đây là tài liệu dành cho những ai làm nghề du lịch
BÀI THUYẾT MINH KHU CHÙA BÁI ĐÍNH GIỚI THIỆU CHUNG (Vị trí thuyết minh: trước Tam Quan chùa Bái Đính mới) Kính thưa:………………………………………………………………. Hôm nay, chúng tôi vui mừng được đón đoàn đến tham quan và chiêm bái Khu văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính. Nơi đây, hơn 1000 năm về trước, là nơi đóng đô tạm thời của nhà Đinh trong lúc tiến hành xây dựng kinh đô Hoa Lư và sau đó đóng vai trò là một trong “tứ trấn” của kinh đô Hoa Lư. Cũng nơi đây, dưới thời Lý, Quốc sư Nguyễn Minh Không dựng chùa tu hành, làm thuốc chữa bệnh cứu người, đặc biệt là việc chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông. Ta có thể khẳng định nơi đây từ xưa tới nay là một trong những trung tâm Phật giáo (thờ Phật), đạo giáo (thờ thần Cao Sơn), tín ngưỡng thờ Mẫu (mẫu Liễu Hạnh). Để ngày nay, các đền, phủ được phục dựng và ngôi chùa lớn nhất Việt Nam được xây dựng tại đây, với các kỷ lục đã được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận, đó là: 1. Chuông đồng lớn nhất Việt Nam, nặng 36 tấn, đường kính 3,5m, cao 5,5m; 2. Pho tượng Đức phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam. Tượng cao 9,5m, nặng 100 tấn; 3. Bộ tượng Tam thế bằng đồng dát vàng lớn nhất Việt Nam. Mỗi tượng nặng 50 tấn, cao 7,5m; 4. Tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn bằng đồng dát vàng lớn nhất Việt Nam. Tượng nặng 90 tấn, cao 11,45m (tính cả bệ); 5. Tượng phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Tượng nặng 80 tấn, cao 10m; 6. Tượng ông Thiện và ông Ác bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam. Mỗi tượng nặng 20 tấn, cao 5,2m; 7. Bộ tượng A Na – Ca Diếp bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Mỗi tượng nặng 30 tấn, cao 9m; 8. Bộ tượng Bát bộ Kim cang bằng đồng nặng nhất Việt Nam. Mỗi tượng nặng 4 tấn, cao 3,95m; 1 9. Cặp hạc bằng đồng lớn nhất Việt Nam; 10. Chùa có Hành Lang La Hán lớn nhất Việt Nam. La Hán đường gồm hai dãy, mỗi dãy 117 gian, dài 526m; 11. Chùa có Giếng Ngọc lớn nhất Việt Nam, đường kính 30m, chiều sâu 10m; 12. Chùa có nhiều cây Bồ Đề nhất Việt Nam. Riêng ngày Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc tại Việt Nam (17/5/2008), trồng 100 cây bồ đề, triết từ gốc bồ đề Ấn Độ. 13. Đại lễ cung ngênh sá lợi phật lớn nhất Việt Nam. Hơn 15.000 người tham gia và trên 1.000 xe tham gia lễ rước; Ngoài ra, còn có nhiều hạng mục công trình khác cũng rất hoành tráng, công phu, ấn tượng như: La Hán đường với 500 vị La Hán được tạc bằng đá xanh nguyên khối, tháp bồ đề 9 tầng, hồ phóng sinh rộng gần 5000m 2 … GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ NÚI BÁI ĐÍNH 1. Về vị trí địa lý: Núi Bái Đính nằm trên địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, cách Cố đô Hoa Lư 3km, cách thành phố Ninh Bình 12km (theo đường chim bay) về phía Tây. Núi có độ cao 187m so với mặt nước biển, diện tích khoảng gần 600 ha. Phong thủy có núi, sông, hồ nước, núi có hình tay ngai. 2. Về không gian tự nhiên: núi Bái Đính là điểm khởi đầu ở phía Tây Bắc của sơn hệ đá vôi Hoa Lư, nằm trọn trong tứ giác nước được giới hạn bởi 4 con sông: sông Hoàng Long, sông Đáy, sông Vân, sông Bến Đang. Sơn hệ đá vôi Hoa Lư có diện tích hàng nghìn ha, có những di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Cố đô Hoa Lư, khu du lịch Tràng An, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động… Các ngọn núi trong sơn hệ có độ cao trung bình từ 70-170m. Với độ cao 187m, có thể nói, núi Bái Đính là ngọn núi cao nhất vùng, là núi chủ/ núi chúa của sơn hệ đá vôi Hoa Lư. 3. Nếu đặt sơn hệ đá vôi Hoa Lư trong không gian sông núi Việt Nam, thì nơi đây là sự kéo dài và phân tán của khối núi đồ sộ phía Tây Bắc và cũng là phần chân của dãy Hymalaya, nơi khởi nguồn của đạo Phật 1 . 1 Dãy Hymalaya chạy dài qua các nước: Bhutan, Nepan, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc và kéo dài phần chân về phía Việt Nam. Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 Tr.CN, từ đó, lan tỏa theo các triền sông được tạo bởi dãy Hymalaya. Hymalaya - có nghĩa là nơi ở của tuyết. 2 4. Nếu lấy trục Việt Trì - Hà Nội là trục trung tâm của tam giác châu thổ sông Hồng, thì phía Đông Bắc có cánh cung đá vôi Đông Bắc, nổi bật là non thiêng Yên Tử, nơi các vua Trần đặt nền móng phái Mật tông, là trấn ải phía biên giới đông bắc, còn phía Tây Nam, như để cho cân xứng, tạo hóa đã tạo ra sơn hệ đá vôi Hoa Lư, nổi bật là núi thiêng Bái Đính, nơi Quốc sư Nguyễn Minh Không (thời Lý) đã chọn để tu hành và truyền đạo, nơi đây cũng được coi là trấn ải cho kinh đô Thăng Long phía tây nam. 5. Về tên gọi: Núi Bái Đính, theo cách giải thích dân gian có nghĩa là: núi có lễ bái trên đỉnh cao. PHẦN I: KHU CHÙA BÁI ĐÍNH MỚI 1. Tam quan. Tam quan là 3 cửa, theo đạo Phật, đó là Không quan, Trung quan, Giả quan; Tam quan cũng có nghĩa là 3 cửa: cửa khổ, cửa vô thường, cửa vô ngã; Khi quý khách bước qua ngưỡng cửa tam quan cũng có nghĩa là quý khách đã bước vào cõi thiêng, vào một thế giới khác tục, một thế giới có nhiều tính thánh thiện, để tìm lẽ cân bằng của cuộc sống. Những tín đồ đến đây như muốn đem hoà cá thể vào mênh mông, đem hữu hạn hoà vào vô hạn để tìm thấy chính mình. Tam quan được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, để xây dựng tam quan, người ta đã sử dụng khoảng 550 tấn gỗ tròn. Tam quan có lối kiến trúc kiểu chồng giường, cao 16,5m, rộng 13m, dài 32m. Phía trước tam quan, hai bên tả hữu có hai con sư tử bằng đá, là biểu hiện sức mạnh của trí tuệ. Trong trường hợp đặt trước Tam quan nó còn mang ý nghĩ kiểm soát tâm hồn kẻ hành hương. Vào Tam quan, theo hướng nhìn của khách từ ngoài vào trong, bên phải có đặt tượng thần Khuyến thiện, tay cầm viên ngọc, biểu tượng cho đạo pháp; bên trái là tượng thần Trừng ác, tay cầm kiếm. Cả hai vị thần đều ngồi trên con sư tử, mang ý nghĩa: lấy nền tảng của trí tuệ để hành đạo, hướng con người tới chân - thiện - mỹ. Bên trên tam quan có hình tượng bánh xe luân hồi, được chạm thông phong, biểu tượng sự chuyển vần không ngừng của phật pháp, của trời đất. Ở giữa có chữ Vạn, tượng trưng của ngọn lửa tam muội (lửa thiêng). Chữ Vạn còn tượng trưng cho trí tuệ và lòng từ bi, quảng đại của đức Phật. Chữ Vạn mở rộng ra hai bên biểu thị sự vận động vô hạn của Phật lực, kéo dài tới 4 phương, mở rộng vô cùng tận. 3 Từ tam quan, chúng ta đi theo hành lang phía bên phải. Tại sao chúng ta lại vào phía bên phải mà không phải là bên trái trước? Theo quan niệm của đạo Phật, vào chùa chúng ta vào từ bên phải của khách (tức bên trái của chùa) có nghĩa là đi theo chiều quay của chữ Vạn, cũng là đi từ dương sang âm để làm tịnh tiến thiện căn. 2. Hành lang (La Hán đường). Hành lang được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ, các vì kèo mái được kết cấu kiểu giá chiêng chồng giường con nhị. Dọc hai hành lang tả, hữu đặt 500 pho tượng La Hán, chất liệu bằng đá, do các nghệ nhân làng nghề đá Ninh Vân (Hoa Lư) chế tác. Vì vậy hành lang còn gọi là La Hán đường. La Hán đường gồm hai dãy, mỗi dãy 117 gian, dài 526m. Người ta đã sử dụng khoảng 3.500m 3 gỗ để xây dựng La Hán đường. La Hán là các đệ tử của Phật Thích Ca, họ chưa thành Phật nên được gọi là La Hán. Vì vậy chúng ta thấy, La Hán đường chỉ được sắp đặt từ tam quan đến gần điện Pháp chủ, đây cũng là con đường tượng trưng cho con đường đến với cõi Phật. Mỗi vị La Hán đều có tên và ý nghĩa riêng. Tại sao các vị La Hán lại được thờ ở hành lang? Vì, ở vị trí này, họ thường xuyên gần gũi, giáo dưỡng, dìu dắt chúng sinh. Trên con đường này, nếu để ý ra hai bên, chúng ta thấy rất nhiều những cây mít được trồng. Tại sao vậy? Trong đạo Phật, mít là Paramita. Âm Hán Việt là Ba- la-mật-đa, nghĩa là đáo bỉ ngạn (đến bờ giác ngộ). Ý nghĩa của cây mít là đại giác ngộ, đỉnh cao là giải thoát. Vì thế, cây mít là cây thiêng, gắn với Phật đạo (gỗ mít dùng làm mõ chùa, làm tượng Phật; lá mít dùng đặt oản lễ Phật…). Thực ra, mít không phải là cây bản địa, mà nó được du nhập vào Việt Nam cùng với đạo Phật. Như chúng ta đã biết, kiến trúc cổ truyền của người Việt thường làm bằng gỗ mít, nó không mang yếu tố đơn thuần là chất liệu với những gân xoắn biểu hiện nghệ thuật, cao hơn, nó biểu hiện miền đất thoát tục. 3. Gác chuông. - Giới thiệu về kiến trúc: Gác chuông kiến trúc hình bát giác, có 3 tầng mái cong, chiều cao 18,25m, đường kính 17m, mang dáng dấp của bông sen. Gác chuông có một lối lên và một lối xuống. Để lên gác chuông, mời quý khách lên phía cầu thang bên phải (theo lối nhìn của khách từ tam quan vào). - Giới thiệu về quả chuông: Đây là quả chuông đồng nặng 36 tấn, do các nghệ nhân ở Huế đúc. Quả chuông này đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận là quả chuông bằng đồng lớn nhất Việt Nam. 4 Như quý khách có thể thấy, quả chuông có 15 vành hoa văn. Tính từ trên xuống, các vành hoa văn được trang trí như sau: Vành hoa văn 1, 2, 3, 4, 5, 10, 13: khắc chữ Hán. Vành hoa văn 6 trang trí hoa văn lá đề cách điệu. Vành hoa văn 7 là vành hoa văn ở giữa, rộng nhất, trang trí các bài minh văn bằng