Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
677,22 KB
Nội dung
CÂYRAUBÒ KHAI- DẠ HIẾN Erythropalum Scandens Blume I. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế 1. Giá trị dinh dưỡng Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng trong câyraubòkhai Chỉ tiêu Dạ Hiến rừng Hàm lượng vật chât khô VCK ( gr ) 14.90 Protein % Trạng thái tươi 4.87 Trong 100gr VCK 32.72 Lipit TS % Trạng thái tươi 0.73 Trong 100gr VCK 4.92 Khoáng TS % Trạng thái tươi 1.40 Trong 100gr VCK 9.36 Chất xơ TS % Trạng thái tươi 5.41 Trong 100gr VCK 36.33 Chất xơ ADF % Trạng thái tươi 4.51 Trong 100gr VCK 30.30 Chất xơ NDF % Trạng thái tươi 11.35 Trong 100gr VCK 76.21 Dẫn xuất không đạm (trong 100gr VCK) 16.67 Năng lượng thô (kcal) trong 100gr VCK 4497.33 - Dạ Hiến là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa Pr, lipit, chất xơ và khoáng chất…… - Là loại rau cổ truyền trong bữa ăn hàng ngày của người dân tộc thiểu số - Sử dụng làm thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh về gan, thận và đường tiết niệu 2. Gí trị kinh tế - Là loại rau đặc sản, có nguồn gen quý cần được bảo tồn - Là loại rau đa tác dụng: vừa làm thực phẩm vừa làm thuốc - Là cây xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc - Là rau sạch, rau đặc sản nên có tiềm năng thị trường lớn - Được tiêu thụ tại các chợ địa phương,thành phố như: Lạng Sơn,Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Sơn La… - Dạ Hiến cho năng suất và thu nhập cao: Giá bán từ 3.000 – 5.000 đồng/bó (một bó khoảng 200 – 300g), 15.000 – 30.000 đồng/kg ngọn non II. Nguồn gốc, phân bố, phân loại 1. Nguồn gốc -Hiện chưa có thông tin cụ thể - Tại Việt Nam thì Dạ Hiến được tìm thấy ở một số tỉnh miền núi của khu vực bắc bộ Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La… 2. Phân bố - Thường ở các khu vực chân và sườn núi đá, nơi có đất tốt, dưới tán các cây bụi và gỗ nhỏ khác - Ở Việt Nam: + Cây Dạ Hiến có mặt phổ biến ở các tỉnh phía Bắc. + Một số ít ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên và duyên hải nam Trung bộ; + Tập trung nhiều ở khu Đông Bắc bao gồm các tỉnh : Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên. - Trên thế giới: + Phân bố ở Nam Trung Quốc, Lào và Campuchia, miền Bắc Thái Lan, người 3. Phân loại thực vật học • Câyrau Dạ Hiến có tên khoa học là Erythropalum Scandens Blume • Họ Dây Hương – Erythropalaceae • Bộ đàn hương – Santalales • Lớp hai lá mầm – Magnoliopsida • Ngành hạt kín - Magnoliophita. • Cây Dạ Hiến trong tự nhiên có 2 loại : rau Dạ Hiến đỏ và rau Dạ Hiến xanh. • Cây Dạ Hiến còn có tên khác là: Dây Hương, rauBò Khai, Khau hương, Phắc hiến (Tày), Lò châu sói (Dao) III. Đặc điểm thực vật học - Rễ cây: + Bòkhai là cây rễ cọc, sau 1 tuổi thì rễ cọc ngừng sinh trưởng để nhường cho rễ bên phát triển. + Rễ cọc phát triển rất nhanh từ nảy mầm đến lúc cây có 5 lá thật. Giai đoạn nảy