Đồ án tốt nghiệp Điện máy đám mây trên google Appengine - Khoa Công nghệ thông tin, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng,
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRÊN GOOGLE APPENGINE MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN Sau những ngày làm việc cật lực, cuối cùng chúng em cũng đã hoàn thành được đồ án tốt nghiệp của mình. Dù kiến thức sau khi chúng em làm luận văn này không nhiều, nhưng lại là một đỉnh núi mà em vừa chinh phục được. Rất nhiều kiến thức cũng như kỹ năng làm việc đã được chúng em thu nạp trong quá nghiên cứu và làm việc. Chúng em xin chân thành cám ơn quý thầy cô Khoa Công nghệ thông tin đã nổ lực trong công tác giảng dạy và tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành khóa học và thực hiện đồ án tốt nghiệp. Chúng em cũng không quên cảm ơn thầy Cung Nguyễn Phước Tài đã tận tình hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình làm đề tài tốt nghiệp. 1GVHD: Th.S Cung Nguyễn Phước Tài SVTH: Lương Quang Thân Phạm Văn Tùng 1 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRÊN GOOGLE APPENGINE CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU Để kiểm tra phản ứng nhanh nhạy của các ứng viên xin việc, Google chỉ cần đặt ra một câu hỏi tưởng chừng đơn giản: "Bạn sẽ làm gì nếu dữ liệu hiện có tăng gấp 1.000 lần?". Nếu người xin việc bê nguyên những công thức được "lập trình sẵn" ở trường vào tình huống này, họ sẽ biến máy chủ thành những chú ốc sên khi nhận lượng video, ảnh, bản đồ, thông tin mua sắm lên 1.000 lần. Bởi thế, để tìm được chỗ đứng ở Google, họ cần học cách làm việc và cảước mơ ở một cấp độ rộng lớn hơn. Họ phải biết cách đưa khối lượng dữ liệu khổng lồ đó thoát khỏi phạm vi những trung tâm dữ liệu chật chội và đặt chúng ở đâu đó ngoài kia- nơi mà các chuyên gia của Google gọi là "cloud"- Những đám mây ảo. Trong thực tế hiện nay, với sự thay đổi và phát triển không ngừng đến từng phút giây của xã hội xung quanh chúng ta thì nhu cầu về khả năng lưu trữđược một lượng dữ liệu khổng lồ, vượt ra ngoài những “cỗ máy vật lý” Data center là vô cùng cấp thiết. Sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thế giới đã đẩy các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia lớn vào tình 2GVHD: Th.S Cung Nguyễn Phước Tài SVTH: Lương Quang Thân Phạm Văn Tùng 2 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRÊN GOOGLE APPENGINE thế phải có được một giải pháp công nghệ thông tin giúp họ lưu trữ được một khối lượng khổng lồ các dữ liệu liên quan đến công việc kinh doanh của họ. Bên cạnh đó, các giải pháp đó cũng phải thỏa mãn các tiêu chí đơn giản, an toàn và dễ sử dụng vì không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng đầu tư mạnh vào hạ tầng công nghệ thông tin để phục vụ cho công việc kinh doanh của mình vì nhiều lý do khách quan và chủ quan. Không chỉ dừng lại ớ mức đó, những “đòi hỏi” của con người ngày một tăng lên, như là một thách thức gửi đến sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng. Ngày nay, khái niệm dịch vụ đã, đang và sẽ trở thành một khái niệm quá đỗi quen thuộc với con người. Tất cảđều được chuyển hóa thành dịch vụ khi người dùng không muốn tự mình phải thực hiện tất cả mọi việc. Họ muốn những gì đơn giản nhất, dễ sử dụng nhất và không phải lúc nào cũng phải quản lý nó khi không có nhu cầu sử dụng. Vai trò của dịch vụ trong cuộc sống hàng ngày là không thể chối cãi. Tất cả các nhu cầu nói trên đều dẫn đến hai câu hỏi chính được đặt ra. Đó là làm thế nào để giải quyết bài toán lưu trữ một khối lượng dữ liệu, ứng dụng khổng lồ và làm thế nào để biến việc sử dụng các dữ liệu, ứng dụng thành các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Và một câu trả lời chung cho cả cho hai câu hỏi “hóc búa” trong nhiều năm qua này đã xuất hiện. Đó chính là Điện toán đám mây (Cloud computing). Để giúp mọi người hình dung mô hình điện toán đám mây như thế nào. Nhóm chúng tôi viết ứng dụng nhỏ dựa trên các gói thư viện có sẵn của google.Về hình thức các bạn có thể hình dung ứng dụng này giống như ứng dụng chat của facebook. 3GVHD: Th.S Cung Nguyễn Phước Tài SVTH: Lương Quang Thân Phạm Văn Tùng 3 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRÊN GOOGLE APPENGINE CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHẦN I. ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY I.Đặt vấn đề Ngày nay, đối với các công ty, doanh nghiệp, việc quản lý tốt, hiệu quả dữ liệu của riêng công ty cũng như dữ liệu khách hàng, đối tác là một trong những bài toán được ưu tiên hàng đầu và đang không ngừng gây khó khăn cho họ. Để có thể quản lý được nguồn dữ liệu đó, ban đầu các doanh nghiệp phải đầu tư, tính toán rất nhiều loại chi phí như chi phí cho phần cứng, phần mềm, mạng, chi phí cho quản trị viên, chi phí bảo trì, sửa chữa, … Ngoài ra họ còn phải tính toán khả năng mở rộng, nâng cấp thiết bị; phải kiểm soát việc bảo mật dữ liệu cũng như tính sẵn sàng cao của dữ liệu. Từ một bài toán điển hình như vậy, chúng ta thấy được rằng nếu có một nơi tin cậy giúp các doanh nghiệp quản lý tốt nguồn dữ liệu đó, các doanh nghiệp sẽ không còn quan tâm đến cơ sở hạ tầng, công nghệ mà chỉ tập trung chính vào công việc kinh doanh của họ thì sẽ mang lại cho họ hiệu quả và lợi nhuận ngày càng cao hơn. Thuật ngữ “cloud computing” ra đời bắt nguồn từ một trong những hoàn cảnh như vậy. Thuật ngữ “cloud computing” còn được bắt nguồn từ ý tưởng đưa tất cả mọi thứ như dữ liệu, phần mềm, tính toán, … lên trên mạng Internet. Chúng ta sẽ không còn trông thấy các máy PC, máy chủ của riêng các doanh nghiệp để lưu trữ dữ liệu, phần mềm nữa mà chỉ còn một số các “máy chủ ảo” tập trung ở trên mạng. Các “máy chủ ảo” sẽ cung cấp các dịch vụ giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý dữ liệu dễ dàng hơn, họ sẽ chỉ trả chi phí cho lượng sử dụng dịch vụ của họ, mà không cần phải đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng cũng như quan tâm nhiều đến công nghệ. Xu hướng này sẽ giúp nhiều cho các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ mà không có cơ sở hạ tầng mạng, máy chủ để lưu trữ, quản lý dữ liệu tốt. Vậy “cloud computing” là gì ? Nó có thể giải quyết bài toán trên như thế nào và có những đặc điểm nổi bật gì ? Chúng ta sẽ đi qua các phần sau để nắm rõ vấn đề này. II. Khái niệm và những đặc điểm của "Điện toán đám mây" 1. Khái niệm : 4GVHD: Th.S Cung Nguyễn Phước Tài SVTH: Lương Quang Thân Phạm Văn Tùng 4 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRÊN GOOGLE APPENGINE Điện toán đám mây là môi trường tính toán dựa trên internet mà ở đó tất cả phần mềm, dữ liệu, tài nguyên được cung cấp cho máy tính và các thiết bị khác theo nhu cầu (tương tự như mạng điện) Hình 1: Mô hình đơn giản của điện toán đám mây 2. Ưu và nhược điểm của cloud computing : a. Ưu điểm : Những ưu điểm và thế mạnh dưới đây đã góp phần giúp "điện toán đám mây" trở thành mô hình điện toán được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. • Tính linh động: Người dùng có thể thoải mái lựa chọn các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình, cũng như có thể bỏ bớt những thành phần mà mình không muốn. (Thay vì phải bỏ ra hàng trăm USD cho 1 bộ Ms office, ta có thể mua riêng lẻ từng phần hoặc chỉ trả 1 khoản phí rất nhỏ mỗi khi sử dụng 1 phần nào đó của nó). • Giảm bớt phí: Người dùng không chỉ giảm bớt chi phí bản quyền mà còn giảm phần lớn chi phí cho việc mua và bảo dưỡng máy chủ. Việc tập hợp ứng dụng của nhiều tổ chức lại 1 chỗ sẽ giúp giảm chi phí đầu tư ban đầu, cũng như tăng hiệu năng sử dụng các thiết bị này một cách tối đa. • Tạo nên sự độc lập : Người dùng sẽ không còn bị bó hẹp với 1 thiết bị hay 1 vị trí cụ thể nào nữa. Với điện toán đám mây, phần mềm, dữ liệu có thể được truy cập và sử dụng từ bất kì 5GVHD: Th.S Cung Nguyễn Phước Tài SVTH: Lương Quang Thân Phạm Văn Tùng 5 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRÊN GOOGLE APPENGINE đâu, trên bất kì thiết bị nào mà không cần phải quan tâm đến giới hạn phần cứng cũng như địa lý. • Tăng cường độ tin cậy : Dữ liệu trong mô hình điện toán đám mây được lưu trữ 1 cách phân tán tại nhiều cụm máy chủ tại nhiều vị trí khác nhau. Điều này giúp tăng độ tin cậy, độ an toàn của dữ liệu mỗi khi có sự cố hoặc thảm họa xảy ra. • Bảo mật : Việc tập trung dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau sẽ giúp các chuyên gia bảo mật tăng cường khả năng bảo vệ dữ liệu của người dùng, cũng như giảm thiểu rủi ro bị ăn cắp toàn bộ dữ liệu. (Dữ liệu được đặt tại 6 máy chủ khác nhau → trong trường hợp hacker tấn công, bạn cũng sẻ chỉ bị lộ 1/6. Đây là 1 cách chia sẻ rủi ro giữa các tổ chức với nhau) • Bảo trì dễ dàng : Mọi phần mềm đều nằm trên server, lúc này, người dùng sẽ không cần lo lắng cập nhật hay sửa lỗi phần mềm nữa. Và các lập trình viên cũng dễ dàng hơn trong việc cài đặt, nâng cấp ứng dụng của mình. b. Nhược điểm : Tuy nhiên, mô hình điện toán này vẫn còn mắc phải một số nhược điểm sau : • Tính riêng tư: Các thông tin người dùng và dữ liệu được chứa trên điện toán đám mây có đảm bảo được riêng tư, và liệu các thông tin đó có bị sử dụng vì một mục đích nào khác? • Tính sẵn dùng: Liệu các dịch vụ đám mây có bị “treo” bất ngờ, khiến cho người dùng không thể truy cập các dịch vụ và dữ liệu của mình trong những khoảng thời gian nào đó khiến ảnh hưởng đến công việc? • Mất dữ liệu : Một vài dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến trên đám mây bất ngờ ngừng hoạt động hoặc không tiếp tục cung cấp dịch vụ, khiến cho người dùng phải sao lưu dữ liệu của họ từ “đám mây” về máy tính cá nhân. Điều này sẽ mất nhiều thời gian. Thậm chí một vài trường hợp, vì một lý do nào đó, dữ liệu người dùng bị mất và không thể phục hồi được. • Tính di động của dữ liệu và quyền sở hữu : Một câu hỏi đặt ra, liệu người dùng có thể chia sẻ dữ liệu từ dịch vụ đám mây này sang dịch vụ của đám mây khác? Hoặc trong trường hợp không muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ cung cáp từ đám mây, liệu người dùng có thể sao lưu toàn bộ dữ liệu của họ từ đám mây? Và làm cách nào để người dùng có thể chắc chắn rằng các dịch vụ đám mây sẽ không hủy toàn bộ dữ liệu của họ trong trường hợp dịch vụ ngừng hoạt động. 6GVHD: Th.S Cung Nguyễn Phước Tài SVTH: Lương Quang Thân Phạm Văn Tùng 6 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRÊN GOOGLE APPENGINE • Khả năng bảo mật : Vấn đề tập trung dữ liệu trên các “đám mây” là cách thức hiệu quả để tăng cường bảo mật, nhưng mặt khác cũng lại chính là mối lo của người sử dụng dịch vụ của điện toán đám mây. Bởi lẽ một khi các đám mây bị tấn công hoặc đột nhập, toàn bộ dữ liệu sẽ bị chiếm dụng. • Các quy định pháp luật cho các dịch vụ, giữa khách hàng và nhà cung cấp. III. Cấu trúc và cách thức hoạt động của "Điện toán đám mây" 1. Cấu trúc phân lớp của mô hình Điện toán đám mây : Về cơ bản, “điện toán đám mây” được chia ra thành 5 lớp riêng biệt, có tác động qua lại lẫn nhau: 1) Client (Lớp Khách hàng): Lớp Client của điện toán đám mây bao gồm phần cứng và phần mềm, để dựa vào đó, khách hàng có thể truy cập và sử dụng các ứng dụng/dịch vụ được cung cấp từ điện toán đám mây. Chẳng hạn máy tính và đường dây kết nối Internet (thiết bị phần cứng) và các trình duyệt web (phần mềm)…. 2) Application (Lớp Ứng dụng): Lớp ứng dụng của điện toán đám mây làm nhiệm vụ phân phối phần mềm như một dịch vụ thông quan Internet, người dùng không cần phải 7GVHD: Th.S Cung Nguyễn Phước Tài SVTH: Lương Quang Thân Phạm Văn Tùng 7 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRÊN GOOGLE APPENGINE cài đặt và chạy các ứng dụng đó trên máy tính của mình, các ứng dụng dễ dàng được chỉnh sữa và người dùng dễ dàng nhận được sự hỗ trợ. Các đặc trưng chính của lớp ứng dụng bao gồm : o Các hoạt động được quản lý tại trung tâm của đám mây, chứ không nằm ở phía khách hàng (lớp Client), cho phép khách hàng truy cập các ứng dụng từ xa thông qua Website. o Người dùng không còn cần thực hiện các tính năng như cập nhật phiên bản, bản vá lỗi, download phiên bản mới… bởi chúng sẽ được thực hiện từ các “đám mây”. 3) Platform (Lớp Nền tảng):Cung cấp nền tảng cho điện toán và các giải pháp của dịch vụ, chi phối đến cấu trúc hạ tầng của “đám mây” và là điểm tựa cho lớp ứng dụng, cho phép các ứng dụng hoạt động trên nền tảng đó. Nó giảm nhẹ sự tốn kém khi triển khai các ứng dụng khi người dùng không phải trang bị cơ sở hạ tầng (phần cứng và phần mềm) của riêng mình. 4) Infrastructure (Lớp Cơ sở hạ tầng):Cung cấp hạ tầng máy tính, tiêu biểu là môi trường nền ảo hóa. Thay vì khách hàng phải bỏ tiền ra mua các server, phần mềm, trung tâm dữ liệu hoặc thiết bị kết nối… giờ đây, họ vẫn có thể có đầy đủ tài nguyên để sử dụng mà chi phí được giảm thiểu, hoặc thậm chí là miễn phí. Đây là một bước tiến hóa của mô hình máy chủ ảo (Virtual Private Server). 5) Server (Lớp Server - Máy chủ):Bao gồm các sản phẩm phần cứng và phần mềm máy tính, được thiết kế và xây dựng đặc biệt để cung cấp các dịch vụ của đám mây. Các server phải được xây dựng và có cấu hình đủ mạnh (thậm chí là rất may) để đám ứng nhu cầu sử dụng của số lượng động đảo các người dùng và các nhu cầu ngày càng cao của họ. 2. Cách thức hoạt động của Điện toán đám mây : Để hiểu cách thức hoạt động của “đám mây”, tưởng tượng rằng “đám mây” bao gồm 2 lớp: Lớp Back-end và lớp Front-end. 8GVHD: Th.S Cung Nguyễn Phước Tài SVTH: Lương Quang Thân Phạm Văn Tùng 8 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRÊN GOOGLE APPENGINE Lớp Front-end là lớp người dùng, cho phép người dùng sử dụng và thực hiện thông qua giao diện người dùng. Khi người dùng truy cập các dịch vụ trực tuyến, họ sẽ phải sử dụng thông qua giao diện từ lớp Front-end, và các phần mềm sẽ được chạy trên lớp Back-end nằm ở “đám mây”. Lớp Back-end bao gồm các cấu trức phần cứng và phần mềm để cung cấp giao diện cho lớp Front-end và được người dùng tác động thông qua giao diện đó. Bởi vì các máy tính trên “đám mây” được thiết lập để hoạt động cùng nhau, do vậy các ứng dụng có thể sử dụng toàn bộ sức mạnh của các máy tính để có thể đạt được hiệu suất cao nhất. Điện toán đám mây cũng đám ứng đầy đủ tính linh hoạt cho người dùng. Tùy thuộc vào nhu cầu, người dùng có thể tăng thêm tài nguyên mà các đám mây cần sử dụng để đáp ứng, mà không cần phải nâng cấp thêm tài nguyên phần cứng như sử dụng máy tính cá nhân. Ngoài ra, với điện toán đám mây, vấn đề hạn chế của hệ điều hành khi sử dụng các ứng dụng không còn bị ràng buộc, như cách sử dụng máy tính thông thường. 9GVHD: Th.S Cung Nguyễn Phước Tài SVTH: Lương Quang Thân Phạm Văn Tùng 9 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRÊN GOOGLE APPENGINE IV. Mô hình điện toán đám mây 1. Các Dịch vụ Điện toán Đám mây : Điện toán đám mây hỗ trợ các dịch vụ : oĐặc tính: • Không nằm ngay tại chỗ (Offsite), có thể được cung cấp bởi một nhà cung cấp thứ ba. • Được truy cập qua mạng Internet • Không yêu cầu/Yêu cầu kỹ năng CNTT tối thiểu để triển khai các dịch vụ điện toán đám mây. • Các công nghệ hỗ trợ hoàn toàn vô hình đối với người dùng • Truy cập qua trình duyệt Web hoặc API của dịch vụ web • Các tài nguyên được phân bổ riêng hoặc dùng chung • Là các dịch vụ được đo đếm oCác giải pháp dịch vụ điện toán đám mây được phân thành ba mô hình : SaaS, PaaS, IaaS 10GVHD: Th.S Cung Nguyễn Phước Tài SVTH: Lương Quang Thân Phạm Văn Tùng 10 [...]... CỨU ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRÊN GOOGLE APPENGINE V Các công ty cung cấp Các ông lớn đã bắt đầu rục rịch trong cuộc chạy đua đến với điện toán đám mây Những Google, Microsoft, Amazone, Sun đều đã và đang phát triển những nền tảng điện toán đám mây của riêng mình Các nền tảng điện toán đám mây lớn có thể kể đến bây giờ bao gồm : • Google App Engine của Google: http://code .google. com /appengine/ •... cung cấp bởi đám mây quản lý Private Cloud : Các đám mây riêng là các dịch vụ đám mây được cung cấp trong doanh nghiệp Những đám mây này được doanh nghiệp quản lý Hybrid Cloud : Các đám mây lai là một sự kết hợp của các đám mây công cộng và riêng Những đám mây này thường do doanh nghiệp tạo ra và các trách nhiệm quản lý sẽ được phân chia giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp đám mây công cộng Đám mây lai sử... Thân Phạm Văn Tùng 21 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRÊN GOOGLE APPENGINE Nhấn next 22GVHD: Th.S Cung Nguyễn Phước Tài SVTH: Lương Quang Thân Phạm Văn Tùng 22 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRÊN GOOGLE APPENGINE Next tiếp 23GVHD: Th.S Cung Nguyễn Phước Tài SVTH: Lương Quang Thân Phạm Văn Tùng 23 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRÊN GOOGLE APPENGINE Chọn I eccept the terms of the... nguyên tính toán bên dưới Các ứng dụng SaaS cho người dùng cuối phổ biến là các ứng dụng office Online của Microsoft hay Google Docs của Google 11GVHD: Th.S Cung Nguyễn Phước Tài SVTH: Lương Quang Thân Phạm Văn Tùng 11 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRÊN GOOGLE APPENGINE 2 Các kiểu điện toán đám mây : Public Cloud : Các đám mây công cộng là các dịch vụ đám mây được một bên thứ ba (người bán) cung... NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRÊN GOOGLE APPENGINE CHƯƠNG III CÀI ĐẶT I YÊU CẦU : -Eclipse -Google plugin cho Eclipese -Có tài khoản ứng dụng trên goole app engine -Máy có kết nối Internet II CÁC BƯỚC CÀI ĐẶT : 1.Đăng kí tài khoản trên Google App Engine : Bước 1: Để triển khai các ứng dụng của bạn với các đám mây của Google, bạn cần một tài khoản AppEngine. Vào http:/ /appengine .google. com/ và đăng... http://www.microsoft.com/windowsazure/windowsazure/ • Nền tảng điện toán đám mây ra đời đầu tiên: Amazone Webservice của Amazon.com • Sun Cloud của Sun http://www.sun.com/solutions/cloudcomputing/ • Facebook PHẦN II GOOGLE APP ENGINE 1.Giới thiệu : Google App Engine (gọi tắt là AppEngine, một số trường hợp được viết tắt là GAE ) là giải pháp cho vấn đề điện toán đám mây Ở đó, Google cung cấp sẵn một hệ thống máy chủ điện toán đám mây, và người lập... Thân Phạm Văn Tùng 19 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRÊN GOOGLE APPENGINE Bước 3 : Mở chương trình Eclipse và cài đặt Google Plugin for Eclipse vào eclipse Đầu tiên,ta vào Help chọn Install New Software 20GVHD: Th.S Cung Nguyễn Phước Tài SVTH: Lương Quang Thân Phạm Văn Tùng 20 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRÊN GOOGLE APPENGINE Chọn add để thêm google plugin Ta thêm thông tin như hình... import javax.servlet.http.HttpServletResponse; import com .google. appengine. api.channel.ChannelMessage; import com .google. appengine. api.channel.ChannelService; import com .google. appengine. api.channel.ChannelServiceFactory; 26GVHD: Th.S Cung Nguyễn Phước Tài SVTH: Lương Quang Thân Phạm Văn Tùng 26 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRÊN GOOGLE APPENGINE @SuppressWarnings("serial") public class FriendServlet... DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRÊN GOOGLE APPENGINE Như vậy là đã xong quá trình cài đặt plugin cho eclipse,nhấn Restart Now 3 Viết code cho ứng dụng Tạo project mới : vào click chuột phải vào biểu tượng chữ g rồi chọn New web Application Project… Project ban đầu của chúng ta sẽ ra như thế này: 25GVHD: Th.S Cung Nguyễn Phước Tài SVTH: Lương Quang Thân Phạm Văn Tùng 25 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRÊN... khoản google thì bạn có thể đăng ký tại đây : https://accounts .google. com Bước 2: chọn nút Create Application 16GVHD: Th.S Cung Nguyễn Phước Tài SVTH: Lương Quang Thân Phạm Văn Tùng 16 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRÊN GOOGLE APPENGINE Bước 3: Nếu tài khoản google của bạn đã xác mình điện thoại thì có thể bỏ qua bước này Nếu chưa,Bạn cần phải xác minh tài khoản của bạn thông qua một số điện . giúp các doanh nghiệp quản lý tốt nguồn dữ liệu đó, các doanh nghiệp sẽ không còn quan tâm đến cơ sở hạ tầng, công nghệ mà chỉ tập trung chính vào công việc kinh doanh của họ thì sẽ mang lại. cấp trong doanh nghiệp. Những đám mây này được doanh nghiệp quản lý. Hybrid Cloud : Các đám mây lai là một sự kết hợp của các đám mây công cộng và riêng. Những đám mây này thường do doanh nghiệp. lồ các dữ liệu liên quan đến công việc kinh doanh của họ. Bên cạnh đó, các giải pháp đó cũng phải thỏa mãn các tiêu chí đơn giản, an toàn và dễ sử dụng vì không phải doanh nghiệp nào cũng có