1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

tài trợ bội chi ngân sách

28 213 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 878,52 KB

Nội dung

Lưu hành nội bộ Biên soạn: Ths Nguyễn Việt Dũng Chương 6: Tài trợ bội chi ngân sách 1 CHƯƠNG 6 TÀI TRỢ BỘI CHI NGÂN SÁCH 6.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 6.1.1. Khái niệm, đặc điểm ngân sách nhà nước  Khái niệm Ngân sách nhà nước là phạn trù kinh tế và là phạm trù lịch sử. Sự hình thành và phát triển của Ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hoá - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của các cộng đồng và Nhà nước của từng cộng đồng. Trong tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước" Ăngghen đã chỉ ra rằng, Nhà nước ra đời trong cuộc đấu tránh giai cấp của xã hội, nó là sản phẩm của đấu tranh giai cấp. Nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng để duy trì và phát triển xã hội. Để thực hiện chức năng đó, Nhà nước phải có nguồn lực tài chính. Bằng quyền lực công cộng, Nhà nước đã ấn định các thứ thuế, bắt các công dân phải đóng góp để chi tiêu cho bộ máy của Nhà nước, quân đội, cảnh sát Nhưng dần dần những tham vọng về lãnh thổ, về chủ quyền đưa đến những cuộc chiến tranh và làm cho bộ máy chính quyền và quân đội ngày càng lớn. Thuế không đảm bảo được nhu cầu chi tiêu, bắt buộc Nhà nước phải vay nợ bằng cách phát hành công trái. Ngân sách nhà nước đã có quá trình ra đời và hình thành suốt từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVIII. Cho đến nay, các Nhà nước khác nhau đều tạo lập và sử dụng NSNN. Thế nhưng người ta vẫn chưa có sự nhất trí về NSNN là gì? Có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm NSNN mà phổ biến là: Một là: NSNN là bản dự toán thu chi tài chính của nhà nước trong một khoản thời gian nhất định, thường là một năm. Lưu hành nội bộ Biên soạn: Ths Nguyễn Việt Dũng Chương 6: Tài trợ bội chi ngân sách 2 Hai là: NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, là kế hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước. Ba là: NSNN là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau. Bốn là: Theo Luật Ngân sách nhà nước của Việt Nam năm 2003, Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Các ý kiến trên xuất phát từ cách tiếp cận vấn đề khác nhau và có nhân tố hợp lý của chúng song chưa đầy đủ. Khái niệm NSNN là một khái niệm trừu tượng, nhưng NSNN là một hoạt động tài chính cụ thể của Nhà nước. Khái niệm NSNN phải thể hiện được mặt nội dung kinh tế - xã hội của NSNN, phải được xem xét trên các mặt hình thức, thực thể và quan hệ kinh tế chứa đựng trong NSNN. Về mặt hình thức: NSNN là một bản dự toán thu và chi do Chính phủ lập ra, đệ trình quốc hội phê chuẩn và giao cho Chính phủ tổ chức thực hiện. Về mặt thực thể: NSNN bao gồm những nguồn thu cụ thể, những khoản chi cụ thể và được định lượng. Các nguồn thu đều được nộp vào một quỹ tiền tệ của Nhà nước và các khoản chi đều được xuất ra từ quỹ tiền tệ này. Thu và chi này có quan hệ ràng buộc với nhau gọi là cân đối. Cân đối thu, chi NSNN là một cân đối lớn trong nền kinh tế thị trường và được Nhà nước quan tâm đặc biệt. Do đó, có thể khẳng định NSNN là một quỹ tiền tệ lớn của Nhà nước - Quỹ NSNN. Về mặt quan hệ kinh tế chứa đựng trong NSNN: Các khoản thu – chi của quỹ NSNN đều phản ánh những quan hệ kinh tế nhất định giữa Nhà nước với các chủ thể nộp, giữa Nhà nước với các cơ quan đơn vị thụ hưởng quỹ. Hoạt động thu chi NSNN là hoạt động lập - sử dụng quỹ NSNN làm cho vốn tiền tệ, nguồn tài chính vận động giữa một bên là Nhà nước với một bên là các chủ thể phân phối và Lưu hành nội bộ Biên soạn: Ths Nguyễn Việt Dũng Chương 6: Tài trợ bội chi ngân sách 3 ngược lại trong quá trình phân phối các nguồn tài chính. Những quan hệ trong quá trình thu nộp và cấp phát qua quỹ NSNN là những quan hệ được xác định trước, được định lượng và Nhà nước sử dụng chúng để điều chỉnh vĩ mô kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam, Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn và quyết toán ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm.  Đặc điểm của Ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước là hệ thống những mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và xã hội, phát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính, nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng của nhà nước. Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế mang tính lịch sử, nó phản ánh những mặt nhất định của các quan hệ kinh tế thuộc lĩnh vực phân phối sản phẩm xã hội trong điều kiện còn tồn tại quan hệ hàng hoá - tiền tệ và được sử dụng như một công cụ thực hiện các chức năng của nhà nước. Ngân sách nhà nước phản ánh các nội dung cơ bản sau: (1) Ngân sách nhà nước hoạt động trong lĩnh vực phân phối các nguồn tài chính và vì vậy, nó thể hiện các mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa nhà nước và xã hội; (2) Quyền lực về NSNN thuộc về nhà nước. Mọi khoản thu chi tài chính của nhà nước đều do nhà nước quyết định để phục vụ yêu cầu thực hiện các chức năng của nhà nước. Lưu hành nội bộ Biên soạn: Ths Nguyễn Việt Dũng Chương 6: Tài trợ bội chi ngân sách 4 NSNN là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. NSNN bao gồm những quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan hệ tài chính của quốc gia. Có thể kể ra các quan hệ đó là - Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với dân cư. - Quan hệ tài chính giữa NSNN và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần. - Quan hệ tài chính giữa NSNN với các tổ chức tài chính trung gian; - Quan hệ tài chính giữa NSNN và các tổ chức xã hội; - Quan hệ tài chính giữa NSNN và các hộ gia đình; - Quan hệ tài chính giữa NSNN với thị trường tài chính; - Quan hệ tài chính giữa NSNN với hoạt động tài chính đối ngoại. Các quan hệ tài chính thuộc NSNN có đặc điểm sau đây:  Việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN gắn liền với quyền lực của Nhà nước và việc thực hiện các chức năng của Nhà nước. Nhà nước quyết định mức thu chi, nội dung và cơ cấu thu chi của NSNN.  Hoạt động thu chi của NSNN được thực hiện trên cơ sở những luật lệ do Nhà nước quy định. Nhà nước thống nhất quản lý và sử dụng cho nhu cầu của của nước.  NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước, luôn chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng. Hoạt động thu chi NSNN là sự thể hiện các mặt hoạt động kinh tế - xã hội của Nhà nước, là việc xử lý các quan hệ lợi ích trong xã hội khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia. Lợi ích của Nhà nước thể hiện cả trong phân phối thu nhập của của các doanh nghiệp, của dân cư, phân phối GNP, GDP và cả trong phân bổ các nguồn lực tài chính cho các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của quốc gia.  NSNN cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét đặc biệt của NSNN với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước là nó được chi thành Lưu hành nội bộ Biên soạn: Ths Nguyễn Việt Dũng Chương 6: Tài trợ bội chi ngân sách 5 nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng và chỉ sau đó Nhà nước mới được chi dùng cho những mục đích nhất định, đã định trước. 6.1.2. Đo lường tình trạng ngân sách  Giá trị danh nghĩa và giá trị thực Khi phân tích ngân sách, chúng ta cần phân biệt giá trị danh nghĩa và giá trị thực của nó, đặc biệt là các khoản vay và bội chi ngân sách. Giá trị danh nghĩa là giá trị được xác định theo giá trị hiện tại. Giá trị thực là giá trị đã được loại trừ nhân tố lạm phát. Trong thời gian, chỉ số lạm phát tăng lên, nên giá trị thực giảm xuống. Cả khoản nợ và bội chi ngân sách đều được công bố theo giá trị danh nghĩa. Số tiền lãi phải trả được thực hiện bằng đồng tiền ở mức giá danh nghĩa. Nên khi giá cả tăng lên kéo theo khoản nợ thực của quốc gia giảm xuống. Kết quả này còn được gọi là thuế lạm phát đánh vào các chủ nợ. Do sự tăng giá mà các chủ nợ nhận khoản thanh toán tiền lời có giá trị thấp hơn (tức là theo giá trị thực) Ví dụ, trong năm 2010, nợ của Việt Nam là 1.106,33 ngàn tỷ đồng (hay 57,95 tỷ USD) và tỷ lệ lạm phát là 11,75%. Như vậy, thuế lạm phát trong năm là 11,75% x 1.106,33 ngàn tỷ đồng = 130 ngàn tỷ đồng (hay 6,81 tỷ USD). Bội chi được đo lường theo cách truyền thống trong năm 2010 là 5,8% GDP tức là 5,8% x 1.951,2 nghìn tỷ đồng = 1.131,7 ngàn tỷ đồng. Nhưng nếu chúng ta tính đến thu thuế lạm phát thì bội chi giảm xuống còn 1.131,7 – 130 = 1.001,7 ngàn tỷ đồng.  Kế toán tiền mặt và kế toán vốn Kế toán tiền mặt là một phương pháp đo lường tình trạng tài khóa của Chính phủ dựa vào dòng tiền chi tiêu thường xuyên và thu thường xuyên. Kế toán vốn là phương pháp đo lường tình trạng tài khóa có tính đến những thay đổi giá trị của phần tài sản mà chính phủ nắm giữ. Thông qua kế toán vốn, Chính phủ thiết lập tài khoản vốn để qua đó theo dõi chi đầu tư một cách tách biệt với chi thường xuyên. Trong tài khoản vốn, Chính phủ ghi giảm chi đầu tư và ghi tăng giá trị tài sản được mua từ khoản chi đầu tư. Ví Lưu hành nội bộ Biên soạn: Ths Nguyễn Việt Dũng Chương 6: Tài trợ bội chi ngân sách 6 dụ, chính phủ vay nợ 2 tỷ USD xây dựng cơ sở vật chất. Sự chi tiêu này đơn giản đã dịch chuyển 1 tỷ USD tiền mặt thành 1 tỷ USD tài sản được theo dõi ở tài khoản vốn. Từ tài khoản vốn, chính phủ theo dõi tình hình biến động của tài sản này. Trong thực tế việc nhận thức và phân biệt ngân sách vốn có những khó khăn nhất định. Ví dụ, chính phủ đầu tư vào hiện đại hóa quân sự, liệu đó là chi đầu tư hay chi thường xuyên, tương tự chi cho giáo dục cũng vậy. Sự phân loại tùy thuộc vào cách thức sử dụng hàng hóa đó. Chẳng hạn chi giáo dục là chi đầu tư bởi vì nó góp phần nâng cao năng lực của thế hệ tương lai người lao động… Chính những khó khăn trong việc đánh giá các loại chi đầu tư, nên các nhà chính trị thường nhầm lẫn nhận thức tình trạng ngân sách của chính phủ.  