nonroutable có một yêu cầu truy nhập một Web site trên Internet, nó phải gửi một yêu cầu kết nối đến máy làm chức năng routing bởi vì địa chỉ của nó là địa chỉ nonroutable sẽ không được gửi đi trên Internet. Máy làm chức năng routing sẽ dùng địa chỉ routable của nó để chuyển yêu cầu đó ra Internet. Khi máy trên Internet hồi đáp lại yêu cầu đó, nó cũng chỉ liên lạc với máy làm chức năng routing mà không hề biết thực sự là nó đang liên ĐTNCPT – TTCNTT – EVN 7 Windows Server 2003 lạc với máy có địa chỉ nonroutable. Các hồi đáp đó sẽ được các máy routing chuyển đến máy trong mạng đã khởi xướng yêu cầu liên lạc. Máy chạy ICS còn có khả năng phục vụ cùng một lúc nhiều máy trong mạng có yêu cầu trao đổi thông tin ra ngoài Internet thông qua các cổng khác nhau cho mỗi yêu cầu. Sau đó máy routing lại sử dụng số hiệu cổng đến được hồi đáp từ các máy trên Internet để chuyển đổi các số hiệu cổng đó ra một địa chỉ nonroutable trong mạng. Quy trình này được gọi là Port Address Translation (PAT). ICS là một mẩu phần mềm PAT được tích hợp sẵn trong Windows Server 2003. 9.Thiết lập TCP/IP trên Win 2003 với các địa chỉ IP tĩnh 9.1. Định cấu hình TCP/IP với một địa chỉ IP tĩnh Để thiết lập địa chỉ IP cho các máy sử dụng Windows Server 2003, bạn làm theo hướng dẫn sau: Start/Control Panel/Network Connections, nhắp phải chọn Open, sẽ xuất hiện cửa sổ như hình 2.1 Hình 2.1: Các mối nối kết mạng Cửa sổ này trình bày từng NIC trong máy bạn. Nhắp phải vào NIC tương ứng trên máy và chọn Properties, khung thoại như hình 2.2 xuất hiện Hình 2.2: Khung thoại đặc tính của một mối nối kết LAN Nhắp Internet Protocol (TCP/IP) rồi nhắp nút Properties, xuất hiên khung thoại như hình 2.3 ĐTNCPT – TTCNTT – EVN 8 Windows Server 2003 Hình 2.3: Trang đặc tính IP của card mạng Bạn chọn “Use the following IP Address” sau đó điền địa chỉ IP của máy, mặt nạ mạng con, địa chỉ của default gateway và các địa chỉ của một hoặc nhiều DNS server. Sau khi nhập xong các địa chỉ bạn nhấn OK hai lần để đóng các khung đặc tính IP và LAN. 9.2. Kiểm nghiệm cấu hình IP Mở cửa sổ dòng lệnh gõ lệnh ipconfig /all, kết quả sẽ xuất hiện như hình 2.4. Hình 2.4: Dữ liệu xuất hiện sau lệnh ipconfig /all Lệnh ping ipaddress cho phép xác định xem phần mềm TCP/IP trên máy bạn có mở lên và chạy tốt không và bạn có một mối nối kết với các điểm khác không. 9.3. Gia nhập vào miền Active Directory có cùng tên Nhắp Start/Control Panel/System, chọn tab Computer Name như hình 2.5 ĐTNCPT – TTCNTT – EVN 9 Windows Server 2003 Hình 2.5: Trang Computer Name Nhấn vào nút Change sẽ xuất hiện khung thoại như hình 2.6, chọn radio button Domain rồi nhập tên của domain mà bạn muốn gia nhập. Sau một khoảng thời gian ngắn sẽ xuất hiện khung thoại yêu cầu bạn nhập User name và Password để xác nhận quyền gia nhập vào Domain của bạn. Sau đó máy yêu cầu reboot để các thay đổi có hiệu lực. Để một máy là thành viên của hai miền khác nhau bạn nhấn vào nút More trên hình 2.6, khung thoại DNS Suffix and NetBIOS Computer Name sẽ xuất hiện như trong hình 2.7 Để một máy vừa là thành viên của miền DNS Internet vừa là thành viên của một miền Active Directory bạn bỏ ô duyệt đó đi và trong khung Primary DNS suffix of this computer bạn điền tên của miền DNS bạn muốn gia nhập vào. Hình 2.6: Khung thoại Computer Name Changes ĐTNCPT – TTCNTT – EVN 10 [...]... 3 .11 Hình 3 .11 : Ấn định các WINS server 2.6 Đưa phạm vi địa chỉ đã ấn định vào làm việc Nhấn Next để quyết định khởi động scope đã ấn định như trong hình 3 .12 Hình 3 .12 : Kích hoạt scope làm việc Sau khi kích hoạt, của sổ snap_in DHCP xuất hiện như hình 3 .13 Hình 3 .13 : Cửa sổ DHCP sau khi được kích hoạt 2.7 Ấn định các thông số tuỳ chọn cho tất cả các scope ĐTNCPT – TTCNTT – EVN 31 Windows Server 2003. .. IPEnableRouter có giá trị mặc định là 0, thay đổi giá trị đó thành 1 rồi restart lại máy Các máy sau khi restart lại có khả năng định tuyến tĩnh giữa các mạng con mà nó kết nối trực tiếp Trong WINS2K3, sử dụng chế độ routing bằng cách nhấn Start/Control Panel/ Administrative Tools/ Routing and Remote Access để làm xuất hiện cửa sổ MMC như hình 2 .11 ĐTNCPT – TTCNTT – EVN 13 Windows Server 2003 Hình 2 .11 : Màn hình... 3 .1 Hình 3 .1: Màn hình mở màn của trình quản lý DHCP Công cụ snap-in này liệt kê Server trong ngăn bên trái và cho phép kiểm soát đựoc nhiều DHCP Server cùng một lúc Để thêm một DHCP Server vào, chọn Action/ Add Server Nếu mạng đang vận hành Active Directory, bạn phải trao quyền cho một Server bằng cách gọi chạy công cụ snap-in DHCP trong khi đăng nhập với tư cách Enterprise Admin Từ cửa sổ của snap-in... cao 10 Thiết lập chế độ định tuyến trên các máy Windows 2003, NT và Windowws 9x 10 .1 Lệnh route add Lệnh route add dùng để đưa các đề mục vào các bảng thông tin tiếp vận Cú pháp: route add destination mask netmask gatewayaddress Trong đó: ĐTNCPT – TTCNTT – EVN 11 Windows Server 2003 destination địa chỉ hoặc nhóm địa chỉ mà bạn muốn máy trạm gửi đến (địa chỉ đại diện cho mạng đích) netmask là giá trị. .. 25 Windows Server 2003 CHƯƠNG 3 DHCP SERVER 1 Đơn giản hoá việc cấp phát địa chỉ IP: Host và Bootp Trước khi xuất hiện DHCP Server, các quản trị viên mạng thường lưu địa chỉ IP của các máy trong một file Hosts trên server của họ File này nhằm hai mục đích: cho biết địa chỉ IP nào đã được dùng rồi và cung cấp file hosts để sao chép đến đĩa cứng cho các máy mới Giao thức tiếp theo được sử dụng để quản. .. Automatic metric như trong hình 2 .10 Hình 1. 10: Hộp thoại Advanced TCP/IP Setting Để ấn định metric cho mỗi card mạng hãy nhập giá trị vào trong ô Interface matric như trong hình 2 .10 Ngoài ra bạn có thể bổ sung thông số metric cho mỗi đường tiếp vận riêng biệt bằng cách thêm tham số metric vào lệnh router add Ví dụ: route add 200 .15 .16 .0 mask 255.255.255.0 210 .50.200.22 metric 2 11 Giao thức thông tin tiếp... Phải có một phần mềm server nào mà bạn muốn cài đặt theo kiểu kết chùm trên các server 15 .2 Các bước cài đặt Bước 1: Cài đặt các địa chỉ IP tĩnh cho các Server trong chùm: Các Server trong chùm phải được thiết lập các địa chỉ IP tĩnh và các địa chỉ IP này phải thuộc cùng một mạng con Sau đó cài phần mềm Server mà bạn muốn cung cấp lên các máy trong chùm Bước 2: Tạo một đề mục DNS cho chùm server: Cấp... Server 2003 Trong folder Server Options trong cửa sổ bên phải như hình 2 .13 , giúp bạn thực hiện việc đưa nhiều scope lên một server Nhắp phải Server Option và chọn lệnh Configure Options để xuất hiện khung thoại như hình 2 .14 Hình 3 .14 : Khung thoại Server Options Giả sử bạn cần ấn định hai DNS server trong mạng của bạn mà mạng lại có 3 subnet khác nhau, bạn chỉ cần chọn mục DNS Servers và nó sẽ cho phép... tiến của lệnh đó ĐTNCPT – TTCNTT – EVN 33 Windows Server 2003 6 Cách làm việc của DHCP Server 6 .1 Tìm thông tin về thuê bao IP của máy khách Trên Windows 3.x, thông tin về thuê bao DHCP được lưu trong file DHCP.BIN Trên Windows 95, thông tin đó nằm trong HKEY_LOCAL_MACHINE\System\ CurrentControlSet\Service\VxD\DHCP\Dhcp-infoxx, trong đó xx là hai chữ số Trong Windows NT các thông tin đó nằm trong HKEY_LOCAL_MACHINE\System\... đặt và cấu hình các DHCP server 3 .1 Cài đặt DHCP server Để sẵn sằng cho việc thiết lập dịch vụ DHCP bạn cần: 1 Có một địa chỉ IP (tĩnh) sẵn sàng cho DHCP server của bạn 2 Biết được những địa chỉ IP nào chưa được dùng đến và có thể cấp phát tự do Cài đặt phần mềm để biến máy server của mình thành DHCP server theo các bước sau: 1 Vào Control Panel/ Add Remove Programs/ Add Remove Windows Components 2 Nhắp

Ngày đăng: 08/05/2014, 13:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1 TỔNG QUAN VỀ WINDOWS SERVER 2003

    • 1. Các phiên bản của Windows Server 2003

      • 1.1. Windows Server 2003, Standard Edition

      • 1.2. Windows Server 2003, Web Edition

      • 1.3. Windows Server 2003, Enterprise Edition

      • 1.4. Windows Server 2003, Datacenter Edition

      • 2. Các Server miễn phí mới trong Windows Server 2003

      • 3. Những tính năng mới về nối mạng

        • 3.1. NAT Traversal

        • 3.2. IPSec NAT Traversal

        • 3.3. Tính năng NBT Proxy

        • 3.4. Tính năng Conditional DNS Forwarding yểm trợ loại DNS tích hợp AD đa miền

        • CHƯƠNG 2 TCP/IP TRONG WINDOWS 2003

          • 1. Địa chỉ IP và dạng thức Dotted-Quad

          • 2. Các mạng lớp A, B, C và việc phân chia mạng

            • 2.1. Các mạng lớp A

            • 2.2. Các mạng lớp B

            • 2.3. Các mạng lớp C

            • 3. Các địa chỉ không định tuyến (nonroutable)

            • 4. Các địa chỉ không sử dụng trên Internet

              • 4.1. Địa chỉ định tuyến mặc định

              • 4.2. Địa chỉ quay vòng

              • 4.3. Địa chỉ đại diện cho mạng

              • 4.4. Địa chỉ Broadcast

              • 4.5. Địa chỉ router mặc định

              • 5. Mặt nạ mạng con (subnet mask)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan