1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương ôn tập địa lý 11 HKII

7 2,2K 72

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 69 KB

Nội dung

Đề cương ôn tập giúp bạn dễ dàng học bài không phải tốn nhiều thời gian để soạn đề cương

Trang 1

Bài 10: CHND Trung Hoa

1) Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ & ý nghĩa:

- Vị trí địa lí:

+Nằm trong khoảng từ 200 Bắc đến 530 Bắc, khoảng từ 730 Đông đến 1350

Đông

+Các phía Bắc, Tây, Nam giáp 14 nước

+Phía Đông giáp biển

- Lãnh thổ:

+Diện tích đứng thứ 4 trên thế giới, có đường bờ biển dài có 9000 km

+Cả nước có 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc Trung ương, 2 đặc khu hành chính là Hồng Kông & Ma Cao

=> Vị trí địa lí và lãnh thổ rộng lớn đã tạo nên sự đa dạng về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của TQ

-Ý nghĩa:

+ Có cơ hội giao lưu mua bán với các nước khác, mở rộng thị trường, phát triển kinh tế biển, dịch vụ

2)Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của 2 miền:

* Miền Đông:

-Từ vùng duyên hải vào đất liền đến kinh tuyến 1050 Đông

-Chiếm gần 50% diện tích cả nước

-Địa hình: chủ yếu là đồng bằng (ĐB Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam) đồi núi thấp, bồn địa

-Khí hậu:

+Nam: cận nhiệt gió mùa

+Bắc: ôn đới gió mùa

-Sông ngòi: nhiều sông (Hoàng Hà, Trường Giang)

-Tài nguyên: giàu tài nguyên khoáng sản đặc biệt là kim loại màu

* Miền Tây:

-Địa hình: Dãy núi cao ( Dãy Himalaya, Côn Luân, Thiên Sơn), sơn nguyên đồ sộ xen các bồn địa

-Khí hậu: ôn đới lục địa & khí hậu núi cao

-Sông ngòi: ít sông là nơi bắt nguồn của các con sông lớn chảy về phía Đông như Hoàng Hà, Trường Giang

- Tài nguyên: nhiều tài nguyên khoáng sản ngoài ra còn có tài nguyên rừng, đồng cỏ

3) Thuận lợi & khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế:

-Địa hình: chủ yếu là đồng bằng (ĐB

Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam) đồi

-Địa hình: Dãy núi cao ( Dãy Himalaya, Côn Luân, Thiên Sơn), sơn nguyên đồ sộ

Trang 2

núi thấp, bồn địa.

=>Thuận lợi: phát triển nông nghiệp

xen các bồn địa

+Khó khăn: Thiếu đất sx -> kk trong việc phát triển nông nghiệp.(trồng trọt)

+Thuận lợi: Phát triển chăn nuôi (nuôi cừu)

-Khí hậu:

+Nam: cận nhiệt gió mùa

+Bắc: ôn đới gió mùa

=>Khí hậu ôn hòa

Tlợi: phát triển nông nghiệp

Kkhăn: gây ra lũ lụt vào mùa hạ

-Khí hậu: ôn đới lục địa & khí hậu núi cao

-> khô, nóng, khắc nghiệt

Khó khăn: thiếu nước trong sx, sinh hoạt

-Sông ngòi: nhiều sông (Hoàng Hà,

Trường Giang)

Tlợi: cung cấp nguồn nước cho tưới

tiêu, sinh hoạt, bồi đắp phù sa cho các

đồng bằng

-Sông ngòi: ít sông là nơi bắt nguồn của các con sông lớn chảy về phía Đông như Hoàng Hà, Trường Giang

-Tài nguyên: giàu tài nguyên khoáng

sản đặc biệt là kim loại màu, phát triển

công nghiệp

- Tài nguyên: nhiều tài nguyên khoáng sản ngoài ra còn có tài nguyên rừng, đồng cỏ

4)Đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của nó tới phát triển kinh tế:

a)Dân cư:

-Số dân: 1303,7 tr/người(2005), nước đông dân nhất thế giới, chiếm 1/5 số dân toàn thế giới

->Đông dân

*Thuậnlợi: nguồn nhân lực dồi dào, thị trường rộng lớn

*Khó khăn: gánh nặng cho kinh tế; thất nghiệp, chất lượng cuộc sống chưa cao; ô nhiễm môi trường

-Gia tăng dân số nhanh (1949 – 1975), (1975->2005) lượng gia tăng dân số xuống

do chính sách mỗi gia đình chỉ có 1 con

-Dân tộc trên 50 dân tộc khác nhau -> đa dân tộc

* Thuận lợi: đậm đà bản sắc dân tộc

* Khó khăn: xung đột sắc tộc

-Phân bố dân cư: dân cư tập trung đông đúc ở miền Đông, nhất là các đồng bằng châu thổ, các thành phố lớn; Miền Tây dân cư thưa thớt

+Dân cư phân bố không đồng đều: 63% ở thành thị và 37% ở nông thôn

->Ở miền Đông thất nghiệp, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường Miền Tây thiếu lao động trầm trọng

5) Đặc điểm các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp và nguyên nhân phát triển kinh tế.

a) Nông nghiệp:

Trang 3

-TQ chỉ chiếm 7% đất canh tác của thế giới nhưng phải nuôi số dân gần bằng 20% số dân toàn cầu

-Các chính sách, biện pháp cải cách trong nông nghiệp để khai thác tiềm năng lao động và tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp:

+ Giao quyền sử dụng đất cho nông dân

+ Cải tạo, xdựng mới đường giao thông và hệ thống thủy lợi

+ Đưa kĩ thuật mới vào sản xuất

+ Phổ biến giống mới

+ Miễn thuế nông nghiệp…

- Kết quả:

Đạt được năng suất cao, sản lượng đứng đầu thế giới như lương thực, bông, thị lợn,…

- Phân bố:

+ ĐB châu thổ các sông lớn là những vùng nông nghiệp trù phú

+ Các ĐB Đông Bắc, Hoa Bắc trồng nhiều lúa mì, ngô, củ cải đường

+ Các ĐB Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè, bông

b) Công nghiệp:

-TQ thực hiện nhiều ch/s có tác dụng tích cực đối với phát triển công nghiệp: + Chuyển nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường

+ Mở cửa, tăng cường quan hệ với thị trường thế giới

+ Cho phép các công ty, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất tại các đặc khu kinh tế, khu chế xuất

+ Chủ động đầu tư, HĐH trang thiết bị, chú ý phát triển ứng dụng công nghệ cao cho các ngành công nghiệp

+ Sử dụng lực lương lao động dồi dào và nguyên vật liệu có sẵn, phát triển công nghiệp nông thôn

+ Từ đầu năm 1994, TQ tập trung chủ yếu vào ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sx ô tô, xây dựng

-Kết quả:

+ Sản lượng 1 số ngành công nghiệp tăng nhanh

+ Sản lượng 1 số ngành công nghiệp đứng đầu thế giới

+ Một số ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi trình độ khoa học, kĩ thuật cao

- Phân bố: k đồng đều tập trung chủ yếu ở phía Đông

c) Nguyên nhân:

Tiến hành công cuộc HĐH đất nước

Nông nghiệp & Công nghiệp: TQ sử dụng nhiều ch/s, biện pháp đúng đắn

6) Giải thích sự phân bố của: dân cư, nông nghiệp, công nghiệp

a)Dân cư:

Trang 4

-MĐ dân cư đông đúc là do có đk tự nhiên thuận lợi: địa hình thấp, nhiều đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu ôn đới gió mùa

và cận nhiệt đới gió mùa

-MT dân cư thưa thớt do đk tự nhiên k thuận lợi, địa hình núi cao hiểm trở, khí hậu lục địa khắc nghiệt, hoang mạc và bán hoang mạc, thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất,…

b) Nông nghiệp:

-MĐ: nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng,

do nơi đây có nhiều thuận lợi để phát triển như:

 Đất đai màu mỡ;

 Nguồn nước dồi dào;

 Khí hậu ôn đới gió mùa và cận nhiệt gió mùa, độ ẩm cao;

 Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn;

 Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển;

 Nhà nước trú trọng đầu tư

-MT: nông nghiệp còn hạn chế, chỉ có nuôi cừu, ngựa và 1 số ít là rừng, phần lớn là vùng k sx nông nghiệp

-Do MT có:

 ĐKTN khắc nghiệt: núi cao, khí hậu lục địa, thiếu nước trầm trọng, nhiều hoang mạc và bán hoang mạc

 Các đk về kinh tế - xã hội cũng hạn chế

c) Công nghiệp:

-MĐ có nhiều thuận lợi trong phát triển công nghiệp:

+Vị trí địa lí: Dễ giao lưu với bên ngoài trong việc xuất nhập khẩu +ĐKTN thuận lợi: Địa hình bằng phẳng, nhiều khoáng sản, nguồn nước dồi dào,…

+Dân cư đông đúc: Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn

+Nguyên liệu từ nông nghiệp, thủy sản dồi dào(là miền có nông nghiệp trù phú)

+Cở sở hạ tầng, cở sở vật chất kĩ thuật mạnh

+Thu hút mạnh đầu tư nước ngoài

-MT công nghiệp còn rất hạn chế do còn gặp nhiều khó khăn về nhân lực,

cở sở hạ tầng, cở sở vật chất, kĩ thuật

Bài 11: Khu vực ĐNÁ

1) Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ & ý nghĩa:

Vị trí địa lí & lãnh thổ:

- Nằm ở phía đông nam châu Á, diện tích rộng, gồm 11 quốc gia

- Tiếp giáp giữa TBDương và Ấn Độ Dương, TQ, Ấn Độ, Papuaniughinê

=> Ý nghĩa: + Giao lưu

Trang 5

+ Giao thoa nền văn minh

+ cầu nối: lục địa Á-Âu, lục địa Ôxtraylia

2)Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của NÁ l c a & NÁ bi nĐNÁ lục địa & ĐNÁ biển ục địa & ĐNÁ biển địa & ĐNÁ biển ĐNÁ lục địa & ĐNÁ biển ển o:

đảo:

-Địa hình: bị chia cắt bởi các dãy núi

chạy dài theo hướng TB – ĐN hoặc

B-N

-Núi lan ra sát mặt biển Có đồng bằng/

-Địa hình:

Ít đồng bằng, nhiều đồi núi và núi lửa

-Khí hậu: nhiệt đới gió mùa (Bắc

Mianma và Việt Nam có mùa đông

lạnh)

-Khí hậu: nhiệt đới gió mùa và xích đạo

-Sông: nhiều sông lớn -Sông: nhiều sông (ngắn, dốc, nhỏ) -Tài nguyên: giàu tài nguyên chủ yếu là

Fe & than

-Tài nguyên: giàu tài nguyên chủ yếu là

Fe & than

3) Thuận lợi & khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế:

a) Thuận lợi:

-Nông nghiệp: Đất phù sa màu mỡ, mạng lưới sông ngòi dày đặc, khí hậu nhiệt đới và xích đạo ->tạo thành nóng ẩm, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp nhiệt đới

-Phát triển công nghiệp: Nhiều tài nguyên khoáng sản (than, đá, Fe,…)

-Biển: các nước trong khu vực đều giáp biển (trừ Lào), phát triển ngư nghiệp, du lịch và có lượng mưa dồi dào ->thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển (Du lịch, hàng hải, sx muối, )

-Lâm nghiệp: Diện tích rừng rộng lớn (rừng nhiệt đới & rừng xích đạo) phong phú đa dạng về loài động vật & thực vật

b) Khó khăn:

-Thường xuyên đối mặt với thiên tai “động đất, sóng thần, lũ lụt, cháy rừng, núi lửa” (do tác động của con người)

-Khai thác tài nguyên quá mức => cạn kiệt, ô nhiễm môi trường

4)Đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của nó tới phát triển kinh tế:

-Dân số đông, mật độ dân số cao

+TLợi: nguồn lao động dồi dào

+Kkhăn: giảo quyết việc làm, lao động có trình độ chuyên môn k cao dẫn đến khó khăn trong việc phát triển công nghiệp đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao

-Phân bố dân cư k đồng đều =>khai thác tài nguyên, nguồn lực miền núi gặp nhiều khó khăn; quản lí xã hội ở các vùng đông dân cũng gặp nhiều trở ngại

6)Mục tiêu, cơ chế hoạt động, mục đích, thành tựu & thách thức của ASEAN:

Trang 6

a) Mục tiêu:

+Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của của các nước thành viên

+Xây dựng khu vực có nền hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển

+Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác

 ASEAN muốn hướng tới: “Đoàn kết và hợp tác vì 1 ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển”

b) Cơ chế hoạt động:

-Thông qua các diễn đàn

- Thông qua các hiệp ước

- Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực

- Tổ chức các hội nghị

-Thông qua các dự án, ch/tr phát triển

- Xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN”

=> Đảm bảo thực hiện các mục tiêu của ASEAN

c) Mục đích:

d) Thành tựu và thách thức:

-Thành tựu 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối khá cao

=> Thách thức: tăng trưởng không đều, trình độ phát triển chênh lệch dẫn tới một

số nước có nguy cơ tụt hậu

=> Tăng cường các dự án, ch/tr phát triển cho các nước có tốc độ phát triển kinh

tế chậm hơn

-Thành tựu 2: Đời sống nhân dân đã được cải thiện

=>Thách thức: Còn 1 bộ phận dân chúng có mức sống thấp, còn tình trạng đói nghèo sẽ:

+là lực cản của sự phát triển

+là nhân tố dễ gây ra mất ổn định xã hội

 Giải pháp: Ch/s riêng của mỗi quốc gia thành viên để xóa đói, giảm nghèo -Thành tựu 3: Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực

 Thách thức: Không còn chiến tranh nhưng còn tình trạng bạo loạn, khủng bố

ở 1 số quốc gia, gây lên mất ổn định cục bộ

 Giải pháp: Tăng cường hợp tác chống bạo loạn khủng bố; Nguyên tắc hợp tác nhưng k can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; Về cơ bản vẫn phải giải quyết tận gốc vấn đề bất bình đẳng xã hội và nâng cao đời sống nhân dân

Ngày đăng: 27/04/2014, 20:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w