Ngân sách tính và ngân sách động Khi lập dự toán ngân sách, các nhà hoạch địch chính sách đánh giá tác động chính sách đến ngân sách của chính phủ, trong đó chủ yếu quan tâm đến những thay đổi hành vi của thị trường. Ví dụ, người dân sẽ giảm chi tiêu chăm sóc y tế cho con cái khi chính phủ gia tăng trợ cấp y tế. Hoặc người dân sẽ bán tài sản nhiều hơn để thu khoản lời vốn nếu như thuế đánh vào tiền lời vốn bị cắt giảm… Nói khác đi, một khi các nhà hoạch định ngân sách không quan tâm chính sách thuế tác động đến quy mô kinh tế trong quá trình lập dự toán ngân sách, nghĩa là họ đã mô hình hóa ngân sách ở trạng thái tĩnh: Giả định quy mô chiếc bánh kinh tế không đổi và chính sách của chính phủ hướng đến làm thay đổi quy mô của từng lát bánh kinh tế. Chính sách của chính phủ không chỉ ảnh hưởng đến sự phân phối nguồn lực trong nền kinh tế mà còn ảnh hưởng đến quy mô chiếc bánh kinh tế. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách còn phân tích ngân sách ở trạng thái động: Cách tiếp cận nhằm mô hình hóa ngân sách không chỉ bao gồm những ảnh hưởng của chính sách đến phân phối nguồn lực mà còn ảnh hưởng đến quy mô chiếc bánh kinh tế. Chẳng hạn, giảm thuế đánh vào các hoạt động kinh tế có thể làm gia tăng sản xuất của xã Lưu hành nội bộ Biên soạn: Ths Nguyễn Việt Dũng Chương 6: Tài trợ bội chi ngân sách 7 hội. Chiếc bánh kinh tế lớn hơn, đến lượt sẽ tạo ra nhiều nguồn thu hơn cho chính phủ trong tương lai, bù lại ở chừng mực nào đó nguồn thu giảm sút do cắt giảm thuế. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách và các nhà lập dự toán ngân sách tiếp cận phương pháp phân tích ngân sách ở trạng thái động trong chừng mực nhất định bởi vì họ không nắm đầy đủ thông tin ảnh hưởng của chính sách đến nền kinh tế.  Bội chi ngân sách Bội chi ngân sách nhà nước là tình trạng chi ngân sách nhà nước vượt quá thu ngân sách nhà nước trong một năm, là hiện tượng ngân sách nhà nước không cân đối thể hiện trong sự so sánh giữa cung và cầu về nguồn lực tài chính của nhà nước. Phạm vi tính bội chi ngân sách. Tùy theo phạm vi xác định bội chi ngân sách nhà nước là bội chi toàn diện, bội chi của Chính phủ hay bội chi ngân sách trung ương. + Bội chi ngân sách toàn diện. Theo quan điểm này bội chi ngân sách tính đến khoản nợ của các đơn vị thuộc khu vực công. Khi các định chế trong khu vực công vỡ nợ, hoặc không vỡ nợ nhưng chính phủ thanh toán thay trong trường hợp muốn tái cấu trúc lại các định chế này, thì tránh nhiệm thanh toán cuối cùng thuộc về chính phủ. Và khi đó, khoản thanh toán nợ này nếu thực tế phát sinh trong năm thì được tính vào chi ngân sách nhà nước của năm thanh toán. Từ đó, bội chi ngân sách toàn diện bao gồm mức bội chi được xác định cho toàn bộ khu vực công. Đây là thuốc đo rộng nhất để xác định mức bội chi, cả WB và IMF đều khuyến cáo các nước cần phải xác định rõ ràng phạm vi ngân sách nhà nước trên cơ sở đảm bảo tính toàn diện của NSNN và yêu cầu bền vững tài khóa. + Bội chi ngân sách chính phủ. Khái niệm chính phủ bao gồm tất cả các cấp chính quyền mà không bao gồm hoạt động của ngân hàng trung ương, cho dù nó có trực thuộc chính phủ này Lưu hành nội bộ Biên soạn: Ths Nguyễn Việt Dũng Chương 6: Tài trợ bội chi ngân sách 8 không. Điều này giúp phân biệt chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ, đồng thời làm cơ sở đối chiếu giữa thống kê tài chính tiền tệ với thống kê tài chính chính phủ. Bên cạnh quỹ ngân sách nhà nước còn có các định chế tài chính nhà nước ngoài ngân sách (như quỹ bảo hiểm xã hội, ngân hàng chính sách…). Các định chế này được trợ cấp một phần lớn từ NSNN. Do vậy, bội chi của chính phủ theo nghĩa rộng là số bội chi của các cấp chính quyền với các hoạt động mang đầy đủ sự cam kết và bảo lãnh của NSNN bao phủ cả ba quỹ nói trên. Nhưng nếu hiểu theo nghĩa hẹp, bội chi của chính phủ chỉ bao gồm bội chi của các cấp chính quyền liên quan đến hoạt động của quỹ NSNN mà thôi. + Bội chi ngân sách trung ương. Một số quốc gia khi tính bội chi NSNN chỉ tính bội chi liên quan đến hoạt động NSNN do chính quyền trung ương trực tiếp thực hiện. Các xác định phạm vi tính bội chi ngân sách hẹp này nhằm thiết lập kỷ luật tài chính tổng thể trong điều kiện năng lực quản lý có nhiều hạn chế. Mặt khác, chính quyền trung ương là cấp có thầm quyền lớn nhất trong các cấp ngân sách, hơn nữa trong hầu hết các trường hợp, chính quyền trung ương được coi là nhà phát hành nợ cơ bản của một quốc gia, đặc biệt là đối với các khoản nợ nước ngoài. (Luật NSNN VN năm 2002 hiểu theo nghĩa này) Một vấn đề hình như rất đơn giản, nhưng thật ra lại rất phức tạp là: Khi tính bội chi NSNN thì thu bao gồm những khoản gì, chi bao gồm những khoản mục nào? Xét trên phương diện lý luận, số thu trong công thức tính toán bội chi NSNN hàng năm không thể bao gồm các khoản vay nợ, bởi vì các khoản vay phải có trách nhiệm hoàn trả. Viện trợ không hoàn lại hàng năm từ các chính phủ và tổ chức quốc tế có tác dụng làm giảm bội chi NSNN. Nhưng, các khoản viện trợ thường không có kế hoạch trước, không ổn định, việc dự kiến các khoản chi được tài trợ bằng nguồn Lưu hành nội bộ Biên soạn: Ths Nguyễn Việt Dũng Chương 6: Tài trợ bội chi ngân sách 9 viện trợ có thể tác động tiêu cực đến dự toán NSNN, có thể phải điều chỉnh lớn trong tương lai. Vì vậy, chỉ nên coi các nguồn viện trợ là để bù đắp bội chi NSNN. Việc thu hồi hàng năm tiền nợ Nhà nước đã cho vay không được tính là một khoản thu của NSNN. Vì vậy, trong công thức tính bội chi NSNN, số chi không thể bao gồm toàn bộ doanh số cho vay của nhà nước, mà chỉ gồm số cho vay ròng. Cho vay ròng hàng năm của nhà nước là chênh lệch giữa số cho vay ra và số đã thu hồi nợ trong năm. Đến đây chúng ta có thể đưa ra một cách tóm tắt báo cáo về NSNN hàng năm như sau: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HÀNG NĂM THU CHI A. Thu thư ờ ng xuyên (thu ế , phí, l ệ phí) D. Chi thư ờ ng xuyên B. Thu v ề v ố n ( bán tài s ả n Nhà nư ớ c) E. Chi đ ầ u tư C. Bù đ ắ p b ộ i chi + Viện trợ + Lầy từ nguồn dự trữ + Vay thuần ( = Vay mới – Trả nợ gốc) F. Cho vay thu ầ n ( = Cho vay m ớ i – Thu nợ gốc) A + B + C = D + E + F Dựa trên sự phân tích nói trên, có thể đưa ra công thức tính bội chi NSNN theo thông lệ quốc tế của một năm như sau: Bội chi NSNN = Tổng chi – Tổng thu = (D + E + F) – (A+B) = C (1) Công thức (1) ở trên cho thấy bức tranh tổng quát về tình hình NSNN. Kết quả của nó có thể dùng để phân tích tác động của bội chi NSNN đến tình hình tiền tệ, cầu trong nước và cán cân thanh toán. Tuy vậy, cách tính của công thức (1) cũng còn có hạn chế. Những mức bội chi như nhau là kết quả công thức (1) có thể gây ra Lưu hành nội bộ Biên soạn: Ths Nguyễn Việt Dũng Chương 6: Tài trợ bội chi ngân sách 10 những tác động hoàn toàn khác nhau, vì chúng còn phù thuộc nhiều vào cơ cấu thu, chi, nguồn bù đắp bội chi. Đi liền với mức bội chi tuyệt đối, cần xác định chỉ tiêu tỷ lệ phần trăm bội chi so với GDP. Đây là chỉ số tổng hợp về tình hình NSNN và là chỉ số được sử dụng rộng rãi để phản ánh tình hình NSNN của một quốc gia. Có nhiều cách tính khác nhau để đo lường (gần đúng) hiện tượng bội chi NSNN. Nhưng dù dùng cách tính nào, cũng phải xem xét kết hợp với cơ cấu thu, chi của NSNN. Có như vậy mới thấy được tác động của bội chi NSNN đối với nền kinh tế xã hội.  Nợ ngầm định Khi quốc hội thông qua một đạo luật cho phép các cá nhân nhận được một khoản thanh toán từ chính phủ trong tương lai (bảo hiểm…), thì sẽ tạo ra một nghĩa vụ nợ ngầm định, bởi vì khoản thanh toán này hiện không ghi vào trong tiến trình ngân sách hàng năm. Do liên quan đến thanh toán tương lai, để hiểu được nợ ngầm định, chúng ta phải sử dụng khái niệm hiện giá, trong đó phân biệt 1 đồng hiện tại và 1 đồng trong tương lai: 1 đồng tương lai có giá trị nhỏ hơn 1 đồng hiện tại vì 1 đồng hiện nay đem đầu tư sẽ sinh lời. Mối quan hệ đồng tương lai và đồng hiện tại thông qua công thức:     t 1m m m i)(1 FV PV Trong đó: PV là giá trị được hiện giá; F m là giá trị tương lai, t là thời gian tính hiện giá, m là số kỳ tính hiện giá, i là lãi suất. Với chương trình an sinh xã hội, khi nghỉ hưu, chính phủ phải trả cho bạn 100 đồng lợi ích an sinh xã hội. Khi đó, theo mối quan hệ giữa giá trị hiện tại và giá trị tương lai thì chính phủ sẽ thu tiền thuế bảo hiểm xã hội mà bạn trả hôm nay ở mức nhỏ hơn 100 đồng, giả sử bằng 87 đồng (tức hiện giá của 100 đồng). Điều này hàm ý cho chính sách công: nếu nguồn thu thuế hiện tại giảm và đồng thời mức [...]... 6.1.3 Phân tích bội chi ngân sáchBội chi theo cơ cấu và bội chi theo chu kỳ Khi phân tích bội chi ngân sách cần chú trọng phân biệt giữa những yếu tố ngắn hạn và dài hạn ảnh hưởng đến tình hình tài khóa của chính phủ Bội chi ngân sách theo cơ cấu hay được chuẩn hóa là cách tiếp cận đo lường tình hình tài khóa của chính phủ trong dài hạn, loại bỏ các yếu tố ngắn hạn Bội chi ngân sách theo cơ cấu... lực được khai thác toàn dụng Ví dụ, năm 2003, văn phòng ngân sách Mỹ tính toán bội chi ngân sách cơ sở là 375 tỷ đô, trong đó 70 tỷ đô bội Chương 6: Tài trợ bội chi ngân sách 11 Lưu hành nội bộ Biên soạn: Ths Nguyễn Việt Dũng chi là do kinh tế suy thoái, vì thế bội chi ngân sách được điều chỉnh theo chu kỳ là 305 tỷ đôla Năm 2000, thặng dư ngân sách cơ sở là 236 tỷ đôla, trong đó 93 tỷ đôla là do bởi... (E)  Chi tiêu ngoài ngân sách nhà nước (F) Từ sự phân tích trên cho thấy, về mặt lý thuyết, bội chi ngân sách chỉ là một trong sáu nhân tố đóng góp đến sự tích lũy gánh nặng nợ của chính phủ Câu hỏi đặt ra là, sự đóng góp bội chi ngân sách đến sự tích lũy gánh nặng nợ của chính phủ có liên quan gì đến các yếu tố khác Để trả lời câu hỏi này, chúng ta có thể tiếp cận Chương 6: Tài trợ bội chi ngân sách. .. thì khác nhau, như Phillippines là 77%, trong khi Hàn quốc và Thái lan là 26% (1976 – 1996) Chương 6: Tài trợ bội chi ngân sách 16 Lưu hành nội bộ Biên soạn: Ths Nguyễn Việt Dũng 6.2 CÁC PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ BỘI CHI NGÂN SÁCH Tài trợ bội chi ngân sách là một vấn đề đã thống trị các cuộc thảo luận về chính sách kinh tế trong thập kỷ qua Vấn