1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

K23A trịnh tuấn ling giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại công ty cpxnk thủy sản cửu long an giang

105 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 2,33 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (16)
    • 1.1. Tổng quan về tài chính doanh nghiệp (16)
      • 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tài chính doanh nghiệp (16)
      • 1.1.2. Những nội dung cơ bản của hoạt động tài chính doanh nghiệp (17)
    • 1.2. Những vấn đề cơ bản về hiệu quả tài chính doanh nghiệp (38)
      • 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả tài chính doanh nghiệp (38)
      • 1.2.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp (38)
      • 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp (40)
      • 1.2.4. Các phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp (43)
      • 1.2.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp (48)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG (52)
    • 2.1. Tổng quan Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang… (52)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (52)
      • 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang (54)
    • 2.2. Thực trạng tình hình tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang (55)
      • 2.2.1. Thực trạng quản lý vốn và tài sản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang (55)
      • 2.2.2. Thực trạng công nợ và khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang (66)
      • 2.2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty (76)
    • 2.3. Thực trạng hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang (80)
      • 2.3.1. Đánh giá hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang (81)
      • 2.3.2. Đánh giá tổng hợp hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang (84)
  • CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CỬU (86)
    • 3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang (86)
    • 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang (87)
      • 3.2.1. Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh (87)
      • 3.2.2. Xây dựng chính sách thanh toán cho từng đối tượng khách hàng (90)
      • 3.2.3. Tăng khả năng thanh toán (94)
      • 3.2.4. Tăng khả năng quản lý hàng tồn kho (95)
      • 3.2.5. Mở rộng thị trường xuất khẩu (97)
      • 3.2.6. Nâng cao chất lượng và trình độ lao động trong tổ chức (99)
    • 3.3. Kiến nghị với chính phủ và bộ ngành liên quan (100)

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Tổng quan về tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tài chính doanh nghiệp

Tài chính hay tiếng anh còn được viết là finance, vốn là một từ được chuyển thể từ tiếng Latin cổ là financius, sau đó nó được cải biên từ tiếng Latin thành tiếng Pháp cổ là finaunce hoặc finer, sang tiếng Anh – Anh là fine, và tới nay chuyển sang tiếng Anh chính thống là finance.

Từ này xuất phát từ khi những nhà nước đầu tiên xuất hiện trong xã hội loài người và những từ này ban đầu vốn để chỉ hành động người dân trả những khoản phải thu mà sau này được gọi là thuế cho nhà nước.

Từ những định nghĩa xa xưa của con người về tài chính thì ta có thể thấy được tài chính là một khái niệm phản ánh các quan hệ liên quan đến việc phân phối của cải giữa các giai tầng trong xã hội.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà nhà nước đã phát triển một cách tương đối hoàn thiện, khi con người ngày càng có sự đột phá trong nghiên cứu cũng như lý luận thực tiễn về đời sống xã hội thì định nghĩa về tài chính lại càng được cụ thể và rõ ràng hơn.

Theo như định nghĩa về tài chính của Ths.Đặng Thị Việt Đức – Ths.Phan Anh Tuấn trong các bài viết về tài chính đã rút ra định nghĩa về tài chính trong thực tế xã hội “Tài chính là quá trình phân phối các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể kinh tế Hoạt động tài chính luôn gắn liền với sự vận động độc lập tương đối của các luồng giá trị dưới hình thái tiền tệ thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế”.

Thông qua tất cả những định nghĩa trên về tài chính ta có thể thấy rằng:

+ Tài chính ra đời khi có sự xuất hiện của nhà nước, sự ra đời của sản xuất hàng hóa và tiền tệ dẫn tới một nhu cầu tất yếu là phải có sự lưu thông, trao đổi qua lại giữa các thành phần trong xã hội thông qua các giá trị cụ thể.

+ Là các quan hệ trong phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức tổng giá trị

+ Là sự phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính

Nói tóm lại tài chính là thước đo phản ánh sự phân phối giá trị trong xã hội, nếu coi nền kinh tế là một cơ thể sống thì tài chính có thể coi là mạch máu tuần hoàn quanh cơ thể sống đó.

Từ định nghĩa chung về tài chính, ta có thể định nghĩa cụ thể hơn về tài chính doanh nghiệp

Nếu coi xã hội là một tổ chức kinh tế, thì ta có thể thấy tài chính doanh nghiệp chính là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu của doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính và là khâu cơ sở, nên có những đặc điểm sau đây

Thứ nhất, gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có các quan hệ tài chính doanh nghiệp đa dạng phát sinh như quan hệ nộp, cấp giữa doanh nghiệp với nhà nước, quan hệ thanh toán với các chủ thể khác trong xã hội, với người lao động trong doanh nghiệp.

Thứ hai, sự vận động của quỹ tiền tệ, vốn kinh doanh có những nét riêng biệt đó là: sự vận động của vốn kinh doanh luôn gắn liền với các yếu tố vật tư là lao động: ngoài phần tạo lập ban đầu chúng còn được bổ sung từ kết quả kinh doanh; sự vận động của vốn kinh doanh vì mục tiêu doanh lợi.

1.1.2 Những nội dung cơ bản của hoạt động tài chính doanh nghiệp

Từ những định nghĩa của tài chính doanh nghiệp, ta có thể thấy hoạt động tài chính của doanh nghiệp là một hoạt động quan trong và ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình phát triển cũng như hoạt động của doanh nghiệp, chi phối tất cả hoạt động kinh doanh nghiệp.

Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà có những nội dung hoạt động tài chính khác nhau, trọng tâm và mức độ quản lý trong từng khâu cũng khác nhau Ở đây đối tượng nghiên cứu và đánh giá là doanh nghiệp phi tài chính (doanh nghiệp sản xuất kinh doanh) Nên hoạt động tài chính sẽ bao gồm các hoạt động cơ bản sau

1.1.2.1 Quản lý sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp

- Phân tích cơ cấu nguồn vốn:

Phân tích cơ cấu nguồn vốn được thực hiện nhằm đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp, khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh.

Cơ sở dữ liệu để phân tích: là phần nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán.

Phương pháp sử dụng: để xác định tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng cơ cấu nguồn vốn ta sử dụng phương pháp so sánh dọc Để phân tích sự biến động qua các thời điểm ta kết hợp so sánh dọc và so sánh ngang.

Tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số được xác định như sau:

Tỷ trọng của từng bộ Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn phận nguồn vốn chiếm = x 100 trong tỏng số nguồnvốn Tổng số nguồn vốn

Dựa vào Bảng cân đối kế toán cuối kỳ ta lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn sau đây:

Bảng 1.1 Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn

Cuối kỳ Đầu kỳ So sánh

Nguồn vốn Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Tỷ lệ trọng trọng trọng

II Kinh phí & quỹ khác

Qua việc phân tích số liệu này cho thấy khái quát tình hình huy động vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao và ngược lại. Tuy nhiên, để thấy rõ hơn khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Những vấn đề cơ bản về hiệu quả tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả tài chính doanh nghiệp

Thông qua những khái niệm về tài chính và hoạt động tài chính, ta có thể tổng kết về định nghĩa hiệu quả tài chính như sau:

Hiệu quả tài chính doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh nghiệp Nó phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó.

