1. Trang chủ
  2. » Tất cả

(Tiểu luận) tiểu luận lịch sử đảng đề tài đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ vi và bước đầu thực hiện đổi mới (1968 1991)

28 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 4,05 MB

Nội dung

Từ đó đếnnay, qua các kỳ đại hội, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sựnghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước luôn được khẳng định trong thực tiễn..  Lí do lựa c

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT

o0o BÀI TIỂU LUẬN: LỊCH SỬ ĐẢNG

ĐỀ TÀI : ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI VÀ BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN ĐỔI MỚI (1968-1991)

NHÓM: 06

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2022.

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HCM

1 Trương Bùi Quang An

2 Diệp Nguyễn Quỳnh Như

Trang 3

Lời cam đoan

Em/chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VI và bước đầu thực hiện đổi mới (1968-1991) do nhóm 6 nghiên cứu và thựchiện

Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành

Kết quả bài làm của đề tài là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bàitập của nhóm khác

Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng

(Ký và ghi rõ họ tên)

PhiNguyễn Cảnh Phi

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Nhóm 06 xin chân thành cảm ơn đến Giảng viên Nguyễn Phước Trọng đã giảngdạy tận tình, chi tiết để các bạn có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luậnnày

Do chưa có kinh nghiệm và vốn kiến thức còn hạn chế, các thành viên đã cốgắng hết sức nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhậnđược sự nhận xét, ý kiến đóng góp từ phía cô để bài tiểu luận của chúng em được hoànthiện hơn

Lời cuối cùng, xin kính chúc cô nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công hơnnữa trong công việc Cảm ơn cô đã đọc hết bài tiểu luâ jn của nhóm em

Trang 5

Mục Lục

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

I Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và bước đầu thực hiện đổi mới (1968-1991) 3

1 Về kinh tế 4

2 Về chính sách xã hội 6

3 Về quốc phòng và an ninh 7

4 Về nhiệm vụ đối ngoại 8

5 Về xây dựng Đảng 9

KẾT LUẬN 21

Trang 6

MỞ ĐẦU

Từ cuối những năm 70, khi nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội, Đảng ta,trên cơ sở tổng kết thực tiễn và những kinh nghiệm sáng tạo của nhân dân, đã đề ranhiều chủ trương đổi mới từng phần Tuy vậy, những nhược điểm của mô hình xâydựng chủ nghĩa xã hội lúc đó về căn bản chưa được khắc phục Đất nước bị bao vây,cấm vận Trong quá trình thực hiện những biện pháp cải cách, chúng ta lại phạm một

số sai lầm mới nên khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra ngày càng gay gắt, tỉ lệ lạmpháp lên đến 774,7% vào năm 1986

Cuối năm 1986, tại Đại hội VI, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sựthật, nói rõ sự thật”, Đảng ta đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của mình, khẳngđịnh những mặt làm được, phân tích những sai lầm, khuyết điểm, đề ra đường lối đổimới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nướcta

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam có tầm vóc và ýnghĩa lịch sử, quyết định đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để Từ đó đếnnay, qua các kỳ đại hội, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sựnghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước luôn được khẳng định trong thực tiễn

 Lí do lựa chọn đề tài:

Vì đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã đánh dấu bước ngoặt chuyển đấtnước ta sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựngnước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân ta, vì tình hữu nghị và sự hợp tácvới nhân dân các nước trên thế giới và đại hội có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnhdân tộc và tương lai của đất nước vào lúc chúng ta sắp bước vào thế kỷ XXI nên nhóm

đã lựa chọn và quyết định tìm hiểu về thời kì nguy nan này

Trang 7

 Mục đích nghiên cứu đề tài:

Tìm hiểu về thời kì sau chiến tranh của nước ta, các đường lối chiến lược và tầmnhìn của các nhà lãnh đạo đất nước vào thời điểm đó Làm như thế nào mà họ giúp chođất nước ta phát triển như ngày hôm nay

 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Từ Đại hội VI (tháng 12-1986) đến Đại hội VIII (tháng 6-1996) của Đảng

 Phương pháp nghiên cứu:

Qua các sách báo chính thống của Đảng Cộng Sản Việt Nam

 Ý nghĩa lý luận của đề tài:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam có tầm vóc và

ý nghĩa lịch sử, quyết định đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để Từ đó đếnnay, qua các kỳ đại hội, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sựnghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước luôn được khẳng định trong thực tiễn

 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Từ cuối những năm 70, khi nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội, Đảng ta,trên cơ sở tổng kết thực tiễn và những kinh nghiệm sáng tạo của nhân dân, đã đề ranhiều chủ trương đổi mới từng phần Tuy vậy, những nhược điểm của mô hình xâydựng chủ nghĩa xã hội lúc đó về căn bản chưa được khắc phục Đất nước bị bao vây,cấm vận Trong quá trình thực hiện những biện pháp cải cách, chúng ta lại phạm một

số sai lầm mới nên khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra ngày càng gay gắt, tỉ lệ lạmpháp lên đến 774,7% vào năm 1986

Cuối năm 1986, tại Đại hội VI, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng

sự thật, nói rõ sự thật”, Đảng ta đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của mình,khẳng định những mặt làm được, phân tích những sai lầm, khuyết điểm, đề ra đườnglối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ởnước ta

Trang 8

và trong nước có những thuận lợi cơ bản, nhưng cũng có nhiều khó khăn phức tạp.Thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu do Đại hội thứ V đề ra, nhân dân ta đã anh dũngphấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xãhội, giành những thắng lợi to lớn trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụquốc tế Đại hội cũng nhận rõ: Tình hình kinh tế - xã hội đang có những khó khăn gaygắt; sản xuất tăng chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; phân phối lưu thông cónhiều rối ren; những mất cân đối lớn trong nền kinh tế chậm được thu hẹp; quan hệ sảnxuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố; đời sống nhân dân lao động còn nhiều khókhăn… Nhìn chung, chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu tổng quát do Đại hội lầnthứ V đề ra là về cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân

- Về nguyên nhân dẫn đến tình hình trên, Đại hội nhấn mạnh trong những năm quaviệc nhìn nhận, đánh giá tình hình cụ thể về các mặt kinh tế, xã hội của đất nước đã cónhiều thiếu sót Do vậy đã dẫn đến nhiều sai lầm “trong việc xác định mục tiêu vàbước đi về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinhtế” Đại hội thẳng thắn cho rằng: “Những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêmtrọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổchức thực hiện”, đặc biệt là bệnh chủ quan duy ý chí, lạc hậu về nhận thức lý luận

- Từ thực tiễn, Đại hội nêu lên những bài học quan trọng

+ Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dânlàm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động

Trang 9

+ Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quyluật khách quan Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật khách quan là điềukiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng

+ Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điềukiện mới Bốn là, phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một Đảngcầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

- Đại hội VI đã đưa ra quan điểm mới về cải tạo xã hội chủ nghĩa dựa trên 3 nguyêntắc: Nhất thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất vàtrình độ của lực lượng sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp Phải xuấtphát từ thực tế của nước ta và là sự vận dụng quan điểm của Lênin coi nền kinh tế có

cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ Trong công cuộc cải tạo

xã hội chủ nghĩa phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả 3 mặt xây dựng chế độcông hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa

1 Về kinh tế

- Đại hội VI của Đảng ta đã xác định đường lối đổi mới, coi phát triển kinh tế là nhiệm

vụ trọng tâm, gắn đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị… đã mở ra một thời kỳ mớicho đất nước phát triển

- Đặc biệt, Đại hội VI thừa nhận có sản xuất hàng hóa trong chủ nghĩa xã hội;đồngthời chủ trương kiên quyết xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơchế quản lý mới, áp dụng những biện pháp kích thích sản xuất, mở rộng giao lưu hànghoá, xoá bỏ tình trạng ngăn sông cấm chợ, chia cắt thị trường Tiếp đó, Nghị quyếtTrung ương 2 (tháng 4-1987) về lưu thông phân phối, quyết định bỏ chính sách haigiá, thực hiện “bốn giảm” , tiếp tục xoá bỏ tình trạng “ngăn sông, cấm chợ” Nghịquyết Trung ương 3 (tháng 8-1987) quyết định chuyển hoạt động của các đơn vị côngnghiệp quốc doanh sang kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đổi mới quản lý nhà nước vềkinh tế, thực hiện tự chủ trong kinh doanh Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (tháng 4-1988) về tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, thực hiện việc khoán đến hộ(“khoán 10”), tạo động lực mới thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhanh, toàn diện

Trang 10

- Nhìn chung, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá, trong đó

sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã bảo đảm

an ninh lương thực quốc gia; sản phẩm công nghiệp phát triển ngày càng đa dạng vàphong phú về chủng loại, chất lượng được cải thiện, từng bước nâng cao khả năngcạnh tranh, bảo đảm cung cầu của nền kinh tế, giữ vững thị trường trong nước và mởrộng thị trường xuất khẩu; chú trọng đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp mới,công nghệ cao; khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng ổn định

- Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắnsản xuất với thị trường

- Về cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa

- Nông nghiệp có sự biến đổi quan trọng, đã chuyển từ độc canh lúa, năng suất thấp vàthiếu hụt lớn, sang không những đủ dùng trong nước, còn xuất khẩu gạo với khốilượng lớn, đứng thứ hai thế giới, góp phần vào an ninh lương thực quốc tế; xuất khẩu

cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, thủy sản với khối lượng lớn đứng thứ hạng cao trênthế giới

- Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu củasản xuất và đời sống: ngành du lịch, bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ nhanh;các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý; có bước phát triển theohướng tiến bộ, hiệu quả

- Thực hiện có kết quả chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, phát huyngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần kinh tế

- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần dần được hình thành,kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định

- Hội nghị Trung ương 2 (4/1987) chủ trương về một số biện pháp cấp bách về phânphối lưu thông Trọng tâm là thực hiện bốn giảm: giảm bội chi ngân sách, giảm nhịp

Trang 11

độ tăng giá, giảm lạm phát, giảm khó khăn về đời sống của nhân dân; mở rộng giaolưu hàng hóa, giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa trên các đường giao thông; thựchiện cơ chế một giá và chế độ lương thống nhất cả nước; giảm tỷ lệ bội chi ngân sách

và bội chi tiền mặt, tiết kiệm chi tiêu, chống tiêu cực; chuyển hoạt động của các đơn vịkinh tế quốc doanh sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa; đổi mới quản lý nhànước về kinh tế Quyết định số 217-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (14/11/1987) traoquyền tự chủ cho các doanh nghiệp

- Trong nông nghiệp nổi bật là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (4/1988) về khoán sảnphẩm cuối cùng đến nhóm hộ và hộ xã viên (gọi tắt là Khoán 10) Theo đó, ngườinông dân được nhận khoán và canh tác trên diện tích ổn định trong 15 năm; bảo đảm

có thu nhập từ 40% sản lượng khoán trở lên Lần đầu tiên Luật Đầu tư nước ngoàiđược Quốc hội khóa VIII thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/1988 Vd: Người dân tựsản xuất gạo Đưa Việt Nam từ nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạolớn thứ hai thế giới

- Trong công nghiệp, xóa bỏ chế độ tập trung, bao cấp, chuyển hoạt động của các đơn

vị kinh tế quốc doanh sang kinh doanh xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra động lực mạnh

mẽ, giải phóng mọi năng lực sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học - kỹ thuật, phát triểnkinh tế hàng hoá theo hướng đi lên chủ nghĩa xã hội với năng suất, chất lượng, hiệuquả ngày càng cao Vd: Sản xuất xi măng, thép, thiếc.,,,,,

- Về cải tạo xã hội chủ nghĩa, Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài của nhiều thànhphần kinh tế Nâng cao vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc doanh, phát huy khả năngtích cực của các thành phần kinh tế khác Các thành phần kinh tế bình đẳng về quyềnlợi, nghĩa vụ trước pháp luật

2 Về chính sách xã hội

- Đại hội cho rằng: “ Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người:điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình, giai cấp, dântộc cần thể hiện đầy đủ trong thực tế và quan điểm của Đảng và nhà nước về sựthống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội ” Mục đích của chính sách xã

Trang 12

hội là phục vụ con người, nhầm phát huy yếu tố con người tạo động lực để thúc đẩyphát triển kinh tế và lĩnh vực khác.

- Cần có chính sách xã hội cư bản, lâu dài và xác định được những nhiệm vụ mục tiêuphù hợp với yêu cầu, khả năng trong những chặng đường đầu tiên Từ quan điểm trênđại hội xác định trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên cần tập trung giảiquyết tốt những vẫn đề sau:

+ Chính sách về dân số giải quyết việc làm cho người lao động

+ Thực hiện công bằng xã hội lối sống có văn hóa

+ Bảo đảm an toàn xã hội, khôi phục trật tự kỉ cương trong mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội

+ Chăm lo đáp ứng các nhu cầu giáo dục, văn hóa tăng cường sức khỏe của nhân dân.+ Triển khai xây dựng chính sách bảo hộ xã hội, thực hiện đúng chính sách giai cấp vàchính sách dân tộc

3 Về quốc phòng và an ninh

- Đề cao cảnh giác, tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh của đất nước, quyếtđánh thắng kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, bảo đảm chủ động trong mọitình huống để bảo vệ tổ quốc

- Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta luôn chỉ rõbảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng, không một chút lơi lỏng Trong công cuộcđổi mới, cùng với quá trình đổi mới tư duy về kinh tế-xã hội mang tính chất sáng tạo,cách mạng và khoa học, Đảng cũng luôn chăm lo xây dựng và từng bước đổi mới hoànthiện đường lối quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VI của Đảng (tháng 12-1986) là đại hội đổi mới toàn diện, triệt để đất nước Cùngvới những tìm tòi đổi mới mang tính đột phá trong đường lối phát triển kinh tế-xã hội,nhiều chủ trương, chính sách trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng và an ninh cũngđược đổi mới, nhằm đáp ứng kịp thời với những đổi mới trên các lĩnh vực khác nhau.Định hướng cho sự phát triển đất nước theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa, Đại hội lầnthứ VI xác định: “Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng, quyết tâm đem

Trang 13

hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xâydựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN,đồng thời tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòabình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội” Trong giai đoạn mới, toàn Đảng,toàn dân, toàn quân luôn thấu suốt quan điểm: “Toàn dân xây dựng đất nước và bảo vệ

Tổ quốc”; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước, của cả hệ thống chính trị trongthực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc Đại hội VI cũng chỉ rõ, xâydựng nền quốc phòng toàn dân trong thời kỳ đổi mới là phải xây dựng quân đội chínhquy, có chất lượng tổng hợp ngày càng cao, có tổ chức hợp lý, có kỷ luật chặt chẽ, cótrình độ sẵn sàng chiến đấu cao, luôn gắn liền với phát triển dân quân, tự vệ với sốlượng và chất lượng phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạngmới; thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội; đẩy mạnh công tác tổng kết thựctiễn, nghiên cứu, phát triển khoa học và nghệ thuật quân sự nước nhà Từng bước pháttriển công nghiệp quốc phòng đi đôi với tăng cường tiềm lực kinh tế của đất nước.Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và các kỳ đại hội tiếp theo, nhiệm vụ quân sự, quốcphòng đã đạt được những thành tựu quan trọng Từng bước xây dựng nền quốc phòngtoàn dân gắn với xây dựng nền an ninh nhân dân Trong công tác quân sự, quốc phòng

có nhiều điều chỉnh chiến lược lớn, bố trí lại lực lượng trên phạm vi toàn quốc, tạo rathế trận phòng thủ hợp lý, tăng cường khả năng phòng thủ ở những khu vực trọngđiểm Xây dựng các tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc…

4 Về nhiệm vụ đối ngoại

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng có những điểm đổi mới về tư duy đốingoại Trước hết là rút ra những bài học kinh nghiệm về sự cần thiết phải đổi mớiphương cách tập hợp lực lượng là “phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnhthời đại trong điều kiện mới”; nhận thức được xu thế mở rộng phân công, hợp tác giữacác nước, kể cả các nước có chế độ kinh tế, xã hội khác nhau cũng là những điều kiệnrất quan trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Từ đó, Đảng ta chủtrương “sử dụng tốt mọi khả năng mở rộng quan hệ thương mại, hợp tác kinh tế vàkhoa học, kỹ thuật với bên ngoài để phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”

Trang 14

- Sau gần hai năm thực hiện đường lối đổi mới, ngày 20/5/1988, Bộ Chính trị ra Nghịquyết số 13/NQ-TW “Về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới”.Trong đó, mục tiêu đối ngoại được Nghị quyết khẳng định “lợi ích cao nhất của Đảng

và nhân dân ta là phải củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung sức xây dựng và pháttriển kinh tế” Theo cố Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, “Nghị quyết 13

về đối ngoại của Bộ Chính trị là một cuộc đổi mới mạnh mẽ tư duy trong việc đánh giátình hình thế giới, trong việc đề ra mục tiêu và chuyển hướng toàn bộ chiến lược đốingoại của ta”

- Sau Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị, tháng 3/1990, Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa VI đã ban hành Nghị quyết số 8A “Về tình hình các nước

xã hội chủ nghĩa, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và nhiệm vụ cấp bách của Đảngta” Theo đó, việc mở rộng quan hệ đối ngoại theo phương châm “thêm bạn, bớt thù”được coi là một trong những nhiệm vụ cấp bách; đồng thời, Nghị quyết xác định: Cáchđóng góp tốt nhất và thiết thực nhất lúc này vào các mạng thế giới là thực hiện thắnglợi đường lối đổi mới của Đảng, làm cho Việt Nam ngày càng ổn định về chính trị,phát triển về kinh tế, xã hội, mạnh về quốc phòng và an ninh

- Triển khai thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, từ năm 1986 - 1990, Việt Nam đãđẩy mạnh hoạt động đối ngoại kinh tế, đối ngoại chính trị Kết quả hoạt động đối ngoạiđạt được trong những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX tuy mới là bước đầu, nhưng

có ý nghĩa quan trọng, mở cửa giao lưu hợp tác với bên ngoài, tạo được vị thế mới chođất nước trong quan hệ quốc tế Đặc biệt là tăng cường quan hệ đặc biệt giữa ba nướcĐông Dương, quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước trongcộng đồng xã hội chủ nghĩa, bình thường hóa quan hệ với Tung Quốc vì lợi ích củanhân dân hai nước

Ngày đăng: 04/04/2023, 09:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w