BST CÂYCAOSU I/ Giới thiệu chung 1/ - Lịch sử cây caosuCâycaosu ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là “Nước mắt của cây” (cao là gỗ. Uchouk là chảy ra hay khóc). Do nhu cầu tăng lên và sự phát minh ra công nghệ lưu hóa năm 1839 đã dẫn tới sự bùng nổ trong khu vực này, làm giàu cho các thành phố Manaus (bang Amazonas) và Belém (bang Pará), thuộc Brasil. Cố gắng thử nghiệm đầu tiên trong việc trồng câycaosu ra ngoài phạm vi Brasil diễn ra vào năm 1873. Sau một vài nỗ lực, 12 hạt giống đã nảy mầm tại Vườn thực vật hoàng gia Kew. Những cây con này đã được gửi tới Ấn Độ để gieo trồng, nhưng chúng đã bị chết. Cố gắng thứ hai sau đó đã được thực hiện, khoảng 70.000 hạt giống đã được gửi tới Kew năm 1875. Khoảng 4% hạt giống đã nảy mầm, và vào năm 1876 khoảng 2.000 cây giống đã được gửi trong các thùng Ward tới Ceylon, và 22 đã được gửi tới các vườn thực vật tại Singapore. Sau khi đã thiết lập sự có mặt ở ngoài nơi bản địa của nó, câycaosu đã được nhân giống rộng khắp tại các thuộc địa của Anh. Các câycaosu đã có mặt tại các vườn thực vật ở Buitenzorg, Malaysia năm 1883 [1] . Vào năm 1898, một đồn điền trồng caosu đã được thành lập tại Malaya, và ngày nay phần lớn các khu vực trồng caosu nằm tại Đông Nam Á và một số tại khu vực châu Phi nhiệt đới. Các cố gắng gieo trồng câycaosu tại Nam Mỹ bản địa của nó thì lại không diễn ra tốt đẹp như vậy. Câycaosu được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực vật Sài Gòn năm 1878 nhưng không sống. [2] Đến năm 1892, 2000 hạt caosu từ Indonesia được nhập vào Việt Nam. [3] Trong 1600 cây sống, 1000 cây được giao cho trạm thực vật Ong Yệm (Bến Cát, Bình Dương), 200 cây giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu (cách Nha Trang 20 km). Năm 1897 đã đánh dầu sự hiện diện của câycaosu ở Việt Nam. Công ty caosu đầu tiên được thành lập là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) năm 1907. Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty caosu ra đời, chủ yếu là của người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ: SIPH, SPTR, CEXO, Michelin Một số đồn điền caosu tư nhân Việt Nam cũng được thành lập. Đến năm 1920, miền Đông Nam Bộ có khoảng 7.000 ha và sản lượng 3.000 tấn. Câycaosu được trồng thử ở Tây Nguyên năm 1923 và phát triển mạnh trong giai đoạn 1960 – 1962, trên những vùng đất cao 400 – 600 m, sau đó ngưng vì chiến tranh. Trong thời kỳ trước 1975, để có nguồn nguyên liệu cho nền công nghiệp miền Bắc, cây caosu đã được trồng vượt trên vĩ tuyến 170 Bắc (Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ). Trong những năm 1958 – 1963 bằng nguồn giống từ Trung Quốc, diện tích đã lên đến khoảng 6.000 ha. Hiện nay, câycaosu đã được trồng tại khu vực miền núi phía Bắc và Lai Châu được xem là thủ phủ của câycaosu ở khu vực này. Đến 1976, Việt Nam còn khoảng 76.000 ha, tập trung ở Đông Nam Bộ khoảng 69.500 ha, Tây Nguyên khoảng 3.482 ha, các tỉnh duyên hải miền Trung và khu 4 cũ khoảng 3.636 ha. Sau 1975, câycaosu được tiếp tục phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ. Từ 1977, Tây Nguyên bắt đầu lại chương trình trồng mới cao su, thoạt tiên do các nông trường quân đội, sau 1985 đo các nông trường quốc doanh, từ 1992 đến nay tư nhân đã tham gia trồng cao su. Ở miền Trung sau 1984, câycaosu được phát triển ở Quảng trị, Quảng Bình trong các công ty quốc doanh. Đến năm 1999, diện tích caosu cả nước đạt 394.900 ha, caosu tiểu điền chiếm khoảng 27,2%. Năm 2004, diện tích caosu cả nước là 454.000 ha, trong đó caosu tiểu điền chiếm 37%. Năm 2005, diện tích caosu cả nước là 464.875 ha. Năm 2007 diện tích CaoSu ở Đông Nam Bộ (339.000 ha), Tây Nguyên (113.000 ha), Trung tâm phía Bắc (41.500 ha) và Duyên Hải miền Trung (6.500 ha). [4] Tháng 05 năm 2010 có một số bệnh lạ khiến người dân khốn khổ, bệnh bắt đầu có biểu hiện như, nhẹ thì vàng lá. Nặng hơn một chút thì rụng lá rồi chết mà cách đặc trị thì chưa thực sựhiệu quả. http://vi.wikipedia.org/wiki/Cao su - Đặc điểm - Các vùng trọng điểm của nước ta 2/ Thứ bảy, 02 Tháng 11 2013 15:21 Trong tháng 10/2013, liên tiếp hai cơn bão số 10, 11 quét qua khu vực miền Trung, làm gãy đổ hàng chục ngàn hec-ta caosu tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Quảng Nam…, gây thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng, khiến các CTCS và nông dân bị thiệt hại nặng nề. Chứng kiến những vườn câycaosu đổ nát do bão ở miền Trung, trong những ngày qua, trên các phương tiện truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đã có rất nhiều ý kiến gay gắt, quyết liệt, thậm chí có cả sự chỉ trích của nhiều vị nguyên là lãnh đạo Nhà nước, các ban ngành TW và địa phương đặt ra vấn đề có nên tiếp tục phát triển caosu ở vùng đất thường xuyên hứng chịu sự biến đổi thất thường của khí hậu như khu vực miền Trung hay không? Trước những dư luận nóng của xã hội như vậy, mà đặc biệt là sự mất mát lớn của nhân dân miền Trung trước thiên tai, vào ngày 30/10, tại tỉnh Quảng Trị Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội thảo phát triển câycaosu tại các tỉnh Bắc Trung Bộ. Để có thêm thông tin nhiều chiều và khách quan, kể từ số báo này, Tạp chí Caosu VN sẽ đăng tải, giới thiệu quan điểm, ý kiến của một số nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân liên quan đến việc nên hay không nên phát triển câycaosu ở miền Trung. Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn: “Nông dân Bắc Trung Bộ không nên trồng lại cao su” Caosu là loại cây công nghiệp nhiệt đới điển hình, “sợ” nhất là bão và rét. Chỉ cần gió cấp 10 trở lên là cây ngã đổ, trời rét dưới 16 độ cây sẽ chết. Miền Trung là rốn bão. Vì thế, việc trồng caosu ở đây là quá mạo hiểm. Sau bài học đắt giá này, nông dân miền Trung, nhất là khu vực Bắc Trung Bộ, không nên trồng lại caosu nữa, vì quá rủi ro! Giáo sư -Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Ngọc Lung - Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng: “Sẽ cực đoan nếu nói rằng toàn bộ Bắc Trung Bộ không nên trồng cao su” Trồng caosu về nguyên tắc phải trồng theo hướng “đại điền”, tức trồng thành một vùng rộng lớn, chứ không thể trồng kiểu “tiểu điền” từng khoảnh một. Nếu trồng thành một vạt lớn, khả năng che chắn, giảm thiệt hại sẽ tốt hơn. Thường trước khi để dân trồng, phải giao cơ quan khoa học trồng thử nghiệm vài hec-ta ở nhiều địa bàn và thời gian cũng phải dài để lấy mủ được vài ba năm. Từ thử nghiệm đó sẽ tính toán xem sản lượng nhựa như thế nào, chất lượng nhựa, các rủi ro thời tiết, rồi mới tính đến việc có nên trồng caosu ở vùng này hay không. Sẽ cực đoan nếu nói rằng toàn bộ Bắc Trung Bộ không nên trồng cao su. Mặc dù là rốn bão nhưng sẽ có nhiều khu vực hạn chế được tối đa sức gió, như những thung lũng giữa các vùng núi, đồi Theo tôi, nếu muốn trồng lại caosu ở Bắc Trung Bộ, chắc chắn phải làm quy hoạch trước, phải vẽ lại bản đồ theo các mức ưu tiên, đặc biệt phải tham vấn các cơ quan chuyên ngành cao su. Thạc sĩ Bùi Xuân Tín - Phó khoa Nông học, Trường ĐH Nông lâm Huế: “Không nên phát triển caosu tiểu điền” Các tỉnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão như Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh thì không nên phát triển câycaosu tiểu điền mà nên phát triển caosu đồn điền. Bên cạnh đó, người dân trồng một cách tự phát nên chưa đủ trình độ để chọn ra những giống caosu vừa kháng bệnh vừa chịu được gió lớn và có hiệu quả kinh tế cao. Caosu đồn điền trồng tập trung, lô thửa bài bản và có hệ thống cây chống gió nên ít thiệt hại do bão. Còn caosu tiểu điền trồng manh mún, nhỏ lẻ và do thiếu đất nên người dân chưa chú trọng đến hệ thống chắn gió. Do đó, khi gió lớn thì câycaosu tiểu điền sẽ bị gió quật bật gốc hoặc gãy ngang mà không thể khôi phục được. Ông Phan Văn Khoa - Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Bình: “Vẫn sẽ trồng câycao su” Diện tích caosu của tỉnh bị gãy đổ trong đợt bão vừa qua rất lớn, thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, địa phương vẫn khuyến khích người dân tiếp tục gắn bó với loại cây này. Có thể ban đầu phải lấy ngắn nuôi dài bằng cách trồng xen canh các loại cây ngắn ngày để hỗ trợ việc tái hồi phục diện tích caosu đã gãy đổ. Ngoài cao su, vùng này cũng chỉ có thể trồng keo lá tràm (keo lai). Cây keo lai thu hoạch theo chu kỳ năm năm, mỗi lần thu khoảng 40-50 triệu đồng/ha. Như vậy trong 20 năm, nhiều nhất keo lai cũng chỉ đem lại lợi nhuận gần 200 triệu đồng trong khi câycaosu đem lại tiền tỉ. Nếu bão lớn thì cả hai loại cây này đều cùng gãy đổ như nhau. Ông Hoàng Đức Doanh - Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị: “Cần có vành đai phi lao chắn gió” Tỉnh Quảng Trị cần có một giải pháp khôi phục vành đai phi lao chắn gió ven biển như một cách mặc thêm “áo giáp” để không những góp phần bảo vệ làng mạc, mà bảo vệ chính những vườn caosu còn lại. Anh Trần Lưu - xã Hải Thái, huyện Gio Linh, Quảng Trị: “Nông dân không thể làm ngược khoa học” Ban đầu tôi cũng để dành đất trồng đai rừng bảo vệ. Nhưng sau đó giá mủ caosu lên quá cao nên tôi phá đai rừng, trồng liều caosu lên phần đất này. Nhưng các nhà khoa học đã nghiên cứu cảnh báo không sai. Câycaosu không thể sống một mình mà không có rừng bảo vệ phía bên ngoài. Chúng tôi không thể làm ngược khoa học được. Đúng là cần trồng đai rừng để bảo vệ câycao su. Tuy nhiên, kinh phí đầu tư là rất lớn, rất mong muốn Nhà nước hỗ trợ thêm để bà con nông dân có tiền mua giống, làm đất trồng cây. Ông Huỳnh Văn Bình – nguyên Chủ tịch HĐQT TCT Caosu VN: “Tôi ủng hộ chủ trương phát triển caosu ở miền Trung” Câycaosu hiện diện ở miền Trung hơn 50 năm nay. Như tại Nghệ An, Thanh Hóa caosu được trồng từ trước những năm 1960, còn ở bên kia biên giới, vùng nhiều gió bão như Hải Nam (Trung Quốc), câycaosu được trồng rất nhiều. Việc ngành caosu phát triển diện tích câycaosu ra Duyên hải miền Trung là có cơ sở. Năm 1995, khi trình bày với Chính phủ đề án quy hoạch tổng quan phát triển câycao su, chúng tôi biết việc phát triển caosu tại Duyên hải miền Trung là có khó khăn hơn Đông Nam bộ do ảnh hưởng khí hậu, gió bão. Lúc đó, nhiều ý kiến đề cập nên hay không nên, trồng hay không trồng, có thể hay không có thể phát triển caosu khu vực này. Chúng tôi đặt vấn đề, từ không thể thành có thể trồng và phát triển caosu ra miền Trung và miền Bắc. Mấy chục năm qua, hiệu quả mà câycaosu mang lại cho khu vực này đã được chứng minh. Nó không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế, mà còn giá trị về xã hội, quốc phòng - an ninh… Để giảm thiểu tối đa thiệt hại cho câycaosu ở miền Trung, theo tôi cần chú ý 3 vấn đề: Thứ nhất: Điều chỉnh lại quy hoạch để xác định chỗ nào nên trồng, chỗ nào cần loại bỏ. Điều đó cũng có nghĩa, có thể thêm diện tích và cũng có thể mất diện tích. Ngoài ra, trước khi trồng caosu từ 1 đến 2 năm nên thiết lập vành đai rừng chắn gió. Vành đai chắn gió nên trồng nhiều loại cây như cây dầu, cây sao, thứ đến trồng xen cây tràm bông vàng, bạch đàn và dây leo, như dây mây chẳng hạn. Thứ hai: Trồng caosu khu vực này nên trồng với mật độ dày, từ 600 đến 700 cây/ha. Trồng dày để cây nương tựa vào nhau, hạn chế khuếch tán lá, giảm lá để cây vươn lên thẳng. Khi gặp gió bão thì cây nghiêng ngã chứ không bị gãy đổ. Thứ ba: Phải xem lại kỹ thuật trồng. Hiện nay, ta đang trồng bằng tum và bầu. Cả hai hình thức này, rễ trụ của cây bị cắt bỏ trước khi trồng. Chính vì thế, cây chỉ còn rễ bàn bám trên mặt đất, không còn rễ cọc đâm sâu vào lòng đất nên cây không có chân trụ. Nên chăng trồng lại bằng hột để giữ gốc cao su. Trồng hột ở đây không phải là trồng cây thực sinh, khi cây lớn lên khỏi mặt đất thì ta ghép vào. Về thực chất vẫn là cây ghép, nhưng phương pháp này cây có rễ trụ. Xử lý hố trồng, tuân thủ kỹ thuật đào sâu hơn bình thường để rễ trụ ăn sâu vào lòng đất. Ông Lê Quang Thung – nguyên TGĐ VRG: “Hiệu quả kinh tế câycaosu là rất rõ ràng” Với điều kiện khí hậu ẩm ướt về mùa đông, hạn hán gió Lào vào mùa hè, mưa bão về mùa thu và chất đất thì cằn cỗi nên các tỉnh miền Trung không thể nói là thích hợp cho cây nhiệt đới như câycao su. Tuy nhiên lựa chọn cây gì cho dân miền Trung lại là bài toán hóc búa. Trong điều kiện đất đai của miền Trung chỉ có 2 cây phát triển được là cây rừng, chủ yếu là keo lai và cao su. Cây keo lai thì 5-6 năm mới cho thu hoạch, mỗi năm chỉ được 5-7 triệu/ha, như vậy là quá thấp. Còn tính tổng thể thì hiệu quả câycaosu khá cao. Thậm chí khi vườn cây bị gãy đổ thì người dân vẫn bán được gỗ thanh lý, với mức 250 - 300 triệu đồng/ha, trong khi suất đầu tư 1 ha trồng mới chỉ có hơn 100 triệu. Không loại tài sản nào khi thanh lý lại có thể trồng mới được hơn 2 lần như câycaosu cả. Tiến sĩ Phạm Đồng Quảng - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Trồng trọt: “Có trồng lại caosu hay không, trồng lại thế nào, là vấn đề trăn trở lớn của cả ngành nông nghiệp” Về đất đai, caosu dễ tính, có thể trồng được cả ở đất nghèo kiệt, vốn chỉ trồng được keo, bạch đàn. Bằng chứng như tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, đất trồng caosu đều là đất rừng nghèo kiệt, hoặc đất canh tác cây nông nghiệp kém hiệu quả. Về vốn và đầu tư, caosu tuy đầu tư cao nhưng với giá mủ những năm qua trung bình từ 50 - 60 triệu đồng/tấn, chỉ cần từ 1 - 2 năm thu hoạch là dân thu hồi được vốn và có thể làm giàu Cần khách quan rằng, không chỉ caosu bị gãy đổ vì bão, mà tất cả các cây trồng khác cũng gãy đổ nặng nề trong các cơn bão vừa qua. Việc quyết định có trồng lại hay không, trồng lại thế nào, không trồng lại thì trồng cây gì hiện đang là vấn đề trăn trở lớn của cả ngành nông nghiệp. Chúng ta còn nhiều thời gian để bình tĩnh tham khảo thêm nhiều ý kiến của cơ quan khoa học, các nhà quản lí, DN và nguyện vọng của người dân. Ông Nguyễn Ngọc Truyện - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Caosu VN: “Cần đặc biệt quan tâm đến giống caosu cho miền Trung” Trong đợt bão vừa qua, thiệt hại chủ yếu là với vườn tiểu điền và caosu do địa phương quản lý vườn cây, còn của VRG bị đổ gãy nhẹ hơn. Vậy nguyên nhân ở đây là gì? Theo tôi, gãy nhiều là do giống. Những vườn caosu bị đổ gãy chủ yếu rơi vào giống cho năng suất cao (như RRIV 4) nhưng khả năng chống chịu gió bão rất kém. Dân trồng chủ yếu tự phát, tự đi kiếm giống về trồng và chỉ tập trung cho năng suất. Chúng tôi cũng nghiên cứu rồi, ở miền Trung phải chấp nhận dùng giống cho năng suất thấp hơn nhưng có khả năng chống chịu gió bão tốt. Bài học về giống caosu không phù hợp trước đây trồng tại khu vực miền núi phía Bắc còn hiển hiện rất rõ, vì thế việc chọn đúng giống cho miền Trung cần đặc biệt quan tâm. T.S - Phan Thắng II/ Kỹ thuật trồng và chăm sóc 1/ 2/ III/ Thu hoạch và chế biến 1/ IV/ Sản phẩm và thị trường . BST CÂY CAO SU I/ Giới thiệu chung 1/ - Lịch sử cây cao su Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây. gia trồng cao su. Ở miền Trung sau 1984, cây cao su được phát triển ở Quảng trị, Quảng Bình trong các công ty quốc doanh. Đến năm 1999, diện tích cao su cả nước đạt 394.900 ha, cao su tiểu điền. hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Công ty cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) năm 1907. Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