câu hỏi ôn tập tài chính tiền tệ - Hệ Trung cấp, cao đẳng
Trang 1CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TIỀN TỆ - Trung cấp
1/ Khái niệm NHTW? Nêu các mô hình của NHTW?
2/ NHTW có mấy chức năng? Hãy trình bày chức năng là ngân hàng của Chính phủ ?
3/ NHTW có mấy chức năng? Tại sao nói NHTW là ngân hàng của các ngân hàng?
3/ Nêu các mục tiêu của chính sách tiền tệ?
4/ Nêu các công cụ của chính sách tiền tệ?
5/ Tổng cầu là gì? Nêu sự hình thành đường AD theo thuyết lượng tiền? Vẽ đồ thị minh họa? 6/ Hãy nêu các nhân tố làm dịch chuyển đường AD?
7/ Hãy nêu các nhân tố làm dịch chuyển đường tổng cung AS trong ngắn hạn?
8/ Xác định điểm cân bằng cung cầu trong ngắn hạn? Giải thích bằng đồ thị?
9/ Lạm phát là gì? VN đo lường LP bằng chỉ số nào ?
10/ Lạm phát chi phí đẩy là gì ? Giải thích bằng đồ thị ?
11/ Hậu quả của lạm phát ?
12/ Kiểm soát lạm phát như thế nào ?
1/ Khái niệm NHTW? Nêu các mô hình của NHTW?
- Khái niệm :
NHTW là một định chế công cộng, có thể độc lập hoặc trực thuộc Chính phủ; thực hiện chức năng độc quyền phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng của Chính phủ và chịu trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước về các hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng
- Các mô hình của NHTW :
Mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ : Chính phủ chi phối về nhân sự, tài chính và sự điều hành CSTT Hạn chế của mô hình này là NHTW mất tính tự chủ trong điều hành CSTT
Mô hình NHTW độc lập với Chính phủ nhưng lệ thuộc quốc hội
*Ưu: + NHTW quyết định xây dựng & thực thi cstt
Trang 2+ Không lệ thuộc chính phủ phát hành tiền + Tính độc lập càng cao thì biến vĩ mô (lạm phát, tăng trưởng kinh tế) càng hoạt động tích cực
*Nhược : Không có sự hài hòa giữa cstt và cstk
2/ NHTW có mấy chức năng ? Hãy trình bày chức năng là ngân hàng của Chính phủ ?
NHTW có bốn chức năng :
- Là ngân hàng phát hành tiền
- Là ngân hàng của các ngân hàng
- Là ngân hàng của chính phủ
- Chức năng quản lý nhà nước
* Là ngân hàng của chính phủ:
- Làm thủ quỹ cho kho bạc nhà nước
Chính phủ ủy thác cho BTC (Bộ TC) hay KB mở TK tại NHTW
Tiền gửi của Chính phủ (vàng, ngoại tệ, chứng khoán của các tổ chức phát hành)
là nguồn vốn dài hạn cho NHTW
Kho bạc có thể gửi ở các NHTM để hưởng LS cao
Làm đại lý và cấp tín dụng cho chính phủ
- Quản lý dự trữ quốc gia (dự trữ vàng, ngoại tệ, giấy tờ có giá của nước ngoài) NHTW
có thể dùng nguồn này để thực thi CSTT
- Cho Chính phủ vay:
Bù đắp thiếu hụt tạm thời hay bội chi ngân sách
Cho Chính phủ vay làm tăng cung tiền => lạm phát
Cấp gián tiếp thông qua tái chiết khấu TP kho bạc do NHTG nắm giữ
- Làm đại lý, đại diện và tư vấn cho Chính phủ:
Làm đại lý trong việc phát hành chứng khoán chính phủ
Làm đại diện ký kết các điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng
Tư vấn cho Chính phủ về chính sách TT
Trang 33/ NHTW có mấy chức năng ? Tại sao nói NHTW là ngân hàng của các ngân hàng?
NHTW có bốn chức năng :
- Là ngân hàng phát hành tiền
- Là ngân hàng của các ngân hàng
- Là ngân hàng của chính phủ
- Chức năng quản lý nhà nước
* NHTW là ngân hàng của các ngân hàng vì NHTW thực hiện các nghiệp vụ như sau:
- Mở TK và nhận tiền gửi của NH trung gian
- Cấp tín dụng cho các NH trung gian
Tái chiết khấu giấy tờ có giá
Cho vay ứng trước có đảm bảo bằng chứng khoán/tiền gửi bằng ngoại tệ tại NHTW
ĐK cấp tín dụng chặt chẽ, giới hạn ở mức tái chiết khấu, thời hạn và chủng loại chứng từ có giá được chấp nhận CK
Là người cho vay cuối cùng
- Là trung tâm thanh toán cho hệ thống NHTG
Thanh toán không dùng tiền mặt qua NHTW
Tiết kiệm chi phí thanh toán
Đảm bảo vốn luận chuyển nhanh chóng trong hệ thống NH
Phản ánh chính xác quan hệ thanh toán giữa các chủ thể kinh tế
Kiểm tra sự biến động vốn khả dụng của từng NHTG
3/ Nêu các mục tiêu của chính sách tiền tệ?
Có sáu mục tiêu của chính sách tiền tệ
• Mục tiêu ổn định giá cả
• Mục tiêu ổn định tỷ giá hối đoái
• Mục tiêu ổn định lãi suất
Trang 4• Mục tiêu ổn định thị trường tài chính.
• Mục tiêu tăng trưởng kinh tế
• Mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp
* Mục tiêu ổn định giá cả:
- Ổn định giá cả có tầm quan trọng đặc biệt trong định hướng, ổn định và phát triển kinh
tế vĩ mô vì:
+ Nó làm tăng khả năng dự đoán những biến động của môi trường kinh tế vĩ mô + Là động lực góp phần phân phối các nguồn lực xã hội một cách hiệu quả nhất + Cho phép các thị trường tài chính hoạt động trơn chu và hiệu quả hơn
- Ổn định giá cả thông qua việc kiểm soát mức độ lạm phát nhằm ổn định sự phát triển của nền kinh tế
- Đây là mục tiêu hàng đầu và dài hạn của chính sách tiền tệ
* Mục tiêu ổn định tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái ổn định giúp cho các hoạt động kinh tế đối ngoại được hiệu quả hơn và ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước với nước ngoài
* Mục tiêu ổn định lãi suất:
Lãi suất ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư của cá nhân và doanh nghiệp, do đó ổn định lãi suất là một mục tiêu quan trọng của NHTW nhằm ổn định thị trường tài chính
* Mục tiêu ổn định thị trường tài chính:
TTTC là nơi tạo ra nguồn vốn cho phát triển kinh tế, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế NHTW tác động đến khối lượng tín dụng và lãi suất để ổn định TTTC
* Mục tiêu tăng trưởng kinh tế:
Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến tiết kiệm và đầu tư của doanh nghiệp và hộ gia đình, từ
đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
* Mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp:
Tạo việc làm đầy đủ là mục tiêu của tất cả các chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó có CSTT
Trang 5** Quan hệ giữa mục tiêu dài hạn và ngắn hạn:
Trong ngắn hạn mục tiêu ổn định giá cả và mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp mâu thuẫn nhau nhưng trong dài hạn thì mục tiêu ổn định giá cả nhất quán với các mục tiêu còn lại
Nếu quá chú trọng việc thực hiện các mục tiêu ngắn hạn thì NHTW sẽ không đạt được mục tiêu dài hạn của mình, vì vậy NHTW đôi khi cũng phải hy sinh một số mục tiêu ngắn hạn
để đạt được mục đích chính của CSTT là ổn định nền kinh tế trong lâu dài
4/ Nêu các công cụ của chính sách tiền tệ?
* Các công cụ gián tiếp:
a Nghiệp vụ thị trường mở:
- NHTW sử dụng các nghiệp vụ mua bán chứng khoán trên thị trường tiền tệ mở để thay đổi tiền cớ sở (MB), từ đó tác động tới lượng tiền cung ứng và mức lãi suất trên thị trường
- Ưu nhược điểm:
• NHTW có thể kiểm soát khối lượng tiền
• Chủ động, linh hoạt, chính xác
• Gây tác động tức thì đến lượng cung tiền tệ
• NHTW tác động thông qua cơ chế thị trường nên các đối tượng chịu sự tác động thường khó chống đỡ hoặc đảo ngược chiều hướng điều chỉnh của NHTW
b Chính sách tái chiết khấu
- Bao gồm các qui định và điều kiện về việc cho vay của NHTW đối với các NHTM
- Cho vay ngắn hạn đối với các NHTM dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá
- Ưu nhược điểm:
• Các khoản cho vay của NHTW đều được đảm bảo bằng các giấy tờ có giá nên chắc chắn thu hồi được
• Không phải lúc nào NHTM cũng vay NHTW nên công cụ này sẽ giảm hiệu quả
• NHTW chỉ có thể thay đổi mức lãi suất tái chiết khấu chứ không thể ép buộc các NHTM vay từ NHTW được
• Công cụ này không dễ đảo ngược như thị trường mở
c Dự trữ bắt buộc
Trang 6- DTBB là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên một TK tiền gửi tại NHTW Nó được xác định bằng tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số dư tiền gửi trong một khoảng thời gian
- DTBB thay đổi làm cho lượng tiền cung ứng thay đổi theo:
• Tỷ lệ dự trữ tăng nên DTBB tăng làm giảm khả năng cho vay của hệ thống NHTM Và ngược lại
• Tỷ lệ DTBB làm giảm/tăng mức cung vốn trên thị trường liên NH
- Ưu nhược điểm:
• Sự thay đổi tỷ lệ DTBB sẽ ảnh hưởng một cách bình đẳng đến tất cả các NH
• Là công cụ quyền lực ảnh hưởng lớn đến lượng cung tiền
• Thiếu linh hoạt
• Tăng tỷ lệ DTBB có thể gây nên vấn đề mất khả năng thanh toán ngay đối với những NH có dự trữ vượt mức quá thấp
• DTBB thay đổi liên tục sẽ gây ra tình trạng bất ổn cho hoạt động của các NH
* Các công cụ trực tiếp:
a Hạn mức tín dụng: là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các tổ chức tín dụng phải tuân thủ khi cấp tín dụng cho nền kinh tế
b Khung lãi suất
c Biên độ dao động của tỷ giá mua bán ngoại tệ
d Chính sách quản lý ngoại hối
5/ Tổng cầu là gì? Nêu sự hình thành đường AD theo thuyết lượng tiền? Vẽ đồ thị minh họa?
- Tổng cầu là tổng khối lượng HH&DV thành phẩm trong nền kinh tế có nhu cầu tại các mức giá khác nhau
- Xác định AD theo thuyết lượng tiền:
* Ta có công thức: M × V = P × Y
Trong đó, M là số lượng tiền tệ, V là vòng quay tiền tệ, P là mức giá, Y thu nhập thực,
PY là tổng chi tiêu danh nghĩa
Trang 7Theo thuyết lượng tiền thì V là hằng số, lúc này PY sẽ thay đổi theo M
Ví dụ:
Vậy: khi thay đổi tiền cung ứng sẽ làm thay đổi tổng chi tiêu
* Nếu M không đổi do NHTW chưa thay đổi CSTT thì P giảm và Y tăng và ngược lại
Vậy: Tại mỗi mức cung tiền, AD đi xuống từ trái sang phải
- Ta có đồ thị đường tổng cầu :
6/ Hãy nêu các nhân tố làm dịch chuyển đường AD?
A
B
C Mức giá, P
Tổng sản lượng,Y
2,0
1,0
0,5
0,0
AD
Trang 8* Theo thuyết lượng tiền thì tại mỗi mức giá nhất định, khi cung tiền tăng làm tổng chi tiêu tăng, đường AD dịch chuyển sang phải và ngược lại
* Theo các thành phần tổng cầu thì với các nhân tố khác không đổi, tại mỗi mức giá nhất định khi:
- Cung tiền (M) tăng: làm cho lãi suất thực giảm, kích thích đầu tư và xuất khẩu ròng tăng, làm tăng cầu Đường AD dịch chuyển sang phải và ngược lại
- Chi tiêu của Chính phủ (G) tăng, chi tiêu dùng (C) tăng, đầu tư (I) tăng, xuất khẩu ròng (NX) tăng: làm tăng cầu Đường AD dịch chuyển sang phải và ngược lại
- Thuế (T) giảm: dẫn đến thu nhập của dân chúng tăng, kích thích tiêu dùng, làm cầu tăng Đường AD dịch chuyển sang phải và ngược lại
7/ Hãy nêu các nhân tố làm dịch chuyển đường tổng cung AS trong ngắn hạn?
Các nhân tố làm tăng chi phí SX sẽ làm giảm sản lượng nên AS dịch chuyển sang trái
Các nhân tố làm giảm chi phí SX sẽ làm tăng sản lượng nên AS dịch chuyển sang phải 1/ Thị trường lao động: Tăng trưởng KT nên lao động khan hiếm dẫn đến tăng lương, làm cho chi phí SX tăng nên AS dịch chuyển sang trái, và ngược lại
2/ Gía cả dự tính: Gía dự tính tăng, lao động đòi tăng lương làm cho chi phí SX tăng nên AS dịch chuyển sang trái
3/ Đòi tăng lương: Đình công đòi tăng lương, AS dịch chuyển sang trái
4/ Những thay đổi chi phí SX khác (công nghệ, giá nguyên liệu thô – cú sốc cung)
Sốc cung tiêu cực: Cung NL thô giảm => giá tăng => tăng chi phí đầu vào => AS (trái)
Sốc tích cực: Thời tiết thuận lợi => chi phí SX giảm và được mùa => AS (phải), hoặc công nghệ mới => năng suất LĐ cao => giảm giá thành => AS (phải)
8/ Xác định điểm cân bằng cung cầu trong ngắn hạn? Giải thích bằng đồ thị?
Trong ngắn hạn đường tổng cung AS cắt đường tổng cầu AD tại điểm E, E gọi là điểm cân bằng trong ngắn hạn, tại đó mức giá là P* và sản lượng là Y* Trong quan hệ cung cầu, điểm cân bằng là trạng thái mà thị trường luôn hướng tới, nếu thị trường chưa đạt được trạng thái cân bằng thì cơ chế tự điều chỉnh sẽ hướng cung cầu về trang thái cân bằng
Giả sử thị trường ở trạng thái mức giá là P’’ (với P’’>P*): tại đây sản lượng cung tại điểm D và cầu tại điểm A (D>A) Do cung lớn hơn cầu làm cho mức giá giảm và thị trường chỉ đạt được cân bằng khi mức giá thực đạt được tại mức giá P* Và ngược lại khi thị trường ở trạng thái mức
Trang 9giá P’ (P’<P*) thì cầu sẽ lớn hơn cung và thị trường cũng chỉ đạt được cân bằng khi mức giá thực đạt được tại mức giá P* Lúc đó cung cầu gặp nhau tại điểm cân bằng E (P*,Y*)
9/ Lạm phát là gì? VN đo lường LP bằng chỉ số nào ?
- Lạm phát là hiện tượng giá cả tăng nhanh và liên tục trong một thời gian dài
- VN đo lường LP bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI, với CPI phản ánh mức giá bình quân của nhóm hàng hóa và dịch vụ cho nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình
+ Sử dụng CPI để tính tỷ lệ lạm phát:
Ip
Ta có: Gp= x 100%
Ip-1 Trong đó:
Gp là tỷ lệ lạm phát (%)
Ip là chỉ số giá thời kỳ hiện tại
Ip-1 là chỉ số giá thời kỳ trước
0
C Giá, P
Tổng sản lượng thực, Y
Y *
AS
AD
B
P’’
P*
P’
E
Trang 1010/ Lạm phát chi phí đẩy là gì ? Giải thích bằng đồ thị ?
- Lạm phát chi phí đẩy là lạm phát do các cú sốc cung hoặc tiền lương tăng
- Từ đồ thị ta thấy:
Ban đầu, nền kinh tế ở trạng thái điểm 1: việc làm và sản lượng đạt mức tự nhiên
Giả sử người lao động đòi tăng lương, hiệu ứng tăng lương làm dịch chuyển đường cung sang trái từ AS1 đến AS2, lúc này nền kinh tế sẽ dịch chuyển đến trạng thái điểm 1’ Tại điểm 1’ này sản lượng đạt được Y’ thấp hơn Yn, giá tăng lên từ P1 đến P1’ và thất nghiệp gia tăng
Để đạt mục tiêu là tăng việc làm thì các nhà chính sách sẽ áp dụng chính sách kích cầu làm cho đường cầu dịch chuyển sang phải từ AD1 đến AD2 và nền kinh kế sẽ đạt mức cân bằng mới ở điểm 2 Tại đây nền kinh tế đạt được mục tiêu sản lượng và việc làm ở mức tự nhiên nhưng giá đã tăng lên từ P1’ đến P2
Vậy, nếu quá trình này được lặp lại nhiều lần thì lạm phát xảy ra vì giá tăng liên tục do lương tăng, do cú sốc cung, làm cho chi phí sản xuất tăng lên
11/ Hậu quả của lạm phát ?
Lạm phát có thể dự tính được:
p
AS1
AS2
AS3
AS4
AD4
p4
p3
p2
p1
0
1 2 3 4
2’
3’
Y n
P1’
LRAS
Trang 11• Mức giá tăng làm giảm nhu cầu giữ tiền mặt người dân đem tiền đi gửi NH, vì vậy tần số đến NH rút tiền mặt tăng lên khi cần chi tiêu
• Lạm phát ảnh hưởng tới các chủ thể kinh tế thông qua hệ thống thuế
• Lạm phát làm bóp méo thông tin
Lạm phát không thể dự tính được:
• Lạm phát tạo sự bất ổn cho môi trường KT-XH
• LP phân phối lại thu nhập và của cải XH
• LP làm lãi suất tăng lên
• Tác động xấu đến cán cân thanh toán
• Ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp
12/ Kiểm soát lạm phát như thế nào ?
Giá của chính sách chống lạm phát
Các giải pháp giảm tỷ lệ lạm phát:
• Tác động vào tổng cầu:
Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt
Kiểm soát chi tiêu của NSNN
Thực hiện chính sách khuyến khích tiết kiệm, giảm tiêu dùng
Tác động vào tỷ giá để khuyến khích xuất khẩu
• Tác động vào tổng cung:
Thiết lập một cơ chế đảm bảo mức chi trả tiền lương phù hợp
Các giải pháp tác động vào chi phí ngoài lương nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả: xd mức tiêu hao nguyên liệu, kỷ luật lao động,…
Mở rộng khả năng cung ứng hàng hóa