chữ Hán. Vành hoa văn 8, 14 trang trí hoa văn cúc dây. Vành hoa văn 9 trang trí hình ảnh lưỡng long chầu quả lôi đang bốc lửa và các chữ Hán. Xin nói thêm về hình ảnh quả lôi đang bốc lửa: Về ý nghĩa văn hoá tâm linh, hình tượng rồng chầu “quả lôi” biểu hiện ý thức cầu nguồn nước, cầu mưa. Đối với cư dân nông nghiệp, cầu nguồn nước chính là cầu no đủ, hạnh phúc. Vành hoa văn 11, 12 trang trí hoa văn chữ “Vạn” cách điệu, giữa hai vành này, ở bốn phía là các rốn chuông. Vành hoa văn 15 (vành cuối cùng) trang trí hoa văn sóng nước. Các hoa văn này được thiết kế mang phong cách thời Lý. Theo quan niệm của nhà Phật, tiếng chuông khi gõ vào sáng sớm là cảnh tỉnh, buổi chiều là thu không. Mỗi khi tiếng chuông vang lên, mọi thế giới hành tội nghỉ ngơi, những kẻ tội lỗi khi nghe tiếng chuông thì tội lỗi cũng sẽ được tiêu tan. Với quan niệm, tiếng chuông chùa càng ngân xa bao nhiêu, càng xua nỗi khổ của chúng sinh đi bấy nhiêu, vì vậy, gác chuông của chùa được đưa lên rất cao. Khi những hồi chuông được gióng lên, thì ở cách xa hàng chục km vẫn có thể nghe thấu. Với phật tử, nghe tiếng chuông buổi sớm như nhắc nhở nghiệp bồ tát vị tha; tiếng chuông chiều: diệt trừ sầu não. Tiếng chuông cũng như thúc đẩy cho muôn loài sinh sôi, vì toà nhà đó mang yếu tố dịch học. Cả toà nhà coi như thái cực. Mái trên nhẹ (+), mái dưới nặng (-). Âm dương đối đãi, vạn vật sinh sôi, nảy nở. Như quý khách có thể thấy, chày kình để đánh được quả chuông này cũng rất lớn. Chày kình bằng gỗ có chiều dài khoảng 5m, đường kính 30cm, nặng gần 500kg (5 tạ). 4. Điện Quan Thế âm Bồ tát. - Giới thiệu về kiến trúc: Đây là công trình được làm hoàn toàn bằng gỗ, khoảng 900m 3 gỗ tròn đã được sử dụng làm công trình này. Điện thờ gồm 7 gian, chiều cao 14,8m, chiều rộng 16,8m, chiều dài 40,4m. 5 - Giới thiệu về pho tượng Quan Thế âm Bồ tát: Đây là pho tượng đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận là tượng Quan Thế âm bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Tượng cao 5,4m, nếu tính cả bệ tượng là 9,57m; nặng 80 tấn, nếu tính cả bệ tượng là khoảng 100 tấn. Như chúng ta đã biết, Quan âm là vị phật đại diện cho tứ đại vô lượng tâm: đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, vì vậy, ở bất kể đâu, phật Quan âm cũng luôn tượng trưng cho sự từ bi, cứu khổ, cứu nạn mọi chúng sinh. Pho tượng tại đây là hình ảnh tượng Quan âm thiên thủ thiên nhãn (tức là Quan âm nghìn tay nghìn mắt). Theo truyền thuyết, bà là con gái vua Thủy Tề, bỏ mặc giàu sang phú quý đi tu Phật, bà hy sinh cả đôi tay, đôi mắt của mình để chữa bệnh cho chúng sinh. Vì thế Phật cho bà tăng lên nghìn con mắt, nghìn bàn tay để bà làm được nhiều việc công ích và nhìn, thấu hiểu nỗi khổ của chúng sinh nghìn lần hơn nữa. Như chúng ta thấy, tượng Quan âm ở đây được thể hiện có 3 khuôn mặt chồng lên nhau, tương truyền, bà suy nghĩ về chúng sinh nhiều quá nên đầu vỡ làm 3; cũng có người giải thích đó là tam giáo đồng tôn: nho - đạo - phật. Tượng có 5 đôi tay lớn, mỗi đôi tay thể hiện một cách kết ấn khác nhau, có đôi tay kết ấn Thiền định, có đôi tay kết ấn Liên hoa… nhưng dù là cách kết ấn nào thì cũng thể hiện lòng từ bi, bác ái của Quan âm bồ tát, của đạo Phật đối với chúng sinh. Điều đặc biệt là tượng Quan âm được tạc ngồi trên đài sen, có quỷ đội. Như vậy, chúng ta có thể hiểu đây cũng là hình ảnh của tượng Quan Âm Nam Hải. Sở dĩ gọi là Quan Âm Nam Hải là vì ở biển phương Nam. Và con quỷ đội đài sen ấy có tên là Ô-ba-nan-đà long vương (gọi tắt là Nan đà long vương). Hình tượng quỷ đội đài sen biểu hiện rằng, uy lực của phật pháp đã thấm nhuần tới cả cõi âm ti. 5. Điện Pháp chủ. - Giới thiệu về hồ phóng sinh: Trước cửa điện Pháp chủ là hồ phóng sinh, diện tích khoảng 5000m 2 . Xung quanh hồ trồng nhiều cây bồ đề. Đây là những cây do các đồng chí lãnh đạo, các nguyên thủ quốc gia đã trồng khi về thăm chùa. (Có thể giới thiệu thêm về cây bồ đề (âm Hán Việt là Bu - đa) nghĩa là người giác ngộ. Cây bồ đề là cây thiêng gắn với đạo Phật, mang yếu tố giác ngộ nên nó được đặt ở phía ngoài. Với chúng ta hiểu, bồ đề là giác ngộ trên nền tảng trí tuệ hướng đến điều thiện. Vì vậy, cây bồ đề trồng phía ngoài, nhắc nhở phật tử phải dẹp lòng trần, khởi lòng tĩnh, hướng đến đất Phật). 6 - Giới thiệu về kiến trúc: Điện Pháp chủ được xây dựng theo kiến trúc 2 tầng 8 mái, gồm 5 gian, cao 30m, dài 44,7m, rộng 43,3m, tổng diện tích 1945m 2 . - Giới thiệu về pho tượng Pháp chủ: Đây là pho tượng bằng đồng, cao 10m, nặng 100 tấn, do các nghệ nhân làng nghề đúc đồng Ý Yên chế tác. Pho tượng đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận là pho tượng phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Khi nhắc đến Phật Thích Ca Mâu Ni, chúng ta đều biết, đó là người khai sáng ra đạo Phật và ngài đã tu thành chính quả. Theo lịch sử Phật giáo, ngài sinh ngày 15 tháng 4 năm 620 Tr.CN. Ngài chính là người đã tìm ra một học thuyết, một tôn giáo dạy người ta về nỗi khổ của con người và cách thoát khỏi những nỗi khổ đó. Cho đến nay, Phật giáo vẫn là một tôn giáo chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam và các giáo lý của Phật giáo vẫn được đông đảo phật tử tôn sùng. Pho tượng Thích Ca ở đây được tạc ngồi trên tòa sen, tay phải cầm bông hoa sen, trên ngực có chữ Vạn. Hình ảnh tượng cầm bông sen mang ý nghĩa rằng: Đức Phật dạy cho chúng sinh đến chùa không phải là cầu xin mà thực ra là đi tìm chính mình, bởi bông sen mang nghĩa nhân - quả: Ai tạo nhân nào sẽ hưởng quả ấy. Sen là biểu hiện của lý và trí; phàm và thánh; âm và dương cùng một thể, cùng một cội nguồn. Đồng thời, một yếu nghĩa trong chùa, bông sen còn biểu hiện cho tâm trong sáng, tâm chân thực mà thông qua đó nó biểu tượng cho tự tính tròn đầy, đẹp đẽ nhất. Hai bên điện đặt tượng Bát bộ Kim cương: Các vị này có nhiệm vụ bảo vệ phật pháp ở vòng ngoài. Bát bộ Kim cương gồm: Thanh Trừ Tài Kim Cương. Tích Độc Thần Kim Cương. Hoàng Tuỳ Cầu Kim Cương. Bạch Tĩnh Thủy Kim Cương. Xích Thanh Hoả Kim Cương. Định Trừ Tai Kim Cương. 7 Tử Hiền Kim Cương. Đại Thần Lực Kim Cương. 6. Điện Tam thế. - Giới thiệu về vị trí phong thủy của khu chùa Bái Đính (Tại sân điện Tam thế, vì ở vị trí này khách có thể nhìn bao quát toàn cảnh). Từ sân điện Tam thế nhìn về phía Tam quan: + Bên hữu (phải) có dãy núi Hàm Rồng, núi Hàm Xà. + Bên tả (trái) có núi Lê, núi Khám, núi U Bò, núi Ba Chạc, núi Thờ. + Phía trước chính diện có hồ Đàm Thị, xa hơn là núi Hàn Cay, tựa bức bình phong của khu chùa, xa hơn nữa là dòng Hoàng Long đầy ắp huyện thoại. Chúng ta có thể thấy, phía trước khu chùa là một bức tranh sơn thủy hữu tình, âm dương đối đãi. Có thể nói thêm phía bên kia bờ Hoàng Long là quê hương của vua Đinh Tiên Hoàng, cũng là quê hương của Quốc sư Nguyễn Minh Không, người có công đầu xây dựng ngôi chùa Bái Đính cổ. + Phía sau là núi Bái Đính, nơi có ngôi chùa cổ. - Giới thiệu về kiến trúc: Điện Tam thế được xây dựng với kiến trúc 3 tầng mái, gồm 7 gian, 2 chái, với tổng cộng 66 cột lớn nhỏ đúc bê tông, ốp gỗ. Phật điện cao 34m, dài 59,10m, rộng 40,50m, diện tích lòng điện 2364m 2 . Con đường nhất chính đạo từ Tam quan đến điện Tam thế dài 812m. Bức phù điêu đá (trước thềm tòa Tam thế) có kích thước 10m x 10m, được chạm khắc tứ linh: long, ly, quy, phượng. - Giới thiệu về bộ tượng Tam thế: Đây là bộ tượng đồng, do các nghệ nhân đúc đồng ở Ý Yên (Nam Định) chế tác. Bộ tượng đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận là bộ tượng Tam thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Mỗi pho tượng cao 7,20m, nặng 50 tấn, đặt trên bệ đá cao 1,5m. Tam thế có nghĩa là 3 thời: quá khứ, hiện tại, tương lai. Tên đầy đủ của bộ tượng này trong đạo Phật là Tam thế thường trụ diệu pháp thân, có nghĩa là Phật luôn tồn tại kỳ diệu khắp mọi nơi, mọi lúc. Ý nghĩa của bộ tượng này là các vị Phật của các thời luôn nối tiếp nhau để giáo hóa chúng sinh. Các vị Phật có kích thước và hình dáng giống nhau, đều ngồi thế tọa thiền kiết già toàn phần (yoga). 8 Vị Phật ngồi giữa là tượng hiện tại thế, còn gọi là Hiền kiếp. Vị phật này thể hiện cách kết ấn Thiền định với ý nghĩa giữ cho tâm thanh, lòng tĩnh, chống lại mọi tà loạn. Vị Phật ngồi bên trái (theo hướng nhìn của khách từ ngoài vào) là tượng quá khứ thế, còn gọi là Trang nghiêm kiếp. Vị phật này thể hiện cách kết ấn Thuyết pháp với ý nghĩa dùng đạo Phật để giáo hóa chúng sinh. Vị Phật ngồi bên phải là tượng vị lai thế, còn gọi là Tinh tú kiếp. Vị phật này thể hiện cách kết ấn Vô úy với ý nghĩa diệt mọi trừ tà ma, tội lỗi. 7. Một số công trình khác (sẽ được xây dựng trong tương lai gần, như thảo viên, khu bảo tàng Phật giáo, nhà thờ Mẫu, khu tháp, nhà thờ Tổ…). Đây cũng là những công trình có kiến trúc đồ sộ, hoành tráng, tạo nên một quần thể chùa Bái Đính ấn tượng, độc nhất vô nhị của Việt Nam. PHẦN II: CHÙA BÁI ĐÍNH CỔ 1. Giới thiệu chung. Như đã giới thiệu ở phần trước, các quý khách đang bước chân trên mảnh đất có bề dày lịch sử hàng ngàn năm, văn hóa, tín ngưỡng. Bản thân khu vực núi chùa Bái Đính đóng vai trò là vùng giao thoa giữa văn hóa sông Hồng ở phía Bắc và văn hóa sông Mã ở phía Nam, là cửa ngõ từ rừng xuống biển, là một điểm trên con đường sinh dưỡng, giao lưu bằng đường bộ theo hướng Bắc - Nam của người Tiền sử. Điều này được chứng minh qua các di chỉ khảo cổ học ở núi Thung Bình, hang Bói, hang Trống… (những di chỉ thời đại đồ đá nằm ở phía Đông Nam núi Bái Đính), qua những di chỉ thời đại đồ đồng: núi Ốp, núi Xưa, đồi Đống (phía Tây Bắc núi Bái Đính)… Đó là nền cơ sở vật chất của nền văn minh Đông Sơn, thời đại các vua Hùng, gắn liền với những truyền thuyết, huyền thoại về nhân vật thần núi Thánh Tản Viên, nhân vật này cũng được thờ tại đây. Và khu vực núi Bái Đính cũng nằm trên dòng chảy của tín ngưỡng thờ Mẫu (một tín nhưỡng bản địa của dân tộc), từ đền Sòng, phố Cát (Thanh Hóa) đến phủ Đồi Ngang (Nho Quan - Ninh Bình) qua núi Bái Đính, ở đây ngoài động thờ Phật, đền thờ thánh Cao Sơn còn có phủ thờ Mẫu, để rồi từ đây, dòng chảy tiếp tục về núi Gôi (Nam Định) gắn liền với nhân vật mẫu Liễu Hạnh ba lần sinh, ba lần hóa. Và cũng chính vì thế, nhân ngày hội chùa Bái Đính (ngày mồng 6 tháng Giêng) vào các năm 1943, 1944 có hàng nghìn Phật tử; tín đồ của Mẫu, của Thánh đến tham dự, lợi dụng thời điểm tập trung đông người này các chiến sỹ Cộng sản 9 (trong đó có đồng chí Trần Tử Bình) đã diễn thuyết, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, góp phần thành công cho cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945. Để ngày nay chúng ta có cuộc sống ấm no, tự do, có cơ sở vật chất xứng đáng cho tôn giáo, tín ngưỡng, góp phần làm đậm đà thêm tâm hồn người Việt. 2. Tam quan. - Tam quan chùa đề bốn chữ Hán “Minh đỉnh danh lam”. Tương truyền, đây là bốn chữ được vua Lê Thánh Tông (1460-1496) một lần kinh lý về phương Nam, qua Ninh Bình, nhà vua lên thăm phong cảnh Bái Đính. Khi lên vãn cảnh chùa trên đỉnh Bái Đính, nhà vua đề tặng bốn chữ “Minh đỉnh danh lam” và một bài thơ tứ tuyệt bằng chữ Hán. Minh đỉnh danh lam có nghĩa là: Đây là ngôi chùa thờ Phật rất đẹp và có giá trị, xứng đáng được ghi vào minh văn khắc trên đỉnh đồng để ai cũng biết, cũng ghi nhớ. Bài thơ chữ Hán vua tặng như sau: Minh đỉnh danh lam Đính Sơn độc chiếm nhất danh cao Bảo chướng Hoàng đô tự tích trào/triều Nhật kiệt địa linh chung vượng khí Huyền sơn mỹ lệ tráng kim âu Dịch thơ: Đính Sơn danh tiếng thực cao xa Che chở kinh thành tự thuở xưa Nhân kiệt, địa linh nên vượng khí Núi thiêng cảnh đẹp vững sơn hà. Hai bên tam quan có đề đôi câu đối: Giang sơn trung tú khí cảnh sắc tiên hương mạc thanh cao Vân vũ thị hồng ân Nam quốc chúa linh giai nhuận trạch Dịch nghĩa: Sông núi tạo khí lành, cảnh sắc cõi tiên chẳng đâu bằng Mây mưa ban ơn lớn, cõi thiêng nước Nam đều ban khắp 10 [...]... Lâm và vạc Phổ Minh Hiện nay, ông được nhiều nơi trong nước lập đền thờ, tại quê ông có ngôi đền thờ ông rất to, đẹp, khang trang Tên tuổi của ông gắn chặt với động Thạch Am thờ Phật và vườn sinh dược tại núi Bái Đính, những huyền thoại, huyền tích về đức Thánh Nguyễn còn dày đặc ở khu núi chùa Bái Đính và các vùng phụ cận Thật là 12 một thiếu sót lớn nếu chúng ta đến thăm núi chùa Bái Đính mà không... thể coi là điểm “tụ phúc”, vì ao được hình thành tự nhiên, nước từ nhũ đá nhỏ xuống thánh thót quanh năm nên không khi nào Ao Tiên cạn nước Kính thưa quý khách! Hành trình tham quan, chiêm bái khu vực núi và chùa Bái Đính xin được dừng lại tại đây Xin cảm ơn quý khách và kính chúc quý khách có nhiều sức khỏe, hạnh phúc và may mắn Kính chúc quý khách thượng lộ bình an Hẹn gặp lại! 13 ... vườn thuốc này) 5 Đền thờ thánh Nguyễn Minh Không Đây là ngôi đền nằm ở vị trí giữa vòng cung “tay ngai” của núi Bái Đính, một bên là động thờ Phật và thần Cao Sơn, một bên là động thờ Mẫu Từ vị trí này có thể nhìn xuống thôn Ổ Gà - nơi có giếng ngọc, xa hơn, có con đường to uốn lượn, đó là con đường đi vườn Quốc gia Cúc Phương Điều đặc biệt là từ đền thờ Nguyễn Minh Không nhìn ra phía trước là căn cứ... ngài bằng đồng đã được đúc, các nhà hảo tâm liền nghĩ cách dựng cho ngài “ngôi nhà mới” bên sườn núi Từ đây chúng ta có thể nhìn bao quát sơn hệ đá vôi Hoa Lư, nơi có khu hang động Tràng An, như có hàng trăm ngọn núi chầu về núi Bái Đính (chầu về núi chủ, núi chúa) Các câu đối treo ở đền gồm: Đôi phía ngoài: Vạn cổ càn khôn hưng tái tạo Thiên thu nhật nguyệt khánh trùng quang Dịch nghĩa: Đất trời muôn... xác lập kỷ lục là giếng ngọc lớn nhất Việt Nam, giếng nằm trong khu n viên rộng 6000m 2, đường kính giếng rộng 30m, nước trong suốt, thường xuyên có chiều sâu nước từ 5-6m và điều đặc biệt là không khi nào cạn nước 3 Động thờ Phật Động/hang thờ Phật còn gọi là hang Sáng, động dài khoảng 25m, rộng 15m Đây chính là chùa thờ Phật do đức Nguyễn Minh Không lập vào khoảng năm 1096 1106 Hiện nay, các tượng thờ... Sơn: Tương truyền, đây là vườn thuốc của Nguyễn Minh Không, ông đã tìm ra nhiều cây thuốc quý để chữa bệnh cho mọi người Sau này, cũng đã có nhiều lương y đến đây tìm các cây thuốc để chữa bệnh cứu người Vườn thuốc có diện tích khoảng 4ha, có các loại cây thuốc quý như: sinh địa, hoài sơn, sâm bồ, ngũ da bì, đơn xương, đẳng sâm… Vườn thuốc này được Nguyễn Minh Không đặt tên là Sinh Dược, có nghĩa là vườn... Điều đặc biệt là từ đền thờ Nguyễn Minh Không nhìn ra phía trước là căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, con đường nhà Lê - con đường thượng đạo ra Bắc vào Nam thời xưa - Giới thiệu về Quốc sư Nguyễn Minh Không: Nguyễn Minh Không tên tự là Nguyễn Chí Thành, sinh năm 1066 (cũng có tài liệu cho rằng ông sinh năm 1065) tại thôn Điềm Dương (nay là xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn) Ông xuất gia từ năm ông 11 tuổi, kết... đức Thánh Nguyễn còn dày đặc ở khu núi chùa Bái Đính và các vùng phụ cận Thật là 12 một thiếu sót lớn nếu chúng ta đến thăm núi chùa Bái Đính mà không thắp một nén tâm nhang tưởng nhớ đến Thánh Nguyễn Minh Không 6 Động thờ Mẫu Động này còn có tên là động/ hang Tối, thờ tam tòa Thánh Mẫu Tại đây có 7 động nhỏ thông nhau Trần động có nhũ đá rủ xuống tạo nên những hình dáng khác nhau, như cá vượt vũ môn,