đề này cũng liên tục ddwocwj tranh luận trong các cuộc vận động chính... hướng đánh giá thấp chi phí và đánh giá cao lợi ích của chi tiêu chính phủ Nguyên tắc ngân sách cân đối có thể dẫn đến việc đánh giá cẩn thận hơn về lợi ích và chi phí, do đó, ngăn chặn khu vực công không phát triển vượt ra ngoài quy mô tối ưu Trong xã hội dân chủ, quốc hội đóng vai trò quan trong trong việc giám sát ngân sách và kiểm soát bội chi ngân sách Chương 6: Tài trợ bội chi ngân sách 28 ... nhất, phân tích sự ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế đến bội chi ngân sách Khi kinh tế suy thoái, thu thuế giảm xuống, nhưng trái lại chi tiêu chính phủ tăng lên do thực hiện chính sách kích cầu Chính sách tài khóa như vậy có khuynh hướng làm gia tăng bội chi ngân sách trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn sẽ làm cho ngân sách cân bằng do gia tăng thuế và giảm chi tiêu trong khoảng thời gian tăng trưởng kinh... dự ngân sách được điều chỉnh là 143 tỷ đôla Thứ hai, tính toán bội chi ngân sách theo cơ cấu bằng việc lấy bội chi ngân sách được điều chỉnh theo chu kỳ trừ đi các yếu tố tắc động ngắn hạn Các yếu tố này bao gồm sự thay đổi nguồn thu thuế do những yếu tố ngắn hạn, sự thay đổi cấu thành lạm phát trong thanh toán tiền lãi, sự thay đổi pháp lý trong thu chi ngân sách … Trong năm 1998, thặng dư ngân sách. .. 9.080,0 14.100,0 1.000,0 Tổng chi cân đối NSNN Tỷ đồng 357.400,0 398.980,0 481.300,0 582.200,0 Bội chi ngân sách nhà nước Tỷ đồng 56.500,0 66.900,0 873.090,0 119.700,0 GDP Tỷ đồng 1.130.000,0 1.338.000,0 18.113.900,4 1.930.645,2 Tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP 5% 5% 4,82% 6,20% Quan hệ giữa bội chi ngân sách và nợ công Theo Anwar Shah (2006), mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và nợ công có thể... tiên trong phân bổ ngân sách nói riêng và vai trò của lập ngân sách nhà nước nói chung trong cân đối và kiểm soát bội chi NSNN Chương 6: Tài trợ bội chi ngân sách 17 Lưu hành nội bộ 6.2.2 Phát hành tiền Biên soạn: Ths Nguyễn Việt Dũng Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy bằng hình thức trực tiếp hay gián tiếp, nhà nước đều sử dụng một phần tiền phát hành để bù đắp bội chi Biện pháp này sẽ... dụng tổng hợp các công cụ kinh tế tài chính vĩ mô, trong đó ngân sách nhà nước là một công cụ quan trọng Trong trường hợp này, chi ngân sách nhà nước không thể chỉ bó hẹp trong phạm vi tổng thu trong cân đối được Ngược lại, tùy bối cảnh cụ thể, nhà nước có thể chấp nhận có bội chi ngân sách Chi NSNN được mở rộng trong giới hạn có thể kiểm soát được và sử dụng bội chi một cách hợp lý, hiệu quả sẽ góp . Chương 6: Tài trợ bội chi ngân sách 1 CHƯƠNG 6 TÀI TRỢ BỘI CHI NGÂN SÁCH 6.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 6.1.1. Khái niệm, đặc điểm ngân sách nhà nước  Khái niệm Ngân sách. nguồn lực tài chính của nhà nước. Phạm vi tính bội chi ngân sách. Tùy theo phạm vi xác định bội chi ngân sách nhà nước là bội chi toàn diện, bội chi của Chính phủ hay bội chi ngân sách trung. Dũng Chương 6: Tài trợ bội chi ngân sách 17 6.2. CÁC PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ BỘI CHI NGÂN SÁCH Tài trợ bội chi ngân sách là một vấn đề đã thống trị các cuộc thảo luận về chính sách kinh tế trong

Ngày đăng: 08/05/2014, 11:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w