Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện đồng bằng song Cửu Long.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, vấn đề cán bộ luôn giữ vaitrò quan trọng hàng đầu, quyết định sự thành công hay thất bại của các phongtrào cách mạng Trên cơ sở kế thừa và phát triển những quan điểm của chủnghĩa Mác- Lênin về công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trìnhlãnh đạo cách mạng Việt Nam đã luôn quan tâm tới việc giáo dục, bồi dưỡngđội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng Người nói:
“cán bộ là cái gốc của mọi cộng việc Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việcgốc của Đảng” [47, tr.269] Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước hiệnnay đòi hỏi người cán bộ phải có đạo đức cách mạng, có năng lực và trí tuệ.Trong đó năng lực tổng kết thực tiễn là một trong những phẩm chất cần có củangười cán bộ lãnh đạo, quản lý Năng lực đó có vai trò vô cùng to lớn trong quátrình tổ chức, xây dựng và phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh
- quốc phòng
Tổng kết thực tiễn có vai trò to lớn đối với lý luận, góp phần khắc phụcbệnh kinh nghiệm, giáo điều, chủ quan, duy ý chí Không có tổng kết thực tiễnthì lý luận không thể phát triển được, chỉ trên cơ sở tổng kết thực tiễn thì lý luậnmới được kiểm nghiệm, hoàn chỉnh và bổ sung Đối với người cán bộ lãnh đạo,quản lý thì năng lực tổng kết thực tiễn là một yêu cầu rất quan trọng, đặc biệt làđối với cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp huyện, bởi cấp huyện là nơi trựctiếp triển khai mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước đến cấp cơ sở, đồng thời kiểm tra việc thực hiện chủ trương, đườnglối, chính sách đó
Để việc kiểm tra, tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình cụ thể hóa chủtrương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước xuống cấp cơ
Trang 2kết thực tiễn Muốn vậy, người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có năng lực tư duylý luận, có tri thức, có tầm nhìn xa, trông rộng, Hơn nữa, thực tiễn luôn vậnđộng và biến đổi không ngừng, đòi hỏi năng lực tổng kết thực tiễn của cán bộcũng không ngừng được nâng lên cho phù hợp với sự biến đổi của thực tiễn.
Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với
xu thế hội nhập quốc tế và thực hiện nền kinh tế thị trường, nước ta đã đạt nhiềuthành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh lực của đời sống xã hội Tuy nhiên bên cạnhđó cũng đặt ra nhiều vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn cần phải giải quyết,trong đó có vấn đề năng lực tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo,quản lý chủ chốt nói chung, cán bộ chủ chốt cấp huyện nói riêng chưa đáp ứngđược yêu cầu thực tiễn đặt ra Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt đồngbằng sông Cửu Long thì năng lực tổng kết thực tiễn còn rất nhiều hạn chế so vớicả nước nói chung Vì vậy cần phải làm rõ thực trạng, nguyên nhân, năng lựctổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp huyệnđồng bằng sông Cửu Long hiện nay, để từ đó đề ra một số giải pháp chủ yếunhằm nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ này Xuất phát từ
yêu cầu trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn
cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện đồng bằng sông Cửu Long (qua thực tế tỉnh Bạc Liêu)”, làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xung quanh vấn đề về tổ chức thực tiễn và tổng kết thực tiễn đã đượcnhiều tác giả,nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như:
- “Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ
sở (qua thực tế tỉnh Long An)”, Luận văn thạc sĩ Triết học của Phạm Văn Hai,
1997
Trang 3- “Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
huyện miền núi ở Lâm Đồng hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học của Lê Thị
Thanh Phụng, 2003
- “Vài suy nghĩ về tổng kết thực tiễn”, Trần Văn Phòng, trong góp phần
tìm hiểu một số vấn đề kinh tế – xã hội dưới ánh sáng đường lối đổi mới củaĐảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1993
- “Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý cấp tỉnh”, Trần Văn Phòng, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3-1997.
- “Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
huyện ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học của Nguyễn Xuân
Phương, 1998
Các tác giả đã đề cập nhiều tới những vấn đề về năng lực tổ chức thựctiễn và năng lực tổng kết thực tiễn cũng như vai trò của chúng đối với cán bộlãnh đạo, quản lý Tuy nhiên các công trình này đề cập chủ yếu đến năng lực tổchức thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện nói chung hoặc là cán bộchủ chốt cấp huyện miền núi của tỉnh Lâm Đồng
Vấn đề “Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp huyện Đồng bằng sông Cửu Long” vẫn còn là mảng đề tài cần tiếp
tục được nghiên cứu sâu hơn Vì vậy, tác giả chọn đề tài này để nghiên cứu vớimong muốn được góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xãhội ở Bạc Liêu
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích của luận văn
Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũcán bộ chủ chốt cấp huyện đồng bằng sông Cửu Long (qua thực tế Bạc Liêu),
Trang 4đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm từng bước nâng cao năng lực tổng kếtthực tiễn của đội ngũ cán bộ này.
- Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:
+ Phân tích, làm rõ năng lực tổng kết thực tiễn, vai trò của nó trong côngtác lãnh đạo, quản lý ở cấp huyện
+ Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân những yếu kém về năng lực tổng kếtthực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp huyện đồng bằng sông Cửu Long, qua thực tếtỉnh Bạc Liêu hiện nay
+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa năng lựctổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ này
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng của luận văn là nghiên cứu năng lực
tổng kết thực tiễn của cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp huyện đồng bằngsông Cửu Long
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là khu vực đồng
bằng sông Cửu Long đặt biệt là tỉnh Bạc Liêu
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Luận văn thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử về thực tiễn, tổng kết thực tiễnvà tư tưởng Hồ Chí Minh cùng các Nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ
Luận văn kế thừa, vận dụng có chọn lọc những kết quả của các tác giả đitrước có liên quan tới đế tài
- Phương pháp nghiên cứu
Trang 5Luận văn sử dụng các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin kết hợp với các phương pháp khác như: phương pháp phân tích và tổnghợp, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp thống kê
-6 Đóng góp về khoa học của đề tài
- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng caonăng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Bạc Liêu
trong giai đoạn hiện nay
- Làm rõ thực trạng năng lực tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủchốt cấp huyện ở Bạc Liêu
Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tổng kết thực tiễncho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Bạc Liệu
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Những kết luận và những giải pháp rút ra từ luận văn có thể làm tài liệutham khảo cho việc xây dựng, hoạch định chính sách chiến lược và quy hoạchđào tạo cán bộ cấp huyện ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, ở Bạc Liêunói riêng
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu thamkhảo trong nghiên cứu và giảng dạy ở hệ thống các trường chính trị tỉnh, trungtâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị và các đề tài nghiên cứu có liên quan saunày
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn được chia làm 2 chương, 4 tiết
Trang 6chương 1
NĂNG LỰC TỔNG KẾT THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO,
QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT Ở CẤP HUYỆN
1.1 NĂNG LỰC TỔNG KẾT THỰC TIỄN VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC TỔNG KẾT THỰC TIỄN
1.1.1. Thực chất của năng lực tổng kết thực tiễn
Thực tiễn bắt nguồn từ tiếng Hylạp (Pratica) có nghĩa là hoạt động tíchcực, chủ động Trong lịch sử triết học có rất nhiều quan điểm khác nhau về thựctiễn, có thể phân các quan điểm khác nhau về thực tiễn đó thành hai trào lưunhư sau
Quan điểm của các trào lưu triết học trước Mác với những đại biểu như:Điđơrô (nhà triết học Pháp thế kỷ XVIII) đã đề cập đến phạm trù thực tiễnnhưng hiểu nó chưa đầy đủ Thực tiễn được hiểu là hoạt động thực nghiệm khoahọc trong phòng thí nghiệm Phoiơbắc nhà triết học duy vật siêu hình (ngườiĐức) quan niệm thực tiễn chỉ là những hành động bẩn thỉu có tính chất conbuôn Hêghen nhà triết học duy tâm khách quan (người Đức) cho thực tiễn chỉlà khái niệm, tư tưởng thực tiễn chứ không phải bản thân thực tiễn với tư cách làhoạt động vật chất
Một số nhà triết học duy tâm, tuy đã thấy được mặt năng động, sáng tạotrong hoạt động của con người, nhưng cũng chỉ hiểu thực tiễn như là hoạt động
Trang 7tinh thần, chứ không hiểu nó như là hoạt động hiện thực, hoạt động vật chấtcảm tính của con người.
Những nhà duy tâm chủ quan lại cho rằng, hoạt động thực tiễn bị chế địnhbởi ý chí, bản năng hoặc những nhân tố tiềm thức Chẳng hạn, nhà triết họcngười Mỹ W James coi kinh nghiệm tôn giáo là thực tiễn tức là những hoạtđộng tinh thần thuần túy Với những quan niệm như trên cho ta thấy rằng hạnchế lớn nhất của chủ nghĩa duy tâm về thực tiễn là ở chỗ nó tuyệt đối hóanhững hoạt động tinh thần, tư tưởng, hiểu thực tiễn như là hoạt động tinh thầnthuần túy
Như vậy, các nhà triết học trước Mác đã có nhiều quan điểm khác nhauvề vấn đề thực tiễn, có quan điểm mang tính duy tâm, có quan điểm đúng nhưngchưa đầy đủ Nói đúng hơn tất cả những quan điểm trên là chưa hoàn chỉnh,toàn diện, chưa thật sự khoa học
Bằng tư duy biện chứng, kế thừa những yếu tố hợp lý và khắc phục nhữngthiếu sót trong quan điểm về thực tiễn của các nhà triết học trước đó, C Mác và
Ph Ăngghen đã đưa ra một quan niệm đúng đắn, khoa học về thực tiễn và vaitrò của nó đối với nhận thức cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hộiloài người Theo C Mác, quan hệ đầu tiên của con người đối với giới tự nhiên làquan hệ thực tiễn C Mác viết: “Con người hoàn toàn không bắt đầu từ chỗ ởtrong quan hệ lý luận đối với những vật của thế giới bên ngoài mà tích cựchoạt động” [42, tr 538] Như vậy, C Mác đã khẳng định rằng, con người luôntác động vào thế giới xung quanh, hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất củacon người Nếu con vật chỉ hoạt động theo bản năng nhằm thích nghi một cáchthụ động với thế giới bên ngoài, thì con người nhờ vào thực tiễn như là hoạtđộng có mục đích, có tính xã hội của mình mà cải tạo thế giới để thỏa mãn nhucầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới để làm chủthế giới Sự khác biệt căn bản giữa con người với các thực thể tự nhiên là ở chỗ,
Trang 8con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan và luôn tác động vàothế giới khách quan đó để làm biến đổi, cải tạo nó theo nhu cầu và mục đíchcủa mình Để tác động vào thế giới khách quan đó một cách tích cực, sáng tạođòi hỏi con người phải có sự nhận thức Bởi nhận thức là hoạt động đặc trưngcủa con người, nó được biểu hiện ra trong mối quan hệ với thực tiễn Hay nóikhác đi, nhận thức nảy sinh, tác động và phát triển từ thực tiễn và vì thực tiễncủa con người V I Lênin nhận xét: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải
là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức” [39, tr 167] Theo
triết học Mác thì thực tiễn là một phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ những hoạt động vật chất cảm tính, có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo thế giới tự nhiên và xã hội phục vụ con người.
Như trên đã trình bày hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của conngười, chỉ thông qua thực tiễn thì con người mới nhận thức, cải tạo được thế giớikhách quan Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thực tiễn đó đòi hỏi con ngườiphải biết tổng kết, rút kinh nghiệm để từ đó tìm ra phương án tối ưu nhất chohoạt động thực tiễn tiếp theo Trong hoạt động lãnh đạo, quản lý cũng vậy đòihỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải biết tổng kết thực tiễn để thấy nhữngmặt nào làm được, những mặt nào chưa làm được, từ đó mà rút ra những bài họckinh nghiệm để chỉ đạo hoạt động thực tiễn tiếp theo tốt hơn Vậy, tổng kết thựctiễn là gì?
Để hiểu được tổng kết thực tiễn là gì, chúng ta phải xuất phát từ tổ chứcthực tiễn Tổ chức thực tiễn là một hệ thống khép kín bao gồm trong đó cáckhâu, các quy trình như: chuẩn bị và ra quyết định; tổ chức bộ máy và con ngườiđể thực hiện quyết định; kiểm tra việc thực hiện quyết định; tổng kết rút kinhnghiệm
Như vậy, tổng kết thực tiễn là một mắt khâu trong hoạt động tổ chức thựctiễn, đây là một quá trình bằng tư duy khoa học với phương pháp biện chứng
Trang 9duy vật làm cơ sở để phân tích, đánh giá, khái quát thực tiễn, rút ra những bàihọc kinh nghiệm cho chỉ đạo thực tiễn tiếp theo, cũng như kiểm tra, bổ sung,hoàn thiện, phát triển lý luận và đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước.Tổng kết thực tiễn là vòng khâu cuối cùng của chu trình tổ chức thực tiễn, đồngthời lại là khâu mở đầu cho chu trình tổ chức thực tiễn mới tiếp theo Tổng kếtthực tiễn có vai trò to lớn trong việc bổ sung, hoàn thiện, phát triển lý luận,khắc phục bệnh kinh nghiệm, giáo điều Do có vai trò hết sức to lớn như thế,cho nên chúng ta không thể xem tổng kết thực tiễn như là một sự mô tả về tìnhhình đã qua, sự liệt kê những ưu điểm, khuyết điểm, đánh giá chung chung…Phải thấy tổng kết thực tiễn là sự thể hiện khả năng phân tích, đánh giá vấn đề;khả năng thu thập, xử lý thông tin có chính xác hay không; vấn đề tổng kết có đivào trọng tâm, trọng điểm, có tính khái quát cao hay chưa; kiểm tra việc thựchiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước có trung thực,khách quan chưa để từ đó mà khái quát, rút ra được những vấn đề cốt lõinhằm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảngvà pháp luật của Nhà nước, phát triển lý luận, rút ra những bài học kinh nghiệmnhằm chỉ đạo hoạt động thực tiễn tiếp theo Nói về vấn đề này Lênin khẳngđịnh: chỉ có tổng kết thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm mới có thể “xác địnhchính xác một số biện pháp thực tiễn sắp tới” [36, tr 73].
Tổng kết thực tiễn tuy là một mắt khâu của chu trình tổ chức thực tiễn,nhưng bản thân nó không phải là thực tiễn mà đó là hoạt động trí tuệ của chủthể tiến hành tổng kết thực tiễn Cho nên trong quá trình tổng kết thực tiễn đòihỏi chủ thể phải biết thu thập, xử lý thông tin, biết lựa chọn vấn đề để tổng kết,từ đó bằng tư duy khoa học cùng với phương pháp duy vật biện chứng tiến hànhphân tích, đánh giá, khái quát hóa để rút ra những bài học ở trình độ lý luận.Hiệu quả của tổng kết thực tiễn đạt đến mức độ nào, cao hay thấp, khách quanhay không khách quan, theo hướng tích cực hay tiêu cực, qua tổng kết rút ra
Trang 10được bệnh kinh nghiệm, giáo điều, bệnh chủ quan, duy ý chí hay không Điềuđó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trước hết là năng lực tổng kết của chủthể tiến hành tổng kết thực tiễn Tổng kết thực tiễn có vai trò hết sức quantrọng, tuy nó là một mắt khâu trong quá trình tổ chức thực tiễn, nhưng bản thânnó cũng thực hiện một quy trình với đầy đủ các khâu từ việc chọn vấn đề tổngkết; thu thập xử lý thông tin liên quan đến vấn đề tổng kết; rút ra kết luận; vậndụng các kết luận vào quy trình tổ chức thực tiễn tiếp theo Vì vậy, để việc tổngkết thực tiễn đạt hiệu quả cao thì người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có nănglực tổng kết thực tiễn Vậy năng lực tổng kết thực tiễn là gì ? Để hiểu nó trướchết ta cần phải làm rõ khái niệm năng lực là gì ?
Với tư cách là một phạm trù, năng lực đã được nhiều ngành khoa học,nhiều tác giả tiếp cận với những cấp độ và khía cạnh khác nhau, đem lại nhữngkết quả mang tính đặc trưng của mỗi ngành
“Năng lực nói chung được hiểu là khả năng của chủ thể trong việc thựchiện có kết quả cao một hoạt động hoặc một công việc nào đó trong điều kiệnnhất định, là những phẩm chất của con người tạo cho họ có khả năng hoàn thànhmột hoạt động nhất định có hiệu quả nhất” [52, tr 49]
Theo từ điển tiếng việt: “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặctự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó ở mức độ cao, hoặc năng lựcđược hiểu là những phẩm chất của con người tạo cho con người đó khả nănghoàn thành có kết quả một quá trình hoạt động nhất định” [64,tr.639]
Năng lực còn được hiểu là: “Tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cánhân, phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằmđảm bảo hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy” [27, tr 174]
Như vậy, năng lực là khả năng thực tế mà con người có được thông quatrau dồi học vấn, hoạt động thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm, tự giáo dục và tựđào tạo để đáp ứng một yêu cầu nào đó của công việc được giao phó nhằm giải
Trang 11quyết những nhiệm vụ hay xử lý những tình huống đặt ra trong công tác, trongđời sống hằng ngày Năng lực là những khả năng của chủ thể hoạt động được sửdụng để đáp ứng những đòi hỏi của công việc, của đối tượng và khách thể đặt
ra Khi nói đến năng lực phải nói đến từng con người cụ thể, đó là người đãtrưởng thành về mặt xã hội, là một cá nhân, một chủ thể mang nhân cách Tùythuộc vào nghề nghiệp, vị thế xã hội, chức trách của từng cá nhân mà biểuhiện những khả năng khác nhau một cách sinh động, đa dạng, phức tạp
Năng lực là khả năng, là những phẩm chất tâm sinh lý vốn có của conngười, những khả năng phẩm chất ấy vừa là sản phẩm của tự nhiên đồng thờicũng là sản phẩm mang tính lịch sử xã hội Tuy nhiên cái tự nhiên đó chỉ thực sựtrở thành năng lực khi nó thẩm thấu qua lăng kính của thực tiễn, tự học tập, traudồi, rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ nhận thức, trình độ tư duy khoahọc Khẳng định về điều này, chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Năng lực của conngười không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, mà một phần lớn do công tác,
do tập luyện mà có” [47, tr 180]
Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm “Năng lực tổng kết thực tiễnlà khả năng xác định đúng và trúng vấn đề thực tiễn cần tổng kết; khả năng thuthập, phân tích, xử lý thông tin liên quan đến vấn đề cần tổng kết một cách tối
ưu nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn mang tính lý luận cao; khảnăng vận dụng những bài học kinh nghiệm thực tiễn được rút ra để chỉ đạo tổchức thực tiễn tiếp theo hoặc điều chỉnh, bổ sung lý luận” [48, tr 49]
Năng lực tổng kết thực tiễn của người cán bộä lãnh đạo, quản lý là loạinăng lực riêng biệt, nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong kiểm tra, tổng kếtviệc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở từngcấp địa phương Việc chỉ ra những nhiệm vụ nào hoàn thành, chưa hoàn thành,thành tựu đạt được và tồn tại chủ yếu, tìm ra nguyên nhân của thành công vàthất bại, kiểm tra lại đưòng lối, chủ trương, kế hoạch, phát hiện những mâu
Trang 12thuẫn cần phải giải quyết có khách quan, chính xác hay không phụ thuộc vàonăng lực của chủ thể tổng kết Bởi kết quả của việc tổng kết sẽ làm cơ sở choviệc xây dựng đường lối, chủ trương, chỉ đạo giai đoạn cách mạng tiếp theo.
Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nướcthâm nhập vào quần chúng đến đâu, được quần chúng nhân dân ủng hộ, đồngtình đến mức độ nào, có mâu thuẫn xảy ra trong quá trình thực hiện chủ trương,đường lối đó hay không sẽ là tiêu chuẩn, là thước đo một cách chính xác nhấtnăng lực tổng kết thực tiễn của người cán bộ lãnh đạo, quản lý Cho nên nănglực tổng kết thực tiễn là một yêu cầu rất quan trọng đối với cán bộ lãnh đạo,quản lý ở các cấp, đặc biệt là cán bộ chủ chốt cấp huyện Tuy nhiên, trong thựctế không phải ai cũng có năng lực tổng kết thực tiễn, bởi mỗi người sinh ra vàlớn lên trong một điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, trường đời khác nhau, môitrường học tập khác nhau, nên nhận thức của họ có sự khác nhau, có khi ngườicó trình độ học vấn rất cao nhưng không thể là người cán bộ lãnh đạo, quản lýđược, nói về vấn đề này Lênin đã chỉ rõ: “Bất kỳ công tác quản lý nào cũngđều đòi hỏi phải có những đặc tính riêng biệt, có người có thể là một nhà cáchmạng và nhà cổ động cừ nhất nhưng làm một cán bộ quản lý thì hoàn toànkhông thích hợp” [37, tr 250]
Trong tất cả các năng lực của con người, thì năng lực tổng kết thực tiễn làmột nhân tố đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn của con người.Năng lực tổng kết thực tiễn được thể hiện ra: Sự nhạy cảm của chủ thể tổng kếtthực tiễn đối với những vấn đề thực tiễn cần tổng kết; khả năng xử lý thông tinmột cách nhanh nhạy, chính xác và kịp thời; khả năng khái quát hóa để rút rađược những kết luận mang tính lý luận từ thực tiễn đã qua; khả năng vận dụngđược những bài học kinh nghiệm đã rút ra từ thực tiễn đã qua để tổ chức nhữnghoạt động thực tiễn tiếp theo
Trang 131.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực tổng kết thực tiễn của cán bộlãnh đạo chủ chốt cấp huyện
Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới năng lực tổng kết thực tiễncủa người cán bộ lãnh đạo, quản lý, sự ảnh hưởng ấy có thể nhiều hay ít trựctiếp hoặc gián tiếp
Trước hết là những yếu tố sinh học có tính chất bẩm sinh của chủ thểtổng kết thực tiễn Có thể hiểu chủ thể ở đây là cá nhân người cán bộ lãnh đạo,quản lý, mà cá nhân là con người đã hoàn chỉnh với tính cách là sản phẩm đầyđủ của xã hội, là chủ thể của lao động, của quan hệ xã hội và của nhận thức Cánhân là một con người hoàn chỉnh ở chỗ họ là sự thống nhất giữa khả năngriêng có của người đó với chức năng xã hội mà con người đó thực hiện Cá nhânlà con người đã hình thành cá tính ổn định, là con người đủ tư cách làm người, làmột công dân làm chủ được bản thân, làm chủ được quan hệ xã hội, làm chủđược trong lao động Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì con ngườilà sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội Mặt sinh học của con ngườithể hiện ở chỗ con người phụ thuộc vào những quy luật của tự nhiên như : Tính
di truyền, biến dị, đồng hóa, dị hóa, sức khỏe, các yếu tố sinh vật khác… Bởimột con người khi lớn lên được mang gen di truyền tốt từ bố, mẹ không bị dị tậtbẩm sinh thì con người ấy sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tuy nhiên để cơ thể ấykhỏe mạnh và phát triển bình thường thì cơ thể đó trước hết phải đảm bảonhững nhu cầu tối thiểu để duy trì sự sống, như C Mác nói: con người muốn tồntại và phát triển thì trước hết phải có ăn, ở, mặc, đi lại … rồi mới tính tới làmkhoa học, làm chính trị Những yếu tố sinh học có tính chất bẩm sinh đó đóngvai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra sự thông minh, năng khiếu, trí nhớ,khả năng trực giác, sự nhạy cảm … Đây là cơ sở, là tiền đề, là điều kiện tạo nênsự phát triển của năng lực nói chung và năng lực tổng kết thực tiễn của người
Trang 14cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng Để những yếu tố bẩm sinh đó không bị maimột thì cần phải biết khơi dậy, thường xuyên rèn luyện và trau dồi, phải hoạtđộng thực tiễn Tuy những yếu tố bẩm sinh là cơ sở, là tiền đề cho sự phát triểnnăng lực nói chung, năng lực tổng kết thực tiễn nói riêng, nhưng đó chỉ là điềukiện cần chứ chưa đủ.
Môi trường kinh tế - xã hội mà trong đó chủ thể tổng kết thực tiễn sốngvà hoạt động có ảnh hưởng quan trọng đến năng lực tổng kết thực tiễn của họ.C.Mác đã khẳng định: con người là sản phẩm của hoàn cảnh Nhìn chung hoàncảnh kinh tế – xã hội như thế nào sẽ sản sinh ra những con người hoạt động thựctiễn và con người có năng lực tổng kết thực tiễn như thế đó, nghĩa là điều kiệnkinh tế, môi trường công tác, điều kiện làm việc … như thế nào thì sẽ hình thànhnên những con người có quan niệm, thói quen, phong cách sống, phong cáchlàm việc như thế ấy Người nông dân cuộc sống của họ gắn với ruộng đồng, vớicây cuốc, cây cày nên suy nghĩ của họ rất đơn giản, thích làm theo kinh nghiệm,theo truyền thống mà ít chịu nghiên cứu, chịu học hỏi Người công nhân thì họgắn với nhà máy, với xí nghiệp nên họ luôn có tính tổ chức, tính kỹ luật cao,luôn tìm tòi, suy nghĩ để làm sao tạo ra được sản phẩm có mẫu mã đẹp, chấtlượng cao, luôn suy nghĩ để tìm cách cải tiến máy móc … Hay theo một số nhànghiên cứu cho rằng, con người ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, ở Nambộ nói chung vẫn mang cốt cách của người Việt Nam Nhưng do nhiều biến đổicủa lịch sử và đặc điểm làm ăn sinh sống nên lòng yêu nước, sống có thủychung, có tình có nghĩa, tự lực tự cường … của con người Việt Nam đã có nhữngbiểu hiện đặc thù Con người vùng đồng bằng sông Cửu Long yêu thích sự tự dotự tại, hòa đồng giữa các thế hệ người, với thiên nhiên bao la, với bầu bạn gần
xa nên rất mến khách, chi tiêu phóng khoáng, đối xử dễ dãi với con người, vớicông việc, tính khí ngang tàng với cách sống chịu chơi và đã chơi là chơi hếtmình, chơi tới nơi làm tới chốn nên trọng nghĩa mà khinh tài, trọng thực chất màkhông chuộng khoa trương, tính tình mộc mạc, thẳng thắn, bộc trực, ham làm ít
Trang 15nói mà đã nói thì phải làm, ít lễ nghi rườm rà, không thích khách sáo hay khoekhoang … Những nét tính cách này với cả mặt tích cực và hạn chế đã thấm vàonếp nghĩ, tâm hồn, tình cảm, phong cách của con người vùng đồng bằng sôngCửu Long nói riêng, con người Nam bộ nói chung Điều này cũng ảnh hưởng tớinăng lực tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện đồng bằngsông Cửu Long nói chung, tỉnh Bạc Liêu nói riêng
Như chúng ta đã biết ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, có nghĩalà điều kiện sống, điều kiện lao động sản xuất, môi trường làm việc … như thếnào thì sẽ hình thành nên những quan điểm, tư tưởng, nhận thức, tình cảm, thóiquen, phong tục tập quán như thế ấy Chính điều này đã cho chúng ta thấy cơchế tập trung quan liêu bao cấp ở Việt Nam trước đây đã tạo ra những con ngườithụ động, chỉ biết trông chờ, ỷ lại Sau khi đất nước đổi mới, chuyển sang nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN với xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóanền kinh tế đã tạo ra những con người năng động, sáng tạo, luôn tự học hỏi, traudồi, tìm tòi, rèn luyện để không ngừng nâng cao tri thức cho mình, trong đó cónăng lực tổng kết thực tiễn
Năng lực tổng kết thực tiễn của người cán bộ chủ chốt cấp huyện phụthuộc vào môi trường giáo dục đào tạo Bởi thông qua giáo dục đào tạo thìngười cán bộ mới có được những tri thức khoa học, có phương pháp biện chứng,có tư duy lôgic để từ đó giúp cho họ có khả năng nắm bắt được tình hình thựctiễn, khả năng phân tích, xử lý thông tin, để trên cơ sở đó mà đánh giá rút rađược những kết luận đúng đắn ở trình độ lý luận, tránh được tình trạng mò mẩm,kinh nghiệm, giáo điều, chủ quan, duy ý chí Có thể nói năng lực tổng kết thựctiễn của người cán bộ chủ chốt cấp huyện luôn tỉ lệ thuận với vốn tri thức mà họđã thu nhận được qua giáo dục, đào tạo, tự học tập, rèn luyện … Trong đó giáodục - đào tạo là con đường ngắn nhất để trang bị tri thức Nếu người cán bộ chủchốt cấp huyện không qua môi trường giáo dục - đào tạo thì sẽ không được
Trang 16trang bị những tri thức khoa học, tất yếu trong tổng kết thực tiễn sẽ rơi vào chủnghĩa kinh nghiệm, chủ quan, duy ý chí, như Đảng ta đã khẳng định: “Nâng caodân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhântố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [17; tr21] Năng lực tổng kết thực tiễn còn phụ thuộc vào hoạt động thực tiễn củachính người cán bộ Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn thì người cán bộ ngàycàng hiểu sâu sắc thêm nhiều vấn đề, có thêm nhiều tri thức mới về các sự vậthiện tượng trong thế giới khách quan, từ đó mà nâng cao hơn nữa năng lực tổngkết thực tiễn của mình, chỉ thông qua hoạt động thực tiễn thì người cán bộ lãnhđạo, quản lý mới kiểm nghiệm được những kết luận rút ra từ tổng kết thực tiễnlà đúng hay sai, có mang tầm khái quát chưa Cho nên có thể khẳng định rằng,không có hoạt động thực tiễn thì sẽ không có tổng kết thực tiễn và năng lực củacon người cũng sẽ không phát triển được, bởi xét cho cùng, mọi tri thức của conngười đạt được cho đến nay, hoặc là trực tiếp, hoặc là gián tiếp đều nảy sinh từhoạt động thực tiễn.
Điều kiện công tác cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới năng lực tổng kếtthực tiễn của người cán bộ chủ chốt cấp huyện Đó là những điều kiện như: Nơilàm việc, trang thiết bị, máy móc, phương tiện … Nếu nơi làm việc thoáng mát,bố trí hợp lý sẽ tạo ra bầu không khí thoải mái, hưng phấn cho người làm việc.Các trang thiết bị, máy móc, phương tiện đi lại, nếu được trang bị đầy đủ thì sẽphát huy hết mọi khả năng của con người, nó giúp cho người cán bộ lãnh đạo,quản lý nắm bắt, xử lý thông tin một cách kịp thời, nhanh chóng và chính xác
Nhu cầu và lợi ích là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đếnnăng lực tổng kết thực tiễn Nhu cầu và lợi ích là động lực bên trong của mọihoạt động của con người, nó là nguyên nhân, là nguồn gốc dẫn đến suy nghĩ của
Trang 17con người đúng hay sai, công bằng hay không công bằng, là động lực để thôithúc con người vươn lên trong cuộc sống, trong công việc hoặc nó kìm hãm ý chíphấn đấu của con người Xét đến cùng mọi hoạt động của con người, trong đócó hoạt động tổng kết thực tiễn, đều nhằm đạt được những lợi ích nhất định nàođó để thỏa mãn nhu cầu của mình Trong tác phẩm “Gia đình thần thánh”, C.Mác – Ph Ăngghen đã từng đưa ra luận điểm: Lịch sử chẳng qua chỉ là nhữnghoạt động của những con người đang đeo đuổi những mục đích của mình Màcái chi phối mục đích hoạt động của con người lại chính là lợi ích
Thật vậy, nhu cầu và lợi ích là cái luôn chi phối trong suy nghĩ và hànhđộng của con người Bởi con người luôn có nhu cầu, khi nhu cầu này được thỏamãn thì nhu cầu khác tiếp tục được nảy sinh.Để thỏa mãn nhu cầu đó thì phải cólợi ích kèm theo, dù lợi ích đó nhiều hay ít, có thỏa mãn hay không thỏa mãn thìcũng đáp ứng được phần nào nhu cầu của họ Chúng ta sống và làm việc theođường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thì phải đặt lợi ích củatập thể, của nhân dân, của tổ chức lên trước rồi mới tới lợi ích của cá nhân, củagia đình, nhưng xét đến cùng phải đảm bảo được lợi ích của từng cá nhân, giađình thì mới đảm bảo được các lợi ích khác Bởi mỗi cá nhân nếu không đảmbảo được nhu cầu tối thiểu là ăn, ở, mặc, đi lại … thì khó có thể có sự hưng phấnđể làm những công việc khác, hay đối với người cán bộ chủ chốt cấp huyện thìhọ cũng ít đầu tư suy nghĩ để nâng cao năng lực của mình Thực tế cho thấy cónhững cán bộ do bị lợi ích cá nhân chi phối nên mất phẩm chất, nói một đường,làm môt nẻo Điều này ảnh hưởng xấu tới năng lực nói chung, năng lực tổng kếtthực tiễn nói riêng
Như vậy, có thể nói rằng nhu cầu và lợi ích nó chi phối rất mạnhmẽ và trực tiếp đến mọi hoạt động của con người, trong đó có hoạt động tổngkết thực tiễn Tổng kết cái gì, tổng kết như thế nào, hiệu quả ra sao, tổng kết cómang tầm khái quát để rút ra bài học lý luận cho chỉ đạo thực tiễn tiếp theo hay
Trang 18không, phụ thuộc rất nhiều vào chủ thể tổng kết thực tiễn mà chủ thể tổng kếtthực tiễn lại bị nhu cầu và lợi ích chi phối Vì vậy, nếu người cán bộ lãnh đạo,quản lý có năng lực, có trình độ lý luận, có tri thức, biết tổng kết thực tiễnnhưng lại bị chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thành tích, chủ nghĩa cục bộ, địaphương … chi phối thì những kết luận rút ra sẽ thiếu khách quan, thiếu tính khoahọc.
Năng lực tổng kết thực tiễn của người cán bộ chủ chốt cấp huyện ngoàisự tác động của những điều kiện khách quan, những quy luật chung, quy luật tựnhiên, còn bị chi phối bởi nhân tố chủ quan của chính bản thân chủ thể tổng kếtthực tiễn.Nhân tố chủ quan đó là vốn tri thức, sự hiểu biết, năng lực trí tuệ, nănglực tư duy, trình độ lý luận chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ …Trong điều kiện ngày nay, khi mà đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hóa,hiện đại hóa, đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, cán bộ chủ chốtcấp huyện nói riêng phải có một trình độ lý luận, trình độ chuyên môn nghiệpvụ, trình độ học vấn nhất định thì mới có khả năng giải quyết được những vấnđề về lý luận và thực tiễn đặt ra hiện nay Như đồng chí cố tổng bí thư NguyễnVăn Linh đã chỉ rõ: “Cuộc sống càng phức tạp, nhiệm vụ càng khó khăn, thờiđại càng diễn biến nhanh chóng thì lý luận càng trở thành thiết yếu như cơm ănvà nước uống hàng ngày, chúng ta từ một nền sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hộithì càng phải quán triệt điều này” [32, tr 23]
Như chúng ta đã biết, mỗi người dù có tài giỏi đến đâu, có được năng lựcbẩm sinh đến đâu, nếu không được học hành để trang bị kiến thức thì năng lựcđó sẽ không được phát triển Học tập là con đường ngắn nhất để con người cóđược tri thức, trí tuệ Tri thức, trí tuệ giúp người cán bộ thích nghi với điều kiệnmới, thích nghi với những thành tựu của khoa học kỹ thuật mới, từ đó mới cóđiều kiện nâng cao năng lực của mình về mọi mặt trong đó có năng lực tổng kếtthực tiễn
Trang 19Đối với người cán bộ chủ chốt cấp huyện thì trình độ lý luận chính trị làrất cần thiết Nếu họ không có một trình độ lý luận chính trị nhất định hoặckhông được học tập, bồi dưỡng, giáo dục về lý luận chính trị thì họ sẽ gặp rấtnhiều khó khăn trong công tác, đặc biệt là trong tổng kết thực tiễn họ sẽ khôngcó được tư duy biện chứng, khoa học trong việc lựa chọn, phân tích, xử lý vấnđề để tổng kết, họ sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, giáo điều, chủ quan, duy ýchí Nếu người cán bộ lãnh đạo, quản lý mà trình độ lý luận yếu kém thì trongtổng kết thực tiễn chắc chắn họ sẽ dừng lại ở trình độ kinh nghiệm, nghĩa là khiđánh giá, phân tích một vấn đề nào đó họ chỉ nhìn thấy bề ngoài mà không tìmhiểu một cách cặn kẽ bản chất bên trong của vấn đề, xem mọi vấn đề là nhưnhau, không thấy được vấn đề nào là cơ bản, không cơ bản Trong công việc thìthiếu tính kế hoạch hoặc có kế hoạch thì không chặt chẽ, thiếu tính khoa học.Trong xử lý những vấn đề nảy sinh thì không sâu sắc, lúng túng, làm cho qualoa, cho có làm Tuy nhiên trình độ kinh nghiệm cũng giúp người cán bộ giảiquyết thành công một số công việc, một số tình huống cá biệt nhưng hiệu quảchắc chắn sẽ không cao.
Trình độ lý luận của người cán bộ được hình thành thông qua môi trườnggiáo dục, qua cuộc sống, qua kinh nghiệm công tác, sự tự học hỏi, tự rèn luyện…Nếu người cán bộ không được giáo dục về lý luận chính trị thì sẽ gặp rất nhiềukhó khăn trong công tác cũng như trong tổng kết thực tiễn Người chưa được họcvề lý luận chính trị, chưa thấm nhuần lý luận, chưa nắm và hiểu sâu về đườnglối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thì trong tổng kết thực tiễn tấtyếu dễ rơi vào kinh nghiệm, giáo điều Tuy nhiên có nhiều cán bộ lãnh đạo,quản lý được học tập về lý luận chính trị một cách nghiêm túc, họ được trang bịthế giới quan duy vật biện chứng, phương pháp nghiên cứu khoa học, nhưngtrong hoạt động tổng kết thực tiễn hoặc trong giải quyết những vấn đề cuộcsống đặt ra họ vẫn rơi vào tình trạng mò mẫm, kinh nghiệm, giáo điều, chứng tỏ
Trang 20điều mình đã học vào trong thực tiễn cuộc sống, hay nói cách khác không gắnđược lý luận với cuộc sống.
Người cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt cấp huyện nói riêng được trang
bị về lý luận chính trị là rất cần thiết, nhưng nếu được học tập lý luận chính trịmà người cán bộ đó không có trình độ tư duy lý luận thì trong công tác và hoạtđộng thực tiễn sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là trong tổng kết thực tiễn Đối vớingười cán bộ lãnh đạo, quản lý thì tư duy lý luận giống như chiếc chìa khóa đểmở ra cho hoạt động nhận thức và thực tiễn của họ Có tư duy lý luận họ sẽ nắmđược thực chất quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, có khảnăng phân tích, luận giải để nắm được tinh thần cốt lõi của đường lối Có tư duylý luận, người cán bộ sẽ có đủ năng lực để phân tích sự phong phú, đa dạng vàphức tạp những vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đặt ra, từ đó vận dụng lý luậnmột cách chủ động, sáng tạo, thích hợp và có hiệu quả Nếu người cán bộ chủchốt cấp huyện không có trình độ tư duy lý luận thì trong tổng kết thực tiễn sẽkhông mang tầm khái quát cao, không rút ra được những bài học mang tính lýluận cho chỉ đạo thực tiễn tiếp theo
Người cán bộ lãnh đạo, quản lý ngoài trình độ lý luận chính trị, trình độ tưduy lý luận cần phải có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngangtầm với chức vụ được giao Nếu người cán bộ lãnh đạo, quản lý không có trìnhđộ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngang tầm với chức vụ của mình thìcũng khó tiếp thu được lý luận chính trị, đường lối, chính sách của Đảng và Nhànước và vì thế cũng không có được trình độ tư duy lý luận ở tầm khái quát cao,mang tính khoa học Tuy nhiên trong nhiều trường hợp cán bộ chủ chốt cấphuyện có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được giáo dục lýluận chính trị hẳn hoi nhưng trong hoạt động công tác, trong tổng kết thực tiễnhiệu quả đạt được không cao, thậm chí làm sai với đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước Thực trạng đó, một phần là do cơ chế điều động, bố trí, sắp