1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xử lý nước thải làng miến Việt Cường

22 983 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

MỞ ĐẦU Ở Việt Nam, làng nghề chế biến lương thực là một trong những loại hình làng nghề phổ biến nhất ở vùng nông thôn. Nó giúp họ có cuộc sống ấm no ngay trên mảnh đất quê hương mình. Bên cạnh mặt đóng góp tích cực, sự ô nhiễm môi trường nước tại các làng nghề này đang ở mức báo động, gây nhiều bức xúc cho xã hội. Một trong những làng nghề chế biến lương thực có truyền thống lâu năm là làng nghề làm miến Việt Cường, xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Do đặc thù của nghề làm miến là chế biến tinh bột nên trong nước thải của hoạt động sản xuất có chứa hàm lượng chất hữu cơ lớn. Ngoài ra còn do điều kiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ thống cấp thoát nước chưa được xây dựng đồng bộ. Nước thải chưa qua xử được thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước, vì thế việc tìm quy trình xử thích hợp đối với loại nước thải này có ý nghĩa rất to lớn. Việc xử bao gồm một chuỗi các quá trình học, hóa học và sinh học. Các quá trình này nhằm thúc đẩy việc xử lý, cải thiện chất lượng nước thải sau xử để có thể sử dụng lại chúng hoặc thải ra môi trường với các ảnh hưởng nhỏ nhất. Có nhiều biện pháp xử lý, tuy nhiên biện pháp sinh học là ưu thế hơn cả vì chúng có ưu điểm về kinh tế - kỹ thuật và thân thiện với môi trường. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “ “Nghiên cứu xử nước thải của làng nghề sản xuất miến Việt Cường, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên bằng biện pháp sinh học”. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1.Vài nét về làng nghề truyền thống chế biến lương thực, thực phẩm ở Thái Nguyên. Hiện nay, các làng nghề ở Thái Nguyên phát triển chủ yếu còn tự phát, nhỏ lẻ tận dụng sức lao động thủ công lúc nông nhàn trong các hộ gia đình. Họ tự lo từ khâu thu mua nguyên liệu, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Các cơ sở sản xuất còn phân tán, thiếu mặt bằng sản xuất, hạ tầng cơ sở còn yếu, nên việc cải tiến mẫu mã sản phẩm và nâng cao chất lượng còn hạn chế. Thêm nữa, do ảnh hưởng “tai tiếng” ô nhiễm không khí và nguồn nước từ các khu công nghiệp luyện kim, nhà máy gang thép nên vấn đề xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chế biến nông sản gặp nhiều trở ngại, vì thế mức tiêu thụ còn hạn chế, khó triển khai thành quy mô sản xuất hàng hoá lớn. Thị trường cho sản phẩm làng nghề của Tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là thị trường trong nước. Trong đó có sản phẩm chè Tân Cương là mặt hàng xuất khẩu nhưng giá trị xuất khẩu chưa xứng với tiềm năng. Việc xuất hàng đi nước ngoài hầu hết đều qua trung gian chấp nhận hình thức lấy công làm lãi nên hiệu quả doanh thu không cao. Bên cạnh đó còn có sản phẩm Miến Việt Cường là một trong những sản phẩm thực phẩm được ưa chuộng tại miền Bắc với thương hiệu đã được khẳng định. Do một số hạn chế tại đây, các chủ cơ sở sản xuất thường bán hàng ngay tại nhà, xuất cho các mối buôn. Các hộ sản xuất còn đang trong quá trình sản xuất tự phát nhỏ lẻ, các hộ sản xuất hầu như chưa tìm nguồn thị trường để phát triển hàng hoá. Mặt khác các sản phẩm này hiện đang bị thương hiệu sản phẩm cùng loại của nhiều địa phương khác cạnh tranh. Vì thế hiệu quả kinh doanh sản xuất tại các làng nghề trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên hiện nay chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của các làng nghề. 1.2.Thực trạng môi trường làng miến Việt Cường và quy trình sản xuất miến. 1.2.1. Đôi nét về làng miến Việt Cường và thực trạng môi trường hiện nay. • Vị trí địa Việt Cường là một xóm quần tụ của các tỉnh về sinh sống, nằm ở phía Nam xã Hoá Thượng, gần thị trấn Chùa Hang và thành phố Thái Nguyên. Phía Bắc giáp xóm sông Cầu và trung đoàn 601; Phía Đông giáp xóm làng Luông; Phía Nam giáp xóm Gốc Vối thuộc xã Cao Ngạn; Phía Tây giáp sông Cầu và xã Minh Lập Việt Cường được xếp vào hình thức hoạt động là một làng nghề với hầu hết dân số tham gia sản xuất Miến, đã hoạt động được 41 năm và tuân thủ mọi quy định của Nhà Nước về việc chế biến và kinh doanh lương thực thực phẩm. • Nguồn nguyên liệu Nguyên liệu hoàn toàn được lấy từ Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Yên Bái,… được vận chuyển chính bằng đường bộ. Nguyên liệu chính để sản xuất miến là bột dong. Nguyên liệu được thu mua vận chuyển đến từng hộ gia đình, mỗi lần nhập nguyên liệu dưới quy mô chung của cả một hợp tác rồi sau đó phân chuyển tới từng hộ gia đình trong Việt Cường. Hiện nay đã có những hộ sản xuất trực tiếp đến vùng nguyên liệu để lấy hàng với số lượng lớn phục vụ cho cơ sở sản xuất lâu dài. Bột dong – nguyên liệu được vận chuyển về không phải dạng bột mịn, khô như bột gạo mà dưới dạng ướt (đóng bánh) màu đen. • Cơ sở vật chất Các hộ sản xuất đều có lao động chủ lực từ gia đình và lao động phụ. Mỗi hộ đều có điện, máy bơm, máy ép miến cải tiến, bể lọc và máy đánh bột, trộn bột, các thùng chứa bột cỡ lớn, phên phơi. Các hộ đều có lao động có tay nghề cao trong pha chế và chế biến miến. Đóng gói và kỹ thuật thu bó nhỏ, gọn đẹp mắt với quy trình luôn cải tiến và đem lại hiệu quả cao, qua đó tạo thêm giá trị sản phẩm. Hộ sản xuất nào cũng có phương tiện vận chuyển như xe máy, ôtô,… và có thị trường quen biết tiêu thụ sản phẩm hàng loạt. Hiện đã có 2 hộ sản xuất có phương tiện sản xuất hiện đại như máy ép miến thuỷ lực kết hợp bôi phên nên năng suất được cải thiện rõ rệt. Đường giao thông đã được bê tông hoá, hệ thống giếng khoang phục vụ nước sạch cho sản xuất, điện cung cấp đều và đủ công suất. Hiện cơ sở đang làm dự án nhận chương trình nước sạch do dự án ODA cung cấp để có nước ổn định sản xuất. Ngoài ra còn có chương trình “hỗ trợ có đối ứng trong việc đầu tư các giàn phơi mới bằng kim loại thay thế các giàn phơi bằng tre” do Tây Ban Nha hỗ trợ thông qua các dự án đầu tư phi chính phủ dành cho các làng nghề truyền thống. 1.2.2. Quy trình sản xuất miến từ bột dong riềng Đầu tiên bột dong được ngâm với nước khoảng vài giờ sau đó lọc bỏ nước, lấy phần tinh bột, bột này lại được tẩy bằng hóa chất để sạch màu và mùi chua sau đó bột lại tiếp tục được ngâm một lần nữa. Giai đoạn này có thể bổ xung thêm phẩm màu để tạo màu sắc cho miến nếu khách hàng có nhu cầu (ví dụ miến vàng thì cho thêm bột nghệ…) sau khi lọc bỏ nước bột được khuấy đều, một phần bột được ngâm với nước sôi được gọi là bột chín, bột chín đem hòa với bột đã lọc theo tỉ lệ 1/10 tạo lên một hỗn hợp bột. Tiếp đó bột được tráng thành bánh hấp chín rồi đem phơi. Sau khi khô, bánh được đưa qua máy cán thành sợi, đem phơi khô rồi xuất cho khách hàng. Bột dong riềng Phơi Thái sợi Phơi Thành phẩm Dưới đây là sơ đồ quy trình sản xuất miến từ bột dong riềng Ngâm Ngâm tẩy màu,mùi Ngâm Tráng Nước thải Nước Nước thải Nước thải Hóa chất Nước Hình 1: Sơ đồ sản xuất miến từ bột dong riềng 1.2.3.Đặc điểm nước cấp và nước thải trong công nghệ sản xuất miến Các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm tiêu thụ một khối lượng nước lớn. Nước phục vụ cho sản xuất chủ yếu là nước giếng khoan và một phần nhỏ là nước nhà máy. Nước sử dụng cho sản xuất miến chủ yếu ở khâu ngâm bột, tẩy màu, mùi của bột, ngâm trước khi đem tráng. Nước thải miến có COD tương đối cao 4000- 6000 mg/l, độ đục tương đối lớn 400-600 NTU do trong quá trình ngâm bột một lượng nhỏ tinh bột đi theo nước vào nước thải, thành phần chủ yếu của bột dong riềng là tinh bột nên hàm lượng amoni không cao khoảng 40-80 mg/l và nitrit thấp (< 3mg/l), pH của nước thải khá thấp (2-3) và có mùi chua rất khó chịu, tất cả nước thải của các công đoạn được thải chung xuống cống cùng với nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm nặng cho sông Nhuệ. Hình 2: Nước thải từ quá trình ngâm và tẩy bột CHƯƠNG II: KỸ THUẬT XỬ NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT MIẾN 2.1. Một số thông số quan trọng đánh giá chất lượng nước thải a) Độ pH Giá trị pH của nước thải có một ý nghĩa quan trọng trong quá trình xử lý. Giá trị pH cho phép ta quyết định xử nước theo phương pháp thích hợp, hoặc điều chỉnh lượng hóa chất cần thiết trong quá trình xử nước. Các công trình xử nước thải áp dụng các quá trình sinh học làm việc tốt khi pH nằm trong giới hạn từ 7 - 7,6. Môi trường thuận lợi nhất để vi khuẩn phát triển thường có pH từ 7 - 8. Các nhóm vi khuẩn khác nhau có giới hạn pH hoạt động khác nhau. Ví dụ vi khuẩn nitrit phát triển thuận lợi nhất với pH từ 4.8 – 8.8, còn vi khuẩn nitrat với pH từ 6.5 – 9.3. Vi khuẩn lưu huỳnh có thể tồn tại trong môi trường có pH từ 1 - 4. b) Độ đục Nước tự nhiên sạch thường không chứa những chất rắn lơ lửng nên trong suốt và không màu. Độ đục do các chất rắn lơ lửng gây ra. Những hạt vật chất gây đục thường hấp phụ các kim loại nặng cùng các vi sinh vật gây bệnh. Nước đục còn ngăn cản quá trình chiếu sáng của mặt trời xuống đáy làm giảm quá trình quang hợp và nồng độ oxy hòa tan trong nước. c) Mùi Mùi hôi thối khó ngửi của nước thải do các chất hữu cơ bị phân hủy, mùi của các hóa chất, dầu mỡ có trong nước. Các chất có mùi như NH 3 , các amin, các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh. d) Hàm lượng các chất rắn Chất rắn lơ lửng(TSS) là các hạt nhỏ (hữu cơ hoặc vô cơ) trong nước thải. Khi vận tốc của dòng chảy bị giảm xuống (do nó chảy vào các hồ chứa lớn) phần lớn các chất rắn lơ lửng sẽ bị lắng xuống đáy hồ; những hạt không lắng được sẽ tạo thành độ đục (turbidity) của nước. Các chất lơ lửng hữu cơ sẽ tiêu thụ oxy để phân hủy làm giảm DO của nguồn nước. f) Hàm lượng oxi hòa tan DO (Dissolved Oxygen) Hàm lượng oxi hòa tan là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của nước thải vì oxi không thể thiếu được với các quá trình sống. Oxi duy trì quá trình trao đổi chất sinh ra năng lượng cho sự sinh trưởng, sinh sản và tái sản xuất. Khi thải các chất thải vào các nguồn nước quá trình oxi hóa chúng sẽ làm giảm nồng độ oxi hòa tan trong các nguồn nước này thậm chí có thể đe dọa sự sống của các loại cá cũng như các sinh vật trong nước. Việc theo dõi thường xuyên thông số về hàm lượng oxy hòa tan có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì điều kiện hiếu khí trong quá trình xử nước thải. Mặt khác lượng oxy hòa tan còn là cơ sở của phép phân tích xác định nhu cầu oxy sinh hóa. Có hai phương pháp xác định DO là phương pháp Winkler và phương pháp điện cực oxy. g) Nhu cầu oxy sinh hóa BOD (Biochemical Oxygen Demand) Nhu cầu oxy sinh hóa BOD là lượng oxy cần thiết cho việc oxi hóa các hợp chất hữu cơ dưới tác dụng của vi sinh vật (sự phân hủy sinh học các hợp chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học) . Đơn vị tính theo mgO 2 /l Quá trình phân hủy sinh học các hợp chất hữu cơ có thể biểu diến bởi phương trình tổng quát sau: Chất hữu cơ + O 2 Vi sinh vật CO 2 + H 2 O + Sinh khối Chỉ số BOD là thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước. Chỉ số BOD càng cao chứng tỏ lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong nước càng lớn. Trong thực tế khó có thể xác định được toàn bộ lượng oxy cần thiết để các vi sinh vật phân hủy hoàn toàn các chất hữu cơ trong nước mà chỉ xác định được lượng oxy cần thiết trong năm ngày ở nhiệt độ 20 o C trong bóng tối. Mức độ oxy hóa các chất hữu cơ không đều theo thời gian. Thời gian đầu, quá trình oxy hóa xảy ra với cường độ mạnh hơn và sau đó giảm dần. h) Nhu cầu oxy hóa học COD (Chemical Oxygen Demand) Nhu cầu oxy hóa học COD là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa toàn bộ các chất hữu cơ trong mẫu nước thành CO 2 và H 2 O bằng tác nhân oxy hóa hóa học mạnh. Trong thực tế COD được dùng rộng rãi để đánh giá mức độ ô nhiễm các chất hữu cơ có trong nước. Do việc xác định chỉ số này nhanh hơn so với việc xác định BOD. Phương pháp phổ biến nhất để xác định COD là phương pháp crommat: oxi hóa các hợp chất hữu cơ bằng đicromat trong dung dịch H 2 SO 4 đặc có mặt chất xúc tác Ag 2 SO 4 . Các chất hữu cơ + Cr 2 O 7 2- + H + Ag 2 SO 4 CO 2 + H 2 O + Cr 3+ Lượng Cr 2 O 7 2- dư có thể được xác định bằng phương pháp trắc quang hoặc bằng phương pháp chuẩn độ bởi dung dịch muối Mohr i) Tổng hàm lượng nitơ (TN) Các hợp chất chứa nitơ trong nước thải thường là các hợp chất ptotein và các sản phẩm phân huỷ: NH 4 + , NO 3 - , NO 2 - . Trong nước thải cần có một lượng nitơ thích hợp, mối quan hệ giữa BOD 5 với N và P có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và khả năng oxi hoá của bùn hoạt tính. Hàm lượng nitơ trong nước cũng được xem như các chất chỉ thị tình trạng ô nhiễm của nước vì NH 3 tự do là sản phẩm phân hủy các chất chứa protein, sau đó amoni được oxi hóa tiếp thành nitrit, nitrat theo sơ đồ Oxi hoá Protein NH 3 nitromonas nitrobacter NO 3 - NO 2 - Tổng nitơ là tổng các hàm lượng nitơ hữu cơ, amoniac, nitrit, nitrat. Hàm lượng nitơ hữu cơ được xác định bằng phương pháp Kendal. Tổng nitơ Kendal là tổng nitơ hữu cơ và nitơ amoniac. Chỉ tiêu amoniac thường được xác định bằng phương pháp so màu hoặc chuẩn độ còn nitrit và nitrat được xác định bằng phương pháp so màu. k) Tổng hàm lượng photpho Ngày nay người ta quan tâm đến việc kiểm soát hàm lượng các hợp chất chứa photpho trong nước bề mặt, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp vì nguyên tố này là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự phát triển bùng nổ của tảo ở một số nguồn nước mặt (hiện tượng phú dưỡng). Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng để kiểm soát sự hình thành cặn rỉ ăn mòn và xử nước thải bằng phương pháp sinh học. Vì photpho nằm ở các dạng khác nhau như photpho hữu cơ, photphat, pyrophotphat, ortho photphat nên cần chuyển tất cả các dạng này về dạng ortho photphat PO 4 3- bằng cách vô cơ hóa mẫu nước. Sau đó xác định PO 4 3- bằng phương pháp trắc quang với thuốc thử là amoni molipdat trong môi trường axit mạnh . PO 4 3- + 12 (NH 4 ) 2 MoO 4 + 24 H + → (NH 4 ) 3 PO 4 .12MoO 3 ↓ + 21NH 4 + +12 H 2 O m) Tiêu chuẩn vi sinh. Trong nước thải thường có rất nhiều loại vi khuẩn có hại, chúng là các vi trùng từ nguồn nước thải sinh hoạt, đặc biệt là nước thải bệnh viện. Trong đó vi khuẩn E- coli là loại vi khuẩn đặc trưng cho sự nhiễm trùng nước. Chỉ số E-coli chính là số lượng vi khuẩn này có trong 100 ml nước. Ước tính mỗi ngày mỗi người bài tiết khoảng 2.10 11 E-coli. Theo tiêu chuẩn WHO nguồn nước cấp cho sinh hoạt có chỉ số E-coli ≤ 10 E- coli/100 ml nước, ở Việt Nam chỉ số này là 20 E-coli/100ml nước. 2.2. Hiện trạng nước thải tại làng nghề Việt Cường Làng nghề Miến Việt Cường là một trong những làng nghề chế biến lương thực thực phẩm nên trong nước thải chứa các tạp chất hữu cơ ở dạng hoà tan hoặc lơ lửng, trong đó chủ yếu là các hợp chất hydrat cacbon như tinh bột, đường, các loại axit hữu cơ (lactic)… có khả năng phân huỷ sinh học. Theo kết quả phân tích của nước thải của làng nghề Miến Việt Cường (2012) - Độ pH là độ axit hay độ chua của nước. Độ pH có ảnh hưởng tới điều kiện sống bình thường của các thuỷ sinh. Nước thải khu vực có giá trị pH dao động trong khoảng 5,1 – 6,3; là loại nước mang tính chất chua nhẹ đến trung tính : + Nước thải công đoạn lọc và rửa bột: pH = 5,3 + Nước thải công đoạn tẩy bột: pH = 5,1 + Nước thải trong rãnh tiêu chính: pH = 6,3 Trong quá trình lọc và rửa bột (pH=5,3) ,do bột trong quá trình lưu giữ, kết hợp với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao đã tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, lên men tạo ra acid lactic, nhưng qua nhiều lần rửa nên lượng acid tạo ra đã trôi đi. Cuối cùng là trong rãnh tiêu chính(pH=6,3) thì do đây là nơi tiếp nhận, tập trung mọi nguồn nước thải trong gia đình bao gồm sản xuất và sinh hoạt nên giá trị pH đã tăng lên(trung hòa pH). So sánh với QCVN thì nước thải cuối cùng trong rãnh tiêu chính có giá trị pH nằm trong tiêu chuẩn cho phép. [...]... + NH3 ± ∆H  Xử trong điều kiện kị khí: Khi nước thải có chỉ số BOD cao (BOD ≥ 10-30 g/l) thì ta không thể xử bằng phương pháp hiếu khí ngay mà phải xử bằng phương pháp kị khí trước để giảm bớt BOD của nước thải CHƯƠNG III: XỬ NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT MIẾN VIỆT CƯỜNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP LỌC SINH HỌC NGẬP NƯỚC 3.1 Kĩ thuật xử nước thải bằng phương pháp lọc sinh học ngập nước 3.1.1 Quy... (1996), Xử nước thải, NXB Xây Dựng,Hà Nội 4 Nguyễn Xuân Nguyên, Phạm Hồng Hải.(2003), thuyết và mô hình hóa quá trình xử nước thải bằng phương pháp sinh học NXB KHKT 5 Trịnh Lê Hùng(2006), Kỹ thuật xử nước thải. , NXB Giáo dục, Hà Nội 6 Trịnh Xuân Lai (2000), Tính toán thiết kế các công trình xử nước thải, NXB Xây dựng, Hà Nội 7 Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (2005), Giáo trình công nghệ xử nước. .. từng thiết bị) a) Điều kiện nước thải đưa vào xử sinh học Phương pháp xử sinh học nước thải dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân huỷ các tạp chất hữu cơ có trong nước thải Do vậy, điều kiện đầu tiên và vô cùng quan trọng là nước thải phải là môi trường sống của các quần thể vi sinh vật Để cho quá trình xử sinh học xảy ra thuận lợi thì nước thải cần được xử sơ bộ để đạt những yêu... xử nước của bất kỳ ngành sản xuất nào đều hướng tới giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường Song, nếu nguồn nước thải đó được xử hiệu quả để phục vụ cho một nhu cầu dùng nước khác sẽ góp phần tiết kiệm tài nguyên nước và phát triển bên vững cho khu vực Với sự phát triển của ngành trồng trọt tại Đồng Hỷ, nguồn nước thải đã xử tại làng nghề sản xuất miến Việt Cường sẽ là một trong những nguồn nước. .. loại nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao như nước thải các làng nghề sản xuất bún, hay miến thì phương pháp xử được lựa chọn là phương pháp sinh học Ở đây nguồn nước thải sau khi được xử sẽ được thải trực tiếp ra các dòng sông nên không thể sử dụng hóa chất một cách tùy tiện được Phương pháp xử sinh học dựa vào sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải bởi các vi sinh vật, nên khi thải. .. nghiệp, đặc biệt là nguồn nước tưới cho trồng trọt quanh khu vực KẾT LUẬN Nước thải làng nghề sản xuất miến thường chứa các tạp chất có khả năng bị phân hủy sinh học (tỷ lệ BOD5/COD từ 0,6 đến 0,7) nên có thể được xử tốt bằng các phương pháp xử sinh học Bằng phương pháp lọc sinh học kị khí và hiếu khí có thể xử các loại nước thải của làng nghề đạt tiêu chuẩn Việt Nam về nước thải công nghiệp và... cấp nước cho hoạt động tưới tiêu quanh khu vực Trong tương lai, cần kết hợp những hệ thống xử nước thải khác để nước thải của làng nghề có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác phục vụ cho xu hướng phát triển kinh tế chung của khu vưc TÀI LIÊU THAM KHẢO 1 Nguyễn Đình Bảng(2004), Giáo trình các phương pháp xử nước, nước thải, ĐHKHTN, Hà Nội 2 Lê Văn Cát (1999), Cơ sở hóa học và kĩ thuật xử nước, ... gian xử • Sự thay đổi pH, NH4+, NO2- theo thời gian xử Hình 4: Sự thay đổi pH, NH4+, NO2- theo thời gian xử Kết quả thu được ta thấy: Đối với nước thải sản xuất miến có các chỉ tiêu ban đầ u: COD = 438,8 mg/l, [NH4+] = 6,75 mg/l; [NO2]=0,19 mg/l, độ đục = 45.2 NTU, pH= 8,05 được xử qua hệ thống lọc sinh học kị khí và hiếu khí sau thời gian 10 gi ờ các chỉ tiêu cơbản của nước thải sau xử lý. .. chuẩn Việt Nam về nước thải công nghiệp (TCVN 5945 - 1995) Cụ thể là: COD = 97,3 mg/l, [NH4+] = 1,87 mg/l; [NO2-] = 0,11 mg/l, độ đục = 9,71 NTU, pH = 8,23 Qua trên, có thể thấy công nghệ xử nước thải sản xuất miến dong bằng phương pháp lọc sinh học là hoàn toàn phù hợp, kết quả đạt được sẽ giải quyết hiệu quả nước thải làng nghề miến Việt Cường với thực trạng hiện nay 3.2 Tiêu chuẩn cấp nước cho... thù của nghề làm miến gây ra nhưng vẫn còn ở mức độ thấp, không đáng kể, chưa thể gây hại đến sinh vật cũng như môi trường sống của chúng, thuỷ vực tiếp nhận có thể đồng hoá được các giá trị này Vì vậy nước thải của hộ sản xuất có thể cung cấp sử dụng cho mục đích tưới tiêu 2.3 Các phương pháp xử nước và nước thải Xử nước thải là loại bỏ các tạp chất gây ô nhiễm ra khỏi nước, nước thải Khi đạt được

Ngày đăng: 04/05/2014, 11:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w