Tìm hiểu về LaTeX và cách sử dụng
Trang 1TÌM HIỂU VỀ LATEX A.Tìm hiểu về LaTeX
1. LaTex là gì:
- LaTeX được bắt nguồn từ TeX
- TeX là một hệ thống sắp chữ được tạo ra bởi Donal Knuth vào năm 1978 cho môi trường khoa học hàn lâm nhằm tạo ra các tài liệu điện tử đẹp, có tính chuẩn hóa cao
- LaTeX được Leslie Lamport phát triển dựa trên định dạng của TeX, bằng việc chú trọng cấu trúc cho văn bản kết hợp với sự trình bày tỉ mỉ của TeX
- Theo Wiki, LaTeX được định nghĩa là: “LaTeX is a document markup
language and document preparation system for the TeX typesetting
program.”
→ LaTeX, trước hết là một ngôn ngữ đánh dấu văn bản, giống như HTML
chẳng hạn Mục đích của nó là để người soạn thảo được tự do biên tập nội dung mà không cần quan tâm rằng tài liệu sẽ được trình bày như thế nào Nói cách khác, khi dùng LaTeX thì ta chỉ cần nhập nội dung vào, bấm nút,
và tài liệu sẽ được tạo ra thông qua một cái hộp đen ma thuật nào đó
2. Ưu và khuyết điểm của LaTex:
Ưu điểm
- Là phần mềm miễn phí, chạy được trên hầu hết các hệ điều hành:
Windows, Mac, Unix, các hệ điều hành dựa trên nhân Linux, …
- Việc soạn thảo công thức trong các ngành khoa học kỹ thuật được hỗ trợ một cách tối đa và dễ dàng
- Người sử dụng chỉ cần học một số lệnh dễ nhớ để xác định cấu trúc logic của tài liệu Người dùng gần như không bao giờ cần phải suy nghĩ nhiều đến việc trình bày bản in vì công cụ sắp chữ TeX đã làm việc này một cách tự động
- Những cấu trúc phức tạp như chú thích,tham chiếu, biểu bảng, mục lục, cũng được tạo một cách dễ dàng
- Cung cấp sự thống nhất về mặt trình bày giữa nhiều văn bản khác nhau, hoặc tạo ra bởi nhiều người khác nhau Đây là một trong những
lý do chính mà LaTeX được dùng rộng rãi trong giới học thuật Ví dụ:
Trang 2khi viết papers nộp cho hội nghị hoặc tạp chí, một yêu cầu bắt buộc là tất cả những bài viết cần phải được đồng nhất về định dạng (font chữ,
cỡ chữ, canh lề, xuống dòng, v.v…) Để làm điều này, thường thì hội nghị hoặc tạp chí sẽ cung cấp sẵn một cái template (file cls), trong đó định nghĩa hết các thông tin về trình bày Người soạn thảo chỉ cần định nghĩa (bằng ngôn ngữ LaTeX) thì tài liệu khi được tạo ra sẽ tuân theo chính xác các quy định của template
- LaTeX còn là một hệ thống soạn thảo tài liệu Hệ thống ở đây
chính là cái “hộp đen ma thuật” làm nhiệm vụ biên dịch (compile) tài liệu, các tools để hỗ trợ việc sử dụng, và các thư viện đi kèm
Khuyết điểm
- Bạn phải nhớ các tên lệnh
- Thời gian tiếp cận và nắm vững lâu hơn với kiểu soạn thảo trực tiếp như Word
- Khi mới bắt đầu sử dụng, người dùng thường cảm thấy khó khăn khi phải nhớ cú pháp của nhiều lệnh
- Không nhìn thấy được chế bản cuối cùng khi đang gõ nội dung
- Cài đặt gói chương trình hỗ trợ tương đối rắc rối
3. Một số chương trình cơ bản khi làm việc với LaTeX
Trình biên dịch:
- Đây là phần sẽ giúp chúng ta biên dịch tập tin mã nguồn để tạo ra văn bản cuối cùng Nếu sử dụng PC hoạt động trên hệ điều hành là Windows, người dùng có thể cài đặt chương trình hỗ trợ việc biên dịch MiKTeX
Trình soạn thảo:
- Đây là một chương trình dùng để soạn thảo mã nguồn cho văn bản
Nó có sự liên kết với trình biên dịch Bản thân chương trình MiKTeX
có tích hợp luôn trình soạn thảo là TeXworks Tuy nhiên mọi người thường dùng trình soạn thảo TexMaker vì nó có tính chuyên nghiệp cao hơn
Trình hiển thị tài liệu đã được dịch:
Trang 3- Mã nguồn được dịch sẽ tạo ra văn bản có dạng *.pdf , *.ps, *.dvi
- Văn bản dạng *.pdf dùng FoxitReader hoặc Adobe Reader, Acrobat Reader
- Văn bản dạng *.ps dùng Ghost Script
- Văn bản dạng *.dvi dùng Yet Another Previewer
Tiếng việt:
- Để tạo ra các văn bản tiếng Việt từ LaTeX, chúng ta phải sử dụng các gói hỗ trợ font tiếng Việt cho LaTeX Gói tiếng Việt phổ biến hiện nay là VnTeX, có thể tải ở đây
4. Cài đặt Latex
Chương trình:
- Download MiKTex tại: http://miktex.org/2.9/setup
- Download TexMaker tại:http://www.xm1math.net/texmaker/download.html
- Download VnTex tại: http://vntex.sourceforge.net/download/vntex/
Hướng dẫn:
■ Cài đặt MiKTex:
- Sau khi download về tiến hành cài đặt bình thường, nên để ở chế độ “for all user”
- Tạo thư mục VnTex trong C:/Program Files và giải nén VnTex vào
- Sau khi cài đặt xong, vào Start, chọn Settings (admin) để thiết lập Unicode Tiếng Việt cho MiKTex:
+ Chọn tab Roots / Add trỏ vào thư mục VnTeX trong C:/Program Files Apply / OK
+ Chọn tab General, chọn Refresh FNDB, đợi đến khi hoàn hành bấm OK
■ Cài đặt TexMaker:
- Quá trình cài đặt như các chương trình thông thường
- Để soạn thảo bằng TexMaker ta làm như sau:
Trang 4+ Trước hết cần khai báo lệnh \usepackage[utf8]
{vietnam}
+ Trong trình soạn thảo TexMaker, vào Option\Configure TexMaker\Text Editor\
- Editor font Family chọn là Times Rew Roman
- Editor font Enconding chọn là UTF-8
Một số lỗi thường gặp:
initexmf.exe: Windows API error 5: Access is denied
initexmf.exe: Data: C:\
texify.exe: The operation failed for some reason
texify.exe: Data: C:\Program Files\MiKTeX 2.9\miktex\bin\initexmf.exe
→ Lỗi này do bạn không đủ quyền truy cập vào thư mục MiKTeX 2.9 nằm trong Program Files Để khắc phục bạn phải cấp full quyền truy cập thư mục này như sau:
+ Vào Program Files, kích chuột phải vào thư mục MiKTeX 2.9 chọn Properties / Security Tab / Edit chọn người dùng từ danh sách xuất hiện và tích chọn tất cả mục Allow
+ Nếu không đủ, kích tiếp vào mục Advanced trong tap Security, cửa
sổ Advanced Security Settings và chọn tabAuditing / Continue / Add
và gõ Users vào dưới Enter the object names to select và Ok Khởi động lại máy tính để cập nhật trạng thái mới của thư mục MiKTeX 2.9
B.Ví dụ
1. Ví dụ 1: Hiển thị một đoạn văn bản đơn giản:
- Đầu tiên mở TexMaker lên, chọn File → New Sau đó vào Wizard → Quick Start →Chọn giống hình:
Trang 5+ Document Class là Article, sau này ta sẽ chọn Book để hình thành một quyển sách
+ Encoding la NONE để khi mở file là dùng \usepackage[utf8]
{vietnam}
+ Chọn AMS Package để soạn thảo công thức toán học kể cả các ký hiệu riêng của Hội Toán học Hoa Kỳ
+ Tạm thời chưa chọn gói graphicx (dùng để nạp hình ảnh, hình vẽ), tạm thời cũng chưa chọn gói geometry (kích thước trang giấy theo ý muốn, bất tuân mặc định)
Trang 6- Chọn OK, ta sẽ được các khai báo tối thiểu sau:
- Xóa các chấm đen đi
- Để viết vào dòng trống thứ hai, ta mở menu LaTeX – \usepackade{},
gõ vào
\usepackage[utf8]{vietnam}
- Viết 1 câu tiếng việt nào đó vào dấu chấm thứ 2:
vd: Hello World
- Để chạy chương trình vào Tools ->> chọn PDFLaTex, xong rồi chọn tiếp View PDF
2. Ví dụ 2: Hướng dẫn gõ công thức toán
***Mọi công thức toán được đặt trong cặp thẻ: $ $
Trang 7a Phân số:
$ \frac{x+2007}{x+2008}$ hoặc $ \dfrac{x+2007}{x+2008}$
Hiển thị:
b Chỉ số trên, chỉ số dưới:
$a^2$ và $b_3$ $a^2_3$⇒
Hiển thị:
c Căn bậc 2, bậc n
$\sqrt{a}$ ==> $\sqrt[2007]{a}$ ==> $\sqrt[5]{a^{10}}$
Hiển thị:
d Tổng, tích
$\sum_{i=1}^k a_i^n $ và
$\prod_{i=1}^{n} a_u^k$
Hiển thị:
**** Một số ký hiệu:
Trang 103. Ví dụ 3: Cấu trúc của 1 bài LaTex:
\documentclass{article} % Dùng để khai báo rằng chúng ta sẽ sử dụng mẫu tài liệu "Bài viết" của LaTeX
\usepackage[utf8]{vietnam} % Phải thêm vào gói này để dùng tiếng Việt có dấu mã unicode
Trang 11\title{Tiêu đề của bài viết} % Tiêu đề của bài viết
\author{Tác giả bài viết} % Tác giả của bài viết
\date{Ngày tháng năm}
\begin{document} % Bắt đầu bài viết
\maketitle % In ra phần tiêu đề (gồm tiêu đề, tác giả, ngày tháng) vừa khai báo ở trên.
\begin{abstract}% Bắt đầu phần tóm tắt của bài viết
Ở đây là nội dung của phần tóm tắt.
\end{abstract}% Kết thúc phần tóm tắt của bài viết
\section{Đây là tiêu đề của mục thứ nhất}
Nội dung của mục thứ nhất ghi ở đây
\section{Tiêu đề của mục thứ hai}
Trong nội dung của mục có thể có nhiều mục con.
\subsection{Tiêu đề của mục con thứ nhất}
Nội dung của mục con thứ nhất
\subsection{Tiêu đề của mục con thứ hai}
Nội dung của mục con thứ hai.
Trang 12\subsubsection{Mục cháu nữa}
Nội dung mục cháu.\\
Nếu không muốn các mục có đánh số thì thêm dấu * vào như sau.
\section*{Mục không đánh số}
Con cò bé bé
\subsection*{Mục con không đánh số}
\subsubsection*{Mục cháu không đánh số}
\end{document}% Kết thúc bài viết
Kết quả hiển thị như sau: