Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên về bài giảng có ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ
Trang 11
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
BÙI NGỌC PHƯỚC HẢO
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN
VỀ BÀI GIẢNG CÓ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG NGHIỆP NAM BỘ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội – Năm 2013
Trang 2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
BÙI NGỌC PHƯỚC HẢO
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN
VỀ BÀI GIẢNG CÓ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG NGHIỆP NAM BỘ
Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS LÊ ĐỨC NGỌC
Hà Nội – Năm 2013
Trang 31
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC HÌNH 5
DANH MỤC CÁC BẢNG 6
MỞ ĐẦU 7
1.Lí do chọn đề tài 7
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 9
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 9
4 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 9
5.Phương pháp nghiên cứu 10
6 Phạm vi nghiên cứu 12
Chương 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT NGHIÊN CỨU 13
1.1.Tổng quan: 13
1.1.1.Các nghiên cứu nước ngoài 13
1.1.2.Các nghiên cứu trong nước 15
1.2 Cơ sở lí thuyết nghiên cứu 18
1.2.1 Bài giảng có ứng dụng CNTT – Loại hình dịch vụ giáo dục 19
1.2.1.1 Khái niệm về bài giảng có ứng dụng CNTT 19
1.2.1.2.Bài giảng có ứng dụng CNTT – một loại hình dịch vụ 23
1.2.1.3 Chất lượng của dịch vụ bài giảng có ứng dụng CNTT 28
1.2.2 Lí thuyết về sự hài lòng 33
1.2.3 Mô hình nghiên cứu của đề tài 34
Chương 2.THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 38
2.1 Địa bàn nghiên cứu 38
2.2 Thiết kế nghiên cứu 40
Trang 4
2
2.3 Thiết kế công cụ đo lường 41
2.4 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 44
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47
3.1 Phân tích và đánh giá thang đo 47
3.1.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA 47
3.1.2 Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha 54
3.1.3 Mô hình thang đo điều chỉnh 57
3.2 Thống kê mô tả kết quả khảo sát 59
3.2.1 Nhân tố nội dung bài giảng có ứng dụng CNTT 59
3.2.2 Nhân tố phương pháp dạy học bài giảng có ứng dụng CNTT 60
3.2.3 Nhân tố kĩ thuật thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT 61
3.2.4 Nhân tố hình thức thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT 62
3.2.5 Nhân tố sự hài lòng của sinh viên 63
3.3 Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 64
3.3.1 Phân tích hệ số tương quan Pearson 64
3.3.2 Phân tích hồi quy tuyến tính bội 65
3.3.2.1 Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội 65
3.3.2.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 66
3.3.2.3 Dò tìm các vi phạm giả định của mô hình 66
3.3.3 Kiểm định nhóm giả thuyết về quan hệ của các thành phần của bài giảng có ứng dụng CNTT đến sự hài lòng của SV 72
3.3.4 Kiểm định sự phù hợp mô hình nghiên cứu 73
3.3.5 Kiểm định nhóm giả thuyết về sự khác biệt trong đánh giá chất lượng bài giảng có ứng dụng CNTT theo đặc điểm cá nhân 74
3.3.6 Kiểm định nhóm giả thuyết về sự khác biệt ở sự hài lòng của SV theo đặc điểm cá nhân 80
KẾT LUẬN 85
Trang 5
3
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 96
Phụ lục 1 Gợi ý phỏng vấn sâu dành cho giảng viên 96
Phụ lục 2 Nội dung quan sát giờ giảng của GV 97
Phụ lục 3 Thang đo dự thảo chất lượng bài giảng có ứng dụng CNTT 99
Phụ lục 4 Bảng câu hỏi thu thập thông tin sinh viên 102
Phụ lục 5 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 107
Phụ lục 6 Kết quả phân tích nhân tố Khám phá (EFA) lần 1 110
Phụ lục 7 Kết quả phân tích nhân tố Khám phá (EFA) lần 2 114
Phụ lục 8 Kết quả phân tích nhân tố ”Sự hài lòng của sinh viên” 117
Phụ lục 9 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo 118
Phụ lục 10 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội 122
Phụ lục 11 Kết quả kiểm định Independent Samples T-test đánh giá chất lượng bài giảng theo giới tính 125
Phụ lục 12 Kết quả kiểm định Independent Samples T-test đánh giá chất lượng bài giảng theo khóa học 127
Phụ lục 13 Kết quả kiểm định Independent Samples T-test đánh giá chất lượng bài giảng theo ngành học 128
Phụ lục 14 Kết quả kiểm định Independent Samples T-test về sự hài lòng sinh viên theo giới tính 129
Phụ lục 15 Kết quả kiểm định Independent Samples T-test về sự hài lòng sinh viên theo khóa học 130
Phụ lục 16 Kết quả kiểm định Independent Samples T-test về sự hài lòng sinh viên theo ngành học 131
Trang 6MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài
Thứ nhất, thế kỷ 21 có sự phát triển mạnh mẽ của các cuộc cách mạng công nghệ, đặc biệt là sự phát triển
vượt bậc của công nghệ thông tin Rất nhiều lĩnh vực trong xã hội được “tin học hóa” Trong giáo dục, công nghệ thông tin (sau đây viết tắt là CNTT) đã được đưa vào ứng dụng trong cả công tác quản lí, giảng dạy và học tập
Không nằm ngoài xu thế đó, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ đã đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, tập huấn sử dụng công nghệ thông tin cho toàn thể cán bộ công chức, viên chức Nhà trường Hầu hết giáo viên, giảng viên (sau đây viết tắt là GV) đã ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học
Tuy nhiên, thực tế giảng dạy còn nhiều bất cập, có GV còn lạm dụng CNTT, sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ, không phối hợp với các phương tiện khác, làm cho giờ dạy học thụ động, ít có kiến tạo tri thức, học sinh học "như xem phim" Ngược lại, cũng có GV còn coi nhẹ việc sử dụng CNTT vào dạy học, sử dụng
nó chỉ để "thay bảng đen" không phát huy được khả năng của phương tiện dạy học này Cho nên việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy là cần thiết nhưng việc ứng dụng này mang lại hiệu quả như thế nào? Sinh viên thụ hưởng được gì từ hoạt động dạy này của GV đang là vấn đề ?
Thứ hai, việc lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của GV ở Việt Nam còn khá mới
mẻ cả về lí luận lẫn thực tiễn Mặc dù có những khó khăn ban đầu nhưng việc lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy của GV là một xu thế tất yếu và là một việc làm bắt buộc đối với một cơ sở giáo dục và đào tạo nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục
Đứng trước thực tế đó, nghiên cứu chọn và thực hiện đề tài “Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên
về bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ”
Ý nghĩa lý luận của đề tài nghiên cứu
Những kết quả nghiên cứu này có thể minh họa thêm cho các lí thuyết về sự hài lòng của SV – khách hàng vào các hoạt động thuộc lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục đại học, cao đẳng nói riêng
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài kiểm chứng và làm sáng tỏ các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với bài giảng có ứng dụng CNTT, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy, một thành tố quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu này sẽ tập trung vào các mục đích sau đây:
-Xác định các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên đối với bài giảng có ứng dụng CNTT -Xây dựng mô hình thang đo về các nhân tố tác động đến sự hài lòng đối với bài giảng có ứng dụng CNTT
- Xác định tầm quan trọng của từng nhân tố đối với sự hài lòng của sinh viên
3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố của bài giảng có ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học đem đến
sự hài lòng cho sinh viên
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đang học năm 2 và 3, bậc học cao đẳng hai ngành Bảo vệ thực vật và dịch vụ thú y đang đào tạo tại nhà trường
4 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
Trang 73
- Những nhân tố nào của bài giảng có ứng dụng CNTT hoạt động dạy học của GV đem đến sự hài lòng cho sinh viên?
- Sinh viên hài lòng như thế nào đối với những nhân tố của bài giảng có ứng dụng CNTT hoạt động dạy học của GV?
Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết về quan hệ của các thành phần của bài giảng có ứng dụng CNTT đến sự hài lòng của sinh viên
H1: Những thành phần của bài giảng có ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của giảng viên có mối
tương quan thuận với sự hài lòng của sinh viên
- Giả thuyết về sự khác biệt trong đánh giá chất lượng bài giảng có ứng dụng CNTT theo đặc điểm cá nhân của sinh viên:
H2: Có sự khác biệt về đánh giá chất lượng bài giảng có ứng dụng CNTT theo Giới tính
H3: Có sự khác biệt về đánh giá chất lượng bài giảng có ứng dụng CNTT theo Khóa học
H4: Có sự khác biệt về đánh giá chất lượng bài giảng có ứng dụng CNTT theo Ngành học
- Giả thuyết về sự khác biệt ở sự hài lòng của sinh viên theo đặc điểm cá nhân của sinh viên:
H5: Có sự khác biệt về sự hài lòng của SV theo Giới tính
H6: Có sự khác biệt về sự hài lòng của SV theo Khóa học
H7: Có sự khác biệt về sự hài lòng của SV theo Ngành học
5.Phương pháp nghiên cứu
Dạng thiết kế nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu nghiên cứu các văn bản, tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu Phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài, xây dựng mô hình nghiên cứu và xây dựng thang
đo ban đầu
- Phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc phỏng vấn sâu GV và SV nhằm xây dựng các chỉ báo cho thang đo ban đầu
- Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc thu thập thông tin bằng ghi (bảng hỏi khảo sát sinh viên), đánh giá thang đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu
Đề tài chọn mẫu nghiên cứu là sinh viên học năm thứ II và III, hai ngành Bảo vệ thực vật và Dịch vụ thú
y, bậc đào tạo cao đẳng, khảo sát 15 học phần thuộc hai chuyên ngành
6 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một số học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành, ngành Bảo vệ thực vật và Dịch vụ thú y tại Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ
Thời gian khảo sát từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013
Chương 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.1.Tổng quan:
Phần này trình bài các nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến vấn đề lấy ý kiến phản hồi của người học đối với hoạt động giảng dạy của GV
Các nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề lấy ý kiến phản hồi của SV đối với hoạt động giảng dạy của GV là nguồn tư liệu để nghiên cứu tham khảo thực hiện đề tài
Trang 81.2 Cơ sở lí thuyết nghiên cứu
Theo quan điểm xem giáo dục như là một loại hình dịch vụ (WHO), loại hình dịch vụ đặc biệt, trong đó người học vừa là sản phẩm vừa là khách hàng sử dụng dịch vụ đó Dựa theo quan điểm vừa nêu thì bài giảng ứng dụng CNTT là một bộ phận trong hoạt động giảng dạy của GV cũng là loại hình dịch vụ, cho nên đề tài trình bày lần lượt các khái niệm về Bài giảng có ứng dụng CNTT – loại hình dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng - sinh viên đối với bài giảng có ứng dụng CNTT.Từ đó xác định mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên đối với bài giảng có ứng dụng CNTT
1.2.1 Bài giảng có ứng dụng CNTT – Loại hình dịch vụ giáo dục
1.2.1.1 Khái niệm về bài giảng có ứng dụng CNTT
Bài giảng có ứng dụng CNTT là một hình thức tổ chức bài lên lớp nhằm thực thi giáo án Khi đó
toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá, do giáo viên điều khiển thông qua môi trường đa phương tiện (Multimedia) với sự hỗ trợ của CNTT Nếu như bài giảng truyền thống là sự tương tác giữa thầy và trò thông qua các phương pháp, phương tiện và hình thức dạy - học truyền thống thì bài giảng
có ứng dụng CNTT là sự tương tác giữa thầy và trò thông qua các phương pháp, phương tiện và hình thức
dạy - học có sự hỗ trợ của CNTT Bài giảng có ứng dụng CNTT còn gọi tắt là bài giảng điện tử
Yêu cầu của bài giảng có ứng dụng CNTT bao gồm:
(1) Các yêu cầu chung về giáo án:
- Mục tiêu bài dạy rõ ràng, đầy đủ
- Bảo đảm tính chính xác, khoa học của nội dung bài giảng
- Chuyển tải đầy đủ nội dung tiết học, làm nổi bật trọng tâm bài dạy
- Thực hiện đầy đủ các bước của quá trình lên lớp (đặt vấn đề, hình thành tri thức mới, luyện tập, hệ thống hoá, củng cố, kiểm tra)
- Có tác dụng tích cực hoá hoạt động học tập của SV
- Phân bổ thời gian hợp lý cho từng phần
- Hệ thống câu hỏi thể hiện các mức độ yêu cầu phù hợp từng đối tượng SV
- Qua nội dung bài giảng, khai thác được tính ứng dụng thực tế và tính giáo dục cho SV
(2) Các yêu cầu về công nghệ của bài giảng có UD CNTT
- Bài giảng thể hiện được tính vượt trội so với bài giảng truyền thống (nhờ sử dụng hợp lý các công cụ đa phương tiện mà kiến thức được trình bày trực quan, mô phỏng được nội dung phức tạp, giúp học sinh dễ hiểu, đào sâu kiến thức)
- Có sử dụng các phần mềm thích hợp với từng nội dung được như vào các trang hoặc liên kết động với các đối tượng (hình ảnh, đoạn phim ) trên các trang hoặc file khác
- Giao diện nhất quán với hệ thống đề mục, thân thiện với người dùng, hệ thống hiệu ứng phù hợp với từng loại nội dung, màu sắc, font chữ phù hợp và hài hoà với yêu cầu, đặc trưng bộ môn
- Bảo đảm tính phổ dụng (Dễ sử dụng, phù hợp với hệ thống máy tính, cấu hình phổ biến và các hệ điều hành khác nhau)
- Dễ dàng trở về trang trước, các phần đã học khi cần thiết, có thể liên kết với các bài học cũ có liên quan hay với hệ thống bài tập, ví dụ minh hoạ
(3) Các yêu cầu khác
- Kết hợp các phương pháp dạy truyền thống với ứng dụng công nghệ thông tin (Giải thích, diễn giảng, ghi chú đầy đủ các bảng biểu, hình ảnh, đoạn phim, )
Trang 95
- Người học có thể trình bày kết quả làm việc trên trang trình chiếu (như có các ứng dụng phù hợp cho học sinh trình bày, giải bài, minh hoạ, trắc nghiệm )
-Hình thức trình bày phù hợp, không có lỗi chính tả, sinh động, lôi cuốn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả của tiết học
1.2.1.2.Bài giảng có ứng dụng CNTT – một loại hình dịch vụ
Với quan điểm xem giáo dục là loại hình dịch vụ thì bài giảng có ứng dụng CNTT của nghiên cứu cũng là một loại hình dịch vụ Khách hàng là người học, giảng viên là người cung ứng dịch vụ Đó là toàn bộ hành
vi, quá trình, cách thức thực hiện bài giảng có ứng dụng CNTT giảng viên nhằm tạo ra giá trị sử dụng cho người học là kiến thức, kĩ năng sau khi tham gia môn học Kiến thức, kĩ năng của người học có được cũng mang những đặc điểm chung của sản phẩm dịch vụ như tính vô hình, tính không đồng nhất, tính không thể tách rời và tính không thể cất giữ
1.2.6.3 Chất lượng bài giảng ứng dụng CNTT
Bài giảng có ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học giảng viên là loại hình dịch vụ đặc biệt, cho nên, chất lượng của nó có đặc trưng riêng so với các loại hình dịch vụ khác.Chất lượng bài giảng ứng dụng CNTT thể hiện ba khía cạnh: nội dung bài giảng; hình thức và kĩ thuật thiết kế bài giảng; phương pháp dạy học
1.2.2 Lí thuyết về sự hài lòng
sự hài lòng của sinh viên về bài giảng ứng dụng CNTT là những kì vọng của SV về kiến thức, kĩ năng môn học được đáp ứng thông qua bài giảng của giảng viên:
- SV sẽ thất vọng nếu chất lượng bài giảng có ứng dụng CNTT không phù hợp với kì vọng
- SV sẽ hài lòng nếu chất lượng bài giảng có ứng dụng CNTT trùng với những gì họ kì vọng
- SV sẽ rất hài lòng nếu chất lượng bài giảng có ứng dụng CNTT vượt quá với những kì vọng mong đợi
1.2.3 Mô hình nghiên cứu của đề tài
Từ cơ sở lí thuyết về bài giảng có ứng dụng CNTT- loại hình dịch vụ giáo dục, nghiên cứu đã xác định chất lượng dịch vụ bài giảng có ứng dụng CNTT thể hiện ở 3 nội dung: Nội dung bài giảng; kĩ thuật và hình thức thiết kế bài giảng và Phương pháp dạy học của giảng viên; Nghiên cứu cũng đề cập cơ sở lí thuyết về sự hài lòng và xác định sự hài lòng của sinh viên - khách hàng đối với chất lượng dịch vụ bài giảng có ứng dụng CNTT, đề tài đưa ra mô hình nghiên cứu lí thuyết tổng hợp dự thảo như sau:
Hình 1.3 Mô hình thang đo dự thảo nghiên cứu sự hài lòng
Nội dung bài
giảng
Phương pháp
dạy học bài
giảng
Hình thức thiết
sinh viên
Sự hài lòng của sinh viên
Trang 10của sinh viên đối với bài giảngcó ứng dụng CNTT Giải thích các khái niệm thuộc mô hình
Bài giảng có ứng dụng CNTT là một hình thức tổ chức bài lên lớp nhằm thực thi giáo án Khi đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá, do giáo viên điều khiển thông qua môi trường đa phương tiện (Multimedia) với sự hỗ trợ của CNTT
Nội dung bài giảng ứng dụng CNTT là toàn bộ kiến thức, kĩ năng bài học mà GV cung cấp cho SV thông qua tiết dạy nhờ sự hỗ trợ của công CNTT
Kĩ thuật và hình thức thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT là toàn bộ các kĩ thuật sử dụng các phương tiện truyền thông và CNTT để thiết kế bài giảng trên máy vi tính và trình chiếu trong quá trình giảng dạy
Phương pháp dạy học bài giảng có ứng dụng CNTT là sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học với kĩ thuật sử dụng máy tính Nội dung kiến thức của bài học thể hiện dưới các dạng khác nhau
dưới sự sắp xếp theo chuỗi các hoạt động của GV và SV và thông qua đó, đạt được mục tiêu môn bài giảng
Sự hài lòng của SV: là những mong đợi của SV về chất lượng của bài giảng có ứng dụng CNTT được đáp ứng
Từ mô hình nghiên cứu ban đầu, nghiên cứu xác định giả thuyết H1 quan hệ của các thành phần của
bài giảng có ứng dụng CNTT đến sự hài lòng của sinh viên thành ba giả thuyết thành (H1.1; H1.2; H1.3)
cụ thể như sau:
H.1.1: Nội dung bài giảng có ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của giảng viên có mối
tương quan thuận với sự hài lòng của sinh viên
H.1.2: Phương pháp dạy học bài giảng có ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của giảng viên có
mối tương quan thuận với sự hài lòng của sinh viên
H.1.3: Hình thức thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của giảng viên có mối
tương quan thuận với sự hài lòng của sinh viên
Bên cạnh đó cũng xác định các nhóm giả thuyết về sự khác biệt đánh giá chất lượng bài giảng và sự hài lòng của sinh viên theo đặc điểm cá nhân như giới tính, ngành học, khóa học Cụ thể như sau:
- Giả thuyết về sự khác biệt trong đánh giá chất lượng bài giảng có ứng dụng CNTT theo đặc điểm cá nhân của sinh viên:
H2: Có sự khác biệt về đánh giá chất lượng bài giảng có ứng dụng CNTT theo Giới tính
H3: Có sự khác biệt về đánh giá chất lượng bài giảng có ứng dụng CNTT theo Khóa học
H4: Có sự khác biệt về đánh giá chất lượng bài giảng có ứng dụng CNTT theo Ngành học
- Giả thuyết về sự khác biệt ở sự hài lòng của sinh viên theo đặc điểm cá nhân của sinh viên:
H5: Có sự khác biệt về sự hài lòng của SV theo Giới tính
H6: Có sự khác biệt về sự hài lòng của SV theo Khóa học
H7: Có sự khác biệt về sự hài lòng của SV theo Ngành học
Chương 2.THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1 Bối cảnh nghiên cứu
Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ có đủ cơ sở vật chất và nguồn nhân lực đưa CNTT vào hoạt động dạy học