Tiêuchảyngàyhè và cáchphòngtránh Nắng nóng là cơ hội cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển. Đối với trẻ nhỏ, bệnh tiêuchảy rất dễ bùng phát vào mùa nắng nóng. Nếu không điều trị và phòng bệnh kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong. Tiêuchảy khiến bé dễ bị suy dinh dưỡng Những tác hại của bệnh tiêuchảy đối với trẻ nhỏ Nếu tiêuchảy không được điều trị hoặc điều trị không hợp lý, trẻ sẽ bị mất nước khiến cơ thể yếu dần, dẫn đến tử vong nếu kéo dài. Ngoài ra, tiêuchảy cũng làm rối loạn các chất khoáng trong cơ thể mà hậu quả là các hoạt động của cơ thể sẽ bị rối loạn. Với trẻ mắc tiêuchảy kéo dài dễ bị suy dinh dưỡng, một trong những biến chứng rất nguy hiểm của tiêu chảy, dễ dẫn đến tử vong. Suy dinh dưỡng cũng làm bệnh tiêuchảy khó điều trị và kiểm soát. Một số trường hợp tiêuchảy do vi trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, điều trị rất khó khăn và gây tử vong cao. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tiêuchảy ở trẻ Trẻ bị tiêuchảy có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do đường ruột trẻ bị nhiễm trùng do virus, vi trùng, hoặc ký sinh trùng. Ngoài ra, trẻ bị tiêuchảy có thể do dị ứng với các loại thức ăn lạ, chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi hoặc do sử dụng kháng sinh kéo dài, v.v… Với trẻ nhỏ việc sử dụng những thức ăn, nước uống nhiễm khuẩn, không hợp vệ sinh là tác nhân hàng đầu khiến trẻ bị nhiễm khuẩn. Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng của bệnh tiêuchảy như ói mửa, sau đó đi tiêu ra phân nước lợn cợn, có đờm, có lúc có máu hoặc phân xanh rêu, đau bụng, chướng bụng. Ở mức độ nặng trẻ sẽ có những triệu chứng như: sốt li bì hoặc hôn mê, mắt trũng, khát nhưng không uống hoặc uống rất ít nước, véo vào da thấy để lại vết hằn và lâu mất đi. Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu của bệnh tiêuchảy cần chú ý: -Cho trẻ uống nước nhiều hơn so với bình thường. Cần cho trẻ uống thêm dung dịch Oresol để bù lại lượng nước đã mất. Ngoài dung dịch Oresol, trẻ trên 6 tháng tuổi còn có thể uống nước súp, nước cơm, nước cháo, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường hoặc nước sôi để nguội. -Nếu trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục cho bú thường xuyên hơn và bú lâu hơn. Ở trẻ lớn hơn thì khẩu phần ăn hàng ngày nên được tiếp tục và tăng dần lên. Với trẻ bị ói mửa thì khẩu phần ăn nên được chia ra làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Sau khi hết tiêuchảy nên cho bé ăn nhiều hơn để hồi phục lại dinh dưỡng cho bé. -Trường hợp nặng cần đưa đến bệnh viện để kịp thời chữa trị. Cáchphòng ngừa tiêuchảy cho trẻ Để phòng ngừa và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tiêuchảy ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần: - Nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. - Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, cho trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi ăn. - Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. - Uống vắcxin ngừa tiêuchảy tại các cơ sở y tế. Mẹo chọn đồ ăn khi bé bị tiêuchảy - Nên dùng các loại thức ăn như gạo, khoai, chế biến dưới dạng mềm, lỏng dễ tiêu hóa như bột, cháo, súp; chọn các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa…; cho trẻ uống và ăn thêm quả tươi ít đường để cung cấp các vitamin và muối khoáng cho cơ thể. - Nên sử dụng các loại dầu có nguồn gốc thực vật để giúp trẻ tăng khả năng hấp thụ vitamin A, D, E, K, đặc biệt vitamin A làm tăng sức đề kháng của niêm mạc đường ruột tiêu hóa, giúp tiêuchảy ở trẻ khỏi nhanh hơn. - Tránh dùng các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn nước uống chứa nhiều đường vì những thức uống, ăn này có thể làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy. . Tiêu chảy ngày hè và cách phòng tránh Nắng nóng là cơ hội cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển. Đối với trẻ nhỏ, bệnh tiêu chảy rất dễ bùng phát vào mùa nắng nóng nóng. Nếu không điều trị và phòng bệnh kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong. Tiêu chảy khiến bé dễ bị suy dinh dưỡng Những tác hại của bệnh tiêu chảy đối với trẻ nhỏ Nếu tiêu chảy không được điều. những biến chứng rất nguy hiểm của tiêu chảy, dễ dẫn đến tử vong. Suy dinh dưỡng cũng làm bệnh tiêu chảy khó điều trị và kiểm soát. Một số trường hợp tiêu chảy do vi trùng có thể dẫn đến nhiễm