Từ đó ta có thể thấy hiệu quả tài chính là sự so sánh giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (lao động, vật tư, máy móc thiết bị…) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được so với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó.

1.2.2 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp

Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải đảm bảo và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh vận hành tốt và đạt được hiệu quả nhất định Đánh giá được hiệu quả tài chính của doanh nghiệp giúp cho nhà quản lý, nhà đầu tư có được cái nhìn tổng thể về hoạt động kinh doanh, kết quả đạt được của nững chính sách, chiến lược đã được đưa ra thực hiện Từ đó, sẽ góp phần cải biến hoạt động của doanh nghiệp theo hướng phát triển tích cực, nâng cao chất lượng và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Đánh giá hiệu quả tài chính giúp nâng cao chất lượng hoạt động và tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp:

Trong quá trình đánh giá hiệu quả tài chính, những vấn đề nổi cộm trong hoạt động của doanh nghiệp như: cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, mức tỷ suất lợi nhuận, khả năng thanh toán, giá thành và chất lượng sản phẩm,… sẽ được đánh giá một cách cụ thể về thực trạng, nguyên nhân và đưa ra những giải pháp trực tiếp cải thiện các chỉ tiêu đó Nhò đó mà hoạt động của doanh nghiệp sẽ ngày càng được cải thiện theo chiều hướng tốt, lành mạnh hơn.

Nâng cao hiệu quả tài chính tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho các thành viên trong doanh nghiệp Do đó, tạo sự tin tưởng, nâng cao tinh thần làm việc của người lao động, là tiền đề cho việc nâng cao năng suất lao động của công nhân, nâng cao chất lượng quản lý.

Hoạt động hiệu quả thu được lợi nhuận, thực hiện tích lũy để mở rộng, tăng cường máy móc thiết bị, trau dồi năng lực quản lý, kỹ năng cho công nhân từ đó tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng lượng tiêu thụ, mở rộng thị trường, đó là yêu cầu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Kinh doanh hiệu quả thực hiện nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, mở rộng sản xuất là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trong kinh doanh, trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

- Đánh giá hiệu quả tài chính giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh diễn ra gay gắt Để tồn tại đỏi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tại cho mình ưu thế để có thể cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá thành, dịch vụ hậu mãi … Việc đánh giá hiệu quả tài chính bằng phương pháp so sánh theo thời gian và với các doanh nghiệp trong cùng ngành sẽ giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận được vị trí hiện tại của mình trong ngành, những điểm mạnh và điểm yếu cần được khắc phục, cải thiện là gì Sau đó, sử dụng mọi nguồn lực, doanh nghiệp sẽ dần cải thiện được vị trí của mình, mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm.

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp

1.2.3.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Các nhân tố bên ngoài là các nhân tố tồn tại và tác động tới tình hình tài chính của doanh nghiệp mà không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của doanh nghiệp Các nhân tố bên ngoài gồm rất nhiều nhân tố khác nhau, có ảnh hưởng rất lơn tới hoạt động và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, gồm một số nhân tố sau:

Là một yếu tố ảnh hưởng lơn tới hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như hoạt động tài chính của doanh nghiệp, tất cả các doanh nghiệp đều tồn tại đối thủ cạnh tranh trừ các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực độc quyền, các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có lợi nhuận lớn thì càng cần lưu ý tới đối thủ cạnh tranh Do vậy các doanh nghiệp muốn tồn tài và phát triển hoạt động có hiệu quả thì cần duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình.

Nhân tố về kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của doanh nghiệp Bao gồm các yếu tố như sau: lãi suất ngân hàng, tỉ lệ lạm phát, chu kì kinh tế, cán cân thanh toán,…

Các nhân tố trên thuộc tầm vĩ mô nên mức ảnh hưởng tới doanh nghiệp cũng khác nhau, nên doanh nghiệp cần phải dự kiến, đánh giá được mức độ tác động cũng như ảnh hưởng tốt, xấu từng yếu tố tới doanh nghiệp của mình Mỗi yếu tố có thể là cơ hội của doanh nghiệp này, xong cũng có thể là nguy cơ của doanh nghiệp khác, nên mỗi doanh nghiệp phải có kế hoạch tài chính phù hợp để đối phó chủ động khi mỗi yếu tố xảy ra.

Bao gồm các bộ luật và chính sách Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế đều phải tuân thủ theo luật lệ, chính sách của nhà nước mà doanh nghiệp đang hoạt động trong nhà nước đó đề ra Sự chi phối của các yếu tố luật pháp được thể hiện qua các bộ luật như luật thương mại, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật hải quan, luật tài nguyên môi trường,… Sự thay đổi về pháp luật sẽ ảnh hưởng rõ rệt tới những chính sách quản lý tài chính của doanh nghiệp.

- Nhân tố khoa học kĩ thuật

Do tác động mạnh mẽ của cuộc phát triển khoa học kĩ thuật, đặc biệt những năm gần đây, khoa học kĩ thuật đã phát triển mạnh mẽ ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của từng quốc gia, từng doanh nghiệp Nhờ ứng dụng các thành tựu mới của khoa học kĩ thuật, mà nhiều doanh nghiệp đã nâng cao được năng suất lao động và cải thiện được năng lực cạnh tranh của mình.

Tuy nhiên khoa học kĩ thuật phát triển nhanh cũng mang tới nguy cơ cho doanh nghiệp, bởi sự phát triển nhanh chóng sẽ dễ dẫn tới sự lạc hậu của các thiết bị cũng như công nghệ kĩ thuật đang áp dụng trong doanh nghiệp của mình Vì vậy, việc cân nhắc và lên kế hoạch đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật cũng là một vấn đề cần lưu tâm tới trong quá trình quản lý tài chính của doanh nghiệp.

- Nhân tố văn hóa xã hội

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG

Tổng quan Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang…

2.1 Tổng quan Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang tiền thân là Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang.

Với 25 năm kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản từ những ngày đầu tiên của phong trào nuôi cá tra, basa theo mô hình công nghiệp tại An Giang năm 1986, đến năm 2003 các thành viên gia đình đã thành lập Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

5202000209 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh An Giang cấp ngày 05/5/2003.

Khi đi vào hoạt động nhà máy có công suất chế biến khoảng 100 tấn cá nguyên liệu/ngày tương đương 10.000 tấn cá thành phẩm/năm Sản phẩm chế biến được xuất đi khoảng 40 nước trên thế giới và thị trường chủ yếu là Châu Mỹ (chủ yếu là Mỹ), Châu Âu, Trung Đông, Châu Á, Châu Úc.

Năm 2006, Công ty là một trong 200 doanh nghiệp và thương nhân được trao giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc năm 2006” do Ủy Ban Quốc Gia Về Hợp Tác Kinh Tế Quốc Tế trao tặng. Đến Tháng 05/2007 Công ty TNHH XNK Thủy Sản Cửu Long An Giang chuyển đổi sang hình thức Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang và chính thức niêm yết tại Sở GDCK Tp HCM Tại thời điểm chuyển đổi Vốn điều lệ: 90 tỷ đồng Cũng trong năm này doanh thu xuất khẩu của Công ty có thể ước lượng thị phần chiếm khoản 3,27% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam và đứng hàng thứ 5 trong các Công ty có kim ngạch xuất xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam.

Tháng 6/2009 Công ty đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu thứ

2 với công suất thiết kế 150 tấn cá nguyên liệu/ngày Nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhanh chóng hội nhập với các nước khu vực và thế giới, sản phẩm đông lạnh phải an toàn và hợp vệ sinh nên Công ty đã trang bị hệ thống trang thiết bị theo tiêu chuẩn vệ sinh cao và chất lượng tốt với các tiêu chuẩn HACCP - GMP - SSOP, ISO-9001:2000 BVQI No.1976898, FDA No.13799569862, HALAL.

Tháng 10/2011 Công ty phát hành thêm Cổ phiếu thưởng nâng Vốn điều lệ 183.996.750 000 đồng.

Hiện nay Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thuỷ Sản Cửu Long An Giang là thành viên của hiệp hội sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP).

+ Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản;

+ Mua bán cá và thủy sản;

+ Mua bán hóa chất, dụng cụ dùng trong sản xuất và chế biến thủy sản;

+ Mua bán nông sản (nếp, gạo, hạt điều );

+ Mua bán thực phẩm (đậu nành, đậu bắp, rau quả, đông lạnh);

+ Mua bán các loại nguyên liệu vật tư trong ngành bao bì;

+ Chế biến thức ăn thủy sản;

+ Mua bán nguyên liệu, vật tư phục vụ chăn nuôi thủy sản (cám bã đậu nành, bột cá, bột xương thịt, vitamin);

+ Đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu du lịch, khách sạn, cao ốc văn phòng;

+ Chế biến thức ăn gia súc.

+ Hoạt động đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp.

+ Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang

- Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty: Ðại hội đồng cổ đông: Ðại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông ủy quyền.

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị do Ðại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty giữa 2 kỳ Ðại hội Hiện tại Hội đồng quản trị Công ty có 5 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên là 3 năm.

Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Ðại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Công ty Hiện tại Ban kiểm soát Công ty gồm 3 thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ 3 năm.

Ban Tổng Giám đốc: Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Ðại hội đồng cổ đông thông qua Các thành viên Ban Tổng Giám đốc có nhiệm kỳ là 3 năm.

- Cơ cấu tổ chức của công ty:

Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X kỳ họp thứ V thông qua ngày 12/06/1999 Các hoạt động của Công ty tuân thủ Luật doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Ðiều lệ Công ty.

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu

Long An Giang ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

PHONG TỔ PHÒNG PHÒNG KẾ PHÒNG KỸ PHÒNG PHÒNG CƠ BAN QUẢN

CHỨC SNK TOÁN SINH CUNG ỨNG ĐIỆN LẠNH XƯỞNG

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)

Thực trạng tình hình tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang

2.2.1 Thực trạng quản lý vốn và tài sản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang

Kết quả phân tích này sẽ cho các nhà quản trị doanh nghiệp và những người quan tâm thấy rõ được cơ cấu nguồn vốn, tài sản của quá trình kinh doanh từ đó đưa ra quyết định kinh doanh cho hợp lý.

2.2.1.1 Thực trạng cơ cấu nguồn vốn:

Qua bảng phân tích bên dưới cho thấy tổng nguồn vốn của Công ty trong kỳ tăng so với đầu năm là 243.744 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 22,17%, cụ thể: vốn chủ sở hữu cuối năm tăng so với đầu năm là 184.801 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 49.42% Mặt khác tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn cũng tăng từ 34,01% đầu năm lên 41,59% cuối năm Điều này cho thấy mức độ đảm bảo và tính chủ động trong kinh doanh của Công ty đang được cải thiện đáng kể trong năm 2018 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Công ty cuối năm dương cho thấy Công ty đang làm ăn có hiệu quả Lợi nhuận chưa phân phối cuối năm tăng so với đầu năm

184.801 triệu đồng tương ứng khoảng 11,85% Nợ phải trả của Công ty trong năm

2018 tăng 58.943 triệu đồng ứng với mức tắng 8,12%, chủ yếu đến từ khoản tăng trong nợ ngắn hạn, cho thấy Công ty đang sử dụng đòn bẩy tài chính để tăng lợi ích cho các chủ sở hữu Cụ thể:

Nợ ngắn hạn cuối năm tăng so với đầu năm là 95.326 triệu đồng, tương ứng tăng 13,83% Ta thấy hầu hết các khoản mục chi tiết của nợ ngắn hạn như: vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước đều tăng so với đầu năm Các khoản mục giảm so với đầu năm là: người mua trả tiền trước, phải trả người lao động, quỹ khen thưởng phúc lợi Qua đó cho thấy Công ty đang chiếm dụng vốn của các đối tác và chính sách đối với người lao động ngày càng được chú trọng. Đáng lẽ khoảng nợ phải trả của Công ty so với năm 2017 còn phải cao hơn nữa, nhưng do việc thanh toán khoản nợ dài hạn 36.383 triệu đồng trong năm 2018, do các khoản nợ đã tới hạn thanh toán của các cá nhân cũng như Ngân hàng đã giúp giảm lượng nợ phải trả và làm thay đổi cơ cấu của nguồn vốn trong năm 2018.

Bảng 2.1 Bảng phân tích cấu trúc nguồn vốn Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang 2018

Cuối Đầu năm Chênh lệch năm Tỷ Tỷ

CHỈ TIÊU (triệuđồng) trọng(%) (triệuđồng) trọng(%) Số tiền(triệuđồng) trọng(%)Tỷ Tỷ lệ(%)

1 Vay và nợ ngắn hạn 624.057 46.45 630.720 57.36 (6.663) (10.90) (1.06)

3 Người mua trả tiền 14.930 1.11 8.209 0.75 6.721 0.36 81.87 trước

4 Thuế và các khoản phải 26.864 2.00 0.744 0.07 26.120 1.93 3510.75 nộp Nhà nước

5 Phải trả người lao động 19.362 1.44 9.657 0.88 9.705 0.56 100.50

7 Các khoản phải trả, 3.028 0.23 3.007 0.27 0.021 (0.05) 0.70 phải nộp NH khác

8 Quỹ khen thưởng phúc 0.165 0.01 0.301 0.03 (0.136) (0.02) (45.18) lợi

1 Vốn đầu tư của chủ sở 227.996 16.97 227.996 20.73 0 (3.76) 0 hữu

2 Thặng dư vốn cổ phần 15.520 1.16 15.520 1.41 0 (0.26) 0

3 Quỹ đầu tư phát triển 14.880 1.11 14.880 1.35 0 (0.25) 0

4 Lợi nhuận sau thuế 300.366 22.36 115.565 10.51 184.801 11.85 159.91 chưa phân phối

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính 2018)

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu nguồn vốn Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Đầu năm Cuối năm

So sánh cơ cấu nguồn vốn tại thời điểm cuối năm 2016, 2017 và 2018 ta có bảng sau:

Bảng 2.2 Bảng phân tích tỷ suất nợ

Cuối Cuối Cuối Chênh lệch (%)

Chỉ tiêu năm năm năm 16-17 17-18

1.Nợ phải trả (tỷ đồng) 832.678 725.671 784.614 (12.85) 8.12

2 Tổng nguồn vốn (tỷ đồng) 1185 1099 1343 (7.26) 22.20

(Nguồn: Tổng hợp tác giả từ báo cáo tài chính 2016 – 2018)

Qua bảng ta thấy qua 3 năm tỷ suất nợ của công ty có xu hướng giảm qua các năm từ năm 2016 là 70,27% tới 2017 là 66,03% cuối cùng tới 2018 giảm xuống 58,42% tương ứng với các mức giảm là 4,24% và 7,61%, điều này cho chủ yếu tới từ việc thanh toán các khoản nợ tới hạn của Công ty, qua đó ta cũng có thể thấy khả năng Công ty đang có sự chuyển dịch nguồn lực cho sản xuất kinh doanh từ vốn chủ sở hữu chứ không còn phụ thuộc vào nguồn vay bên ngoài Qua đó cũng có thể đánh giá trong 3 năm vừa qua nguồn lực về tài chính của Công ty đang có sự phát triển ổn định hơn.

- Tỷ suất tự tài trợ:

Bảng 2.3 Bảng phân tích tỷ suất tự tài trợ

Cuối Cuối Cuối Chênh lệch

Chỉ tiêu năm năm năm 16-17 17-18

1.Nguồn vốn chủ sở hữu (tỷ 352.384 373.962 558.763 6.12 49.42 đồng)

2 Tổng nguồn vốn (tỷ đồng) 1185 1099 1343 (7.26) 22.20

3 Tỷ suất tự tài trợ (%) (1/2) 29.74 34.03 41.61 4.29 7.58

(Nguồn: Phân tích của tác giả từ báo cáo tài chính 2018)

Tương tự như phân tích bên trên, việc Công ty giảm vốn từ khoản nợ phải trả sang vốn chủ sở hữu đã giúp cho, tỷ trọng vốn chủ của Công ty trong 3 năm có sự tăng đáng kể từ 29,74% năm 2016 tới năm 2018 tăng 41,61% tương ứng với mức tăng 11.78% trong 3 năm, việc tăng vốn chủ sở hữu chủ yếu tới từ việc Công ty đang giữ lại khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để thực hiện luân chuyển lại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà không cần dùng đòn bẩy tài chính.

2.2.1.2 Thực trạng cơ cấu tài sản:

Qua bảng phân tích tài sản ta có thể thấy tài sản cuối năm 2018 của Công ty tăng so với đầu năm, cụ thể là 243.743 triệu đồng ứng với tỷ lệ 22,17% Mức tăng này đến chủ yếu từ lượng tăng của tài sản ngắn hạn Cụ thể trong năm 2018 lượng tài sản ngắn hạn của Công ty đã tăng 253.261 triệu đồng ứng với tỷ lệ 35,19% Mức tăng này chủ yếu tới từ mức tăng của các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho của Công ty.

Mức tăng của khoản phải thu ngắn hạn trong năm 2018 là 79.109 triệu đồng ứng với 27,82% trong đó phải thu khách hàng là 95.352 triệu đồng ứng với mức tăng là 35,06%, điều này thể hiện trong năm 2018 Công ty đang nới rộng chính sách bán hàng trả chậm cho khách hàng bởi do tình trạng thị trường và trong năm vừa qua Công ty đã tăng được thêm một lượng khách hàng mới Điều này cũng phù hợp với báo cáo tình hình thủy sản xuất khẩu trong năm 2018 của Việt Nam đang có sự tăng trưởng so với năm 2017.

Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm tăng so với đầu năm 2017, ứng với mức tăng 30.973 triệu đồng ứng với 63,19%, đây cũng là điều dễ hiểu bởi khi thị trường trong năm 2017 đang phát triển thì Công ty cần dự trữ lượng tiền lớn hơn để khâu lưu thông được hiệu quả và tăng khả năng thanh toán tức thời của Công ty. Cùng với xu hướng thị trường đi lên hàng hóa bán được thì hàng tồn kho của Công ty cũng tăng mạnh so với năm 2017, tăng 110.007 triệu đồng tăng 31,23% so với năm 2017 Đây là điều Công ty cần lưu ý, quản lý của Công ty về hàng tồn kho cũng như dự báo nhu cầu của thị trường đang chưa được hiệu quả, do hàng tồn kho của Công ty đang chiếm một tỷ trọng lớn khoảng 35% so với cơ cấu tổng tài sản nên Công ty do vậy với lượng hàng tồn kho lớn thì sẽ dẫn tới việc ứ đọng vốn. Ngoài ra sản phẩm của Công ty chủ yếu là hàng thực phẩm đông lạnh dẫn tới việc bảo quản sẽ tốn nhiều chi phí và cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng sản phầm. Tài sản ngắn hạn khác cũng tăng so với đầu năm là 6.173 triệu đồng (tương ứng 10,05%) Do tỷ trọng của tài sản ngắn hạn khác so với tổng tài sản chiếm tỷ trọng nhỏ nên mức tăng này không ảnh hưởng nhiều đến quy mô của tổng tài sản. Trái với mức tăng của tài sản ngắn hạn, thì tài sản dài hạn của Công ty trong năm lại có xu hướng giảm, mức giảm 9.518 triệu đồng ứng với 2,51% Dẫn tới thay đổi lớn trong cơ cầu tài sản, tỷ trọng tài sản dài hạn trong năm 2017 là 34,55% nhưng tới năm 2018 chỉ còn 27,57% ứng với mức giảm 6,98% Việc này tới chủ yếu từ việc trong năm 2018 Công ty đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Cụ thể trong năm 2018, Công ty đã hoàn thành xong 2 phân xưởng chế biến sản phẩm, cùng với đo là hoàn thành băng chuyền IQF (hệ thống cấp đông siêu tốc) cho các phân xưởng mới xây.

Tài sản cố định của Công ty trong năm 2018 tăng nhẹ từ 349.565 triệu đồng lên 356.903 triệu đồng, tăng 7.338 triệu dồng ứng với 2,1% Đây là do những tài sản xây dựng dở dang trong năm 2017 đã được hoàn thành trong năm 2018.

Các khoản đầu tư dài hạn khác giảm so với năm trước, cụ thể giảm 3.578 triệu đồng ứng với 38,9% Ngoài ra các khoản thu dài hạn và đầu tư tài chính dài hạn cũng có một vài thay đổi xong không quá lớn.

Bảng 2.4 Bảng phân tích cơ cấu tài sản

Cuối Đầu năm Chênh lệch năm Tỷ (triệu Tỷ Số tiền Tỷ

CHỈ TIÊU đồng)(triệu trọng(%) đồng) trọng(%) (triệuđồng) trọng(%) Tỷ lệ(%)

I Tiền và các khoản tương 79.683 5.93 48.710 4.43 30.973 1.50 63.59 đương tiền

II Các khoản phải thu 363.485 27.06 284.376 25.86 79.109 1.20 27.82 ngắn hạn

2 Trả trước cho người bán 3.534 0.26 10.410 0.95 (6.876) (0.68) (66.05)

3 Các khoản phải thu 3.202 0.24 3.769 0.34 (0.567) (0.10) (15.04) khác

4 Dự phòng phải thu ngắn (10.536) (0.78) (1.735) (0.16) (8.801) (0.63) 507.26 hạn khó đòi

IV Tài sản ngắn hạn khác 67.583 5.03 61.410 5.58 6.173 (0.55) 10.05

I Các khoản phải thu dài 0 0 0.249 0.02 (0.249) (0.02) (100) hạn

II Tài sản cố định 356.903 26.57 349.565 31.79 7.338 (5.22) 2.10

III Tài sản dở dang dài hạn 6.193 0.46 19.304 1.76 (13.111) (1.29) (67.92)

IV Đầu tư tài chính dài 1.680 0.13 1.596 0.15 0.084 (0.02) 5.26 hạn

V Tài sản dài hạn khác 5.621 0.42 9.199 0.84 (3.578) (0.42) (38.90)

(Nguồn: Tổng hợp tác giả từ báo cáo tài chính 2018)

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu tài sản 2018

TSNH TSDH Đầu năm Cuối năm

Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy có sự thay đổi tương đối lớn trong cơ cấu tài sản của Công ty trong năm 2018.

Bảng 2.5 Bảng phân tích tủ trọng tài sản ngắn hạn

Cuối Cuối Cuối Chênh lệch (%)

Chỉ tiêu năm năm năm 16-17 17-18

1 Tài sản ngắn hạn (tỷ đồng) 790.73 719.718 972.98 (8.98) 35.19

2 Tổng tài sản (tỷ đồng) 1185 1099 1343 (7.26) 22.20

3 Tỷ lệ tài sản ngắn hạn/ Tổng 66.73 65.49 72.45 (1.24) 6.96 tài sản (%)

(Nguồn: Phân tích của tác giả từ báo cáo tài chính 2018)

Qua bảng trên ta thấy, giai đoạn 2016 - 2017: Cuối năm 2017 tài sản ngắn hạn chiếm 65.49% trong tổng tài sản của công ty và giảm 8,98% so với cuối năm 2016, nếu so với cuối năm 2016 thì tỷ trọng tài sản ngắn hạn đã giảm 1,24%.

Giai đoạn 2017 - 2018: Giai đoạn này tài sản ngắn hạn có mức tăng đáng kể.

Về tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản tăng cao tương ứng với 6,96%.mức tăng gấp 3 lần so với mức giảm của giai đoạn 2016-2017, lượng tăng này chủ yếu tới từ lượng tăng trong khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho, điều này chứng tỏ trong năm 2018 vừa qua lượng sản phẩm bán ra của Công ty có sự bứt phá xong cũng cần cân nhắc và tới việc bán chịu và lưu ý tới lượng hàng sản xuất tránh để hàng hóa tồn đọng nhiều.

Bảng 2.6 Bảng phân tích mối quan hệ của tài sản và nguồn vốn

Chỉ tiêu Cuối năm Cuối năm Chênh

1.Hệ số nợ trên tài sản (lần) 0,66 0,58 (0,08)

2.Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (lần) 1,52 1.72 0.2 3.Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu (lần) 2.94 2.38 (0.56)

(Nguồn: Phân tích của tác giả từ báo cáo tài chính 2018)

Qua bảng ta nhận thấy hệ số nợ trên tài sản của Công ty giảm từ 0,66 cuối năm

2017 lên 0,58 ở cuối năm 2018, chứng tỏ mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ đang giảm dần Công ty đã thực hiện chính sách huy động vốn bằng hình thức giảm các khoản vay nợ thay vào đó là tăng vốn chủ sở hữu hay cụ thể hơn là phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn và sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư sản xuất kinh doanh, cụ thể là cuối năm 2017 lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 115 tỷ nhứng tới năm 2018 thì con số này đã là hơn 300 tỷ, gấp đôi so với năm 2017 Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu cũng giảm từ 2,94 cuối năm

Thực trạng hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang

2.3 Thực trạng hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang

Sau khi khái quát tình hình tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang, thì tiếp theo ta sẽ đi tới phần chính để đánh giá hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang theo các tiêu chí đã được nêu

2.3.1 Đánh giá hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang

2.3.1.1 Hiệu quả sử dụng tài sản (ROA)

Thông qua bảng phân tích, ta có thể thấy chỉ số sử dụng tài sản của Công ty trong 3 năm về cơ bản có xu hướng tăng Từ 1,96% năm 2016 tăng lên 18,86% năm

2018 Cụ thể trong năm 2016 với 1 đồng tài sản thì Công ty tạo ra được 0,0196 đồng lợi nhuận Nhưng tới năm 2018 thì 1 đồng tài sản đã tăng lên 0,1886 đồng doanh thu, đã tăng 16,9% trong 3 năm.

Tuy trong năm 2017 chỉ số ROA của Công ty có giảm 0,07% so với năm

2016, từ 1,96% xuống 1,89% Nhưng nhìn chung lượng giảm này không gây ảnh hưởng quá lớn tới giá trị trong 3 năm hoạt động của Công ty.

Bảng 2.23 Hiệu quả sử dụng tài sản ROA Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần x = ROA

Doanh thu thuần Tổng tài sản

(Nguồn: Phân tích của tác giả từ báo cáo tài chính 2016 - 2018)

Qua phân tích bảng trên, ta có thể thấy giá trị trung bình của ROA trong 3 năm (2016-2018) của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang có giá trị 7,57%, điều này thể hiện trong 3 năm vừa qua hoạt động tài chính của Công ty đang ở mức tiêu chuẩn (lớn hơn 7,5%), có thể chập nhận được.

Tuy nhiên, ta cũng có thể thấy đây chủ yếu đạt được kết quả này phần lớn do sự tăng trưởng đặc biệt trong năm 2018 so với các năm trước Nếu chỉ xét trong 2

69 năm 2016 và 2017, thì thực sự có sự chênh lệch quá lớn trong giá trị của hệ số ROA Điều này tới chủ yếu từ việc tăng mạnh trong lợi nhuận trong năm 2018, thể hiện đúng với tình hình thị trường xuất nhập khẩu thủy sản trong năm 2018 đã có dấu hiệu khôi phục so với năm 2017 và 2016.

Tuy nhiên Công ty cũng cần lưu ý và không nên chủ quan với những kết quả hiện đang có, mà cần chuẩn bị cũng như có sự phòng bị để hạn chế những khó khắn như trong năm 2016 và 2017.

2.3.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn (ROE)

Cũng như giá trị của hệ số ROA, nhìn chung hiệu quả sử dụng vôn của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang trong 3 năm 2016-2018 có xu hướng tăng Từ 7,2% trong năm 2016 lên 49,42% trong năm 2018, tăng 43.36%

Tuy nhiên cũng như ROA, ROE của Công ty có sự thay đổi qua các năm Năm

2017 chỉ số ROE của Công ty là 5,94% giảm 1,26% so với năm 2016 là 7,2%.

Bảng 2.24 Hiệu quả sử dụng vốn ROE

Lợi nhuận ròng Doanh thu Tổng tài sản thuần x x = ROE

Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở thuần hữu

(Nguồn: Phân tích của tác giả từ báo cáo tài chính 2016 - 2018)

Giá trị ROE trung bình trong 3 năm của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang là 20.85%, cao hơn rất nhiều so với đánh giá chỉ số ROE của một doanh nghiệp tiêu chuẩn đang hoạt động ổn định Điều này cũng thể hiện Công ty đang có những hướng đi và phát triển rất tích cực trong 3 năm.

Tuy nhiên cũng như hệ số ROA, hệ số ROE của Công ty cũng đạt được giá trị cao chủ yếu tới từ giá trị lợi nhuận sau thuế của Công ty trong năm 2018 tăng mạnh. Nếu chỉ nhìn trên các giá trị trung bình thì có thể đánh giá hoạt động của Công ty đang rất hiệu quả Nhưng nếu đánh giá cụ thể hơn thì ta có thể thấy mức tăng của Công ty đang quá biến động, một phần lý do là do thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 3 năm qua cũng đang có những biến động nhất định.

Nhìn chung, có thể đánh giá tình hình hiện tại về khả năng sinh lời trên vốn chủ của Công ty đang rất hiệu quả, xong cũng cần phải xem xét và theo dõi trong một thời gian tới để có thể đánh giá chắc chắn được.

2.3.1.3 Hiệu quả kinh doanh (ROS)

Chỉ tiêu cuối cùng trong bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của Công ty

Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang là chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng doanh thu thì sẽ thu về được bao đồng lời nhuận Hay nói cách khác nó thể hiện tính hiệu quả trong kinh doanh của Công ty

Bảng 2.25 HIệu quả kinh doanh ROS

Lợi nhuận ròng = ROS Doanh thu thuần

(Nguồn: Phân tích của tác giả từ báo cáo tài chính 2016 - 2018)

Cũng như 2 chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản (ROA) và hiệu quả sử dụng vốn (ROE), thì hiệu quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm cũng chung xu hướng là tăng Cụ thể năm 2018 ROS của Công ty là 13,64% ứng với mức tăng 11,83% so với năm 2016 là 1,82%.

Năm 2017 có thay đổi so với 2016 nhưng thay đổi rất nhỏ và không đáng kể. Trung bình ROS của Công ty trong 3 năm (2016 – 2018) đạt 5,76% Đây là một giá trị không hề nhỏ, tuy nhiên xét với giá trị trung bình ROS của ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam thì vẫn còn chưa đạt so với giá trị trung bình ROS của ngành (nhỏ hơn 6,7%).

Lý do có thể do hiện tại thị trường đang mới ổn định trở lại nên doanh thu của Công ty vẫn đang trong quá trình hồi phục Nhìn chung đây là một tín hiệu tích cực trong quá trình hoạt động của Công ty trong giai đoạn 2016 – 2018.

2.3.2 Đánh giá tổng hợp hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang

2.3.2.1 Những kết quả đạt được

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CỬU

Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang

Cũng như mọi tổ chức hay cá nhân, một doanh nghiệp muốn phát triển hiệu quả thì cần có một kế hoạch hoạt động cụ thể và một mục tiêu rõ ràng Những kết quả mà Công ty đã đạt được năm 2018 đã mở ra một hướng đi mới triển vọng hơn. Căn cứ vào chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2015-2020) của ngành xuất nhập khẩu thủy sản, định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty, năng lực về vốn, thiết bị lao động hiện có của công ty và khả năng đầu tư tăng năng lực thiết bị, đào tạo tuyển dụng, bổ sung lực lượng chuyên môn, kỹ thuật trong năm

2018, ban lãnh đạo Công ty đã đề ra phương hướng trong thời gian tới

- Mục tiêu cơ bản của sản xuất kinh doanh năm 2019:

Doanh thu đạt 1700 tỷ đồng tăng 0,71% so với năm 2018

Lợi nhuận đạt 240 tỷ đồng tăng 4,34% so với năm 2018

Tổ chức tốt công tác tài chính, quản lý sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, thực hiện lành mạnh hóa tinh thần tài chính của Công ty

- Phương hướng để thực hiện mụ tiêu kinh doanh của Công ty

Giữ vứng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, có mức tăng trưởng hợp lý hơn năm 2018, tiếp tục phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện kinh doanh có lãi và duy trì được tình hình hoạt động tài chính hiệu quả, có những biện pháp hữu hiệu để thu hồi công nợ và giải quyết những tồn tại cũ. Tăng cường mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm các mối quan hệ nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản

Lập kế hoạch đầu tư cũng như nâng cấp nhà xưởng và dây chuyền sản xuất, để giảm chi phí hoạt động cũng như tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

Thu hút, hỗ trợ phát triền thêm những nguồn cung thủy sản có chất lượng trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long

Có những chính sách thích hợp để thu hút lao động chất lượng cao, đội ngũ kỹ sư trẻ có năng lực chuyên môn, có phẩm chất, đạo đưc tốt để tăng chất lượng lao động, đồng thời gửi đào tạo để nâng cao tay nghề lao động trong Công ty.

Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang

Thông qua tất cả những phân tích và đánh giá ở trên, sau đây người viết xin đưa ra một số giải pháp để Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang có thể áp dụng để cái thiện cũng như nâng cao hiệu quả tài chính của mình

3.2.1 Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Muốn sản xuất kinh doanh thì phải có vốn, mà nguồn vốn nhiều hay ít sẽ quyết định một phần tới lượng doanh thu lớn hay nhỏ Như đã nêu trong chương 2, thì nguồn vốn của Công ty có xu hướng tăng qua các năm, xong qua đánh giá về khả năng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh thì nguồn vốn thường xuyên vẫn không đủ để tài tài trợ cho nhu cầu về TSNH của Công ty. Đây là một vấn đề mà Công ty cần lưu ý và tính toán sao cho có thể đảm bảo nguồn vốn cho mục tiêu kinh doanh đã đề ra và tránh làng phí không cần thiết. Công ty có thể áp dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu để có thể xác định được nhu cầu về vốn trong thời gian tới Đây là phương pháp dự đoán ngắn hạn, đơn giản nhưng đòi hỏi phải hiểu rõ quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Dựa vào bảng cân đối kế toán của năm báo cáo để tính.Cụ thể áp dụng phương pháp này dựa vào tình hình của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang 2018 để dự đoán năm

+ Bước1: Dựa vào số khoản mục chủ yếu trên bảng cân đối kế toán của công ty ngày 31/12/2018

Bảng 3.1 Bảng cân đối kế toán Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản

NGUỒN VỐN CUỐI KỲ TÀI SẢN CUỐI KỲ

A- NỢ PHẢI TRẢ 784.614 A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 972.979

I Nợ ngắn hạn 784.614 I Tiền và các khoản tương 79.683 đương tiền 1.Vay và nợ ngắn hạn 624.057 II Các khoản phải thu 363.485 ngắn hạn 2.Phải trả người bán 91.024 1 Phải thu khách hàng 367.284 3.Người mua trả tiền trước 14.930 2 Trả trước cho người bán 3.534 4.Thuế và các khoản phải 26.864 3 Các khoản phải thu khác 3.202 nộp Nhà nước

5.Phải trả người lao động 19.362 4 Dự phòng phải thu ngắn (10.536) hạn khó đòi

6.Chi phí phải trả 5.180 III Hàng tồn kho 462.227

7.Các khoản phải trả, phải 3.028 IV Tài sản ngắn hạn khác 67.583 nộp NH khác

8.Quỹ khen thưởng phúc 0.165 lợi

B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 558.763 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 370.398

I Vốn chủ sở hữu 558.763 I Các khoản phải thu dài 0 hạn 1.Vốn đầu tư của chủ sở 227.996 II Tài sản cố định 356.903 hữu

2.Thặng dư vốn cổ phần 15.520 III Tài sản dở dang dài hạn 6.193 3.Quỹ đầu tư phát triển 14.880 IV Đầu tư tài chính dài 1.680 hạn 4.Lợi nhuận sau thuế chưa 300.366 V Tài sản dài hạn khác 5.621 phân phối

TỔNG NGUỒN VỐN 1.343.377 TỔNG TÀI SẢN 1343.377

(Bảng cân đối kế toán năm 2018)

+ Bước 2: Chọn các khoản mục có thay đổi tỷ lệ thuận với doanh thu để tính tỷ lệ phần trăm của các khoản đó với doanh thu.

Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang có doanh thu năm 2018 đạt: 1688,853 tỷ đồng Thông thường, chỉ có các khoản mục của tài sản lưu động (trừ đầu tư tài chính) là có quan hệ tỷ lệ thuận với doanh thu, còn tài sản cố định không tăng giảm một cách trực tiếp theo doanh thu Phần nguồn vốn ta chỉ xét đến các khoản chiếm dụng hợp pháp.

Bảng 3.2 Tỷ lệ phần trắm các khoản phải thu so với doanh thu

NGUỒN VỐN Tỷ trọng TÀI SẢN Tỷ trọng

A- NỢ PHẢI TRẢ 0 A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 0

I Nợ ngắn hạn 0 I Tiền và các khoản tương 4,72 đương tiền

1.Vay và nợ ngắn hạn 36,95 II Các khoản phải thu 0 ngắn hạn

2.Phải trả người bán 5,39 1 Phải thu khách hàng 21,75

3.Người mua trả tiền trước 0,88 2 Trả trước cho người bán 0,21 4.Thuế và các khoản phải 1,59 3 Các khoản phải thu khác 0,19 nộp Nhà nước

5.Phải trả người lao động 1,15 4 Dự phòng phải thu ngắn -0,62 hạn khó đòi

6.Chi phí phải trả 0,31 III Hàng tồn kho 27,37

7.Các khoản phải trả, phải 0,18 IV Tài sản ngắn hạn khác 4 nộp NH khác

8.Quỹ khen thưởng phúc 0,01 lợi

(Nguồn: Phân tích của tác giả từ báo cáo tài chính 2016 - 2018)

Qua bảng trên ta thấy: cứ mỗi đồng doanh thu tăng lên thì doanh nghiệp cần phải tăng thêm 0,5761 đồng tài sản Đồng thời, với mỗi đồng doanh thu tăng lên thì số vốn chiếm dụng hợp pháp cũng tăng lên 0,4646 đồng vốn.

Như vậy để tăng một đồng doanh thu cần phải tăng lượng vốn là:

Năm 2019 công ty dự tính tăng doanh thu từ 1688 tỷ lên 1700 tỷ đồng thì nhu cầu về vốn sẽ là:

(1700 – 1688) x 0,1115 = 1,34 tỷ đồng Thông qua những tính toán thì ta có thể thấy với doanh thu mục tiêu trong năm 2019 là 1700 tỷ đồng, thì Công ty sẽ cần huy động lượng vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh trong năm là 1,34 tỷ đồng Về cơ bản Công ty có rất nhiều nguồn để huy động, nhưng thông qua đánh giá chung về tình hình hoạt động tài chính trong năm 2018, Công ty có thể sử dụng lượng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để bổ xung phần vốn cần thiết vào quỹ khen thưởng phúc lợi của Công ty Đây là cách nhanh chóng và hiệu quả nhất trong tình hình hiện tại

Hiện nay nguồn vốn của Công ty tuy không quá thấp, xong VCSH của Công ty chưa đủ để đáp ứng toàn bộ nhu cầu về vốn kinh doanh của mình Công ty cần tăng bổ sung thêm nguồn vốn tự có, lựa chọn nguồn vốn tốt hơn theo nguyên tắc hiệu quả kinh tế Nhu cầu bổ sung vốn lưu động cao, trước mắt Công ty nên sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập theo mục đích nhưng chưa sử dụng, lợi nhuận chưa phân phối, các khoản phải trả chưa đến hạn trả…

Mặt khác công ty cần chú trọng hơn để thu hồi các khoản phải thu hoặc thu về các khoản nợ của những công trình đã hoạch toán xong Để thu hồi được triệt để nợ thì phòng tài chính cần tăng cường bố trí cán bộ giám sát, mở sổ theo dõi cho từng khách hàng, đốc thúc thu hồi các khoản phải thu Bên cạnh đó công ty cần tăng cường khả năng thanh toán cũng như thực hiện tốt kỷ luật thanh toán Công ty cần nhanh chóng thanh toán các khoản nợ đến hạn, Công ty cần lập kế hoạch cho các khoản phải trả.

3.2.2 Xây dựng chính sách thanh toán cho từng đối tượng khách hàng

Như đã phân tích ở trên, thực trạng chênh lệch giữa khoản phải thu và khoản phải trả của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang đang ở mức cao Ở đây có thể áp dụng 2 giải pháp để giải quyết vấn đề này

+ Tăng thời gian chiếm dụng vốn, hay tăng thời gian các khoản phải trả

+ Giảm thời gian bị chiếm dụng vốn, giảm thời gian các khoản phải thu

Ta cùng xét lợi và hại ở 2 phương án này

Nếu áp dụng phương án tăng thời gian chiếm dụng vốn, tức là Công ty sẽ sử dụng tiền công nợ của các đối tác cung cấp nguyên vật liệu Mà chủ yếu ở đây là các hộ dân cung cấp, đánh bắt thủy sản, các hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Đây là một điều khó có thể áp dụng.

Bởi lẽ ngư dân đánh bắt thủy hải sản về cơ bản nguồn thu duy nhất của họ là lượng thủy sản được bên chế biến và xuất khẩu tiêu thụ Mặt khác, do mô hình kinh doanh chủ yếu là hộ gia đình nên quy mô tương đối nhỏ và cần nguồn lợi nhuận để họ tái đầu tư cho các vụ mùa tiếp theo Nếu đặt trường hợp Công ty áp dụng chính sách này sẽ dẫn tới việc bên cung cấp nguyên vật liệu sẽ không đủ nguồn lực để tái đầu tư trong các vụ mùa sau, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất cũng như hiệu quả trong sản phầm đầu vào.

Thế nên phương án tăng thời gian chiếm dụng vốn là phương án không khả thi trong tình hình kinh doanh hiện tại của Công ty.

Thế nên, ở đây phương án khả thi sẽ là giảm thời gian bị chiếm dụng vốn hay nói cách khác sẽ giảm thời gian của các khoản phải thu.

Hiện nay, do đặc thù đối tác của Công ty là những khách hàng nước ngoài nên hình thức liên lạc chủ yếu đều thông qua email và điện thoại Các thức thanh toán chủ yếu là thông qua các ngân hàng của bên xuất khẩu hoặc nhập khẩu để tiến hành thanh toán (thu tín dụng hoặc nhờ thu). Đặc điểm các phương pháp này đảm bảo sự an toàn cho cả bên mua và bên bán, tuy nhiên cũng là nhược điểm bởi lẽ thời gian thanh toán sẽ bị kéo dài do khâu xử lý giấy tờ sẽ mất thời gian. Ởđây để giảm thời gian bị chiếm dụng vốn, ta có thể thực hiện phân loại khách hàng để với từng đối tượng ta sẽ có những chính sách hợp lý và hiệu quả hơn. Dựa trên nghiên cứu của Mian và Smith (1992) đưa ra những nhân tố có thể dùng để giải thích cho việc lựa chọn các chính sách quản trị khoản phải thu Những nhân tố này sẽ tạo ra ba mức tác động làm gia tăng khả năng thay đổi, làm suy giảm khả năng thay đổi và khả năng không thể tiên đoán sự thay đổi Xây dựng bảng ra quyết định sẽ cho phép Công ty có căn cứ để lựa chọn các chính sách quản trị khoản phải thu không những phù hợp với tình hình hiện tại cũng như phù hợp với những mục tiêu trong tương lai của Công ty trong bất kỳ thời kỳ nào.

Một mô hình quản lý khoản phải thu linh hoạt, an toàn và có sự kết hợp đa dạng của nhiều chính sách về quản trị phải thu sẽ giúp công ty tạo nên sức mạnh cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả về tài chính và dòng tiền cho doanh nghiệp.

Sau đây là bảng ra quyết định đối với việc lựa chọn chính sách quản lý khoản phải thu với giả định một số chính sách quản lý phải thu Kết quả bảng cho thấy khi doanh nghiệp có lợi thế chi phí và thị phần lớn thì nên thay đổi chính sách tín dụng của doanh nghiệp, các khoản phải thu và bao thanh toán, tức là mở rộng về mặt chính sách bán chịu Khi quy mô bán hàng rộng lớn, khách hàng tập trung trong khu vực và thường xuyên mua hàng và dịch vụ từ doanh nghiệp thì nên thay đổi chính sách tín dụng của doanh nghiệp và các khoản phải thu Còn nếu phân bố địa lý khách hàng rộng thì nên thay đổi tập trung vào chính sách theo dõi, thu hồi và bảo hiểm các khoản nợ Nếu doanh nghiệp bán trực tiếp hoặc thông qua công ty bán buôn thì nên thay đổi chính sách tín dụng của doanh nghiệp, các khoản phải thu.Còn nếu thông qua đại lý thì nên thay đổi chính sách về theo dõi nợ và thu hồi nợ.Nếu khách hàng có những thông tin tốt về việc thanh toán nợ thì doanh nghiệp có thể thay đổi về chính sách tín dụng với khách hàng Nhưng nếu khách hàng có tỷ lệ khoản phải thu trên tổng tài sản cao và biến động thì nên tập trung vào hình thức bao thanh toán Tóm lại, việc thay đổi chính sách quản trị phải thu sẽ có thể khiến các khoản phải thu gia tăng hoặc thu hẹp và buộc doanh nghiệp phải xác định cụ thể những biện pháp quản lý cũng như dự phòng rủi ro đối với những khoản phải thu này Dựa trên những nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn thay đổi chính 19 sách phải thu có thể giúp doanh nghiệp quyết định liệu chính sách như vậy đã phù hợp với những đặc điểm của công ty, khách hàng và chiến lược phát triển của công ty hay không.

Bảng 3.3 Bảng giải thích cho quyết định lựa chọn chính sách khoản phải thu Chính sách quản trị khoản phải thu

Chính sách Nợ phải Không Có Bộ Công ty

Kiến nghị với chính phủ và bộ ngành liên quan

Doanh nghiệp chịu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, do đó sự đổi mới và hoàn thiện các công cụ quản lý của Nhà nước có tác động tích cực đến quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện tốt phân tích báo cáo tài chính, về phía Nhà nước cần có những thay đổi trong cơ chế, chính sách như sau:

Hoàn thiện các qui định về chế độ kế toán hiện hành Chế độ kế toán hiện hành vẫn còn nhiều hạn chế cần bổ sung và hoàn thiện Những quy định còn mang tính cứng nhắc, độ mở thấp và chưa dự đoán được những thay đổi của cơ chế quản lý kinh tế trong xu thế hội nhập Do vậy Bộ Tài chính cần nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện chế độ kế toán theo hướng mở, linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.

Xây dựng qui định về việc công bố thông tin, đặc biệt là các Công ty Cổ phần. Mặc dù các văn bản hiện nay đã quy định trách nhiệm công bố thông tin nhưng các quy định này chưa được hoàn thiện Cần quy định rõ các báo cáo cần phải công bố, những chỉ tiêu mang tính bắt buộc phải có thời gian báo cáo định kỳ.

Thống nhất quy định kiểm toán đối với tất cả các doanh nghiệp Thực hiện điều này chính là tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp, tăng trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc lập và cung cấp báo cáo tài chính.

Ban hành chế tài xử lý vi phạm đối với các đơn vị có liên quan trong việc công bố thông tin Nhà nước cần ban hành các chế tài xử phạt đối với những đơn vị cung cấp thông tin thiếu tin cậy

Ban hành những quy định cụ thể đối với công tác thống kê Phân tích báo cáo tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành Đây chính là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích Khi so sánh với số liệu ngành ta có thể thấy được các chỉ tiêu tài chính của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu Thông qua việc đối chiếu với số liệu trung bình ngành, nhà quản lý biết được vị thế của doanh nghiệp mình, từ đó đánh giá được cụ thể hơn thực trạng tài chính cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình Để có được số liệu trung bình ngành cần có sự can thiệp của Nhà nước trong các quy định về chế độ thống kê.

- Đóng góp của đề tài nghiên cứu

Về mặt lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty.

Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang, đề tài đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang.

Về bản thân tác giả: Qua việc nghiên cứu đề tài phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang, tác giả đã có điều kiện tiếp cận với thực tế về báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang cũng như việc phân tích các chỉ tiêu tài chính, qua đó học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong việc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.

- Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho các nghiên cứu tương lai

+ Những hạn chế của đề tài nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có những cố gắng để nghiên cứu, tìm hiểu đề tài nhưng do giới hạn về không gian và thời gian nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định.

Do thời gian nghiên cứu có hạn đề tài chủ yếu tập trung vào phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang trong thời gian ngắn, chủ yếu là hai năm 2017 và 2018.

Chưa so sánh số liệu phân tích với số kế hoạch của Công ty qua các năm Việc so sánh các chỉ tiêu tài chính với các công ty cùng ngành hoặc với chỉ số trung bình của ngành còn rất hạn chế.

+ Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Nếu có điều kiện tiếp tục nghiên cứu tác giả sẽ tập trung vào nghiên cứu các vấn đề sau:

Công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang từ năm 2013 đến năm 2018.

So sánh số liệu phân tích với số kế hoạch và các năm liền kề để phân tích cụ thể nguyên nhân dẫn đến việc đạt hay không đạt các chỉ tiêu so với kế hoạch.

Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang kết hợp so sánh với báo cáo tài chính tại các công ty trong ngành và số liệu bình quân của ngành.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.

2 Bộ Tài chính (2009), 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê,

3 Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

4 Công ty Cổ phần chứng khoán FPT (2013), Báo cáo ngành thủy sản.

5 Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang (2016 - 2018),

Bản cáo bạch Của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang.

6 Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang (2010, 2011,

2012), Báo cáo tài chính đã kiểm toán.

7 Phan Đức Dũng (2012), Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội, Hà Nội.

8 Đinh Ngân Hà (2011), Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Sữa Việt

Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

9 Bạch Thu Hiền (2011), Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô, Luận văn thạc sỹ Kinh tế Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

10 Đặng Thị Loan(2006), Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Ngày đăng: 08/04/2023, 15:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w