1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Nhìn Dáng Đi Đoán Sức Khỏe potx

4 148 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 188,19 KB

Nội dung

Nhìn Dáng Đi Đoán Sức Khỏe Cách đi bộ có thể tiết lộ những thông tin đáng ngạc nhiên về sức khoẻ tổng thể mà bạn không hề biết. Dưới đây là những cách nhìn dáng đi đoán sức khỏe mà bạn nên lưu tâm. Đi với tốc độ chậm Theo các nhà khoa học Trường Đại Học Pittsburgh (Mỹ), tốc độ đi bộ có thể là một dấu hiệu đáng tin cậy cho thấy tuổi thọ của bạn. Thực tế, việc dự đoán tuổi thọ dựa vào tốc độ đi sẽ chính xác hơn khi phân tích cả những yếu tố như tuổi tác, giới tính, bệnh mạn tính, hút thuốc lá, chỉ số khối cơ thể và các dấu hiệu khác. Tuy nhiên, điều này đặc biệt chính xác đối với những người từ 75 tuổi trở lên. Nhìn dáng đi đoán sức khỏe, đó là nghiên cứu khoa học đã được chứng minh. Ảnh: internet Tốc độ đi trung bình của một người là 0,9m/s. Những ai đi bộ chậm hơn 0,6m/s có nguy cơ tử vong sớm cao hơn. Trong khi đó, những người có tốc độ đi trên 1m/s hoặc nhanh hơn sẽ sống thọ. Điều này không có nghĩa bạn phải buộc bản thân mình đi nhanh. Nếu bạn ép buộc cơ thể làm điều đó thì chỉ khiến cơ thể dễ bị thương tổn. Điều này là do mỗi người đều có một tốc độ đi bộ tự nhiên dựa theo tình trạng của bản thân. Không cử động tay nhiều khi đi Khi chân trái bước về phía trước, cột sống sẽ chuyển động về bên phải, cánh tay phải cũng đồng thời chuyển động. Sự phối hợp đồng bộ này sẽ hỗ trợ cho phần lưng dưới. Do đó, nếu ai đó đi bộ mà không cử động tay nhiều, đó là dấu hiệu cho thấy cột sống không được hỗ trợ do cử động của lưng bị hạn chế. Điều này có thể gây ra những cơn đau và thương tổn vùng lưng. Nếu bạn bước đi với sải chân ngắn, có thể khả năng cử động của khớp xương đầu gối có vấn đề. Ảnh: internet Bàn chân đặt xuống mặt đất trước Một số chuyên gia thậm chí không cần nhìn dáng đi, chỉ cần nghe tiếng bước chân cũng có thể dự đoán tình hình sức khoẻ của bạn. Điều này là do khi bạn đi, việc đặt bàn chân hay gót chân xuống trước sẽ tạo nên những âm thanh khác nhau. Thông thường, gót chân sẽ tiếp xúc mặt đất đầu tiên, sau đó bàn chân mới từ từ hạ xuống. Nếu bạn đặt bàn chân xuống trước, có thể khả năng không chế của các cơ đã bị suy yếu. Đây cũng có thể là dấu hiệu của đột quỵ hoặc đĩa đệm vùng lưng bị tổn thương. Sải chân ngắn Nếu bạn bước đi với sải chân ngắn, có thể khả năng cử động của khớp xương đầu gối có vấn đề. Một nguyên nhân nữa là do phạm vi chuyển động hông còn hẹp. Tuy nhiên, điều này lại khiến lưng bạn phải chịu nhiều áp lực hơn khi bước đi, gây ra chứng đau lưng và các vấn đề thần kinh khác. Đi chân vòng kiềng Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm khớp xương. Theo BS Charles Blitzer - phát ngôn viên của Hội Phẫu thuật Chỉnh hình Mỹ, 85% số người bị viêm khớp xương đều đi chân vòng kiềng. Những người bị bệnh còi xương hay có gen từ trước cũng có thể bước đi như vậy. Tuy nhiên, nguyên nhân này thường chỉ đúng với trẻ em chứ không hề phù hợp với người trưởng thành. Khó nâng chân khỏi mặt đất Bước chân cong về phía trước và gặp khó khăn trong việc nâng chân lên khỏi mặt đất không chỉ đơn thuần là dấu hiệu của tuổi già. Đây có thể là triệu chứng cho thấy bạn đang bị bệnh Parkinson. Những người bị bệnh cũng có thể có bước chân ngắn và do dự. Người bị sa sút trí tuệ trầm trọng, chẳng hạn như mắc bệnh Alzheimer cũng có thể có dáng đi như vậy. . Nhìn Dáng Đi Đoán Sức Khỏe Cách đi bộ có thể tiết lộ những thông tin đáng ngạc nhiên về sức khoẻ tổng thể mà bạn không hề biết. Dưới đây là những cách nhìn dáng đi đoán sức khỏe mà. từ 75 tuổi trở lên. Nhìn dáng đi đoán sức khỏe, đó là nghiên cứu khoa học đã được chứng minh. Ảnh: internet Tốc độ đi trung bình của một người là 0,9m/s. Những ai đi bộ chậm hơn 0,6m/s có. tốc độ đi trên 1m/s hoặc nhanh hơn sẽ sống thọ. Đi u này không có nghĩa bạn phải buộc bản thân mình đi nhanh. Nếu bạn ép buộc cơ thể làm đi u đó thì chỉ khiến cơ thể dễ bị thương tổn. Đi u này

Ngày đăng: 04/04/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w