CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Khái niệm và đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Có nhiều định nghĩa về FDI nhƣng dù theo bất kỳ một cách hiểu nào đều có thể khẳng định FDI là một hình thức “đầu tƣ” - xuất hiện khi một nhà đầu tƣ ở một nước mua tài sản có ở một nước khác với ý định quản lý nó Quyền kiểm soát (control – tham gia vào việc đƣa ra các quyết định quan trọng liên quan đến chiến lƣợc và các chính sách phát triển của công ty) là tiêu chí cơ bản giúp phân biệt giữa FDI và đầu tƣ chứng khoán.
Theo các chuẩn mực của Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF - International Monetary Fund) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD - Organization for Economic Cooperation and Development), FDI đƣợc định nghĩa bằng một khái niệm rộng hơn.
Trong cuốn “Cẩm nang thanh toán - Balance of Payments Manual”, xuất bản lần thứ 5 năm 1993, trang 86, IMF định nghĩa: “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình đầu tư quốc tế trong đó một tổ chức cư trú tại một nền kinh tế thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác Lợi ích lâu dài ở đây hàm ý sự tồn tại trong thời gian dài của một mối quan hệ giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp và mức độ ảnh hưởng đáng kể của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp này”.
OECD thì đƣa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: (i) Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; (ii) Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; (iii) Tham gia vào một doanh nghiệp mới; (iv) Cấp tín dụng dài hạn (> 5 năm)”
(trích dẫn Benchmark Definition of Foreign Direct Investment, OECD, 1996)
Hai định nghĩa trên nhấn mạnh đến mục tiêu thực hiện các lợi ích dài hạn của một chủ thể cư trú tại một nước, được gọi là nhà đầu tư trực tiếp thông qua một chủ thể khác cư trú ở nước khác, gọi là doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp Mục tiêu lợi ích dài hạn đòi hỏi phải có một mối quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tƣ trực tiếp và doanh nghiệp nhận đầu tƣ trực tiếp, đồng thời nhà đầu tƣ có một mức độ ảnh hưởng đáng kể với việc quản lý doanh nghiệp này.
Theo khoản 2 và khoản 12 điều 3 trong Luật đầu tƣ năm 2005 của Việt Nam thì có các khái niệm về “ Đầu tư”, “ Đầu tư trực tiếp” và “ Đầu tư nước ngoài” … nhưng không có khái niệm “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài” Tuy nhiên, từ các khái niệm trên có thể hiểu: “ FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia kiểm soát hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia kiểm soát hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Từ những khái niệm trên đây, có thể hiểu một cách khái quát về FDI là “một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó” (Vũ Chí Lộc 2012, tr 113) Nhƣ vậy, FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài với hai đặc điểm cơ bản là: có sự dịch chuyển tƣ bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu tƣ (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lý đối tƣợng đầu tƣ.
Theo tác giả Vũ Chí Lộc trong giáo trình Đầu tƣ quốc tế (Vũ Chí Lộc 2012,tr. 114-115), đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm cụ thể như sau:
- FDI chủ yếu là đầu tƣ tƣ nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Theo cách phân loại ĐTNN của nhiều tài liệu và theo quy định luật pháp nhiều nước, FDI là đầu tư tư nhân Tuy nhiên, luật pháp của một số nước, ví dụ như Việt Nam, quy định trong trường hợp đặc biệt FDI có thể có sự tham gia góp vốn của Nhà nước Dù chủ thể là tư nhân hay nhà nước, FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận.
- FDI đƣợc thực hiện bằng vốn của các pháp nhân hoặc tƣ nhân do các chủ đầu tƣ tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh (lỗ hoặc lãi) Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có ràng buộc về chính trị.
- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp đầu tư Chủ đầu tư nước ngoài phải điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc phải tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tùy theo tỉ lệ góp vốn của mình.
- Nguồn vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định mà còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp (DN) để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng nhƣ vốn đầu tƣ từ nguồn lợi nhuận thu đƣợc trong quá trình hoạt động.
- FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư thông qua việc cung cấp tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị) và tài sản vô hình (độc quyền, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật, phương thức điều hành quản lý kinh doanh…)
Các dự án FDI cũng có những đặc điểm khác với các dự án đầu tƣ trong nước, cụ thể như sau:
- Chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia quản lý, điều hành dự án.
- Tính đa quốc tịch trong một dự án, một dự án FDI cũng bao gồm ít nhất hai bên có hai quốc tịch khác nhau, một bên nước sở tại, một bên nước ngoài.
- Tính đa ngôn ngữ của các bên tham gia dự án, đòi hỏi phải sử dụng ngôn ngữ quốc tế và ngôn ngữ nước sở tại trong các văn bản của dự án và trong toàn bộ quá trình hoạt động của dự án.
- Dự án đầu tƣ quốc tế chịu sự chi phối đồng thời của nhiều hệ thống pháp luật (Luật pháp nước sở tại và luật pháp quốc tế).
- Hầu hết các dự án FDI đều gắn liền với quá trình chuyển giao công nghệ với những nội dung, mức độ và hình thức khác nhau.
Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Hội nghị của Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD - United Nations Conference on Trade and Development), các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước tiếp nhận đầu tư được chia thành
1.2.1 Khung chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước nhận đầu tư
Khung chính sách về FDI của nước nhận đầu tư gồm các quy định liên quan trực tiếp đến FDI và các quy định có ảnh hưởng gián tiếp đến FDI.
Các quy định của luật pháp và chính sách liên quan trực tiếp FDI bao gồm các quy định về việc xâm nhập, thành lập và hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài (cho phép, hạn chế, cấm đầu tƣ vào đầu tƣ thiếu một số ngành, lĩnh vực; cho phép tự do hay hạn chế quyền sở hữu của các chủ đầu tư nước ngoài đối với các dự án; cho phép tự do hoạt động hay áp đặt một số điều kiện hoạt động; có hay không các ƣu đãi nhằm khuyến khích FDI…), các tiêu chuẩn đối xử đối với FDI (phân biệt hay không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tƣ có quốc tịch khác nhau…) và cơ chế hoạt động của thị trường trong đó có sự tham gia của thành phần kinh tế có vốn ĐTNN (cạnh tranh có bình đẳng hay không; có hiện tƣợng độc quyền không; thông tin trên thị trường có rõ ràng mình bạch không …) Các quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến khối lƣợng và kết quả của hoạt động FDI Các quy định thông thoáng, có nhiều ƣu đãi, không có hoặc ít có các rào cản hạn chế hoạt động FDI sẽ góp phần tăng cường thu hút FDI vào và tạo thuận lợi cho các dự án FDI trong quá trình hoạt động Ngƣợc lại, hành lang pháp lý và cơ chế chính sách có nhiều quy định mang tính chất hạn chế và ràng buộc đối với FDI sẽ khiến cho FDI không vào đƣợc hoặc các chủ đầu tƣ không muốn đầu tƣ Các quy định của luật pháp và chính sách sẽ được điều chỉnh tùy theo định hướng, mục tiêu phát triển của từng quốc gia trong từng thời kỳ, thậm chí có tính đến cả các phương án quy hoạch ngành và vùng lãnh thổ.
Bên cạnh đó, một số các quy định, chính sách trong một số ngành, lĩnh vực khác nhau cũng có ảnh hưởng đến quyết định của chủ đầu tư như:
+ Chính sách thương mại: ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư vì FDI gắn với sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ Ví dụ các nước theo đuổi chiến lược phát triển sản xuất trong nước để thay thế nhập khẩu sẽ thu hút được nhiều FDI vào sản xuất các hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu trong nước nhưng sau một thời gian, khi thị trường đã bão hòa nếu nước đó không thay đổi chính sách thì sẽ không hấp dẫn đƣợc FDI.
+ Chính sách tƣ nhân hóa: liên quan đến việc cổ phần hóa, mua bán lại các công ty. Những nước cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình tư nhân hóa sẽ tạo cho các nhà đầu tư nước ngoài nhiều cơ hội, nhiều sự lựa chọn hơn khi đƣa ra những quyết định đầu tƣ.
+ Chính sách tiền tệ và chính sách thuế: có ảnh hưởng quan trọng đến sự ổn định của nền kinh tế bởi sự tác động của các chính sách này đến tốc độ lạm phát, khả năng cân bằng ngân sách của nhà nước, lãi suất trên thị trường Do vậy, các chính sách này ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định đầu tư của chủ đầu tư nước ngoài Tâm lý chung của các chủ đầu tư là đều muốn đầu tư vào các thị trường có tỷ lệ lạm phát thấp do lạm phát thấp sẽ tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài Bên cạnh đó lạm phát thấp sẽ đảm bảo cho các cân đối kinh tế ổn định và tạo điều kiện tốt để thực hiện mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế Lãi suất trên thị trường nước nhận đầu tư sẽ ảnh hưởng đến chi phí vốn, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của các chủ đầu tư nước ngoài Chính sách thuế của nước nhận đầu tư cũng thu hút được sự quan tâm rất lớn từ các chủ đầu tư.
Ví dụ như thuế thu nhập doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các dự án FDI; Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế tiêu thụ đặc biệt,… ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm Nhìn chung các chủ đầu tư đều có xu hướng tìm cách đầu tư ở những nước có các loại thuế thấp. + Chính sách tỷ giá hối đoái: ảnh hưởng đến giá trị các tài sản ở nước nhận đầu tƣ, giá trị các khoản lợi nhuận các chủ đầu tƣ thu đƣợc và năng lực cạnh tranh của các hàng hóa xuất khẩu của các chi nhánh nước ngoài Một số nước theo đuổi chính sách đồng tiền quốc gia yếu sẽ có lợi trong việ thu hút ĐTNN và xuất khẩu hàng hóa Chính vì vậy chính sách này cũng có ảnh hưởng đến thu hút FDI.
+ Chính sách liên quan đến cơ cấu các ngành kinh tế và các vùng lãnh thổ: khuyến khích phát triển ngành nào, vùng nào; ngành nào đã bão hòa rồi; ngành nào, vùng nào không cần khuyến khích,…
+ Chính sách lao động: có hạn chế hay không hạn chế sử dụng lao động nước ngoài; ưu tiên hay không ưu tiên cho lao động trong nước…
+ Chính sách giáo dục, đào tạo, y tế,…: ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động cung cấp cho các dự án FDI.
+ Các quy định trong các hiệp định quốc tế mà nước nhận đầu tư tham gia ký kết. Ngày nay, các quy định này thường tạo thuận lợi cho FDI vì nó bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư, hướng tới không phân biệt các chủ đầu tư theo quốc tịch… Nhìn chung các chủ đầu tư nước ngoài thích đầu tư vào những nước có hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách đầy đủ, đồng bộ, thông thoáng, minh bạch và có thể dự đoán đƣợc Điều này đảm bảo cho sự an toàn của vốn đầu tƣ.
1.2.2 Các yếu tố của môi trường kinh tế
Nhóm các yếu tố kinh tế là tổng thể các nhân tố hữu hình và vô hình, có sẵn và tạo ra cấu thành của một nền kinh tế và cũng là thước đo để đánh giá tầm vóc của nền kinh tế quốc gia Nhiều nhà kinh tế cho rằng các yếu tố kinh tế của nước nhận đầu tư là những yếu tố có ảnh hưởng quyết định trong thu hút FDI Tùy động cơ của chủ đầu tư nước ngoài mà có thể có các yếu tố sau của môi trưởng kinh tế ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn FDI:
- Các chủ đầu tư có động cơ tìm kiếm thị trường sẽ quan tâm đến các yếu tố như dung lượng thị trường và thu nhập bình quân đầu người; tốc độ tăng trưởng của thị trường; khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới; các sở thích đặc biệt của người tiêu dùng ở nước nhận đầu tư và cơ cấu thị trường. Đối với các chủ đầu tư muốn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thì dung lượng thị trường của nước tiếp nhận đầu tư là một yếu tố rất quan trọng khi chủ đầu tƣ cân nhắc để lựa chọn địa điểm đầu tƣ Một quốc gia với dân số đông, GDP (Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội) bình quân đầu người cao, GDP tăng trưởng với tốc độ cao, sức mua lớn sẽ có sức hấp dẫn đối với FDI vì đem lại cho chủ đầu tƣ cơ hội tăng thị phần và lợi nhuận.
Thị trường trong nước tiếp nhận đầu tư cũng rất quan trọng đối với các chủ đầu tư là các hãng cung ứng dịch vụ Lý do chính trong trường hợp này không phải vì hàng rào thuế quan hay phi thuế quan mà do tính đặc thù của sản phẩm dịch vụ là không thể vận chuyển sản phẩm từ nước này sang nước khác, từ nơi này sang nơi khác Chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu dịch vụ ở nước ngoài các công ty dịch vụ phải thiết lập các cơ sở cung ứng ở chính nước đó.
Bên cạnh thị trường trong nước, các chủ đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm nhiều hơn đến khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới của hàng hóa sản xuất ra tại nước tiếp nhận đầu tư Trong xu thế tăng cường liên kết kinh tế quốc tế và khu vực ngày nay, những quốc gia tham gia vào nhiều các liên kết quốc tế sẽ có lợi thế trong thương mại quốc tế vì hàng hóa từ nước này xuất khẩu sang các nước thành viên khác trong liên kết sẽ được hưởng chế độ thương mại ưu đãi hơn hàng hóa từ các nước không phải thành viên Chính vì vậy chủ đầu tư nước ngoài chỉ cần đầu tư vào một nước có tham gia vào nhiều các liên kết kinh tế khu vực và thế giới sẽ có cơ hội tiếp cận một thị trường rộng lớn hơn rất nhiều thị trường nước nhận đầu tư Đây là một lợi thế mà các chủ đầu tư nước ngoài không thể bỏ qua khi cân nhắc lựa chọn địa điểm đầu tƣ.
- Các chủ đầu tƣ tìm kiếm nguồn nguyên liệu và tài sản sẽ quan tâm đến tài nguyên thiên nhiên; lao động chƣa qua đào tạo với giá rẻ; lao động có tay nghề; công nghệ, phát minh, sáng chế và các tài sản do doanh nghiệp sáng tạo ra (thương hiệu, ); cơ sở hạ tầng phần cứng (cảng, đường bộ, hệ thống cung cấp năng lượng, mạng lưới viễn thông) Sự phát triển của cơ sở hạ tầng kinh tế của một quốc gia và một địa phương luôn là điều kiện vật chất hàng đầu để các chủ đầu tư có thể nhanh chóng thông qua các quyết định đầu tƣ và triển khai trên thực tế các dự án đầu tƣ đã cam kết. Một tổng thể hạ tầng phát triển phải bao gồm một hệ thống giao thông vận tải đồng bộ và hiện đại với các cầu, cảng, đường sá, kho bãi và các phương tiện vận tải đủ sức bao phủ quốc gia và đủ tầm hoạt động quốc tế; một hệ thống bưu điện thông tin liên lạc viễn thông với các phương tiện nghe - nhìn hiện đại, có thể nối mạng thống nhất toàn quốc và liên thông với toàn cầu; hệ thống điện nước dồi dào và phân bổ tiện lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống và một hệ thống mạng lưới cung cấp các loại dịch vụ khác (y tế, giáo dục, giải trí, các dịch vụ hải quan, tài chính, thương mại, quảng cáo, kỹ thuật, v.v ) phát triển rộng khắp, đa dạng và có chất lượng cao Nhƣ vậy, việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng không chỉ là điều kiện cần để tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư của mình, mà đó còn là cơ hội để nước và địa phương tiếp nhận đầu tư có thể và có khả năng thu lợi đầy đủ hơn từ dòng vốn nước ngoài đã thu hút được (thông qua tăng thu nhập từ dịch vụ vận tải, thương mại, tài chính, tư vấn thông tin phục vụ các dự án đầu tư đang và sẽ triển khai).
Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng
1.3.1 Ứng dụng công nghệ mới trong hiện đại hóa lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng
Nhƣ đã trình bày trong mục 1.1.2, một trong những đặc điểm của đầu tƣ trực tiếp nước ngoài là FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ mới cho các nước tiếp nhận đầu tƣ Việc chuyển giao này đƣợc thực hiện bằng chuyển giao công nghệ sẵn có từ bên ngoài vào và nghiên cứu ứng dụng, cải tiến và phát triển tạo thành công nghệ mới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước nhận đầu tư. Chuyển giao công nghệ đƣợc thực hiện chủ yếu từ các công ty – tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) Đây là nguồn lực luôn được các nước đang phát triển quan tâm với nhiều ƣu đãi khi thu hút FDI Đồng thời, TNCs đầu tƣ thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại nước tiếp nhận FDI, mà phần lớn hoạt động nghiên cứu và phát triển này nhằm cải biến, ứng dụng công nghệ mới cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương, góp phần đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ các ngành nghề, lĩnh vực, hiện đại hóa nền kinh tế, trong đó có Tài chính - Ngân hàng. Đặc biệt, trong thời kỳ CMCN 4.0 đang diễn ra rộng khắp, đầu tƣ trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng đang tập trung phát triển mạnh các sản phẩm, dịch vụ gắn với yếu tố công nghệ mới và tận dụng mạng lưới toàn cầu, đặc biệt là các kênh giao dịch điện tử Trong đó, nổi bật là các sản phẩm phát sinh về ngoại hối, lãi suất, tỷ giá, tiền tệ và tài sản tài chính khác, các dịch vụ thanh toán, tài trợ thương mại, quản lý tài sản, bảo lãnh Điều này cũng đem lại nhiều lợi ích cũng nhƣ nhiều lựa chọn hơn về dịch vụ tài chính, ngân hàng cho các khách hàng tại quốc gia nhận đầu tƣ.
1.3.2 Nâng cao năng lực tài chính, quản trị của các tổ chức Tài chính - Ngân hàng
Sự hiện diện của dòng vốn FDI và các TCTD nước ngoài cũng góp phần tạo nên sự đa dạng các loại hình TCTD trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng tại nước nhận đầu tư, là yếu tố tạo sức ép buộc các tổ chức Tài chính - Ngân hàng trong nước phải luôn ƣu tiên đổi mới, nâng cao và tự chủ không chỉ về công nghệ mà song song còn phải đẩy mạnh, tăng cường năng lực tài chính, năng lực quản trị Tài chính - Ngân hàng của bản thân Với vị thế là các tổ chức tài chính lớn trên thế giới, có nhiều kinh nghiệm về tài chính, quản trị, điều hành, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang lại sự hỗ trợ, tư vấn rất lớn cho các tổ chức Tài chính - Ngân hàng của nước nhận đầu tƣ trong quá trình phát triển, tái cấu trúc, hoàn thiện bộ máy tổ chức, hiện đại hóa hệ thống quản trị Tài chính - Ngân hàng Nhờ vậy, năng lực tài chính, quản trị hiện nay của các tổ chức Tài chính - Ngân hàng trong nước có vốn đầu tư nước ngoài sẽ có nhiều thay đổi tích cực, tiếp cận gần hơn vơi các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế.
1.3.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các tổ chức Tài chính - Ngân hàng
Bên cạnh việc nâng cao năng lực tài chính, quản trị của các tổ chức Tài chính - Ngân hàng, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng minh bạch Sự xuất hiện của các dự án FDI đi kèm công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại đã giúp nâng cao chất lƣợng, đa dạng hóa các mặt hàng, dịch vụ, gia tăng lợi thế kinh doanh trên thị trường trong nước và quốc tế Kinh nghiệm quốc tế và các báo cáo đánh giá cho thấy những nền kinh tế có hệ thống Tài chính - Ngân hàng hoạt động cạnh tranh, cởi mở trên cơ sở thông tin công khai, minh bạch thì hệ thống Tài chính - Ngân hàng đó phát triển bền vững, an toàn hơn và có nhiều khả năng ứng phó linh hoạt với các cú sốc, các nguy cơ gây khủng hoảng luôn có thể xảy ra.
1.3.4 Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao
Phát triển nguồn nhân lực, tạo công ăn việc làm cho người dân tại nước nhận đầu tư cũng là một vai trò nổi bật của đầu tư trực tiếp nước ngoài Hơn thế nữa, FDI không chỉ tạo việc làm trực tiếp mà còn tạo việc làm gián tiếp Theo điều tra của Ngân hàngThế giới thì mỗi việc làm do FDI trực tiếp tạo ra sẽ tạo thêm cho từ một tới hai việc làm gián tiếp khác Đồng thời, khi các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ các quốc gia đang phát triển, họ sẽ cung cấp các chuyên gia giỏi cũng như phương thức quản lý doanh nghiệp hiện đại và chuyên nghiệp Như vậy, những người lao động cũng như các doanh nghiệp nước đó sẽ có điều kiện và cơ hội để học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng nhƣ kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp.
Trong bối cảnh CMCN 4.0 và tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, thị trường lao động trong ngành Tài chính - Ngân hàng sẽ thay đổi theo hướng giảm giao dịch viên, giao dịch chi nhánh… và gia tăng nguồn nhân lực trình độ cao, giỏi cả chuyên môn nghiệp vụ tài chính, ngân hàng và công nghệ thông tin Nhân sự chất lƣợng cao là một thách thức đối với không chỉ ngành Tài chính - Ngân hàng mà cả những ngành khác khi robot, công nghệ dần chiếm ưu thế hơn con người Chất lƣợng nguồn nhân lực không chỉ là trình độ nghiệp vụ Tài chính - Ngân hàng mà đi liền với đó là kỹ năng vận hành công nghệ số, tính tuân thủ về quy trình vận hành cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong môi trường công nghệ thông tin.
Các chỉ số đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.4.1 Quy mô số lượng dự án
Chỉ số đầu tiên khi đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một quốc gia là quy mô số lƣợng dự án Quốc gia thu hút số lƣợng lớn dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thấy sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước đối với nhà đầu tư nước ngoài Nguồn vốn từ những dự án này sẽ là nguồn lực tài chính quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt vốn đầu tƣ cũng nhƣ là một nguồn thu cho ngân sách nhà nước, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
Trong năm 2018, tại Việt Nam có 3,046 dự án mới đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ, tăng 17.6% so với số lƣợng dự án cấp mới năm 2017, với tổng vốn đăng ký cấp mới gần 18 tỷ USD, bằng 84.5% so với cùng kỳ năm 2017; có 1,169 lƣợt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tƣ với tổng vốn đăng ký tăng thêm 7.59 tỷ USD, bằng 90.3% so với cùng kỳ năm 2017 Cũng trong 12 tháng năm 2018, cả nước có 6,496 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 9.89 tỷ USD, tăng 59.8% so với cùng kỳ 2017 Tính lũy kế đến ngày 20/12/2018, cả nước có 27,353 dự án còn hiệu lực với vốn đăng ký 349.1 tỷ USD, vốn thực hiện 191.4 tỷ USD, bằng 56.2% tổng vốn đăng ký Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tƣ vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là ngành thu hút đƣợc nhiều vốn nhất với 195.3 tỷ USD, chiếm 57.4% vốn đăng ký; kinh doanh bất động sản 57.9 tỷ USD, chiếm 17.0%; sản xuất, phân phối điện, khí nước 23.0 tỷ USD, chiếm 6.7%.
Bảng 1.1 Báo cáo số lượng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2018
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2017 Năm 2018 So cùng kỳ
Tăng vốn lƣợt dự án 1,188 1,169 98.4%
Góp vốn, mua cổ phần lƣợt dự án 5,002 6,496 129.9%
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Báo cáo FDI 12.2018
Sự gia tăng của số lượng các dự án đầu tư nước ngoài cho thấy Việt Nam vẫn đang là điểm đến có nhiều sức hút với nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên cũng từ những số liệu trên, có thể thấy hai năm trở lại đây, dòng vốn FDI vào Việt Nam có sự phân hóa mạnh ở cách thức đầu tƣ Đáng chú ý, lƣợng vốn từ các dự án đăng ký mới và tăng vốn - thường được cho là phát triển từ các ý tưởng kinh doanh của nhà đầu tƣ, bao hàm trong đó là công nghệ hiện đại và quản trị tiên tiến có thể giúp Việt Nam tiếp cận đƣợc với trình độ sản xuất cao hơn - đang ghi nhận đà giảm tốc qua các năm Trong khi đó, góp vốn mua cổ phần liên tục tăng trưởng cao.
1.4.2 Quy mô vốn của dự án
Bên cạnh chỉ số về quy mô số lƣợng dự án, quy mô vốn của dự án cũng đƣợc sử dụng để đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Chỉ số này thể hiện khả năng tài chính cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư của một quốc giá Quốc gia thu hút được nhiều dự án có vốn đầu tƣ “khủng” chứng tỏ quốc gia đó thành công trong công cuộc thu hút FDI, và chính những dự án này sẽ đóng góp vai trò không nhỏ trong đẩy mạnh tăng trưởng dòng vốn FDI, đem lại những tác động tích cực đến thị trường trong nước, làm thay đổi diện mạo và góp phần làm cho nền kinh tế, xã hội phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn Đồng thời quy mô vốn của dự án càng cao càng chứng tỏ triển vọng, sức hút của môi trường đầu tư trong nước, sự ổn định về kinh tế, chính trị, và hấp dẫn thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác.
Trong suốt hơn 30 năm thu hút FDI, Việt Nam đã chứng kiến sự hiện diện của những nhà đầu tư nước ngoài, điển hình là các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới nhƣ: Honda, Intel, Samsung, Yamaha, Panasonic, Microsoft, LG Những dự án “tỷ đô” của các tập đoàn kinh tế hàng đầu cho thấy Việt Nam đã và đang là điểm đến đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài Riêng trong năm 2018, đóng góp cho FDI có thể kể đến một số dự án “tỷ đô” nhƣ:
- Dự án Thành phố thông minh tại xã Hải Bối, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ ngày 14/7/2018 Vĩnh Ngọc, Đông nh Hà Nội, tổng vốn đầu tƣ 4,138 tỷ USD do Sumitomo Corporation (Nhật Bản) đầu tƣ với mục tiêu xây dựng khu đô thị thông minh, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội…
- Dự án Nhà máy sản xuất polypropylene và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng tại Việt Nam, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ ngày 30/5/2018 với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 1,201 tỷ USD do HYOSUNG CORPOR TION (Hàn Quốc) đầu tƣ tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Dự án Công ty TNHH Laguna (Việt Nam), cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ ngày 07/03/2007 do nhà đầu tƣ Singapore đầu tƣ tại Thừa Thiên Huế đã điều chỉnh tăng vốn đầu tƣ thêm 1.12 tỷ USD vào ngày 25/5/2018.
- Dự án nhà máy LG Innitek Hải Phòng (Hàn Quốc), cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ ngày 01/9/2016 với mục tiêu Sản xuất mô đun Camera điều chỉnh tăng vốn đầu tƣ thêm 501 triệu USD vào ngày 23/2/2018.
- Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc), cấp phép ngày 15/4/2016 tại Hải
Phòng điều chỉnh tăng vốn đầu tƣ thêm 500 triệu USD vào ngày
9/8/2018 Bảng 1.2 Báo cáo vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2018
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2017 Năm 2018 So cùng kỳ
1 Vốn thực hiện triệu USD 17,500 19,100 109.1%
2 Vốn đăng ký triệu USD 35,883.85 35,465.56 98.8%
2.1 Đăng ký cấp mới triệu USD 21,275.89 17,976.17 84.5%
2.2 Đăng ký tăng thêm triệu USD 8,416.84 7,596.65 90.3%
2.3 Góp vốn, mua cổ phần triệu USD 6,191.11 9,892.73 159.8%
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Báo cáo FDI 12.2018
Tuy nhiên những dự án “tỷ đô” kể trên chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Từ bảng 1.1 và 1.2, có thể thấy tuy số lượng dự án FDI trong năm 2018 tại Việt Nam có tăng lên, nhƣng chủ yếu vẫn là những dự án có quy mô vốn bình quân vừa và nhỏ Quy mô vốn bình quân một dự án FDI đƣợc cấp phép mới trong năm 2018 là 5.9 triệu USD Xét trong quãng thời gian 10 năm, con số này đã sụt giảm gấp hơn 3 lần Điều này đã khiến cho FDI thu hút đƣợc trong năm 2018 tuy vẫn cao, nhƣng chƣa thực sự đột phá. Đồng thời, khi nhắc đến quy mô vốn của dự án, song song với những số liệu về vốn đăng ký các dự án FDI, cũng cần cân nhắc đến số liệu về vốn thực hiện (vốn giải ngân) Trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, quan trọng nhất là vốn thực hiện phải tiệm cận gần với số vốn đăng ký Điều đó mới đánh giá đúng thực chất hiệu quả của hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và tạo nên những đóng góp thực sự đối với nền kinh tế - xã hội đất nước.
Theo bảng 1.2, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân trong năm 2018 tăng tới 9.1% so với cùng kỳ năm 2017 Nhƣ vậy đây là năm thứ ba liên tiếp số vốn FDI giải ngân liên tục tăng mạnh, từ 15.8 tỉ USD của năm 2016 lên 17.5 tỉ USD năm
2017 và đạt 19.1 tỉ USD năm 2018 Tuy nhiên nếu so sánh với tổng số vốn đăng ký trong năm này, số vốn thực hiện chỉ bằng khoảng 53% tổng vốn đăng ký.
Các số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cũng cho thấy, tính đến hết năm 2018, số vốn đầu tư nước ngoài cam kết vào Việt Nam đã đạt trên 333 tỷ USD Tuy nhiên, cho đến nay, hơn 150 tỷ USD vốn FDI đăng ký vẫn chƣa đƣợc thực hiện. Với nền kinh tế mở nhƣ Việt Nam, việc tận dụng nguồn vốn FDI đã giải ngân mới là vốn thực, có ý nghĩa thực sự với nền kinh tế Còn theo các chuyên gia, số “vốn ảo” đăng ký này nếu không đƣợc nhìn nhận rõ ràng, sẽ kéo theo những sai lệch về số liệu và dự báo, ảnh hưởng đến dự báo tốc độ phát triển của đất nước Còn ở khía cạnh địa phương, mặt trái của cuộc đua thành tích thu hút FDI là nhiều dự án “tỷ đô” đăng ký đến nay vẫn “đắp chiếu”, chƣa đƣợc triển khai Trong số này phải kể đến Dự án Saigon Atlantis Hotel (vốn đăng ký 4.1 tỷ USD); Dự án Hóa dầu LongSơn (4.5 tỷ USD); Dự án Thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya (2 tỷ USD); Dự ánKhu đô thị đại học quốc tế (3.5 tỷ USD); Dự án Kobelco (1 tỷ USD)…
1.4.3 Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đối tác hợp tác đầu tư
Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đối tác hợp tác đầu tư thể hiện phần nào khả năng vận động, kêu gọi xúc tiến đầu tƣ của một quốc gia Bên cạnh những lợi thế rõ rệt trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ khung chính sách, các yếu tố của môi trường kinh tế, các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh, nếu việc quảng bá những tiềm năng, thế mạnh của quốc gia đó ra thế giới đƣợc thực hiện bài bản, có tầm nhìn chiến lƣợc, cùng với đó có nhiều những chính sách ƣu đãi cho doanh nghiệp FDI và đƣợc thực hiện triệt để, sẽ là điểm mạnh để tác động đến quyết định đầu tư của các đối tác nước ngoài.
Trong bối cảnh CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, ƣu tiên thu hút FDI một số ngành và sản phẩm công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng lớn nhƣ công nghệ thông tin, điện tử, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, tương tác thực tại ảo, điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, cơ khí chế tạo, tự động hóa đang là xu hướng thiết yếu của các quốc gia khi đánh giá cơ cấu đối tác hợp tác đầu tƣ, nhằm định hướng đối tác phù hợp, và đưa ra các chính sách để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các đối tác đó một cách hiệu quả Các đối tác hợp tác đầu tƣ đƣợc ƣa thích trong những năm gần đây chủ yếu vẫn đến từ các quốc gia thuộc nền kinh tế phát triển nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc…
Bảng 1.3 Top 20 đối tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2018
Vốn đăng Số lƣợt Vốn đăng Số lƣợt Giá trị ký tăng Tổng vốn
Số dự án ký cấp dự án góp vốn góp vốn,
TT Đối tác cấp mới mới (triệu tăng USD) vốn (triệu USD) thêm mua cổ phần mua cổ phần (triệu USD) đăng ký
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Báo cáo FDI 12.2018
THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
Thực trạng của ngành Tài chính - Ngân hàng Việt Nam hiện nay
2.1.1 Những thành tựu đạt được
Năm 2018 đi vào lịch sử kinh tế Việt Nam với một thành công kép hiếm có là GDP tăng trưởng tới 7.08% - mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 đến nay, trong khi CPI bình quân năm 2018 chỉ tăng 3.54% so với bình quân năm 2017 – thấp hơn mức 4% đƣợc Quốc hội yêu cầu Cả 12 chỉ tiêu cơ bản phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 đều hoàn thành xuất sắc Trong thành tích chung đó không thể phủ nhận vai trò và sự đóng góp to lớn của ngành Tài chính - Ngân hàng.
2.1.1.1 Tăng tỷ lệ huy động thu NSNN bình quân, sử dụng NSNN hiệu quả
Vượt qua nhiều trở ngại, đương đầu với thách thức, dự toán NSNN năm 2018 đã đƣợc thực hiện trọn vẹn đồng thời mở ra những nền tảng cơ sở vững chắc cho triển vọng thực hiện dự toán NSNN năm 2019 tốt hơn nữa Quy mô GDP năm cao hơn so với kế hoạch và đạt 5,535.3 nghìn tỷ đồng GDP bình quân đầu người tăng
198 USD so với năm trước, đạt 2,587 USD Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, với khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 14.57% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34.28%; trong khi khu vực dịch vụ chiếm 41.17% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9.98%.
Kết quả, dự toán thu cân đối NSNN đạt hơn 1,422 nghìn tỷ đồng, bằng
107.8% dự toán, trong đó thu nội địa đã chiếm gần 80.6%; là minh chứng cho nỗ lực thu NSNN của ngành Tài chính trong suốt cả năm 2018.
Thành tích thu NSNN nói chung, thu nội địa nói riêng càng ấn tƣợng trong bối cảnh mặc dù năm 2018 có 131,275 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký là 1,478.1 nghìn tỷ đồng (tăng 3.5% về số doanh nghiệp và tăng 14.1% về số vốn đăng ký so với năm 2017) cùng với 34,010 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhƣng cũng có tới 90,651 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 49.7% (so với năm 2017).
Bên cạnh đó, trong thành tích thu NSNN không thể không kể đến các biện pháp tăng cường quản lý thuế đã phát huy hiệu quả rõ rệt, vừa góp phần tăng thu NSNN, vừa tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp.
Khó khăn trong thu nội địa đã đƣợc san sẻ bởi thu từ dầu thô vƣợt dự toán tới 65.5%, đạt 59.4 nghìn tỷ đồng và thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu cũng vượt gần 10% dự toán Bất chấp chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2018 vẫn đạt kỷ lục 244.72 tỷ USD, tăng 13.8%; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 69.20 tỷ USD, tăng 15.9%, chiếm 28.3% tổng kim ngạch xuất khẩu và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 175.52 tỷ USD, tăng 12,9%, chiếm 71.7%.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trong hội nghị Chính phủ với các địa phương cuối năm 2018, kết quả thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2018 là "rất tích cực và toàn diện" Ngành Tài chính đã tiếp tục quản lý chi sử dụng ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, trong phạm vi dự toán và có hiệu quả; thực hiện điều chỉnh tăng 7% tiền lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công, đồng thời siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính – ngân sách theo Chỉ thị số 31/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ Cơ cấu chi chuyển dịch tích cực, tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt trên 27% (mục tiêu là 25-26%); chi thường xuyên còn dưới 62% tổng chi NSNN (mục tiêu là dưới 64%) Công tác quản lý, điều hành chi NSNN bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính Bội chi NSNN được giữ trong phạm vi Quốc hội quyết định; quản lý nợ công diễn biến tích cực, tiếp tục tái cơ cấu nợ công theo hướng kéo dài thời hạn, giảm chi phí vay, an ninh tài chính quốc gia đƣợc đảm bảo.
2.1.1.2 Thị trường tài chính và dịch vụ tài chính ngày càng phát triển ổn định
Trong năm 2018, thị trường tài chính tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện rõ rệt qua một số khía cạnh nhƣ sau:
Trên thị trường cổ phiếu, mặc dù thời gian gần đây giá cổ phiếu có giảm do tác động chủ yếu từ thị trường chứng khoán thế giới sau quyết định tăng lãi suất lần thứ 4 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), nhưng nhìn chung thị trường sôi động.Khối lượng giao dịch tăng mạnh, thị trường trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế Đặc biệt, chỉ số VN- Index có thời điểm đã lập đỉnh cao mới trong lịch sử, vƣợt 1,200 điểm (ngày 9 - 10/4/2018).
Hình 2.1 Chỉ số VN-Index chốt phiên giao dịch ngày 09/04/2018
Nguồn: FPT Securities, Bản tin chứng khoán ngày 09/04/2018
Năm 2018 cũng tiếp tục chứng kiến số lƣợng doanh nghiệp lên sàn tăng cao. Đến cuối năm 2018, trên 3 sàn chứng khoán có tổng cộng 1,558 doanh nghiệp niêm yết/đăng ký giao dịch, tăng 136 doanh nghiệp so với cuối năm 2017 Trong đó, 378 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE - Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, 376 doanh nghiệp niêm yết trên HNX - Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và 804 doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên UPCoM – sàn giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chƣa niêm yết Giá trị vốn hóa trên HOSE đạt gần 2.9 triệu tỷ đồng, giá trị vốn hóa trên HNX và UPCoM đạt 1 triệu tỷ đồng Tổng giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán tương đương khoảng 82.2% GDP – mức cao nhất từ trước đến nay.
Theo thống kê, có 32 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa tỷ USD, trong đó có 3 doanh nghiệp niêm yết mới và 6 doanh nghiệp đăng ký giao dịch mới Thị trường ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp lên sàn, trong đó có những doanh nghiệp lớn, hoạt động hiệu quả, giúp tăng cường thu hút nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Một số loại cổ phiếu lớn có thể kể đến trong năm 2018 là VHM của CTCP Vinhomes (HoSE), VGI của Tổng Công ty cổ phần Đầu tƣ Quốc tế Viettel (UPCoM), TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (HoSE), HDB của Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HoSE) và TPB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (HoSE) Các cổ phiếu lớn lên sàn đã giúp vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam liên tiếp phá vỡ kỷ lục, hoàn thành sớm chỉ tiêu Chính phủ đặt ra vào năm 2020.
Biểu đồ 2.1 Số lƣợng tài khoản nhà đầu tƣ (tính đến tháng 05/2018)
Nguồn: Website Đầu tư chứng khoán, 18 năm, chứng khoán Việt phát triển vững về chất, 2018
Trong số các “tân binh” của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2018 đáng chú ý nhất là VHM Nhờ công ty cổ phần Chứng khoán SSI tƣ vấn, VHM lên sàn tạo ra phiên giao dịch tỷ USD đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam với giá trị giao dịch lên tới hơn 28,500 tỷ đồng tính riêng VHM và gần 34,900 tỷ toàn thị trường trong phiên 18/5 VHM hiện là cổ phiếu vốn hóa lớn thứ hai toàn thị trường và chỉ sau công ty mẹ Vingroup Cùng với VRE, bộ ba cổ phiếu thuộc Vingroup có thời điểm chiếm đến 23% tổng vốn hóa sàn HoSE và có tác động rất lớn đến biến động của VN-Index.
Thị trường trái phiếu Việt Nam cũng ghi nhận mức môi trường kinh tế vĩ mô tích cực và ước tăng khoảng 16%, đạt khoảng 60 tỷ đồng, trong đó thị trường trái phiếu chính phủ tăng trưởng 14.7%, vốn hóa đạt 27% GDP còn thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng trên 30% vốn hóa đạt 7% GDP Nếu như trước đó trái phiếu doanh nghiệp niêm yết chỉ có sự tham gia của một số doanh nghiệp nhƣ Vingroup, CII, HIFC, thì từ năm 2017, tổng cộng có thêm 19 trái phiếu với giá trị niêm yết 17,730 tỷ đồng đƣợc lên sàn, trong đó có cả những đơn vị chƣa niêm yết cổ phiếu nhƣ Anco, TTC Edu,
Năm 2018, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng ghi dấu ấn khi được Tổ chức tính toán chỉ số chứng khoán toàn cầu (FTSE) đƣa vào danh sách theo d i nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi loại 2 (Secondary Emerging) cùng với Argentina và Romania (đã đƣợc đƣa vào danh sách theo d i từ tháng 9/2016) Theo quy định của FTSE, các quốc gia sẽ phải nằm trong danh sách theo d i ít nhất 1 năm trước khi được nâng hạng thực sự Đối với trường hợp của Việt Nam, để được nâng hạng chính thức vào nhóm thị trường mới nổi loại 2, thị trường cần thỏa mãn 9/9 điều kiện tiên quyết Hiện chúng ta đã thỏa mãn 8 trong 9 điều kiện và chỉ còn 1 điều kiện duy nhất còn chƣa đƣợc thỏa mãn là thanh toán bù trừ Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì Việt Nam có nhiều cơ hội đƣợc nâng hạng theo tiêu chí của FTSE Đây là ghi nhận quốc tế đối với những cải tiến và phát triển thị trường trong một thời gian dài, đồng thời cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần đạt các tiêu chuẩn quốc tế
Nguyên nhân để thị trường tài chính phát triển ổn định, đạt được những kết quả khả quan nhƣ vậy chủ yếu là nhờ chính sách tài khóa và tiền tệ đƣợc điều hành theo hướng chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với nhau và với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, các rào cản về thể chế, chính sách từng bước được tháo gỡ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp như tăng cường năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ phát triển công nghệ hiện đại; công tác quản lý, giám sát đƣợc đẩy mạnh, giúp giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc trên các thị trường. Đồng thời, các dịch vụ tài chính cũng phát triển mạnh ở cả hai phân khúc dành cho doanh nghiệp và cá nhân CMCN 4.0 đòi hỏi các ngân hàng phải liên tục hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán, nâng cao chất lƣợng các dịch vụ ngân hàng điện tử nhƣ home banking, phone banking, internet banking, cùng với đó là sự xuất hiện của các công ty tài chính tiêu dùng, đã giúp tăng áp lực cạnh tranh, khiến hệ thống ngân hàng trên toàn quốc phải nỗ lực hơn nữa để triển khai, thâm nhập thị trường, qua đó đẩy mạnh và đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ tài chính,
…nhằm tạo cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn, đáp ứng đƣợc các nhu cầu tiền gửi, quản lý tài khoản, tiết kiệm, tín dụng, đầu tƣ,…
2.1.1.3 Ổn định tỷ giá và lãi suất ngân hàng
Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2016-2018
Đầu tư trực tiếp nước ngoài với vai trò quan trọng của mình luôn được nhìn nhận như một trong những trụ cột đóng góp có hiệu quả vào tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng nói riêng Trong giai đoạn từ năm 2016 – 2018, với những thay đổi trong khuôn khổ luật pháp về đầu tƣ, môi trường kinh doanh và những sự kiện kinh tế xã hội nổi bật trong và ngoài nước, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này đã có diễn biến bất ngờ.
2.2.1 Quy mô số lượng dự án đầu tư
Từ năm 1990, sau khi Pháp lệnh NHNN Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính ra đời, các tổ chức tín dụng nước ngoài bắt đầu mở rộng sự hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh Trong 30 năm qua, Việt Nam đã thu hút được một số lượng lớn các TCTD nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (có hiệu lực từ năm 2002) và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, số lượng các tổ chức tín dụng nước ngoài hiện diện tại Việt Nam có xu hướng gia tăng.
Từ số liệu của bảng 2.1 dưới đây, có thể thấy từ năm 2016 đến 2018, FDI đầu tƣ vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng đã có sự biến chuyển chóng mặt trong quy mô số lƣợng dự án đầu tƣ.
Bảng 2.1 Thu hút FDI vào lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng từ năm 2016 – 2018
Vốn đăng Vốn đăng ký Số lƣợt góp Vốn góp Tổng vốn đăng
Số dự án Số lƣợt dự án ký cấp mới, vốn
Năm ký cấp mới tăng thêm vốn, mua cổ (triệu cấp mới (triệu USD) tăng vốn (triệu USD) phần USD) tăng thêm và vốn góp (triệu USD)
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo FDI từ 2016-2018 , Cục đầu tư nước ngoài
Năm 2016, tổng vốn đăng ký vào lĩnh vực này đã tăng đột biến lên 582.41 triệu USD nhờ sự xuất hiện của 12 dự án cấp mới và 32 lƣợt góp vốn, mua cổ phần. Đây cũng là năm xuất hiện bùng nổ của các ngân hàng nước ngoài, với tổng số 5 dự án bao gồm Woori Bank, Busan Bank – Chi nhánh Hồ Chí Minh, Nonghyup Bank
– Chi nhánh Hà Nội đến từ Hàn Quốc, Public Bank và CIMB Bank đến từ Malaysia.
Sang năm 2017 và 2018, vốn đăng ký vào lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng lại giảm Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự sụt giảm đáng kể các dự án cấp mới, xuống còn 3 dự án trong năm 2017 và 5 dự án trong năm 2018 Đây là con số rất thấp so với tiềm năng của ngành cũng nhƣ so sánh với tổng các dự án FDI cấp mới trong năm Trong khi đó số lƣợt góp vốn, mua cổ phần vẫn duy trì và không có sự tăng trưởng đột phá, 32 lượt trong năm 2017 và 31 lượt trong năm 2018 Điều này cho thấy lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng chƣa có sức hút với vốn FDI.
Sự bùng nổ các ngân hàng nước ngoài năm 2016 đã không tiếp diễn trong năm
2017 và 2018, thậm chí chúng ta còn phải chứng kiến số lƣợng ngày càng tăng các ngân hàng nước ngoài rút lui khỏi Việt Nam, cụ thể:
- Tháng 4/2017, NZ đóng cửa, chuyển giao chi nhánh, sáu văn phòng giao dịch và 125,000 khách hàng cá nhân sang Ngân hàng Shinhan.
- Tháng 7/2017, Ngân hàng Commonwealth Bank của Úc (CBA) bán chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Tế
Việt Nam (VIB), sau khi duy trì kể từ năm 2008.
- BNP Paribas của Pháp bán hết 18.7% cổ phần từ Ngân hàng Phương Đông (OCB) sau một thập kỷ hợp tác.
- Tháng 1/2018, Standard Chartered bán toàn bộ 8.75% cổ phần trong ACB sau
Các ngân hàng nước ngoài đang đổ xô đi tìm lối thoát ở Việt Nam bất chấp sự khởi sắc mạnh mẽ của thị trường chứng khoán năm 2017 và 2018 Lý giải cho điều này có thể kể đến một số nguyên nhân nhƣ quản lý rủi ro kém, ngân hàng đe dọa vỡ nợ, rủi ro tài chính gia tăng, thị trường không minh bạch, không ổn định, không công bằng trong việc đối xử giữa cơ quan chủ quản với ngân hàng nước ngoài và ngân hàng trong nước…
Sự sụt giảm số lƣợng các dự án FDI và thoái vốn là dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư nước ngoài đã thay đổi niềm tin vào hệ thống tài chính và triển vọng kinh tế của Việt Nam Kỳ vọng lãi suất tăng ở Mỹ và Liên minh Châu Âu sau gần một thập niên duy trì gần bằng không cũng có thể là một yếu tố.
2.2.2 Quy mô vốn bình quân dự án đầu tư
Quy mô vốn bình quân của một dự án FDI trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng cũng biến động theo từng giai đoạn Theo đó năm 2016 chứng kiến sự tăng đột biến không chỉ trong quy mô số lƣợng dự án cấp mới mà còn trong cả quy mô vốn bình quân, với vốn đăng ký cấp mới hơn 511 triệu USD, vốn bình quân 1 dự án là
42 triệu USD Sang năm 2017, bên cạnh việc giảm số lƣợng dự án cấp mới, vốn đăng ký vào lĩnh vực này cũng giảm mạnh chỉ còn xấp xỉ 0.18 triệu USD, khiến quy mô vốn bình quân năm 2017 giảm xuống mức 0.05 triệu USD Tình hình đầu tƣ chỉ khởi sắc trở lại trong năm 2018 khi vốn đăng ký cấp mới vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng tăng lên mức 10 triệu USD, nâng vốn bình quân dự án lên 2 triệu USD.
Sự thay đổi của quy mô vốn bình quân dự án thể hiện phản ứng của các nhà đầu tư nước ngoài trước thay đổi về chính sách, môi trường đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng của Việt Nam Nhìn chung, quy mô vốn bình quân dự án vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng giai đoạn này còn dừng lại ở mức độ vừa và nhỏ, chưa có sự xuất hiện của những dự án “tỷ đô”, cho thấy môi trường đầu tƣ và kinh doanh trong lĩnh vực này chƣa thực sự hấp dẫn đủ để tác động đến quyết định của nhà đầu tư nước ngoài.
Bảng 2.2 Quy mô vốn bình quân dự án vào lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng từ năm 2016 – 2018
Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số dự án cấp mới (1) 12 3 5
Vốn bình quân dự án (3)=(2)/(1) 42,585,291.49 58,833 2,059,211
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo FDI từ 2016-2018 , Cục đầu tư nước ngoài
Không thể nói các dự án FDI có quy mô vừa và nhỏ là không cần thiết hay kém hiệu quả, nhưng một khi các dự án quy mô vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, dưới
1 triệu USD/dự án quá nhiều thì cũng cần xem xét lại Nhất là trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang chuyển hướng sang thu hút các dự án có công nghệ cao, công nghệ nguồn hay các dự án có sức lan toả đến kinh tế – xã hội Việt Nam.
Bên cạnh quy mô vốn bình quân dự án cấp mới, cũng cần quan tâm đến số vốn thực hiện các dự án này Tình đến thời điểm cuối năm 2018, tỷ lệ giải ngân các dự án đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới từ năm 2016 – 2018 chỉ đạt 55.69% so với vốn đăng ký ban đầu Trong đó, 12 dự án cấp mới năm 2016 chỉ đạt tỷ lệ giải ngân là 55.47% với số vốn thực hiện là hơn 283 triệu USD Sang năm 2017, với 3 dự án đăng ký cấp mới, đã giải ngân đƣợc hơn 0.15 triệu USD, chiếm 87.06% vốn đăng ký Tuy nhiên sang năm 2018, tỷ lệ giải ngân lại giảm chỉ còn 66.35% với số vốn thực hiện là 6.83 triệu USD Nhƣ đã đề cập phía trên về tầm quan trọng của vốn thực hiện trong đánh giá hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, việc vốn thực hiện chỉ đạt khoảng 50% - 60% vốn đăng ký là tình hình chung đang diễn ra hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam và rất cần có những giải pháp xử lý dứt điểm.
Bảng 2.3 So sánh vốn thực hiện và vốn đăng ký các dự án FDI vào lĩnh vực
Tài chính – Ngân hàng từ năm 2016 – 2018
Số dự Vốn đăng ký cấp mới
Năm án cấpmới (USD) Vốn thực hiện ( USD) Tỷ lệ (%)
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo FDI từ 2016-2018 , Cục đầu tư nước ngoài
2.2.3 Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đối tác hợp tác đầu tư
Nếu nhƣ trong năm 2016, vốn FDI đến chủ yếu từ 2 dự án ngân hàng Public Bank (vốn đăng ký 133.33 triệu USD) và CIMB Bank (vốn đăng ký 142.37 triệu USD) của Malaysia (tổng vốn đăng ký 275.70 triệu USD – chiếm 53.95%), cùng 6 dự án đầu tƣ bởi Hàn Quốc (tổng vốn đăng ký 219.74 triệu USD – chiếm 43%), thì sang năm 2017, quốc gia đứng đầu về đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng tại Việt Nam lại là Vương quốc Anh với dự án công ty trách nhiệm hữu hạn MICROENSURE VIỆT NAM với số vốn đăng ký 0.1 triệu USD (chiếm 56.65% vốn FDI đăng ký năm 2017) Năm 2018, vị trí đứng đầu tiếp tục thay đổi khi Nhật Bản đầu tƣ 9 triệu USD (chiếm 91.74% vốn FDI đăng ký năm 2018) qua 2 dự án IDS EQUITY HOLDINGS và CÔNG TY TNHH JFE LIFE SERVICES (VIỆT NAM).
Có thể thấy, các nước Châu Á vẫn là nhà đầu tư lớn nhất các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng tại Việt Nam về cả tỷ trọng số dự án và tỷ trọng vốn đầu tƣ giai đoạn từ 2016 -2018 khi có đến hơn 99% lƣợng vốn đổ vào lĩnh vực này đến từ các quốc gia Châu Á.
Bảng 2.4 Thu hút FDI vào lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng theo đối tác từ năm 2016 – 2018
Nước đầu tư Số dự án Vốn đăng ký Số dự án Vốn đăng ký Số dự án Vốn đăng ký Số dự án Vốn đăng ký
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo FDI từ 2016-2018 , Cục đầu tư nước ngoài
Đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng tại Việt Nam
Tài chính - Ngân hàng tại Việt Nam
Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế các dự án còn hiệu lực đến hết năm 2018, Việt Nam đã thu hút 59 dự án FDI vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng với số vốn đăng ký là 644.38 triệu USD, chiếm 18.94% tổng vốn đăng ký của các dự án FDI vào tất cả các lĩnh vực tại Việt Nam, quy mô vốn bình quân mỗi dự án theo vốn đăng ký là 10.92 triệu USD Số dự án đầu tƣ đầu tƣ mới vào lĩnh vực này tuy giảm trong năm 2017, nhƣng đã tăng trở lại trong 2018 này mặc dù mức tăng không đột biến, cho thấy vẫn có sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này Đồng thời, sự hiện diện của các TCTD nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trong nước, đa dạng hóa hệ thống các TCTD tại Việt Nam và cung ứng đa dạng dịch vụ Tài chính - Ngân hàng phục vụ cho phát triển kinh tế Việt Nam,đồng thời góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho một bộ phận lớn lao động.
Năm 2016 là năm khởi đầu của Chính phủ “Kiến tạo và phục vụ doanh nghiệp” Bằng nhiều hành động, Chính phủ cùng các cấp, ngành, địa phương đã nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và đã mang lại nhiều kết quả thiết thực Ghi nhận cho những nỗ lực này là những chuyển biến tích cực của nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục thành công trong năm 2017 và 2018 Trong giai đoạn này, công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của các Bộ, ban, ngành và chính quyền địa phương đã tích cực, chủ động hơn Điều này thể hiện qua việc đẩy nhanh lộ trình áp dụng cơ chế một giá, hỗ trợ nhà đầu tƣ giảm chi phí sản xuất, tiếp tục thực hiện việc cải cách hành chính, quan tâm hơn tới việc tháo gỡ khó khăn cho trong quá trình triển khai dự án Công tác vận động xúc tiến đầu tƣ ngày càng được cải tiến, tiến hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, ở trong và ngoài nước dưới hình thức đa dạng, kết hợp với các chuyến thăm, làm việc cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gắn với việc quảng bá rộng rãi hình ảnh Việt Nam và vận động đầu tư – xúc tiến thương mại và du lịch Việc giảm cũng như dỡ bỏ nhiều loại thuế nhập khẩu đối với hàng hóa đã giúp các doanh nghiệp nước ngoài tăng đầu tư vào Việt Nam, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường thành viên trong khu vực tự do thương mại Đây cũng là đòn bẩy giúp thu hút các TCTD nước ngoài đầu tư vào Việt Nam khi nhu cầu sử dụng các dịch vụ Tài chính - Ngân hàng của các doanh nghiệp tăng cao, đặc biệt là nhu cầu từ các doanh nghiệp nước ngoài Kết quả là nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã vào tìm kiếm cơ hội đầu tư và ký kết số lượng lớn dự án vào Việt Nam nói chung và lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng nói riêng, mở đầu cho làn sóng đầu tƣ mới lần thứ hai vào Việt Nam kể từ năm 1987 đến nay.
Bên cạnh những chủ trương đúng đắn của Đảng và Chính phủ, còn phải kể đến vai trò không nhỏ của việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do(FTA).
Bảng 2.7 Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 04/2019
STT FTA Hiện trạng Đối tác
FTAs đã có hiệu lực
1 AFTA Có hiệu lực từ 1993 ASEAN
2 ACFTA Có hiệu lực từ 2003 SE N, Trung Quốc
3 AKFTA Có hiệu lực từ 2007 SE N, Hàn Quốc
4 AJCEP Có hiệu lực từ 2008 SE N, Nhật Bản
5 VJEPA Có hiệu lực từ 2009 Việt Nam, Nhật Bản
6 AIFTA Có hiệu lực từ 2010 SE N, Ấn Độ
7 AANZFTA Có hiệu lực từ 2010 ASEAN, Úc, New Zealand
8 VCFTA Có hiệu lực từ 2014 Việt Nam, Chi Lê
9 VKFTA Có hiệu lực từ 2015 Việt Nam, Hàn Quốc
10 VN – EAEU FTA Có hiệu lực từ 2016 Amenia, Kazakhstan,
CPTPP Có hiệu lực từ 30/12/2018, Việt Nam, Canada, Mexico,
11 có hiệu lực tại Việt Nam từ Peru, Chi Lê, New Zealand,
(Tiền thân là TPP) Úc, Nhật Bản, Singapore,
FTA đã ký nhƣng chƣa có hiệu lực
12 AHKFTA Ký tháng 11/2017 ASEAN, Hồng Kông (Trung
FTA đã kết thúc đàm phán nhƣng chƣa ký
13 EVFTA Kết thúc đàm phán tháng Việt Nam, EU (28 thành viên)
Khởi động đàm phán tháng ASEAN, Trung Quốc, Hàn
14 RCEP Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc,
Việt Nam – Khởi động đàm phán tháng Việt Nam, EFT (Thụy Sĩ,
16 Việt Nam – Khởi động đàm phán tháng Việt Nam, Israel
Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập, Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 4/2019
Tính đến tháng 4 năm 2019, các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng 16 FT ; đây là một con số rất ấn tƣợng đối với một quốc gia Châu Á đang phát triển, giúp mở rộng cánh cửa của hơn 60 nền kinh tế, trong đó có 15/20 nước G20 Không thể phủ nhận, các FT đã góp phần rất lớn trong việc giúp nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, giúp việc thu hút FDI đƣợc mở rộng hơn và có nhiều cải tiến tiến bộ về mặt chính sách kinh tế Những hiệp định tự do thương mại này sẽ thúc đẩy Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư khi chúng ta đƣợc kết nối với các quốc gia trên khắp thế giới.
Với sự tác động của các yếu tố nêu trên, Việt Nam đã và đang tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực nói chung và Tài chính - Ngân hàng nói riêng Chúng ta tiếp tục chứng kiến các tổ chức tín dụng nước ngoài mới gia nhập thị trường Việt Nam, số lượng các TCTD liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài tại đây cũng tăng lên Một số dự án nổi bật có thể kể đến như IDS EQUITY HOLDINGS với vốn đăng ký hơn 9 triệu USD trong năm 2018, hay trước đó là Woori Bank, Public Bank với vốn đăng ký hơn 133 triệu USD trong năm 2016…
Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến hết năm 2018, Nhật Bản và Hàn Quốc hiện đang là 2 quốc gia đứng đầu về số lƣợng dự án FDI đầu tƣ vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng tại Việt Nam với vốn đăng ký lần lƣợt là 107.35 triệu USD và 55.83 triệu USD Với việc thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhƣ Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc…, đồng thời cũng là những quốc gia có nền tảng công nghệ tiên tiến, Việt Nam không chỉ bổ sung đƣợc thêm vốn vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, mà còn có cơ hội tiếp thu, học hỏi trong quá trình chuyển giao công nghệ, ứng dụng vào trong thực tiễn ngành, nhằm nâng cao chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ, nâng cao trình độ chuyên môn. Đây là một cơ hội lớn để phát triển cho Việt Nam khi CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, cũng như lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng trong nước đang chuyển biến với nhiều cải tiến đột phá, đón đầu những thay đổi đáng kể từ thị trường như thay đổi trong hành vi, nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng, sự gia tăng của nhiều phương thức tiếp thị, tuyển dụng mới, sự sáng tạo phá vỡ những giới hạn hoặc hiểu biết đã cũ, sự ứng dụng triệt để những công nghệ mới kết hợp với quá trình số hóa nền kinh tế và xã hội nói chung Hay theo như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu tại Diễn đàn cải cách và phát triển lần thứ nhất:
“Trong thời đại công nghệ gắn với ý tưởng sáng tạo và đổi mới sáng tạo ngày nay, những rào cản công nghệ truyền thống không còn lớn nữa, mọi quốc gia đều có thể vươn lên và bứt phá”.
Bảng 2.8 Thu hút FDI vào lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng theo đối tác đầu tƣ
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến hết năm 2018)
Lũy kế đến hết năm 2018 Phân theo nước đầu tư Số dự án Vốn đăng ký (USD)
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo FDI năm 2018 , Cục đầu tư nước ngoài
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang cào bằng khoảng cách giữa các quốc gia và đây là cơ hội to lớn để các quốc gia đi sau bắt kịp các quốc gia phát triển; đồng thời kỳ vọng vào vai trò của FDI 4.0 giai đoạn tới sẽ mang lại những chuyển biến cơ bản trong chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế theo hướng phát triển của cuộc CMCN 4.0.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
- Vốn đầu tư chiếm tỷ trọng chưa cao trong cơ cấu đầu tư theo ngành
Mặc dù giai đoạn 2016 - 2018 tình hình đầu tƣ FDI vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng có nhiều khởi sắc hơn so với giai đoạn trước, nhưng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, diễn biến phức tạp về chính trị giữa các cường quốc kinh tế trên thế giới, sự cân nhắc hơn của các nước đầu tư vào điều kiện cơ sở vật chất ở Việt Nam…những điều này đã làm cho số lƣợng dự án và giá trị vốn FDI đầu tƣ vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng giảm sút đáng kể, đặc biệt trong hai năm 2017 và 2018 Nếu so sánh vốn đăng ký vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng với lĩnh vực dẫn đầu về thu hút FDI là Công nghiệp chế biến, chế tạo với vốn đăng ký lũy kế hết năm 2018 là 195.38 tỷ USD, dễ nhận thấy tỷ trọng đầu tƣ vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cơ cấu đầu tƣ FDI vào Việt Nam Ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tại Việt Nam, Lào, Campuchia cho biết hiện nay FDI vào Việt Nam chỉ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất chứ chƣa đầu tƣ ở các lĩnh vực mang lại giá trị gia tăng cao khác nhƣ Tài chính - Ngân hàng, và khuyến cáo, muốn có thế hệ FDI mới, đòi hỏi Việt Nam phải tạo ra sự chuyển dịch thu hút chiến lƣợc ở các khối ngành khác nhau, mang tính tổng thể chứ không căn cứ vào các doanh nghiệp FDI cụ thể.
- Tỷ lệ giải ngân còn thấp
Việt Nam đƣợc coi là điểm sáng của khu vực và trên thế giới về thu hút FDI, nhƣng chúng ta cần giải bài toán thúc đẩy giải ngân số vốn FDI mà các nhà đầu tƣ nước ngoài đã cam kết Hạn chế này cần được sớm xử lý triệt để, bởi giải ngân chậm ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, tới hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài toàn ngành nói chung và Tài chính – Ngân hàng nói riêng.
Lũy kế các dự án còn hiệu lực tính đến cuối năm 2018, tổng vốn thực hiện của các dự án FDI trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng là 400.61 triệu USD, chiếm
62.17% tổng vốn đăng ký Phần còn lại của vốn đăng ký, 243.78 triệu USD, khá nhiều trong số này là con số ảo, do vậy, cần phải rà soát cẩn trọng để “làm sạch” các con số này, dự án ảo cần đƣợc thu hồi, dự án nào có khả năng triển khai thì tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ.
- Hình thức đầu tư chưa thật phong phú
Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến hết năm 2018, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng chỉ xuất hiện dưới hai hình thức là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doan, trong đó doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đứng đầu với 43 trên tổng số 59 dự án, vốn đăng ký là 532.12 triệu USD, chiếm đến 82.57% tổng vốn đăng ký vào lĩnh vực này.
Bảng 2.9 Thu hút FDI vào lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng theo hình thức đầu tƣ (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến hết năm 2018)
Lũy kế đến hết năm 2018 Phân theo loại hình thức đầu tƣ Số dự án Vốn đăng ký (USD)
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo FDI năm 2018 , Cục đầu tư nước ngoài
Hai hình thức đầu tư này, bên cạnh những thuận lợi cho nước tiếp nhận và chủ đầu tƣ đầu tƣ, vẫn tồn tại những hạn chế, khó khăn không nhỏ Với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, khi vào Việt Nam sẽ gặp phải sự khác biệt về văn hóa kinh doanh với những doanh nghiệp trong nước, ảnh hưởng tới việc tiếp cận thị trường Việt Nam Đồng thời, pháp luật Việt Nam dù đã có sự mở rộng cho các nhà đầu tư nước ngoài nhƣng vẫn trong một khuôn khổ nhất định vì một phần còn nhằm mục đích bảo vệ nhà đầu tư trong nước Còn với doanh nghiệp liên doanh, đó là bất đồng ngôn ngữ.Việc liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho những doanh nghiệp còn yếu kém về ngôn ngữ quốc tế Đặc biệt là ngôn ngữ của doanh nghiệp đƣợc liên doanh Giữa các bên liên doanh nảy sinh bất đồng về hàng loạt các vấn đề liên quan như chiến lược kinh doanh, phương thức quản lý và điều hành doanh nghiệp Từ đó dẫn đến tình trang mâu thuẫn trong các liên doanh diễn ra khá phổ biến, ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án - nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Đối tác đầu tư thiếu tính đa dạng
Cũng từ số liệu bảng 2.8, bên cạnh kết quả đạt đƣợc là việc thu hút đƣợc nguồn vốn từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển, thu hút FDI vào lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng còn có hạn chế không thể bỏ qua Đó là số lƣợng các đối tác hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này còn quá ít nếu so sánh với tổng số các quốc gia đang đầu tƣ vào Việt Nam Điều này khiến cho Việt Nam bị hạn chế về khả năng tiếp cận với càng nhiều những dòng vốn FDI chất lƣợng cao, cũng nhƣ cho thấy công tác xúc tiến đầu tƣ, hợp tác quốc tế vào lĩnh vực này tuy nhiều nhƣng chƣa mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn khi chƣa có nhiều quốc gia thấy được sự hấp dẫn từ môi trường đầu tư trong nước, cũng như nhìn thấy những tiềm năng, thế mạnh khi đầu tƣ vào lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam.
- Đầu tư không đồng đều giữa các địa phương
Kinh nghiệm về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng của một số quốc gia trên thế giới
Năm 2017 chứng kiến dòng vốn FDI vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng tại Campuchia tăng 89% chỉ trong 6 tháng đầu năm nhờ sự thâm nhập của 2 nhà cho vay lớn từ nước ngoài vào thị trường nội địa BRED Banque Populaire – một đơn vị thuộc Tập đoàn Ngân hàng lớn thứ 2 của Pháp – chính thức hoạt động tại Campuchia từ tháng 3 năm 2017, trong khi Mizuho Bank – một trong những tổ chức tài chính lớn nhất Nhật Bản – bước vào thị trường Campuchia vào tháng 4. Chính sự xuất hiện này đã đóng góp vào mức tăng mạnh trong dòng vốn FDI vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng của Campuchia Bên cạnh đó, các TCTD và nhà đầu tư nước ngoài cũng đã bơm thêm vốn vào các tổ chức cho vay hoạt động tại Campuchia để đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu đã đƣợc Ngân hàng Quốc gia Campuchia điều chỉnh tăng từ tháng 3 năm 2016.
Theo quy định mới này, các ngân hàng thương mại, kể cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Campuchia, các tổ chức tài chính vi mô nhận tiền gửi (MDI) và các tổ chức tài chính vi mô (MFI)…buộc phải nâng đƣợc ít nhất một nửa mức vốn yêu cầu tăng thêm đến tháng 3/2017 và phải đáp ứng đầy đủ mức vốn tối thiểu vào tháng 3/2018 Trong đó, các ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nắm giữ mức vốn tối thiểu là 75 triệu USD, nâng từ mức 37.5 triệu USD Các ngân hàng chuyên ngành phải có vốn tối thiểu 15 triệu USD, nâng từ mức 7.5 triệu USD Đối với các MDI, yêu cầu vốn tối thiểu là 30 triệu USD, tăng hơn gấp 10 lần so với mức 2.5 triệu USD trước đó Đối với các MFI không đƣợc phép nhận tiền gửi, yêu cầu vốn tối thiểu là 1.5 triệu USD, cao hơn gấp 24 lần so với mức trước đó là 62,500 USD.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Quốc gia Campuchia, tính đến cuối năm 2016Campuchia có 37 ngân hàng thương mại, 15 ngân hàng chuyên ngành, 7 MDI và 63MFI Trong đó, nhiều TCTD đã gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu về vốn tối thiểu tăng Do vậy việc ban hành quy định mới về yêu cầu vốn tối thiểu không chỉ giúp gia tăng dòng vốn FDI thu hút vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng tại Campuchia mà còn giúp sàng lọc những TCTD không đủ điều kiện, buộc phải bán cổ phần lại cho các tổ chức lớn hơn, thông qua đó sẽ giúp lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng Campuchia phát triển bền vững theo hướng chất lượng cao hơn và dịch vụ tốt hơn Đây cũng là một kinh nghiệm để nước ta có thể xem xét, cân nhắc vào trong thực tế của đất nước để đưa ra những quyết sách phù hợp nhằm tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng tại Việt Nam.
Dịch vụ tài chính ở Singapore bao gồm lĩnh vực ngân hàng, thị trường vốn, quản lý tài sản và bảo hiểm Ngân hàng trung ƣơng Singapore, Cơ quan tiền tệ Singapore (M S) giúp định hình ngành tài chính bằng cách thúc đẩy khuôn khổ quản trị doanh nghiệp mạnh mẽ và tuân thủ chặt chẽ các chuẩn mực kế toán quốc tế Nó cũng hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chính phủ và tổ chức tài chính khác để phát triển và quảng bá Singapore nhƣ một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế Các dịch vụ tài chính hiện nay tại Singapore bao gồm các lĩnh vực nhƣ quản lý tài sản, cổ phiếu và trái phiếu, ngoại hối và thị trường phái sinh Thị trường này được đánh giá là một trong những thị trường vốn thu hút nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Theo báo cáo mới nhất về Xu hướng đầu tư toàn cầu được công bố tại Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển 2019 cho biết, trong bối cảnh dòng vốn FDI toàn cầu giảm do tăng trưởng kinh tế và thương mại suy yếu, song Singapore vẫn là nước nhận dòng vốn FDI lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2018, sau Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hồng Kông Dòng vốn FDI đã tăng lên 77.65 tỷ USD vào năm 2018, từ 75.72 tỷ USD một năm trước đó và ở mức cao nhất cho đến nay, theo số liệu sửa đổi của UNCTAD. Điều này rất dễ hiểu do hầu hết các công ty quốc tế nhìn nhận Singapore là một điểm đến thuận lợi để thành lập doanh nghiệp Singapore có chính sách nhập cƣ mở và hiệu quả, giúp các doanh nhân quốc tế đến Singapore và tìm kiếm cơ hội kinh doanh một cách dễ dàng Hiện nay đã có hơn 7,000 công ty đa quốc gia có trụ sở tại Singapore Nhiều đại sứ quán nước ngoài, hiệp hội, cơ quan… cũng đã thiết lập sự hiện diện của họ tại Singapore để hỗ trợ và phục vụ các người dân của họ ở đây nhanh chóng nhất có thể. Đặc biệt, trong cơ cấu đầu tƣ theo ngành, có thể thấy lĩnh vực dịch vụ Tài chính và bảo hiểm là lĩnh vực nhận đầu tư nước ngoài chính của Singapore khi chiếm đến 52.36% trong cơ cấu đầu tƣ theo ngành trong năm 2017 Tính riêng lĩnh vực dịch vụ tài chính cũng đã chiếm hơn 50%, cho thấy sức hút rất lớn của môi trường kinh doanh trong lĩnh vực này với các nhà đầu tư nước ngoài.
Bảng 2.10 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Singapore năm
3 Bán buôn và bán lẻ 280,658.200 19.85%
4 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 5,900.200 0.42%
5 Vận chuyển và lưu trữ 27,946.300 1.98%
6 Thông tin và truyền thông 29,352.200 2.08%
7 Dịch vụ tài chính và bảo hiểm 740,294.800 52.36%
7.1.3 Dịch vụ tài chính khác 48,864.000 3.46%
9 Dịch vụ chuyên nghiệp, khoa học & kỹ thuật, 106,007.600 7.50% hành chính và hỗ trợ
Nguồn: Website Department of Statistics Singapore, FDI In Singapore By
Industry (Stock As At Year-End), Annual, 2017 Để đạt đƣợc con số ấn tƣợng trên, Singapore đã tận dụng tốt những lợi thế sẵn có của mình như vị trí địa lý thuận lợi khi nằm ở trung tâm tuyến thương mại và vận tải biển chính của thế giới tạo đà cho việc phát triển kinh tế vận tải biển, kéo theo đó là lĩnh vực tài chính, tín dụng Tuy nhiên, những nỗ lực cải cách liên tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi và cải thiện môi trường đầu tư ở Singapore mới là động lực mạnh mẽ để thu hút các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài đến hoạt động kinh doanh tại quốc gia này, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ tài chính.
Hệ thống luật pháp của Singapore hoạt động vô cùng hiệu quả cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tăng sức hấp dẫn đối với dòng vốn FDI, cơ sở pháp lý liên tục được cập nhật và đổi mới để phù hợp với môi trường văn hóa, kinh tế và thương mại hiện hành Singapore thừa hưởng hệ thống pháp luật từ Anh và phát triển thành bản sắc riêng, hệ thống luật pháp của Singapore đến nay đƣợc đánh giá cao nhờ tính hiệu quả và nhất quán Hệ thống luật thương mại của Singapore đƣợc đánh giá công bằng, giúp quốc gia này ngày càng đƣợc lựa chọn là nơi giải quyết tranh chấp, đặc biệt là hòa giải và trọng tài ở khu vực Đông Nam Á. Khuôn khổ pháp lý của Singapore đã tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài khi không giới hạn sở hữu nước ngoài và không kiểm soát ngoại hối.
Bên cạnh đó, Singapore tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài với thủ tục cấp giấy phép đơn giản, thuận tiện, nhiều ưu đãi thuế, hệ thống luật hỗ trợ doanh nghiệp và sự ổn định tài chính của quốc đảo này Theo luật pháp hiện hành của Singapore, muốn thành lập công ty tại Singapore, cá nhân, tổ chức chỉ cần vốn pháp định 1 đô la Singapore, đồng thời các doanh nghiệp nước ngoài chỉ cần xin cấp giấy phép hoạt động và đăng ký thành lập, thông qua sự kiểm soát của Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán với nhiều hình thức nhƣ mở công ty con, văn phòng chi nhánh, văn phòng đại diện Các thủ tục đăng ký rõ ràng và nhất quán, cơ chế thuế ƣu đãi và liên danh hiệu quả cùng việc cho phép sở hữu nước ngoài 100% Đồng thời, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, Singapore quy định mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp "đơn giản và thân thiện với nhà đầu tƣ" khi thuế suất chỉ là 17%/năm và có thể giảm nếu sử dụng lao động tại địa phương - đây là một trong những mức thuế thấp trên thế giới Bên cạnh đó,Singapore đã ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần với hơn 70 quốc gia trên thế giới, qua đó góp phần quan trọng giảm gánh thuế cho doanh nghiệp nước ngoài.Cùng với thuế tăng vốn, thu nhập cổ tức bằng 0% đã giúp Singapore thành nơi hấp dẫn cho đầu tƣ kinh doanh thông qua hình thức liên danh Trong khi đó, vốn tín dụng ngân hàng có khả năng huy động với số lƣợng lớn và chi phí lãi vay có thể giảm còn 1% Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính thì việc vay vốn phải đƣợc đảm bảo bằng bất động sản và trải qua quy trình đánh giá kiểm soát hết sức chi tiết, khắt khe Chính điều này tạo niềm tin lớn cho các nhà đầu tƣ chân chính khi đầu tƣ vào đây.
GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TẠI VIỆT
Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2019 – 2030
3.1.1 Xu hướng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài
Khoảng vài năm trở lại đây, thị trường Việt Nam liên tiếp đón nhận các nhà đầu tư nước ngoài trong nhiều lĩnh vực từ tiêu dùng, bán lẻ, đến bất động sản, Tài chính - Ngân hàng chủ yếu đến từ châu Á nhƣ Thái Lan (Berli Jucker, Thai Beverage, Central Group, SCG), Hàn Quốc (KB, Lotte, Samsung, Hana), Nhật Bản (Shinsei, Saison, ANA Holdings, JX Nippon), Singapore (Keppel Land, CapitaLand)… Nếu hướng dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam mở màn bởi làn sóng của doanh nghiệp Hàn Quốc tập trung vào những ngành thâm dụng lao động nhƣ dệt may, da giày; điện tử; hàng tiêu dùng bán lẻ… thì đến nay, đã chuyển hướng mạnh sang lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, chứng khoán và Fintech (Financial Technology – Công nghệ tài chính) thông qua các hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) Hiện nay có nhiều nhà đầu tƣ tài chính Hàn Quốc đã hiện diện tại Việt Nam nhƣ Lotte Card, Shinhan Card, Kexim, KEB Hana, Industrial Bank of Korea, Kookmin, Busan, Nonghyup, Shinhan Bank… Chƣa kể, không ít thông tin thị trường cho rằng, Tập đoàn tài chính Hana của Hàn Quốc đang có kế hoạch trở thành cổ đông của BIDV.
Không riêng Hàn Quốc, khẩu vị của các nhà đầu tƣ Nhật Bản cũng có sự biến đổi, mở rộng đầu tƣ hơn nữa và chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ, từ những ngành truyền thống nhƣ công nghiệp chế biến, chế tạo, cơ sở hạ tầng sang bán lẻ, phi ngân hàng nhƣ công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính… theo Tập đoàn tƣ vấn M&A hàng đầu thế giới RECOF (Nhật Bản).
Nhiều nhà đầu tư tài chính Thái Lan đánh giá triển vọng thị trường Việt Nam thông qua những thương vụ mua bán của các “đại gia” như Thai Beverage hay BerliJucker để cân nhắc đưa ra quyết định đầu tư Nguồn vốn FDI thường sẽ đi trước, tạo lực đẩy, thu hút mạnh các nhà đầu tƣ tài chính và nhà đầu tƣ chiến lƣợc thực hiện nhiều thương vụ M&A với giá trị lớn ở thị trường Việt Nam Các thương vụ M&A lại góp phần quan trọng làm dầy thêm dòng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam.
3.1.2 Định hướng thu hút đầu tư của Việt Nam giai đoạn 2019 – 2030
Sau mỗi chặng đường đi, ai cũng nghĩ đến việc sẽ đi tiếp về phía trước như thế nào Đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Hội nghị tổng kết 30 năm FDI tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và đầu tƣ tổ chức ngày 4/10/2018 đã xác định chủ đề
“Tầm nhìn mới, cơ hội mới cho FDI trong kỷ nguyên mới” – lấy đó làm định hướng cho mọi hành động trong giai đoạn tới đối với thu hút FDI Theo đó, “Đổi mới, sáng tạo trên nền tảng 4.0” là quyết sách tăng trưởng mới được Chính phủ quán triệt rõ ràng FDI sẽ tiếp tục là một bộ phận quan trọng, gắn bó chặt chẽ với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam, tiếp tục đƣợc khuyến khích đầu tƣ vào Việt Nam nói chung và lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng nói riêng, với những điều kiện mới: thuận lợi hơn nhƣng chất lƣợng phải đặc biệt cao hơn (FDI 4.0), nhằm đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tƣ và phù hợp yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong giai đoạn tới Đây là định hướng mang tầm chiến lược, hướng tới khát vọng tăng trưởng bứt phá, phát triển nhanh và bền vững kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới Để thực hiện định hướng này, đòi hỏi nguồn lực FDI phải có chất lƣợng cao hơn, cụm từ mới “FDI 4.0” – nhằm xác định rõ tên của một loại FDI mới, tạm xác định là nguồn vốn FDI có hàm lƣợng công nghệ cao của cuộc CMCN 4.0 đƣợc thu hút đƣa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của mọi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong xã hội; và xác định sự cần thiết phải tập trung ƣu tiên cho dòng vốn FDI 4.0 này ở mọi lĩnh vực và địa bàn của nền kinh tế, trong đó có Tài chính - Ngân hàng. Đồng thời, trong giai đoạn 2019 – 2030 tới, định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ không còn dàn trải mà điều chỉnh theo hướng chuyển từ thiên về số lượng như trước đây, sang chú trọng nhiều hơn đến hiệu quả thu hút và nâng cao chất lƣợng đầu tƣ, tận dụng tối đa nguồn vốn FDI để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và hiệu quả, thực hiện nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, từ đó góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững Trải qua giai đoạn tái cơ cấu, sức khỏe ngành Tài chính - Ngân hàng ngày càng cải thiện, môi trường cạnh tranh và khung pháp lý tốt hơn hứa hẹn triển vọng về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này sẽ tiếp tục tăng lên khi hoạt động kinh doanh và kinh tế phát triển sẽ kéo theo nhu cầu tài chính, ngân hàng tăng, tạo ra các cơ hội lớn cho sự phát triển của ngành cả về lƣợng và chất Tuy nhiên, để có thể phát triển bền vững, trong thời gian tới, các tổ chức tài chính nước ngoài có định hướng không dàn trải nguồn vốn đầu tư, mà sẽ tập trung phát triển chiều sâu, tập trung vào những mảng dịch vụ tài chính là thế mạnh của mình, đồng thời đầu tƣ nhiều hơn vào nâng cao quản trị rủi ro và quản trị doanh nghiệp Nâng cao trải nghiệm khách hàng với nhiều tính năng số hóa cũng sẽ đƣợc các tổ chức tín dụng chú trọng Bên cạnh đó, các TCTD nước ngoài không còn đầu tư dàn trải, mà sẽ tập trung phát triển ở các thị trường vốn là thế mạnh của họ, nhất là những thị trường có quy mô và tạo ra tăng trưởng phù hợp với mục tiêu chung của công ty, ngân hàng mẹ.
Chính phủ cũng có quyền lựa chọn dự án và đối tác đầu tƣ một cách chủ động, từ chối cấp phép những dự án FDI không bảo đảm tiêu chuẩn lao động, tiền lương, không phù hợp với lợi ích cộng đồng, không bảo đảm an toàn toàn lao động, gây ô nhiễm môi trường…Chất lượng và hiệu quả của các dự án FDI cần được xem xét dưới giác độ phù hợp với mục tiêu của Chiến lược kinh tế - xã hội của cả nước, của ngành Tài chính - Ngân hàng, phải đƣợc các cơ quan có thẩm quyền cấp phép coi là tiêu chí hàng đầu khi thẩm định dự án đầu tƣ Những vấn đề liên quan đến chất lƣợng và hiệu quả luôn phải đƣợc đặt ra khi thẩm định bất kỳ một dự án đầu tƣ nào đó là: dự án FDI có phù hợp với quy hoạch ngành, định hướng phát triển của vùng lãnh thổ và của địa phương hay không; dự án mang lại lợi ích gì cho địa phương, ví dụ nhƣ thu ngân sách, chuyển giao công nghệ, hình thành đội ngũ lao động có kỹ năng cao…; dự án có làm tổn hại đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của cộng đồng dân cư hay không… Tựu chung, tăng cường thu hút đàu tư trực tiếp nước ngoài nhưng phải tạo điều kiện để kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển, không thu hút FDI bằng mọi giá Ðồng thời phải bảo đảm đƣợc an ninh xã hội, củng cố quốc phòng, giữ gìn văn hóa Việt Nam, xây dựng nền kinh tế tự cường.
3.1.3 Cơ hội và thách thức
Với hàng loạt các hiệp định thương mại tự do được ký kết, rào cản về thuế quan về cơ bản được dỡ bỏ, thương mại song phương và đa phương giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới có cơ hội mở rộng và phát triển Điều này sẽ tác động tích cực đến thu hút dòng vốn FDI từ những nước này vào Việt Nam nói chung, và vào lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng nói riêng.
Cùng với đó, việc những TCTD trong nước kinh doanh thua lỗ, hoạt động yếu kém cũng được cho là điểm đến hấp dẫn các đối tác nước ngoài trong bối cảnh chính sách về tái cơ cấu có nhiều thuận lợi hơn.
Tính đến thời điểm đầu năm 2019, hầu hết các ngân hàng nội địa của Việt Nam vẫn còn trong tình trạng thiếu vốn để đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của tiêu chuẩn Basel II, chuẩn bị có hiệu lực từ năm 2020 Do đó, việc huy động vốn, chủ yếu từ các nhà đầu tư nước ngoài sẽ là tâm điểm chú ý của các ngân hàng trong năm 2019, bởi thị trường vốn Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn phát triển Một số ví dụ có thể kể đến như: Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt - LienVietPostBank, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội - SHB, Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông - OCB, Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank, Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong - TPBank, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam - Techcombank… đã lần lƣợt trở thành đầu mối giải ngân vốn cho các khoản vay chung trị giá vài trăm triệu USD do các tổ chức nhƣ JPMorgan Chase Bank, IIB, IBEC, IFC, Deutsche Bank… cùng bắt tay rót vốn.
Chƣa kể những ngân hàng có kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán trong năm nay chắc chắn cũng sẽ tranh thủ gọi vốn nước ngoài để gia tăng năng lực tài chính và vị thế, mở rộng hoạt động Điển hình nhƣ Ngân hàng Nam Á vừa hé lộ thông tin đã làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài và đến nay cơ bản hai bên đã nhất trí các nguyên tắc hợp tác Sau đại hội cổ đông 2019, ngân hàng sẽ phát hành cổ phiếu cho đối tác để tăng vốn, đồng thời niêm yết cổ phiếu trên sàn HoSE Đây sẽ là những cơ hội để Việt Nam tăng lƣợng vốn FDI thu hút đƣợc vào lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng thời gian tới.
Sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức Tài chính – Ngân hàng nước ngoài cả về nhân sự và trình độ công nghệ kỹ thuật là một mối đe dọa lớn đối với các tổ chức Tài chính – Ngân hàng trong nước dù những tổ chức này đã có rất nhiều nỗ lực để cải thiện về trình độ lao động, công nghệ, sản phẩm, dịch vụ tuy nhiên vẫn bị đánh giá là có khả năng cạnh tranh kém hơn so với các tổ chức nước ngoài Đây là một thách thức lớn đối với các TCTD trong nước Một mặt, các tổ chức trong nước phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình; mặt khác, cũng cần tận dụng các cơ hội liên kết với các tổ chức Tài chính – Ngân hàng nước ngoài để tranh thủ nguồn lực và học hỏi các kỹ năng quản trị cũng nhƣ tiếp cận công nghệ trình độ cao.
Ngoài ra, việc Việc Nam có những hàng rào kỹ thuật nhƣ để thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài thì buộc các ngân hàng này phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng trong 05 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép; cổ đông sáng lập phải có tổng tài sản tối thiểu là 100,000 tỷ đồng; có vốn điều lệ, vốn đƣợc cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định là 3,000 tỷ đồng…cũng là một yếu tố khiến nhà đầu tư nước ngoài phải cân nhắc kỹ khi muốn đầu tư vào Việt Nam Các ngân hàng ngoại sẽ phải cân nhắc là nên thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài hay tham gia góp vốn, thâu tóm các ngân hàng trong nước vốn đang gặp nhiều khó khăn với giá rẻ Tuy nhiên, cơ chế tham gia góp vốn vào các ngân hàng trong nước dự kiến thời gian tới sẽ đƣợc cởi trói nhiều hơn, cụ thể thị phần cho khối ngoại tại các ngân hàng có thể nâng lên từ mức trần 20% nhƣ hiện nay.
Một số giải pháp chủ yếu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hướng của cuộc CMCN 4.0 diễn ra với tốc độ nhanh càng đòi hỏi Việt Nam cần có những giải pháp cụ thể nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
3.2.1 Đổi mới nhận thức, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Trước bối cảnh toàn cầu hoá đang được thúc đẩy mạnh mẽ trên thế giới, và việc Việt Nam đã, đang tham gia hay trong quá trình đàm phán tham gia các FT ,đòi hỏi cần có cách nhìn mới đối với kinh tế Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu.Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng vậy, cần tiếp tục đổi mới nhận thức và có cách tiếp cận mới trong xây dựng chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhận thức đúng đắn, tư tưởng chỉ đạo thông suốt thì hành động mới kịp thời, phù hợp và có hiệu quả Do vậy đổi mới nhận thức cần đƣợc thực hiện ở tất cả các ngành, các cấp, từ trung ương đến địa phương, từ cơ quan ban hành đường lối chính sách, văn bản pháp luật … đến các cơ quan tổ chức giải pháp phù hợp với thực tiễn khách quan Ở Việt Nam, nhiều khi có tình trạng đường lối chỉ đạo của cấp trên thì đúng đắn nhưng khi cấp dưới thực hiện lại làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực mà người ta vẫn thường nói là “trên bảo dưới không nghe” Do đó cần quán triệt tư tưởng chỉ đạo một cách thống nhất, phải thường xuyên tự đổi mới theo kịp thời đại; nên có một cách nhìn khách quan, công bằng, toàn diện; cân đối giữa lợi ích và những ảnh hưởng tiêu cực để có thể đưa ra giải pháp phù hợp.
Ngành Tài chính - Ngân hàng có đặc điểm là một trong những ngành đứng đầu về ứng dụng công nghệ thông tin trong cuộc CMCN 4.0 với tỷ lệ lên tới hơn 10% tổng số các doanh nghiệp hàng đầu chuyển đổi sang kỹ thuật số, đang là một trong các lực lƣợng chủ chốt trong vòng xoáy của cuộc cách mạng này Dự báo, trong năm 2019, doanh thu từ ngân hàng số sẽ chiếm đến 44% doanh thu toàn ngành ngân hàng Bên cạnh đó, sự ra đời của hàng loạt công nghệ mới ứng dụng trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng (Fintech) đã và đang đem lại nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức cho hệ thống các TCTD nước ta trong thời kỳ hội nhập.
Fintech đƣợc sử dụng chung cho tất cả các công ty sử dụng internet, điện thoại di động, công nghệ điện toán đám mây và các phần mềm mã nguồn mở nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng và đầu tƣ Các công ty Fintech có thể tối đa lợi thế công nghệ, từ đó cung cấp dịch vụ tài chính thuận tiện hơn, chi phí thấp hơn, tốc độ xử lý nhanh hơn r ràng đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với dịch vụ tài chính truyền thống Fintech có thể tái định hình ngành Tài chính
- Ngân hàng, tác động rất mạnh đến các thành phần quan trọng nhất của ngành này.Hiện tại các công ty cho vay P2P (kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay trên Internet) đã hoạt động khá hiệu quả, giúp rút ngắn thời gian phê duyệt các khoản vay từ vài tuần ở các ngân hàng truyền thống xuống chỉ còn vài giờ Tác động của CMCN 4.0 nói chung và Fintech nói riêng lên lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng bao trùm trên nhiều góc độ vi mô nhƣ: Đổi mới sáng tạo, tăng tính cạnh tranh, đổi mới thể chế, nâng cao hiệu quả, bảo đảm an ninh và tạo giá trị; trong khi ở góc độ vĩ mô có thể gồm: Phát triển hệ thống tài chính toàn diện, cải thiện năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế Fintech đặt ra thách thức lớn cho các tổ chức tài chính trong việc thay đổi để thích ứng và phát triển bền vững trong bối cảnh mới, cũng nhƣ đòi hỏi cần có một lực lƣợng lao động trình độ cao để thích ứng với những thay đổi mà CMCN 4.0 và Fintech mang lại.
Tuy nhiên, việc chuẩn bị nguồn nhân lực 4.0 để đáp ứng đƣợc các yêu cầu của tình hình này trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng hầu nhƣ vẫn đang trong giai đoạn chƣa bắt đầu Từ thực tế cuộc sống đã cho thấy thành công hay thất bại đều phụ thuộc vào con người nên để thành công trong thu hút FDI 4.0 cần có con người Việt Nam đổi mới sáng tạo, có năng lực trong thu hút và sử dụng FDI 4.0 Bởi vậy các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, các Bộ, ban, ngành, UBND các địa phương, các cơ quan nghiên cứu cần làm r vai trò, định hướng rõ ràng về thu hút FDI 4.0 áp dụng cụ thể cho lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng.
Ngành giáo dục cần có chính sách đưa vào chương trình giảng dạy về công nghệ 4.0 tại các trường, nhất là các trường đại học trong cả nước để đào tạo nguồn lực sử dụng được công nghệ 4.0 trong tương lai Các chương trình giảng dạy cần thay đổi nhiều hơn để bồi dƣỡng nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngành Tài chính - Ngân hàng, tránh việc chảy máu chất xám Bên cạnh đó, cần chú trọng tới đào tạo liên ngành từ trong trường đại học như: công nghệ thông tin trong tài chính - ngân hàng, phân tích kinh doanh, công nghệ tài chính, thương mại điện tử, digital banking, quản trị công nghệ thông tin… Các trường đại học cũng cần thể hiện rõ vai trò của mình trong việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp.
Cần thúc đẩy sự gắn kết giữa đào tạo nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực,gắn kết giữa giáo dục nghề nghiệp với việc làm, giữa cơ sở đào tạo và người học nghề,người sử dụng lao động và người lao động, Chúng ta cần phải xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Tài chính - Ngân hàng, trong đó chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao; tăng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin Việc đào tạo, quan tâm tới chất lƣợng nguồn nhân lực công nghệ cao đƣợc thực hiện trên toàn hệ thống tài chính Các cán bộ nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước cần được đào tạo đảm bảo đủ khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, phương thức làm việc tiên tiến, có năng lực đề xuất, tham mưu xây dựng chiến lược, định hướng, chính sách, chế độ, thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thị trường tài chính, tiền tệ, tín dụng, ngân hàng phù hợp với những đòi hỏi của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng Việc đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin tại các tổ chức tín dụng, các định chế tài chính cần đƣợc chú trọng để có đội ngũ cán bộ trình độ nghiệp vụ giỏi, tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng nhu cầu quản trị vận hành và làm chủ các hệ thống công nghệ hiện đại.
Lực lƣợng lao động trình độ cao này sẽ là chìa khóa tạo nên năng suất lao động cao hơn, thay đổi chất lƣợng cuộc sống và đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong tương lai Bên cạnh đó, cần có liên kết đào tạo nâng cao trình độ, khảo sát công nghệ hiện đại trong nước và quốc tế, thực hiện các chế độ đãi ngộ chuyên gia.
Liên tục nâng cấp nền kinh tế sẽ là yếu tố then chốt giúp Việt Nam đạt đƣợc các mục tiêu của Định hướng đến 2035 Khái niệm nâng cấp nền kinh tế được hiểu là “quá trình trong đó các thành phần kinh tế – gồm doanh nghiệp và người lao động – chuyển từ các hoạt động giá trị thấp sang các hoạt động giá trị tương đối cao trong các mạng lưới sản xuất toàn cầu” (Stephanie Barrientos, Gary Gereffi, rianna Rossi, tháng 7 năm 2010) Về cơ bản, nâng cấp nền kinh tế chính là việc tăng năng suất và hàm lƣợng kỹ năng của các hoạt động đƣợc thực hiện trong nước, song song với việc dẫn tới mức tăng lương mong muốn và tương xứng.
Hình 3.1 Nâng cấp nền kinh tế và nhu cầu về kỹ năng
Nguồn: S Barrientos, Gary Gereffi, Arianna Rossi, Tạp chí Lao động
3.2.2 Xây dựng kế hoạch thu hút đầu tư có chọn lọc, có trọng điểm nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài
Với mục đích nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng cao, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung đất nước, đồng thời tạo môi trường đầu tư minh bạch, rõ ràng, hấp dẫn, tin cậy để vận động thu hút, nâng cao chất lƣợng dòng vốn đầu tƣ từ các nhà đầu tƣ đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển trong khu vực và toàn thế giới, xây dựng kế hoạch thu hút đầu tƣ chọn lọc, có trọng điểm là việc làm không thể thiếu Chƣa kể, việc xây dựng kế hoạch thu hút FDI trong thời kỳ CMCN 4.0 lại càng không đơn giản, bởi đòi hỏi phải nhanh chóng, sát với thực tiễn thì mới đáp ứng đƣợc sự thay đổi nhanh theo mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, cũng nhƣ các giao dịch qua biên giới trong nền kinh tế chia sẻ Một trong những kinh nghiệm đem lại kết quả khả quan trong triển khai công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài chính là đa dạng hóa các cơ quan xúc tiến đầu tư, không chỉ tập trung vào cơ quan xúc tiến đầu tư thương mại mà còn triển khai ở các tổ chức khác nhƣ ngân hàng, các tổ chức tín dụng… Hoạt động thu hút đầu tƣ là một quá trình, có tính khách quan, tuân theo quy luật phát triển lan tỏa, do đó không thể nóng vội mà cần bình tĩnh, chủ động xây dựng kế hoạch thật cụ thể, khoa học, sát thực tiễn Trong quá trình xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cần đặt trong mối tương quan với các địa phương lân cận và cả nước từ đó có được chiến lược, định hướng, giải pháp sát đúng, khoa học và khả thi…Đồng thời, cần tránh các hoạt động hình thức, gây lãng phí và tốn kém cho xã hội.
3.2.3 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng
Theo các nhà đầu tư nước ngoài thì sở dĩ dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng nói riêng chƣa cao, một phần là do điều kiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn yếu kém Vì vậy, cải thiện cơ sở hạ tầng có thể đƣợc coi là một trong những giải pháp chính thúc đẩy thu hút FDI trong những năm tới Theo đó, Việt Nam cần thực hiện tiến hành tổng rà soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2030 làm cơ sở thu hút đầu tƣ trực tiếp nước ngoài Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường Triển khai thực hiện có hiệu quả việc khuyến khích tƣ nhân đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng với chính sách ƣu đãi để khai thác, sử dụng hiệu quả các dự án đã hoàn thành. Điện sử dụng đang là một vấn đề bức xúc đƣợc các nhà đầu tƣ quan tâm và lo ngại khi đầu tư vào Việt Nam, do đó trong thời gian tới, Nhà nước cần có những biện pháp cụ thể nhƣ: giảm bù chéo đối với với giá điện sản xuất và các nhóm khách hàng khác nhằm có giá điện sản xuất cạnh tranh với các nước trong khu vực Tiếp tục nỗ lực thực hiện cung cấp điện có chất lượng và ổn định cho người sử dụng điện, để làm được điều đó nhà nước phải tiến hành xây dựng các nhà máy điện theo đúng lộ trình của quy hoạch tổng thể Đồng thời với đó, Việt Nam cũng cần cải thiện hạ tầng viễn thông thông qua việc giảm giá cước viễn thông quốc tế (bao gồm phí điện thoại quốc tế, phí dịch vụ thuê đường truyền quốc tế) bằng cách đẩy mạnh hiệu quả sản xuất, giảm giá dịch vụ cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Bên cạnh đó, hỗ trợ các nhà cung cấp Internet nâng cao năng lực để đảm bảo an ninh, độ tin cậy và hiệu quả của mạng.
Các tổ chức tài chính nói riêng và các định chế tài chính nói chung cũng cần tập trung thúc đẩy phát triển, tạo sự bứt phá về hạ tầng công nghệ thông tin hỗ trợ cho sự phát triển của toàn hệ thống, nhất là khi nhóm doanh nghiệp trong khối FDI có mức độ ứng dụng công nghệ thông tin cao hơn so với các khu vực khác Nhà nước cần tập trung đầu tư tài chính để phát triển hạ tầng công nghệ (đặc biệt là hạ tầng thanh toán quốc gia) phục vụ cho sự phát triển các sản phẩm dịch vụ của các tổ chức tài chính, các định chế tài chính; đồng thời xây dựng các chính sách khuyến khích các tổ chức tài chính, các định chế tài chính phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng dựa trên công nghệ số Nếu các TCTD tại Việt Nam có thể bắt nhịp và ứng dụng thành công thành tựu khoa học công nghệ sẽ tạo đƣợc sự khác biệt cho từng TCTD mình nói riêng, cả hệ thống nói chung, từ đó cung ứng giải pháp thông minh, dịch vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.
Nhà nước cũng cần nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng nông thôn, rút ngắn khoảng cách nông thôn – thành thị nhằm mục đích thu hút một phần FDI vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng ở ngoài các thành phố lớn, giảm các ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa và tập trung lao động.
3.2.4 Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan tới đầu tư trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng
Với tình trạng cải cách, sửa đổi hàng loạt nhƣng hệ thống pháp luật vẫn tỏ ra yếu kém thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tƣ vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng vẫn luôn là một nhu cầu bức thiết Chúng ta cần tạo dựng một khuôn khổ pháp lý thích hợp cùng với sự quyết liệt thực thi, đặc biệt liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh và việc thu hút FDI công nghệ;Tăng cường công tác xúc tiến và đánh giá kết quả thu hút FDI là kinh doanh bền vững, tác động lan tỏa về công nghệ, kỹ năng và việc kết nối với doanh nghiệp ViệtNam phải đƣợc chuyển hóa thành chính sách phát triển.