ĐIỂM TIN BÁO CHÍ SÁNG NGÀY 12/3/2012
BỘ TƯ PHÁPVĂN PHỊNGCỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúcHà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2012ĐIỂM TIN BÁO CHÍ SÁNG NGÀY 12/3/2012Trong buổi sáng ngày 12/3/2012, một số báo đã có bài phản ánh những vấn đề nổi bật của đất nước và những vấn đề liên quan đến cơng tác tư pháp như sau:I- THƠNG TIN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ NỔI BẬT CỦA ĐẤT NƯỚC1. Báo Dân trí có bài Tổng Bí thư: “Phong trào phụ nữ cần đặc biệt hướng tới gia đình”. Bài báo đưa tin: Phát biểu chỉ đạo tại lễ khai mạc Đại hội Đại biểu Phụ nữ tồn quốc lần thứ XI sáng nay, 12/3, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh những kết quả đạt được 5 năm qua như báo cáo của Hội LHPN VN. Tổng Bí thư đánh giá, phong trào phụ nữ rõ ràng đã phát triển, hội phát huy vai trò trong hoạt động bình đẳng giới, có nhiều sáng kiến vận động phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, xây dựng Đảng, chính quyền, làm giàu, tăng thu nhập, giảm nghèo. Phong trào thi đua phù hợp với đối tượng, chuyển biến về chất. Cán bộ Hội ngày càng trưởng thành, tham gia các cương vị quản lý trong chính quyền. Nhiều tập thể, cá nhân nữ được phong tặng danh hiệu Anh hùng trong thời kỳ đổi mới, hn chương Độc lập và hn chương Lao động các loại. Hàng trăm phụ nữ được phong tặng danh hiệu nhà giáo, bác sỹ, nghệ sỹ ưu tú và nhân dân. Tuy nhiên, Tổng Bí thư cũng thắng thắn chỉ ra những yếu kém như phong trào chưa đồng đều, chưa khơi dậy được sáng tạo, tiềm năng của mọi đối tượng phụ nữ. Nội dung phương thức hoạt động chưa đổi mới mạnh mẽ, thậm chí còn hình thức, hiệu quả hoạt động chưa cao. Phân tích bối cảnh phức tạp, khó khăn hiện tại, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt mục tiêu u cầu cơng tác Hội phải thực sự nâng cao mọi mặt, tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ nữ tham gia bộ máy quản lý nhà nước; kiên quyết chống hành vi bn bán xâm hại thân thể, nhân phẩm phụ nữ. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 cải thiện đáng kể đời sống vật chất tinh thần của phụ nữ, phấn đấu để Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ bình đẳng giới cao nhất trong khu vực.2. Trang vtv.vn có bài Bất cập thủ tục xuất nhập khẩu gỗ. Bài báo phản ánh: Để tạo thơng thống cho doanh nghiệp, thủ tục hải quan đã được tiết giảm. Nhưng chính sự thơng thống này lại đang vơ tình tạo kẻ hở cho kẻ gian lợi dụng. Giữa tháng 12/2011, hơn 530m3 gỗ Trắc do cơng ty TNHH MTV Ngọc Hưng nhập khẩu từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo. Do được hưởng quy chế tạo thuận lợi thủ tục hải quan, nên lơ hàng này đã vượt qua cả Cửa khẩu Lao Bảo và Cảng Cửa Việt mà khơng hề bị phát hiện. Chỉ đến cảng Đà Nẵng, theo thông tin quản lý rủi ro, hải quan mới kiểm tra và phát hiện hàng chục m3 gỗ quý thuộc nhóm 1 không có trong khai báo. Phần lớn số còn lại không có số đầu cây của cơ quan chức năng Lào, chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Ngay sau đó, theo thông tin từ ông Phạm Văn Thiềng, phó đội trưởng Đội kiểm soát Hải quan KV miền Trung, hải quan đã khám trên 10 conteiner, sơ bộ phát hiện một số lượng gỗ lớn sai so với khai báo hải quan. Ông Thiềng khẳng định: “Vấn đề này chúng tôi sẽ tiếp tục kiểm tra, khám xét và tiếp tục kiểm tra, xác minh làm rõ và đề xuất hướng xử lý sai phạm của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật”. Theo quy định, với gỗ nhóm 1 có số lượng vi phạm từ 2m3 trở lên đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn công ty Ngọc Hưng thì khẳng định, đã mua số gỗ này từ Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào và có nguồn gốc hợp pháp. Cũng theo quy định thì số gỗ này thuộc diện miễn kiểm. Doanh nghiệp tự khai báo và tự chịu trách nhiệm. Chính vì vậy mà lô hàng này dù khai báo khác xa thực tế nhưng gần như đã hoàn thiện các thủ tục xuất nhập khẩu mà chỉ bị công an quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng phát hiện 1 cách tình cờ, dựa trên một số căn cứ. Đây không phải là trường hợp hiếm gặp. Trên thực tế, thời gian gần đây, hàng loạt lô hàng lớn khai báo không đúng với thực tế đã bị phát hiện. Theo Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan, tình trạng vi phạm trong hoạt động xuất nhập khẩu gỗ thời gian qua diễn biến hết sức phức tạp mà một trong những nguyên nhân lại từ chính chính sách nhập khẩu thông thoáng mà hải quan. Năm 2011, cả nước phát hiện hơn 13.500 vụ vi phạm, tịch thu gần 33000m³ gỗ. Cơ quan chức năng thừa nhận, đó chỉ là một phần nhỏ so với số vụ vi phạm không phát hiện được. Những thủ tục thông thoáng từ phía Hải quan đang bị lợi dụng làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên cần được bảo vệ của đất nước vẫn tiếp tục chảy ra ngoài biên giới. Thách thức đặt ra đối với ngành Hải quan bây giờ là làm sao vừa phải tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất nhập khẩu, vừa phải đảm bảo kiểm soát gian lận và vi phạm về hải quan.3. Trang Saigonnews.vn có bài Bộ Tài chính: Việt Nam có quyền đánh thuế Google, Facebook. Bài báo phản ánh: Những ngày gần đây, đang có nhiều luồng thông tin trái chiều xung quanh việc liệu có đúng Google, Facebook đang né khoản thuế phải nộp cho các giao dịch kinh doanh (điển hình như quảng cáo trực tuyến) phát sinh tại Việt Nam hay không.Trao đổi về vấn đề này với phóng viên ICTNews, ông Nguyễn Văn Phụng phân tích: Chính sách thuế của Việt Nam đã quy định Chính phủ Việt Nam có quyền đánh thuế mọi nguồn thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Nghị định số 124/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Thông tư số 134/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam đã quy định quyền đánh thuế của Chính phủ Việt Nam đối với các trường hợp kinh doanh như Google, Facebook thông qua quy định về thuế nhà thầu. Như vậy, lấy ví dụ như hoạt động quảng cáo trực tuyến, thì Google, Facebook phải nộp thuế trên dòng tiền thu được từ các giao dịch quảng cáo trực tuyến phát sinh tại Việt Nam.2 Phản biện lại ý kiến cho rằng Việt Nam không có quyền đánh thuế Google vì Google đã nộp thuế ở Ireland, Singapore và cả 2 nước này đều đã ký với Việt Nam Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, ông Phụng nhận định những người viện dẫn Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần đã không hiểu Hiệp định. Thực ra, ngay cả Hiệp định cũng nói rằng thu nhập phát sinh tại quốc gia nào thì phải nộp thuế tại quốc gia đó, nói cách khác, thu nhập của Google có từ Việt Nam thì Chính phủ Việt Nam có quyền đánh thuế, và những doanh nghiệp trả tiền dịch vụ quảng cáo trên Google phải thực hiện việc khấu trừ thuế cho khoản chi trả chi phí dịch vụ quảng cáo cho Google.Bàn thêm về ý kiến cho rằng đối với quảng cáo, dịch vụ trực tuyến, người tiêu dùng có thể ngồi bất kỳ đâu để đặt quảng cáo hoặc click chuột vào quảng cáo, đồng nghĩa không thể xác định hành vi phát sinh doanh thu tại Việt Nam trong hệ thống quảng cáo của Google, ông Phụng cũng phản biện luôn: "Doanh nghiệp muốn quảng cáo trực tuyến sẽ thỏa thuận với Google và trả tiền dịch vụ quảng cáo căn cứ theo lượng người click vào quảng cáo. Sẽ có sao kê số lượt click ở từng IP bởi doanh nghiệp trả tiền sẽ đòi hỏi Google phải cung cấp rõ số lượng click chứ không thể dễ dàng vứt tiền qua cửa sổ".Chưa thể "nắm tóc" Google, Facebook để thu thuế hoạt động kinh doanh có thu nhập phát sinh tại Việt Nam, ông Phụng cho rằng cách thức hữu hiệu nhất hiện nay để giảm bớt tình trạng thất thu thuế trong hoạt động này là bám theo những doanh nghiệp Việt Nam đang là đối tác của Google.Như đã đề cập ở trên, ngay cả Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần cũng đã đề cập đến chuyện những doanh nghiệp trả tiền dịch vụ quảng cáo trên Google phải thực hiện việc khấu trừ thuế cho khoản chi trả chi phí dịch vụ quảng cáo cho Google. Và trong luật quản lý thuế của Việt Nam cũng đã có quy định về trường hợp các doanh nghiệp như đối tác của Google tại Việt Nam đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế nhà thầu, đến khi thanh toán chi phí với Google thì doanh nghiệp đối tác phải khấu trừ khoản thuế này, nếu không thì sẽ đương nhiên phải nộp thuế thay Google. "Vấn đề là các đối tác của Google, Facebook (nếu có sau này) phải nhận thức và nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình chứ không thể tiếp tay cho hành vi né thuế của Google, Facebook", ông Phụng nói.II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TƯ PHÁP1. Báo Công lý có bài Hậu vụ án TAMEXCO: Gian nan bước đường thi hành án (kỳ 1). Bài báo phản ánh: Vụ án Công ty Sản xuất kinh doanh dịch vụ và cung ứng xuất nhập khẩu Tân Bình (TAMEXCO) được TAND Tp. Hồ Chí Minh xử sơ thẩm tháng 1-1997 và TANDTC xử phúc thẩm tháng 3-1997 là một trong 5 vụ án kinh tế lớn nhất từ trước tới nay với 4 án tử hình, tổng số tiền liên quan tới vụ án lên đến trên 40 triệu USD, tài sản liên quan đến đất tới hàng trăm hecta và giá trị hiện nay lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên việc tổ chức thi hành án (THA) đến nay vẫn không dứt điểm, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án .Về việc THA (phần dân sự) trong vụ án TAMEXCO ngày 16-1-2012, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 326/VPCP-KNTN thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, văn bản có nội dung: “1- UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo thực hiện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết 3 quả việc quản lý và sử dụng các lô đất trong vụ án hình sự TAMEXCO theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 689/VPCP-KNTN ngày 29-1-2011 của Văn Phòng chính phủ. 2-Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ TN&MT, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và mời TANDTC, VKSNDTC tham gia đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra nội dung khiếu nại tố cáo của ông Lê Minh Hải, Giám đốc Công ty TNHH Dolphin Vũng Tàu liên quan đến việc THA (phần dân sự) trong vụ án hình sự TAMEXCO, việc chuyển quyền sử dụng đất của Công ty Dolphin khi ông Lê Minh Hải đang chấp hành hình phạt tù, đề xuất biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng trong quý I năm 2012”.Tử tù Lê Minh Hải, Giám đốc Công ty TNHH Dolphin Vũng Tàu được Chủ tịch nước ân xá xuống án tù chung thân, sau nhiều lần giảm án, do cải tạo tích cực được đặc xá năm 2005.Làm việc với phóng viên Báo Công lý, ông Hải cho biết, để thực hiện việc THA, ông đã thanh toán trên 20 tỷ đồng và có kế hoạch thanh toán nốt 40 tỷ còn lại, phương án thực hiện THA đã được trình các cơ quan chức năng. Nhưng hiện nay, ông muốn THA cũng không được. Cụ thể, TAMEXCO đã thế chấp tại Ngân hàng Vietcombank và Firstvinabank trong đó có 5 lô đất ở khu Phước Cơ, phường 12, Tp. Vũng Tàu với diện tích gần 72ha (làm tròn số) để vay tiền. Đây là phần đất Công ty TNHH Dolphin Vũng Tàu đã chuyển nhượng và uỷ quyền cho TAMEXCO sử dụng để thế chấp ngân hàng. Theo kết luận của TANDTC tại phiên toà phúc thẩm vụ án hình sự TAMEXCO, mọi giao dịch và uỷ quyền của Công ty TNHH Dolphin Vũng Tàu cho TAMEXCO đều vô hiệu. Vì thế, ông Lê Minh Hải, Giám đốc Công ty TNHH Dolphin Vũng Tàu phải trả lại tiền cho TAMEXCO và ông Hải được nhận lại đất. Nhưng vì nhiều lý do khác, cho đến nay ông Hải vẫn không được nhận lại đất. Chính điều này đã làm cho việc THA của ông Lê Minh Hải gặp khó khăn. Về vấn đề xử lý các lô đất liên quan đến vụ án TAMEXCO, ông Hồ Văn Niên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bày tỏ quan điểm: Việc các lô đất tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có liên quan trong vụ án TAMEXCO vẫn chưa được đưa vào quản lý, sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phục vụ phát triển kinh tế xã hội theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là do một số vướng mắc xuất phát từ cách hiểu không thống nhất theo nội dung bản án. Từ năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo giải quyết phần đất tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu liên quan đến TAMEXCO (Công văn số 207/ VPCP-V1 ngày 13-1-2005) và sau đó liên tục có nhiều văn bản đôn đốc việc xử lý số tài sản nêu trên. Ngày 23-9-2008, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có Văn bản số 6068 với nội dung: “Đề nghị Thủ tướng Chính phủ có chủ trương về mặt nguyên tắc giao lại đất cho ông Lê Minh Hải đầu tư sử dụng theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đồng thời ràng buộc việc thực hiện trách nhiệm dân sự của ông Lê Minh Hải trong vụ án hình sự TAMEXCO. Trường hợp ông Lê Minh Hải không thực hiện nghĩa vụ theo quy định được giao lại cho các cơ quan chức năng phát mại thu hồi giá trị tài sản cho Nhà nước”.4 Cũng về vấn đề này, Bộ TN&MT tại Văn bản số 4717/BTNMT- TCQLDĐ ngày 22-11-2008 với nội dung: “Đồng ý về nguyên tắc với đề nghị của UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu… Sau khi ông Lê Minh Hải thực hiện xong nghĩa vụ dân sự thì Ngân hàng Firstvinabank và Vietcombank có trách nhiệm giao toàn bộ hồ sơ đất đai đã thế chấp tại ngân hàng cho UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu…”. Thủ tướng Chính phủ cũng đồng thuận về mặt nguyên tắc đề xuất của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Bộ TN&MT tại Văn bản số 577/VPCP-KNTN ngày 22-1-2009.Như vậy đã rõ, lô đất này trước khi đưa vào thế chấp liên doanh với TAMEXCO thuộc quyền sử dụng của ông Lê Minh Hải. Ông Lê Minh Hải, nhượng và ủy quyền cho TAMEXCO để liên doanh, thế chấp vào ngân hàng vay 80 tỷ đồng. Nay hủy các hợp đồng liên doanh, thế chấp, ông Lê Minh Hải phải trả lại TAMEXCO số tiền 80 tỷ đồng và phải trả lại quyền sử dụng đất cho ông Lê Minh Hải là hợp lệ. Vì vậy các cơ quan pháp luật phải yêu cầu Ngân hàng Firstvinabank trả các hồ sơ về đất, nếu ngân hàng không trả phải cưỡng chế thu hồi theo luật định, hoặc tuyên hủy hồ sơ, yêu cầu ông Lê Minh Hải lập hồ sơ mới, giao cho ông Hải sử dụng theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.2. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh có bài Quận 1 chấn chỉnh việc thanh tra xây dựng xử phạt giao thông. Bài báo phản ánh: “Đối với lĩnh vực vệ sinh môi trường, trật tự lòng lề đường, nơi công cộng, thanh tra xây dựng quận có trách nhiệm giúp UBND quận tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính, đồng thời chuyển hồ sơ để cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo đúng quy định” - UBND quận 1 (TP.HCM) vừa có văn bản như trên. Văn bản này thông báo lại thẩm quyền của chánh thanh tra xây dựng quận đối với lĩnh vực trật tự trong hoạt động xây dựng là được xử phạt những trường hợp có mức phạt tiền không quá 10 triệu đồng như Thông tư 24/2009 của Bộ Xây dựng quy định. UBND quận 1 cho biết văn bản này được ban hành để thay thế Văn bản 1217/2009 của quận về thẩm quyền xử phạt của chánh Thanh tra Xây dựng quận 1. Trước đó, Sở Tư pháp đã có văn bản thông báo Văn bản 1217 của quận 1 có dấu hiệu trái với quy định pháp luật và đề nghị quận xử lý. Sở Tư pháp và Sở Xây dựng cũng khẳng định thanh tra xây dựng không được xử phạt vi phạm giao thông mà chỉ được kiểm tra, lập biên bản vi phạm và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền. Theo dư luận phản ánh, trong hơn hai năm qua lực lượng Thanh tra Xây dựng tại quận 1 lại đi xử phạt giao thông. Điều này gây nhiều thắc mắc cho người bị phạt. Báo cũng có bài Giành lại con chung, xử lý sao? Bài báo phản ánh: Thỏa thuận giao nhận con giữa hai bên đã được thực hiện xong nhưng sau đó người cha đổi ý, giữ con không giao cho vợ cũ nữa. Cơ quan THA lúng túng, không biết giải quyết tiếp ra sao…Trước đây, anh NTC kết hôn với chị PTV và có một đứa con chung. Quá trình chung sống, vợ chồng họ nảy sinh mâu thuẫn trầm trọng nên đã nộp đơn ra tòa xin ly hôn. Tháng 11-2011, TAND một quận tại TP.HCM đã chấp nhận cho họ đường ai nấy đi. Về đứa con trai chung ba tuổi, tòa giao cho chị V. nuôi 5 dưỡng, đồng thời ghi nhận sự tự nguyện của chị là không cần anh C. phải cấp dưỡng nuôi con.Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, chị V. đã làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án (THA) quận tổ chức thi hành theo nội dung bản án tòa tuyên. Sau đó, cơ quan THA đã vào cuộc. Anh C. đồng ý tự nguyện giao con cho chị V. nuôi dưỡng. Theo đề nghị của chính anh C., cơ quan THA đã tổ chức buổi giao con giữa hai bên, có sự chứng kiến của đại diện chính quyền địa phương. Việc này được lập thành biên bản đàng hoàng. Chuyện bắt đầu rắc rối khi chị V. đưa cháu bé qua chào ông bà nội trước lúc cho con về sống chung với mình. Thương cháu quá, cha mẹ anh C. và anh C. đã… giữ cháu lại luôn, nhất quyết không để cho chị V. đưa cháu đi. Ngay sau đó, chị V. đã đến cơ quan THA đề nghị cơ quan này đảm bảo quyền nuôi dưỡng con của chị theo đúng bản án. Đại diện chính quyền địa phương cũng đề nghị cơ quan THA giải quyết triệt để vụ việc. Tình huống phát sinh nói trên đã làm cơ quan THA rất lúng túng, không biết giải quyết tiếp ra sao.Trong nội bộ cơ quan THA, có người cho rằng cơ quan này đã hết trách nhiệm kể từ khi tổ chức giao cháu bé cho chị V. đúng như phần quyết định của bản án xong. Việc sau này anh C. và gia đình giữ cháu bé lại đã không còn thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan THA nữa mà thuộc về phía chính quyền địa phương. Ngược lại, cũng có những người cho rằng cơ quan THA phải tiếp tục tổ chức cưỡng chế để giao cháu bé cho chị V. nuôi dưỡng. Bởi lẽ quyền nuôi con của chị V. chưa được đảm bảo trên thực tế nên chị tiếp tục đề nghị cơ quan THA giải quyết. Đề nghị này là hoàn toàn hợp pháp và chính đáng, cơ quan THA cần nghiêm túc thực thi chức trách, nếu không thì quyền lợi của chị V. vẫn chỉ nằm trên giấy mà thôi. Về căn cứ pháp lý, những người theo quan điểm này viện dẫn khoản 2 Điều 6 Luật THA dân sự quy định trường hợp đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan THA dân sự thi hành phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định. Như vậy, áp dụng vào trường hợp này, thỏa thuận giao nhận con giữa anh C. và chị V. đã được thực hiện nhưng ngay sau đó, anh C. đã không tôn trọng thỏa thuận, gây cản trở cho chị V. trong việc thực hiện quyền của mình. Lúc này chị V. hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan THA tổ chức thi hành theo đúng nội dung bản án. Cơ quan THA cần phải tổ chức cưỡng chế, giao con cho chị V. nuôi dưỡng trên thực tế thì mới hết trách nhiệm. Bên cạnh đó, theo khoản 4 Điều 8 Nghị định số 58/2009 của Chính phủ, chính quyền địa phương hoặc cơ quan có thẩm quyền (tòa án, công an) chỉ có trách nhiệm trong trường hợp cơ quan THA đã tổ chức cưỡng chế để giao tài sản xong mà đương sự lại tái chiếm. Quy định này áp dụng đối với đối tượng THA là tài sản chứ không phải là con người và quyền nuôi con như trong vụ việc trên.3. Báo Nhân dân có bài Cần xây dựng hệ thống tư pháp chuyên biệt cho trẻ vị thành niên. Bài báo phản ánh: Vừa qua, vụ án Lê Văn Luyện giết người “dã man chưa từng có” (theo cơ quan điều tra đánh giá) bị kết án 18 năm tù đã 6 gây xôn xao dư luận. Thực tế tại Việt Nam, các tội phạm vị thành niên ngày càng nhiều với mức độ nguy hiểm. Điều này đặt ra thách thức về việc cần thiết phải xây dựng hệ thống tư pháp chuyên biệt cho trẻ vị thành niên. Đó là chủ đề của buổi nói chuyện chuyên đề về chủ đề tư pháp vị thành niên tại Trung tâm Văn hóa Pháp diễn ra chiều ngày 7-3 vừa qua. Ông Trần Văn Dũng, Phó phòng hình sự, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp đã đưa ra năm đề xuất trước thực tiễn tư pháp vị thành niên ở nước ta. Theo đó, nhấn mạnh sự cần thiết phải thiết kế hệ thống cơ quan chuyên biệt dành cho vị thành niên trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. Hệ thống này bao gồm tòa án vị thành niên, thầm phán vị thành niên, cán bộ điều tra cũng như kiểm soát chuyên biệt giành cho vị thành niên. Những vị trí này cần được đào tạo bài bản tại các cơ sở đào tạo chất lượng. Thứ hai, với ý nghĩa là biện pháp hình sự hoặc với ý nghĩa là biện pháp hành chính, cần phải được luật hóa bằng cách việc áp dụng các biện pháp đó phải được quyết định bởi tòa án. Nghĩa là phải có sự tham gia của các bên, cụ thể là của luật sư để tham gia vào quá trình tố tụng này nhằm tham gia bảo vệ quyền lợi cho người chưa thành niên. Tại các vụ án hình sự, đã có sự tham gia của các luật sư. Tuy nhiên, đối với các vụ việc tố tụng hành chính, thường là Chủ tịch UBND quyết định. Các biện pháp như đưa vào trường giáo dưỡng cũng được thảo luận trên cơ sở hội đồng tư vấn mà chưa có sự tham gia của luật sư. Chính vì vậy, nguy cơ quyền lợi của trẻ vị thành niên trong những trường hợp này sẽ bị xâm phạm. Thứ ba, đưa vào các văn bản pháp luật Việt Nam khái niệm tái hòa nhập cộng đồng bền vững. Trong các quy định hiện nay, khái niệm này chưa được đề cập thỏa đáng. Vì vậy, cần đưa vào khái niệm này kèm theo các quy định cụ thể liên quan đến tái hòa nhập cộng đồng. Thứ tư, xóa bỏ hình thức giáo dục theo cộng đồng lớn, phân về các trung tâm nhỏ, tại địa bàn dân cư nhằm giúp các tội phạm vị thành niên có cơ chế tái hòa nhập cộng đồng. Mô hình hệ thống của trường giáo dưỡng hiện nay được xây dựng thành bảy trường giáo dưỡng trên khắp cả nước với bảy vùng khác nhau. Trong đó, tối đa 1.500 em/ một trường giáo dưỡng. Việc tập trung quá lớn số lượng người chưa thành niên gây nhiều khó khăn trong quá trình giáo dục, đồng thời gây khó khăn duy trì quan hệ giữa cộng đồng với người chưa thành niên đang bị áp dụng các biện pháp tước tự do, giảm mối quan hệ giữa gia đình và họ. Ông Dũng cũng cho rằng, cần phải tiến hành, xây dựng luật tư pháp về vị thành niên riêng biệt. Nếu chúng ta quan tâm, muốn bảo vệ xác đáng đối với người chưa thành niên thì cần xây dưng hệ thống các quy phạm pháp luật đối với vị thành niên bao gồm các mức hình phạt, cơ quan tiến hành tố tụng riêng biệt…Tại buổi nói chuyện, Phó Giám đốc Nhà Pháp luật Việt – Pháp, nguyên thẩm phán xét xử các vụ việc về trẻ em tại Pháp Francois Touret de Coucy cho biết pháp luật Pháp đã có sự chuyên biệt hóa và cho phép xử phạt mạnh đối với vị thành niên hơn nhiều so với Việt Nam. Họ cũng chú trọng việc giáo dục thay vì giam giữ, tách vị thành niên phạm tội ra khỏi xã hội. Ông cũng chia sẻ những 7 kinh nghiệm của Pháp trong việc xây dựng các quy định về bảo vệ trẻ thành niên, các tổ chức xã hội và tòa án chuyên biệt hiện có. Những kinh nghiệm cũng như các đề xuất này có ý nghĩa tham khảo quan trọng trong việc sửa đổi hệ thống pháp luật của Việt Nam trong thời gian tới.4. Báo Lao động có bài “Mập mờ” việc thu tiền chứng thực tại UBND phường (?!). Bài báo phản ánh: Khi người dân đến UBND phường chứng thực, chỉ cần qua nhân viên photocopy kiểm tra giấy tờ. Mọi giao dịch chỉ khoảng 5 – 10 phút. Đáng nói, các nhân viên không hề đưa ra bất kỳ biên lai thu tiền nào cho người dân. Điều này khiến nhiều người bức xúc và nghi ngờ về việc thu chi tài chính tại cơ quan này.Tình trạng trên đang diễn ra tại bộ phận "một cửa" của UBND phường Yết Kiêu, quận Hà Đông, Hà Nội. Trước việc thu lệ phí chứng thực tại bộ phận "một cửa" của UBND phường Yết Kiêu khiến nhiều người dân nghi ngờ và đặt ra câu hỏi: Với khoản tiền thu lệ phí chứng thực “chênh lệch” và tiền thu không biên lai liệu có đưa vào ngân sách nhà nước hay sẽ “chảy” về đâu?Trên đây là thông tin báo chí sáng ngày 12/3/2012, Văn phòng Bộ xin báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, chỉ đạo.Nơi nhận:- Bộ trưởng (để báo cáo);- Các Thứ trưởng (để báo cáo);- Lưu: TH.VĂN PHÒNG BỘ8 . Tự do - Hạnh phúcHà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2012ĐIỂM TIN BÁO CHÍ SÁNG NGÀY 12/3/2012Trong buổi sáng ngày 12/3/2012, một số báo đã có bài phản ánh những. thông tin báo chí sáng ngày 12/3/2012, Văn phòng Bộ xin báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, chỉ đạo.Nơi nhận:- Bộ trưởng (để báo cáo);- Các Thứ trưởng (để báo cáo);-