2315 /QĐ-SGTVT

14 480 6
2315 /QĐ-SGTVT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM

QUYẾT ĐỊNHBan hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCMGIÁM ĐỐC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập;Căn cứ Quyết định số 09/QĐ-UB ngày 09/1/1991 về thành lập Sở Giao thông – Công chánh; Quyết định số 1187/QĐ-UB ngày 21 tháng 3 năm 2005 đổi tên Sở Giao thông Công chánh thành Sở Giao thông - Công chính; Quyết định số 53/2008/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh về đổi tên Sở Giao thông – Công chính thành Sở Giao thông vận tải trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; Căn cứ Quyết định số 70/2010/QĐ-UBND ngày 17/09/2010 của Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh;Căn cứ Quyết định số 4179/QĐ-UBND ngày 18/9/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ủy quyền cho Giám đốc Sở giao thông – Công chính ký quyết định phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc;Căn cứ Quyết định số 4196/QĐ-UB-NC ngày 12/9/1996 của Uỷ ban nhân dân thành phố về việc cho phép thành lập Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM thuộc Sở Giao thông công chánh;Căn cứ Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND ngày 19/3/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Qui định tổ chức, quản lý, khai thác hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.Xét đề nghị của Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM tại công văn số 5231/TT-TCHC ngày 09/12/2010 về đề nghị điều chỉnh một số nội dung của Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm;Theo đề nghị của Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ Sở,QUYẾT ĐỊNH : Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM.UỶ BAN NHÂN DÂNTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHSỞ GIAO THÔNG VẬN TẢISố 2315 /QĐ-SGTVTCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúcTP.Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 8 năm 2011 Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2053/QĐ-SGTVT ngày 13/7/2009 của Sở Giao thông vận tải ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng.Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng Sở, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ, Trưởng các phòng ban của Sở, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở và Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.Nơi nhận: GIÁM ĐỐC- Như điều 3;- UBND TP “để báo cáo”;- Sở Nội vụ ;- BGĐ, ĐU, Công đoàn, Đoàn TN Sở;- Các đơn vị trực thuộc Sở; - Lưu VPS; P. TCCB ( Ng- TTQL&ĐHVTHKCC). Trần Quang Phượng 2 UỶ BAN NHÂN DÂNTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHSỞ GIAO THÔNG VẬN TẢICỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúcQUY CHẾ Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng thành phố Hồ Chí Minh(Ban hành kèm theo Quyết định số 2315 /QĐ-SGTVT ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Giám đốc Sở Giao thông vận tải)Chương INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng thành phố Hồ Chí Minh (sau đây được gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM (Sở GTVT); có chức năng tham mưu, giúp Sở Giao GTVT thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực vận tải hành khách công cộng trong phạm vi thành phố và các tỉnh lân cận có liên quan; đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Giám đốc Sở GTVT thành phố.Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu, do ngân sách nhà nước đảm bảo một phần chi phí cho hoạt động thường xuyên, có tư cách pháp nhân; có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và Ngân hàng nhà nước để hoạt động theo quy định.Tên giao địch bằng tiếng Anh: HO CHI MINH CITY MANAGEMENT & OPERATION CENTER FOR PUBLIC TRANSPORT (MOCPT).Trụ sở Trung tâm đặt tại số 102 đường Ký Con, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.Điện thoại liên lạc: (08)38.224913 – (08)39.142585; Fax: (08)38.215969Điều 2. Nguyên tắc hoạt động của Trung tâm 1. Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Sở GTVT, đồng thời chịu sự quản lý Nhà nước của cơ quan chức năng có liên quan theo phân công phân cấp quản lý của ngành và của thành phố.2. Mọi hoạt động của Trung tâm phải đảm bảo tuân thủ theo luật pháp hiện hành, các văn bản pháp quy có liên quan và các chủ trương, chính sách của thành phố.3. Làm việc theo định hướng cải cách, luôn đổi mới phương pháp hoạt động để đáp ứng kịp thời yêu cầu của ngành và nhu cầu phát triển của cộng đồng 3 dân cư thành phố. Từng bước chuyên môn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo chất lượng công tác và nâng cao hiệu quả phục vụ nhu cầu xã hội.4. Bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong các định hướng quy hoạch chiến lược phát triển chuyên ngành của Trung tâm.5. Chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo, thống kê và thực hiện đầy đủ các quy định của cấp trên về tổ chức và quản lý chuyên ngành.Chương IINHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TRUNG TÂMĐiều 3. Về công tác quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển1. Tham gia xây dựng kế hoạch công tác hàng năm, 5 năm và dài hạn; chiến lược quy hoạch phát triển hệ thống (bao gồm phát triển, điều chỉnh hệ thống mạng lưới, kết cấu hạ tầng và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến) vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, xe đưa rước học sinh - sinh viên - công nhân, taxi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và vận tải khách công cộng bằng xe buýt đến các tỉnh lân cận (sau đây được gọi tắt là hoạt động vận tải khách công cộng) có kết hợp với sự hình thành của hệ thống vận chuyển khách khối lượng lớn như Subway (metro), tramway, monorail trong từng thời kỳ.2. Dự báo kế hoạch hàng năm và kế hoạch ngắn hạn cho hoạt động vận tải khách công cộng; tổ chức khảo sát, đo đếm, thống kê kết quả và dự báo nhu cầu đi lại của hành khách trên mạng lưới xe buýt. Thuê tư vấn nghiên cứu, đề xuất việc điều chỉnh luồng tuyến khi có yêu cầu để làm cơ sở cho việc đánh giá nhu cầu phát triển mạng lưới xe buýt.3. Tổ chức thực hiện đặt hàng, đấu thầu khai thác dịch vụ, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo kế hoạch của Sở GTVT, chủ đầu tư các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng (gồm các dự án xây dựng mới; công tác duy tu, sửa chữa kết cấu hạ tầng ) và các dự án ứng dụng kỹ thuật tiên tiến; quản lý các dự án này theo quy định của pháp luật. 4. Hàng năm tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch và kế hoạch được duyệt; đề xuất báo cáo Sở GTVT các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch.Điều 4. Công tác quản lý và điều hành hệ thống vận tải khách công cộng1. Quyết định mở tuyến mới bao gồm tuyến xe buýt được trợ giá và tuyến xe buýt không trợ giá trong phạm vi thành phố trên cơ sở quy hoạch mạng lưới xe buýt được phê duyệt; quyết định điều chỉnh lộ trình tuyến xe buýt; về số lượng xe kể cả số xe dự phòng cần cho mỗi tuyến xe buýt, về quy cách và chủng loại xe chạy trên từng tuyến; quyết định dừng hoạt động đối với các tuyến xe buýt không hiệu quả và không theo quy hoạch. Quyết định các tuyến xe buýt có chế độ chạy xe được quy định riêng. Quyết định mở mới, điều chỉnh và dừng hoạt động phải thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Giao thông Vận tải. 4 2. Quyết định biểu đồ chạy xe từng tuyến xe buýt. 3. Được điều chỉnh các thông số liên quan đến tuyến xe buýt trong các trường hợp sau đây:a) Thay đổi tạm thời lộ trình hoạt động của từng tuyến trong thời gian sửa chữa cầu, đường giao thông, tiến hành thử nghiệm phân luồng giao thông;b) Điều chỉnh tuyến nhưng không thay đổi điểm đầu, điểm cuối và nằm trong giới hạn thay đổi cự ly (tăng, giảm) không vượt quá 20% cự ly ban đầu của tuyến xe buýt;c) Thay đổi thời gian đóng mở tuyến cho phù hợp với nhu cầu đi lại;d) Trên cơ sở số chuyến quyết định ban đầu, tăng giảm chuyến xe theo nhu cầu đi lại từng thời điểm trong ngày và những ngày lễ, Tết, các ngày khai giảng, thi tuyển các cấp;đ) Đề xuất hợp lý hoá chủng loại phương tiện hoạt động trên tuyến.4. Làm đầu mối tiếp nhận, kiểm tra và thanh quyết toán tiền trợ giá cho các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Xác nhận, tái xác nhận kết quả vận chuyển của xe buýt, làm cơ sở báo cáo thống kê, thanh quyết toán trợ giá. Đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt báo cáo quyết toán trợ giá xe buýt theo đúng thời gian quy định.5. Quản lý hoạt động khai thác các tuyến xe buýt để bảo đảm mạng lưới xe buýt hoạt động theo đúng biểu đồ. Có quyền điều động đột xuất các xe buýt để giải tỏa các ách tắc, thiếu xe đột biến trong mạng lưới xe buýt. Là đầu mối tổ chức các tuyến xe buýt.6. In, phân phối và kiểm tra lệnh vận chuyển của các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tham gia khai thác tuyến xe buýt.7. Điều hoà, phối hợp hoạt động của các phương tiện vận tải hành khách công cộng thuộc mọi thành phần kinh tế trên các tuyến, đáp ứng yêu cầu đi lại thuận lợi của nhân dân thành phố.8. Khai thác và lập phương án liên kết, hợp tác về đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố (kể cả dự án có tài trợ của nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế) báo cáo Sở GTVT trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.9. Triển khai thực hiện quy hoạch về tổ chức đầu mối các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.10. Tiếp nhận đề nghị tham gia hoạt động vận tải hành khách công cộng của các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh vận tải hành khách công cộng với Sở GTVT.5 11. Ký kết hợp đồng khai thác vận chuyển hành khách bằng xe buýt với các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt khai thác tuyến xe buýt thông qua hình thức hợp đồng đặt hàng hoặc hợp đồng trúng thầu. 12. Thực hiện việc cấp phù hiệu cho các xe taxi theo sự ủy quyền của Sở GTVT; yêu cầu các doanh nghiệp taxi báo cáo tình hình hoạt động theo định kỳ hoặc đột xuất; tham mưu đề xuất và báo cáo Sở GTVT những vấn đề liên quan đến việc cấp phù hiệu xe taxi.13. Thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đăng ký số lượng biển hiệu hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh và các loại xe tương tự khác.14. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Sở Giao thông vận tải.Điều 5. Công tác quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển kết cấu hạ tầng vận tải hành khách công cộng thành phố1. Kịp thời báo cáo và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan của thành phố xử lý các hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm.2. Trung tâm có trách nhiệm khảo sát, chọn các vị trí xây dựng trạm dừng nhà chờ xe buýt theo quy định; thông báo vị trí xây dựng, lắp đặt trạm dừng, nhà chờ xe buýt, sau khi được Sở GTVT phê duyệt cho Uỷ ban nhân dân các Quận, Huyện để được hỗ trợ thực hiện.3. Xây dựng, lắp đặt hệ thống trạm dừng, nhà chờ, biển báo cho hoạt động xe buýt tại những địa điểm, vị trí thuận lợi cho việc đi lại của hành khách; có kiểu dáng, kích thước thiết kế phù hợp, đảm bảo an toàn giao thông, mỹ quan đô thị và đúng quy chuẩn.4. Quản lý và khai thác sử dụng các kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xe buýt được giao (bao gồm trạm dừng, nhà chờ, biển treo, ô sơn, bảng đầu cuối tuyến, các đầu mối trung chuyển…), đảm bảo các kết cấu hạ tầng này hoạt động tốt, việc thông tin và quảng cáo trên các trụ trạm dừng, nhà chờ xe buýt phục vụ khách công cộng phải thực hiện đúng quy định.5. Quản lý các bến, nhà ga xe buýt được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Sở Giao thông vận tải; tổ chức thực hiện các bãi giữ xe miễn phí cho khách đi xe buýt tại các bến, nhà ga xe buýt thuộc phạm vi quản lý hoặc địa điểm thuê theo hợp đồng. 6. Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt được thực hiện theo các nguồn vốn sau đây:a) Việc di dời, lắp đặt vị trí mới, sửa chữa, duy tu bảo dưỡng đối với trụ trạm dừng, nhà chờ, biển treo, trụ đầu cuối tuyến, ô sơn được sử dụng từ nguồn vốn sự nghiệp được duyệt (kinh phí hoạt động không thường xuyên);6 b) Việc đầu tư sản xuất và lắp đặt mới trụ trạm dừng, biển treo, trụ đầu cuối tuyến, trên tuyến xe buýt được sử dụng chủ yếu từ nguồn phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị; vốn từ nguồn ngân sách, được giải quyết hỗ trợ theo quyết định của Giám đốc Sở GTVT;c) Việc đầu tư lắp đặt mới nhà chờ xe buýt được sử dụng từ nguồn vốn phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị hoặc từ hình thức xã hội hoá thông qua đấu thầu chọn nhà đầu tư, với cơ chế nhà đầu tư ứng vốn thi công và được thanh toán bằng nguồn thu quảng cáo;7. Báo cáo định kỳ về tình hình chất lượng công trình xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho hoạt động xe buýt thuộc phạm vi được phân công quản lý theo yêu cầu của Sở GTVT.Điều 6. Công tác giám sát, kiểm tra hoạt động vận tải hành khách công cộng thành phố1. Chịu trách nhiệm kiểm tra hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và lập biên bản xử lý hành vi vi phạm nội dung hợp đồng đặt hàng hoặc hợp đồng trúng thầu đã ký giữa Trung tâm với các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.2. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật chuyên ngành với mọi đối tượng có liên quan đến hoạt động vận tải hành khách công cộng và các công trình phục vụ vận tải hành khách công cộng. Phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra xử lý những vi phạm phát sinh, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm quy định khai thác tuyến xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật và phân cấp của Sở Giao thông vận tải.3. Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan (lực lượng công an các cấp, Cảnh sát giao thông đường bộ, Thanh tra Sở Giao thông vận tải…) để hỗ trợ kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm có liên quan đến hoạt động vận tải hành khách công cộng.4. Triển khai thực hiện theo quyết định của Sở GTVT về việc điều chỉnh giá vé cụ thể cho từng luồng tuyến xe buýt trên cơ sở khung giá vé đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. 5. Tổ chức họp định kỳ với các doanh nghiệp xe buýt để giải quyết các khó khăn vướng mắc.6. Theo dõi, kiểm tra và tổng hợp báo cáo kết quả giải quyết phản ánh của các doanh nghiệp xe buýt.7. Theo dõi quá trình hành nghề của lái xe và nhân viên phục vụ trên xe buýt trên địa bàn thành phố. Xử lý và thông báo rộng rãi đến các doanh nghiệp vận tải bằng xe buýt danh sách các lái xe và nhân viên phục vụ trên xe buýt vi phạm quy định về hoạt động xe buýt trên cơ sở hợp đồng khai thác tuyến xe buýt.7 8. Định kỳ hàng năm và đột xuất, tiến hành kiểm tra điều kiện hoạt động của doanh nghiệp khi tham gia vận tải khách công cộng bằng xe buýt; kiểm tra tiêu chuẩn các xe buýt; giám sát chất lượng phục vụ; thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong tổ chức quản lý, sử dụng thiết bị giám sát hành trình trên xe buýt hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.9. Chủ trì, phối hợp với lực lượng kiểm tra của các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt để kiểm tra hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; trực tiếp phân công điều hành lực lượng kiểm tra này.10. Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng xe taxi trên địa bàn TP.HCM theo phân công của Sở GTVT.Điều 7. Công tác tuyên truyền, quảng bá hoạt động vận tải hành khách công cộng thành phố1. Tổ chức các kênh thông tin trực tuyến và thực hiện việc đăng tin trên cổng thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải để tuyên truyền vận động nhân dân tham gia đi lại bằng xe buýt; đầu mối tổ chức hướng dẫn, giải đáp thắc mắc về mạng lưới xe buýt thành phố và các ý kiến phản ảnh liên quan đến trách nhiệm của Trung tâm; chuyển và theo dõi việc trả lời của các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng về các phản ảnh, khiếu nại của người dân.2. Nghiên cứu, đề xuất việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong quản lý và điều hành hoạt động xe buýt.3. Nghiên cứu biện pháp tuyên truyền, tiếp thị hoạt động xe buýt rộng rãi đến đối tượng là hành khách tiềm năng tham gia sử dụng hệ thống vận chuyển hành khách công cộng.Điều 8. Công tác tham mưu xây dựng chế độ chính sách phát triển hoạt động vận tải hành khách công cộng1. Tham gia ý kiến về điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các quy định quản lý hoạt động xe buýt; nghiên cứu đề xuất các chính sách ưu dãi nhằm khuyến khích, phát triển hoạt động xe buýt.2. Đề xuất việc điều chỉnh đơn giá chi phí vận chuyển khách công cộng bằng xe buýt và đưa xe rước học sinh - sinh viên – công nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh áp dụng hàng năm và cho từng thời điểm nếu có xảy ra biến động về giá.3. Xây dựng trình Sở GTVT ban hành nội quy đi xe buýt và tổ chức thực hiện theo phạm vi được phân công. 4. Đánh giá và đề xuất các chính sách phát triển hoạt động vận tải hành khách công cộng thành phố.5. Nghiên cứu đề xuất báo cáo Sở GTVT trình Ủy ban nhân dân thành phố về chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các phương tiện tham gia vận tải 8 hành khách công cộng trên địa bàn thành phố như: miễn hoặc giảm thuế; giảm các loại phí; trợ giá; bù lỗ và các ưu đãi khác.Điều 9. Công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật1. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tin học và công nghệ tiên tiến khác trong công tác quản lý và điều hành để hoạt động Trung tâm ngày càng được nâng cao hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của ngành và của xã hội.2. Nghiên cứu và đề xuất hợp lý hóa chủng loại, tải trọng các phương tiện và phương thức vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố phù hợp với quy mô luồng tuyến và nhu cầu đi lại của người dân.Chương IIITÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ CÁC NGUỒN KINH PHÍTrung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng thực hiện chế độ tài chính theo quy định hiện hành đối với đơn vị sư nghiệp công lập đã được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.Điều 10. Nguồn tài chính1. Kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp a) Kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp để bảo đảm hoạt động sự nghiệp theo chức năng nhiệm vụ được giao;b) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện các dự án, vốn sự nghiệp dành cho công tác duy tu và sửa chữa thường xuyên công trình trụ dừng, nhà chờ; kinh phí trợ giá xe buýt, các loại vốn khác được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; c) Kinh phí khác do ngân sách cấp.2. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp bao gồma) Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí, thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;b) Thu từ hoạt động dịch vụ;c) Thu từ các hoạt động sự nghiệp khác;d) Nguồn khác theo quy định của pháp luật.3. Các khoản chi gồma) Chi cho hoạt động quản lý và sửa chữa thường xuyên trụ dừng, nhà chờ theo chức năng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao;b) Chi thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản;c) Chi trợ giá xe buýt;d) Chi cho các hoạt động dịch vụ;9 đ) Chi hoạt động sự nghiệpe) Chi khác.Điều 11. Quản lý tài chínhĐơn vị thực hiện quản lý theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu như sau: 1. Quản lý tài chính, tài sản được nhà nước giao, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện chế độ chi tiêu tài chính theo quy định của pháp luật.2. Mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản kinh phí và nguồn thu sự nghiệp thuộc ngân sách Nhà nước; được phép mở thêm tài khoản tại ngân hàng để phản ánh các khoản kinh phí thuộc nguồn thu hoạt động sản xuất kinh doanh cung ứng dịch vụ.3. Lập và trình duyệt dự toán thu chi hàng năm, báo cáo cơ quan chủ quản và Sở Tài chính. Đối với các khoản thu, chi thuộc ngân sách nhà nước phải được thể hiện trong tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành. Kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên, không thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp nếu chưa chi hết trong năm thì được xử lý theo quy định hiện hành.4. Căn cứ quy định của nhà nước, phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng chế độ định mức khoán đối với công tác duy tu, sửa chữa các trụ dừng, nhà chờ.5. Việc mở sổ sách kế toán, hạch toán thu chi, thống kê, báo cáo tài chính và công khai tài chính phải thực hiện theo quy định của pháp luật; chịu sự kiểm tra giám sát của Sở GTVT và các cơ quan quản lý nhà nước.6. Trung tâm bổ sung kinh phí, hoạt động từ các nguồn được giao và nguồn thu mang tính chất dịch vụ theo đúng quy định của đơn vị sự nghiệp có thu.7. Nghiên cứu đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở GTVT) kế hoạch tổ chức, sử dụng và phát triển nguồn quỹ có liên quan đến vận tải hành khách công cộng.8. Tham gia xây dựng các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động xe buýt; xác định khung giá vé, các chính sách miễn giảm giá vé và khung trợ giá của Nhà nước cho hoạt động xe buýt.9. Chịu trách nhiệm kiểm tra, cấp phát, thanh quyết toán và hạch toán kế toán trợ giá xe buýt cho các doanh nghiệp vận tải bằng xe buýt theo quy định; Tổng hợp và trình cơ quan thẩm quyền xét duyệt quyết toán kinh phí trợ giá xe buýt theo quy định.10 . cộng TP.HCM.UỶ BAN NHÂN DÂNTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHSỞ GIAO THÔNG VẬN TẢISố 2315 /QĐ-SGTVTCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúcTP.Hồ. hành khách công cộng thành phố Hồ Chí Minh(Ban hành kèm theo Quyết định số 2315 /QĐ-SGTVT ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Giám đốc Sở Giao thông vận tải)Chương

Ngày đăng: 16/01/2013, 09:16

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan