3.2.1. Phần mềm mô phỏng Automation studio
Hiện nay, việc xây dựng tính toán thiết kế hệ thống thuỷ lực của các loại máy trong ngành công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian và hiệu quả không cao. Làm thế nào để khắc phục được các nhược điểm trên là một mối quan tâm lớn của tất cả các Kỹ sư ngành động lực.
Automation Studio là phần mềm ứng dụng có thể tính toán thiết kế, mô phỏng một cách trực quan quá trình động học của từng phần tử trong hệ thống thuỷ lực ở các chế độ làm việc khác nhau khi có quá trình điều khiển bằng hệ thống thuỷ lực hay kết hợp.
Ngoài ra kết hợp các đường đặt tính và hình mô phỏng động xuất ra từ phần mềm khi điều khiển, chúng ta có thể đánh giá được quá trình làm việc của từng máy. Trên cơ sở đó vận dụng vào quá trình làm việc của nó trong thực tế.
Automation Studio là 1 phần mềm công cụ để thiết kế,tính toán và mô phỏng.Nó được tạo ra dành cho lĩnh vực Tự động hóa trong Công nghiệp,đặc biệt dùng để thực thi thiết kế và kiểm tra các điều kiện cần thiết.
Ở trong môi trường của Automation Studio thì tất cả các công cụ thiết kế đều rất khả thi.Bản thân chương trình bao gồm 3 phần hỗ trợ chính,đó là:
-Bộ soạn thảo biểu đồ (Diagram Editor). -Tham khảo đề tài (Project Explorer). . -Thư viện tìm kiếm (Library Explorer).
Bộ soạn thảo biểu đồ cung cấp cho bạn cách tạo,mô phỏng biểu đồ và làm báo cáo.Trong khi đó thì Tham khảo đề tài lại giải quyết việc quản lý file, và phân loại tất cả các tài liệu được liên kết với đề tài mô phỏng.
Thư viện tìm kiếm cung cấp những thư viện dạng ký hiệu, cần thiết cho việc tạo biểu đồ để làm nên 1 đề tài.
Cuối cùng,phần mềm này cho phép tìm được hồ sơ(Document) trong đề tài (Project). Có thể in và xuất biểu đồ 1 cách dễ dàng.
3.2.2. Chương trình mô phỏng hệ thống
Trước hết ta khảo sát tín hiệu đặt, như trên đã quy ước thì tín hiệu đặt là khoảng thời gian từ lúc bàn máy đảo chiều từ hành trình ngược sang hành trình thuận và ứng với số liệu tính toán như trên ta có t = 6(s).
Mạch tạo tín hiệu đặt trong automation studio được xây dựng như sau:
Hình 3.4. Mạch tạo tín hiệu đặt trong automation studio
Hình 3.5. Mô phỏng mạch tạo tín hiệu đặt
Tín hiệu đặt có dạng sau:
Hình 3.6. Đặc tính tín hiệu đặt
Khoảng thời gian từ 0(s) đến 6(s) chính là khoảng thời gian từ lúc bàn máy đảo chiều từ hành trình ngược sang hành trình thuận đến khi công tắc hành trình thứ 2 tác động. Ở đây a0 và a1 đóng vai trò là 2 công tắc hành trình được đặt trên bàn máy.
Hình 3.7. Mô phỏng mạch điều khiển
Hình 3.8. Mô phỏng mạch động lực
Tín hiệu khảo sát như sau:
Tín hiệu đặt (đường phía dưới ) với tín hiệu tốc độ của xy lanh thực hiện dịch chuyển ăn dao (đường phía trên):
Hình 3.9. Khảo sát tín hiệu đặt với tín hiệu tốc độ của xy lanh 1
Từ đặc tính trên ta thấy cứ sau mỗi khoảng thời gian 6(s) thì một bước ăn dao được thực hiện. Tốc độ của xy lanh khoảng 0,41 cm/s ứng với 0,25 m/ph mà ta tính toán được ở phía trên.
Tín hiệu đặt (đường phía dưới) với tín hiệu tốc độ của xy lanh thực hiện dịch chuyển nâng hạ dao trong quá trình không tải (đường phía trên):
Tín hiệu đặt (đường phia dưới cùng) với tín hiệu tốc độ của xy lanh thực hiện dịch chuyển ăn dao (đường phía trên) và tốc độ của xy lanh nâng đầu dao (đường ở giữa) :
KẾT LUẬN
Sau một quá trình học tập và nghiên cứu, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn và sự giúp đỡ của các bạn, em đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao: “Nghiên cứu truyền động ăn dao máy bào giường.Thiết kế điều khiển truyền động ăn dao máy bào giường”.
Trong bản đồ án này, em đã thực hiện được một số công việc sau: +) Tìm hiểu công nghệ và yêu cầu đối với hệ thống bào giường. +) Xây dựng hệ thủy lực phục vụ truyền động ăn dao.
+) Xây dựng mạch điện điều khiển hệ truyền động thủy lực
Trong quá trình thiết kế do kiến thức còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn để đồ án của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Mạnh Tiến, Vũ Quang Hồi - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam – 2010 - Trang bị điện điện tử máy gia công kim loại
[2]. Bộ môn điện tự động công nghiệp – trường Đại học Hàng Hải – Kỹ thuật điều khiển thủy khí