1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Hướng dẫn tập luyện Vovinam việt Võ đạo

11 4,9K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 69,36 KB

Nội dung

Tài liệu hướng dẫn luyện tập và tự luyện tập vovinam từ trình độ cơ bản thích hợp cho cà tự học và dạy vovinam

Phương Pháp Huấn Luyện 1 Thế Vovinam September 12, 2010 giangle Chiêu thức, Vovinam No comments Trước tiên phải nói tên thế hoặc giới thiệu, định nghĩa, lọai đòn thế sẽ học như: Khóa gỡ là gì. Chiến lược là gì. Các thế phản đòn tay, đòn chân, học để làm gì…. Biểu diễn cho sinh xem 1 thế để có khái niệm bao quát về thế đó. 1. Giới thiệu, nói tên thế võ, đòn mới Trước tiên phải nói tên thế hoặc giới thiệu, định nghĩa, lọai đòn thế sẽ học như: Khóa gỡ là gì. Chiến lược là gì, các thế phản đòn tay, đòn chân, học để làm gì…. Biểu diễn cho sinh xem 1 thế để có khái niệm bao quát về thế đó. 2. Giải thích thế gồm có mấy động tác Việc này tiến hành từng bước : - Giới thiệu toàn bộ động tác. - Yêu cầu làm động tác. - Cách thức làm động tác. Sau đó nhấn mạnh phần cơ bản, chủ yếu quyết định đến kết quả động tác. Khi giảng dạy cần chú trọng đến: - Vị trí của chân đứng, thế đứng - Sự vận động của cánh tay chân - Sự chuyển động của cổ tay, bàn tay, chân trụ - Hướng dẫn cách té ngã, chống đỡ an toàn đối với người chịu đòn Chú ý, khi giải thích phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn,nổi bật được những điểm cần chú ý. Tránh giải thích dài dòng làm cho sinh ngồi lâu để nghe. Để cho sinh ở trạng thái tĩnh trong giờ tập võ, là điểm tối kỵ cần phải tránh. Dùng lời nói dễ hiểu, gần gủi trình độ người tập, nhất là khi dùng lời chuyên môn. 3. Làm mẫu động tác Huấn luyện viên làm mẩu động tác phải chính xác, rõ ràng, đẹp mắt, đúng yếu lĩnh và kỹ thuật nhằm gây cho sinh hứng thú luyện tập, ấn tượng sâu sắt vào ký ức để sinh dễ tiếp thu vào làm theo. Có 2 cách làm mẫu : - Làm mẫu toàn bộ động tác - Làm mẫu từng phần, từng cử động, sau đó kết hợp lại, làm toàn bộ 1 lần rồi giải thích. Vừa làm mẫu, vừa dẫn giải, là một biện pháp có hiệu quả cao trong giảng dạy động tác. Người làm mẫu có 2 vị trí để thị phạm : - Đối diện - Cùng chiều Đối diện tức là huấn luyện viên quay mặt về hướng người tập, để hướng dẫn cách này thuận tiện cho huấn luyện viên dễ quan sát và điều khiển sinh. Với những động tác phức tạp thì nên hướng dẫn cùng chiều, có nghĩa là quay lưng về sinh. Tập đến đâu, ôn đến đó, cứ như thế mà hướng dẫn cả bài. 4. Điều khiển sinh tập theo khẩu lệnh Sau khi huấn luyện viên làm mẫu động tác và giải thích xong, cho sinh tập theo nguyên tắc từ nhẹ đến nặng, từ chậm đến nhanh, vào đòn chính xác. Sau đó mới té ngã, đội với những động tác khó, phức tạp thì nên cho tập đi tập lại nhiều lần. Hô khẩu lệnh phải mạnh, dứt khoát. Động tác nào còn yếu, HLV làm mẫu lại để người tập quan sát và hướng dẫn cách khắc phục những cử động còn sai. 5. Kiểm tra và sửa chữa động tác sai Trong quá trình giảng dạy và luyện tập thường xảy ra những thiếu sót, làm động tác sai. Việc sửa chữa phải tiến hành từng bước, có trọng điểm, điều trước tiên phải nguyên nhân thiếu sót đó, do phương pháp huấn luyện, do trình độ người tập, hay do động tác phức tạp. Sau khi tìm được nguyên nhân HLV phải sửa chửa ngay. Muốn tránh thiếu sót sai lầm thì phải đảm bảo dạy đúng như chỉ dẫn, đúng chương trình : - Tiến hành từng bước - Từng bộ phận bài tập - Ôn tập và củng cố dần dần 6. Biện pháp sửa chữa thiếu sót : HLV phải đi lần lượt từng nhóm, từng người để uốn nắn động tác làm sai. Có thể sửa chữa bằng lời, nói rõ những chỗ tập sai, có thể trực tiếp uốn nắn từng sinh. Khi nào nhận thấy có một sai lầm chung HLV chọn 1 em nào sai nhiều nhất, vừa sửa chữa vừa giải thích cho toàn thể lớp: - Giải thích, chỉ dẫn lại yêu cầu và cách làm động tác - Làm mẫu lại động tác - Yêu cầu làm lại động tác chính xác. Làm từ từ, từng bộ phận rồi đến tòan bộ - Ôn tập nhiều lần 7. Kiểm tra : Tùy theo mức độ tiếp thu của sinh, HLV có thể áp dụng phương pháp kiểm tra chất lượng động tác bằng cách gọi một số người ra, lần lượt biểu diễn 1 số động tác. Sau đó, phân tích chổ đúng, sai để đánh giá việc thực hiện động tác. Phương pháp huấn luyện 1 bài Quyền Vovinam sư Nguyễn Văn Chiếu Trong môn phái Vovinam Việt Đạo, hầu hết các bài quyền tay không và vũ khí đều theo nguyên tắc chung “Một phát triển thành ba” (Học các đòn căn bản lẽ, được ghép lại thành bài quyền, sau đó phối hợp lại thành bài đối luyện, song luyện, song đấu) nhằm giúp cho người môn sinh có nhiều hình thức ôn tập thuần thục và dễ nhớ, phát triển các kỷ năng nhanh, mạnh, bền, khéo léo đồng thời tạo sự gắn bó, xuyên suốt, có tính logic, khoa học trong tập luyện và giảng dạy. Hiện nay, ngoài việc tập luyện các bài đơn luyện để tăng cường thể lực, nâng cao sức khỏe, thi lên cấp đai theo chương trình, các bài quyền còn được đưa vào thi đấu, tranh giải tại các địa phương; do đó việc tập luyện và huấn luyện các bài quyền (đơn luyện) đều phải đạt được mục đích, tiêu chuẩn chung như : phải thuộc đòn cơ bản, nắm vững động tác lẻ rồi mới ghép vào bài. Thực hiện bài tập đúng trình tự, chính xác từng động tác, dứt khoát trước khi bắt đầu động tác kế tiếp. Trước khi huấn luyện bài quyền cần giới thiệu qua : 1. Tên gọi bài quyền, xuất xứ, ý nghĩa, nội dung chính trong bài quyền (ghép các thế chiến lược, các động tác lẻ, đòn cơ bản của từng trình độ trong chương trình). 2. Số động tác của toàn bài, đồ hình, phương hướng và 1 số đặc điểm chung trong bài quyền. 3. Yêu cầu phải đạt : Đánh nhanh, mạnh, dứt khoát, chính xác từng động tác, thời gian thực hiện, khả năng chịu đựng, giữ thăng bằng, tấn bộ pháp vững chắc, thân thái tốt (biểu hiện nét mặt, nhãn thần). Phương pháp huấn luyện : 1. Huấn luyện các thế tấn : Các thế tấn có trong bài quyền đều phải được tập trước. cần chú ý làm cho sinh nắm vững vị trí bàn chân, vị trí đùi, tư thế của thân. 2. Huấn luyện cách chuyển tấn : Chú ý nắm vững sự vận động của chân khi chuyển tấn, chân chuyển luôn luôn phải trở về chân trụ . Hướng dẫn cụ thể, rành mạch cách chuyển tấn. 3. Huấn luyện cách đá : Gồm các loại đá, đạp. Hướng dẫn sinh hiểu rõ cách lấy sức bật ở hông, ở đầu gối, cách lầy đà, đá ra và rút chân về. 4. Huấn luyện vị trí vận động của 2 cánh tay : Chú ý đến tác dụng: Che thân, che mặt, đầu, biên độ rộng thì hở sườn, hở bụng, hạ bộ, mặt. Chú ý cách vận động cổ tay, bàn tay. 5. Huấn luyện cách phối hợp giữa thế tấn, tay, chân, hướng mặt, mắt nhìn : Trong từng động tác, làm thế nào cho có sự phối hợp nhịp nhàng, cân đối trong từng động tác. Trong giai đoạn chuyển thế, Huấn luyện viên phải coi trọng tính chính xác của động tác, thế võ, sự phối hợp, cùng lúc giữa cử động chân tay với đầu, mắt và hơi thở. Theo sư Nguyễn Văn Chiếu (Hội Việt Đạo TP.HCM CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN TÉ NGÃ A./ TỔNG QUAN: Ðây là một nội dung rèn luyện gây khó khăn không ít cho sinh cũng như cho HLV phụ trách lớp. Tâm lý người thường rất sợ té ngã, nhất là trên sàn tập không có lót thảm êm. Có người rất ham thích tập nhưng phải bỏ dở hoặc tìm một bộ môn khác vì không chịu nổi sự đau đớn trong lúc luyện tập VOVINAM VIỆT ÐẠO có 4 lối té ngã cơ bản: 1. Té sấp 2. Té ngang 3. Té ngữa 4. Té lộn vai Các kỹ thuật té ngã này giúp ta tránh được sư va chạm với mặt đất gây gãy tay xương, dập đầu, vỡ mặt hoặc chấn thương nội tạng và cũng là nền tảng cho việc luyện tập đòn chân ở trình độ cao hơn. B./ TRƯỚC KHI DẠY TÉ NGÃ: Một phương châm trong việc huấn luyện té ngã: hãy kiên toàn các nhóm cơ bắp chủ yếu để phục vụ cho động tác kỹ thuật. HLV phải có những bài tập hổ trợ để giúp cho sinh quen dần. Ngay những buổi đầu nhập học ta có thể cho người tập thực hiện ngay vào cuối giờ hai bài tập sau đây: Bài tập “Con Tôm” Chủ yếu củng cố cơ bụng và phát riển sức nặng của đôi tay. Tư thế như con tôm co đuôi vào và búng mạnh ra sau. Thực hành: * Ngồi chụm chân nhón gót, 2 mép tay chạm đất ngang hàng và xuôi theo 2 bàn chân (hít vào). * Lưu ý: Không nên áp dụng lòng bàn tay xuống đất mà chỉ tiếp đất bằng mép tay với tư thế bàn tay nghiêng khoảng 30 độ đến 45 độ so với mặt đất. Búng dài chân ra sau 2 tay chống thẳng, cả người thẳng, gối không được chạm đất (thở ra). * Co tay, hạ thấp người, giữ không chạm đất, 2 cùi chỏ khép sát vào sườn (hít vào) Ðẩy thẳng 2 tay nâng người cao lên và thu chân về đúng vị trí ban đầu (thở ra). * Số lượng vận động tùy theo sức của sinh, không nên cho tập tham mà phải khuyến khích tăng dần số lượng theo số buổi tập. Sau 1 tháng luyện tập, bài tập Con Tôm giản lược lại còn 3 động tác * Ngồi xuống (hít vào) * Bung chân, co tay, đẩy thẳng (nén khí) * Thu về (thở ra) Sau tháng thứ hai, bài tập còn 2 động tác: * Ðứng (hít vào) * Nhảy tung chân ra sau, 2 tay chống đúng vào vị trí 2 bàn chân, co xuống, đẩy lên, nhảy về chổ cũ đứng vào vị trí của đôi tay vừa nhất lên (thở ra). Bài tập “Lăn Ngựa Gổ” Tư thế giống như ngựa gổ của trẻ em, lăn tới lui theo chiều dọc của thân ghể, giúp vùng lưng quen việc lăn tròn, va chạm với mặt đất , cổ được rắn chắc, bụng khoẻ và chân biết co lại. Thực hành tuần tự như sau: * Ngồi chụm chân, gối co sát ngực, gập đầu cằm chạm ngực, 2 tay giữ song song cặp dọc theo đùi (không được ôm gối), lưng co tròn. * Từ từ lăn ra sau, không cho đầu chạm đất, giữ trạng thái dao động tới lui đều đều như trẻ em cỡi ngựa gổ. (chú ý quan trọng: Không cho cột sống va chạm xuống sàn, chỉ lăn trên 2 bắp thịt lưng). Ngày đầu tiên tập bài này chỉ nên cholăn tời lui một lần và những buổi tập sau tăng dần số lượng lên. Dứt bài nên cho sinh xoay lưng cõng nhau để kéo cột sống trở về dạng thẳng ban đầu. C./ TRONG KHI DẠY TÉ NGÃ: Nên huấn luyện các lối té ngã theo một tiến trình hợp lý, tập thuần thục lối này, mới dạy sang lối khác. 1./ Té sấp: sinh đã quen với bài tập con tôm nên dễ dàng thực hiện lối té ngã này. Lưu ý nhắc nhở sinh không được chống thẳng tay, cánh tay co như hình chử V và biết đàn hồi như lò xa. Sau đó bài tập khó dần lên, chuyển từ hình thức đứng ngã tại chổ thành phóng dài trên mặt đất; tăng dần độ cao và khoảng cách. 2./ Té ngang: Lối té ngã này khó tập hơn, nên cho sinh thực hiện trước tiên bài tập: Lăn ngang: * Nằm úp sắp, chống thẳng tay (giống bài tập con tôm) * Nghiêng người sang bên phải bằng cách rùn tay phải cùi chỏ xếp chử V hướng vào trong ngực, lăn nhanh sang phải một vòng, đầu vai không được rơi thẳng góc với mặt đất, người thẳng tránh va chạm đầu gối. Lăn xong nằm úp chống thẳng tay. * Lăn sang bên trái để trở về vị trí cũ, động tác thực hiện giống như bên phải. Bài tập được nâng cao: * Bước 1: Ðứng thẳng té sấp, xếp cùi chỏ lăn ngang (phải, trái) * Bước 2: Ðứng thẳng xoay sau bên phải (2 bàn chân không di chuyển khi xoay), tá sấp, xếp cùi chỏ phải lăn ngang.Ðổi bên trái: đứng thẳng phóng người tới trước té sấp, lăn ngang. * Bước 3: Ðứng thẳng, phóng người tới trước té sấp, lăn ngang (phải, trái) * Bước 4: Ðứng thẳng, xoay người phóng ra sau té sấp, lăn ngang (phải , trái) Hoàn tất bài tập: * Ðứng thẳng, tung người té ngang sang trái, vừa chạm đất xếp nhanh cùi chỏ trái lăn ngang. * Ðứng thẳng, tung người té ngang sang phải, vừa chạm đất xếp nhanh cùi chỏ phải lăn ngang. 3./ Té ngữa: Thực hành động tác: 1. Ðứng nghiêm: Tay phải dang thẳng,ngang vai, lòn gbàn tay úp, tay trái co lại mép tay ngang má trái (lưng bàn tay xoay về trước) 2. Lui chân phải về phía sau từ từ rùn xuống sát đất, chân trái giữ thẳng, cằm chạm ngực, lưng tròn, sự va chạm với mặt đất khởi đầu từ gót chân trái lướt nhẹ dọc đến mông tái lăn xéo qua vai phải (thực hành như thế nhiều lần mới cho lộn hẳn ra phía sau). Khi lộn chân trái bỏ xéo quan mang tai bên phải và co lại, trong khi chân phải duỗi dài ra phía sau (để tránh chạm gối phải xuống đất). 4./ Té Lộn vai: Thực hành động tác: 1. Bước chân trái tới trước, tay trái để cong che ngang trán, lòng bàn tay hướng về trước, tay phải để cong che ngang ngực, khom người xuống, tay trái chạm đất, càm chạm ngực. 2. Nhấc bổng chân phải lộn qua phía bên kia, lăn gngười theo chiều dọc thân thể từ vai phải chéo sang mông trái, lung cong tròn, hai chân co sát vào mông, sau đó đứng dậy nhẹ nhàng. Phụ chú: Sau khi sinh đã quen vối cách tập trên người phụ trách lớp nên thay đổi bài tập bằng cách: * Cho sinh bước chân phải tới trước và lộn bằng vai phải. * Chụm chân lộn tới trước bằng vai phải. * Vọt cao người lên và lộn bằng vai phải khi rơi xuống , để tạo thói quen linh hoạt với nhiều tình huống. Nhào lộn chống tay: Ðộng tác hổ trợ :Nằm ngữa, 2 tay co ngược lên mang tai, lòng bn tay chạm đất, 2 chân co sát mông. Nâng người khỏi mặt đất và ưỡn cong lưng , tập kỹ cho nhuần nhuyễn. Giai đoạn đầu: Lộn có vật đệm. Cho một sinh nằm úp co người khom lưng làm vật đệm để cả lớp thực hiện nhào lộn. Cần nhắc nhở sinh. * Tay chống thẳng chắc chắn ở một bên vật đệm. * Chân quăng mạnh sang phía bên kia, tì vai lên vật đệm, ưỡn lưng co chân, trở vể tư thế đứng. Hoàn tất bài tập: bỏ hẳn vật đệm. Ðể việc nhào lộn được nhẹ nhàng, đẹp mắt, 2 tay chống phải biết nhúng trong khi bật mạnh lưng, việc trở lại tư thế đứng xảy ra càng nhẹ nhàng càng tốt. Sự chuẩn bị trong giai đoạn trước khi dạy té ngã càng kỹ lưỡng càng khiến cho việc huấn luyện trở nên dễ dàng và người tập cảm thấy tự tin. HLV không nên nóng ruột, mà hãy bình tỉnh trước một vài sinh quá nhút nhát, tìm cách động viên hoặc tạo điều kiện có thảm để xóa tâm lý nhát sợ. Và nội dung té ngã nên cho tập vào cuối giờ để tránh trường hợp vì Rêm Mình mà ảnh hưỏng đến hiệu quả luyện tập của các nội dung khác. Nắm vững các bộ tấn pháp trong Vovinam Đăng ngày 29/11/2013 bởi Vovinam Thái Nguyên . Lượt xem bài: 318 Tấn pháp Vovinam 5 bộ căn bản. Mỗi bộ chia ra 3 phương vị: Thượng- Trung- Hạ và các thế tấn phụ có xuất xứ từ 5 bộ chính. Tấn pháp Vovinam 5 bộ căn bản. Mỗi bộ chia ra 3 phương vị: Thượng – Trung- Hạ và các thế tấn phụ có xuất xứ từ 5 bộ chính. Ngoài ra, còn có 5 thế tấn đặc biệt, trong đó có thế Lăng Không Tấn đã cùng với 21 đòn tấn công trên không bằng chân là hai đặc thù khá quen thuộc của môn phái Vovinam. Nguyên tắc: “Ngũ trực” (Năm cái thẳng) được triệt để áp dụng khi luyện tấn pháp, buộc toàn thể môn sinh thực hiện. 1. Đầu thẳng (không nguớc lên hoặc cúi xuống) thì Trung Trực. 2. Mắt thẳng (không nhìn xuống, nhìn lên, liếc ngang) thì Chính Khí 3. Cổ thẳng (không nghiêng lệch) thì Bất Khuất, Bất Sỉ. 4. Vai thẳng (không bên cao, bên thấp) thì Công Bằng, Sáng Suốt. 5. Lưng thẳng (không cong, không ưỡn) thì Uy Dũng, Không Hèn. Năm bộ Tấn chính. I. Bình Tấn: có nghĩa là cân bằng không nặng không nhẹ. Sức nặng có thể chia đều lên hai chân. II. Đinh Tấn: có hai nghĩa: a. Giống chữ Hán 丁(Đinh) truớc ngang sau thẳng (hơi chéo) b. Theo nghĩa chữ Đinh là cái đinh, cái đùi bằng sắt, trước dọc sau ngang. Môn phái sử dụng Đinh tấn theo hình thức: Trước ngang sau thẳng. III. Trảo Mã Tấn: có nghĩa là tấn móng ngựa. IV. Độc cước Tấn: có nghĩa là Tấn một chân. V. Hồi tấn còn gọi là Qui Tấn: có nghĩa là Tấn để trở về, đổi hướng. Năm bộ đặc biệt. 1. Lăng Không Tấn: tấn luớt nguời lên không (dùng trong 21 đòn chân) 2. Ngọa tấn: tấn nằm (xấp, ngửa, nghiêng), dùng trong các thế vật. 3. Tọa tấn: Tấn ngồi (xổm, bẹp) dùng trong các thế khóa nằm. 4. Đọa tấn: tấn té (xấp, ngửa, nghiêng). Thủ tấn: Tấn tay (trồng chuối, lộn bằng tay khi té) 5. Tâm tấn: tấn tri giác (nội công, khí công để định lực tinh thần). Xác định vị trí và hướng Tấn. 1. Vị trí tấn: luôn luôn lấy chân trụ để định vị trí tấn. a. Đinh tấn phải: có nghĩa là chân phải trụ phía truớc b. Trảo mã phải: có nghĩa là chân phải trụ phía sau c. Quỵ tấn phải: có nghĩa là chân phải quỳ phía trước d. Độc cước phải: có nghĩa là chân phải trụ, chân trái co lên. 2. Hướng tấn: các loại tấn khác định hướng Phải – Trái, Thuận – Nghịch a. Hồi tấn phải: có nghĩa là chân Trái bước chéo về bên phải, truớc và sát chân Phải. b. Tấn Thuận: có nghĩa là bước về phía Trước. c. Tấn Nghịch: có nghĩa là lui về phía Sau Năm bộ Tấn và các Tấn phụ. I. Bộ Bình Tấn: 1. Nghiêm Lễ tấn 2. Lập Tấn Cao: như thể nghiêm lễ, hai tay thành quyền ngửa, sát bên hông 3. Lập Tấn Thấp: (Nhu khí công quyền 1) như Lập tấn cao, nhưng rùn thấp. 4. Thuợng Bình Tấn: (Hai chân giang rộng bằng hai vai, bàn chân song song, người hơi rùn xuống) 5. Trung Bình Tấn: Hai chân giang rộng bằng 3 đến 4 bàn chân. Hai đùi song song với mặt đất, cẳng chân thẳng với góc mặt đất. 6. Hạ Bình Tấn: giống nhu Trung Bình tấn, nhưng rùn gần đất, khoảng cách hai bàn chân từ 4 đến 5 chiều dài bàn chân (Hồ tấn). II. Bộ Đinh Tấn: 1. Đinh Tấn Dọc (trước và sau): Chân trụ phía trước nằm ngang chịu 80% sức nặng, chân kia thẳng, bàn chân hơi chéo về phía truớc. 2. Đinh Tấn Ngang (cao – thấp): chân trụ hướng phải hoặc trái nằm ngang, chân kia thẳng (Mài thiền sư – Xà tấn). 3. Đinh Tấn Chéo (tam giác tấn): chéo bên phải hoặc trái. III. Bộ Trảo Mã Tấn 1. Trảo Mã Tấn: một chân trụ phía sau chịu 90% sức nặng toàn thân, chân kia đặt hờ trên mặt đất. Hai đầu gối gần nhau, mũi bàn chân hơi cong hoặc thẳng. 2. Cung Tiền Tấn Cao: chân sau ngang chân trước, mũi bàn chân thẳng về trước, sức nặng chia đều trên hai đầu chân (thế thủ) chân thẳng. 3. Cung Tiền Tấn Thấp: như Cung Tiền Tấn Cao nhưng chân sau chịu 70% sức nặng, đùi ngang với mặt đất, chân truớc chịu 30% sức nặng hơi cong đầu gối (khoảng cách giữa hai chân chừng 70cm). 4. Quỵ tấn cao: quỳ, mông không chạm gót. 5. Quỵ tấn thấp: quỳ, mông đặt trên chân quỳ. IV. Độc cước Tấn: một chân trụ chịu 100% sức nặng co thể, chân kia co lên khỏi mặt đất. [...]... trên cao lẫn dưới thấp Hướng dẫn luyện tập Để luyện tập dễ dàng và hữu hiệu, chúng ta nên vẽ hoặc lót gạch đá… các mốc chính, mỗi khoảng cách thích hợp với hai chân của mình – Luyện Bình tấn theo bốn cạnh của một hình vuông (phối hợp với độc cước tấn) – Luyện Đinh tấn theo ba cạnh của một tam giác đều (phối hợp với Trảo Mã tấn, 1/2 khoảng cách của Đinh tấn) Cung tiền tấn, quỵ tấn… – Luyện Hồi tấn theo... chân hướng xuống đất hoặc co xếp chéo phía truớc gót chân sát nguời phía dưới hạ bộ, mũi chân hướng chéo xuống đất 2 Độc cước Công: chân co sử dụng các lối đá, đạp, lên gối (các môn phái gọi là Tấn Bàng Long Cước, Thăng Long Cước, Phi Cước…) V Hồi Tấn (Qui Tấn) 1 Hồi Tấn: Hai chân chéo nhau, trở về hướng nào thì bước ngang bàn chân về hướng đó, trước chân trụ, cạnh chân phía ngón cái quay về hướng. .. (phối hợp với độc cước tấn) – Luyện Đinh tấn theo ba cạnh của một tam giác đều (phối hợp với Trảo Mã tấn, 1/2 khoảng cách của Đinh tấn) Cung tiền tấn, quỵ tấn… – Luyện Hồi tấn theo hai chiều ngang dọc – Luyện Độc cước tấn phải dữ thăng bằng thật tốt VS Nguyễn Đức Quỳnh Kỳ . của các nội dung khác. Nắm vững các bộ tấn pháp trong Vovinam Đăng ngày 29/11/2013 bởi Vovinam Thái Nguyên . Lượt xem bài: 318 Tấn pháp Vovinam 5 bộ căn bản. Mỗi bộ chia ra 3 phương vị: Thượng-. để đánh giá việc thực hiện động tác. Phương pháp huấn luyện 1 bài Quyền Vovinam Võ sư Nguyễn Văn Chiếu Trong môn phái Vovinam Việt Võ Đạo, hầu hết các bài quyền tay không và vũ khí đều theo. Phương Pháp Huấn Luyện 1 Thế Võ Vovinam September 12, 2010 giangle Chiêu thức, Vovinam No comments Trước tiên phải nói tên thế võ hoặc giới thiệu, định

Ngày đăng: 14/04/2014, 12:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w