vũ trụ

145 304 0
vũ trụ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

© hiepkhachquay Lịch sử trụ học | Trang 1 LỊCH SỬ TRỤ HỌC hiepkhachquay dịch từ http://www.aip.org/history/cosmology/ Kiên Giang, tháng 8 & 10/2007 © hiepkhachquay Lịch sử trụ học | Trang 2 MỤC LỤC Phần 1. Các tư tưởng trụ học Trang Chương 1 – Thế giới quan Hi Lạp 3 Chương 2 – Sự ra đời của khoa học về trụ 11 Chương 3 – trụ cơ giới 21 Chương 4 – trụ cô lập 29 Chương 5 – trụ dãn nở 48 Chương 6 – Big Bang hay trạng thái bền 61 Chương 7 – Cuộc hành trình vẫn tiếp tục 72 Phần 2. Các phương tiện nghiên cứu trụ học Chương 8 – Mắt trần 79 Chương 9 – Những chiếc kính thiên văn đầu tiên 87 Chương 10 – Kính thiên văn phản xạ buổi đầu 95 Chương 11 – Thời kì vàng son của kính thiên văn khúc xạ 103 Chương 12 – Quang phổ học và sự ra đời thiên văn học vật lí 114 Chương 13 – Sự hồi sinh của kính thiên văn phản xạ 123 Chương 14 – Những công cụ mới cho nghiên cứu trụ học 131 Tài liệu download tại http://www.thuvienvatly.com hoặc http://home.1asphost.com/manhan101/ © hiepkhachquay Lịch sử trụ học | Trang 3 PHẦN I CÁC TƯ TƯỞNG TRỤ HỌC Chương 1 THẾ GIỚI QUAN HI LẠP hế giới quan Hi Lạp là tư tưởng tồn tại lâu đời nhất trong lịch sử khoa học trụ. Liên quan gần gũi với giả khoa học chiêm tinh học, nó tiếp diễn từ thời Hi Lạp cổ đại qua nền văn minh Hồi giáo Trung cổ cho đến châu Âu thế kỉ thứ 17. Nền tảng của thế giới quan Hi Lạp là triết học của Plato. Ông cố đạt được một mức thực tại sâu sắc hơn cái mà cảm giác có thể đạt tới. Ông cũng theo đuổi một lí thuyết đơn giản về trụ có sức mạnh giải thích không thể tin nổi. Kết quả là một niềm tin nhất quán, đó là chuyển động tròn. Niềm tin này thống trị tư tưởng của nhiều nhà thiên văn học và trụ học phương Tây trong hai ngàn năm trời. Hình ảnh tái dựng lại thế giới quan Hi Lạp, với Trái Đất ở giữa, quay xung quanh là Mặt Trăng, Mặt Trời, các hành tinh và hoàng đạo sao. Plato (428-348/347 trước Công nguyên) Plato chỉ lên trời, còn học trò của ông Aristotle thì chỉ xuống đất. Tranh của Raphael thuộc trường phái Athens. Triết học của Plato và mối liên quan của nó đối với trụ học Hi Lạp không thể hiểu là một sự phản ứng lại các vấn đề xã hội và chính trị. Plato thuộc về thời đại bước vào đời sống công chúng khi Bạo chúa thứ ba mươi, gồm hai người bà con của ông, thống trị Athens. Hành động của họ khiến Plato phẫn nộ. Khi ách thống trị của họ bị lật đổ, Plato lại tính đến chuyện tham gia chính quyền. Nhưng rồi nền dân chủ đã làm khổ người thầy và người bạn của ông, Socrates. Những kinh nghiệm sau đó, có lẽ gồm một lần chạm trán với sự độc tài của Syracuse, xác nhận sự mất hết can đảm của Plato đối với hành động của những kẻ cầm quyền. Ông tìm kiếm những chuẩn bất biến để trụ lại với những phán quyết thiên vị của kẻ cầm quyền. Trong câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng của ông về hang động, Plato tưởng tượng con người bị trói buộc từ thời thơ ấu trong một hang động, vì gông cùm nên họ vẫn phải ngồi đó, chỉ nhìn T © hiepkhachquay Lịch sử trụ học | Trang 4 Bản sao bức tượng bán thân chân dung nhà khoa học Hi Lạp với cái mũi đã được sửa chữa lại. vào một hướng. Một ngọn lửa phía sau họ tạo nên bóng của các vật in lên vách hang phía trước mặt họ. Trong sự thiếu vắng bất cứ thứ kinh nghiệm nào khác, những kẻ bị cầm tù chấp nhận bóng đổ là thực tại. Plato giải thích rằng nhà tù hang động đó tương ứng là bộ phận của thế giới được khám phá bởi các giác quan thể xác của chúng ta. Việc thoát khỏi hang động tương ứng với việc sử dụng trí thông minh để tiến tới hiểu biết về thế giới thực tại. Công việc cho các nhà thiên văn là xác định chuyển động của các hành tinh. Những người quan sát bầu trời ở Trung Đông, Trung Mĩ, và Trung Hoa cổ đại đã tiến hành nhiều quan trắc. Từ bảng số liệu của họ, họ đã nghĩ ra kế hoạch tiên đoán sự chuyển động tương lai trên trời. Nhưng các giải thích mà những nhà quan sát bầu trời người Babylon, người Maya, và người Trung Hoa cổ đại nghĩ ra cho những chuyển động này không gì hơn những câu chuyện mang màu sắc thần thoại. Khoa học về trụ - tìm kiếm một bức tranh của trụ thu được mà không đề cập tới sự hiện diện của thần thánh – bắt đầu với người Hi Lạp. Họ theo đuổi việc tìm kiếm xa hơn ngoài khuôn mẫu số cho một số điều cơ bản. Dưới ảnh hưởng của Plato, các nhà tư tưởng Hi Lạp cố gắng nghĩ ra các kết hợp của chuyển động tròn đều để mô phỏng chuyển động quan sát được, chúng thường là không đều. Chuyển động tròn Một sự kết hợp của chuyển động tròn đều có thể gồm một vòng tròn lớn (nội luân - vòng tròn DBC với Trái Đất tại tâm của nó), cuốn đi xung quanh ở tốc độ không đổi một vòng tròn nhỏ hơn (ngoại luân), vòng tròn này thành ra quay xung quanh hành tinh (P) ở tốc độ không đổi. Chuyển động kết hợp của nội luân và ngoại luân có thể mô phỏng chuyển động “thụt lùi” quan sát thấy của các hành tinh. Khi nhìn từ Trái Đất ở chính giữa tại © hiepkhachquay Lịch sử trụ học | Trang 5 Bên cạnh giả thuyết nội luân, còn có giả thuyết lệch tâm, trong đó vòng tròn lớn không còn có tâm trên Trái Đất nữa. Nó trở thành một “đĩa lệch tâm” có tâm nằm ở một điểm gần Trái Đất, E. Trong giả thuyết lệch tâm, hành tinh P chuyển động tròn đều dọc theo vòng tròn APDB có tâm của nó tại C. Đối với nhà quan sát trên Trái Đất, chuyển động có vẻ nhanh lên và chậm xuống. Như một phương kế cũ, tốc độ góc đều đặn có thể đo được không phải tại khoảng tâm của vòng tròn mà ở một số điểm khác, điểm mặt bằng, A. Mặt Trời, S, chuyển động trên vòng tròn có tâm tại Trái Đất, nhưng nó không chuyển động ở tốc độ đều. Tốc độ chuyển động của nó được thiết đặt bởi điều kiện góc a biến đổi đều theo thời gian. các thời điểm 1, 2, 3 và 4, hành tinh chuyển động biểu kiến trên nền mặt cầu của các sao từ 1,2 quay trở lại 3, rồi lại tiếp tục chuyển động về phía 4, chuyển động nhanh hơn hành tinh ở phía ngoài, bắt kịp và đi qua nó. Eudoxus có thể, nhưng không cần thiết, giải thích chuyển động giật lùi theo kiểu như sau. Mặt cầu phía ngoài không được vẽ trong hình. Trục quay của nó là thẳng đứng, trong mặt phẳng màn hình, theo hướng bắc-nam. Mặt cầu bên ngoài mang mọi thứ bên trong nó về phía đông. Trục của mặt cầu trong nằm ngang và trong mặt phẳng màn hình. Chuyển động của một hành tinh mang bởi mặt cầu trong là hướng lên (hướng bắc) và hướng xuống (nam) và đi vào (tây) và đi ra khỏi (đông) mặt phẳng màn hình. Hành tinh có vẻ đi sang bắc và nam từ 1 đến 2, sang hướng bắc và đông đến 3, theo hướng nam và đông đến 4, và theo hướng nam và tây trở lại 1. Khi mặt cầu phía trong truyền một chuyển động về phía đông cho hành tinh, di chuyển hành tinh từ 2 đến 3 đến 4, chuyển động toàn thể về phía đông, kể cả chuyển động về phía đông đều đặn truyền bởi mặt cầu ngoài, sẽ rất nhanh chóng. Nếu như tốc độ đi về phía tây truyền bởi mặt cầu trong lớn hơn tốc độ đi về phía đông đều đều truyền bởi mặt cầu ngoài, thì hành tinh sẽ có vẻ chậm dần và trong thời gian ngắn đi về phía tây theo lộ trình từ 4 sang 1 đến 2, khi vận tốc đi về phía tây của mặt cầu trong lớn hơn vận tốc đi về phía đông của mặt cầu ngoài. Mặc dù các mô hình hình học chi tiết chủ yếu được tạo ra bằng những vòng tròn hai chiều Platon, nhưng nó cũng có khả năng, ít nhất là về nguyên tắc, giải thích cho các hiện tượng như chuyển động giật lùi quan sát thấy của các hành tinh với mặt cầu ba chiều Aristotle. © hiepkhachquay Lịch sử trụ học | Trang 6 Các nhà thiên văn Arab trong những thế kỉ sau đó tiếp tục tinh lọc mưu đồ của người Hi Lạp. Họ nêu ra thêm nhiều cách giải thích cho chuyển động hành tinh quan sát được. Để hiểu rõ sự khéo léo của họ, bạn có thể tìm hiểu thêm tại http://www.csit.fsu.edu/%7Edduke/models Các nhà khoa học-triết học Hi Lạp đã đặt ra cho mình nhiệm vụ hình dung trụ là một tập hợp các thực thể vật lí. Học trò của Plato, Aristotle, bắt đầu thống trị tư tưởng trong lĩnh vực này. Chỗ những người theo chủ nghĩa Plato nghĩ dưới dạng toán học lí tưởng hóa về các vòng tròn hai chiều thì những người theo trường phái Aristotle hình dung là những quả cầu ba chiều thực sự. Aristotle dạy rằng các quả cầu quay mang theo Mặt Trăng, Mặt Trời và các hành tinh xung quanh một Trái Đất tĩnh tại. Trái Đất là độc nhất do vị trí trung tâm của nó và thành phần vật chất của nó. Mọi sự sinh ra và hủy diệt xảy ra trong vùng “trần thế”, nằm bên dưới Mặt Trăng và ở phía trên Trái Đất. Vùng này gồm có bốn nguyên tố: đất, nước, không khí và lửa. Vùng bên ngoài Mặt Trăng là bất biến và là vùng hoàn toàn thuộc về thiên đường. Vùng đó chứa một nguyên tố bí mật thứ năm. Các nhà triết học Hi Lạp đã ước tính khoảng cách tới Mặt Trăng, và còn cố gắng tính ra kích thước của toàn bộ trụ. Họ tin rằng nó là hữu hạn. Mặt cầu bên ngoài của các sao mang chúng trên hành trình hàng đêm của mình xung quanh Trái Đất. Aristotle (384-322 tCN) Aristotle là con trai của vị bác sĩ riêng của vua xứ Macedon, vùng đất nghèo nàn của những kẻ ngang ngược ở rìa bắc của bán đảo Hi Lạp. Khi ông 17 tuổi, năm 367, Aristotle nam tiến tới Athens. Ông ở lại đó 20 tiếp theo để học tại Viện của Plato. Trong khi đó, ở Macedon, Philip II lên ngai vàng năm 359 và từ từ mở rộng quyền lực. Athens vẫn là địch thủ chính của ông ta. Cảm nhận được sự chống đối Macedon ở Athens, cùng với cái chết của Plato vào năm 397, khuyến khích Aristotle rời khỏi Athens. Ở Tiểu Á, ông tìm được một viện hàn lâm mới dưới sự bảo trợ của người trị vì địa phương, người có cô con gái nuôi 18 tuổi gả cho Aristotle. Từ mô tả của ông về thời kì lí tưởng cho kết hôn là 37 tuổi đối với nam và 18 tuổi đối với nữ, có thể suy luận ra rằng sự lưu vong tự nguyện của Aristotle khỏi Athens không phải là một chuyện không vui. Năm 342, Aristotle trở lại Macedon giám hộ con trai của Philip, Alexander. Philip hoàn thành cuộc chinh phục xứ Hi Lạp vào năm 338, chỉ bị ám sát chết vào năm 336. Alexander lên ngôi và Aristotle trở lại Athens một cách thoải mái trên phương diện kẻ chiến thắng. Trong khi Alexander xâm chiếm vùng Cận Đông, ông không xao lãng việc gửi về Athens cây cỏ, động vật và các bản ghi chép thiên văn về cho Aristotle nghiên cứu. Khi Alexander Đại đế chết vào năm 323, Aristotle lại đi tha hương tự nguyện. Ông mất một năm sau đó, năm 322. Vị trí tự nhiên của nguyên tố đất là ở dưới, tại trung tâm của trụ. Nguyên tố đất có xu hướng chuyển động về vị trí tự nhiên của nó, hướng về trung tâm của thế giới. Lửa thì di chuyển lên phía trên để tới được vị trí tự nhiên của chúng tại trên cùng của vùng trần tục. © hiepkhachquay Lịch sử trụ học | Trang 7 Không hề có thế giới khác nào nằm rải rác trong trụ này, vì bản chất đất của chúng sẽ buộc chúng chuyển động về phía vị trí tự nhiên của chúng tại trung tâm trụ. Với Trái Đất nằm ở trung tâm, và hình cầu các sao nằm bên ngoài, trụ quan Aristotle nhỏ bé hơn hệ Mặt Trời của chúng ta. Kế tục truyền thống Hi Lạp của Plato và Aristotle là nghiên cứu của Clausius Ptolemy. Ông đã hệ thống hóa hàng trăm năm trụ học hình học Hi Lạp với sự thể hiện và bằng chứng chặt chẽ. Ptolemy viết chuyên luận toán học của ông, sau này mang tên là Almagest (sách chiêm tinh), vào khoảng năm 150 sau Công nguyên. Ông đã phát triển các hệ thống hình học của chuyển động hợp nhất trên các vòng tròn hai chiều cho phù hợp với những chuyển động quan sát được. Trời không phải cấu tạo từ đá, kim loại, hoặc những chất đất khác, mà từ một số chất thiêng liêng thuộc về thiên đường. Chất này không gây cản trở lối đi của một phía qua phía bên kia. Trong quyển sách sau này của ông, Planetary Hypotheses (Giả thuyết về thế gian) , Ptolemy sử dụng các quả cầu rỗng ba chiều, xếp lồng quả này trong quả khác và bao quanh Trái Đất. Không có không gian trống rỗng giữa các quả cầu. Chiều dày của mỗi lớp vỏ khớp với chuyển động nhỏ bên trong và bên ngoài Trái Đất. Quả cầu quay tự mang hành tinh hoặc Mặt Trời hoặc Mặt Trăng trong quỹ đạo của nó xung quanh Trái Đất. Các quả cầu quay vì đó là chuyển động tự nhiên của chúng. Ptolemy tin rằng điều đó thích hợp cho sự phân bố chuyển động tròn đều cho các hành tinh vì sự hỗn loạn và không đều là không quen thuộc với những thứ thiêng liêng. Nghiên cứu thiên văn học, cùng với những thứ thiêng liêng, là đặc biệt hữu ích cho việc nâng cao linh hồn của con người. Claudius Ptolemy (100-170) Về con người Ptolemy, chúng ta biết rất ít. Ông đã ghi lại các quan sát kéo dài trong thời kì từ năm thứ chính của chế độ Hadrian (125) cho đến năm thứ tư của Antoninus Pius (141), và thực hiện tại kinh độ của thành Alexandria. Đây có thể chính là thành phố Alexandria hoặc có khả năng là gần Canopus. Được Alexander đại đế xây dựng ở rìa phía tây của đồng bằng châu thổ sông Nile, Alexandria thu lợi từ đất đai © hiepkhachquay Lịch sử trụ học | Trang 8 màu mỡ dọc theo sông Nile của Ai Cập và nhanh chóng trở thành một trong những đô thị phồn vinh nhất trong thế giới Hi Lạp. Thư viện của thành phố có lẽ có khoảng nửa triệu cuốn sách, có khả năng bao gồm cả bộ sưu tập cá nhân của Aristotle. Các thiết bị thiên văn cũng được xây dựng tại Thư viện, và các quan trắc được thực hiện, vào lúc đầu là dưới sự bảo trợ của các pharaoh đang tại vị. Tuy nhiên, vào thời của Ptolemy, Alexandria là một thành phố La Mã cấp tỉnh. Ptolemy: nhà khoa học hay kẻ lừa gạt ? Ptolemy được hình dung một qua bức tranh cũ, với góc cung một phần tư và thần thơ ca Astronomia. Ptolemy là nhà thiên văn học cổ đại vĩ đại nhất hay là kẻ lừa gạt thành công nhất trong lịch sử khoa học ? Quan sát của ông phù hợp với những người đương thời một cách kì lạ; sự ăn khớp giữa lí thuyết và quan sát là quá tốt cho sự thật. Dường như Ptolemy bịa đặt ra những số liệu quan sát của ông. Tuy nhiên, sự phù hợp giữa các thông số của ông và giá trị hiện đại quá gần đến mức ngẫu nhiên. Có thể là Ptolemy đã có một số lượng lớn quan sát, và sai số đã được triệt tiêu lẫn nhau ở mức độ lớn trong tính toán của các thông số. Sau đó, Ptolemy có thể đã chọn trong số những quan sát của ông một vài quan sát phù hợp tốt nhất với lí thuyết, và rồi đưa những ví dụ này vào minh họa cho lí thuyết. Ptolemy thiếu kiến thức hiện đại của chúng ta về ngưỡng sai số, độ lệch chuẩn, và việc sử dụng giá trị trung bình từ những quan sát lặp đi lặp lại – các ý tưởng cho phép ông đề xuất một lí thuyết nói chung là không cần thiết và phù hợp tuyệt đối với mỗi điểm số liệu thu được, nhưng lại ăn khớp kém chặt chẽ hơn với tất cả các điểm số liệu trong khoảng thời gian giới hạn thống kê xung quanh một giá trị trung bình. Thay vì vậy, không hề có bất kì dao động nào có thể chấp nhận được trong sự ăn khớp giữa lí thuyết và quan sát, nên mỗi số đo phải được hiểu là một kết quả chính xác. Bởi vậy, sự lựa chọn sáng suốt từ trong số nhiều số đo là cần thiết. Chúng ta cũng cần nhớ rằng Almagest không phải là một bài báo nghiên cứu hiện đại, mà là một cuốn sách giáo khoa. Mục đích của Ptolemy là đưa ra các thủ tục và số liệu ví dụ, chỉ rõ cho các nhà thiên văn tương lai biết nó được thực hiện như thế nào và cho phép họ đưa những quan sát riêng của mình trong một ranh giới thời gian dài hơn để thu được các thông số còn tốt hơn nữa. Bất kì sự ba hoa hay bịa đặt nào do Ptolemy đưa ra phải được nhìn nhận là một sự lừa dối được phép trong việc làm ngăn nắp khoa sư phạm của ông, chứ không có xu hướng làm cho những độc giả của ông hiểu sai lệch về những vấn đề quan trọng. Truyền thống thiên văn học Hi Lạp liên quan nhiều đến các thủ tục hình học nói chung hơn là những kết quả bằng số nhất định. Tiêu chí hiện đại của khoa học cho đến nay vẫn chưa có. Khi đế chế La Mã sụp đổ và nền văn minh châu Âu thu hẹp lại, nền văn minh Hồi giáo mạnh dần lên đã giải thoát cho vũ trụ học của Ptolemy – và mở rộng thêm cho nó. Toàn bộ hệ thống kiến thức được truyền bá ngược trở lại phương Tây khi nền học thuật ở đó hồi sinh vào cuối thời kì Trung cổ. Các bản dịch biểu lộ nhiều sửa đổi. Chuyên luận toán học của Ptolemy được gọi là megiste, tiếng Hi Lạp có © hiepkhachquay Lịch sử trụ học | Trang 9 nghĩa là “lớn nhất”. Cuốn này được chuyển tự sang tiếng A rập và thêm vào đầu tiếp ngữ al (giống như trong các từ như algebra và tên các ngôi sao như Aldebaran). Dịch từ tiếng A rập sang tiếng Latinh thời Trung cổ, cuốn sách của Ptolemy trở thành “The Almagest”. Người A rập cũng dạy cho phương Tây các chữ số A rập, hệ thống giá trị tính toán sử dụng số không, và nhiều kĩ thuật lượng giác, tất cả đều có nguồn gốc từ Ấn Độ và đã thực hiện những cải tiến toán học quan trọng của riêng họ. Nền văn minh Hồi giáo quan tâm mức độ cao của nghiên cứu khoa học. Thiên văn học thật quan trọng trong việc cung cấp thời gian cho cầu nguyện (từ độ cao của Mặt Trời hoặc các sao) và quibla, hay là sự định hướng thần thánh: những người sùng đạo ở bất kì đâu trên thế giới cần phải biết hướng của Mecca để họ có thể quay mặt về đó khi cầu nguyện và các nhà thờ Hồi giáo phải quay mặt về phía thành phố thiêng liêng đó. Dụng cụ đo độ cao thiên thể là một thiết bị thiên văn cơ sở, dùng làm đồng hồ và công cụ hàng hải. Những ông hoàng đạo Hồi cũng xây dựng những thiết bị khổng lồ để đo vị trí của các hành tinh và các sao cho mục đích thiên văn học. Dụng cụ đo độ cao thiên thể thời xưa. Các chấm cong là vị trí của những ngôi sao sáng. Chiếc đồng hồ Mặt Trời lớn này tại Jaipur, Ấn Độ, được xây dựng khoảng năm 1730, dành cho Moghul Maharaja Sawai Jai Singh II. Tên gọi là Jantar- Mantar (tiếng Sankrit có nghĩa là “Dụng cụ thần kí”), thiết bị này có một mẫu mô phỏng ở Samakand. trụ học và tôn giáo ở châu Âu Thời kì Tăm tối “Điều quan trọng cần phải biết là Trái Đất hình cầu, hình trụ, hình đĩa, hay là một bề mặt lõm ?”, St. Basil đã hỏi như vậy vào thế kỉ thứ tư. “Điều quan trọng cần phải biết là tôi sẽ đối xử với tôi như thế nào, với khách khứa của tôi như thế nào, và với Chúa như thế nào”. Cùng với sự sụp đổ của nền văn minh cổ ở Tây Âu, một vài người lại chú ý tới trụ học. Những công việc mà họ làm chủ yếu là giữ lại các phiên bản đơn giản hóa của các nghiên cứu của thời Hi Lạp. Một số sử dụng quyền lực của thi ca Kinh thánh mơ hồ để trở lại hình ành nguyên thủy về một Trái Đất phẳng. Có lẽ thế giới của chúng ta là một cái đĩa, tâm nằm ở Jerusalem (đây là một ý tưởng mới, đối với những người không theo khoa học khác, họ đã đặt quê hương của mình ở trung tâm của trụ). Khi văn minh và lòng say mê khoa học hồi sinh vào cuối thời kì Trung cổ, các học giả cố tìm lại những tác phẩm thời Hi Lạp cổ đại trong nhà kho đầy bụi bặm của các tu viện, họ nhận thấy rằng có nhiều tác phẩm đã bị tẩy xóa bởi các thầy tu, phục hồi lại bản giấy da có giá trị lớn cho công việc sùng đạo. © hiepkhachquay Lịch sử trụ học | Trang 10 Bản đồ thế giới lấy từ Anh năm 1300 với Jerusalem ở chính giữa. Châu Âu nằm ở góc phần tư bên trái, thấp hơn. Trong số những người A rập và Ba Tư là những nhà tính toán và nhà toán học vĩ đại, những người đã nghiên cứu nhằm hoàn thiện lời giải thích mang tính vũ trụ học của các số đo thiên văn. Ví dụ, Nasir al-din al-Tusi ở Maragha đã sáng tạo ra một phép cộng mới đặc biệt cho chuyển động tròn của Ptolemy. “Cặp Tusi” tính ra một chuyển động thẳng từ một sự kết hợp của các chuyển động tròn đều. Trong tác phẩm mang tính cách mạng của ông về hệ Mặt Trời xuất bản năm 1543, Copernicus sử dụng một công cụ gây ấn tượng giống như vậy. Copernicus cũng sử dụng một mô hình cho chuyển động của Mặt Trăng giống hệt như mô hình đã được nghĩ ra hai thế kỉ trước đấy bởi nhà thiên văn Ibn al-Shatir ở Damascus. Copernicus trích dẫn nghiên cứu của các nhà thiên văn Hồi giáo và nhất định đã học được từ họ. Các nhà sử học vẫn đang cố gắng xác định toàn vẹn quy mô của món vay nợ trí tuệ của ông. [...]... b tr Vì Shapley ã ch ra r ng các c m sao hình c u là ph n sáng t c a thiên hà, ch © hiepkhachquay L ch s tr h c | Trang 35 không ph i nh ng tr c l p Các tinh vân (nơi t p trung các sao và b i tr ) khác, nh t là các tinh vân hình xo n c, có th v n n m bên ngoài thiên hà c a chúng ta Nhưng n u như chúng có kích thư c tương t v i thiên hà to l n c a chúng ta, chúng có v l n n m c áng ng Vũ. .. th c hi n i u tương t i v i các sao Theo Kant, nh ng v t th xu t hi n m c trên b u tr i tr thành nh ng hòn o tr , gi ng như nh ng h M t Tr i kh ng l Tư tư ng c a Kant v tr ít mang n i dung quan sát Cơ s c a gi thuy t tr h c c a ông là tri t h c và th n h c S quan sát l n u tiên i vào tr h c như m t phương pháp ch y u là vào cu i th k 18, nh nhà thiên văn h c nghi p dư ngư i Anh, William... lãng m n vào u th k 19 – ví d như William Wordsworth Anh và Friedrich Schelling c – quay tr l i ch ng i tr h c Newton B thuy t ph c r ng tr t t tr là n m ngoài s gi i thích c a khoa h c, © hiepkhachquay L ch s tr h c | Trang 24 h th i hơi th cu c s ng th n thánh tr l i cái dư ng như là m t tr vô th n ã b cơ gi i hóa quá m c Nhà tri t h c ngư i c Immanuel Kant bi n h ph n bác các nhà lãng... ng h Newton thì ch p nh n r ng Chúa ph i can thi p vào tr , nhưng ch vì s can thi p là m t ph n c a k ho ch th n thánh Ni m tin th k th 18 v tính có tr t t c a tr có tính quy t nh n s ngăn n p c a các nghiên c u th n h c, tri t h c, và khoa h c quan tr ng William Whiston, ngư i k t c Newton t i trư ng i h c Cambridge năm 1703, bi n h r ng tr , v i s i x ng tuy t v i c a nó, v i nh ng chuy n... ngay c khi loài ngư i không tìm hi u ư c t t c các nguyên lí chi ph i tr Không có kính thiên văn c l n và nh ng quan sát có tính khám phá v nh ng ngôi sao xa, các nghiên c u tri t h c và th n h c th ng tr trong tr h c th k 18 Tình hu ng này b t u bi n chuy n sau khi nhà thiên văn h c ngư i Anh William Herschel ra m t mô hình tr h c có ngu n g c t quan tr c T nh ng năm 1780 tr i, b u tr i, thâm... Laplace tr l i r ng ông không c n m t gi thuy t như th S tách r i Chúa kh i tr v t lí là i u không th tránh kh i v i s phát tri n c a tr h c hi n i, cho dù Newton và nh ng ngư i khác có b thuy t ph c bao nhiêu r ng nh ng khám phá c a h minh h a cho s hi n di n và s c m nh c a Chúa Thay vì v y, nhi u © hiepkhachquay L ch s tr h c | Trang 22 ngư i xem khoa h c là m t chu n c a s th t i th c a tôn... trí ó cho t i khi qua i Gi i thích tr t t tr Newton xem chuy n ng c a các sao và hành tinh là nh ng bài toán trong cơ h c, chi ph i b i cùng các quy lu t chi ph i chuy n ng trên Trái t Ông mô t l c h p d n b ng toán h c M t khác, nhà tri t h c ngư i Pháp René Descartes l i xu t m t mô hình phi toán h c Ông cho r ng tr g m nh ng xoáy kh ng l c a v t ch t tr H M t Tr i c a chúng ta s ch là m... a i mình trong bi t th c a ông trên vùng i Florence, ti p t c vi t nh ng ki t tác khác – không ph i v tr h c mà v v t lí và cơ h c tr h c Aristotle hình dung ra các qu c u mang nh ng hành tinh quay xung quanh Trái t – nh ng qu c u pha lên r n, theo m t s ngư i, cung c p c u trúc v t ch t c a tr Cu i th k 16, Tycho Brahe ã quan sát sao ch i chuy n ng qua h M t Tr i S th t này ã p v nh ng qu... cách th c các chuy n ng trên b u tr i tuân theo cùng các quy lu t xác nh chuy n ng c a các v t trên Trái t i u này d n ư ng t i vi c hi u cái không ng ng ư c nhìn nh n là tr cơ gi i © hiepkhachquay L ch s tr h c | Trang 20 Chương 3 TR CƠ GI I Isaac Newton (1642-1727) Cha c a ông qua i trư c khi ông chào i và m ông tái giá khi chưa y ba năm sau ó, Newton l i cho bà ngo i chăm sóc Nh ng năm tháng... ng nghi v n mang tính tr h c, nhưng không d t khoát Năm 1835, nhà tri t h c l i l c ngư i Pháp, Auguste Comte, nh n xét r ng loài ngư i s không bao gi hi u ư c thành ph n hóa h c c a các sao Ông s m t ra sai l m, vì quang ph h c và kĩ thu t nhi p nh ã giúp mang l i m t cu c cách m ng trong s hi u bi t c a con ngư i v tr L n u tiên các nhà khoa h c có th nghiên c u xem tr c u t o t cái gì . thiên văn là xác định chuyển động của các hành tinh. Những người quan sát bầu trời ở Trung Đông, Trung Mĩ, và Trung Hoa cổ đại đã tiến hành nhiều quan trắc. Từ bảng số liệu của họ, họ đã nghĩ. nhiên của chúng tại trung tâm vũ trụ. Với Trái Đất nằm ở trung tâm, và hình cầu các sao nằm bên ngoài, vũ trụ quan Aristotle nhỏ bé hơn hệ Mặt Trời của chúng ta. Kế tục truyền thống Hi Lạp. mặt cầu ngoài, sẽ rất nhanh chóng. Nếu như tốc độ đi về phía tây truyền bởi mặt cầu trong lớn hơn tốc độ đi về phía đông đều đều truyền bởi mặt cầu ngoài, thì hành tinh sẽ có vẻ chậm dần và trong

Ngày đăng: 07/04/2014, 15:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan