1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Ruồi nhà, bọ chét

14 687 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 283 KB

Nội dung

tài liệu: Ruồi nhà, bọ chét

HỌC VIỆN QUÂN Y BỘ MÔN: SỐT RÉT – KÝ SINH TRÙNG VÀ CÔN TRÙNG Số:……. RUỒI NHÀ, BỌ CHÉT (MUSCA DOMESTICA, APHANIPTERA) Môn học: Ký sinh trùng Bài : Ruồi nhà và bọ chét Đối tượng: Bác sỹ Quân y hệ Dài hạn Đại học Năm học: 2009 - 2010 Giảng viên: Phạm Văn Minh Cấp bậc: Đại tá Chức vụ: Giảng viên Học vị: Thạc sỹ Biên soạn: Phạm Văn Minh Hà Nội - 2010 1 KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI 1. Phần thủ tục Bộ môn: Sốt rét – Ký sinh trùng và Côn trùng Môn học: Sốt rét – Ký sinh trùng và Côn trùng Đối tượng học viên: Bác sỹ Quân y hệ Dài hạn Đại học Tên bài giảng: Ruồi nhà và bọ chét Tên giảng viên: Phạm Văn Minh Năm học: 2009 - 2010 Thời gian giảng: 90 phút 2. Các mục tiêu học tập: 2.1. Nắm được đặc điểm sinh học, vai trò Y học và phòng chống ruồi nhà. 2.2. Nắm được đặc điểm sinh học, vai trò y học và biện pháp phòng chống bọ chét. 3. Kỹ thuật tiến hành: 3.1 Loại bài giảng: Lý thuyết 3.2 Phương pháp dạy học: Diễn giảng, đàm thoại 3.3 Hình thức tổ chức dạy học: Theo lớp trên Giảng đường 3.4 Phương tiện dạy học: Bảng, tranh… 2 4. Thời gian và cấu trúc bài giảng 4.1. Tổ chức lớp học: 1 phút 4.2. Kiểm tra bài cũ: 2 phút 4.3. Giới thiệu mục tiêu học tập và tài liệu tham khảo: 2 phút 4.4. Tiến hành nội dung bài giảng: 80 phút Nội dung bài giảng Thời gian Những PPDH vận dụng Phương tiện sử dụng Hoạt động của HV 1. Ruồi nhà Musca domestica 40 phút 2.1. Đặc điểm hình thể 6 Diễn giảng, chỉ hình ảnh Phấn, bảng, projector Nghe, nhìn, ghi chép 2.2. Đặc điểm sinh học 14 Diễn giảng, chỉ hình ảnh Phấn, bảng, projector Nghe, nhìn, ghi chép 2.3. Vai trò y học 14 Diễn giảng, chỉ hình ảnh Phấn, bảng, projector Nghe, nhìn, ghi chép 2.4. Phòng chống 6 Diễn giảng, chỉ hình ảnh Phấn, bảng, projector Nghe, nhìn, ghi chép 3. Muỗi Bọ chét 40 phút 2.1. Đặc điểm hình thể 6 Diễn giảng, chỉ hình ảnh Phấn, bảng, projector Nghe, nhìn, ghi chép 2.2. Đặc điểm sinh học 14 Diễn giảng, chỉ hình ảnh Phấn, bảng, projector Nghe, nhìn, ghi chép 2.3. Vai trò y học 14 Diễn giảng, chỉ hình ảnh Phấn, bảng, projector Nghe, nhìn, ghi chép 2.4. Phòng chống 6 Diễn giảng, chỉ hình ảnh Phấn, bảng, projector Nghe, nhìn, ghi chép 5. Kiểm tra đánh giá, thông tin phản hồi: 2 phút - Nêu được 1- 2 câu hỏi ngắn và yêu cầu 1 – 2 học viên trả lời. 3 - Nêu được những câu hỏi ôn tập củng cố bài. 6. Tổng kết bài giảng: 2 phút 7. Nhận xét rút kinh nghiệm: 1 phút. Ngày tháng năm 2010 Chủ nhiệm bộ môn Người làm kế hoạch Thượng tá, Ths. Nguyễn Khắc Lực Đại tá, Ths. Phạm Văn Minh 4 HỌC VIỆN QUÂN Y BỘ MÔN: SỐT RÉT – KÝ SINH TRÙNG VÀ CÔN TRÙNG PHÊ DUYỆT Ngày tháng năm 2009 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN Thượng tá, Ths. Nguyễn Khắc Lực RUỒI NHÀ, BỌ CHÉT (MUSCA DOMESTICA, APHANIPTERA) Môn học: Ký sinh trùng Bài : Ruồi nhà và bọ chét Đối tượng: Bác sỹ Quân y hệ Dài hạn Đại học Năm học: 2009 - 2010 Giảng viên: Phạm Văn Minh Cấp bậc: Đại tá Chức vụ: Giảng viên Học vị: Thạc sỹ Biên soạn: Phạm Văn Minh Hà Nội – 2010 5 RUỒI NHÀ, BỌ CHÉT (MUSCA DOMESTICA, APHANIPTERA) RUỒI NHÀ - MUSCA DOMESTICA Ruồi nhà thuộc lớp côn trùng hai cánh, không hút máu, ruồi sinh sản nhanh, nhiều, ruồi thường xuyên sống gần người, truyền bệnh theo phương thức không đặc hiệu. 1. Hình thể: Ruồi nhà màu xám đen, toàn thân và chân có nhiều lông. Đầu ruồi hình bán cầu, có hai mắt kép. Ruồi đực có hai mắt kép gần nhau, ruồi cái có hai mắt kép xa nhau. Anten ngắn, có 3 đốt, vòi ruồi cấu tạo theo kiểu liếm hút, khi không ăn vòi gập được vào ổ miệng. Ngực ruồi có 3 đôi chân, một đôi cánh mỏng, trong suốt với 5 gân dọc. Chân ruồi được chia ra thành nhiều đốt, có lông, đốt cuối bàn chân có móng, đệm móng và tuyến tiết chất dính. Bụng ruồi thường chỉ nhìn rõ 5 đốt, ruồi cái có ống dẫn trứng, kéo dài ra khi đẻ, sau đẻ co lại. Ruồi cái có độ dài khoảng 5,6 - 7,5mm, ruồi đực nhỏ hơn: 5,8 - 6,5mm. Trứng ruồi hình bầu dục, màu trắng, nhỏ. Ấu trùng (dòi) màu trắng ngà, thân chia 10 đốt. Thanh trùng (nhộng) không ăn, không hoạt động. Dài khoảng 5 - 6,3mm, màu nâu đen như hạt gạo rang cháy. 2. Vòng đời: Ruồi nhà là loài côn trùng có vòng đời biến thái hoàn toàn, phát triển qua 4 giai đoạn: trứng - ấu trùng - thanh trùng - trưởng thành (hình 73). Ruồi đẻ ra trứng, sau khi giao phối 4 - 8 ngày ruồi bắt đầu đẻ, mỗi lần ruồi đẻ 100 - 150 trứng, cả đời ruồi đẻ 4 - 8 lần. về mùa hè sau khoảng 12 - 24 giờ, trứng nở ra dòi, dòi lột xác 2 lần, dài 1 - 1,2cm. Sau 2 - 4 ngày dòi chui xuống đấtlột xác, 6 nhưng xác vẫn giữ nguyên thành kén giả, đó là nhộng, sáu một thời gioan phá kén, chui lên khỏi mặt đất trở thành ruồi trưởng thành. Thời gian hoàn thành vòng đời của ruồi phụ thuộc vào nhiệt độ và thức ăn của môi trường. ở môi trường có đủ thức ăn và nhiệt độ 18 0 C ruồi hoàn thành vòng đời trong khoảng 20 ngày, ở nhiệt độ 28 0 C, thời gian này chỉ khoảng 10,5 ngày. Đời sống của ruồi về mùa hè ngắn: khoảng 18 - 20 ngày, mùa đông sống lâu hơn, có khi tới 4 tháng. 3. Sinh lý - sinh thái Ruồi thường đẻ trứng vào hố rác, phân người, phân gia súc hoặc xác động vật Sau 12 - 24 giờ trứng nở ra dòi giai đoạn I (ấu trùng I), dòi ăn các chất hữu cơ trong môi trường, sau 2 lần lột xác thành dòi giai đoạn III, chúng không ăn, tìm 7 nơi đất xốp để chui xuống phát triển thành nhộng (thanh trùng), nhộng thường ở độ sâu thích hợp 20 - 30cm dưới mặt đất, nhưng có khi chỉ 1 - 2cm. Nếu dòi không chui được xuống đất thì không thể thành nhộng được. Nhộng không ăn, không hoạt động. Sau một thời gian nhộng nở ra ruồi và chui lên khỏi mặt đất, khoảng 2 giờ sau khô cánh, ruồi bay đi. Vào mùa đông lạnh, ruồi phát triển chậm, hoặc ngừng phát triển, sang xuân ấm áp, nhộng mới nở, nếu đát chặt quá, hoặc nhiều nước quá ruồi không chui lên được khỏi mặt đất và chết. Sau khi nở khoảng 2 ngày, ruồi bắt đầu giao phối, nếu đói ruồi không giao phối được, nếu thức ăn thiếu đạm, trứng thường không phát triển. Ruồi sinh sản nhanh, nhiều, theo Howard: một ruồi cái trung bình 1 lần đẻ 120 trứng. Chỉ trong vòng gần 5 tháng (tính từ 15 tháng 4 đến 10 tháng 9) từ một một ruồi cái qua nhiều thế hệ sinh sản cho ra đời 398.720.000.000 ruồi, con số này ít hơn thực tế nhiều vì chỉ tính mỗi đời ruồi đẻ một lần. Theo Hodge cũng từ một ruồi cái qua mùa hè có thể tạo ra 191010 x 10 15 ruồi, số lượng này chứa đầy 180dm 3 . Ruồi không phải là ký sinh trùng. Ruồi ăn tất cả các thức ăn từ chất lỏng đến chất rắn. Nếu thức ăn là chất rắn thì ruồi tiết nước bọt làm mềm thức ăn, rồi hút vào dạ dày. Ruồi ăn rất lâu, khoảng 2 giờ mới no, ăn tất cả các chất bổ đến chất thừa, thải, ôi, thiu. Ruồi vừa ăn vừa nôn, vừa bài tiết, đạp rũ chân, gây ô nhiễm nơi ruồi đậu. Ruồi tìm thức ăn nhờ đôi râu, ruồi thích thức ăn có mùi thơm, tanh, thối. Thức ăn và chất thải của người là thức ăn của ruồi, ở đâu có ngưòi ở đó có ruồi, vì vậy được gọi là ruồi nhà (Musca domestica). Ruồi hoạt động vào ban ngày. Ruồi không thích ánh sáng mặt trời trực tiếp cũng không thích chỗ tối. Ruồi thích màu vàng, da cam, ruồi không thích màu tím, màu đỏ. Ruồi bay xa được khoảng 1500m. Nhưng ruồi có thể theo tầu, xe, thuyền bè, phát tán đi rát xa. Ruồi phát triển và hoạt động mạnh vào mùa nóng; mùa lạnh ruồi ít hoạt động, thường tìm nơi ấm để đậu. Ruồi phát triển ở nơi có điều kiện vệ sinh kém. 4. Tác hại: Ruồi truyền bệnh theo phương thức không đặc hiệu và truyền được rắt nhiều loại mầm bệnh. Ruồi có vai trò truyền bệnh rất lớn do: + Cấu tạo của ruồi có rất nhiều lông ở chân, ở vòi nên mang được nhiều loại mầm bệnh. 8 + Ruồi thích ăn phân, máu, mủ, chất nôn, các mầm bệnh vào cơ quan tiêu hoá của ruồi, không bị tiêu diệt, vẫn tồn tại. + Ruồi thích ăn các thức ăn của người và sống gần với người. + Trong khi ăn ruồi vừa ăn, vừa nôn, vừa bài tiết . + Ruồi có thể vận chuyển được nhiều mầm bệnh. Theo Derbeneva - Ukhova (1952) ruồi có thể mang trên thên 6 triệu mầm bệnh và trong ống tiêu hoá 28 triệu mầm bệnh. Ruồi truyền được các loại mầm bệnh sau: − Vi khuẩn: tả, lỵ, lao, thương hàn . − Virut: đậu mùa, mắt hột, viêm gan, bại liệt . − Ký sinh trùng: amip lỵ, trùng roi, trứng giun sán Do đặc tính sinh lý, sinh thái, khả năng vận chuyển mầm bệnh của ruồi, ruồi đã trở thành một trong các nguyên nhân quan trọng phát sinh dịch đặc biệt là các dịch bệnh đường tiêu hoá. 5. Phòng chống: + Triệt ngồn thức ăn của ruồi: vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, quản lý và xử lý các chất thải. + Triệt nơi sinh đẻ của ruồi: Chuồng gia súc, hố xí, hố rác phải xây gạch hoặc nện chặt đất, đậy kín . Diệt ruồi trưởng thành: đập, bẫy, bẫy dính, mồi độc, khi dùng phải bảo đảm an toàn cho người và gia súc. BỘ BỌ CHÉT – APHANIPTERA Bộ bọ chét là loại côn trùng không có cánh, thành phần loài rất phong phú. Tại Việt Nam đã phát hiện được 34 loài (Đỗ Sỹ Hiển, 1992). 1. Hình thể: Thân bọ chét dẹt 2 bên, cấu tạo đối xứng, vỏ thân bằng kitin dày, cứng. Bọ chét dài 1-5 mm, con đực nhỏ hơn con cái. Bọ chét có màu vàng, nâu, nâu sẫm hoặc đen . màu sắc biến đổi đậm nhạt tuỳ theo môi trường sống. Toàn thân bọ chét có phủ nhiều lông cứng, mọc xuôi về phía sau. + Đầu: có 2 anten nằm trong rãnh anten ở phía sau mắt, có 1 đôi pan và 1 vòi. 9 Có loài có mắt (loại mắt đơn), có loài không có mắt, có loài mắt thoái hoá. Đầu có lông ở trước mắt, lông ở gáy; có loài có những lông to, cứng ở gần vòi gọi là lược má. + Ngực: có 3 đốt là đốt trước, đốt giữa và đốt sau, mỗi đốt mang 1 đôi chân. Mỗi chân có 5 đốt; đôi chân sau mập và dài nhất giúp bọ chét nhảy được cao và xa (P. irritans nhảy cao 19,5 cm, xa 33 cm). Tấm lưng ở các đốt ngực trước và sau đôi khi có lược, gọi là lược ngực trước và lược ngực sau. + Bụng: có 10 đốt, mỗi đốt có nhiều hàng lông, có loài có lược bụng. Ba đốt cuối (đốt 8,9,10) phát triển thành cơ quan sinh dục. Con đực có càng sinh dục ở đốt cuối; con cái có túi chứa tinh bên trong bụng. Trong ống tiêu hoá của bộ chét, giữa thực quản và dạ dày là diều. Trong diều có những gai kitin nhỏ, cấu tạo như hom giỏ giống chiếc phễu lộn ngược, có tác dụng ngăn không cho máu chảy ngược ra khi bọ chét hút máu vào dạ dày. 2. Đặc điểm sinh học: 2.1. Vòng đời: Vòng đời bọ chét trải qua 4 giai đoạn: trứng- ấu trùng- thanh trùng (nhộng) và trưởng thành. Bọ chét đực và cái đều hút máu. Sau khi giao phối con cái đẻ trứng. Bọ chét trưởng thành đẻ trung bình 400 trứng (Xenopsylla cheopis đẻ 300-400 trứng; Pulex irritans đẻ 448 trứng; Ctenocephalides felis đẻ 800 trứng). Sau khoảng 1 tuần trứng nở ra ấu trùng. ấu trùng có hình sâu, trên thân có nhiều lông nhỏ dài. ấu trùng ăn phân của bọ chét bố mẹ, trong phân có nhiều máu khô chưa tiêu hoá và các tạp chất hữu cơ khác. Sau khoảng 2 tuần, qua 2 lần lột xác, ấu trùng nhả tơ làm kén và thành nhộng. Nhộng không ăn, không hoạt động, sau 1 tuần nhộng nở ra bọ chét trưởng thành. Thời gian hoàn thành vòng đời của bọ chét Xenopsylla cheopis ở 21-23 0 C khoảng 3-5 tuần. 10 [...]... thân vật chủ: bọ chét chi Tunga + Bọ chét ký sinh trên thân vật chủ là chính, có thời gian ngắn sống tự do: P.irritans, C felis 11 + Bọ chét sống trong hang ổ động vật là chính, chỉ ký sinh ở vật chủ khi hút máu: bọ chét chi Phadinopsylla Bọ chét có thể phát tán đi xa do chuột mang đi theo các phương tiện giao thông: tàu biển, máy bay, ôtô tới các vùng xa lạ, vì vậy bệnh dịch hạch do bọ chét truyền... diệt bọ chét với diệt chuột + Diệt bị chét ký sinh trên các động vật nuôi (chó, mèo ) bằng cách tắm lysol 10% + Trong các vụ dịch hạch, cần diệt bọ chét ở môi trường trước khi diệt bọ chét ký sinh trên chuột để tránh làm tăng mật độ bọ chét ở môi trường Câu hỏi ôn tập 2.1 Nêu đặc điểm sinh học của ruồi nhà - Musca domestica ? 2.2 Vai trò y học, biện pháp phòng chống ruồi nhà ? 2.3 Tại sao nói ruồi. .. có thể bị bọ chét nở từ nhộng đồng thời tấn công với số lượng lớn 2.2 Sinh lý - Sinh thái: Bọ chét rất ham hút máu, khi đã no vẫn tiếp tục hút máu, vừa hút vừa đùn máu ra hậu môn để có máu nuôi ấu trùng Bọ chét có sức chịu đói rất cao: Pulex irritans không hút máu vẫn sống được trên 4 tháng Bọ chét hút máu nhiều loài vật chủ: chuột, chó, mèo, chồn, sóc, dơi, chim, gà và người Tuy nhiên, bọ chét có tính... triển trong cơ thể bọ chét, vi khuẩn bám vào các van ở diều tạo thành “nút” gây tắc diều Bọ chét đói, nhưng khi hút máu vật chủ, máu không vào tới dạ dày, bọ chét vẫn bị đốt càng ham hút máu Máu tới chỗ tắc, bị đẩy ngược