mầm đến 2 lá thật chiều cao của thân cây chỉ bằng 2/3 chiều dài rễ. + Rễ phình to còn thân thì bé, chứng tỏ dinh dưỡng tập chung phát triển cho phần rễ. Những cây mọc năm thứ 2, thứ 3 rễ bên phát triển mạnh vì rễ cọc đã ngừng sinh trưởng. - Thân: + Thuộc họ dây leo nhờ tua cuốn dài 5 ÷ 10 m, đường kính trung bình 2 ÷ 3cm, lớn nhất đạt 5 - 6cm + Màu xám vàng hay xám nhạt, trên mặt vỏ có nhiều vết bì khổng màu nâu. Cành mềm, khi non hơi có cạnh, màu xám lục, đường kính 4 – 6 mm. + Tua cuốn mọc ở nách lá dài 10 ÷ 15cm, đầu tua cuốn thường chẻ đôi - Lá: + CâyrauBòkhai có lá hình tim, lá đơn mọc cách + Dài 9 ÷ 16cm, rộng 6 ÷ 11,5cm, mép lá nguyên lượn sóng; + Mặt lá nhẵn, mặt trên lá có màu lục sẫm - Hoa: + Hoa tự mọc ở nách lá, thuộc loại hoa chùm. Lá bắc hình tam giác nhọn, hoa nhỏ, lưỡng tính + Đài hình đấu có 5 răng, tràng 5 cánh, nhẵn ở mặt ngoài, mép có lông mịn, nhị 5 mọc đối diện với cánh hoa, chỉ nhị ngắn, bầu hạ một ô. - Quả: + Quả hình ôvan khi còn non màu xanh, khi chín quả có dạng quả mọng, trông giống quả xoan ta, nhưng hơi nhỏ hơn và khi chín có màu vàng tươi hay đỏ + Chiều dài 10 - 15 mm mang 1 sẹo dài ở đầu; Thuộc loại quả đơn hạt, quả có hai lứa chín khác nhau là vào tháng 9 và tháng 12 trong năm. - Hạt: + Hạt có vỏ cứng màu xám, hình trứng thuôn đều hai đầu thân hạt chia làm 3 khía đều rõ rệt. IV. Yêu cầu ngoại cảnh. 1. Ánh sáng. - Dạ Hiến là cây yêu cầu ánh sáng ở 2 giai đoạn khác nhau: + Giai đoạn cây non chịu bóng, thích hợp nơi có nhiều ánh sáng tán xạ, ẩm độ cao và không quá nóng. + Giai đoạn trưởng thành cây ưa sáng, cây sinh trưởng phát triển tốt (phát triển nhanh, ra nhiều chồi ) trong điều kiện ánh sáng toàn phần - Trong những năm đầu sau trồng cần tạo hoàn cảnh phù hợp về chế độ ánh sáng cho cây sinh trưởng, có thể làm giàn che, hoặc trồng xen với cây hàng năm, hoặc trồng dưới tán cây khác là phù hợp. 2. Nhiệt độ. - Đây là loài cây ưa ẩm mọc nhanh, hầu như ra chồi mọc lá quanh năm chỉ trừ một vài tháng mùa đông nhiệt độ thấp, cây tái sinh bằng hạt hay chồi. - Khoảng nhiệt độ thích hợp cho rau Dạ Hiến sinh trưởng phát triển vào khoảng 25-30 độ C; tuy nhiên giai đoạn đầu yêu cầu cây con cần nhiệt độ và ẩm độ thấp hơn. Độ cao phân bố của cây từ 100 -1500m 3. Lượng mưa. - Dạ Hiến tập trung nhiều ở khu Đông Bắc lượng mưa trung bình dao động từ 1200 – 2000mm + Lượng mưa trung bình năm ở 1 số vùng trồng: Cao Bằng 1.500 – 2.000 mm và phân bổ không đều do địa hình chia cắt mạnh Lạng Sơn: 1200-1600mm, độ ẩm tương đối trung bình năm: 80 -85%. Bắc Kạn: 1400 - 1600mm và tập trung nhiều vào mùa hạ, độ ẩm trung bình trên toàn tỉnh là 84% 4. Đất đai. - Dạ Hiến không phải là loài quá kén đất thậm chí có khả năng thích ứng tốt trong các điều kiện đất đai khác nhau. - Tuy vậy cây Dạ Hiến là loại dây leo thích hợp phát triển ở dưới tán rừng, độ tàn che phù hợp từ 30 đến 70% (Trạng thái rừng thưa, rừng đang phục hồi), độ dày tầng đất, tỷ lệ đá lẫn, đá lộ đầu khá (TPCG, độ xốp, hàm lượng canxi, mùn và đạm cao), độ dốc TB V. Kĩ thuật nhân giống rau Dạ Hiến. 1. Nhân giống bằng hạt. - Đặc điểm: là phương pháp nhân giống hữu tính. - Ưu điểm: kỹ thuật đơn giản, dễ làm, chi phí lao động thấp, do đó giá thành cây con thấp, hệ số nhân giống cao, tuổi thọ của cây trồng bằng hạt thường cao, cây trồng bằng hạt thường có khả năng thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh. - Nhược điểm: khó giữ được những đặc tính của cây mẹ, cây giống trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn, cây giống trồng từ hạt thường có thân tán cao, khó chăm sóc và thu hái sản phẩm. - Do vậy nên phương pháp nhân giống bằng hạt chỉ được sử dụng trong một số trường hợp: + Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép + Sử dụng gieo hạt đối với những cây ăn quả chưa có phương pháp khác tốt hơn. + Dùng trong công tác lai tạo chọn lọc giống. [...]... hay lung lay cây hom VI Kĩ thuật trồng trọt và chăm sóc rau Dạ Hiến 1 Yêu cầu về ngoại cảnh * Yêu cầu điều kiện sinh thái Cây Bòkhai trong tự nhiên thường là cây dây leo chịu bóng giai đoạn non, ưa sáng khi trưởng thành vì vậy khi gieo ươm và trong những năm đầu sau trồng (1-3 năm) cần một độ tàn che nhất định, khoảng 40- 60% là phù hợp * Yêu cầu về nước Bòkhai là một trong các loại cây có khả năng... thuật trồng a Tiêu chuẩn cây giống - Cây giống cần đạt các tiêu chuẩn: + Cây giống được tạo bằng phương pháp giâm hom sau 45-60 ngày + Chọn những cây khỏe mạnh cân đối có chồi chính 20 cm trở lên + Cây không có mầm mống, dấu vết sâu bệnh + Các cây giống phải đồng đều - Bảo quản cây giống trước khi trồng: Trước khi trồng, cây giống cần được để ở nơi có bóng mát, khuất gió, bầu cây bị khô phải tưới nước... đai Bòkhai là cây dây leo thân gỗ có nguồn gốc hoang dại có tính thích nghi rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất có tầng dày trên 60cm, pH 5,5-6,0, (tốt nhất là đất đen phát triển trên núi đá vôi hoặc các loại đất có nguồn gốc hình thành từ những sản phẩm đá vôi) mực nước ngầm thấp dưới 1m Bò khai chịu được đất xấu, nghèo dinh dưỡng nhưng phải có lớp đất sâu và thoát nước, cần lưu ý vì cây Bò khai. .. quanh gốc cây, cách gốc 30-40cm, rải đều phân, lấp đất kỹ, tưới đủ ẩm và tủ bằng cỏ khô -Trồng xen cải tạo đất: trồng cây họ đậu, cây phân xanh trên toàn bộ diện tích vườn để lấy nguồn hữu cơ phủ đất, vùi vào đất để hạn chế xói mòn, giảm bốc hơi nước, giảm sự phát triển của cỏ dại, tăng dinh dưỡng cho đất * Chăm sóc cây thời kỳ thu hái - Làm dàn leo cho cây: Sau 01 năm trồng làm dàn cho cây leo, tùy... nước đủ ẩm cho cây, làm sạch cỏ gốc, đồng thời tủ cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm - Đốn tỉa và làm dàn che + Khi cây đạt chiều cao từ 30 cm trở lên, tiến hành bấm ngọn chỉ để thân dây chính đạt độ cao (25– 30 cm) kích thích cây phát triển nhiều nhánh + Khi cây đã vào thời kỳ kinh doanh đốn tỉa, loại bỏ những cành tăm, tỉa bớt lá già để thúc đẩy việc ra trồi và lá mới + Làm dàn che cho cây (đặc biệt... trồng - Đối với đất đồi rừng tương đối bằng phẳng chuyển sang trồng Bò khai, cần phải phát quang, dọn sạch và tạo mặt bằng tương đối để tiện cho việc thiết kế vườn - Đối với đất đồi rừng có độ dốc lớn hơn 80 phải rãy cỏ, san lấp nơi gồ ghề trước khi thiết kế vườn - Đối với các loại đất chuyển đổi từ cây trồng nông nghiệp khác sang trồng Bò Khai, phải cày bừa tạo mặt bằng trước khi thiết kế vườn trồng -... 1,5m -Làm cỏ, giữ ẩm, tưới nước: Hàng tháng kiểm tra làm sạch cỏ quanh gốc, 3 tháng làm sạch cỏ giữa các hàng cây Dùng cỏ khô tủ quanh gốc giữ ẩm cho cây Thường xuyên tưới đủ ẩm cho cây - Bón phân: Hàng năm bón một lần phân chuồng đã ủ kỹ với lượng từ 2-4kg /cây; phân vô cơ thì tuỳ theo tuổi cây mà bón tăng lượng phân cho phù hợp VI Thu hoạch Có thể thu hái quanh năm,thu hái vào buổi sáng sớm hoặc chiều... – 5 cm Ngọn, lá thu hái về đóng túi nilông vận chuyển, tiêu thụ, sử dụng ngay trong ngày là tốt nhất VII Sâu bệnh hại rau Dạ Hiến Rau Dạ Hiến là loại rau hầu như ít bị sâu bệnh hại phá, và mức độ bị gây hại là nhẹ Loại sâu hại rau này chủ yếu là sâu róm VIII Bảo quản và chế biến rau Dạ Hiến - Với những người dân bản địa: phương pháp bảo quản truyền thống mà người dân thường xuyên sử dụng là để trực... trước khi trồng - Biện pháp cải tạo: + Trồng cây cải tạo đất: cây họ đậu, trồng một hai vụ trước khi đào hố trồng cây + Tiến hành cày lật đất để làm đất tơi xốp Nếu tầng đất dày trung bình từ 30 cm - 70cm, đất tương đối tốt thì không cần thiết phải cày toàn bộ + Không làm cỏ trắng toàn bộ diện tích chỉ cắt ngọn cỏ và dọn sạch cỏ ở vị trí sẽ đào hố trồng cây, để bề mặt luôn có một lớp thảm thực vật... hố, cắt bỏ túi bầu, đặt cây vào giữa hố, lấp đất bằng mặt bầu cây giống, nhận chặt đều quanh gốc, tủ gốc bằng cỏ, rác, hoặc các tồn dư thực vật, tưới 3 lít nước/hố nếu trời nắng và không cần tưới nếu trời mưa d Kỹ thuật chăm sóc - Tưới nước: tuần đầu tiên tưới mỗi ngày1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát, mỗi lần 2 lít nước /cây Sau đó cách 2-3 ngày tưới 1 lần cho hết tháng Khi cây đã phục hồi sẽ tưới . CÂY RAU BÒ KHAI- DẠ HIẾN Erythropalum Scandens Blume I. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế 1. Giá trị dinh dưỡng Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng trong cây rau bò khai Chỉ tiêu. Ngành hạt kín - Magnoliophita. • Cây Dạ Hiến trong tự nhiên có 2 loại : rau Dạ Hiến đỏ và rau Dạ Hiến xanh. • Cây Dạ Hiến còn có tên khác là: Dây Hương, rau Bò Khai, Khau hương, Phắc hiến (Tày),. chạm sát hay lung lay cây hom. VI. Kĩ thuật trồng trọt và chăm sóc rau Dạ Hiến. 1. Yêu cầu về ngoại cảnh * Yêu cầu điều kiện sinh thái Cây Bò khai trong tự nhiên thường là cây dây leo chịu bóng