trở lại, mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua vết đốt + Trong vụ dịch, bọ chét có “nút tắc” được coi là có vai trò truyền bệnh nguy hiểm hơn cả ở Việt Nam, bọ chét X cheopis được... P.pestis ở bọ chét X cheopis tại các khu vực có bệnh dịch hạch: Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum (Nguyễn Văn Nhã, 1980) Mật độ bọ chét X cheopis ở khu vực này là 81-92% Mầm bệnh dịch hạch ở X cheopis cũng được phân lập ở Nha Trang (Đỗ Sỹ Hiển,1992), ở Hải Phòng và Hà Nội (Trương Sỹ Niêm, 1987) + Bọ chét còn truyền Rickettsia typhi thông qua phân bọ chét nhiễm bệnh Vector chủ yếu là X cheopis Bọ chét có thể... các động vật hoang dã Bọ chét trưởng thành có thể sống tự do ở đất, nơi có nhiều mùn, cát, rác rưởi trong các khe kẽ tường hoặc trong các hang ổ chuột, ổ gà, tổ chim Khi có nhiều bọ chét, có thể nhận biết sự có mặt của chúng bằng dấu hiệu của các vết máu khô do bọ chét không tiêu hoá hết thải ra quần áo, giường Theo tính chất ký sinh có thể phân bọ chét thành các nhóm: + Bọ chét ký sinh cố định thường... thể bám vào lông xung quanh hậu môn chó, chuột Bọ chét ký sinh ở chó, chuột nuốt phải trứng sán, trứng vào cơ thể bọ chét phát triển thành nang ấu trùng Nếu chó, chuột và người (như trẻ em chơi với chó) ăn phải bọ chét có nang ấu trùng sẽ mắc bệnh sán Sán trưởng thành ký sinh ở ruột 3.2 Cơ chế truyền bệnh dịch hạch: Để truyền bệnh vi khuẩn cần có bọ chét hút máu cả người và động vật (chuột) P.iritans... Phòng chống Do bọ chét có thể ký sinh trên vật chủ và sống tự do ở môi trường, cần áp dụng các biện pháp: + Diệt bọ chét ở môi trường bằng các hoá chất diệt côn trùng: DDT, 666, diazinon Có thể phun hoá chất diệt hoặc dùng giấy dính, đặt chậu nước ở nơi không thể phun hoá chất + Triệt phá nơi sinh sản của bọ chét: đốt ổ gia súc, vệ sinh nhà cửa, chuồng trại, gầm sàn nhà + Diệt bọ chét ký sinh trên... chó (Dipylidium canium) Ngoài vai trò truyền bệnh, bọ chét đốt có thể gây dị ứng, viêm da Con người thường bị bọ chét mèo C felis đốt nhiều nhất, tiếp đến là bọ chét chó C canis Còn P irritans (mặc dầu có tên là bọ chét người như vậy) nhưng lại ít quan trọng nhất Khi đứng, người thường bị bọ chét tấn công cẳng chân, còn khi nằm thì bị ở bất cứ vị trí nào 3.1 Cơ chế truyền bệnh sán dây chuột và sán dây... triển của bọ chét thuỳ theo loài: X cheopis phát triển mạnh vào mùa nóng từ tháng 6 đến tháng 9; P irritans từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, chi Stivalis phát triển mạnh vào mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 6 3 Vai trò truyền bệnh: Bọ chét có thể truyền những mầm bệnh: dịch hạch, sốt phát ban chuột, sán lá chuột (Hymenolepis diminuta) và sán dây chó (Dipylidium canium) Ngoài vai trò truyền bệnh, bọ chét đốt . chất ký sinh có thể phân bọ chét thành các nhóm: + Bọ chét ký sinh cố định thường xuyên trên thân vật chủ: bọ chét chi Tunga.. + Bọ chét ký sinh trên thân. RUỒI NHÀ, BỌ CHÉT (MUSCA DOMESTICA, APHANIPTERA) Môn học: Ký sinh trùng Bài : Ruồi nhà và bọ chét Đối tượng: Bác sỹ Quân

Ngày đăng: 15/01/2013, 10:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w